Bón phân cho hồ tiêu kinh doanh
Nhằm giúp bà con nắm rõ nhu cầu phân bón cho cây hồ tiêu, Giatieu.com giới thiệu bài viết khái quát của TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi trường phía Nam, để bà con tham khảo, vận dụng.
Trước tiên cần chú ý vai trò của một số loại phân đối với cây hồ tiêu.
Đạm (N): Giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, nhiều chồi, ra nhiều hoa, kích thước trái to. Thiếu đạm, lá vàng cây cằn cỗi. Dư đạm, lá nhiều, dễ nhiễm bệnh, ít trái.
Lân (P): Giúp bộ rễ phát triển tốt, hút được nhiều chất dinh dưỡng, chịu hạn tốt. Thiếu lân, cây cằn cỗi ít đậu trái. Lân cần trong giai đoạn cây con và đầu thời kỳ ra hoa.
Kali (K): Giúp cây cứng, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thường, tăng phẩm chất hạt. Thiếu K, cây khó hấp thu đạm, rụng hoa. Cây hồ tiêu rất cần kali trong giai đoạn cây non, hạt vào chắc và chín.
Vôi (Ca): Rất cần cho cây hồ tiêu sử dụng, Ca vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh. Hai năm bón thêm 0,5-1kg vôi cho 1 cây. Với trụ xây phải bón nhiều hơn.
Magiê (Mg): Cây rất cần vi lượng Mg, do đó phải bổ sung thêm bằng cách tưới Sunfat Mg (MgS04) 1% (1-2 lít/ gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá.
Định kỳ 2-3 tháng phun phân bón lá cho cây hồ tiêu 1 lần.
Phân hữu cơ: Trong phân có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây sử dụng, nếu không có phân hữu cơ, cần phải bổ sung phân vi lượng. Có thể thay thế phân hữu cơ truyền thống (các loại phân chuồng) bằng phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học với lượng 2 tấn/ha/năm.
Từ đó phân bổ sử dụng dạng loại và liều lượng phân bón (kg/ha/năm) theo mật độ trồng hồ tiêu phổ biến là 2.000 cây/1ha, như sau:
1. Bón phân cho tiêu con: (áp dụng cho tiêu giai đoạn còn nhỏ từ 1 đến 4 năm tuổi – xem biểu đồ).
Có thể pha phân với nước tưới 1-2 tháng/1 lần.
2. Bón phân cho tiêu kinh doanh: với liều lượng 400kg urê+ 300kg lân + 250 kali, chia làm 4 lần bón:
-Lần 1: Sau khi thu hoạch (tháng 4) bón toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4 P + 1/4K (130 kg urê + 100 kg lân + 60kg kali).
-Lần 2: Đầu mùa mưa (tháng 6) bón: 1/3N + 1/4P + 1/4 K (130kg urê + 100kg lân + 60kg kali).
-Lần 3: Giữa mùa mưa (tháng 8) bón: 1/3N + 1/4P + 1/4 K (140kg urê + 100kg lân + 60kg kali).
-Lần 4: Cuối mùa mưa (tháng 10) bón: 1/4P + 1/4K (100kg lân + 70 kg kali).
Kỹ thuật bón: Chú ý, xới cạn 5-10cm quanh gốc tiêu, cách gốc 40-60cm, bón phân xong thì lấp đất ngay.
Tùy đất đai và tình hình sinh trưởng có thể bổ sung thêm cho cây hồ tiêu các loại chế phẩm sinh học và phân bón lá. (Chất kích thích sinh trưởng, các loại vitamin, aminoacid, phân NPK +TE theo các tỷ lệ phù hợp cho từng giai đoạn).
112 phản hồi cho bài "Bón phân cho hồ tiêu kinh doanh"
Chào chú Vịnh và cộng đồng. Nhà cháu hái tiêu trưa nay xong hết rồi. Sản không bằng năm ngoái chú ạ !
Sau đây cháu phải chăm sóc tiêu kinh doanh như thế nào nữa?
Xin chú và bà con hướng dẫn cho nhà cháu với, cám ơn chú và cộng đồng bà con nhiều.
Chào Thanh Hà. Thu hoạch tiêu xong tiến hành cắt tỉa cành yếu, bón phân các loại cho tiêu sau khi thu hoạch để tiêu lấy lại sức cho vụ sau. Chăm bón tưới nước bình thường tới khi cắt nước thì tiến hành phun một lược đồng đỏ hoặc boocdo 1%… vừa để diệt các loại nấm trên lá vừa loại bỏ các lá già cỗi và để cây chuyển sang trạng thái ngủ để làm bông cho vụ sau.
Thân.
Chào cháu @Thanh Hà
Cách chăm sóc tiêu sau thu hoạch đã được cộng đồng trao đổi chi tiết nhiều lần trên diễn đàn rồi. Chú nhắc lại mấy điểm cần chú ý :
1. Tuyệt đối không để tiêu suy sau thu hoạch. Phải chăm sóc, bón phân định kỳ, đầy đủ và hồi phục cho tiêu bị suy. Tiêu có sung mới ra bông đạt như mong muốn.
2. Tuyệt đối không để tiêu bị khô hạn. Phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho tới khi vào giai đoạn hãm nước làm bông. Chú ý chỉ tưới sơ, tưới nhắp, mà không được tưới nhiều, tưới đẫm, sẽ khiến cho tiêu bung đọt non.
3. Tiến hành vệ sinh cây kết hợp với cắt bỏ cành vô hiệu, diệt triệt để tuyến trùng+rệp sáp gốc và xử lý các loại sâu bệnh trong thời gian này sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
4. Khi bắt đầu giai đoạn hãm nước làm bông, khoảng 40 – 45 ngày trước khi mưa xuống, phải tuyệt đối ngưng tất cả việc sử dụng phân thuốc đổ gốc. (nếu cần thì chỉ phun bón lá)
Thân
Xin chào mọi người, cho mình hỏi thời tiết ở Bình Phước năm nay ít mưa, lạnh nhiều… thì mình tiến hành hãm nước vào tháng nào thì được đây?
Thời gian tiến hành hãm nước là bạn phải căn cứ vào mùa mưa tới ở địa phương mình vào khoảng thời điểm nào để tính và thực hiện các việc cần làm theo theo ý kiến của bác Vịnh trả lời bạn @Thanh Hà ở trên, chứ không thể có lịch chung cho mọi người đâu.
Chỗ nào nắm chưa rõ, cộng đồng sẽ hỗ trợ cho bạn thêm.
Chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu, tiêu nhà cháu năm nay gần như mất trắng do năm ngoái thu nhiều suy nặng, lại mưa sớm. Năm nay cây đã hồi phục nhưng đợt này lại nhú khá nhiều đọt non và cựa gà cháu sợ ra sớm thì hỏng hết bông. Bây giờ gia đình đang rất lo lắng, mong chú và cộng đồng giúp đỡ chỉ dùm gia đình cháu cách chăm sóc để đỡ phần thiệt hại. Rất cảm ơn Chú Vịnh và bà con.
Tiêu nhú cựa gà và ra khá nhiều đọt non rồi thì làm sao đảo ngược thực tế này được.
Theo tôi, bạn dừng ngay tất cả phân nước mới hòng cứu vãn, hoặc chấp nhận tưới thật nhiều cho bông bung luôn rồi duy trì tưới thường xuyên với lượng nước thật nhiều mới khỏi bị khô cháy bông và lá non trong mùa nắng gió.
Mong được các bác có nhiều kinh nghiệm trồng tiêu trao đổi thêm.
Xin chào anh Châu Phong. Hồi tháng 8 âm lịch anh đã tư vấn gúp tôi trị bệnh thối cổ rễ rất hiệu quả. Hiện tiêu tôi rất nhiều tuyến trùng và rệp sáp mong anh gúp tôi, mình nên sử dụng thuốc gì trong mùa khô hiệu quả và thuốc có hoạt chất nào. Anh có thể gúp tôi xử lý từng bước, nên sự dụng hóa học hay sinh học. Mong anh cùng các bạn trên diễn đàn giúp tôi. Xin cảm ơn.
-Có nhiều loại thuốc BVTV đăng ký diệt tuyến trùng, rệp sáp đất, theo tôi thì thuốc có hoạt chất Carbosulfan hiệu lực rõ rệt hơn, nhưng phải đổ liên tiếp 2 lần cách nhau 10-15 ngày mới hiệu quả cao, kết hợp phun bón lá biosol để tăng sức cho tiêu. Sau 2 tuần bạn nên kết hợp đổ gốc biogel+tricho để nhanh chóng hồi phục hệ rễ và phòng bệnh cho tiêu luôn.
Xin nhắc ý kiến của bác Nguyễn Vịnh đã được cộng đồng coi như phương châm của người trồng tiêu: “Trị bệnh bằng hóa học, phòng bệnh bằng sinh học” mới thân thiện với môi trường và có hiệu quả nhất.
Bác Phong chỉ giúp em cách trị bệnh thối cổ rể với ạh. Vướn em cứ lai rai đi vài trụ em lo quá.
Bệnh lỡ cổ rễ, thối cổ rễ dùng Đồng đỏ (Norshield) đậm đặc hay pha Boocdo 5% dùng chổi sơn quét lên phần thân và cổ rễ, phạm vi khoảng 20cm sát mắt đất, quét Nếu vừa phun Melataxyl + Mancozeb thì thuốc sẽ phối hợp rất tốt. Quét lên nhưng cây xung quanh , nếu quét hết cả vườn càng tốt hơn nữa.
Châu Phong cho cháu hỏi pha boocdo 5% thì mình pha tỉ lệ dung dịch đồng với dung dịch nước vôi như thế nào ạ?
Dung dịch boocdo 5% nghĩa là bạn phải tăng lượng vôi và sunfat đồng nhiều lên gấp 5 lần so với dung dịch 1 %, còn cách pha thì như nhau. Dung này cực độc nhé bạn, phải thật cẩn thận.
Chào Hòa Đăk Lăk, anh chia sẻ cách trị bệnh thối cổ rể và cách anh hồi phục tiêu cho tôi tham khảo được không. Cảm ơn anh.
Thân
Mong lần sau @dodat chịu khó tìm đọc !
>> http://www.giatieu.com/bieu-hien-benh-quan-sat-ho-tieu-va-cach-cham-soc-phan-iii-tieu-kinh-doanh/6140/#comment-14908
Thân gửi Giatieu.com.
Em đọc trên báo mạng thấy có thông tin này: “Cây hồ tiêu được người Pháp đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên ở đảo Phú Quốc,…”
Em rất ngạc nhiên, em nghĩ chắc là VN mình phải trồng tiêu từ lâu đời rồi.
Xin Giatieu.com cho em biết rõ hơn. Em cám ơn.
Từ thế kỷ XVII người Nhật đã lập phố Hội An để kinh doanh buôn bán và thu mua lâm thổ sản địa phương để xuất khẩu, trong đó có quế Trà My, hồ tiêu Tiên Phước khá nổi tiếng.
Tiêu Phú Quốc được người dân đến định cư lấy giống tiêu Nam Vang từ Campuchia đưa ra trồng. Giống này có gốc từ Sri Lanka do Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa qua trồng trước đó ở quần đảo Mã Lai và Java.
Tiếc là thông tin trên mạng phần lớn không được kiểm chứng và nhất là “tam sao thất bổn”. Vả lại trước đây cây hồ tiêu ít được chú ý do trồng quảng canh, năng suất thấp, hay bị sâu bệnh rất khó chữa…
Chưa có cây trồng nào nhiều thăng trầm như hồ tiêu !
Chào anh Vịnh – chào cộng đồng giatieu.com. Theo hướng dẫn cua anh và cộng đồng giatieu.com năm ngoái tôi có sử dụng tricho để ủ phân chuồng bón phân hữu cơ sinh học kết hợp với tricho. Nhưng không hiểu sao tiêu vẫn bị nấm thối rễ và chết. Xin anh Vịnh chỉ giùm tôi nên bón loại tricho nào là đúng vì trên thị trường có quá nhiều loại tricho (loại tricho tôi dùng là (ẩn…). Xin cảm ơn anh và cộng đồng.
Năm mới chúc anh và gia đình khỏe mạnh có nhiều bài viết hữu ích cho bà con trồng tiêu.
Có lẽ do tế nhị nên tên loại tricho bạn dùng đã được admin cho ẩn. Chỉ bón hay bổ sung tricho chưa đủ mà cần phải có môi trường thuận lợi để cho tricho sống và phát huy khả năng đối kháng nữa. Cũng có thể sau đó bạn đã xử lý phân thuốc không hợp lý làm tricho bị tiêu hao…
Nói chung có rất nhiều vấn đề chứ không đơn giản cứ bổ sung tricho là đủ. Bạn nên tìm hiểu thêm về cách thức sử dụng. Loại có chất lượng mà sử dụng không hợp lý cũng bằng không.
Tôi chỉ khuyên bạn nên thăm hỏi bà con xung quanh để chọn loại có hiệu quả cao cho mình. Riêng tôi thường sử dụng 2 loại Tricho-MX và Tricho-ĐT.
Rất cần sự giúp đỡ của các ae có kinh nghiệm. Hiện nay tiêu mình bị một loại côn trùng chích hút. Nhung mình không biết nó là loại sâu gì. Nó như những bóng nước nhỏ li ti, có nhiều ở sau lá và trong gié lá. Nó chích hút làm lá tiêu có hiện tượng quăn như bánh tráng. Đó là con gì và chữa trị ra sao xin mọi người giúp đỡ.
