Bình Thuận: Hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt
Gần một tháng nay, người trồng hồ tiêu ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, rất lo lắng khi cây tiêu chết hàng loạt nhưng chưa tìm được cách để cứu chữa. Nhiều vườn tiêu chết khô xơ xác, trụi gốc vì bệnh hoành hành
Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, ở khu rẫy Ba Lon, xã Đức Hạnh, là hộ có thâm niên trong việc trồng tiêu. Khoảng 1 tháng trở lại đây gia đình ông đứng ngồi không yên bởi hơn 400 trụ tiêu 5 – 6 năm tuổi bắt đầu cho thu hoạch đang bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Ông Tuấn có hơn 3ha với hơn 3.000 trụ tiêu. Vài năm trước, vì tiêu được giá nên gia đình đầu tư mở rộng. Sau thời gian dài chăm sóc, đến thời kỳ thu hoạch, tiêu lại bị bệnh chết dần chết mòn, đến nay vẫn chưa kiểm soát được. Với giá tiêu như hiện nay, khoảng 150.000 đồng/kg, gia đình ông Tuấn thất thu từ 500.000 – 600.000 đồng/trụ. Kể cả công chăm sóc, chi phí đầu tư và không có thu hoạch, năm nay mỗi trụ tiêu gia đình ông mất khoảng 2 triệu đồng.
Trên địa bàn xã Đức Hạnh, nhiều hộ trồng tiêu cũng lâm vào tình cảnh bất lực khi nhìn tiêu chết úa, trơ gốc mà không thể cứu chữa. Nông dân cho biết, trước đó cây tiêu phát triển bình thường, đang trong giai đoạn làm chuỗi (làm hạt) thì nhiễm bệnh. Ban đầu là một vài cây sau đó lan sang các cây bên cạnh và tạo thành vùng bệnh.
Ông Nguyễn Trọng Linh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Hạnh cho biết, tiêu là cây trồng chủ lực của người dân địa phương. Trong một vài năm gần đây, vì giá tiêu cao, người dân trồng ồ ạt. Do mật độ trồng dày, thời tiết bất thường và kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích nhiều khiến đất chai, rễ cây không phát triển được bị thối, trở thành cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập, gây hại.
Theo thống kê, huyện Đức Linh hiện có 1.900ha tiêu (vượt quy hoạch hơn 600ha). Từ đầu vụ đến nay, đã có hơn 150ha cây tiêu bị chết do dịch bệnh, tập trung nhiều nhất là ở các xã Đức Hạnh, Trà Tân, Tân Hà.
18 phản hồi cho bài "Bình Thuận: Hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt"
Mở rộng diện tích trồng ồ ạt trong khi hiểu biết cây tiêu chưa rành rẽ.
Mua giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, ẩn chứa nhiều mầm bệnh.
Phần nhiều bà con không chú trọng khâu phòng bệnh mà còn lạm dụng phân thuốc tràn lan thiếu chọn lọc để thúc đẩy năng suất… Tiêu không chết mới là lạ !
Đa số bà con là nông dân, có người chẳng bao giờ đọc hay tham khảo mà chỉ theo quán tính thấy người nay trồng được thì họ cứ trồng may rủi phó cho trời. Ở huyện mình đây giờ nha nhà trồng tiêu nhưng đa số là đang xen cà phê với tiêu, còn có người tiêu tốt đẹp là họ bỏ cà phê còn hiểu về cây tiêu thì mấy người biết người này xuống 500 thì người kia cũng xuống cho được 400 là vậy. Mình thấy hồi xưa muồng xì mủ rất it nay trồng tràn lan xì mủ chết đầy. Có lẽ tiêu mà nhiều rồi cũng giống vậy, có lẽ số chết đi với số trồng mới để cân bằng diện tích chăng…
Giống không tốt, lạm dụng phân thuốc để thúc đẩy năng xuất, nhưng đâu biết khi còn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cây tiêu ít bị bệnh do đất chưa bị thoái hóa, nhưng khi vào kinh doanh cây cần nhiều dinh dưỡng mà lúc này đất đã bị cạn kiệt thì tiêu bị bệnh là chuyện đương nhiên.
Khi sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ, chú trọng thái quá vào cây gì con gì thì khó khăn, dịch bệnh sẽ nảy sinh để tìm lại sự cần bằng. Trồng ít thì không sao, trồng nhiều phải cần khoa học kỹ thuật hỗ trợ. Nhưng trồng quá nhiều thì chắc chắn phải trả giá.
Bài học về nông nghiệp Sri Lanka rất cần để mọi người suy gẫm…
Hôm nay, ông trời nghỉ mưa 1 ngày đễ lấy sức cho đợt mưa thứ 5 !
Chẳng biết vùng các bạn thế nào ? Vùng tôi đã qua 4 đợt mưa to, kéo dài. Mưa 24/24/nhiều ngày. Có những lần mưa trút xuống cả ngày lẫn đêm – cứ ngỡ như thủy điện Hố Hô xã lũ…
Đã trải qua 1 kỳ La Nina, tôi biết sự tàn phá hồ tiêu của nó thế nào. Do vậy, năm nay tôi đã chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, kỹ càng…; dốc hết mọi khả năng để phòng ngừa, nhưng mưa như thế này không khác chi bị lụt. Bất khả kháng : bị chết 10% và 100% số này trồng xen trong cà phê.
