Bộ Công Thương: Cảnh báo về việc Ấn Độ có khả năng siết chặt tiêu chuẩn đối với hồ tiêu nhập khẩu
Ngoài ra, tại bài báo đăng trên trang The Hindu Business Line, Liên minh thương nhân, người trồng tiêu và gia vị Ấn Độ khu vực Kerala đã có văn bản gửi Chính phủ Ấn Độ và cho rằng: (i) Hạt tiêu đen nhẹ của Việt Nam không đạt được hàm lượng tối thiểu 6% như tiêu chuẩn yêu cầu; (ii) Hạt tiêu của Việt Nam được gửi cho phòng thí nghiệm của Ban gia vị, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ để xét nghiệm đã bị tráo đổi.
Căn cứ những thông tin nêu trên, Ban gia vị, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ có khả năng sẽ tiến hành xem xét liệu hàm lượng piperine tối thiểu có trong hạt tiêu của Việt Nam có đáp ứng được mức 6% như tiêu chuẩn yêu cầu mà Tổng Cục Ngoại thương Ấn Độ đã đề ra trước đó hay không. Động thái này có thể sẽ ảnh hưởng đến uy tín của hạt tiêu Việt Nam nói chung, gây bất lợi doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu nói riêng.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để làm rõ thông tin và yêu cầu phía Bạn không đưa ra các biện pháp chính sách bất lợi đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hạt tiêu của hai Nước.
Tuy nhiên, để giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh với thị trường Ấn Độ, Bộ Công Thương đề nghị quý Hiệp hội thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp liên quan để nắm thông tin, kiểm soát chất lượng tiêu xuất khẩu và có biện pháp ứng phó trong trường hợp Ấn Độ đưa ra biện pháp chính sách đột ngột gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ.
5 phản hồi cho bài "Bộ Công Thương: Cảnh báo về việc Ấn Độ có khả năng siết chặt tiêu chuẩn đối với hồ tiêu nhập khẩu"
Tiêu nhẹ có dung trọng thấp dưới 480 Gr/l, có cả hạt lừng, lép thì lấy đâu ra peperine tối thiểu 6% ?!
Sao không mua tiêu đen 550 Gr/l-FAQ để có hàm lượng peperine tới 10% cho nó cao…
Tiền nào thì của đó chứ !
“piperine là thành phần quyết định tới độ cay của hạt tiêu” Thường thì hàm lượng có được tính trên một đơn vị trọng lượng, nên nó phụ thuộc vào giống tiêu có hàm lượng cao hoặc thấp, hoặc thu hoạch chưa đủ già để đạt hàm lượng. còn dung trọng cao hoặc thấp nó phụ thuộc vào mối tương quan giữa thể tích và trọng lượng. (!?)
Giống góp phần quyết định, chứ không quyết định…!
Giống đạt nhưng chăm bón không đạt thì cũng bằng nhau.
Tiêu xuất khẩu thường được chào bán theo TCVN dưa trên dung trọng để định giá.
Nếu họ mua tiêu nhẹ, là loại có dung trọng thấp thì không thể có hàm lượng peperin cao ?!
Cảnh báo có vẻ mắc cười bác Nguyễn Vịnh nhỉ !
Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt nam tốt hay xấu cũng được quyết định phần nhiều từ doanh nghiệp xuất khẩu !
Nếu doanh nghiệp không mua hàng kém chất lượng thì lấy đâu ra lý do cho đối tác phàn nàn !
Nếu doanh nghiệp không mua hàng kém chất lượng thì ai dám làm xấu hàng của mình cơ !
Nông dân lâu nay đã biết ganh đua với nhau làm sản phẩm tốt . Họ thường hơn thua khi thương lái cộng “rem”
Ngành nghề nào thịnh vượng bền lâu thì cũng trông cả vào “anh” xuất khẩu !