Bạn xác định bị côn trùng chích hút là đúng rồi.
Đây là loại nhện đỏ rất nhỏ, nhìn bằng mắt thường khó thấy, chuyên cắn phá lớp biểu bì của lá tiêu non, làm cho lá bị xoăn lại không quang hợp được nữa khiến cây suy yếu, thường bị coi là 1 biểu hiện của bệnh tiêu điên.
Bạn có thể dùng thuốc diệt côn trùng bất kỳ để trừ, có thể kết hợp với phân bón lá biosol để phun chống suy cây. Cần phải phun nhắc lại sau 7-8 ngày mới diệt trừ triệt để.
Thân gởi cộng đồng
Tiêu nhà em sau khi cắt dây nhân giống thì có hiện tương xoắn lá và trắng lá. Dây tiêu con mới trồng hiện nay cũng có dấu hiệu xoắn lá… Mong mọi người cho ý kiến.
Tiêu bạn bị “điên” do cắt giống không đúng cách.
Bạn dùng Biosol phun liên tiếp 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để các chất auxin, GA3… có trong phân bón lá này giúp điều hòa sinh trưởng lại và tăng cường tưới nước cho tiêu. Sau đó mà không thấy giảm thì có thể bị lây nhiễm virus rồi, chỉ còn cách nhổ bỏ thôi.
Chào chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng giatieu.com
Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu mới trồng được 2 năm nhưng nhiều cây bị vàng lá và cây phát triển rất chậm, phải bón phân và chăm sóc như thế nào để cây phát triển mạnh hơn ạ.
Chào cháu @hoàng
Cháu phải chăm sóc theo hướng tổng hợp, cụ thể cần làm ngay những việc sau:
1. Đo độ pH đất trồng tiêu, điều chỉnh về mức 5,5 – 6,5 độ.
2. Bươi rễ ra kiểm tra, nếu có nốt sần của tuyến trùng làm tổ thì dùng thuốc hoạt chất carbosulfan xử lý 2 lần liên tiếp cách nhau 7 – 10 ngày.
3. Tăng cường phân sinh học, hữu cơ vi sinh, cho tiêu. Trước mắt, để tiêu phát triển nhanh, nên dùng phân biosol+biogel theo hướng dẫn của nhà phân phối.
4. Luôn duy trì độ ẩm tốt cho tiêu bằng biện pháp tủ gốc, tưới nước 1 tuần/lần. Kết hợp dùng tricho ngừa bệnh cho tiêu.
Thân
Chào chú Vịnh và bà con. Cháu có đọc các bước cần làm ngay với cây tiêu của chú cháu chưa hiểu ở bước 2 đó là: Bươi rễ ra kiểm tra, nếu có nốt sần của tuyến trùng làm tổ thì dùng thuốc hoạt chất carbosulfan xử lý 2 lần liên tiếp cách nhau 7 – 10 ngày. Chú có thể có một vài hình ảnh hay tài liệu nói về nốt sần của tuyết trùng trên cây tiêu được không ạ. Cảm ơn chú và chúc chú nhiều sức khỏe.
Cháu có thể tham khảo hình ảnh về tuyến trùng làm tổ trên rễ tiêu ở đây :
>> https://www.google.com/search?q=tuy%E1%BA%BFn+tr%C3%B9ng+l%C3%A0m+t%E1%BB%95+tr%C3%AAn+r%E1%BB%85+ti%C3%AAu&espv=2&biw=1137&bih=677&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ei=ZuCYVaLZKM2B8QWnjpTICg&ved=0CAYQ_AUoAQ&dpr=0.9
>> https://www.google.com/search?q=tuy%E1%BA%BFn+tr%C3%B9ng+l%C3%A0m+t%E1%BB%95&espv=2&biw=1137&bih=725&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ei=7N6YVeXsE5K78gXawLeYAQ&ved=0CAcQ_AUoAg&dpr=0.9#tbm=isch&tbs=rimg%3ACTF6tsaNoZp9Ijjl21hImQh9hZGK4g7etuol41TfCBHMPvb42AaKjocEKlRMaVLv06HeZUrtmIajOVFzwhYGMB1o9CoSCeXbWEiZCH2FEehU24NcxrGjKhIJkYriDt626iURqOEgMHzhNZEqEgnjVN8IEcw-9hHGBn_1MqBrPdSoSCfjYBoqOhwQqEVYWCLeYnJ-4KhIJVExpUu_1Tod4R7sg6AMwNt5oqEgllSu2YhqM5UREzpAn8Ck-q3SoSCXPCFgYwHWj0EUGn694o1QUY&q=tuy%E1%BA%BFn%20tr%C3%B9ng%20l%C3%A0m%20t%E1%BB%95
Chào chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng.
Cháu vẫn biết lợi ích của việc bón phân hữu cơ, nhất là phân bò ủ hoai. Nhưng hiện nay để mua đúng phân rất khó, vậy cháu có thể dùng phân nào khác thay thể cho phân hữu cơ được không.
Cháu xin cảm ơn!…
Dùng các loại phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ vi sinh được sản xuất theo lối công nghiệp để thay thế, của các thương hiệu uy tín (!). Hoặc cháu nên tự ủ phân hữu cơ từ rác thãi nông nghiệp cũng được, nhưng phải ủ đúng cách thì chất dinh dưỡng mới không bị thất thoát.
Xin chào anh Vịnh cùng bà con trên diễn đàn cho tôi hỏi khi mình đưa phân ủ hoai mục ra bón cho tiêu thì mình trộn bao nhiêu nấm đối kháng trên một khối phân ủ bao nhiêu là vừa, xin cộng đồng tư vấn cho. Xin cảm ơn.
Không thể trả lời chính xác yêu cầu này vì hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng gói nấm bạn mua. Tôi đã tư vấn và trao đổi nhiều với bà con nên mới phát hiện ra điều này bạn à.
Thông thường trên bao bì gói sản phẩm đều có hướng dẫn sử sụng, bạn cần đọc kỹ.
Em chào các bác.
Hiện nay em ở Bình Phước, vườn tiêu nhà em giống Vĩnh Linh. Nay nhà em vừa thu hoạch xong các bác chỉ em cách chăm sóc cho tiêu để chuẩn bị ra bông năm tới ạ. Tiêu nhà em năm nào cũng ra bông sớm trong khi tháng 3 mới mưa. Em sợ ra sớm quá bông sẽ hư chuỗi ngắn có cách nào hãm nó được ko các bác. Với lại các bác chỉ em cách siết nước với ạ.
Em cám ơn.
Thông thường hãm nước từ 30-45 ngày tính từ ngày Cốc Vũ lui về. Câu hỏi này đã trả lời phần trước rồi mà. Xin vui lòng đọc những comment trước
Chào Chú Vịnh cùng bà con. Tiêu nhà cháu thường hay rụng đôt và trái, xin cho hỏi cách chữa trị ạ?
-Tiêu rụng đọt chủ yếu bị nấm tấn công.
-Tiêu rụng chuỗi non do sinh lý, rụng trái do thiếu dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có thể bị côn trùng chích hút, cắn phá.
Bạn xem xét kỹ để tìm đúng nguyên nhân, sử dụng các loại thuốc trị nấm, diệt côn trùng và xử lý kép (2-3 lần liên tiếp). Kịp thời bổ sung phân bón lá, đổ gốc, loại giàu trung vi lượng như biogel+biosol và các loại phân amino hữu cơ…
Xin chào bác Vịnh, em là giáo viên ở Đak Lak mới trồng tiêu được hơn năm nay, hiện nay tiêu em bị lá non bạc trắng, nhỏ. Một số cắt từ hè, một số mới trồng đều bị vậy. Có cách nào để xử lý xin bác giúp em, cảm ơn bác nhiều.
Tiêu bạc lá nguyên nhân chủ yếu do thiếu trung-vi lượng. Sử dụng các loại phân bón lá, đổ gốc loại nhiều thành phần sẽ nhanh khỏi. Theo tôi, bạn sử dụng phân sinh học biogel+bíosol sẽ nhanh hồi phục và không gây hại cho tiêu tơ.
kính chào các bác!
Cho cháu hỏi vườn tiêu nhà cháu độ pH rất thấp, chỉ có 4,5 tiêu không phát triển được. Giờ cháu muốn tăng độ pH lên 5,5-6,5 như bác Vịnh nói ở bạn @hoàng, thì cháu cần bón phân gì. Những loại gì? Và bón như thế nào?
Để đạt đến độ pH trên Có cách nào để xử lý xin bác giúp cháu, cảm ơn bác nhiều.
Chào @Bảo lê
Điều chỉnh độ pH đất bằng vôi + lân Văn Điển, không sử dụng supe lân.
Tham khảo >> http://www.giatieu.com/tu-do-do-ph-cua-dat-voi-hop-dung-cu-ph-efs/2987/
Thân !
Chào anh Vịnh. Anh cho em hỏi, vừa rồi em ủ phân gà + vỏ cà fê + vôi được hai tháng rồi, bây giờ em muốn ủ thêm nấm đối kháng, lân được không anh? Em còn phân vân hai điều:
– Vôi còn làm hại nấm nữa không
– Thêm nấm vào thì ủ nóng hay ủ nguội anh nhỉ ? và khoảng mấy tháng nữa thì bỏ được.
Chào anh cảm ơn anh !
Chú Vịnh cho cháu hỏi chút ạh. Cháu cũng mới trồng tiêu đc 3 năm nên kinh nghiệm non quá ạh. Thưa chú vào thời điểm hiện tại đến bắt đầu mùa mưa cháu muốn có một quy trình hợp lý cho việc phòng tuyến trùng + rệp sáp, nấm, phân bón. Nhưng cháu phân vân không biết thời điểm hợp lý ạh. Và trị tuyến trùng + rệp sáp, nấm cũng như phân bón dùng những loại nào cho hiệu quả ạh. Câu hỏi hơi lòng vòng mong chú hướng dẩn giúp ạh. Cháu cảm ơn!
Nếu bà con chịu khó đọc những bài viết, báo, xem thêm phần thảo luận và áp dụng, có lẽ sẽ trở thành người trồng tiêu giỏi rồi đấy…, ráng kham khảo lại những bài đó mà ứng dụng, quá đầy đủ quá chi tiết và rõ ràng áp dụng cũng dễ… Tránh những câu hỏi lập đi lập lại quá nhiều.
Xin chúc mọi người có được kiến thức vững chắc để chăm sóc vườn tiêu nhà mình
Cháu đang phân vân việc phòng tuyến trùng rệp sáp bình thường vào đầu mùa mưa nhưng ở trên lại tư vấn phòng vào thời điểm sau thu hoạch. Có ai giải đáp giúp cháu ạ
chào @ty sau thu hoạch thì phục hồi tiêu và trị các loại rầy rệp luôn thì tiện hơn vì chưa cắt nước nên đất vẫn tưới giữ ẩm cho tiêu. Còn khi đã cắt nước rồi thì phải ngưng tất cả phân thuốc và đợi tới đầu mùa mưa mới trị được. Hy vọng bạn hiểu
Thân.
Mọi người cho em hỏi tiêu nhà em cũng hơn chục năm rồi giờ rễ bị suy lá vàng nhưng tiêu không chết. Giờ nên phun hay bón phân gì để phục hôi lại ạ. Tại em mới được nhận vườn tiêu nên chưa biết chăm sóc. (Hậu 20 tuổi tiện xưng hô) Cảm ơn mọi người.
Chào cháu @Lê Hồng Hậu
Theo bác nhận định, tiêu của cháu bị vàng lá có thể từ 2 nguyên nhân sau:
1. Độ pH đất trồng tiêu quá thấp đã ngăn cản việc hấp thụ các chất trung-vi lượng. Cháu cần kiểm tra độ pH và điều chỉnh về mức 5,5 – 6,5 độ, là mức thích hợp cho cây tiêu phát triển tốt. Tạm thời phun phân bón lá biosol để giúp lá xanh trở lại.
2. Rễ bị tuyến trùng ăn chặn chất dinh dưỡng. Cháu bươi nhẹ rễ ra để kiểm tra, nếu thấy có nhiều nốt sần của tuyến trùng làm tổ thì dùng thuốc có hoạt chất carbosulfan diệt tuyến trùng, đổ gốc 2 lần liên tiếp cách 10-12 ngày cháu nhé.
Cháu thực hiện ngay và báo kết quả cho bác biết. Có thể chụp vài tấm hình gửi qua email để bác xác định thêm.
Thân
Dạ cháu cảm ơn chú Vịnh. Chú cho cháu hỏi thêm về tiêu ghép trầu nước giống từ Đồng Nai. Giống này có trồng được không chú? cảm ơn chú nhiều !
Chào bác Vịnh và cộng đồng giá tiêu. Hiện tại vườn nhà cháu có 100 trụ tiêu sung, đã thu hoạch xong, chưa bón phân hoặc xử lí tuyến trùng, cháu dự tính là bón phân và xử lí tuyến trùng bây giờ nhưng sợ tiêu sẽ bung bông. Hiện tại đã có 1 hoặc 2 cây có bung ít bông, cháu đang phân vân không biết chăm sóc thế nào cho tốt, mong bác và cộng đồng giúp đỡ.
Nội dung bạn hỏi đã được trao đổi rất nhiều trên diễn đàn này rồi, bạn cố gắng tìm đọc và rút ra ý kiến phù hợp với trường hợp của riêng mình. Chúc bạn thành công.
Chào @lê vinh
Những điều cháu hỏi không có gì mới, cháu tìm đọc trong các phản hồi và đặc biệt trong cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu để tự nâng cao hiểu biết cho mình về cây hồ tiêu.
Còn chăm sóc thế nào cho tốt, câu hỏi rất đơn giản nhưng để trả lời thì rất rộng. Có lúc, có trường hợp cụ thể thì đúng nhưng khác đi thì sai.
Ví dụ cháu xử lý tuyến trùng cùng với tưới giữ ẩm thì thuận tiện, nhưng tưới giữ ẩm là cách tưới như thế nào? lượng nước bao nhiêu? khoảng cách giữa các lần tưới? tại sao phải tưới? tưới làm sao để không bung bông? vườn có cây che bóng dày, thưa hay trồng trụ gỗ, bêtông… đều hoàn toàn khác nhau cháu à !
Mong cháu hiểu ý bác.
Thân
Cám ơn bác Vịnh nhiều, cháu sẽ tìm đọc liền.
Cháu chào Chú Vịnh và cộng đồng trên diễn đàn! Cho cháu hỏi: Tiêu nhà cháu mới chết, vậy cháu xử lý đất như thế nào? và cháu trồng lại năm nay có được không? Cháu xin cảm ơn.
Thu gom tàn dư của cây chết để đốt sạch. Rải vôi trên toàn bộ diện tích, tối thiểu phải được 2 tạ vôi/1sào. Pha dung dịch boocdo 5% phun lên những nọc gỗ hay nọc bê tông có cây đã chết.
Đợi đến mùa mưa tới có thể tiến hành đào hố, xử lý hố để trồng lại.
Con chào bác Nguyễn Vịnh, chào cộng đồng Giatieu !
Xin bác Vịnh và cộng đồng Giatieu tư vấn dùm con 2 vấn đề này giúp con:
-Thứ 1: Tiêu kinh doanh nhà con vừa bị tuyến trùng và nấm bệnh, gia đình con đã xử lý xong, và tiêu đang giai đoạn hồi phục (con thấy ra đọt non). Nhưng không biết sao tất cả các lá non khi ra lá đều bị xoắn lại ạ, lá bị nhạt màu xanh và có hiện tượng giống như bị khảm lá ạ (lá có chấm chấm màu trắng).
-Thứ 2: Tiêu con nhà con trồng được 1 năm, nhưng thấy dây hơi chậm phát triển ạ, gia đình đang tính bón thúc ít phân hóa học (do vừa hết mùa mưa). Vậy giai đoạn này nên bón loại phân có tỉ lệ N:P:K như thế nào ạ.
Chào cháu @Trần Việt Phú
1. Tiêu của cháu đang bị côn trùng (nhện đỏ) chích hút làm cho lá non bị xoăn, không phát triển được (đây là 1 dạng tiêu điên). Phun thuốc diệt côn trùng 2 lần liên tiếp cách 1 tuần, kết hợp phân bón lá biosol để giúp lá nhanh hồi phục.
2.Tiêu chậm phát do khi trồng bón lót nền hữu cơ quá ít.
Không sử dụng phân hóa học, vì mùa khô rễ tơ bị hỏng nên cây hấp thu phân rất kém, bón chỉ để bốc hơi lãng phí. Nên đổ gốc các loại phân amino, đạm cá, bánh dầu… hay phân sinh học biogel và tăng cường thêm bón lá biosol. Chuẩn bị phân ủ hoai để bón đầu mùa mưa.
Duy trì tưới nước đều đặn mỗi tuần 1 lần khoảng 40-50 lít nước cho 1gốc.
Chào chú Vịnh.
Nhờ chú tư vấn cho cháu một chút: hiện tiêu cháu năm nay bước vào năm thứ 4, mùa vừa rồi tiêu cháu không có trái nên hái xong tiêu vẫn xanh tốt, hiện cháu đã không tưới nước 38 ngày rồi. Cho cháu hỏi nếu cháu ép cho tới 45 ngày mà tiêu vẫn sung và chưa bung hết cựa thì cháu có nên ép nữa không hay đến 45 ngày mà chưa mưa thì phải tưới nước hả chú. Hiện tiêu vẫn xanh lắm chú ạ, chưa có biểu hiện héo lá.
Lần đầu làm bông chưa có kinh nghiệm chú ạ. Mong chú tư vấn giúp, cháu cảm ơn!
Chào chú Vịnh và diễn đàn. Cháu theo dõi diễn đàn giatieu thấy rất thích. Nay cháu đang tính trồng tiêu trên diện tích đã trồng cao su được 4 năm rồi mà giá rẻ quá. Nên muốn nhờ chú tư vấn giúp vì chau nghe nói trồng trên cao su rât dễ nhiêm bệnh. Cám ơn chú. Rất mong hồi âm.
Các chú các bác cho cháu hỏi tiêu nhá cháu bị vàng lá rụng đốt giờ cháu phải làm thế nào ak, dùng thuốc gì vậy ạ?
Bạn có thể dùng thuốc diệt nấm phun 2-3 lần cách nhau 1 tuần và mỗi lần đều phải thay đổi thuốc có hoạt chất khác nhau như Mancozeb, Aliette, Coc, Metaxyl, Boocdo 1%, Vicarben, Anvil… đều được.
Chào bà con, mọi người cho em hỏi em đang ủ phân gà trong phân gà có nhiều con troi nhỏ hình như ấu trùng của ruồi rất nhiều thì phải xử lý như thế nào. Rất mong các anh chị có kinh nghiệm tư vấn dùm. Xin chân thành cảm ơn.
Chào lê đình sơn.
Trong phân gia súc, gia cầm có chứa rất nhiều vi sinh vật có hại. Bạn kiểm tra lại xem mình ủ đã đúng quy trình chưa. Thân
Mọi người cho cháu hỏi. Cháu định âm bồn tiêu (đào rãnh trong hố tiêu) để cào rơm ủ gốc + đổ phân bò xuống lấp lại. Từ lúc âm bồn đến lúc cào rơm đổ phân bò là 15 ngày, để rễ tiêu hết nhựa rồi mới cào rơm và đổ phân. Vậy cháu làm như thế có được k ạ. Cháu xin cảm ơn.
Xin chào cộng đồng.
Xin mọi người trong cộng đồng cho em hỏi, hiện nay em thấy trong các thôn xóm xã nhà em thỉnh thoảng có những công ty về làm hội thảo rồi bán hàng chủ yếu là phân bón lá cho tiêu và cà phê, có những chai phân có giá gần 1 triệu, nhưng thành phần của nó em thấy cũng bình thường. Xin các bác có kinh nghiệm sử dụng phân bón lá chia sẻ thêm, có hay không nên sử dụng các loại phân này.(…)
Xin cảm ơn cộng đồng và chúc sức khỏe cộng đồng.
Cách tốt nhất vẫn là dùng thử, dùng với số lượng ít, diện tích nhỏ, để xem thử mức độ hiệu quả… từ đó mới so sánh rút ra kết luận để lựa chọn dùng sản phẩm nào !
Chào chú Nguyễn Vịnh và các anh chị em trên diễn đàn. Cháu vừa mua được miếng đất đã trồng tiêu. Tiêu năm nay là năm thứ tư. Nhưng cháu chưa nắm rõ kĩ thuật cho lắm. Thực tế vườn tiêu nhà cháu đến thời điểm này trên cây vẫn còn qủa non và già, nhưng lại bắt đầu mùa mưa nên không thể hãm nước được. Nhưng tiêu của cháu giờ lại đang bung đọt non, vậy kính mong bác và các anh chị tư vấn giúp cháu về cách chăm sóc. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Chào chú Vịnh và mọi người! Nhà con mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm bón phân. Hiện giờ tiêu đã đâm chồi nên chú có thể hướng dẫn con cách bón các loại phân và định kỳ như thế nào không ạ. Cám ơn Chú và mọi người nhiều!
Bạn vào cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu để đọc những bài viết về bón phân cho tiêu và tự rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với cây tiêu của nhà bạn. Chăm sóc, bón phân còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện thực tế chứ không thể áp dụng một cách máy móc, rập khuôn được.
Chúc bạn thành công!
Chào Bác:
Cho cháu hỏi cây tiêu năm thứ 3 vào đầu mùa mưa nên dùng phân bón gì và cách bón ra sao hả bác
Anh Vịnh và cộng đồng cho em hỏi gấp tí!
Tiêu em mới cắt xong đang nhú mầm nhưng em thấy lá có nấm tảo (trên/dưới mặt lá), nấm xám dưới mặt lá. Em muốn dùng một trong các loại Viven C 50BTN, RidomilGold 68, Mataxyl 500 để diệt trừ nấm có được không và nếu được thì phiền anh có loại nào hiệu quả + hướng dẫn cụ thể (thời điểm, thời tiết, liều lượng, hiện tượng) thì phiền anh giúp em bài trả lời này với.
Chân thành cảm ơn anh Vịnh và cộng đồng!
Chào @Quang Quyền dlk.
Loại nào cũng sử dụng được cả, miễn là thuốc phải đảm bảo chất lượng. Pha thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì để không gây hại đọt non. Nhớ phun lúc trời dịu mát và phun nhắc lại sau 6-7 ngày.
Thân
Xin chào anh Vịnh và cộng đồng giá tiêu cho em hỏi gấp tí!
Em là một nông dân trồng tiêu đã lâu ở Buôn Đôn, ĐăkLăk, tiêu em năm nay ra bông rất nhiều nhưng hiện nay tiêu rụng chuỗi rất nhiều bao gồm cả chuỗi đã đậu trái và chuỗi non, rụng hàng loạt từ đầu mùa mưa tới giờ và theo em quan sát không có hiện tượng bị sâu bệnh chích hút vì chuổi không bị đen ở cuống. Trước khi tiêu ra chuỗi em xịt phân hóa mầm hoa, phân bón lá, và thuốc trị các loại bệnh 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày, tiêu ra chuỗi nhiều…
Hiện nay tiêu đang rụng nhiều nhìn rất xót, kính mong anh Vịnh và cộng đồng tiêu tư vấn giúp em nên làm gì vào lúc này.
Xin chân thành cám ơn!
Chào bạn @ Buôn Đôn .
Tiêu bị rụng chuỗi hàng loạt từ đầu mùa mưa, đến nay bạn mới hỏi thì còn bao nhiêu chuỗi nữa để mà gấp!?
Dù sao cũng cám ơn bạn đã tin cậy và tham vấn qua trang giatieu.com để rút kinh nghiệm.
Nếu đã xác định rụng chuỗi không phải do sâu bệnh, vậy thì tập trung vào nguyên nhân rụng chuỗi do dinh dưỡng để trao đổi :
Độ pH đất trồng tiêu bao nhiêu? pH thấp sẽ khiến tiêu rụng chuỗi vì thiếu chất, nhất là các trung vi lượng. Không rõ bạn đã cung cấp các trung vi lượng cho tiêu bằng cách nào? sử dụng các loại phân, nhất là phân bón lá có đủ các trung vi lượng cần thiết cho cây không?
Tôi không nhận định gì về phân thuốc bạn đã sử dụng. Nhưng không loại trừ về chất lượng và cách bạn sử dụng chưa đạt hiệu quả….
Trên diễn đàn giới thiệu phân sinh học biogel+biosol góp phần cải tạo đất, chống rụng chuỗi tiêu, bạn đã sử dụng chống rụng chuỗi cho tiêu của mình chưa?
Mong bạn trao đổi thêm để rõ vấn đề hơn.
Thân
Chú Vịnh cho cháu hỏi. Tiêu nhà cháu mới cắt dây được hơn 2 tháng nay. Thời gian tháng đầu tiêu phát triển bình thường cành nhánh ra đều, nhưng khoảng 1 tháng gần đây ngọn tiêu phát triển mạnh, mập, không ra nhánh {chỉ mọc lươn không}, hầu như bị cả vườn {khoảng 400 trụ} có nhiều dây dài gần cả mét nhưng không có một cành ác nào hết, mong chú chỉ cách khắc phục.
Tiêu đang ra ác mà trở lại lươn chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng, mất sức… Hoặc do bón phân thiếu cân đối, bón quá nhiều đạm, không chú trọng các trung vi lượng.
Sử dụng phân sinh học biosol+biogel để cải thiện, tăng cường các loại phân đa thành phần, đa yếu tố… Sau đó bấm bỏ các đoạn thân lươn để cho tiêu ra ác lại.
Chú Vịnh cho cháu hỏi với. Tiêu cháu bị xoăn lá vàng trắng không lớn nổi, có một số bụi bị lá hơi vàng không lớn, vậy bị thiếu chất hay bệnh gì vậy chú. cách chữa trị làm sao? xin cảm ơn chú.
Bạn chụp vài tấm hình thật rõ lá xoăn vàng trắng… gửi qua email bác Vịnh để bác đưa lên cộng đồng xem xét cụ thể và sẽ có ý kiến giúp bạn.
Em xin gửi mấy tấm hình, nhờ @Trung Anh và cộng đồng tư vấn.
Xin cám ơn.
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/11/quoc-phong1.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/11/quoc-phong2.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/11/quoc-phong3.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/11/quoc-phong4.jpg
Tăng cường tưới giữ ẩm, bón phân hữu cơ và các chất trung vi lượng, tìm biện pháp che bóng cho tiêu khi trời nắng gắt…
Bác Vịnh ơi! bác xem kỹ hình số 2 và số 3, rồi cho xin thêm ý kiến của bác để cháu học tập với. Cháu cảm ơn.
Chào các cháu.
Qua ý kiến của @Ngọc Ánh, bác cũng thấy có dấu hiệu của bệnh nấm chết nhanh chết chậm xuất hiện nên bác đã đề nghị bạn @Phong Mdrak làm rõ một số điểm trong hai hình số 2,3. Theo bác, khả năng lây nhiễm từ nguồn lấy hom giống. Do bệnh chưa bùng phát nên tích cực xử lý có thể ngăn chặn được.
-Trước tiên phải vặt bỏ những ngọn lá có dấu hiệu bị nấm làm đen đưa đi tiêu hũy. Sau đó dùng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng, nhôm… hay thuốc có 2 hoạt chất Mancozeb+ Metalaxyl vừa phun là vừa đổ gốc, xử lý kép.
-Chú ý: xử lý kết với với ý kiến của @Trung Anh và @Trọng GL.
-Có lẽ bạn @Phong Mdrak không sử dụng nấm tricho đối kháng để phòng bệnh ngay từ đầu mùa?
Thân
Theo hình trên thì tiêu của bạn có 2 vấn đề lớn cần xử lý ngay:
1.Đất chua, độ pH thấp khiến cây không hấp thụ được trung vi lượng, lá mất màu xanh. Bạn cần kiểm tra, dùng vôi+lân Văn điển để điều chỉnh dộ pH về mức 5,5-6,5 giúp cây sống khỏe, phát triển tốt.
2.Bị côn trùng chích hút làm xoăn lá, có nguy cơ bị tiêu điên. Tăng cường bón phân hữu cơ và các trung vi lượng. Kịp thời phun phân bón lá liên tiếp cho tiêu nhanh chóng xanh trở lại, kết hợp thuốc BVTV diệt côn trùng.
Sử dụng phân sinh học biosol+biogel sẽ là lựa chọn hợp lý.
Ngoài ra còn có một số vấn đề khác về chăm sóc bạn cần lưu ý thêm.
Chào bạn Trung Anh, xin chào các thành viên của diễn đàn
-Tăng pH có thể dùng vôi lân Địa Long được không bạn?
-Các bạn trên diễn đàn có ai dùng lân Địa Long chưa, cho mình ý kiến tham khảo với
Xin cảm ơn nhiều…
Vôi lân Địa Long thực chất là đá vôi xay ra, khó để so sánh với các loại vôi khác vì nó có 1 tí lân (khoảng dưới 1%). Dùng để nâng pH cũng rất hiệu quả, nhưng theo mình giá bán (… ) !
Tiêu nhà em cũng bị như trong hình số 4. Bác nào chỉ cho em cách khắc phục với. Xin cảm ơn.
Thiếu trung vi lượng trầm trọng.
Khẩn trương dùng phân bón lá loại đa vi lượng phun liên tiếp vài lần sẽ khỏi ngay. Dưới gốc tăng cường bón phân chuồng hay phân hữu cơ ủ hoai và đổ phân amino, đạm cá, bánh dầu tự ủ nữa là ok.
Kính chào cộng đồng giá tiêu cho em hỏi. Tiêu non em trồng được năm tháng, vừa rồi bón nhiều kali tiêu bị vàng lá non và đọt nhỏ lại. Em phải khắc phục ra sao, mong được giúp đỡ. Rất cám ơn!
Chào anh Vịnh và cộng đồng giatieu, cho em hỏi. Em ở Gia Lai có trồng 400 trụ tiêu ác mua giống ở Bình Phước, đến nay trồng được 4 tháng nhưng sao nó không ra nhánh ác mà ra toàn là giây lươn, cao khoảng độ 50 phân rồi, Có ai biết nguyên nhân và cách khắc phục xin chỉ giúp giùm em ạ, vì mới trồng lần đầu nên chưa có kinh nghiệm. Em xin cảm ơn nhiều.
Cấu ngọn đi bạn nhé
Em kính chào các anh, bác
Cho em hỏi: Tiêu em mới bỏ phân bò tính đến ngày 09/11/2015 là hai tuần, vậy để nâng độ pH lên như các bác hướng dẫn ở trên, em có rải vôi hoặc pha nước vôi tưới lên nữa có được không? Có làm ảnh hưởng đến vsv trong phân bò hay không? hay để đến giai đoạn nào em mới tưới nước vôi lên để tăng độ pH lên được được? Trong phân bò em ko ủ vôi, mà chỉ ủ với tricoderma, và lân thôi.
Trong giai đoạn này em có nên phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc rầy không…?
Mong các anh, bác hướng dẫn thảo luận giúp em với. Em xin chân thành cảm ơn.
-Để nâng độ pH lên, bạn rải vôi khắp mặt đất, bất kể trong hay ngoài gốc tiêu, với liều lượng 1 kg vôi phủ đều 10 m2 đất hoặc pha 2 kg vôi trong phuy 200 lít tưới đều cho 20 gốc, mỗi gốc 10 lít. Với lượng này sẽ không gây hại cho các vi sinh vật hữu ích sống trong đất. Nếu độ pH chưa đạt yêu cầu thì khoảng 1 tháng sau bạn làm lại cho đến khi đạt mới thôi.
-Chỗ này bạn đã nhầm lẫn như rất nhiều người khác. Tricho ủ phân hầu như không còn nữa, vì khi ủ nền nhiệt sẽ tăng cao lên trên 70 độ C để phân hũy hữu cơ, và sẽ đốt cháy các hạt cỏ dại, các mầm mống sâu bệnh có trong đống ủ và do đó sẽ đốt luôn tricho. Khi đưa phân ủ hoai ra bón, nhất thiết phải bổ sung tricho lại mới phòng được bệnh cho tiêu. Tham khảo thêm bài nói về việc sử dụng nấm đối kháng trichoderma…
-Nếu tiêu bị sâu bệnh thì phải khẩn trương phun thuốc để diệt trừ, sao lại còn hỏi?
Kính chào các Bác
Mùa nắng tới em định lấy trấu lúa để tủ gốc tiêu (rải trên mặt hố chừng 2-3 phân). Làm như vậy có được không các Bác? hay dùng cách nào từ trấu cho tiện? Rất mong sự phản hồi của cộng đồng. Em xin chân thành cảm ơn.
Theo trên diễn đàn, bạn nên đốt trấu lúa thành than tồn tính trước khi đổ ra đất sẽ có lợi hơn.
Theo mình thì bạn Phong muốn tủ ẩm cho hồ tiêu trong mùa nắng, còn đem đốt như bạn Trung Anh thì là bón cho tiêu.
@Thái Hiền nói đúng. Nhưng không lẽ khi hết tủ ẩm, vào mùa mưa lại hót đi à !
Kính chào các bác.
Cho em hỏi thăm với, tiêu em năm nay năm hai, tiêu bò lên nửa trụ bê tông, giờ em có thể dọn cành nằm dưới gốc được chưa, xin các bác chỉ giúp, cách tỉa như thế nào cho hợp lý, có nghĩa là ta tỉa mỗi lần một ít hay tỉa một lần luôn. Rất mong sự giúp đỡ của các bác…
Có thể cắt bỏ trong khoảng 30-40cm từ mặt đất. Cắt vào lúc trời khô ráo, trước và sau cắt không tưới nước để hạn chế nhựa chảy ra và vết cắt nhanh khô. Dụng cụ cắt phải sạch sẽ, sát trùng cẩn thận nhằm hạn chế lây nhiễm các loại bệnh, nhất là tiêu điên…
Sau cắt vài ngày có thể tưới nước, bón các loại phân hữu cơ, phân sinh học nhưng phải trên 2 tuần mới được bón phân hóa học.
Tham khảo thêm bài “Chia sẻ kinh nghiệm…” của chú Trịnh Văn Ba… http://www.giatieu.com/chia-se-kinh-nghiem-phong-tranh-benh-tieu-dien-khi-cat-giong/6807/
Cho em hỏi cộng đồng mạng xíu. Tiêu em nhìn thấy vàng vàng, đọt hơi nhỏ lại, có phải là thiếu phân không các bác, em vừa bón phân NPK hôm ngày 19/12/2015, vậy nếu bón phân giờ em nên bón loại phân gì? tiêu em năm hai. Xin chân thành cảm ơn các bác.
Mùa khô, do rễ tơ bị tổn thương nhiều cần hạn chế bón các loại phân hóa học.
Chỉ nên bón gốc và phun lá các loại phân ủ hoai, hữu cơ sinh học, amino, humic… và thường xuyên tưới giữ ẩm, tăng cường tủ gốc, che bóng để cây đủ sức sinh trưởng tốt.
Chú ý kết hợp bón phân tưới nước cùng lúc để tiêu hấp thụ dễ dàng, thuận lợi.
Chào các Bác cho em hỏi thăm tí:
Tiêu em năm thứ 3, gần phủ trụ, nhưng có một số trụ bị vàng lá chân, nhưng phần trên vẫn xanh bình thường. Em không hiểu bị gì, xin các Bác giúp em với, xin chân thành cảm ơn.
-Vàng lá gốc là khả năng bị tuyến trùng rễ.
-Không loại trừ khả năng thiếu trung vi lượng, thiếu nền hữu cơ, pH thấp…
-Có thể đã bị nhiễm các bệnh nấm do chưa phòng bệnh đầy đủ, chu đáo theo định kỳ.
Xin chào các anh chị và các bạn trong diễn đàn.
Tôi có một điều muốn trao hỏi, mong anh em chỉ giúp:
Tôi có 300 gốc tiêu mới thu bói xong. Phần ngọn phát triển rất sung, phần cho quả hiện nay có nhú cựa gà, thậm chí có chỗ đã bung chồi. Quan sát tôi thấy một số chồi có lá nhưng không ra hoa , một số chồi vừa mới nhú đã có hoa kèm bên cạnh. Vậy tôi có cần tưới liên tục nữa không hay phải ngưng nước ngay, mà nếu ngưng nước thì phần ngọn lại héo. Xin cảm ơn anh em.
-Tưới nước sau thu hoạch nhằm duy trì vừa đủ ẩm cho cây khỏi suy trước khi vào giai đoạn hãm nước làm bông. Do bạn tưới quá tay làm tiêu bung cựa non, thậm chí đã có 1 số ra lá, bông. Nếu có bón phân hóa học nữa chắc chắn sẽ ít bông nhiều lá… Bây giờ bạn có 2 lựa chọn.
1. Tưới thật đẩm, tăng cường phân sinh học biogel+biosol liều cao để làm bông… sẽ rất vất vả vì phải thường xuyên tưới và theo dõi, chăm kỹ. Bông nở mùa khô, vườn thiếu cây che bóng cũng dễ bị bồ cào.
2. Chấp nhận hư lớp cựa đã nhú, dừng tưới, vào hãm nước…
Cần tư vấn thêm, gửi email về cho bác Nguyễn Vịnh dể bác hỗ trợ giúp bạn chi tiết hơn.
Chào @ Hoàng. Các ý của bạn rất hay. Có điều tôi nghĩ không phải là tưới quá tay mà ra bông và lá non, mà do ít tưới quá, nên khi tưới cây mới ra bông. Với tôi tiêu non 1 tuần tưới 1 lần. Tiêu KD 8-10 ngày tưới 1 lần. Tưới đều đều thì cây sẽ không ra bông. Để khoảng 15-20 ngày mới tưới thì bông sẽ ra…
Cảm ơn bác Hoàng nhiều!
Chào các bác, tiêu em năm 3 gần phủ trụ, nhưng sao lá chân vàng nhiều, không biết là hiện tượng gì? rất mong các bác có kinh nghiệm giúp em với, lo quá. Tuyến trùng em mới đổ lần hai vào tháng 3 vừa rồi, gốc tủ bằng rơm. Rất mong sự phản hồi các bác. Em xin chân thành cảm ơn.
Tiêu mới ra bông được một tuần mà mình bón phân và xịt phân bón lá có ảnh hưởng tới bông không các bác.
Tùy loại phân bón lá nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng, đặc biệt khi bông tiêu đang nhận phấn sẽ gây ra bồ cào.
Mùa này đang mưa nhiều, bạn nào tủ rơm vào gốc là sai lầm trầm trọng, nhanh chóng dọn nó đi rồi qua mùa mưa hãy tủ lại. Chú ý hệ thống thoát nước.
Dừng bón tất cả các loại phân. Theo dõi để ngăn chặn kịp thời khi thấy sâu bệnh xuất hiện.
Chúc thành công !
Hiện nay tiêu nhà cháu đang làm hạt. Cộng đồng tư vấn giúp cháu cần bón gì để hạt to đạt chất lượng?
Mọi năm cháu thường phun can-xi bo và bón phân giàu kali mà thôi. Nhưng khi mang bán thương lái cân nói dem độ chưa đạt lắm như của mọi người… Cháu xin cám ơn.
Mình dùng chủ yếu phân sinh học biogel đổ gốc, cho thêm 1 gói humic mua ở chú Ri phân phối biogel+biosol nữa là ổn, khỏi phải lăn tăn mất công mà không bị nhầm…
Chỉ phun can-xi bo là chưa đủ chất. Bạn nên dùng loại phân tổng hợp có đủ trung, vi lượng. Tăng cường thêm humic, loại hoạt hóa bằng muối kali để chắc hạt, nặng cân (tham khảo bài sử dụng humic). Ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học kết hợp nấm tricho để phòng bệnh và chất lượng hạt tiêu cao hơn.
Theo kinh nghiệm của nhà mình, bạn nên bón nhiều phân hữu cơ, hữu cơ sinh học sẽ giúp cây đủ chất, dung trọng hạt tiêu sẽ rất cao. Thương lái thường mua tiêu nhà mình để cung cấp cho các xưởng gia công làm tiêu trắng theo đơn đặt hàng của các công ty xuất khẩu.