Tiêu Bình Thuận, và nhiều vùng chịu ảnh hưởng 4 đợt mưa kéo dài vừa qua chủ yếu là úng nước. Đã vậy nếu không thoát nước tốt, làm bồn giống cà phê nữa thì sẽ chết tuyệt đối.
Bài học, học phí cực đắt cho nhiều người trồng tiêu !
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận thật nghiêm túc về sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
không thể canh tác hồ tiêu theo lối mòn, tư duy cũ kỹ nữa rồi nếu không nâng cao trình độ, học hỏi để hiểu biết, thích nghi với những thay đổi khí hậu thì hậu quả sẽ không thể lường trước được.
Không biết gì cả, cứ trồng theo truyền thống thì cây tiêu cũng khó chết.
Phát triển tràn lan, nguồn gốc không rõ ràng còn thêm phân thuốc tùm lum vô tội vạ, thi đua nhau đẩy mạnh theo lối cường canh thì tiêu nào chịu nổi… biết trách ai đây !
Bác Vịnh ơi cháu nhờ bác và cộng đồng xem tiêu nhà cháu nó bị bệnh gì ạ. Nó xuất hiện tình trạng này sau đợt mưa kéo dài vừa rồi. Bác bày cháu cách chữa trị và cách phòng cho những cây khác. Cháu mong bác và mọi người !
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/12/bathong1.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/12/bathong2.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/12/bathong3.jpg
Tiêu bạn đã bị nấm chết nhanh và nấm thán thư khá nặng. Tham khảo cách xử lý đã phổ biến trên diễn đàn.
Bạn tham khảo phản hồi của bác Nguyễn Vịnh để xử lý cho hiệu quả
http://www.giatieu.com/gia-lai-phan-bon-thuoc-bao-ve-thuc-vatlap-lo-danh-lan-con-den/7980/#comment-27836
Bà con trồng tiêu vùng này không chú trọng chăm sóc theo hướng hữu cơ. Sử dụng phân thuốc hóa học nhiều quá làm tiêu mất sức đề kháng, nhiễm bệnh chết là chuyện tất nhiên…
Bác Vịnh với cộng đồng cho cháu hỏi xíu. Ở chỗ cháu đợt vừa rồi mưa dầm kéo dài. Giờ mới ngớt đc it bữa. Tiêu con 6 tháng thì vàng lá. Tiêu lớn hơn thì chết úng mất ít trụ. Tiêu kinh doanh nhà cháu cũng chết mất hai trụ. Cháu muốn phục hồi tiêu mà đang băn khoăn chăm sóc phân bón với thuốc như thế nào cho phù hợp, vì tiêu sau đợt mưa rồi nó yếu lắm ạ. Mong được sự tư vấn của bác và cộng đồng.
Chúc bác với cộng đồng sức khỏe ạ.
Tạm thời ngưng các loại phân thuốc, nhất là phân hóa học. Dùng thuốc lưu dẫn trị nấm, liên hệ chỗ anh Ri. Dùng sinh học biosol phun lá để chống suy tạm thời. Khi trời khô ráo tăng cường bón gốc các loại phân hữu cơ, sinh học, vi sinh… để phục hồi. Tham khảo thêm các thảo luận, trao đổi gần đây.
Bạn sử dụng nấm đối kháng trichoderma để phòng ngừa đầy đủ chu đáo cho tiêu mình ắt sẽ giảm bớt sâu bệnh hơn.
Chào Thế Vũ Eaka !
Năm nay theo số liệu ở Eaka lượng mưa là 2800 ml ; so với năm cao nhất từ 2015 trở về trước tăng vượt trội 1000ml, tâp trung ở mấy đợt mưa kéo dài vừa rồi. Nhà nào cũng có tiêu chết ; nhiều – ít còn phụ thuộc vào các yếu tố như địa thế, chất đất, thiết kế vườn, phòng ngừa, bón phân, chăm sóc … Trong huyện có vườn tiêu trị giá vài tỷ đã đi sạch chắc cháu có nghe nói chủ vườn họ đã đã như thế nào … Vậy là chú cháu mình vẫn còn may là không đi hết.
Việc chú đã làm là – phun thuốc dâm chiết cành và phân bón lá sinh học cho tiêu, không bón bất cứ loại phân nào vào gốc. Khắc phục, dọn dẹp hậu quả và ngay ngáy lo … đợt mưa lớn đang cận kề. Chúc may mắn !
Cám ơn cộng đồng đã giúp đỡ ạ.
Thanh Hà cho mình hỏi. Liên hệ với anh Ri thế nào vậy ? Mình cũng đang muốn mua ít phân bón lá biosol về dùng thử
Bên bài của công ty giới thiệu phân sinh học hữu cơ biosol+biogel có số điện thoại của anh Ri, bạn tự liên hệ đi. Gọi theo số này nè : 0944.385 518
Cám ơn bạn nhiều nhé Thanh Hà. Chúc năm mới sức khỏe thành công