Cách tính giá tiêu đen xô
Nhằm giúp các doanh nghiệp, thương nhân và bà con nông dân thuận tiện trong việc tính giá tiêu đen xô trong giao dịch mua bán hàng ngày, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) biên soạn phần mềm tính toán giá tiêu một cách đơn giản, thuận tiện.
Nhận thấy đây là công cụ tính toán nhanh chóng và cần thiết, Giatieu.com xin phổ biến rộng rãi cho cộng đồng tham khảo và sử dụng.
Với nhiều bà con nông dân, cần phải tính thử vài lần cho quen trước khi áp dụng để tránh khỏi bị nhầm lẫn.
164 phản hồi cho bài "Cách tính giá tiêu đen xô"
Vậy là khi tính mình chỉ cần nhập số liệu vào cột “chỉ số (*)” và đầu giá vô là được phải không ạ.
Bước 1: (*) Là cột biểu thị về chất lượng hồ tiêu đen khô của người bán. Hai bên mua,bán thực hiên cân đong đo đếm công khai tại chỗ => Điền kết qủa số đo thực tế vào máy tính (tại đại lý, người mua đều có máy)
Bước 2: (**) là cột biểu thị của giá trị: Đặc biệt việc hai bên thống nhất về giá trị ĐẦU GIÁ, giá này căn cứ vào quy chuẩn của chất lượng tiêu đen khô, cụ thể là: Dung trọng 500g/lít, Thủy phần 15 độ và tạp chất là 1% => Tham khảo giá thị trường nội địa tại thời điểm, hai bên thống nhất đầu giá => điền vào máy tính => Enter sẽ cho ngay kết quả giá bán theo chất lượng tiêu thực tế của người bán.
Các bạn gõ thử vào máy nhiều lần thay đổi số về chất lượng tiêu (*) và số đầu giá (**) => Enter sẽ cho kết quá chính xác giá bán, mua.
Chúc bà con mua bán tiêu đoàn kết, zui zẻ.
Để sử dụng được phần mềm tính giá tiêu, cần phải có các số liệu cần nhập (ở các ô màu vàng, phần áp dụng khi mua bán ở phần phía bên phải):
1. Độ ẩm 2.Tạp chất 3. Dung trọng 4. Đầu giá
Vì vậy bà con phải xác định được chất lượng tiêu của mình và đầu giá.
Phần còn lại máy tính sẽ làm và cho ra kết quả
Cám ơn giatieu.com
Hay quá! Vậy là từ nay bà con ta biết cách tính giá hồ tiêu của mình rồi
Rất tiện lợi và dễ tính. Cảm ơn giatieu.com.
Dung trọng là TRỌNG lượng trên một đơn vị DUNG tích nhất định.
Dung trọng của tiêu là trọng lượng của 1 lit tiêu.
Để đo dung trọng của tiêu, bạn dùng một dụng cụ nào đó có dung tích 1 lít (1.000 ml) để đong, xong bạn đưa số tiêu đã lường lên cái cân nhỏ (có cân điện tử càng tốt) cân xem trọng lượng được bao nhiêu gram. Đạt 500 gr là chuẩn. Nếu nặng hoặc nhẹ hơn 10 gr thì bạn tính 1 zem để cộng hoặc trừ. 1 zem = 1% đầu giá.
Ngoài thị trường có bán cái lít đong tiêu bằng nhựa (cũng tùm lum lắm), bạn cần kiểm tra, miễn đúng chuẩn 1.000 ml là được.
Nhờ chú Vịnh và mọi người giúp đỡ một chút băn khoăn sau:
Đại lý A mua gia đình ông A tiêu 15 độ, dung trong 500gr/l được 100kg
Qua nhà bà B tiêu 11 độ, dung trọng 450gr/l được 40 kg
Qua nhà ông C mua tiêu 17 độ, dung trọng 550 gr/l được 200kg
Đại lý mua mỗi nhà một kiểu, mỗi nhà được vài chục ký. Vậy đại lý A xử lý như thế nào với số tiêu mua về như thế? chẳng lẽ trộn hết vào nhau rồi bán hay đưa đi phơi khô cho giống nhau rồi bán. Cái khó là có khi mua nhà anh D có vài ký xách theo khi đi chợ đó mà.
Đại lý A sẽ làm như thế nào?
Cảm ơn mọi người!
Trong làm ăn, kinh doanh, tự khắc người ta sẽ có cách làm để đảm bảo vẫn thu được lợi nhuận mà tồn tại. Không ai dại gì khai với bạn đâu nhé, hay là bạn muốn đánh đố bà con cho vui.
Cho hỏi chỉ số chuẩn và đầu giá là gì. Ví dụ chỉ số chuẩn 140,000 có thể thay đổi không vả nếu có thay đổi căn cứ trên tiêu chí gì, và chỉ số đầu giá là giá thương lượng giữa người mua và người bán phải không? Xin hướng dẫn cụ thể hơn để nông dân dễ dùng. Xin cảm ơn.
Chỉ số ĐẦU GIÁ là giá thị trường quy đình bởi thương lượng giữa người mua và người bán tại thời gian và địa điểm cụ thể đang diễn ra giữa người mua và người bán. Ví dụ ngày 7/1/2013 tại đại lý A huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đầu giá là 119.000 đ/kg tiêu đen, nhưng ở đại lý B tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa là 120.000 đ/kg v.v… ở mỗi nơi giá chuẩn có thể khác nhau.
Kèm theo chỉ số đầu giá, là các chỉ số chuẩn về chất lượng hạt tiêu như sau: Tạp chất 1% (tức là trong 100kg tiêu đem bán, có lẫn 1kg tạp chất như bổi ,cọng…), có độ ẩm là 15 độ thủy phần (tức là độ ẩm – nước trong hạt tiêu) và có dung trọng là 500 gram (tức là đong 1 lít tiêu, có trọng lượng là 0,5 kg).
Nếu các chỉ số về chất lượng hạt tiêu (tạp chất, thủy phần, dung trọng) của người bán tăng hay giảm (qua dụng cụ cân, đong, đo, đếm tại chỗ giữa người mua và người bán) thì người mua sẽ trừ hoặc cộng thêm vào giá chuẩn cho người bán. Mong hai bên trao đổi giải thích cho nhau và mua, bán vài lần sẽ thành thạo.
Chào anh Nguyễn Vịnh!
Anh cho em hỏi một chút, hôm nay nhà em bán mấy tạ tiêu người ta tính như thế này anh xem có đúng không? Đầu giá 1.180000đ/kg. Tiêu đong được 480gr. Vậy là người ta mua được 123.900đ. Như vậy có đúng không anh?
Giá tiêu hiện nay đang biến động từ 116 – 122 ngàn đồng/kg, bạn lấy đâu ra mà hơn 1 triệu/kg? Bạn hỏi nhưng không cung cấp đủ dữ liệu thì làm sao tôi trả lời. Bạn nhập số tương ứng vào bảng cách tính giá tiêu sẽ tự động cho kể quả
Tôi xin hỏi. Bạn đong lường bằng cách nào, dụng cụ gì mà ra được dung trọng 480 gr ? Ở trên tôi đã nói rõ cách tính dung trọng rồi, bạn đọc kỹ lại. Chi tiết nào chưa rõ thì bạn hỏi cụ thể. Thân.
Kính gửi BQT Web. Chào mọi người, nói đến giá cả hồ tiêu hầu hết nơi nào cũng thế chúng ta là những người làm nông nghiệp đều chịu sự thiệt thòi, vì các nhà buôn họ có sự liên hệ với nhau về giá cả nói tóm lại là họ đều chốt giá, sự chênh lệch nhau không đáng bao nhiêu (nếu có thể tôi có một đề nghị Admin dành một góc nhỏ cho thành viên thông báo giá bán lẻ tại địa phương cho mọi người trên cộng đồng tham khảo) chứ thông báo chung chung như trên chưa sát thực tế vì ở Lâm Đồng chỗ tôi hôm nay ngày 10-1-2013 giá bán tới 125k đó là sự thực trên topic thi rẻ quá. Kính mong BQT Web xem xét. Kính chớ hồi âm.
-Giá trên thông báo là đầu giá chứ không phải là giá bán mua thực tế!
-Tuy rằng cách tính, dụng cụ đo lường từng nơi không giống nhau nhưng chắc chắn chênh lệch không bao nhiêu, chứ nếu chênh lệch nhiều thì tôi đã mua tiêu chở qua chỗ bạn để bán rồi !
-Hoan nghênh ý tưởng của bạn. Bà con có thể báo giá tại địa phương mình (đầu giá) dưới những bài viết của chuyên mục thị trường để dễ nhận biết. (Nhiều bà con không chú ý chuyên mục nên tiện đâu thì phản hồi đó, rất lộn xộn, khó đọc)
-Cách tính giá tôi thấy không có gì phức tạp mà sao với nhiều bạn lại rắc rối vậy? Tôi ví dụ :
Hôm nay chỗ tôi tiêu xô đầu giá 121.000 đ/kg, như vậy 1 zem = 1.210đ (chia 100)
Chất lượng tiêu xô của tôi là 570 gr/l, chuẩn 500 gr nên được tính cộng thêm 7 zem (cứ 10 gr tính 1 zem) nhưng độ ẩm còn cao (vì tiêu mới) nên bị trừ 1 zem. Tính chung, tôi được cộng 6 zem = 7.260đ.
Như vậy tiêu xô của tôi sẽ có giá bán: 121.000đ + 7.260đ = 128.260 đ/kg, vì khách lái mua quen nên tính tròn 128.000 đ/kg.
Có chi tiết nào chưa hiểu, các bạn hỏi nhé !
Chào anh Vịnh. Ở chỗ em người ta đi buôn tiêu, người ta có một cái lon, dung trọng chuẩn là 420g. Em nhìn cái lon đấy làm sao được 1lít. Khó hiểu lắm! Nếu cân được 470g thì được cộng 5 zem. Em vẫn thấy nghi nghi làm sao. Có ai giúp em giải thích xíu được ko? Cám ơn nhiều.
Bạn nói đúng. Theo tôi biết ở Bà Rịa và vùng Đồng Nai gần đó, thương lái dùng cái lon để đong (tôi không gọi là cái lít vì nó không đúng 1 lít) nhưng thường hay gọi là “lít Bà Rịa” để phân biệt với “lít Vina” và 1 số lon khác. Nhưng cũng không thể biết cái nào là 1 lít vì dụng cụ đo lường thường có kí hiệu của nhà sản xuất để công nhận.
Chuấn theo cách đong của Bà Rịa là 420gr, một số vùng là 450gr và có vùng là 500 gr, tùy theo tập quán từng vùng. Thậm chí thương lái trong 1 vùng vào hỏi mua đưa ra cái lon đong cũng tùm lum lắm. Tôi nghĩ, để thống nhất thì bà con bán tiêu nên đề nghị thương lái dùng cái “lít” là phải 1 lít. Chuyện còn dài…
Chào chú ! Hôm qua, thương lái quen mua của nhà vào hỏi hàng, cháu đề nghị kiểm chứng dung tích của cái lit. Kết quả thật bất ngờ chú ạ.
Tại sao cơ quan pháp luật nhà nước không để mắt tới chuyện này hả chú?
Xin lỗi mọi người vì mình không làm gì liên quan tới tiêu, chỉ là đang tìm một số thông tin để làm cái đề tài cho chương trình đang học có liên quan tới tiêu nên mới vào trang này. Sau một hồi đọc các bình luận, trao đổi của mọi người thì mình thấy rằng có vẻ như mọi người chưa có cách kiểm soát dụng cụ đo dung trọng (khối lượng tiêu/L) nên mình có ý kiến sau, nó đơn giản và mình nghĩ có lẽ mọi người cũng đã biết nhưng cứ nêu lên, nếu ai chưa biết có thể áp dụng thử để kiểm soát dung trọng cho đúng, tránh thiệt thòi do thương lái sử dụng dụng cụ đo mà mình không biết.
Dụng cụ đo dung trọng thường là 1 cái lon, thể tích lon như thế nào thì tùy mỗi nơi. Tuy nhiên, do dung trọng phụ thuộc vào thể tích nên phải biết chính xác thể tích của dụng cụ đo để tính dung trọng cho đúng.
Nước là một loại vật chất có thể được dùng để tính thể tích rất chính xác vì 1mL nước tương ứng với 1g (tại nhiệt độ thường, lệch nhau vài độ cũng không đáng kể vì mức độ giãn nở của nước thấp). Vì vậy, nếu thương lái dùng 1 lon mà mình không biết thì nên đong nước đầy vào lon và cân cái lon + nước ấy. Sau khi trừ khối lượng lon ra thì khối lượng còn lại bao nhiêu chính là khối lượng nước và đó cũng là thể tích của lon. Từ thể tích này, chúng ta có thể quy ra 1L để tính dung trọng theo công thức trong file excel tính giá tiêu.
Ví dụ thể tích lon là 850mL (0.85L), cân được 450g hồ tiêu. Theo quy tắc tam suất thì 1L tiêu sẽ là (450g x 1,000mL)/ 850mL = 529.4g. Như vậy sẽ được thêm gần 3 zem.
Cháu có xem qua bảng cách tính giá tiêu đen cơ sở nhưng một vài bước chưa được rõ như: xác định độ ẩm, dung trọng, tạp chất như thế nào và từ các chỉ số trên làm sao chuyển để tính đầu giá và giá thanh toán. Rất mong nhận được sự phản hồi từ các cô chú.
@ngyễn văn thắng: Độ ẩm thì nông dân mình xác định theo kinh nghiệm chứ anh, khi mình phơi tiêu sẽ áng độ mà cất chứ. Còn dung trọng thì là việc của thương lái!
Xin chào cộng đồng Giatieu.com. Mình xin được cộng đồng và các bạn thâm niên trông nghề trồng tiêu góp ý cho một vấn đề, chỉ là chuyện nhỏ với nhiều ngươi nhưng với mình thì rất quan trọng.
Mình mới trồng tiêu, và đã thu kinh doanh được 2 năm, năm 1 mình thu khi tiêu già lác đác có một số hạt chín được 2 tấn dung trọng 530gr/l, năm 2, lượng trái không nhiều như năm 1, nhưng vì gần tết không có công nên qua tết mới hái. Lúc nầy tiêu chín lớp rụng lớp chim ăn, vậy mà khi thu xong cân lên tới 2,3 tấn, dung trọng 600gr/l.
Năm nay mình định để chín nhiều như năm rồi mới hái, nhưng có nhiều ý kiến cũng của dân trồng tiêu khuyên là nên hái khi tiêu già trọng lượng sẽ đạt hơn là hái khi tiêu chín, mình rất phân vân, mong nhận được góp ý của các bạn. Mình xin cám ơn trước.
Tôi cũng thắc mắc vụ hái tiêu già hay chín, và những cái lợi, hại của nó. Ở chỗ tôi mỗi người mỗi ý. Không biết sao là đúng, bà xã tôi nói “ông lo chi cho mệt, đừng hái tiêu non là được”
Không thể so sánh dung trọng của tiêu giữa 2 năm vì yếu tố thời tiết, phân bón… của từng năm làm tiêu phát triển không giống nhau. Hồ tiêu khi thu hoạch chín thì dung trọng bao giờ cũng cao hơn là thu hoạch xanh non, phần nhiều những cây chín càng muộn thì thành càng cao. Có điều để tiêu chín nhiều lúc thu hoạch hạt hay trầy vỏ khi phơi khô màu sắc không đồng đều mất cảm quan. Tiêu thu hoạch khi vỏ hạt có màu vàng là đẹp nhất.
Có ý kiến thế nầy, tiêu chín nặng hơn hạt tiêu già nhưng sẽ bị mất zem (thể tích), ví dụ tiêu già 100 hạt = 1 lít = 550g = 120.000 đầu giá => 126.000d./100 hạt = 1.260d một hạt. Tiêu chín nặng hơn nhưng giảm đi thể tích, như vậy 110 hạt = 1 lít = 600g = 120.000 => 132.000/110 hạt = 1.200 một hạt. Như vậy nếu ta thu hoạch được 200 hạt tiêu già bán được 252.000đ, còn tiêu chín chỉ bán được 244.000đ. Không biết mình tính như vậy có đúng không, xin các bạn cho ý kiến, vì nông dân mình kiếm đồng tiền cực lắm…
Hình như bác van kim đã tính sai rồi.
Cứ theo như số liệu của bác thì ta có giá một hạt tiêu già: 126.000đ/kg x 0,55kg / 100hạt = 693đ/hạt. Còn tiêu chín 132.000đ/kg x 0,6kg / 110hạt = 720đ/hạt. Như vậy thì thu hoạch lúc tiêu chín sẽ có giá trị hơn tiêu già. Ở trên bác nhầm là 126.000đ/hạt với 126.000đ/kg.
Muốn biết chắc thu hoạch tiêu lúc nào tốt hơn thì mình phải làm thư thôi.
Bạn căn cứ vào đâu để cho là tiêu chín bị giảm thể tích?
Theo tôi tiêu già cứng sọ có chuổi chín thì nên thu hoạch, vì để thu chín thì tiêu rụng và suy cây.
Tiêu chín năng suất hơn. Muốn cho thu hoạch năng suất nhất mà không suy cây thì tỉ lệ chín khoảng 60%. Muốn chà không dập tiêu chín thì phơi cho dốt dốt giũ là nó rơi sạch tiêu chín.
Mình không tính sai đâu, đầu giá 120.000đ = 500g, cộng thêm (50g vượt chuẩn = 6.000đ) = 126.000đ. Cám ơn các bạn đã phản hồi, trên chỉ là những phỏng đoán, vì mình chưa có kinh nghiệm đo và đếm tỉ trọng của 1 lít tiêu, vì vậy mình đang học hỏi kinh nghiệm của những cao niên trong nghề trồng hồ tiêu. Nhân tiện Minh Vịnh cho mình hỏi cách hái thế nào cho lợi công, vì nếu để tiêu chín 60% thì tiêu sẽ rụng rất nhiều, hiện mình đang hái lựa nhưng hao công quá 6 người một ngày chưa được 7 bao.
Cám ơn những phản hồi của các bạn, rất hay. Tôi yêu diễn đàn này.
Người trồng tiêu nên sắm cho mình một bộ dụng cụ đo lường tiêu, để tiện cho việc mua bán, để nắm được chính xác chất lượng tiêu của mình.
Chú Nguyễn Vịnh ơi, cho cháu hỏi cách tính tiêu lẫn tạp chất? Người ta chỉ ước lượng hay tính được ạ?
Tạp chất được cho phép là 1%. Nếu cần thiết thì cũng tính được và chỉ tính trên 1 mẫu sản phẩm rồi qui ra thành chứ công đâu mà kiểm cho hết. Thường mua bán giữa nông dân với thương lái thì chỉ ước lượng thôi.
Tạp chất còn chia ra loại được phép (lừng, lép) và loại không được phép (rác, lá…).
Chú Nguyễn Vịnh ơi. Cháu đang phân vân không biết hái tiêu chín hay tiêu già thì có thành hơn?
Nếu chỉ thu hoạch tiêu đen thì nên hái tiêu già, bắt đầu có lác đác chín là tốt nhất. Mục đích nhằm chống suy cây, nhất là với những vườn chăm sóc chưa được kỹ càng lắm.
Theo tôi, với nhà vườn diện tích lớn, thu hoạch dài ngày nên hái tiêu già là tốt rồi. Thành tuy giảm nhưng rất nhỏ mà có lợi nhiều chuyện khác.
Nếu có mục đích làm tiêu đỏ hay tiêu sọ (trắng ngà) mới cần để cho hạt chín. Tiêu chín có chất lượng cao nhờ tinh dầu thơm (cay) chuyển hóa trong hạt.
Nói đến thương lái mua tiêu khá phức tạp.
VD: Cách nay mấy hôm thương buôn cũng quen biết gia đình vào hỏi mua tiêu. Tôi cho cân thử dung trọng tiêu nhà thì chỉ được 480 gr (3 lon sữa bò gạt ngang), nhưng cũng loại tiêu này tôi bán cho đại lý tới nhà cân thì 540gr. Quy ra tiền chênh lệch bao nhiêu hỉ (tất cả đều dùng cân điện tử). Các bạn nên thân trọng, đối chứng khi mua bán. Thân!
Chào anh Phan Phát,
Thực ra chuyện tiêu được 480gr hay 540gr theo dung trọng thương lái đưa ra cũng cũng chưa nói hết vấn đề. Điều quan trọng là sau đó cả 2 thương lái đưa ra kết luận tiêu của anh đầu giá bao nhiêu và được cộng trừ bao nhiêu zem? Tôi ví dụ :
-Đại lý cân 540gr : đầu giá 125k + 4 zem (40gr), anh sẽ bán được: 125.000 + 5.000 = 130.000 đ/kg.
-Thương buôn cân 480gr: đầu giá 124k +6 zem (60gr), sẽ bán được: 124.000 + 7.440 = 131.440 đ/kg.
Anh sẽ bán cho người nào? Hay bán cho đại lý cân được 540 gr và có đầu giá cao hơn 1.000đ ?
Mời anh suy nghĩ và có ý kiến, ta sẽ trao đổi thêm cho vui cuối năm nhé. Thân !
Chào anh Vịnh,
Tôi mới lần đầu tiên đọc trang này vì cũng tính đầu tư một ít tiêu nhưng là người không chuyên. Vừa rồi cũng có hỏi giá và tôi không hiểu rõ về đầu giá và giá thật. Sau khi đọc một số giải thích của anh, tôi hiểu thế này: dung trọng tiêu (trọng lượng trên một đơn vị thể tích) chuẩn thường là 500g trên 1lit. Nếu nhẹ hơn 500g sẽ bị trừ zem, mỗi 10g là 1 zem, vậy nên tôi chưa hiểu sao mua thương lái tính dung trọng tiêu 480g mà lại có thể được cộng zem, mà lại cộng đến 6 zem. Còn đại lý tính 540g thì được cộng 4 zem thì tôi hiểu theo cách giải thích của anh. Mong anh giải thích giùm nhé, rất cám ơn. Chào thân ái!
Bạn thắc mắc cũng giống như nhiều bà con cũng thắc mắc.
Tôi ví dụ tiêu của bạn thương lái A vào mua cộng 6 zem. Đến thương lái B vào mua cộng 4 zem. Sau đó cả hai thỏa thuận đầu giá với bạn rồi mới cân hàng và tính tiền. Bạn thấy được trên cùng 1 loại hàng vì sao mỗi thương lái lại cộng khác nhau, họ căn cứ vào cái gì chưa?
Chào Chú Nguyễn Vịnh
Như cách tính của chú con đã hiểu. và căn cứ theo cách tính của chú để tính giá thành tiêu theo tiêu chuẩn tiêu 500gr/1lit và cộng trừ khi tiêu trên và dưới 500gr
Nhưng theo trả lời của chú với anh Phan Phát. Tiêu 480gr hay tiêu 500gr như cách tính ở dưới của chú:
Đại lý cân 540gr : đầu giá 125k + 4 zem (40gr) giá bán 130.000đ/kg là đúng như con cũng tính.
Nhưng 480gr : đầu giá 124k – 2 zem (20gr) giá bán 124.000 – 2,480 = 121.520đ/kg chứ sao chú lại cộng 6 zem để thành tiền 131.440đ/kg
Con chưa hiểu và cũng không hiểu cách tính này của chú.
chú xem lại phần trả lời của Phan Phát.
Chào anh Phan Phát,
Thực ra chuyện tiêu được 480gr hay 540gr theo dung trọng thương lái đưa ra cũng cũng chưa nói hết vấn đề. Điều quan trọng là sau đó cả 2 thương lái đưa ra kết luận tiêu của anh đầu giá bao nhiêu và được cộng trừ bao nhiêu zem? Tôi ví dụ :
-Đại lý cân 540gr : đầu giá 125k + 4 zem (40gr), anh sẽ bán được: 125.000 + 5.000 = 130.000 đ/kg.
-Thương buôn cân 480gr: đầu giá 124k +6 zem (60gr), sẽ bán được: 124.000 + 7.440 = 131.440 đ/kg.
Anh sẽ bán cho người nào? Hay bán cho đại lý cân được 540 gr và có đầu giá cao hơn 1.000đ ?
Mời anh suy nghĩ và có ý kiến, ta sẽ trao đổi thêm cho vui cuối năm nhé. Thân !
Chào cháu @Lê Thị Hoàng Lưu.
Cháu suy nghĩ khó ra chỗ này nhỉ !. Vì ở trên là bà xã anh Phát bán, còn ở dưới là bà huyện của ảnh nên nó mới khác nhau. Với lại chú trả lời theo anh Phát hỏi mà. Cháu hiểu vì sao anh ấy hỏi ko?
Thực ra là đơn giãn. Ở trên cân 540 gr được cộng 4 zem, ở dưới cân chỉ 480 gr nhưng lại cộng 6 zem, cháu thấy chỗ này chưa? nghĩ xem.
Mà tính chưa ra thì hỏi chứ sao bắt chú tính lại?
Cách tính này là của Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), không phải của chú đâu ! Thân
Bác Nguyễn Vịnh ơi!
Thực ra cháu vẫn không hiểu lắm về vấn đề cộng zem trong ví dụ bác vừa đưa ra, bác có thể nói rõ hơn cho cháu hiểu được không ạ? tại sao 480 gr lại cộng 6 zem ạ?
Ngoài ra cho cháu hỏi thêm là việc mình phơi tiêu quá khô thì sẽ được cộng nhiều độ nhưng tiêu nhẹ và việc mình phơi tiêu vừa khô, độ ẩm cao nhưng tiêu nặng hơn thì cái nào có lợi hơn ạ? Giả định là điều kiện giá cả không đổi ạ! Cháu cảm ơn ạ! Cháu siêng đảo tiêu lúc phơi, cứ 15, 30′ là lại đảo tiêu một lần, phơi mỏng nữa nên chỉ phơi 1,5 nắng là thấy khô rồi. Trong khi mọi người phải phơi 2 nắng đến 2,5 nắng thì mới khô. Cháu không biết là cháu có bị phơi chưa khô hay không, mà phơi khô quá thì sợ bị hao tiêu. Cháu cắn thử hạt tiêu thì thấy giòn nhưng mà cũng thấy còn hơi ẩm ở trong sọ, không biết như vậy là được chưa ạ?
Bác cho cháu hỏi cách tính độ ẩm và cách cộng độ như thế nào được không ạ? Cháu cảm ơn bác Nguyễn Vịnh ạ
Các cháu tính sao mà khó khăn vậy?
Cân 540 gr được cộng 4 zem nhưng cân 480 gr lại cộng 6 zem là do 2 thương lái tính theo 2 chuẩn khác nhau. Thương lái này tính 420gr còn thương lái kia tính 500 gr. Áp dụng cách tính khác nhau để đưa ra đầu giá khác nhau sẽ tác động lên tâm lý thị trường để đạt hiệu quả thì chắc chắn khác nhau. Ở đây là sẽ bán cho thương lái mua giá 125k thay vì bán cho thuơng lái mua giá 124k !
Cháu giả định giá không đổi là đầu giá, nhưng giá mua thực tế sẽ đổi do thương lái tính kỹ phần độ ẩm này để trừ zem chứ không hao đâu cả mà sợ (có khi trừ nhiều hơn thực tế).
Độ ẩm dưới chuẩn sẽ bị trừ và trên chuẩn sẽ được cộng zem, không mất đâu cả (sợ là do nhiều thương lái ăn gian chỗ này. Nhưng nhiều thương lái cho biết không có tiêu khô mà hầu như đầu vụ toàn là tiêu ẩm). Tiêu phơi chưa khô dễ bị mốc trong quá trình lưu trữ nên khi bán xuất khẩu sẽ bị giảm giá. Các thị trường cao cấp sẽ từ chối mua khi kiểm định lô hàng này vì VSATTP nên các công ty cũng mua thấp vì mất công phơi sấy lại. Chính điều này góp phần làm cho giá tiêu khi vào vụ bị rớt thê thảm.
Có nhiều người hỏi chú vì sao giá tiêu Ấn Độ cao ngất ngưởng mà không biết rằng tiêu xuất khẩu loại MG1 chỉ 11 độ.
Thân.
Chào anh!
Cái vụ cân, đong, đo, đếm cụ thể tôi không rành nhưng khi bà huyện nhà tôi bán cho đại lý giá tiền cao hơn so với thương buôn 4000đ/kg (nhìn bên ngoài tôi thấy cả 2 người có cân điện tử, lon sữa bò đều giống nhau). Trước khi bán nhà tôi có dùng lon sữa bò đong (3 lon gạt) và loại cân đồng hồ 2kg (cân Nhơn Hòa) cân thử, dung trọng trên >530gr. Thân!
Em chào 2 anh! Cho em góp ý với ạ. Nếu bán cho đại lý thì tiêu của ta phải thật đẹp thì họ mới cộng nhiều, chứ nếu xấu thì thua thương lái. Họ mua tiêu thiệt đẹp về họ trộn thêm lửng, nhà em thường đem một ít ra đại lý bán thử để xem họ mua được bao nhiêu. Sau đó gọi thương lái vô, xem bên nào trả giá cao hơn thì mình bán.
Qua đây em cũng muốn hỏi các anh chuyện này, hiện tại các anh thu hoạch tiêu sắp xong chưa? Được khoảng bao nhiêu % rồi ạ. Trên em hơn tháng nay chưa mưa, tưới cực quá.
Cảm ơn các anh nhiều!
Về vấn đề độ ẩm của tiêu. Không biết chỗ các bác thế nào chứ chỗ em tiêu độ ẩm 11 hay 12% thương lái cũng chỉ cộng cho có 2 độ (độ ẩm tiêu chuẩn là 15%). Người ta nói độ ẩm dù có thấp hơn 13% người ta cũng chỉ tính là 13% tức là cộng 2% đầu giá.
Chào anh Nguyễn Vịnh cho em hỏi? Em ở Bình Phước… Gia đình nhà em buôn tiêu từ khi em biết Web nay nên em có nhiều thắc mắc nên nhờ anh và quý các bạn chỉ dẫn dùm em.
Ngày 7/3 em thấy giá tiêu Bình Phước ở Web này 122.000đ. Người mua báo giá cho em 135.000Đ/Kg/500gr… 125.000đ/Kg/450gr… 120.000đ/400gr… cách tính ở nơi em với giá tiêu hiện tại như vậy có chính xác không, cao hơn hay thấp hơn giá thực tế… Cảm ơn anh và các bạn.
Giá tiêu không đơn giản như bạn hỏi đâu. Tôi sẵn sàng giúp bạn nắm chính xác. Nhưng bạn cũng nên biết có nhiều cách ra giá cho cùng 1 lô hàng, không chỉ căn cứ vào chất lượng mà con do dụng cụ cân đong khác nhau nữa. Giá trên mạng là đầu giá. Còn giá bạn trao đổi là giá đã qui ra căn cứ trên hàng thực. Người bán có thể không biết còn người mua thì không thể nhầm.
Nhà bạn cũng thu mua tiêu, nếu có sự khác nhau giữa giá của bạn và của công ty thì do phân khúc thị trường khác nhau. Dài dòng lắm !
Câu hỏi của ban thuytam là ko đúng vì tất cả các cty mua hàng Xk đều cho đầu giá chứ ko cho giá mua hàng thực, vì hàng còn dựa vào dung trọng, độ ẩm và tạp chất khác nhau. Và nhà bạn là ng mua tiêu sao lại đặt câu hỏi vậy ?
Chào anh Vịnh. Ở Gia Lai em khi các thương lái đi mua tiêu người ta tính như thế này anh xem có đúng ko ạ. Các bà buôn thường cầm theo 1 cái lon (hộp sữa Ông Thọ) ng ta đong 3 lon tiêu rồi bỏ lên cân, nếu 3 lon tiêu đc 5 lạng thì người ta trả tiền đầu giá, rồi cộng thêm 7 zem mà ng ta bảo là công ty họ cho… (10 zem = 1 lạng), rồi ng ta lấy zem (đổi ra lạng) x giá tiền đầu giá theo lạng ra giá sau cùng.
Vừa rồi nhà em bán hơn 1 tấn tiêu, đầu giá 119.000, đong 3 lon đc 5,5 lạng, tức là tiêu nhà em được 5 zem, ng ta tính 5 + 7 là đc 12 zem (1,2 lạng), tính giá sau cùng là (1,2 x 11900) + 119000 = 133.280 đồng… Tính như thế có đúng ko ạ?
Chào cả nhà cộng đồng giá tiêu!
Em có một số thắc mắc muốn được các Bác các Anh và các bạn trong diễn đàn mong giúp đỡ nhất là những ai ở Gia Lai. Xin chân thành cảm ơn mọi người!
Tình hình là như thế này, hôm nay lên diễn đàn được đọc cách tính giá tiêu mà em tiếc bao nhiêu công sức của người nông dân nơi em trồng tiêu (trong đó có gia đình em). Ở dưới nơi em trồng tiêu (Huyện Kbang- Gia Lai cách thành phố Gia Lai 80km và cách Chư Sê 120km đi về hướng Quy Nhơn quốc lộ 19), thương lái mua tiêu (chỉ có 1-2 người mua) nên rất ép giá bà con (cứ trả giá giả sử đầu giá 120 ngàn thì thương lái cân xong trả 120 ngàn dù khi đong tiêu hơn zem đi nữa còn không đủ zem thì trừ của bà con) vậy theo cách tính tiêu trên thì bà con nông dân ở em mất rất nhiều. Vậy nếu các bác các anh và các bạn trong đọc được bài viết này xin trả lời giúp em địa điểm thu mua của các thương lái nơi các bác có thể lên được nơi em để thu mua (hiện tại nhà em khoảng 1300kg tiêu, các hộ xung quanh cũng rất nhiều nếu có thể em có thể gom lại khoảng từ 3 tới 5 tấn tiêu, như vậy sẽ đủ một chuyến xe cho các thương lái đường xá rất tốt đổ bê tông tới tận nhà như đường quốc lộ).
Quan trọng là thương lái mua bán sòng phẳng và được giá cho bà con dưới này, sau này sẽ buôn bán lâu dài cho người mua ổn định.
Vậy mong các bác các anh các bạn chia sẻ giúp một số điện thoại và nơi thu mua cho em cũng như mong mỏi của người nông dân trồng tiêu nơi em ở. Các đại lý hay công ty có nhu cầu xin vui lòng liên hệ: 0985 024 420
Xin Admin cho nông dân nơi em một mùa bán tiêu được giá cho bà con mừng, bà con ở em còn nghèo ít có kiến thức trao đổi.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Rất khó để trao đổi với bạn cho rõ ràng bởi lẽ:
– Dụng cụ đong là cái lít = 1.000 ml. 3 lon như bạn nói là bao nhiêu?
– 7 zem = 7% tức là 8.330 đ/kg. Đây là tiền hàng, sao lại bảo của Cty cho.
Mua thì phải trả tiền cho người bán chứ. Không lẽ Cty làm từ thiện à?
Cách tính có vẻ đã hợp lí. Điều đáng nói là sự chính xác của dụng cụ cân đong.
Chú ơi!
Cách đây 1 tuần nhà cháu bán hơn 150kg tiêu đầu giá 117k
– Dung trọng: 430g
– Độ ẩm: 15.9
– Tạp chất: 0
=> tiểu thương tính toán-cộng hết là là thành giá cuối 118k
Nhưng theo cách tính của chú với tiêu của nhà cháu thì:
– độ ẩm -2,223
-tạp chất +1,170
-dung trọng -8,190
=> như vậy thì giá cuối cùng sẽ là 107,757k
Tiểu thương ở cháu và chú có cách tính khá chênh nhau. Chú giải thích giùm cháu với nhé
Vấn đề nằm ở dung trọng, chắc tiêu của bạn là tiêu lừng, lép nhiều nên dung trọng chỉ 430g. Nếu đúng thì giá đó là cao lắm rồi!
Chào @Nguyen Hoa
Có lẽ vấn đề như bạn @Nga nói trên
Bạn cho biết cân đo cách nào, bằng dụng cụ gì để có tiêu dung trọng 430gr?
Mỗi vùng cũng có một cách tính toán khác nhau, bạn ở địa phương nào? dung trọng chuẩn ở đó tính bao nhiêu? Có những thông số cơ bản mới phân biệt và tìm ra lí do bạn à. Còn nói chung chung thì … tôi cũng đành chịu !
Thân
ở Đaklak nhiều tiêu lắm, cháu thấy người ta tự dùng 1 cái lon nhựa, quy định là tiêu đo chuẩn là 450g (riêng đo bằng cái lon là được + thêm 20g, 30g tùy người mua). Vd: cân trên cân là 430g + lon nữa là 450g đủ tiêu chuẩn thì mua đầu giá, hơn thì thêm giá, thấp thì hạ giá thôi.
Cháu xem đi xem lại cũng giống giống cách tính của bác Vịnh. Vd: Tiêu đầu giá là 123 ngàn/kg, tiêu đo trong lon được 460g + họ cho thêm 20g của việc đo lon là 480g dư được 30g. Lấy 30 x 123 = 3.990đ là được cộng 4.000đ thành tiêu giá 127 ngàn thôi.
Chân thành cám ơn tác giả.
E có thắc mắc cách tính này đã từ rất lâu mà chẳng biết hỏi ai. nay đọc được bài này đúng là mừng như nhặt được vàng vậy. hihi.
Nhưng những phản hồi củng ngô nghê không kém làm em cứ ngớ ra, Đúng là mấy bác nhà ta hầu hết toàn bị thương lái muốn xỏ mủi dắt đi đâu là đi theo đấy.
Đồng ý là mình không thể qua mặt được các lái buôn kinh nghiệm đầy mình nhưng cũng nên biết mấy cái gọi là cơ bản chứ nhi?
Ở đây em xin nói đến cái Lon Sữa mà các bác đi buôn hay dùng vì rất nhiều người nói đến cái lon sữa này. Và em xin khuyên các bác chớ nên bán cho những người mua bằng lon sữa.
Vì thứ nhất chắc chắn là không chính xác. Thứ 2 là rất dẽ bị người ta ăn gian. vì khi muốn lấy 1 2 zem của các bác người ta chỉ cần nắm chắc ở giữa cái lon sữa 1 chút là nó tự móp vô hoặc hơi méo ỡ giữa chút xíu thôi, như vậy có phải đáng ra được 100 hạt tiêu giờ còn có 90 hạt trong lon sữa đúng ko ?
Thứ 3 khi gạt hạt tiêu qua cái miệng lon sữa , thì chỉ cần cong cái tay xuống 1 tí nếu gạt bằng tay còn không thì nghiên đi tí lấy cây gạt, hoặc gạt để dưới nền thì lại bóp cái lon sữa cho nó ói them mất vài hạt nữa, như vậy có chết mình ko?
Cho nên tốt nhất ko bán bằng Lon Sữa.
Chúc các bác sức khỏe.
à nhân tiện cho e hỏi luôn là sao ko thấy ai thông báo giá hàng ngày ở địa phương mình nhi?
Có ai biết đầu giá trên sài gòn không cho e xin với nhé.
Thật tuyệt khi có diễn đàn về tiêu này. Ở Vũng Tàu quê tôi thì hầu như ai buôn tiêu được vài năm cũng trở nên khá giả. Phần lớn bà con nông dân quanh tôi chưa biết cách tính giá tiêu. Cảm ơn giatieu.com
Chào chú Nguyễn Vịnh và mọi người!
Cháu có thắc mắc là tại sao tiêu ở vùng cháu là Quảng Bình giá thu mua của các đại lý lớn là rất cao. Ví dụ hôm nay 29/7/2013 giá cháu xem trên web mình cao nhất chỉ có là 122.000 đ/kg. Mà từ 2 ngày trước giá thu mua ở ngoài cháu đã là 132000 – 135000 đ/kg. Ở ngoài cháu không dùng cách tính giá tiêu như VPA đề xuất, mà là cân bao nhiêu thì bán bấy nhiêu.
Với lại làm sao để cháu có thể biết được đầu giá để tính thành tiền được ạ. Các đại lý lớn không hề nói đến chuyện này.
Mong chú Nguyễn Vịnh và mọi người giúp đỡ
Chào @Ngọc Nam – Quảng Bình
Đầu giá là mốc giá cơ sở để tính, còn phụ thuộc vào dung trọng, độ ẩm, tạp chất… nữa.
Với đầu giá hiện nay, tính đủ thì tiêu xô sạch Quảng Bình 135.000 đ/kg là bình thường chứ không phải là rất cao.
Mua bán vo theo thỏa thuận đã là tập quán của người Việt mình rồi !
Thân
Hay quá! Khi xem diễn đàn tôi mới ngớ người ra. Tôi là nông dân trồng tiêu ở Vĩnh Linh, hat tiêu quê tôi được bà con làm lụng sạch sẽ khô khén, vườn ai nhiều thì vài tấn, còn lại ai cũng khoảng 1 vài tạ. Thế nhưng tôi cũng như bà con cứ nghĩ là giá tiêu quê tôi cao hơn các nơi khác, vì khi tham khảo giá thấy 120.. Nhưng… như bạn Ngọc Nam chia sẻ: Quê tôi thương lái đang mua giá 130 ngàn/kg… Vậy theo cách tính của chuyên gia thì quá rẻ rồi. 1 năm được có 150 kg tiêu với bao kế hoạch đầu tư lai mà bị thương lái ép giá thì bực quá. Chắc phải làm người buôn tiêu… Có ai giúp bà con tôi với!
Hôm nay ba con bán 1bao tiêu 44.1kg. Được 5.627.000 nghìn.
Mà chỗ đó 5zem đc 135.500đ/kg. Lấy chuẩn là 5zem.
Vậy cho c0n hỏi 1zem được bao nhiêu tiền và đầu giá là nhiêu ạ?
Chào @Siêu.
Những thông số cháu đưa ra không có cơ sở để chú tính giúp như cháu muốn. Chỉ tính được là tiêu xô nhà cháu bán giá 127.600 đồng/kg. Ngoài ra, không kết luận thêm được gì cả. Vậy nhé !
Dạ đúng rồi chú Vịnh. Nhà con bán được 127.600đ/kg ạ! Vậy con muốn hỏi là tại sao chú tính ra đuợc là 127.600đ ạ?
Con cám ơn Chú nhiều ạ!
Gía tiêu ở Hớn Quản Bình Phước đại lí thu mua, đầu giá với dung lượng 450g/lit giá 138.000 /1kg từ ngày 2-9. Nếu trên 450g thì đc cộng mỗi zem là 1300đ.
Nông dân quanh năm cực khổ bán mặt cho đất , bán lưng cho trời, khi có được thành quả lao động, vài tấn tiêu mừng hết lớn, đến khi bán thì bị thương lái ép giá, lớ ngớ là mất chục triệu như chơi. Bà con nào có kinh nghiệm mua bán tiêu , chia sẽ cho nông dân mình chút ít kiến thức với.
” Học đâu cho bằng học đây, Giatieu, trang Web, bà con lên đời “
Chú ơi, cho con hỏi tại sao lại gọi là tiêu đen xô, chữ xô đó nghĩa là gì vậy chú ?
Chào cháu.
Tiêu đen xô, hay còn gọi là tiêu xô sạch, là tiêu đã được phơi khô mà độ ẩm, tạp chất còn lại tương đương tiêu chuẩn nhưng chưa được qua sàn để phân loại.
Nói nôm na là tiêu sạch nhưng chưa qua chế biến ra tiêu đen theo từng chuẩn xuất khẩu.
Thân
Có bạn nào biết chỗ bán máy sàn lọc tiêu , máy sấy tiêu, các máy móc thiết bị về dây chuyền chế biến tiêu giá tốt ở đâu không ? tư vấn cho mình với, mình đang cần tìm mua.
Cảm ơn các bạn.
Chào chú Vịnh.
Chú cho con hỏi là Tiêu xô loại 5 lon/kg là sao chú?
Chào cháu.
-Là loại tiêu đen xô hạt to, có dung trọng xấp xỉ 600 gr/l trở lên.
-Thường được thương lái tìm mua để cung cấp cho nhà chế biến tiêu trắng.
Và có giá khuyến khích thêm khoảng 2 ngàn đ/kg so với tiêu xô thường.
Thân
Chào chú,
nhà cháu chỉ cộng giá khuyến khích khi có nhu cầu khẩn cấp, do khách hợp đồng đặt hàng yêu cầu cho công ty. Còn ngày thường loại hàng giá cao này cũng khó bán vì công ty thích mua hàng giá thấp bán chạy hơn chú à. Khi nhà vườn cần bán phải trộn thêm lừng lép cho hạ dung trọng xuống đó chú.
Chào chú Vịnh! Nhờ bài viết mà cháu đã biết cách tính dung trọng của tiêu, còn tạp chất thì mẹ cháu sàng sẩy rất kỹ nên ít tạp chất nhưng về độ ẩm thì phải có dụng cụ mới đo được hả chú? Trước giờ thấy mọi người phơi tiêu toàn là bằng kinh nghiệm không à cứ ước chừng thấy tiêu “khô” là được. Vậy chú có kinh nghiệm nào để phơi tiêu đạt được độ ẩm tiêu chuẩn không ạ? Cảm ơn chú!
Chào @Huỳnh Lộc
Với bà con nông dân thì máy móc đâu mà đo, chỉ dựa vào kinh nghiệm. Phơi khô để mình cất trữ không bị ẩm mốc, làm giảm giá trị thương phẩm là được. Khi mình bán, thương lái cũng kiểm tra độ ẩm theo cảm tính và kinh nghiệm mà không tính chuẩn. Các đại lí lớn mới tính. Thân
Chào các bạn! Nói về độ ẩm thì phải có máy đo độ ẩm. Dựa vào từng loại sản phảm như đậu nành, tiêu, cà phê … mà mình chỉnh máy đo độ ẩm khác nhau. Độ ẩm của tiêu là độ ẩm của 100gram (dùng cân tiểu ly, khác nhau 3 hạt tiêu là ra 1 số khác) cho vào máy đo ở chế độ 65 (cà phê thì 63 ko nhớ lắm). còn độ ẩm ở các đại lý cộng tối đa là 2,5 do tức là thấp nhất là 12,5 độ, thấp hơn cũng tính vậy. Nếu dựa theo kinh nghiệm thì người bán sẽ lỗ (với thương lái sờ vào tiêu người ta sẽ biết chính xác độ ẩm). Khi bán thì nên bắt đo độ ẩm, nhưng máy đo này cũng khá là đắt. Còn mình thấy người ta bỏ ra cả tỷ để mua tiêu thi việc mình thấy người ta lời nhiều cũng có phần chính đáng. (Khuyên mọi người không nên thấy giá cao là bán, vì ở sau còn nhiều việc không thể nói rõ).
Thân!
Chào chú, con nghe nói ở Đồng Nai có máy để đong zem tiêu, co cái cân giống cân điện tử, trên đó có gắn sẵn cái lon, mình chỉ việc cho tiêu vào và cân, vậy có thể đặt mua ở đâu được hả chú.
Chào chú, cho con hỏi dung trọng cao nhất của tiêu có thể đạt tới bao nhiêu lận chú?
Bữa rồi con hỏi bạn con nó nói cao nhất có thể khoảng 550gram/l trở lại thôi.
Nhưng hôm rồi con đã đo dung trọng tiêu của con theo cách của chú đạt tới 650gram/l, có quá cao không chú? (Con đo theo cách mà chú đã hướng dẫn: Để đo dung trọng của tiêu, bạn dùng một dụng cụ nào đó có dung tích 1 lít (1.000 ml) để đong, xong bạn đưa số tiêu đã lường lên cái cân nhỏ (có cân điện tử càng tốt) cân xem trọng lượng được bao nhiêu gram).
Chào cháu @Nhàn Lê
TCVN chia tiêu đen theo dung trọng có 4 loại chính
Loại ĐB : từ 600 Gr/l trở lên
Loại 1: từ 550 Gr/l trở lên
Loại 2: từ 500 Gr/l trở lên
Loại 3: từ 450 Gr/l trở lên.
Tuy nhiên nhà XK tùy nhu cầu của khách còn chia nhỏ ra thêm nhiều loại, biên độ 10 Gr/l. Do đó, giá bán cũng dao động bình quân khoảng 50-60 USD/tấn cho loại chênh lệch 10 Gr/l này.
TCVN còn tính đến nhiều thông số nữa như thủy phần (Moisture), hạt lừng, lép (Light Berries/Corns), tạp chất lạ (Extraneous Matter)… Cho nên cách đo chú nói trên phản hồi chỉ tương đối.
Cháu đo tới 650 Gr/l chính xác ko? chú chưa thấy tiêu đen xô (NP) ở mức này, nhưng còn chưa tính thủy phần nữa nhé. Bà con mình phơi đạt độ thủy phần thường sợ hao khi cất trữ… !
Rất vui được chia sẻ cùng cháu.
Thân
Con cám ơn chú! Vậy là tiêu có dung trọng 600gr/l trở lên rồi!
Có nghĩa tiêu của con đo đạt được dung trọng 650gr/l có thể chính xác 90% rồi, hii!
Bởi con làm như sau: con hái tiêu già (có ít hạt đã chín) => đem phơi 3 nắng (3 ngày) => để vào thau nước rửa sạch có vớt những hạt nổi phía trên ra (hạt lừng, hạt lép) => đem phơi lại 1,5 nắng (1,5 ngày) => dùng sàng lọc bỏ tạp chất => đem cân trên cây cân loại 1kg => 650gr/l
Cám ơn chú đã chia sẻ!
Chào cháu @Nhàn Lê
Chú xin được cùng chung niềm vui với cháu và gia đình. Ước gì mọi nhà trồng tiêu đều được như vậy cháu nhỉ !
Chú có 2 ý muốn trao đổi thêm.
1. Cháu “tiết lộ” cho biết mùa vừa rồi nhà cháu chăm sóc, chủ yếu là sử dụng các loại phân gì, cách bón cho tiêu như thế nào ko?
2. Tiêu nhà cháu nên dành bán cho các xưởng chế biến tiêu trắng, có giá cao hơn (khoảng 2.000 đ/kg), nhớ nghe!
Thân
Con cám ơn chú,
Nhà con tiêu ít lắm, có khoảng 200 gốc thôi chú ơi. Và cũng không có cách chăm sóc gì đặc biệt hết chú. Cứ sau mỗi vụ mùa, nhà con bón ít phân bò cho cây lại sức. Còn lại hoàn toàn không bón phân hay xịt bất kỳ loại thuốc nào khác hết chú! Tóm lại là tiêu hoàn toàn tự nhiên, trời cho nhiêu thì ăn nhiêu thôi chú ơi.
Cám ơn chú đã chia sẻ!
Bạn ơi cách phơi của bạn đã sử dụng nhiều năm hay mới 1 lần vậy,
Nhà cháu mới bán 17kg mà giá tiêu đầu giá là 148.000 tiêu được 560gr và 13,6 độ . Thế theo chú tính thì được giá là 157.000 mà sao bán được 161.000 vậy chú ?
Chào cháu @tran thi lan
Tại sao các cháu cứ bắt chú phải làm thầy bói đoán giá vậy?
Muốn kết luận điều gì thì ta phải có dữ liệu làm căn cứ chứ !
-Để trao đổi với cháu mà chú không biết cháu ở đâu? Dung trọng chuẩn để mua bán tiêu xô ở đó là bao nhiêu? Chú tính hồi nào mà có mức 157.000?
Lần sau chú sẽ không nói chuyện nếu thông tin không đầy đủ.
Giận đó !
Chào bác Nguyễn Vịnh! Cho cháu hỏi cách để đo dụng trọng của tiêu là như thế nào ạ? Mà trong công thức tính được đo bằng đơn vị gram/lít có nghĩa là sao ạ? Xin cháu thấy khó hiểu quá. Cháu cám ơn ạ.
Vấn đề bạn hỏi đã được giải đáp rất chi tiết trong các thảo luận rồi.
Bạn cố gắng đọc để tự mình khám phá nhé, thú vị đấy!
Chú Nguyễn Vịnh ơi… Cho cháu hỏi chú cách tính giá tiêu với.
Hôm nay cháu mới bán 20 ký tiêu với đầu giá là 180.000/k.
Ng ta đong lít và tiêu của cháu đc 530g
Chẳng biểt là ng ta tính như thế nào mà cộng cho cháu 11.000 tức là 121.000 đ/kg
Chú giải thích cho cháu biết với…
Sao lại cộng 11.000 mà ra 121.000, bạn nói nhầm rồi đó. Hiện nay làm gì có giá như vậy nữa.
Nói con số thì phải chính xác mới tính được chứ bạn.
Hơn nửa năm rồi mà bạn vẫn chưa tính được cái giá tiêu hả ?
Hèn chi bị người ta lừa cho mãi mà vẫn không lớn lên được.
Hai bạn Huế & Hạnh sao không tính ra ngay cái giá mà @Lan đươc nhận ? để theo cách tính đã có trong giatieu.com cho Lan tập tính – Hai bạn có đem lại ích chi cho Lan.
Tính chi nữa hả bác? Bạn ấy cứ mở phần mềm ra rồi nhập số vào là cho ngay kết quả.
Còn để tính đầu giá 180.000 cộng dem độ 11.000 ra thành giá bán 121.000 đ/kg thì cháu chịu !
Với lại để cho bạn ấy tập đi chứ hổng lẽ nắm tay dẫn đi mãi.
A… Cháu viết nhầm chú ơi… Đầu giá là 190.000 đ/kg đo đủ độ và đong 1 lít đc 530g nhưng nếu như cách tính của mọi người thì đc cộng thêm 20.000, nhưng họ chỉ cộng cho cháu 11.000 thôi.
Chú Vịnh ơi, hôm nay con có bán được một giả tiêu Ấn Độ hái lựa gần 15kg mà đầu giá chỉ có 180k. Ở nhà con đo thử vào cái chai canh đủ 1 lít thì được hơn 600g. Ra đại lý không đo cái đong 500g mà lấy cái 420g, vậy mà đại lý đo chỉ đươc 470g. Thế là cộng cho con được có 5 zen là 9k. Không cộng độ và tạp chất, tiêu của con rất khô và không có tạp chất. Con rất bức xúc và đành câm nín mà đi về.
Hôm nay đầu giá tiêu vụ cũ và tiêu vụ mới tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu chênh lệch nhau tới 4.000 – 6.000 đ/kg.
Chú ơi! Lần đầu đọc được bí kíp trên này cháu vui lắm. Chú cho cháu hỏi, theo kinh nghiệm và thực tế thì theo chú mình cần phơi tiêu như thế nào để có chất lượng tốt và bán giá được cao nhất,hi hi… Cảm ơn chú nhiều
@Hoàng Thùy Trang!
Tôi tưởng mỗi việc chăm sóc, phòng trị bệnh cho tiêu mới khó, ko ngờ đến phơi tiêu cũng khó khăn gian khổ vậy sao bạn? Bạn thử phơi theo nhiều cách, mỗi cách phơi bạn lấy ra 1 mẫu để riêng, mỗi ngày bạn nấu 1 nồi cháo gà và luộc ít trứng lộn, ăn cùng với từng mẫu tiêu đó. Nồi cháo gà nào có hương vị thơm ngon nhất thì tức là mẫu đó phơi đạt chất lượng nhất. Đơn giản quá phải không nào!
mttaynguyen ơi! Có gà mà nấu cháo là ngon rồi, tiêu mà bán có giá thì ăn gì mà chả ngon phải không bạn, thấy có bạn phơi 3 nắng rồi đem rửa lại với nước, rồi lại phơi 1,5 nắng, cho tiêu nặng nhất đó, bạn có thấy không?
@Hoàng Thùy Trang!
Bạn giặt áo xong, đem phơi nắng 3 tiếng, đem vào rửa qua nước, xong lại đem phơi, áo sẽ nặng hơn? Và nếu bạn cứ kiên trì lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, không chừng có ngày tấm áo sẽ nặng hơn cơ thể của bạn đấy!
Tái bút: rất ấn tượng với tên của bạn vì giống tên một người bạn cũ của tôi!
Xin chào anh Vịnh
Trong tình hình mua bán hồ tiêu hiện nay tại các khu dân trồng tiêu rất lộn xộn thương lái tính mổi người một kiểu nên bà con rất khó bán… Mong anh cho chúng tôi biết giá báo trên trang mạng hàng ngày là áp dụng loại dụng cụ đo dung lượng nào 420g hay 450g để từ đó chúng tôi tính ra giá thực tế bán tiêu nhà mình thường ngày cho đỡ thiệt với thương lái.
Cảm ơn anh.
Em nói đúng, rất chi là lộn xộn.
Ngay trong một tỉnh mà huyện này huyện kia dùng cái lon đong tiêu cũng khác nhau.
VPA khuyến cáo dùng lon đong chuẩn 1 lít mà hầu như chỉ có Chư Sê áp dụng. Trong khi ở BRVT có chỗ đong bằng lon mà được gọi là “lít Vina”, anh không rõ từ đâu ra mà có tên gọi như vậy. Giá trên mạng là giá mua của các Cty, DNTN lớn ở địa phương, do đó cũng để giúp bà con tham khảo.
Có lẽ cần có văn bản pháp chế thì may ra mới hết lộn xộn.
Chào mọi người.
Hôm nay tôi mới trực tiếp găp 2 thương lái đến mua tiêu của nhà. Trước khi giao dịch tôi chủ động đề nghị kiểm định dụng cụ đo dung lượng của họ đem đến là loong nhựa 1 lít.
Kết quả thật bất ngờ khi cái loong đầu đổ đầy nước bỏ vào cân điện tử chỉ có 850g, chiếc thứ hai đo được 900g như vậy thử tính người bán thiệt hại bao nhiêu tiền khi bán tiêu cho họ.
Chúng ta nên cẩn thận kiểm tra loong nhựa của người mua thật kĩ, nếu loong đó ta đổ đầy nước bỏ vào cân điện tử mà đủ 1000g là bán được bởi trong dân lao động rất ít người đủ trình độ bán theo lít vi la của họ. Nếu không cẩn trọng thì thiệt hại vô cùng lớn đó.
Chúc bà con thắng lợi trong chăm sóc và tiêu thụ hàng hóa của mình.
Chào bạn @nguyễn nam, cho mình hỏi.
Cuối cùng bạn có bán cho thương lái không? bán được bao nhiêu? bán theo cách tính nào? bạn cho biết những số liệu cụ thể để mình tính thử coi. Mình sẽ trao đổi thêm.
Theo như chú Vịnh có nói, sự chênh lệch giữa các tỉnh thực ra không đáng kể, và chưa hẳn mua theo lon 500gr sẽ giúp người bán được lợi hơn mua theo lon 420gr như Bà Rịa mà còn tùy vào nhiều yếu tố khác kèm theo nữa.
Các chú ơi. Hôm qua cháu nghe mấy người ở trong thôn cháu người ta bày cách tính giá tiêu thế này ko biết có đúng ko? chuẩn lít là 420gr. Đầu giá là 168.000₫/kg. Khi đo tiêu nếu được 480gr thì được cộng thêm 3 độ khô nữa. Mà 1 độ khô là 168₫ nữa. Vậy là kết quả giá là: 168.000 + 10.080 + 504 = 178.584₫. Làm tròn luôn là sao hả các chú.
-Nếu đầu giá 168.000 đ/kg thì 1 zem = 1/100 = 1.680đ.
-Nếu chuẩn 420 gr/l nhưng cân đo được 480 gr/l thì sẽ được cộng 6 zem (60 gr), tức 1.680đ x 6 = 10.080 đ .
Do đó giá bán tiêu của bạn sẽ là 1 kg = 168.000 + 10.080 = 178.080 đ/kg.
Giá bán trên là chỉ mới tính theo dung trọng. Còn tùy theo độ ẩm, tạp chất, mà sẽ được cộng hay trừ nữa. Tiêu mới hái đầu vụ thường bị trừ hơn là cộng do phơi chưa kỹ, độ ẩm còn cao.
-Việc cộng thêm 0,3 zem được cho là cộng độ khô thực chất là san sẻ lợi nhuận nhằm để thu hút người bán lần sau. (có lẽ do bạn bán số lượng nhiều)
Các bạn bán tiêu sao rẻ thế ! Sáng nay có người trả giá tiêu của tôi 201.000$ hãy cẩn thận kẻo hớ.
Ôi trời!
Theo như anh Hoàng Văn Lập thì tiêu 186,5 rồi, mà dưới em mới có 185 đầu giá thôi vậy em bán bị hớ rồi tiếc quá… Mong mọi người cùng đồng lòng chía sẻ giá và cùng đồng lòng bán nhỏ giọt để cuộc sống người nông dân chúng ta đỡ vất vã hơn.
Chúc cộng đồng giatieu.com may mắn được mùa được giá.
Không có căn cứ để bạn cho rằng bác Lập tiêu bán với đầu giá 186,5. Hoặc bạn có cách tính nào để ra được giá này thì chia sẻ cho bà con biết với. Cám ơn bạn.
Chào các bạn.
Do bác Lập không nói rõ nên chúng ta cần đưa ra giả thiết để kiểm chứng:
Sáng Chủ nhật 15/3, công ty lớn nghỉ, không loại trừ các đại lý hay công ty địa phương có thể đẩy giá để mua.
-Tôi giả sử đầu giá 183.000 đ/kg, tiêu được cộng 10 zem+độ thì sẽ bán được 201,300 đ/kg.
-Hoặc đầu giá 185.000 đ/kg, tiêu được cộng 9 zem+độ thì sẽ bán được 201,400 đ/kg.
(Ới bác Lập ! tính vậy có hợp lý không bác?)
Chú ý, nếu bà con phơi tiêu vẫn còn độ ẩm cao thì sẽ bị trừ mỗi zem không chỉ khoảng 18.000 đ/kg, mà có thể bị trừ tới 2.500 = 2.700 đ/kg là do tính thêm chi phí phơi phóng lại sẽ tốn công hơn.
Thân
Chú ơi! Cho cháu hỏi độ ẩm được đo bằng thiết bị đo độ ẩm hay là mình ước lượng hả chú. Cháu cảm ơn chú nhiều ạ !
Chào cháu.
Muốn chính xác thì phải sử dụng thiết bị chứ !
Nhưng máy đo độ ẩm khá đắt tiền nên thương lái hầu như không sắm, chỉ đại lý mới có.
Thương lái ước lượng độ ẩm dựa trên kinh nghiệm.
Thân
Dạ. Vậy độ ẩm thường thì từ bao nhiêu tới bao nhiêu hả chú?
Theo như bảng tính Excel thì dung trọng chỉ áp dụng cho tiêu đã khô rồi phải không chú. Vậy tiêu càng ướt -> dung trọng cao -> cộng thêm nhiều zem -> giá cao hơn thì làm sao tính được hả chú.
Có thể sản lượng tiêu năm nay không được như kỳ vọng trong khi nhu cầu hồ tiêu thế giới tăng hàng năm.
Tôi là thương lái mua bán tiêu tại tỉnh Đak Nông, và cách tính giá tiêu ở địa phương tôi cụ thể như thế này. Ở đây sử dụng lít đong tiêu theo chuẩn VPA và máy đo độ ẩm Kett 3 hoặc kett 4 (thương lái buôn nhỏ lẻ đều có 2 dụng cụ này)
VD: đong dung trọng tiêu = 520gr/l, độ ẩm = 14 độ, tạp theo quán tính nếu tiêu sạch = 0 thì cộng 1 zem (cộng 1 tạp là tối đa). Như vậy tiêu này đc cộng 2 zem dung trọng +1 độ +1 tạp = 4 x172 (đầu giá hiện tại ngày hôm nay) = 6.880 đồng + 172.000= 178.880 đồng.
Chuẩn của lít đong này là 500gr/l, độ cộng tối đa là 2 (dù tiêu khô ở mức 10 đến 12 độ), tạp cộng tối đa là 1.
Thương lái thường ăn gian ở dụng cụ đong lít (có khái niệm lít mua và lít bán. Lít mua hay gọi là lít thiếu (480gr/l, 490gr/l và lít bán là 500gr/l). Thật sự theo VPA thì không có lít bán và lít mua, chỉ có thương lái làm ăn gian dối thì mới sử dụng 2 lít để ăn gian, thường ăn gian 1 đến 2 zem.
Chào anh Thái Tăng và cộng đồng giatieu.com theo như anh Thái Tăng là đại lý mua tiêu cách tính giá tiêu của anh khác với cách tính ở nơi tôi ở ( Gia Kiệm – Thống Nhất – Đồng Nai).
Vd: Đầu giá 172.000đ/kg mà tiêu đạt 520gr + 1 độ khô sẽ có giá là 190.920đ/kg.
Cách tính ở nơi tôi như sau: dùng lon sữa bò ngày xưa (nhỏ hơn lon hiện tại một chút), đong 3 lon gạt bằng miệng (không rung lắc lon và không sử dụng lon ùng đáy):
– Nếu đạt 420gr thì tương ứng với đầu giá (vd: 172.000đ/kg).
– Nếu đạt 520gr thì sẽ được cộng 10 zem bằng 17.200đ.
Và độ khô chuẩn là 15 độ nếu phơi khô đạt thấp hơn 15 độ, vd: 14 độ bạn sẽ được cộng 1 độ bằng 1.720đ.
Như vậy, nếu tiêu đạt 520gr và độ khô là 14 độ thì giá tiêu sẽ là 172.000 +17.200 +1.720 =190.920đ/kg.
Nhưng nếu bạn phơi quá khô bạn sẽ thiệt bởi thương lái cũng chỉ cộng cho bạn 2 độ khô mà thôi.
Trên đây là cách tính ở nơi tôi.
Tôi có thấy thương lái bên Bình Phước cũng đem tiêu qua bên tôi bán, tôi không biết bên Bình Phước mua giá tiêu như thế nào?
Chào anh Vũ Hưng
Thực ra cách tích giá tiêu của thương lái địa phương anh và anh Thái Tăng là như nhau nhưng vấn đề ở đây là lon sữa bò và lít tiêu chuẩn VPA thôi ạ. Lon sữa bò chỗ anh đong 3 lon và chuẩn là 420gr còn cái lít chuẩn VPA của anh Thái Tăng đong 1 lít chuẩn là 500gr.
Trên diễn đàn vẫn hay trao đổi về vấn đề này, lít chuẩn như bác Nguyễn Vịnh nói là phải đúng 1 lít = 1.000ml ạ, anh thử kiếm 1 cái lon đủ 1 lít để đong tiêu rồi tính theo chuẩn 500gr xem sao, nếu thương lái có ăn gian cái lon sữa thì em nghĩ là sau khi anh đong bằng lít chuẩn 500gr tính lại sẽ thấy giá cao hơn đấy ạ.
Chào các mẹ… Có ai biết mua tiêu còn ướt không xin được chỉ giáo cho mình với. Xin cảm ơn rất nhiều!
Chào cháu @Ngọc Thời. Cháu nên biết, khi bán tiêu đen nếu bị trừ 1 độ ẩm là trừ 1/100 đầu giá, nhưng khi độ ẩm quá cao sẽ bị trừ lên tới gần 1,5.
Ví dụ: đầu giá 180.000 đ thì trừ 1 độ là 1.800 đ, nhưng ẩm quá có thể bị trừ 1 độ tới 3.000 đ do tốn công phơi sấy nữa, mà đây là điều các thương lái rất ngại vì vừa tốn công vừa không xử lý kịp sẽ dễ bị mốc. Phần thiệt chắc chắn thuộc về người bán tiêu nhiều hơn.
Thân
Chào chú @Nguyễn Vịnh
Chú nói vậy có nghĩa là chỉ cần xác định vào độ ẩm là có thể xác định được giá tiêu chưa khô hả chú?
Mình có phải căn cứ vào zem không hả chú?
Chào cháu. Cháu đang hỏi cách tính để mua tiêu còn ướt nên chú chỉ nói về độ ẩm mà không nói vấn đề khác. Không phải để xác định giá tiêu chưa khô mà để trừ bao nhiêu theo đầu giá. Chuyện tính zem thì cháu tự tìm hiểu thêm, trên diễn đàn có bàn nhiều rồi..
Thân
Chào chú Vịnh thân mến!
đại lý và thương lái chỗ cháu tính theo chuẩn 420gram.
– Đầu giá đại lý cho ngày 2.6.2015 là : 195.000đ
– Tiêu nhà cháu đo được 486gram. tức được cộng là 486 – 420 = 6.6 (Zem).
– Đại lý cộng độ ẩm tối đa cho 3 độ khô. tức được cộng dồn vào Zem là : 3 + 6.6 = 9.6
– Số tiền được cộng thêm như sau : 195 x 9.6 = 1872 nghĩa là cộng được 18.700đ.
– Số tiền được cộng trên 1kg bán ra là : 195.000 + 18.700 = 213.700đ.
– vậy bán 100kg thì được : 100 x 213.7 = 21.370.000đ.
Với cách bán của cháu như thế, cháu có cần tìm hiểu theo chuẩn đo : 500gram và thiết bị đong (1 lit ) không?
Nếu tìm hiểu giá bán cao hơn chút đỉnh ví dụ hơn 5.000đ/kg. đại lý khu vực cháu ở không mua theo chuẩn đó thì cháu phải làm sao? rất mong sự hồi âm sớm của chú.
Chào chú Vịnh
Ở tỉnh cháu là Đăklăk, thương lái mua tiêu dùng cái lon để đo. Họ lấy tiêu và gạt ngang lon sau đó cân trên cái cân thì tiêu của cháu được 450g, họ bảo tiêu cháu được 4,5 zem (zem chuẩn ở tỉnh cháu là 4,5 zem). Vậy với giá 196.000, tính zem chuẩn là 4,5. Tiêu của cháu được 4,5 Zem. Vậy cho cháu hỏi cách tính giá tiêu thanh toán là bao nhiêu ạ? Mong chú trả lời sớm ạ. Cảm ơn chú nhiều.
Chào cháu @lê minh chiến.
Thông tin cháu nêu là chưa đủ cơ sở để chú trả lời theo yêu cầu.
Ví dụ: cân được 450g chỉ mới là dung trọng của tiêu, chưa có cơ sở để biết tiêu cháu được 4,5 zem (ngoại trừ cái lon có dung tích theo cách tính riêng của thương lái chứ không phải dung tích đúng chuẩn 1 lít). Do đó, giá 196.000 đ/kg cũng là giá của thương lái chào mua phù hợp với cách tính của họ chứ không phải giá chuẩn theo đầu giá của công ty đưa ra hay giá công bố trên trang giatieu.com.
Những bà con bán tiêu tưởng rằng thương lái mua cao hơn giá trên mạng là “ưu ái riêng” mình, thường hay thỏa mãn vì mình bán được cao giá hơn người khác, mà không biết chỉ là 1 cách để thương lái “đánh” vào tâm lý thôi.
Thân
Nếu tiêu có giá 196.000đ/kg thì 1 zem sẽ là 1/100 = 1.960đ.
Tiêu của bạn 4,5 zem thì 1kg sẽ được cộng 1.960 x 4,5 = 8.820đ.
Vậy, tiêu sẽ được mua 196.000 + 8.820 = 204.820 đ/kg.
Bạn xem @Phan Thanh thắng hỏi phía trên thì sẽ thấy giá thành bán của 2 bạn chênh lệch nhau nhiều không? Mặc dù bạn ấy bán với giá chỉ 195.000đ/kg, thấp hơn của bạn đấy nhé !
Cho em hỏi cách tính tạp chất hạt tiêu như nào?
Vd: khi sàn hạt tiêu thì đc một số tạp chất nhỏ và nhặt được 1 ít cọng cành rồi sau đó mang số tạp chất này lên cân tiểu ly cân rồi bước tiếp theo tính như thế nào để ra tạp chất cuối cùng?
Chào chú, chú ơi cho con hỏi cách tính giá tiêu ngoài dung trọng ra, còn có chỗ tính theo sàn 1mm hay 1,5mm. Vậy thì giữa hai cái này có liên quan gì tới nhau không chú?
Tiêu sàn 1,5mm có dung trong cao 580 Gr/l trở lên, được mua với giá cao hơn 2.000 – 4.000 đ/kg nhưng chỉ khi có nhu cầu đặt hàng chế biến tiêu trắng của nhà xk. Bình thường thì giá như nhau, thậm chí nhà xk không muốn mua vì hàng này giá cao, bán chậm…
Phần mềm quái quỹ, tôi là người có học mà mở lên xem còn chẳng hiểu gì. Các bác biên soạn cho nông dân thì làm ơn ghi cách hướng dẫn sử dụng. Đừng làm những chuyện kiểu nữa vời như vậy!
Rất ngạc nhiên ! Phần mềm tính giá tiêu này do VPA đưa ra hơn 2 năm rồi.
Nhưng nay mới thấy bạn là người đầu tiên phàn nàn mặc dù tự cho là mình “có học” ?!
Đáng buồn thay!
Rất cảm ơn phần mềm tính giá tiêu, nhưng chú cho con hỏi là muốn tính độ ẩm mình dựa vào đâu ạ, hay dựa vào kinh nghiệm ạ, mong nhận được hồi âm của chú, cảm ơn chú ạ.
Ad cho em hỏi tiêu nhà em đong dung trọng được 599gr, vậy là được tính là 9.9 zem hay được tính là 10zem. Đầu giá là 180.000ng. 12.2 độ và 599gr. Người ta tính xong mua cho em được 190.400ng/1kg vậy có đúng không.
Tại sao bạn không hỏi người ta tính kiểu gì mà ra 10.400đ để cộng cho bạn ?
Chắc là bạn muốn thử bà con cho vui thôi, bữa nay làm gì có tiêu đầu giá 180k.
Cho minh hỏi, mình có 100 kg tiêu độ ẩm 13.
Khi bán cân dung trọng chuẩn 450g/l với 500g/l thì bán chỗ nào lợi hơn.
Giúp với dụ này khó quá. Cả năm mới đc tạ tiêu. Thân
Vấn đề không nằm ở chỗ chuẩn 450 gr/l hay 500 gr/l mà là người mua cộng thêm tiêu của bạn được mấy zem sau khi cân và mua với đầu giá bao nhiêu?
Chú Vịnh có thể cho cháu biết cách tính dung trọng bình quân của tiêu được không ạ. Và cách làm tiêu FAQ nữa ạh.
Chào cháu @ho van dung.
-Chú không rõ ý hỏi “dung trọng bình quân” và sao lại bình quân.
-Cháu vào đây tìm đọc sẽ cụ thể hơn: http://www.peppervietnam.com/san-xuat/che-bien-bao-quan/845
Thân
Dạ thưa chú Vịnh, vì cháu hiện đang làm trong công ty làm sạch và tiệt trùng tiêu. Nhưng vì thời gian vào làm chưa lâu nên cháu muôn tham khảo thêm nhiều cái liên quan đến công việc làm tiêu sạch và đấu trộn tiêu ra nhiều mặt hàng có dung trọng khác nhau. Trong công ty thì các đồng chí đi trước không chỉ mà chỉ nói sơ qua và nói có công thức chứ không nói rõ hay nói cụ thể nên cháu muốn lên đây để tìm tòi và học hỏi thêm ạh.
Mới vô công ty làm chưa lâu mà đã muốn nắm hết quy trình sản xuất của ngta…? Sao nóng vội dữ vậy ! Những vấn đề muốn hỏi này không khó. Chỉ cần có thời gian và chịu khó nghĩ trên việc làm hàng ngày tự bạn sẽ nắm được… Trước mắt cố gắng làm tốt việc được giao đã.
Chào chú Nguyễn Vịnh
Chú có thể cho cháu 1 công thức tính cụ thể ở nơi cháu tính dung trọng 1lít là 500gr
Giả sử: 1lít cân đc 560gr. Đầu giá là 160.000đ
Như vậy thì công thức tính như thế nào thưa chú ?
Cháu cảm ơn chú!
Nội dung bạn muốn hỏi đã được thảo luận rất rõ trên đầu trang rồi. Công thức tính trên trang cũng có rồi, tải về mà “ngâm cứu”, tìm hiểu…
Nói chung, bạn chịu khó đọc và làm để tự nâng cao nhận thức của mình, chỉ hỏi những gì chưa hiểu, chưa có.
Mong bạn tích cực hơn, cố gắng ắt sẽ thành công !
Cho tôi hỏi hôm nay là ngày 20/1/2016 ở trên mạng giá tại Bình Phước là 158000đ còn ở tại địa phương tôi mua đầu giá là 177.000đ có nghĩa là sao?
Nơi tôi ở là xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Nhờ cộng đồng tiêu giải thích. Xin cám ơn nhiều.
Không rõ đầu giá theo bạn nói là giá như thế nào nên cũng khó thảo luận !
Vấn đề nằm ở chỗ tại địa phương này mua bán bằng dụng cụ đong lường có dung tích bao nhiêu thì sẽ tính được giá.
Chào bạn Thanh,
Ví dụ Tiêu của bạn Tạp chuẩn, (Nếu âm 2 thì cộng 2000đ, âm 1 thì cộng 1000đ/ký). Giả sử dung trọng đo được: 620g/lít: lấy 620-500(chuẩn g/l) = 120*158.000(đầu giá) = 18.960vnđ (giá được cộng). Lấy đầu giá, cộng với giá được cộng: 158.000 + 18.960 = 176.960 vnđ. Nếu Tiêu bạn sạch, ít tạp thì họ cộng thêm cho bạn vài nghìn đồng trên ký. Chủ yếu dung trọng đạt hay không, và cái lít của người mua có chuẩn hay không… Vài lời chia sẻ với bạn.
Thương buôn chỉ trừ tiền khi thấy có tạp chất, chứ chẳng bao giờ thấy cộng thêm tiền cho đâu !
Bởi vậy phần Độ + Tạp thì coi như bỏ cho người mua. Nên trong phần ví dụ mình không đưa độ vào, tạp thì có lúc họ kêu mình sàn, sảy sạch sẽ họ sẽ cộng (dạng khuyến khích) một vài nghìn/1kg…
Cho cháu hỏi dụng cu đo “giem” mua ở đâu ạ.
Chào @nguyenletin
Trong cân đo hạt tiêu, zem được xem như là quy ước tương đương 10 gr. Ví dụ, dung trọng chuẩn 1 lít tiêu là 500 gr, nếu cân được 543 gr là được cộng 4 zem, trái lại nếu chỉ được 472 gr thì bị trừ 3 zem, làm tròn 10 gr = 1 zem. Như vậy chỉ có cân điện tử chỉ báo đến đơn vị gram mà không bán dụng cụ riêng để đo zem tiêu đâu bạn à.
Bạn đọc kỹ những thảo luận đầu trang sẽ hiểu rõ hơn.
Chú Vịnh cho cháu hỏi xíu. Ở cháu sao người mua tiêu bảo 420g là đủ zem ah. Cháu thắc mắc quá. Cháu xin cảm ơn.
Bạn đọc hết phản hồi trên trang này sẽ có câu trả lời chính xác !
Chào chú Vịnh ạ. Chú cho cháu hỏi chút là cháu có mua tiêu của nhà vườn ạ, khi say ra cháu thấy màu nó ko trắng xanh đẹp như các màu khách hàng họ vẫn đang lấy và xay ra mà là màu nó cứ đo đỏ hẩm hẩm màu ý ạ. Cháu hỏi lại nhà vườn thì thấy họ nói là do tiêu chín khi xay ra có màu đó, còn màu trắng xanh khi say ra đó là do tiêu còn xanh và già chưa chín nên vậy ? Không biết có phải vậy ko hay ntn để cháu có giải thích với khách hàng của cháu ạ. Cháu cảm ơn và mong nhận dc phản hổi từ chú a.
Chào chú Vịnh,
Cháu mới vào nghề Tiêu chưa biết gì.
Chú cho cháu hỏi cách xác định phần trăm tạp chất trong Tiêu bằng cách nào a.
Mong nhận được trả lời của chú.
Cháu cảm ơn.
Bạn vào Website của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) để đọc các tài liệu hướng dẫn, phân loại…
Cân lên 100gr, mua sàn loại 2ly sàn ra nhé. Sau đó cân lại nhé
Cho cháu hỏi. Cách tính giá tiêu lép sao ạ ?
Cháu chào chú Vịnh. Trong file excel cháu thấy chỉ số chuẩn của Độ Ẩm là: 14%. Như vậy nếu vượt quá độ ẩm chuẩn sẽ trừ zem, nếu thấp hơn thì được cộng zem. Nhưng nó phải thấp hơn trong giá trị nào phải không chú? mong chú giải đáp thắc mắc của cháu. Cảm ơn chú.
Chào cháu.
Chú cung cấp 2 văn bản để cháu tự đọc nhé.
1. Tiêu chuẩn Việt Nam >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2017/03/Tiêu-chuẩn-Việt-Nam.doc
2. Tiêu chuẩn IPC >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2017/03/Tiêu-chuẩn-IPC.doc
Tiêu đen bà con đang mua bán tại thị trường địa phương là tiêu xô, độ hủy phần được ấn định là 15%.
Trong khi tiêu xô Ấn Độ giao dịch trong nước được họ ấn định độ thủy phần là 13,5% nên giá càng cao hơn nhiều.
Nhà cháu ở Vũng Tàu. Cháu có mua 1 lon đông tiêu loại 1 lit, khi đông đầy thì hơn 500gr vậy thì tính zem có giống loại 420g ko chú. Cám ơn chú nhiều !
Cô chú vui lòng chỉ giúp con nhé
Tiêu đen bao nhiêu Độ là đủ độ. Vd 4 độ rưỡi ( 4 lạng rưỡi ) và 5 độ rưỡi. Nếu 4.5 độ là đủ mà tiêu thực tế đo lường = 5.5 thì dư 1 độ phải không. Và cách cộng thêm giá Độ. Zem như nào ạ
Chẳng hiểu bạn muốn nói gì luôn !
Mình nghĩ thảo luận của cộng đồng trên bài này mà không giúp bạn hiểu chứng tỏ bạn chưa đọc gì cả…
– cháu đã hiểu cách tính xem.
Nhưng cho cháu hỏi 3 ý sau:
1. căn cứ vào đâu để tính được độ ẩm của tiêu?
2. căn cứ vào đâu để tính tạp chất?
3. tiêu nhà cháu cân được 579gr , đầu giá là 109. Buôn lái tính như sau: 579+2độ= 599
Giá cuối cùng trả là 119. Như thế có đúng không ạ . Cháu cảm ơn.
Khi họ cộng cho bạn 2 độ sao bạn không hỏi ?
Tiêu bạn được 599, nghĩa là được cộng 9,9 zem.
Tính cộng thêm như sau : 109 x 9,9 = 10.791đ
Họ trả cho bạn 119 là tạm được.
Muốn biết cái lít có đúng 1000ml hay không thì dễ mà. Cân cái lít không. Đổ đầy nước . Cân lại . Trừ bì ( cái lít không) = 1000 gram là đúng 1 lít = 1dm3. Nếu thiếu là lit nhỏ
Nhờ mọi người tính dùm : tiêu đầu giá là 76000đ, cân 583gr, độ ẩm 11,6 và tạp 0,4. Xin cám ơn