Campuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới
(08/06) – Sản lượng hồ tiêu Campuchia ngày càng trở nên quan trọng và có tác động đáng kể lên giá cả hồ tiêu của Việt Nam
Cây hồ tiêu trên đất Campuchia được trồng hầu như tiếp ngay sau Việt Nam, khi các thương nhân Đông Ấn Hà Lan đưa cây hồ tiêu Ấn Độ di thực lên khu vực Viễn Đông. Chỉ khi người Pháp đưa về châu Âu thì hạt tiêu Kampot mới được các nhà buôn gia vị biết đến và được công nhận là một giống tiêu chất lượng cao.
Cho dù có lịch sử khá lâu dài nhưng sản lượng hồ tiêu Campuchia trong quá khứ chưa bao giờ vượt quá 3.000 tấn và đã sụt giảm đáng kể vì cuộc nội chiến 1979 trở về trước.
Do giá cả hồ tiêu khá ổn định kể từ năm 2005, nông dân Campuchia đã khôi phục nghề trồng tiêu và gia tăng diện tích trồng kể từ 2008 để trở thành nhà sản xuất hồ tiêu xếp thứ 6 thế giới, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng, và là quốc gia có khối lượng tiêu xuất khẩu xếp thứ 4 toàn cầu.
Với nhu cầu tiêu thụ nội địa ước chỉ khoảng hơn 1.000 tấn nên hầu hết sản lượng hồ tiêu Campuchia dành cho xuất khẩu. Theo ước tính, trên 75% sản lượng tiêu được bán sang Việt Nam, 20% bán cho Thái Lan và số còn lại bán trực tiếp cho các nước tiêu thụ khác.
Nông dân Campuchia chăm sóc hồ tiêu theo hướng hữu cơ bền vững. Hầu hết không sử dụng các loại phân thuốc hóa học, tuy vẫn có thể thấy một số nhưng không đáng kể. Sản lượng bình quân tương đối cao ở 4,5 – 5 tấn/ha, một số trang trại đạt trên 7 tấn/ha.
Tỉnh Tbong khmum, được tách ra từ phần phía đông của tỉnh Kampong Cham, giáp với tỉnh Tây Ninh Việt Nam, chiếm hơn 70% diện tích hồ tiêu Campuchia hiện nay.
Nông dân Campuchia nói chung không tồn trữ hồ tiêu mà bán hết trong khoảng 1 – 2 tháng sau thu hoạch. Do thu hoạch vụ mùa trùng với các vùng sản xuất tiêu trọng điểm ở Việt Nam nên mọi động thái bán ra dều ảnh hưởng giá cả hồ tiêu tại Việt Nam.
Ghi chú : Bài viết có tham khảo Báo cáo 2017 của Nedspice.
9 phản hồi cho bài "Campuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới"
Bài viết đã phần nào giải mã cho câu hỏi “Vì sao tiêu sụt giảm bất thường?”
Campuchia là quốc gia đi sau Việt Nam vể gạo và hồ tiêu nhưng cách họ phát triển về chất lượng và số lượng đều mang tính khoa học và bền vững. Họ biết quan tâm đến vấn đề chất lượng nên họ đã thành công vượt mặt Việt Nam. Hầu hết các thị trường khó tính từ EU và Mỹ đều thích chất lượng hàng từ Campuchia, cái mà Việt Nam chúng ta hầu như không có, chỉ quan tâm phát triển về số lượng để rồi chất lượng quá kém. Ngay cả đến các thị trường truyền thống chúng ta cũng không cạnh tranh được. Chúng ta đang thiếu 1 đầu tàu giỏi về KD và quản lý để khai thông bế tắc như hiện nay.
“…, một số trang trại đạt trên 7 tấn/ha”.
Chăm sóc theo lối hữu cơ mà đạt được năng suất này là không tưởng.
Có thể các trang trại (nông hộ) này được chuyên gia Việt Nam tư vấn rồi !
Oh ! Campuchia vượt mặt cả Malaysia và Sri Lanka … Ngoạn mục chưa !
Tin nhờ đăng
Bán rẫy tiêu 1000 gốc kinh doanh năm 2.
Địa chỉ : Ia B’lứ – Chư Pứh – Gia Lai. Giá cả phải chăng.
Liên hệ 0935.808722
Hồ tiêu Phú Quốc cũng trồng tiêu theo lối hữu cơ. Từ xua đến nay tiêu Phú Quốc chất lượng rất cao mà không nghe Hiệp Hội Hồ Tiêu nhắc đến. Doanh nghiệp Phú Quốc chưa xuất khẩu bao giờ.
Không biết gì lý do gì.
“The market remained quiet and price at most origin decreased further. Selling pressure in Vietnam still continued since material from recent good harvest has flooded the market. Limited overseas demand is also a factor influencing the prices to continue falling. In Viet Nam the price decreased significantly during the week. In Indonesia, the market continued to freeze, since material has exhausted and market is only expected to be more active in July/August, after Iedul Fitri celebration. ”
Tin mới cập nhật từ http://www.ipcnet.org (Cộng đồng hồ tiêu quốc tế)
Tạm dịch cho những ai không biết tiếng Anh nhé:
Thị trường hồ tiêu vẫn duy trì sự yên ắng và giá thì giảm thêm. Áp lực bán tiêu vẫn tiếp tục bởi vì lượng tiêu từ vụ mùa bội thu gần đây đã tràn ngập thị trường. Nhu cầu của thị trường quốc tế là nhân tố ảnh hưởng đến giá và vẫn tiếp tục giảm. Ở Việt Nam giá tiêu vẫn giảm đáng kể tuần qua. Ở Indo thị trường tiếp tục đóng băng, bởi vì nguyên lieu đã cạn kiệt (có lẽ do không có bán ra) và thị trường đang mong đợi tín hiêu tích cưc vào tháng 7 – tháng 8 sau lễ Iedul Fitri ở Indo (đay là lễ lớn ở Indo)
Anh bạn Campuchia giỏi quá.
Nhìn vào cái biểu đồ VN là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới mà không chi phối được giá tiêu thì phải coi lại.
Cán cân lợi ích đang quay về ai?