Ấn Độ: Xuất khẩu các sản phẩm tiêu xanh

Ngành công nghiệp hồ tiêu là một ngành công nghiệp triển vọng và có cơ hội tốt trong tương lai. Các sản phẩm hạt tiêu hiện được biết đến nhiều hơn ở dạng hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng và bột / nghiền / tiêu xay…

Hạt tiêu được thu hái khi sọ đã cứng nhưng vẫn còn màu xanh đặc trưng

Tuy nhiên, ngoài việc được chế biến thành hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng và bột tiêu, hạt tiêu cũng có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như Dầu nhựa tiêu Oleoresin, nhựa tiêu Piperin, Tiêu xanh khử nước hay Tiêu xanh đông khô v.v.. Các sản phẩm tiêu đa dạng sẽ cho giá trị gia tăng cao hơn vì hiện đang được Ấn Độ giao dịch khá tốt và có thị trường tốt.

Tiêu xanh Khử nước (Dehydrated Green Pepper-DGP)

DGP thu được thông qua quá trình làm khô mà vẫn giữ được màu xanh bằng cách kích hoạt enzyme polyphenol oxyase. Hạt tiêu dùng để làm  tiêu DGP được chế biến bằng cách thu hoạch hạt tiêu trên cây khi quả còn tươi, màu xanh đậm, hạt cứng nhưng quả chưa chín. Sau khi chùm tiêu được thu hoạch, nó phải được xử lý ngay lập tức để tránh hạt tiêu bị đen do hoạt động của enzyme polyphenol oxyase. Cần lưu ý để làm tiêu DGP, tối đa 3 – 4 giờ sau khi thu hoạch nên được xử lý ngay lập tức, nếu không được xử lý, có thể ngâm các chùm tiêu xanh đó trong dung dịch muối 2% trong khoảng 12 giờ. Ngoài việc có thể duy trì chất lượng của hạt tiêu, ngâm còn có chức năng loại bỏ bụi bẩn được mang đi trong khi thu hoạch.

Hạt tiêu DGP có một lợi thế so sánh mà hạt tiêu trắng và hạt tiêu đen không có đó là màu xanh tự nhiên giống như hạt tiêu tươi. DGP sau khi được hòa tan trong nước sẽ giống như hạt tiêu xanh mới thu hoạch. Chất lượng DGP đặc trưng bởi màu xanh tự nhiên, hình thức tương đối nguyên vẹn, mùi thơm và hương vị gần giống với nguyên bản, không bị nhiễm tạp chất và vi sinh vật.

Hàm lượng dầu và piperine là các thành phần hoá học quan trọng góp phần vào hương vị và mùi thơm của hạt tiêu DGP. Piperin là hợp chất chính mang lại hương vị cay nồng trong khi tinh dầu là thành phần dễ bay hơi góp phần tạo mùi thơm. Các thành phần trên trong hạt tiêu DGP thường được chi phối bởi một số hợp chất như Monoterpen, bao gồm limonen, mirsen, sabinen, α-pinen, -pinen, α-filandren và -3-karen, trong khi các thành phần của tinh dầu trong hạt tiêu trắng và hạt tiêu đen bị chi phối bởi các hợp chất Sesquiterpenic, bao gồm α-karyophilene, -kariofilen và -farnesen. Mùi vị đặc trưng của hạt tiêu dạng DGP nhiều hơn hạt tiêu trắng và hạt tiêu đen vì hàm lượng Monoterpen cao tạo ra chất lượng tối ưu cho loại gia vị này. Nhóm Monoterpen thường cho mùi vị đặc thù của hạt tiêu trong khi nhóm chất Sesquiterpen cũng cung cấp mùi thơm của hạt tiêu, hợp chất Sesquiterpen oxy hóa cũng là thành phần cơ bản quyết định mùi vị thơm cay của hạt tiêu.

Tiêu xanh sấy khô (FDGP-Freeze-Dried Green Pepper)

Hạt tiêu xanh sấy khô được chế biến từ tiêu xanh tươi nhưng được rút xuống độ ẩm chỉ còn khoảng 66%, thông qua quá trình cấp đông ở nhiệt độ thấp (-30 oC) – (-40 oC) và áp suất chân không cao. Sau khi xử lý, FDGP có độ ẩm chỉ còn 2-4 % và trọng lượng rất nhẹ. Sản phẩm có màu sắc tự nhiên (xanh lá cây tươi sáng đến xanh lục), mùi thơm và cấu trúc hạt tốt hơn nhiều so với hạt tiêu xanh khô khác được sấy khô bằng cách sấy thủ công (phơi nắng) hay sấy bằng máy sấy mặt trời hoặc lò nướng.

Hạt tiêu xanh sấy khô này có đặc tính mất nước, vì vậy nó có thể được sử dụng trực tiếp hoặc rã đông trước khi bổ sung thêm vào các thực phẩm. Để khôi phục kết cấu của hạt tiêu về kết cấu tự nhiên, FDGP được bù nước bằng cách ngâm trong nước nóng trong 20 phút. FDGP được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm súp ăn liền, thực phẩm khô và phô mai, bởi vì nó có đặc tính đặc biệt và hương vị mềm mại. Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia sản xuất và bán thị trường sản phẩm này và châu Âu là nhà nhập khẩu chính của họ.

Tình hình xuất khẩu tiêu xanh các loại của Ấn Độ

Ấn Độ, được biết đến với các sản phẩm giá trị gia tăng, đã xuất khẩu một lượng đáng kể DGP và FDGP trong ba năm qua. Từ năm 2016 đến năm 2018, tổng xuất khẩu 2 mặt hàng này từ Ấn Độ đã biến động  khá mạnh.

Trong năm 2016, Ấn Độ đã xuất khẩu tổng cộng 609.286 kg tiêu xanh, trong đó 88% là DGP. Tính trung bình, Ấn Độ đã xuất khẩu 44.882 kg DGP và 5.892 kg FDGP mỗi tháng trong năm 2016 với số lượng xuất cao nhất là tháng 1, đạt 109.558 kg DGP và tháng 6 là 11.860 kg FDGP. Ấn Độ đã thu được tổng cộng 10,2 triệu USD từ doanh thu xuất khẩu hạt tiêu xanh. Giá trung bình ở mức 15,32 USD/kg DGP và 28,36 USD/kg FDGP.

Năm 2017 đã chứng kiến ​​sự tăng vọt 50% tổng lượng xuất khẩu tiêu xanh các loại từ Ấn Độ với 833.812 kg DGP (tăng 54%) và 80,406 kg FDGP (tăng 13%). Như vậy, tính trung bình mỗi tháng Ấn Độ đã xuất khẩu 69.484 kg DGP và 6.701 kg FDGP, số lượng cao nhất được ghi nhận là 149.610 kg (tháng 2) cho DGP và 12.510 kg (tháng 8) cho FDGP. Tổng doanh thu xuất khẩu tiêu xanh ở mức 15 triệu USD, tăng 47% so với năm trước. Mức giá trung bình xuất khẩu tiêu xanh là 15,30 USD/kg đối với DGP và 28,19 USD/Kg đối với FDGP.

Năm 2018, tính đến tháng 11 năm 2018, Ấn Độ đã xuất khẩu tổng cộng 754.102 kg tiêu xanh, bao gồm từ 664.119 kg DGP và 89.983 kg FDGP. Mức này cho thấy tổng lượng xuất khẩu tiêu xanh giảm 8% so với năm trước.

Trong tháng 11/2018, Ấn Độ đã thu hơn 9,6 triệu USD từ doanh thu xuất khẩu tiêu xanh, giảm 27% về giá trị so với năm trước. Hơn nữa, giá trung bình xuất khẩu tiêu xanh cũng giảm đáng kể, chỉ còn ở mức 11,56 USD/kg cho DGP và 22,20 USD/kg cho tiêu FDGP

Năm 2018, năm quốc gia hàng đầu nhập khẩu tiêu xanh Ấn Độ là Đức với 330.623 kg, tiếp theo là Hà Lan với 61.200 kg, Pháp 55.762 kg, Hoa Kỳ 55.432 kg và Ba Lan với 55.010 kg.

Nguồn IPC, VPA

30 phản hồi cho bài "Ấn Độ: Xuất khẩu các sản phẩm tiêu xanh"

DungMinh

Các nhà KDXK đã xuất hết hàng trong tháng, bây giờ mua vào để giao hàng tháng mới giúp giá tăng nhẹ… Nếu bà con nông dân bán hàng vụ mới ra hợp lý thì giá cả chắc chắn sẽ cải thiện hơn !

Phạm Đức Bình

Doanh số xuất khẩu hiện tại ở Việt Nam có chục công ty nắm hết. Đứng sau các công ty này là ngân hàng đằng sau hỗ trợ mua khống bán khống rất nhiều. Họ năm được thời ký hàng hoá và thông qua các đại lý ép dân. Tất cả tuyệt đối không gửi hàng tại đại lý thì lúc cần họ không mượn hàng mình giao được rồi sau đó ép dân bán rẻ để mua bù.

Thị trường đang bán khống quá mức, các cty xuất khẩu dự đoán giá xuống, nên họ đã bán khống trước nhiều cho khách nước ngoài ở mức giá từ 42.000 đ/kg tiêu, giao hàng tháng 3, tháng 4/ 2019.
@Phạm Đức Bình nói chính xác. Người dân đừng đem tiêu đi gửi ở các kho, sẽ bị mượn hàng giao trước cho các hợp đồng bán khống, sau đó họ sẽ ép giá để mua bù vào sau.
Chúc bà con nông dân sáng suốt mà nhận định tình hình. Khi nào cần thì hãy bán, bán khi giá lên và ngưng bán khi giá giảm.
Chúc bà con bán được giá.

M'lang

Biết là bán ra cùng một lúc thì giá sẽ hạ. Nhưng nhà nông khi nào cũng thiếu trước hụt sau, không bán cũng không được, không gửi đại lý để mượn tiền chi tiêu cũng không xong…

nguyễn ngọc hoà eanuol

Ba năm liền nhà tôi thu đến đâu bán đến đó, với dự đoán cá nhân từ trước.
Năm nay 2019 sẽ giữ tiêu lại cho đến khi giá tiêu chấp nhận được thì mới bán. Vì giá tiêu 42.000đ như hiện nay không thể chấp nhận được, chỉ những ai không còn nguồn thu nào khác thì mới bán thôi

Phạm Đức Bình

Chúng ta cần tiền thì bán do nhu cầu cần tiền từng hộ khác nhau. Nhưng tuyệt đối không nên gửi hàng (gửi trứng cho ác) để tạo cơ hội cho các công ty lũng đoạn thị trường trên đồng vốn chúng ta. Họ mua trước bán sau. Mua sau bán trước vợ nợ thì dân chịu. Tất cả đại lý vỡ vì lý do đó.
Hãy rút hết hàng về trước khi họ vỡ nợ !

Dan Viet

Các bác có tiền thì nên giữ lại, không đủ tiền thì cần đến đâu bán đến đó chứ không nên gửi.

Các đại lý nghiêm túc đánh giá là giá khó giảm nữa nên không mặn mà giữ hàng (họ phải chịu hao hụt) nên có xu hướng tính lãi khá cao (1-1,2%/ tháng).

Các đại lý nào kêu gọi gửi hàng với lãi suất ưu đãi đa số là sắp bể nợ (do ôm tiêu quá sớm từ mấy năm trước lúc giá vẫn trên đà giảm mạnh) các bác gửi hàng vô là tiếp thêm oxy cho họ kéo dài sự sống. Cảnh giác cao độ nhé, các bác thả gà ra thì dể chứ lùa để bắt lại khó lắm.

thanhvan

@Dan Viet khuyến cáo là tốt rồi. Nhưng nhiều bà con gửi hàng cho đại lý để mượn tiền vẫn khăng khăng mình gửi vào chỗ uy tín, tin cậy… Chỉ vì họ chưa phá sản…

Dan Viet

Dan Viet có được công ăn việc làm, có được cơ hội đi đây đi đó là nhờ VN là quốc gia sản xuất tiêu nhiều nhất thế giới, nhờ nông dân VN mà có được điều đó nên chịu ơn bà con. Dan Viet cố gắng đưa thông tin khách quan, trung thực để giúp bà con định hướng sản xuất/bán hàng sao cho có lợi nhất. Lời thật thường mất lòng, cách nay vài tháng có không ít người nghĩ rằng Dan Viet “lừa dân”, “tung tin ép giá”…. thật ra không ai có khả năng làm được điều đó, thị trường tự nó sẽ điều chỉnh đúng giá trị thật.

Dan Viet tiếp cận được những dữ liệu và phương pháp phân tích khách quan, lúc đó tất cả phân tích đều chỉ ra rằng giá sẽ còn giảm tiếp trong dài hạn nên Dan Viet chia sẽ góc nhìn đó với bà con hy vọng mọi người bán được giá tối ưu. Thực tế hiện nay cho thấy nhận định của Dan Viet lúc đó không hề sai.

Giá cả hiện nay đã thấp hơn giá thành sản xuất của nông dân, điều đó ai cũng biết, tuy nhiên, do áp lực vay mượn, nợ nần, cộng với tình trạng ôm tiêu vào quá sớm làm cho nhiều người kiệt quệ không còn khả năng ôm vào thêm.

Tình trạng giá bán thấp hơn giá thành chắc chắn sẽ không bền, giá sẽ phục hồi, tuy nhiên mất bao lâu thì phụ thuộc vào tốc độ bỏ cuộc thực sự của nông dân trồng tiêu. Bỏ cuộc nhiều giá sẽ sớm tăng, bỏ cuộc ít thì đáy sẽ kéo dài.

Vì lẽ đó, không ai dám chắc là tình trạng giá thấp này sẽ kéo dài trong bao lâu nên ai có vốn thì ôm, nếu tiền vay bạc hỏi thì không nên chút nào, các bác sẽ mệt mỏi vì đóng lãi.

Dan Viet

Dan Viet đã từng đọc một quyển sách nói về việc “Kinh doanh không cần vốn” lúc đó thấy nhảm nhưng với tình trạng ký gửi-vay vốn (bản chất là thế chấp tiêu để vay tiền) như hiện nay thì mới thấy rằng chuyện kinh doanh không cần vốn là có thật ngay cả khi thị trường tiếp đáy như hiện nay, biên độ thay đổi giá rất nhỏ vẫn có thể kinh doanh, kiếm lời được trên vốn của người khác.

Thử hình dung nhé:

Nông dân A ký 1 tấn tiêu cho đại lý B, bản chất là dùng tiêu làm tài sản thế chấp để vay tiền, với đầu giá 43 k, anh A vay được 30,1 Triệu, lãi suất 12%/Năm (3,62 triệu/năm), nếu giá tiêu không thay đổi hoặc thay đổi ít, mười nông dân giống như anh A sẽ trả lãi cho đại lý B 36,2 triệu/năm /10 tấn tiêu ký gửi.

Đồng thời có anh C là một người ngoài ngành tiêu, thấy giá tiêu thấp quá muốn bỏ tiền ra mua 10 tấn tiêu để đầu cơ. Anh C đưa cho anh B 430 triệu để đổi lấy tờ giấy biên nhận “B đã nhận 10 tấn tiêu của anh C”.

Như vậy, chúng ta thấy anh B dùng tiền của anh C để cho anh A (và 9 người khác như A) vay thu lãi 12%/năm mà chẳng cần phải làm gì, đồng thời có thêm 10 tấn tiêu và vẫn còn thặng dư 129 triệu (30% của 430 triệu) để làm vốn để kinh doanh, xoay vòng, cứ một vòng bán cho XNK (dùng tiêu làm vốn)/mua lại của dân (dùng 129 triệu gối đầu+tiền thanh toán mua tiêu của daonh nghiệp XNK) thì anh B kiếm lời khoảng 2%/vòng. Mỗi tháng xoay được 3 vòng anh B thu lãi 25 triệu ( mỗi năm được 300 triệu)

Như vậy, nếu giá tiêu vẫn không đổi thì mỗi năm anh B thu được 300 triệu tiền lãi kinh doanh xoay vòng tiêu + tiền lãi 36,2 triệu nhờ cho vay (tài sản thế chấp là tiêu) = 336,2 triệu mà KHÔNG CẦN PHẢI BỎ VỐN RA ĐỒNG NÀO.

Anh B chỉ gặp rắc rối khi giá tăng đột biến,lúc đó ảnh chỉ đơn giản là tuyên bố bể nợ, xù 30% tiêu của 10 nông dân như A và tiền của anh C.

sonle

Bà con cố gắng giữ hàng không bán ra ồ ạt ngay từ đầu vụ… Buộc các nhà kinh doanh đã bán khống quá nhiều phải tăng giá mua mới có hàng giao, tránh khỏi bị bồi thường hợp đồng…
Đợt này thế nào cũng phải bù lỗ đề mua lại hợp đồng là chắc cú.

Senca

Giá tăng nhưng chưa lấy gì làm chắc chắn vì chỉ mới đầu vụ.
Khi mua vừa đủ hàng để giao, công ty sẽ ép giá giảm xuống lại là khả năng trông thấy !

Nguyễn thị thu

Mong giá tiêu lên lại cho bà con nông dân được nhờ, giá gì cũng tăng chỉ giá nông sản các loại là không tăng mà còn giảm… buồn quá !

Dan Viet

Giữa tháng 10,2019 Dan Viet xem lại comment 7 tháng trước thấy không có gì sai.

Ai bán vào thời điểm đó thì giờ khoẻ rồi.

Cuối năm ta quay lại xem xét lần nữa xem sao nhé.

Dan Viet

Giá thấp đã khổ, bà con đừng giao trứng cho ác để trắng tay luôn nhé.
Cần tiền đến đâu bán đến đó chứ đừng vay mượn để ôm tiêu nhé, đã kẹt tiền mà còn đóng lãi nữa thì càng khổ thêm.

Nguyễn Thị Ngân bưởi

Nhà em cả tiêu, cả điều với giá này không đủ công chăm sóc, trong khi giá cả mướn mướn người thu hoạch càng ngày càng tăng không hề giảm, người trồng và nhân công chia nhau 50/50 hỏi sao nhà nông chúng em có lời…

cong

Hôm nay 14/3/19 tôi mua 2 tấn tiêu đại lý báo rem của nó là 570gr/l. Giá mua là 59.000 vnđ/1kg. Các bác thấy có cao không ạ…

Châu Huế

Chúc mừng bạn. Đã mua là được !
Tuy là đầu cơ nhỏ nhưng cần chú ý vào trung hạn và dài hạn hơn là ngắn hạn.
Tôi không thể tính ra con số, vì ko rõ bạn mua đầu giá bao nhiêu ?
Nếu theo giá hàng ngày treo trên giatieu.com thì tính như sau:
Đầu giá ngày 14/3, cao nhất là tại BR-VT có giá 46.000đ/kg
Tiêu 570gr/l là dư 7 zem sẽ được cộng 3.220đ/kg
Tôi dự tính được cộng thêm 2 zem nữa cho độ ẩm và tạp là 920đ/kg
Tổng cộng được cộng thêm 4.140đ/kg
Vậy giá tiêu bạn phải mua là 46.000đ + 4.140đ = 50.140đ/kg.
Sự chênh lệch này chủ yếu dựa trên cơ sở tiêu đầu giá hai bên thỏa thuận là bao nhiêu ?

taynguyen

Giá có khả năng xuống lại các bác à, có ai nhận định giống em không?

Senca

Khả năng giá xuống lại chưa tới 50%…
Nếu giá xuống lại thì cũng mau chóng hồi phục !

Dan Viet

Khả năng cao nhất là giá ổn định (dao động trong biên độ hẹp) ở vùng này trong trung-dài hạn. Do đó, ai có tiền muốn giữ lại chờ giá thì có thể thử thời vận (thay vì bán đi lấy tiền gửi ngân hàng lấy lời thì các bác giữ tiêu lại, coi như phần tiền lãi giả định kia là tiền mua vé số).

Vay tiền để ôm tiêu thì khả năng bị lỗ do phần tiền lãi vay khá cao.

Dan Viet

@Cong.

Hãy thử cân nhắc giữa hai phương án trữ tiêu hay gửi tiền ngân hàng nhé:

– Nếu bác không mua tiêu mà đem 118 triệu gửi ngân hàng thì với tiền lãi 8%/năm bác sẽ nhận đươc 127 triệu 440 ngàn sau một năm với rủi ro rất thấp.

-Nếu bác trữ tiêu : Sau một năm, nếu bảo quản tốt thì tiêu của bác chỉ hao hụt 1%. 2 tấn tiêu của bác còn lại 1,98 tấn.
Giả sử như lấy số tiền bác được lãnh từ gửi ngân hàng làm điểm hòa vốn để xem xét thì chúng ta hay tính xem đầu giá bao nhiêu thì bác hòa vốn nhé.

127.440.000 : 1980 = 64.363 VNĐ/kg.
Trừ đi 7% dung trọng là 4.505VNĐ/kg còn 59.858 VNĐ/kg.
Giả sử như trừ ẩm 2% nữa là 1,287 còn 58.571 VNĐ/kg.

Như vậy, nếu sau 1 năm mà đầu cơ mà giá tiêu đạt được 58.571 VNĐ/kg thì bác hòa vốn. Hơn mức đó là bác lời. Ít hơn mức đó bác bị lỗ phí cơ hội (thay vì mua tiêu trữ thì gửi ngân hàng kiếm lời).

Bác nào định đầu cơ tiêu cũng hãy làm một ước tính như thế để xem mức giá nào thì các bác hòa vốn, mức nào thì sẽ lời nhé cũng như giá kỳ vọng là bao nhiêu nhé.

Dan Viet

Cụ thể hơn, hôm nay đầu giá tiêu BRVT là 47.000 VND/kg, để đầu giá đạt mức giá hòa vốn sau một năm là 58.571 thì giá tiêu phải tăng 24,6% (mức kỳ vọng này hơi bị nhiều so với tình hình cung vượt cầu hiện tại)

Có vẻ như ngay từ đầu bác đã mua giá quá cao so với mặt bằng chung của thị trường.

Dan Viet

Khả năng cao nhất là giá hiện nay đang là đáy dài hạn.

Thường thì khi giá tiêu lập đáy thì giá chỉ dao động trong phạm vi hẹp +/- 10% mà thôi. Lịch sử 2 chu kỳ xuống đáy gần nhất là như thế.

Lần này có lẽ cũng không ngoại lệ.

quỳnh hoa

Cho em hỏi, chuỗi cung ứng ngành hồ tiêu ở Ấn Độ như thế nào vậy ạ

Dan Viet

Dù biết rằng lúc mình nói có rất ít người nghe và tin (chỉ những người biết rõ mình từ 2014 đến giờ mới tin rằng mình nói ra không nhằm mục đích trục lợi mà chỉ muốn giúp mọi người tránh thiệt hại).

Hôm nay, 24/7/2019 những gì đang diễn ra cho thấy nhận định xu hướng thị trường của Dan Viet cách nay gần 5 tháng là chính xác. Xu hướng sắp tói cũng không có gì thay đổi, thị trường dao động trong phạm vi hẹp từ giờ đến cuối năm.

Lời khuyên cho những nông dân có niềm tin vào Dan Viet vẫn không đổi:
1. Không nên vay mượn để trữ tiêu.
2. Ai có vốn nhàn rỗi muốn ôm tiêu: Giá này ôm cũng được nhưng hãy chuẩn bị tinh thần là có thể sẽ phải ôm rất lâu (2-3 năm).

Cuối năm nay mình sẽ quay lại chủ đề này xem xét đúng/sai thế nào nhé.

Nếu các bác đã đọc những comment của Dan Viet nhiều năm qua thì các bác thấy rằng Dan Viet luôn luôn quay lại xem xét những gì mình đã phán đoán trong quá khứ để học hỏi, rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn kỹ năng dự báo thị trường của mình trong hiện tại và tương lai.

Anh Văn

Hôm qua, giá tiêu Ấn Độ tại các vùng nguyên liệu giảm nhẹ xuống ở mức 303 Rupi/kg (khoảng 3,967 USD) cho tiêu vụ mới. Tình trạng này còn kéo dài do các biện pháp cách ly xã hội. Tiêu MG1 vẫn đứng ở mức 333 Rupi/kg.
Có thông tin tiêu Ấn Độ đang tăng là không chính xác !

Châu Huế

Tính theo tỷ giá hôm nay là 1 USD = 23.355 Vnd.
Giá tiêu Ấn Độ vụ mới sẽ khoảng 92.660 đ/kg.
Lưu ý, tiêu Ấn Độ thường giao dịch chuẩn ở 13 độ, cao hơn chuẩn VN.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *