Chăm sóc hồ tiêu khắc phục thời tiết bất thường ở Tây Nguyên

Khác với nhiều năm trước, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh phía Bắc và cơn bão số 1 năm 2013 trên biển đông nên những ngày đầu năm 2013, Tây Nguyên lại có mưa và khá lạnh. Lượng mưa không lớn và không đều nhưng trung bình khoảng 30 – 40 mm, đủ thay đổi nhiều quá trình sinh trưởng, sinh lý của cây vốn từ lâu đã thích nghi với thời tiết khô kiệt.

Hiện tượng thời tiết khác thường

Bên cạnh những cơn mưa trái mùa không mong đợi, các tỉnh Tây Nguyên, nhất là Đăk Lăk đang trải qua hạn hán. Lượng mưa năm nay thấp hơn trung bình nhiều năm đến 30%, nhất là các huyện phía đông như Lăk, Ea Kar, M’Đrăk. Các hồ chứa khu vực này lại thường nhỏ, chỉ tích trữ nước hàng năm một nên nguy cơ hạn hán nặng. Hơn thế nữa, mưa ít nhưng lại mưa lai rai xen kẽ không chỉ xảy ra trong mấy ngày gần đây mà cả trong tháng 12.

Ngoài thời tiết, niên vụ hồ tiêu năm 2013 cũng có nhiều điểm khác biệt. Với hồ tiêu năm 2012 tiếp tục có giá cao nên diện tích mới mở tăng thêm nhiều, trên cả diện tích được khuyến cáo không nên trống tiêu. Giá cao nên hồ tiêu cũng nhận được sự chăm sóc thái quá, lạm dụng phân hóa học và thuốc BVTV nên nguy cơ xảy ra dịch hại rất cao.

trồng tiêu leo muồng đeo
Trồng tiêu leo trên thân cây muồng đen chắn gió cho vườn cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk.

Chăm sóc hồ tiêu

Thiệt hại trên cây hồ tiêu chủ yếu là các bệnh nấm rễ gây nên “chết nhanh”, “chết chậm”. Thực ra hồ tiêu không bao giờ chết “bất đắc kỳ tử” cả mà có quá trình diễn biến lâu dài từ khi bào tử nấm xâm nhập vào rễ, rồi sinh sôi nảy nở làm tắc nghẽn các bó mạch (chủ yếu ở tiếp giáp thân và rễ) nên cây không hút vận chuyển nước được mà chết. Với cây hồ tiêu cần ưu tiên 3 thứ:

Ưu tiên thoát nước: Bào tử của các nấm gây bệnh cho tiêu có thể di chuyển phát tán theo dòng nước nên vườn tiêu cần phải thoát nuốc thật tốt. Giữa các hàng tiêu cần có rãnh. Xung quanh vườn tiêu cần có mương thoát nước lớn.

Ưu tiên cho phân hữu cơ: Nếu không có nguồn tài chính dồi dào thì có thể không bón phân vô cơ hoặc các chế phẩm khác nhưng không thể không bón phân hữu cơ. Lượng phân hữu cơ hoai mục cho tiêu cần 10 – 15 kg/gốc/năm.

Ưu tiên chia nhỏ phân vô cơ ra nhiều lần bón: Muốn thâm canh hồ tiêu thì nguồn dinh dưỡng từ phân hữu cơ không đủ nên phải bón bổ sung phân vô cơ nhưng phải chia nhỏ ra bón nhiều lần. Với hồ tiêu mới trồng, cây còn nhỏ bón 50 gr/lần, tháng bón 2 lần. Với hồ tiêu kinh doanh bón 4 – 5 lần/năm, mỗi tháng bón 1 lần, mỗi lần không quá 300 gr. Ngoài ra trong giai đạn khủng hoảng dinh dưỡng cần bổ sung thêm phân bón qua lá.

Nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa

Sau một năm nuôi cây nở hoa kết trái, chúng ta thu hoạch một mùa vụ hạt tiêu vừa xong thì mùa mưa năm sau lại bắt đầu. Khi những cơn mưa đầu mùa vừa đủ ẩm, cây tiêu sẽ sinh rễ mới để sinh trưởng và phát triển với chu kỳ tiếp theo. Lúc này cây tiêu đòi hỏi được chăm sóc tốt.

Chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa

Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần IV: Tiêu già cỗi)

Một khi thấu hiểu cây cần gì, như thế nào mới là làm bạn với đất, làm thế nào để hiệu quả, mà bền vững. Khi đó tôi tin các bạn sẽ tự hào mình là một nông dân. Thành công luôn chờ đợi chúng ta.

Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần IV: Tiêu già cỗi)

Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần III: Tiêu kinh doanh)

Bài viết của bạn Nguyễn Minh Vịnh ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai gửi đến khá dài nên Giatieu.com chia ra làm nhiều phần để bà con dễ dàng tham khảo và đúc rút bài học kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc tiêu.

Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần III: Tiêu kinh doanh)

4 phản hồi cho bài "Chăm sóc hồ tiêu khắc phục thời tiết bất thường ở Tây Nguyên"

Phan Phat

Chào các bạn!
Năm nay hầu như mùa thu hoạch tiêu từ TN cho đến ĐNB cùng thời điểm, do tác động của cơn bão số 1 năm 2012 , đến nay nhiều nhà vườn đã thu xong.
Đợi đến mùa mưa năm tới sớm nhất cũng trên 2 tháng việc cần làm bây giờ xịt phân bón lá, bón phân thêm vào gốc như : Kali, Ure, SA (nếu suy cây bón nhiều, cây phát triển xanh tốt thì thôi), dọn vườn cắt chồi tỉa tán, xịt thuốc gốc đồng , bón vôi (chưa xác định được độ pH thì bón 5 tạ /hecta). Nếu hãm nước vào mùa nắng cây không đủ dinh dưỡng sẽ có hiện tượng cháy đuôi và bìa lá, đến lúc ra bông sẽ bị rụng rất nhiều chuổi. Vì vậy dinh dưỡng lúc này rất quan trọng cho mùa kế tiếp. Các bạn làm mùa phải linh động. Phải biết “nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây”. Hiệu quả cho năng suất ổn định là cốt lõi của nhà vườn, đừng chạy theo năng suất, trung bình 4 – 5 tấn/hecta là ok.
Chúc bà con thành công!

tiêu lươn

Chào chú Phát. Chú ơi cháu đang tiến hành ươm hồ tiêu sớm, liệu có vấn đề gì không chú. Quy trình như sau, tiêu đã chuẩn bị sang năm thứ 2 cắt 4 đốt 1 hom, cắt xong trụ nào cháu vệ sinh giao cắt trụ đó băng dung dịch Agriphos pha loãng. Bầu đất: 60% đất, 20% xơ dừa, 20% phân chuồng ủ Tricho hoai mục, độ râm mát 60%, có vấn đề gì không chú? Cháu rất mong sự chia sẽ kinh ngiệm của chú, cũng như cộng đồng Giatieu.com
Kính chờ hồi âm chú cùng mọi người.

tran van cong

Nếu bạn ươm dây tiêu lươn thời điểm này thì ok, vừa già dây vừa hợp thời tiết. Có điều hơi dài, 2 đến 3 mắt thôi nhé. Nhưng tiêu ác thì không ổn, phải vào mùa mưa, khi rễ đâm trắng đã nha.

Phan Phát

@tiêu lươn thân!
Tôi xin góp ý thêm:
Nếu cắt dây thân đem bầu bạn có thể chiết hẳn trên trụ (giống như anh M Vịnh chia sẻ) tỷ lệ sống khá cao. Bầu chiết 50% đất, 50% xơ dừa bó càng chặt càng mau ra rễ. Lúc cắt để bầu (cắt xéo) nhìn thấy rễ non chuyển sang màu hơi vàng.
Gía thể dùng để bầu: đất 40%+ 20% xơ dừa+ 20% phân chuồng tất cả đem ủ với phân aminoacit, xác định độ ẩm giống như ủ phân. 1 tháng sau bầu cho thêm 20% tro trấu (tro đun từ vỏ lúa).
Độ râm mát dùng lưới đen hay lưới trắng (tận dụng lưới hái tiêu hay cafe cũng được) chụp trên bầu tiêu gấp 2 lớp, ở trên làm dàn che giống như che hoa phong lan. 15-20 ngày sau mở lớp lưới dưới. Bảo đảm sống 100%. Chúc bạn thành công. Thân!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *