Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm
Anh Trịnh Văn Ba ở khối 11, thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, sau thời gian khá dài vất vả tìm tòi đủ mọi cách để ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu. Có thể tự đánh giá mình đã có thành công nhất định, anh ghi lại những việc đã làm.
Nhận thấy đây là kinh nghiệm quý báu, nhất là với những bà con nông dân mới chuyển sang canh tác cây hồ tiêu không dễ gì có được, giatieu.com chia sẻ kinh nghiệm này với cộng đồng.
Thân chào các bạn. Chào cộng đồng giatieu.com !
Người nào trồng tiêu cũng có nhiều nỗi lo, nhưng mối quan tâm lớn nhất là phòng và trị bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu.
Tôi, với gần 20 năm trồng tiêu và cũng đã trãi qua đại nạn như các bạn bây giờ, chia sẻ chút ít kinh nghiệm mình tích lũy được về phòng bệnh chết nhanh chết chậm cho cây hồ tiêu ở vườn nhà để cộng đồng tham khảo. Căn bản có mấy điểm chính sau đây :
1. Vườn tiêu có hệ thống thoát nước nhanh
Theo tôi, việc thoát nước nhanh quyết định tới 90 % thành công của việc trồng và chăm sóc tiêu.
– Mỗi hàng tiêu là 1 luống, mỗi luống cần có 1 rãnh thoát nước.
– Bồn tiêu phải làm nổi, nội trong tháng 8 âm lịch phải vun, lấp lại cao hơn mặt luống. Biện pháp thoát nước nhanh cho vườn tiêu là điều cốt yếu, để đảm bảo an toàn cho tiêu trong thời gian mưa dầm, các vấn đề khác chỉ là thứ yếu. Tuyệt đối không để gốc tiêu âm trong mùa mưa.
2. Sử dụng nấm Tricho…
– Mỗi năm bổ sung ít nhất 3 lần, lần thứ nhất vào đầu mùa mưa, lần thứ 2 vào trung tuần tháng 8 âm lịch, lần thứ 3 vào cuối mùa mưa.
– Tạo môi trường cho Tricho.. định cư lâu dài, bằng cách không cắt cao tán tiêu mà để chùm kín gốc trụ (nơi trú ngụ của tricho..) không quét dọn hoặc đốt lá tiêu rụng mà vun vào gốc hoặc trên mặt luống (làm thức ăn cho tricho..) không dùng các loại thuốc trị nấm bệnh (nếu dùng tricho.. sẽ bị tiêu diệt), giữ đều độ ẩm trong vườn cho tricho.. sống và phát triển.
3. Sử dụng các loại thuốc sâu rầy
– Sau khi thu hoạch xong, dùng Agri-fos 400 (tăng khả năng kháng nấm bệnh) và Amitage (lưu dẫn tiếp xúc) để trừ tuyến trùng và các loại rầy rệp, sâu bọ khác, pha riêng xịt chung.
–Khi làm rãnh xung quanh tán lá để bón các loại phân, cũng dùng loại 2 loại trên xịt kĩ gốc rãnh và cành lá trên trụ, phơi rãnh ít nhất từ 10 – 20 ngày mới được bón phân và lấp rãnh.
–Cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch cũng dùng 2 loại thước này xịt 1 lần nữa. Từ trung tuần tháng 9 và tháng 10 âm lịch thời điểm mưa dầm, mưa nhiều nhất, phải thường xuyên kiểm tra, khi phát hiện có mùi thối của rễ cây thì phải sử dụng ngay 2 loại thuốc trên + thuốc giâm chiết cành tưới gốc đồng thời xịt lên lá, cành 7 ngày/1 lần, làm 2 đến 3 lần.
4. Bón phân
–Không bón lượng phân hóa học nhiều trong 1 lần.
–Không bón khi rãnh quanh tán lá mới cuốc xong.
– không bón phân ở thời gian mưa dầm trong năm.
–Không bón bất cứ loại phân nào khi tiêu đang có hiện tượng nhiễm bệnh.
–Trung tuần tháng 8 âm lịch bón tăng tỷ lệ P và K.
–Không dùng dao, kéo, cuốc và dụng cụ kim loại trong vườn vào thời gian có mưa dầm, ngoại trừ trường hợp vét rãnh thoát nước.
Thưa các bạn, thưa cộng đồng !
Tôi cũng đã trải qua đại nạn như mọi người, nhưng với cách làm trên vườn tiêu nhà tôi 8 năm nay không còn trụ nào phải ra đi nữa. Tôi tự khẳng định rằng tôi đã thành công trong việc phòng và chống bệnh chết nhanh chết chậm cho hồ tiêu, ít tốn kém mà hiệu quả.
Đôi lời thành thật xin chia sẻ với các bạn và cộng đồng !
Chào thân ái !
Trịnh Văn Ba, khối 11, TT Ea K’Nốp, Ea Kar
Đọc thêm >> Chia sẻ kinh nghiệm làm bông cho hồ tiêu
>> Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi
195 phản hồi cho bài "Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm"
Cảm ơn anh Trịnh Văn Ba đã chia sẻ với diễn đàn những kinh nghịệm quý báu. Làm tiêu chỉ lo nhất bệnh chết. Thoát được sâu bệnh đã là thắng lớn. Tôi cũng rất mong vườn của mình được như vậy. Từ ngày tham gia diễn đàn tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiêm mà cộng đồng đã chia sẻ. Nhìn lại những năm về trước mới thấy mình làm bị sai nhiều nên năm trước vườn tôi đã bị chết khoảng 3%, không oan tí nào. Năm nay cảm thấy tự tin hơn vì cũng đã hiểu được phần nào về sâu bệnh. Chúc anh và gđ mạnh khoẻ!.
Cám ơn anh Trịnh Văn Ba đã chia sẻ kinh nghiệm trồng tiêu.
Ở Ea H’Leo bọn em nhà nào cũng làm bồn chứa nước cho tiêu to đùng. Vào mùa mưa không ai chịu lấp, còn bảo là để bón phân cho khỏi bị trôi.
Bệnh chết nhanh chết chậm cũng đang xảy ra làm chết khá nhiều rẫy tiêu rồi…!
Cháu chào chú!
Cháu không hiểu lắm khi làm bồn tiêu phải nổi là thế nào, chỗ cháu mọi người vẫn làm bồn cho tiêu như làm bồn cho cây cà phê theo tập quán canh tác từ trước. Và cháu muốn hỏi với vườn tiêu có độ dốc lớn thì làm bồn như thế nào thì phù hợp ạ!
Và nhân tiện đây cháu muốn hỏi trên diễn đàn mình đã ai áp dụng hệ thồng tười nước tiết kiệm phun mưa hay nhỏ giọt trên vườn tiêu chưa ạ? Cháu thấy tười bằng hệ thống này cũng góp phần rất quan trọng trong việc chăm sóc cây tiêu mà thấy ít nói về vấn đề này quá.
Thân chào Cộng đồng . Thân chào tất cả các bạn !
Rất vui vì các bạn đã quan tâm chia sẻ . Làm theo cách này sẽ thành công chắc chắn. Nếu vườn tiêu của các bạn không chết, thì hãy cảm ơn anh Nguyễn Vịnh.
Vì đặc thù tiểu vùng khí hậu ở tôi cho nên từ việc làm bông cho tiêu cho tới phòng trị bệnh chết nhanh chết chậm, tôi làm gần như là “ngược”. Tôi ngại lắm, nếu như không có sự động viên, khuyến khích của anh Nguyễn Vịnh và các bạn, toàn thể cộng đồng, thì chắc tôi cũng để “gặm nhấm” 1 mình.
Thưa các bạn, nói như @nam sơn đúng đấy ! “pha riêng xịt chung” là tôi chỉ nói gọn lời anh Nguyễn Vịnh nhắc nhở cộng đồng khi dùng các loại nông dược.
Chào cháu @nguyenhoang.
Vườn nhà chú độ dốc lớn lắm, nhưng chú vẫn phải bạt đất, làm mỗi hàng tiêu là 1 luống, mỗi luống đều có rãnh thoát nước theo đường Đồng Mức, trung bình độ cao chênh lệch 50 cm 1 luống, để chống sạt lỡ đất và bị rửa trôi khi mưa. Chú trồng rau ngót từ mép luống và toàn bộ mái ta -luy, loại rau này sống lưu niên không ảnh hưởng gì tới tiêu. Bồn nổi trên mặt luống. Ở vùng chú nhiều hộ gia đình trót làm bồn âm giống như bồn cà phê thì nay phải mua đất về đổ nâng cao bồn, cực kì tốn kém.
Cách đây ít hôm có 1 anh ở Hớn Quản – Bình Phước có gọi điện để giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Anh ấy có nói, vườn tiêu nhà anh ấy đang sử dụng hệ thống tưới tự động, tôi cũng đang rất mê hệ thống này.
– thứ nhất không phải lo làm bồn và lấp bồn.
– chủ động tưới được lượng phân cần thiết mà không cần tác động cơ học vào vườn tiêu.
– giảm chi phí công lao động.
Tiếc rằng tôi quên không hỏi tên, và lưu số đt.
Mong trên diễn đàn, bạn nào đã lắp hệ thống tưới tự động xin hãy chia sẻ cùng cộng đồng.
Thân chào ! Xin cảm ơn.
Luống này có phải giống luống khoai không hả chú? Nếu trông rau ngót ở sườn luống dốc vậy thì tới mùa thu hoạch có gây khó khăn cho việc trải bạt thu hái không hả chú?
Cháu cũng rất đam mê hệ thống tưới này nếu trên đây ai đã lắp đặt rồi mong mọi người chia sẻ vì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người nông dân. Cháu nghĩ làm nông bây giờ không chỉ cần sự cần cù chăm chỉ mà còn phải biết ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác thì mình mới thật sự làm chủ được.
Chào chú Trịnh Văn Ba, chú cho cháu hỏi về thuốc Atimage + agrifos, nếu xịt trên lá thì nồng độ bao nhiêu, tưới trị tuyến trùng thì bao nhiêu?
Thuốc atimage chú xài trị tuyến trùng hiệu quả như thế nào vậy chú, vì lúc chiều cháu đi mua thuốc người ta có giới thiệu loại này, giá không đắt lắm mà trị được nhiều loại
Chào bạn. Tất cả các loại thuốc BVTV đều có ghi rõ (bắt buộc) hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Bạn nên theo đúng liều lượng đã được nhà sản xuất khuyến cáo dùng.
Chào chú Trịnh Văn Ba và @nguyenhoang, tưới tự động thì có tưới tiết kiệm nước kiểu tưới bét phun, chảy vòi nhỏ, … và tưới theo kiểu nhỏ giọt. Ở cháu có đi tham quan nhiều mô hình tưới loại này rồi. Kiểu tưới tiết kiệm nước có nhiều nhược điểm, tưới lượng nước không đồng đều, số bụi trên mỗi lần tưới không lớn, ưu điểm đầu tư rẻ tiền dể tìm mua ở thị trường…
Kiểu tưới nhỏ giọt có nhiều ưu điêm hơn, nhưng đầu tư đắt tiền, phải sử dụng dây nhỏ giọt chuyên dụng, tưới được diện tích lớn, có thể tự động hóa từ tự đông tưới theo độ ẩm, tự bón phân theo đường ống theo lập trình định sẵn,… điển hình như hệ thống tưới nhỏ giọt của Netafim Irael công nghệ hiện đại nhất thế giới, ứng dụng cho vườn tiêu chổ cháu cung nhiều, hay nỗi bật điển hình như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức làm nông nghiệp ở Camphuchia, Lào trồng cao su, cọ, mía đều xài công nghệ này cho hiệu quả rất cao. Một mẫu tiêu đầu tư khoảng 60 triệu, sẻ được chuyển giao công nghệ tưới, bón phân,…
Sẻ giảm lượng phân, nước, nhân công, thuốc rất lớn, lợi nhuận mang lại chỉ cần một hai mùa là lấy được vốn đầu tư.
Cháu không có vốn nên chỉ sử dụng tưới tiết kiệm nước bằng bét phun loại nhỏ xíu tưới cho vùng đất quanh gốc tiêu thôi, sau này có tiền mua thêm ống nhỏ giọt gắn vào nữa là được.
Em chào anh!
Kiểu tưới béc phun mà anh đi tham quan nhiều nơi đó có phải là đầu béc tưới sản xuất tại Việt Nam mình hoặc nhập từ Trung Quốc, Đài Loan những loại đó thường có giá thành rẻ hơn. Em tìm hiểu thì thấy các loại đầu béc tưới phun mưa của hàng Nelson Mỹ thì giá thành đắt hơn có cái tưới 450.000 nghìn 1 cái nhưng xem các clip ứng dụng loại đầu béc này trong nước mình còn ít quá nên chưa rõ được giá thành lắp đặt và hiệu quả chính xác ra sao.
Béc tưới cho Hồ tiêu nên xài loại dùng cho tưới rau giá dưới 8.000 đồng 1 cái , đường kính tưới 4m, đấu thẳng vào ống xương cá phi 21. nếu dư dả thì mua ống xịn PVC còn không thì chạy ống mềm, cứ 2 hàng tiêu rải 1 hàng béc, 2 cây 1 béc . Béc tưới của Nelson Mỹ giá đó rồi đến khi hư hỏng linh kiện lấy đâu mà thay, chưa kể tia nước mạnh quá làm tuột rớt dây tiêu, rách lá. Bạn nào đã dùng các loại béc của các cơ sở ở Đak lak để tưới cà phê thì biết ưu và nhược điểm của nó, không lẽ ở mấy cái góc lại xách vòi đi dí mà tưới phun ra ngoài đường hoặc vườn người khác thì hơi phí phân bón nếu dùng hệ thống pha phân hóa học kèm theo…
Cải tiến phương tiện, dụng cụ lao động là cần thiết, để tăng năng suất lao động, và giảm chi phí sản xuất, đáp ứng kịp thời trong trường hợp cáp bách,… mình đang tìm hiều các loại béc phun, và hệ thống dẫn, để lắp hệ thống tưới nước và bón phân cho vườn tiêu của mình. Rất mong nhận dược nhiều thông tin và kinh nghiệm của các bạn … để có giải pháp hiệu quà cho việc này… Xin chân thành cảm ơn.
Lắp hệ thống tưới tự động. Các bác nên lắp béc phun, không nên làm nhỏ giọt. Vì nhỏ giọt chỉ tưới được 1 bên thôi, bên kia ko có nước. Rễ tiêu sẽ cháy. dẫn đến chết.
Cùng các bạn đang băn khoăn về cách tưới nhỏ giọt.
Tôi trang bị đã lâu hệ thống này : Ống 60 chạy từ đầu rẫy đến cuối, ống 40 xương cá ra 2 bên 2 van 40 từ ống 60, từ ống 40 chạy doc giữa hai hàng tiêu là ống 21 (theo tôi nên dùng ống 27). Từ ống 21 dùng ống 5ly vào từng gốc tiêu, dùng van mầu xanh (thường dùng cho hồ cá kiểng trong nhà), có nút điều chỉnh ra 2 vòi đặt 2 bên gốc tiêu. Máy 2 ngựa của tôi bơm 1 giờ mỗi gốc tiêu 70 lít trong mùa nuôi trái, 5 ngày 1 lần, bón phân qua đương ống tốt (chú ý 2 đầu ống 21 không dán, có nắp mở ra dể lâu lâu xả cho tạp chất của phân thoát ra). Nhươc điểm mùa nóng kiến hay làm tắc đầu ống, hay chó gà làm sai lệch vi trí, cũng như sau mỗi lần xịt, nên mỗi lấn tưới luôn phải kiểm soát.
Bây giờ cũng có người đã dùng mỗi doc sát hàng tiêu đặt ống 27 sát gốc, rồi khoan 3 lỗ : ngay gốc và 2 bên, gần ống 40 dùng 3ly, xa tí 4 ly rồi sau cùng 5 ly, lỗ khoan thẳng đứng, nước phun dễ kiểm soát (tùy loại phân qua đương ống). Hệ thống này tốn tiền hơn, nhưng dễ kiểm soát và đỡ tốn công.
Cũng có một loại bét quay nhỏ xíu, ráp vào ống 5ly, tùy mạnh yếu, cao thấp (1 bet cho 1 gốc giá 3000$của VN -5000$ của Đài Loan) đường kính từ 1m cho tới 1,5m.
Mình đang có ý tưởng dùng bec quay tưới ca phe cải biến cho giọt nước nhỏ hơn quay đường kính 25m có dược không ? và giọt nước lớn nhất là mấy ly đế tránh thiệt hại cho tiêu…? Nếu ý tưởng này thành công, thì phí lắp dặt rất nhẹ, mong các bạn giúp mình thêm kinh nghiệm.
Chào anh @hienchau!
Tôi 56 tuổi, xin phép được gọi anh là anh. Ý tưởng của anh, em đã dùng hơn một năm rồi. Như thế nầy anh à!
Nhà sản xuất béc tưới cà phê là béc cánh bướm có hai đầu. Một đầu tia nước xa lổ 8mm. Lổ gần 6mmm. Lổ nhỏ hơn tưới ngay gốc khoảng 2 trụ lổ 4mm. Tất cả làm bằng nhựa. Em đi độ lại nhờ thợ tiện đóng cái chemi lổ nhỏ hơn lổ cũ 2mm. Bên trong chemi xoáy rộng hơn ở đầu lổ. Bên trong 7mm bên đầu ra 6mm hoặc 5mm.
Em dùng bơm 3,75kw. Hút sâu 22m đẩy xa tối thiểu 150m ĐK tia nước ước tính 27m. Tia nước phun rất nhiều sương, không rơi giọt to như lổ béc nhựa cũ. Tưới tiêu thì có loại ống cao 3,8m mình độ thêm 3 chân chống là xong.
Tuy nhiên có điều kiện đầu tư hệ thống tưới gốc vẫn kinh tế, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Hơn nữa các nhà khoa học vẫn khuyên chúng ta hạn chế tưới phun mưa cho cây tiêu vì nấm bệnh lây lan theo nước và theo chiều thẳng đứng.
Vài dòng trao đổi. Chúc anh sức khỏe.
Chào bạn, mình rất cảm ơn, bạn đã đưa thông tin, kinh nghiệm, trả lời, rất đúng lúc mình đang cần. Riêng về việc lây lan dịch bệnh cho tiêu, mình có mấy dòng chia sẻ sau:
-tưới béc phun quay, thấm ươt đều đất, rễ tiêu hoạt động, hút dinh dưỡng hiệu quả hơn.
-phân bón theo nước tưới trải đếu trên dất, được các ion trong đất giữ lại nhiều hơn, tránh thất thoát nên hệ số sử dụng sẻ cao hơn (hiệu quả hơn).
-dộ ấm trong vườn cũng cao hơn, phù hợp cho môi trường của cây tiêu.
-giảm được nhiệt độ trong vườn vào mùa nắng nóng.
-theo chu kỳ tưới (7 ng hay 15 ngày một đợt) thì cũng không lo lắng nhiều việc lây lan dịch bệnh.
-thân, lá, rễ cúa cây trồng đều có khả năng hấp thụ được dưỡng chất, và nước.
Chính vì rất nhiều ưu điểm trong phương pháp tưới này, thừa sức đền bù những lo lắng lây lan dịch bệnh của bạn. Mình đã dùng phương pháp tưới nhỏ giọt, nhưng thấy chưa hài lòng.
Ở Việt Nam ta nước dùng để tưới tiêu thật sự không thiếu lắm nên nói tưới tiết kiệm nước thì không phải vấn đề chính, nên nói là tưới tự động thì thích hợp hơn, vì mục đích là nhằm giảm công lao động, bón phân, …
Theo tôi thấy tưới tiêu có hai kiểu chính phổ biến nhất:
1- Tưới kiểu bét phun xòe thích hợp nhất bét 5mm (5ly), phun xòe đường kính 1m – 1,5m, phun cỡ 20 – 30 lit/h, tiêu làm bồn quanh tán lá sử dụng từ có thể 2 bét cho 1 trụ. Một lần tưới 200-300 trụ.
2- Tưới nhỏ giọt:
– Sử dụng đâu nhỏ giọt điều chỉnh được loại này nước nhỏ một chổ không lan rộng, nước thấm sâu và cục bộ hay bị úng nước chổ tưới nếu tưới quá nhiều, số trụ một lần tưới không nhiều, cỡ 200-300 trụ.
– Sử dụng dây nhỏ giọt (công nghệ tưới của Israel), có loại giây nhỏ bù áp và không bù áp:
• Loại không bù áp quấn quanh gốc phi 8, có nhiều đầu nhỏ giọt bên trong, cách 30cm một đầu nhỏ giọt, 1h/2lit/đầu nhỏ giọt, một gốc sử dụng từ 2-3m tương đương 6-9 đầu nhỏ giọt = 12-18lit/h, có thể tưới một lúc lên đến vài hecta, lượng nước tưới gần như đồng đều tuyệt đối cho mỗi gốc.
• Loại bù áp sử dụng dây phi 16, chạy dọc cặp theo gốc tiêu, bên trong có đầu nhỏ giọt, khoảng cách 40cm một đầu, 1lit/1đầu/1h, có thể tưới một lúc nhiều hecta, lượng nước nhỏ đều tuyệt đối, sử dụng cho mọi địa hình, đặc biệt cho vườn có độ dốc cao.
Thiết kế hệ thống tưới tự động:
1- tưới bét phun và đầu nhỏ giọt điều chỉnh bằng tay:
Đường ống cái chạy dọc theo chiều dài vườn, cứ 30 hàng trụ tiêu ngan đặt chính giữa đường ống cái nhánh ngan chạy ngan hết vườn cùng cỡ với ống cái dọc, đấu ống phi 27 vào ống cái ngan, chỗ ống 27 đấu vào ống cái ngan đặt một cái khóa phi 21, ống 27 chạy dọc theo hàng tiêu dài 15 gốc, cắt ống gắn vào đó đầu nắp vặn để xả cặn, cát sỏi,…, gắn ống 5 ly vào ống 27 dẫn vào từng gốc tiêu, đầu cuối gắn bét xòe hoặc đầu nhỏ giọt điều chỉnh bằng tay. Ống 27 có thể dụng cho 1 hàng tiểu hay giữa 2 hàng.
Ống 27 cuộn 100m 20kg/400.000 đ, ống 5ly 20.000đ/kg nhớ chọn loại ống tốt đồng đều ít mùi thơm để hạn chế mối cắn, bét phun xòe – đầu nhỏ giọt điêu chỉnh tay 5 ly cỡ 300-900đ/ cái,
Làm kiểu này chi phí tốn hơn xíu nhưng sau này có điều kiện mua ống nhỏ giọt 8ly không bù áp về găn vào là như hệ thống của Israel.
Còn hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel thì chi phí cho 1 hecta tiêu sử dụng ống không bù áp cở 50-60 triêu, sử dụng ống bù áp giá bằng một nửa.
Chào Nguyễn Ngọc Cường.
Ống nhỏ giọt 5ly giá bán ở đâu 20000đ/kg? năm vừa rồi tôi mua ở địa phương tôi là: 40000-50000đ/kg.(Hòa Hưng, Xuyên Mộc). Cách đây 4 năm, chương trình của tỉnh BRVT về áp dụng công nghệ nhỏ giọt cho nông dân có triển khai, nhưng giá cả lúc bấy giờ chương trình đưa ra cũng khá cao nên ít người áp dụng. Riêng tôi đã mạnh dạng nhờ Cán bộ của Tỉnh, phụ trách bên Nông nghiệp đưa về để lắp ráp. Riêng béc, và dây tưới 4 li, họ nói của lsrael nên giá thành khá cao. 1 béc lúc bây giờ là 7000, dây 4ly 1m là 5000. Vài năm gần đây trên thị trường có bán rộng rãi các mặt hàng dành cho tưới tiết kiệm nên cũng có nhiều sự lựa chọn cho bà con. Nay thấy giá thành của bạn úp lên khá rẻ, không biết có sẳn sàng chia sẻ cùng cộng đồng hay không?
Anh Cường ơi, cảm ơn anh vì bài viết rất chi tiết của anh. Anh có thể cung cấp cụ thể địa chỉ nơi anh mua cho bà con được không? Em thấy giá anh đưa ra rất vừa phải sẽ dễ làm.
Kính thưa bác Ba.
Thấy kinh nghiệm của Bác về trồng tiêu thật hay, bổ ích cho mọi người quan tâm kỹ thuật cây hồ tiêu. Tuy nhiên, về sử dụng thuốc trừ bệnh sau khi thu hoạch là hợp lý chưa, Vì thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch, thời tiết mùa nắng nóng, liều nấm có phát sinh gây hại nhiều không. Hay nên đưa vào phòng đầu mùa mưa thì có lẽ tốt hơn phải không bác.
Cháu thắc mắc, bài đăng có nêu là nên lấp hố vào trước tháng 8, vậy lâp xong thì thời gian nào vét ra lại hay để vĩnh viễn như vây? Thứ 2, làm như thế thì việc bón phân chuồng thực hiện như thế nào, cũng như các loại phân khác sẽ bị rửa trôi hết. Thứ 3, bác có nói là cuốc đất quanh gốc việc làm đó sẽ gây đứt rể tiêu và dễ mắc bệnh cho dù mùa nắng hay mưa. Cháu có chút ý kiến mong các bác góp ý ạ. Chúc bác sức khỏe
Xin chào bác Trịnh Văn Ba, nhà cháu có trồng được 100 trụ tiêu nay đã được 1 năm tuổi, gia đình cháu đang tiến hành đôn tiêu nhưng lại gặp một vấn đề là dây tiêu đôn được khoảng 1 tuần thì tự nhiên thối phần cây nằm trong đất và chết dần, cháu có cắt những đoạn dây đã bị chết lên ngửi thì thấy có mùi tanh thanh vì có mùi nồng, rất mong nhân được sự chỉ giúp của bác để khắc phục vấn đề này, hiện tại đang rất hoang mang chưa biết xử lý tiếp theo thế nào
Chào bạn Nghĩa
Theo kinh nghiệm của mình thấy thì khi đôn tiêu mình nên ngắt hết lá, khi gở dây tiêu xuống nên nhẹ nhàng đừng để trầy xước, khi đôn cho dây tiêu khoanh xung quanh hố cần đôn, chỉ lấp thật ít đất hoặc chỉ vài cục đất đè giử dây tiêu để dây tiêu bắn rễ, không nên lấp quá nhiều đất sẽ làm dây tiêu bị úng và hư.
Thân chào bạn
Chào Bà con,
Bà con cho em hỏi, em ở Đồng Nai đất trồng là đất đỏ có độ dốc cao, nên trồng giống tiêu nào là thích hợp? và đất đỏ có nên vắt rảnh cho thoát nước hay không? vì xung quanh bà con quê em không làm biện pháp này.
Thứ 2. Cây tiêu ở quê em thường thu hoạch được vài năm thì bắt đầu chết hàng loạt nguyên cả khu, nếu em làm đúng kỹ thuật như chia sẻ trên diễn đàn mà những người khác ở quê em không làm thì liệu có bị ảnh hưởng lây bệnh khi cây tiêu bệnh chết hàng loạt hay không?
Xin chân thành cảm ơn.
Chào anh Minh Hoàng
Không biết anh ở Đồng Nai mà huyện nào ? năm nay thời tiết mưa sớm, các vườn khu vực em ở tiêu ra lá non và ra bông rất nhiều, hiện gia đình và bà con đang cất tập bón phân, phun thuốc kích thích mầm hoa để rước cho cây ra trái, bên anh có bị giống vậy không ?
Chào cộng đồng, thân chào chú Vịnh !
Cháu có mấy thắc mắc nhờ cộng đồng giúp đỡ. Cháu có khoản 50 nọc tiêu trâu trồng xen trong vườn càfe (trụ cây sống cây keo Cuba cao 5m) tiêu rất sung, rất nhiều lá nhưng lại rất ít trái. Mới vừa thu hái xong được 2 ngày, bây giờ làm sao để ra điều hòa cho vụ tới. Đăk lăk bây giờ mưa nhiều nên không thể hảm nước được, vậy có nên xả lá không nếu được thì xả vào thời điểm nào. Mong cộng đồng giúp đỡ.
Bạn dùng vòi phun áp lực cao hoặc các biện pháp cơ học thích hợp để xả lá.
Khoảng 1 tuần sau đó dùng phân sinh học có các chất điều hòa sinh trưởng như auxin, GA3… có trong Biosol+Biogel để kích thích ra bông mạnh và đồng loạt.
– Chào Minh Hoàng, bạn ở huyện nào ? Theo mình thì giống nào trồng cũng được, và tùy thuộc vào hiểu biết và chăm sóc, qua sự tham khảo các kinh nghiệm trên diễn đàn. Hơn nữa, tiêu bạn đã trồng rồi mà. Đất có độ dốc cao thì luôn luôn phải khơi mương, để thoát nước nơi cố định. Nhưng theo tôi, bạn nên trồng ngay cỏ đậu phung dại, để tránh cho đất không bị xói mòn, bạn đừng nghĩ trồng cỏ sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng ngược lại, nó cho ta hàng tấn phân xanh, nơi trú ngụ cho giun (trùn) và chính giun cho ta một lương phân quý. Hơn nữa dưới bộ rể cỏ này tôi chưa hề thấy nhiễm tuyến trùng, mặc dù rễ to nhỏ trắng phau, trông rất “ngon”.
– Tiêu chết hàng loạt thì nơi nào mà không có, nhưng hầu như chì có ở những hộ chỉ dùng phân và thuốc
hóa học lâu năm. Bạn làm đúng như trên diễn đàn hướng dẫn, nhưng hướng dẫn theo sinh học hay hóa học?
Luôn luôn diễn đàn này khuyến khích hãy dung sinh học, còn hóa học chỉ buộc dùng khi trị bệnh. Chung quanh chết, chắc chắn bị ảnh hưởng, nhưng quan trọng bạn chăm tiêu khỏe… và phong ngừa tốt.
Tôi ở Sơn Thành, Tây Hòa, Phú Yên, hiện tôi có vườn tiêu năm thứ 4 đang cho trái bói, khoảng 1.000 nọc diện tích 60mx120m. Thấy các thành viên của cộng đồng nói về cách lắp hệ thống tự động tưới nhỏ giọt sao tốn nhiều tiền quá, tôi đã lắp xong hệ thống tưới chưa hết 10 triệu đồng đã hoạt động hơn 40 ngày rồi, tương đối hoạt động rất có hiệu quả, xin gởi đến cộng đồng trồng tiêu tham khảo: Giếng khoan 53m có sẵn, Hồ chứa nước 9m3 có sẵn, máy bơm 1h5 hỏa tiển sản xuất Đắc Lắc có sẵn. Từ trước đến nay tôi bơm tưới xả trực tiếp theo hệ thống 20m một van xả ống phi 27 mỗi tuần tưới một lần vào 2 ngày đêm thứ 7 và chủ nhật, nhưng vừa rồi nắng quá gắt nên tiêu đang có trái bị héo, bí quá tôi lấy 16 ống phi 60 chia làm 3 dàn tưới gắn vào 3 ống xả hồ nước làm hệ thống cấp chính gắn vào hệ thống xương cá một bên mỗi dàn: 6, 6, 5 ống phi 21 dày 2ly7 tổng số 500 ống gắn bắng T60 giảm 21 sau đó cho đi sát vào từng gốc tiêu, điểm cuối của mỗi đường ống phi 21 được lắp kín bằng T phi 21 nối với van một chiều gắn vào hệ thống dẫn tưới xả T phi 27 hai đầu phi 21, dùng ruột bút bi hết và cước cắt d từng đoạn ngắn 2cm làm van điều tiết. Mua một rờ le tự động gắn vào hồ nước để bơm tự động. Sau 40 ngày tưới rất tốt, bón phân, thuốc vào hồ tiện lợi. Mong diễn đàn ai con nhà nghèo tham khảo.
Xin chào a Phạm Văn Chiêu
Cho em hỏi là ống phi 21 sau khi ráp vào phi 60 và chạy dọc theo từng hàng tiêu rồi anh có nói là dùng ruột bút bi đã hết và cước để điều tiết! Chỗ này em chưa được hiểu cho lắm. Vậy mình làm thế nào để gắn được ruột bút bi vào ống phi 21? ráp theo chiều nào ạ? Với lại như anh nói thì hệ thống van xả của anh như vậy là không cần dùng máy bơm để bơm ra ống phi 60 nữa phải không anh? Nếu như em muốn làm 1 hệ thống như vậy thì có thể đặt trên điểm cao nhất của vườn em và xả xuống được không (vì vườn nhà em có độ dốc khoảng 10 – 15 %). Vậy em có thể áp dụng như anh được không?
chào bạn Mạnh Cường. Hồ nước xây nơi có độ dốc điểm giữa đầu cao nhất vườn, vì nước không chảy ngược từ thấp lên cao. Cứ mỗi gốc tiêu mình dùng đinh 5 phân ấn vào xoay xoay cho vừa ấn đút được ruột bút vào, mình cắt cộng cước dài hơn đoạn ruột bút mình bẻ gấp 0,5 mm đút vào lỗ ruột bút sao cho đoạn gấp vào trong ruột bút còn thừa ra ngoài một ít để khi tắt mình xoay. Nước tự chảy khi đến mức nước chết rờ le tự động bơm. Hồi trước khi lấp mình bơm xả trực tiếp mỗi tháng trả khoảng 500.000đ tiền điện , tháng này mình chỉ trả 115.000đ nhưng nước tưới cây đang mang quả nhưng phát đọt non ra bông tiếp mình phải đi hái bông non. Bạn làm được rất rẻ nhưng hiệu quả, có gì điện thoại mình trao đổi thêm. ĐT 0983571276
Xin chào anh Vịnh. Sắp tới em dự định bổ sung nấm tricho + pseud để ngừa bệnh. Anh cho em hỏi nếu trộn hai thứ này lại + biogel thì có được không anh. Và nếu mình dùng biogel biosol thay cho một lần bón phân NPK có được không, vì là nông dân hiểu biết kém nên hay làm phiền anh mong anh thông cảm. Rất mong nhận đươc phản hồi của anh. Xin cảm ơn anh nhiều.
Chào @Việt
-Tricho+Pseud pha chung với Biogel thì quá hợp lý, vì có nguồn nuôi dưỡng.
-Giảm bớt lượt dùng phân hóa học, tuy nhiên phải chú ý liều lượng thay thế.
Thân
Chào chú Nguyễn Vịnh. Cháu ở Gia Lai. Tiêu cháu mới trồng đươc gần 1 năm, tiêu lên được gần nửa trụ thì bị quăn lá đọt và bạc lá rất nhiều. Hiện cháu đang dùng thuốc sâu kết hợp với phân bón lá vi lượng phun đươc 2 lần rồi mà vẫn chưa thấy đở. Chú là người có nhiều kinh nghiệm xin được chú chỉ giáo. Chúc chú sức khỏe.
Chào @nguyễn văn tiên
Hiện tượng này cho thấy khả năng bị tiêu điên rất cao. Có thể sử dụng phân biosol+biogel có các trung vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin, GA3… kết hợp với tích cực chăm sóc tổng hợp như tưới nước, bón phân đầy đủ, cân đối, xới xáo đất cho thông thoáng, xử lý côn trùng chích hút… để hồi phục trong vòng 2-3 tháng.
Nếu không cải thiện thì nhổ đưa đi tiêu hũy, xử lý môi trường và chọn giống tiêu khác trồng lại, không trùng giống đã bị điên, kéo dài thêm chỉ tốn kém mà hiệu quả cũng thấp.
Thân
Cảm ơn chú đã chỉ dẩn. Cháu sẽ làm theo cách của chú. Chú cho cháu hỏi thuốc nhúng mùng dùng để fun cho cây tiêu để xua đuổi côn trùng chích hút đươc không ạ và có thể fa chung với phân bón lá được không chú. Nhờ chú tư vấn thêm giúp cháu.
@van Tien, tiêu của bạn bị quăn lá đọt và bạc trắng, quăn lá như bạn nói theo tôi đó là triệu chứng của tiêu điên “đọt: những lá mới ra, xoắn tít lại, bị nhỏ lá và mầu trắng bạc”. Bạn nên cắt bỏ phần đó, vì mới bị do côn trùng chích hút đem virus lây qua, và chỉ lây ở phần đó thôi, để lâu sẽ lây tiếp nơi khác. Thiếu magne cũng trắng nhưng lá không xoắn, cũng như thiều kẽm lá bạc thịt lá và gân lá vẫn xanh và mép lá lượn sóng tôn từ cuống lá đến đầu lá. Thiếu calci chỉ khác là mép lá không lươn sóng tôn, đều sảy ra ở lá lớn.
Kết hợp thuốc sâu với phân bón lá thì còn gì là mục đích nên “cũng chưa thấy đỡ”, bất cứ loại thuốc sâu nào cũng không bao giờ được trộn chung với phân, sẽ giảm hiệu lực của cả 2 loại, có khi mất luôn.
Cảm ơn @Văn Lập đã chia sẽ. Hôm nay ra vươn cột dây nhìn vườn tiêu thấy buồn quá. Cách đây 2 tháng ai vào vườn mình thì đều khen tiêu đẹp. Vậy mà giờ lại bị như vầy. Mà mình thấy các vườn khác gần vườn mình cũng dang bắt đầu chớm bị. Ở dưới thì cành nhánh xum xê lá xanh đẹp. Nó chỉ bị đoạn ở trên đọt thôi. Đúng như bạn nói nếu không cắt bỏ đoạn đó thì nó lan dần hết cả cây.
Có thể kết luận do cháu cắt giống không đúng cách làm rối loạn sinh lý, gây ra tiêu điên.
Xem thêm bạn @Văn Lập ở đây nè:>> http://www.giatieu.com/de-nhat-tieu-mien-dong/3674/
Chào mọi người.!
Cho mình hỏi ai ươm cây ngúc ngác (nuc nac ? mới nghe không rõ tên) ai có giống ở gần BMT ĐakLak cho mình địa chỉ sdt để tham quan hoc hỏi được không?
Ai có hạt cây giống không? lhệ: 0977477597
Xin cám ơn
Hiện tại nhà mình ở K’Bang Gia Lai trồng cây này, cây lớn rất nhanh, dễ sống nhưng 2,3 năm đầu hay bị sâu đục thân và dễ gãy, nhưng giờ thì không bị như vậy nữa. Tại mình đốn ngọn nên không còn trái chứ còn mình có thể chia sẽ cho bạn. Đặc biệt cây này kiến hôi nhỏ rất thích làm tổ.
Nhà mình ở Hòa Phú đây, nhà mình chỉ trồng muồng và lồng mứt thôi. Trồng xen cafe nên hơi chậm. Ưu điểm của muồng là lơn nhanh nhưng rong tỉa cành hơi vất vả. Còn lồng mứt thì chậm lớn hơn, da sần sùi tiêu bám tốt, rong tỉa cành ít tốn công sức hơn.
Xin chào cộng đồng giá tiêu!
Theo tôi được biết thì nấm trichoderma có khả năng kháng bệnh chết chậm chết nhanh, nhưng tôi mới thấy nó chỉ ủ với phân hữu cơ còn đổ trực tiếp ra tiêu thì chưa thấy. Vậy nên tôi muốn hỏi là nếu dùng tricho đổ trực tiếp thì có được không và liệu nó có bị ảnh hưởng gì không. Mong mọi người trong cộng đồng giá tiêu giải đáp thắc mắc giúp tôi , xin cảm ơn.
Chào bạn. Nấm tricho có nhiều dòng, mỗi dòng có một chức năng chính.
Dòng nấm tricho bạn hỏi được sản xuất thương phẩm ở dạng phân vi sinh dùng để bón gốc hay phun lên lá. Phần lớn được nhà sản xuất ghi trên bao bì là trichoderma sp.
Kính gửi các anh!
Em thấy ở trên, tác giả nói là bổ sung mỗi năm 3 lần Trichoderma cho hồ tiêu nhưng em không thấy nói bổ sung nấm bằng cách nào ạ?
Anh có thể giới thiệu giúp em cách bổ sung không ạ?
Em cảm ơn anh nhiều!
Có 2 cách để bạn bổ sung vi nấm Trichoderma cho hồ tiêu:
1. Sử dụng phân vi sinh bón gốc, thị trường có bán trong túi 1-2 kg. Bón khoảng 20-30gr/gốc.
2. Loại dung dịch nước, chai 200-500 ml. Pha với nước hoặc phân bón lá để phun.
Ngoài ra còn có loại viên men có thể nhân sinh khối trước khi sử dụng.
Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý chất lượng thương phẩm mới là vấn đề…!
Chào cộng đồng ! Thưa các bạn đang quan tâm, cái hay của Diễn Đàn là vậy. Tôi rất vui vì có rất nhiều bạn suy nghĩ, suy diễn và làm giống như mình. Có bạn hỏi, có người trả lời, tôi rất hài lòng về những câu trả lời đó (xin các bạn hỏi đừng trách tôi, khi những câu trả lời rất hoàn hảo, tôi lên tiếng sẻ là thừa).
Qua đây, tôi muốn nói về mặt trái của nấm trichoderma để các bạn tham khảo và sử dụng cho hợp lí.
Từ năm 2007, tôi đã sử dụng loại nấm này để phòng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu. Nhưng với các loại cây trồng khác tôi chưa dùng, vừa qua, do sự lẩm cẩm, tôi đã dùng loại nấm này xịt cho xoài khi đang ra bông xem nó thế nào !
Chưa đầy tuần sau kết quả cực tốt, nấm trichoderma trắng phớ hết tất cả các chùm bông xoài, vì vậy, các loại bệnh khác sao chen chân vô được. Nhưng rồi hoa đen, cành vàng nhanh chóng rụng, tôi vội vàng sử dụng thuốc trị nấm nhưng đã muộn. May mà mới xịt thử một cây, bây giờ tiêu đang ra bông bảo xịt lên trụ tiêu thì tôi không dám.
Ở Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, có rất nhiều loài cây có hoa chùm như : xoài, vải, nhãn, bơ… Đó là môi trường rất tốt cho trichoderma phát triển. Nếu bạn còn bán tín bán nghi thì cứ thử cho biết, xin các bạn lưu ý thử một ít thôi nếu cần xử lí thì dùng cacbenzin xịt kĩ một lần là xong. Đôi điều chia sẻ, nếu không như ý bạn có thể ” la ” số đt : 01673454816
Thân
Đã từ lâu mình nghi ngờ dùng nấm phun lên thân, cành lá, hoa, trái của cây trồng, vì chưa trả lời được chúng ăn gì để sống, nếu không có thức ăn, chúng ăn vào cây trồng thì lợi bất cập hại, nên đã chưa lần nào sử dụng, mong bà con cẩn thận.
@ bác Trịnh Văn Ba: xã hội loài người tiến bộ nhờ những tìm tòi như bác nói chứ nếu chỉ làm theo lối mòn và kinh nghiệm thì không bao giờ phát triển được. Tuy nhiên, để tránh rủi ro thì khi thử nghiệm bất cứ điều gì, chúng ta cần có kế hoạch và kỳ vọng tõ ràng kết quả sẽ đạt được sau thí nghiệm.
Khi làm, dù lý thuyết có vững đến đâu thì cũng chỉ nên bắt đầu quy mô nhỏ. Nếu thí nghiệm thành công thì sẽ thử quy mô lớn hơn và tiếp tục theo dõi tác động của quy mô nhỏ trong dài hạn. Nếu vẫn thành công và không có tác dụng phụ gì trong dài hạn thì mới nhân rộng.
Có nhiều tác hại mà khi suy nghĩ, nhiều khi chưa thấu đáo được hết các vấn đề phát sinh, chỉ có thực nghiệm mới cho ta được câu trả lời chính xác là suy nghĩ của mình đúng hay sai.
Chúc bác được mùa được giá và có các đóng góp cho cộng đồng và những thí nghiệm thú vị.
Thân chào cộng đồng giatieu.com!
Hiện tại vườn tiêu nhà cháu bị bệnh rầy rệp đen chích hút dù cháu đã phun nhiều loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt nhưng không hiệu quả mà còn lây lan nặng lên cả vườn, Loại rệp này một số người bảo cháu là Rầy Mòng Hóng, vì lá nó nó có màu den một lớp như mòng hóng, còn cành tiêu thì lại co những con rệp màu đỏ nhỏ nhỏ, và lâu ngày thi cành lại bị đóng cục rất cứng. Cháu đã chụp hình nhưng không post hình lên được trong phản hồi cho bà con nhìn thấy và chia sẻ cho cháu cách chữa.
Vậy bà con nào trong cồng đồng giatieu đã bị rầy đen như trên và phun thuốc được mong bà con chia sẻ cho cháu. Mong bà con ai đã chữa được cho cháu tên cụ thể thuốc sâu trừ bệnh cho cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Loại rầy này có gì mà ghê gớm. Nếu không chết bạn nên xem lại chất lượng thuốc của mình dùng. Theo mình bạn chỉ cần dùng 1,5 chai BASA cho vào phuy 200l phun đều là chết sạch. Còn nếu bạn dùng bi58 thì dể bị cháy ngọn tiêu. Vai dòng chia sẻ cùng bạn.
Chào cộng đồng, chào các bạn !
Nhưng loại rầy rệp đó trị rất đơn giản chỉ dùng đúng thuốc là được.
– 1. Bạn sử dụng Dragon xịt kĩ hai lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần thì giống rầy rệp gì tồn tại được (lưu ý 1 lít dung dịch đã pha chỉ xịt đủ cho một cây cà kinh doanh).
– 2. Sử dụng Amitage xịt kĩ 1 lần cũng xong.
Dùng các loại thuốc khác hiệu quả không rõ ràng.
Thân chào
Chào cộng đồng. Chào anh @hienchau. Suy nghĩ của tôi cũng như anh @hienchau vây. Theo tôi hiểu nấm trichoderma không hoạt động hoặc chết ở khô hạn, nhiêt độ cao và ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng tôi đọc một số bài chia sẻ và bình luận là phun trichoderma lên cây tiêu, phun như vậy có đảm bảo điều kiện cho tribioderma hoạt động hay không. Mong mọi người trên cộng đồng giải thích giúp. Xin cảm ơn
4 nhóm hữu ích của vsv, phân chia theo ích lợi là:
1/nấm đối kháng: chống bệnh, trichoderma, pseudomonas…
2/nấm khuẩn phân giải hữu cơ: làm hữu cơ mau hoai mục, trichoderma…
3/nấm khuẩn cố định đạm: rizobium cộng sinh với cây họ đậu, dùng đạm khí trời chế biến đạm cho cây trồng…
4/nấm khuẩn phân giải lân: biến lân khó hấp thu thành lân dễ hấp thu cho cây trồng
Tùy từng dòng mà năng suất của chúng có khác nhau và sống, trong môi trường căn bản là đất, độ ẩm, ánh sáng tối, không khí thuận lợi, pH thích hợp, và nhiều chất hữu cơ dủ trung vi lượng giúp chúng phát triển, và làm việc tốt, cải tạo đất, cho đất ngày một mầu mỡ hơn,… trong công nghệ sinh học, còn nghiên cứu những dòng, chủng vsv có ích cho cây trồng, vật nuôi, và hiện tại là thời điểm của công nghệ vi sinh thay thế dần hóa học cho nông nghiệp.
Cháu xin chào các bác các chú. Cháu vô tình vào trang này đọc thấy rất hay. Mọi người giúp nhau kinh nghiệm trồng tiêu. Vậy cháu nhờ mọi người tư vấn giúp cháu với. Trước đây nhà cháu cũng trồng tiêu nhưng bị chết cả vườn, vậy bây giờ phải xử lý đất như thế nào để trồng lại được ạ?
Cháu xin các bác các chú chỉ dùm với nhé. Cháu xin cảm ơn!
Chào bạn Mai Anh. Muốn chăc ăn hơn bạn nên xừ lý đất bằng giải pháp hóa học trước 15-20 ngày, đế diệt vsv gây hại. Rồi xử lý bằng biện pháp sinh học để ngừa bệnh. Chúc bạn thành công
– Đào lật đất lên để phơi đất, kết hợp bón vôi khử trùng (hay nhất là mượn đất không nhiễm bệnh thay thế).
– 15 ngày sau , trộn thêm 1 số loại thuốc trị tuyến trùng và nấm bệnh.
– Trước khi trồng 1 tháng, tăng cường phân hữu cơ và nấm đối kháng Trichoderma.
Xin cảm ơn hienchau và duongtam nhưng làm ơn chỉ giúp Mai Anh nên dùng loại thuốc gì với. Nói thật về thuốc BVTV Mai Anh cũng không rành lắm. Nhà Mai Anh còn một ít tiêu trồng 2 năm theo mô tả thì đó là tiêu điên nhưng gần đây lá tiêu lở to nhưng lá vẫn chưa xanh lắm, bố mẹ bảo tiêu có dấu hiệu hồi phục, như vậy có đúng không? Nếu đúng thì bây giờ nên chăm bón như thế nào cho hợp lý. Mong mọi người chỉ giúp Mai Anh với nhé. Xin cảm ơn!
Chào chú Ba và cộng đồng giatieu.com. Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu không biết bị bệnh gì mà nó cứ bị rụng lá chân. Giờ cháu phải sử lý như thế nào dể không bị lây lan. Chú và bà con giúp cháu với.
@Mai Anh : Xem lại các bài “Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc”
@Bá Bình : Hiện tương rụng lá chân : vàng từ trong vàng ra đầu cành sau đó cũng rụng từ trong rụng ra đầu cành, sau đó vàng dần lên các cành phía trên , châm phân cũng không xanh lai được, cây có vẻ không hấp thụ phân hoặc hấp thụ rất ít…, đó là đã bị tuyến trung xâm nhập, cần trừ ngay.
Chào chú. Cháu xin cảm ơn chú và cảm ơn cộng đồng giá tiêu. Cháu muốn hỏi thêm môt tí nữa. Chú có cách nào để cháu trị tuyến trùng hiệu quả không chỉ cho cháu với. Tại thời diểm giờ tiêu cháu chưa vun bồn, giờ mưa thế này vun bồn có bị sao không hả chú.
Chào @ cao bá bình. Thời điểm này mưa dầm này chưa dám làm cỏ, sao dám vun bồn. Khi vun rễ bị tổn thương dễ bị thối và nấm bệnh dễ xâm nhập. Bây giờ bạn nên trị tuyến trùng là cần thiết, có thể đổ Tervigo hoặc Vimoca, hoặc Cáo Sa Mạc đều được… Khi đổ thuốc tuyến trùng bạn nên trộn Ridomil.
Các loại thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất Ethoprophos đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào danh mục cấm vì rất nguy hại với con người và môi trường do có gốc phốt pho cực độc.
Việt Nam chưa thấy cấm, được các hãng thuốc BVTV sản xuất với tên thương hiệu Agprycap, Etocap, Gold-goat, Nisuzin, Nokap, Saburan, Starap, Vimoca… chủ yếu để diệt tuyến trùng. Bà con lưu ý để sử dụng thận trọng hơn.
Vừa rồi cháu có đổ 2 chai Nokap và Tervigo để trị tuyến trùng, loại Nokap nước. Mà nghe nói Nokap cấm bán ở Việt Nam và độc mà ở trên cháu vẫn bán, mùi của Nokap thì nặng hơn còn Tervigo thi không có hay ít hơn, vậy cháu có thể dùng loại nào được mong bác chú, bác giúp cháu.
Chào các bác tôi đọc trên diễn đàn thấy khá nhiều thông tin bổ ích, cảm ơn vì đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người
Chào anh @trịnh văn ba, chào tất cả cộng đồng. Em có 1 thắc mắc như thế này nếu mình không làm bồn cho tiêu thì sao tưới nước cũng như bón phân hữu cơ thể nào, mà mùa mưa lắp đất đi đến mùa khô lại đào lên thì có ảnh hưởng tới rể tiêu không. Do chưa biết cách làm nên rất mong các anh chỉ dạy, cảm ơn nhiều.
Bạn cần làm sao cho phía trong gốc tiêu cao hơn ngoài 5-10 cm là được, để tiêu dễ thoát nước.
Vào mùa khô bạn xới đất giáp với tán lá để đắp sẽ không ảnh hưởng gì.
Chào các bác diễn đàn giá tiêu. Cháu có theo dõi và đọc rất nhiều bình luận trên diễn đàn thật có ích và ý nghĩa đối với những người làm tiêu. Vậy nhờ diễn đàn cho cháu hỏi một vấn đề là tại sao khi hòa thuốc phun cho tiêu lại có một số ý kiến cho rằng phải quậy thuốc theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Xin cảm ơn diễn đàn.
Chào bạn. Vấn đề bạn hỏi rất thú vị. Đó là hiệu ứng Coriolis nói về mọi vật khi chuyển động trên trái đất đều bị lực này chi phối. Bạn có thể tham khảo theo link này
>> http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_Coriolis
Chào cộng đồng.
Đất có mạch nước ngầm 1m thì có thể trồng tiêu được không? mong bà con chỉ giúp
Chân thành cảm ơn
Có thể trồng tiêu trên đất này cũng được, nhưng phải bảo đảm thoát nước tốt, không bị ngập khi mùa nước dâng. Phòng bệnh cho tiêu trên đất này nhiều vất vả, tốn kém lắm.
Nhưng tốt nhất là không nên trồng.
Mảnh đất nhà mình cũng cao lắm, không bao giờ bị ngập nước, tuy nhiên xung quanh là ruộng, vào mùa này nhìn xuống giếng đào thấy mực nước tầm hơn 1m so với mặt đất, nhưng mùa nắng thì giếng cạn khô, như vậy thì có trồng tốt ko bà con?
Chào cháu @hvacvn.
Cháu có thể trồng tiêu được nếu muốn, nhưng cần vun gốc cao lên, tuyệt đối không cho đọng nước quanh gốc tiêu trong suốt mùa mưa. Cháu bón nấm đối kháng trichoderma để bảo vệ vùng rễ và thường xuyên bổ sung quân số nấm tricho đầy đủ theo định kỳ.
Thân.
Cháu cảm ơn chú Vịnh nhiều ạ, luôn tiện cho cháu hỏi đất nhà cháu mùa mưa dùng cuốc nó lên từng lát chứ ko tơi xốp, mùa nắng thì cứng như nền nhà, vậy mình có thể làm cho nó tơi xốp bằng cách dùng phân chuồng ủ tricho và dùng phân hữu cơ không vậy? dạng đất như vậy tiêu có lên được không ạ? Cháu chưa trồng tiêu bao giờ nên nhờ chú và mọi người tư vấn giúp cháu ạ, Cháu kính chúc chú và mọi người sức khỏe và thắng lợi.
Trân trọng kính chào chú và cộng đồng giatieu.com ạ.
Chào cháu .hvacvn
Hãy nghe lời khuyên của @Trung Anh, ý bác cũng giống vậy. Vườn nhà bác có 1 khoảnh đất tương tự, mưa thì nhão nhoét, nắng vài hôm thì cứng như nền nhà và nứt toác, loại đất này trồng tiêu chi phí rất cao nhưng thu chẳng đáng là bao vì : mưa thì thối gốc rụng quả , nắng lên thì nứt toác rễ bị đứt lần nữa nên lời khuyên của bác là không trồng tiêu trên đất đó mà trồng cây khác phù hợp hơn, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Chúc cháu thành công !
Cảm ơn tất cả mọi người. Cảm ơn chú Vịnh.
nhờ có diễn đàn mà phần nào mình đã am hiểu hơn về đặc tính của cây tiêu. Cách chăm sóc tiêu nhà mình bấy lâu nay canh tác theo kinh nghiệm càng chăm tiêu càng xấu. Giờ đây mình đã tự tin nhờ vào giatieu.com
Xin cảm ơn mọi người !
Chào cháu hvacvn !
Số trụ tiêu nhà bác ở đất đó chỉ để cho nó đẹp vườn 1 cái tặc lưỡi cũng giống như mình trồng cây cảnh, còn cháu muốn trồng thì : giống như ở vùng bác nhiều người đang làm mua đất nơi khác về đổ lên, hiện tại tiêu lên rất đẹp rất nhanh, nhưng về sau thì chưa thể biết được.
@hvacvn – đất có hàm lượng chất mùn cao thì mới tơi xốp. Bạn bón phân chuồng cũng là một cách làm cho đất thêm tơi xốp màu mỡ. Nhưng đối với phân chuồng khi bón cho cây tiêu để hạn chế nấm bệnh thì bạn nên dùng phân đã ủ hoai mục và cần bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma !
Dạ cảm ơn @ho nam nhiều, vì nhà mình nuôi nhiều bò nên phân chuồng khá nhiều, theo mình quan sát thì gần chuồng gà đất rất tơi xốp, có lẽ nhờ có phân gà. Anh Minh Vịnh có nói ngày xưa đất anh ấy chai cứng như mặt đường do bón nhiều phân vô cơ, sau này anh ấy cải tạo lại theo hướng hữu cơ thì đất rất tơi xốp, hi vọng đất nhà mình cũng được như thế khi mình canh tác theo hướng hữu cơ. Mình chưa trồng tiêu nên còn nhiều thắc mắc, nếu có gì sai sót mong bà con thông cảm.
cả nhà cho mình hỏi tiêu nhà mình vừa cắt dây được 2 tháng có vài biểu hiện sau là tiêu nhà mình bị gì và nên làm gì để trị:
– Lá non có màu trắng mặt lá nhăn ko phẳng
– Đất nhà mình hơi thấp nếu mưa lớn cũng bị úng đến hôm sau mới thoát hết
– Thời gian 2 tuần trở lại đây có vài nọc bị thối gốc
Cho mình hỏi tiêu nhà mình bị gì và xử lý sao. Mong mọi người tư vấn giùm. Thân
Xin chào@ sầm văn sơn. Theo mình thì bạn tích cực đổ gốc và bơm phân bón đa thành phần, loại như biogel-biosol, và kiểm tra nếu có côn trùng chích hút thì nên tiêu diệt triệt để. Còn đất nhà bạn bị úng nước thì nên đào mương thoát nước, để ngập úng như vậy rất nguy hiểm.
à bạn cũng nên kiểm tra độ pH đất của mình để có chế độ chăm sóc hợp lý.
Cho tất cả mọi người. Nhưng rất nhiều bạn không tin là chữa được, “nhiều kỹ sư nói vậy”.
Thưa cả nhà, cách đây nhiều năm,tôi bị bệnh phải nằm viện dài ngày lại học được nhiều điều nhất là điều trị kết hợp: truyền nước, thở oxy, chích kháng sinh… mà không ăn được, nhiều tháng năm sau đó, thức ăn chỉ sữa và cháo.
Khi tiêu bị bệnh, tôi cũng tuyệt vọng coi như đã hết cách. Nhưng nhờ thời gian nằm viện, tôi nghĩ tại sao mình lại không ứng dụng cách làm của y học vào việc phòng và trị bệnh cho tiêu? Nghĩ là làm, tôi đã thành công ! Tại sao phải đủ nước khi trị bệnh? tại sao không bón hoặc xịt phân khi tiêu đang bệnh? tại sao phải dùng cùng lúc nhiều loại thuốc vừa tưới gốc vừa xịt lên trụ? Xin thưa với cộng đồng là vì tôi ứng dụng cách điều trị của y học mà từ ngữ chuyên môn gọi là “phối hợp điều trị”. Tôi chỉ xin phép tâm sự chút ít, còn lại mọi người trên diễn đàn chúng ta tự liên hệ để ứng dụng. Chúc cộng đồng mạnh khỏe và thành công !
Chào các bác !
Đây là lần đầu tiên cháu tham gia diễn đàn về cây tiêu.
Nhà cháu có trồng khoảng 600 trụ tiêu, khoảng 1 tháng trở lại cho đến hiện tại tiêu nhà cháu bị vàng lá rất nhiều, có trụ bị chết dây.
Cho cháu hỏi bị bệnh gì ạ ? Chỉ cho cháu cách phòng trị như thế nào cho cây tiêu?
Cháu xin cám ơn !
Chào cháu @Nguyễn Ngọc Tiến
Chỉ mới khoảng 1 tháng trở lại, có thể tiêu nhà cháu đã nhiễm bệnh chết chậm do nấm Fusarium sp gây ra.
-Cháu sử dụng thuốc trị nấm có hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl để phun và đổ gốc theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì, 7 ngày sau dùng Agri-fos phun và đổ gốc nhắc lại. Sau đó dùng phân sinh học Biogel+Biosol để hồi phục tiêu.
-Cháu bươi rễ ra kiểm tra, có nốt sần của tuyến trùng làm tổ thì kết hợp dùng thuốc có hoạt chất Carbosulfan để diệt luôn.
Có gì khó khăn trao đổi thêm với chú qua email.
Thân
Xin chào anh Nguyễn Vịnh. Vườn tiêu kinh doanh nhà em đã bị chết hết mấy trụ, vừa rồi em có đổ gốc ridomin và bơm agrifos 400 đỗ và bơm khoanh vùng, nhưng em thấy không khả thi. Cây giờ em tính đổ agrifos 400 mancozep toàn vườn và cũng bơm lên cây agrifos không biết em sử lý như vậy có hợp lý không mong anh cho ý kiến.
Chào @quốc việt
-Có vẻ như bạn đã sử dụng thuốc để trừ bệnh theo qui trình không hợp lý lắm.
-Có thể tham khảo kỹ nội dung tôi đã trả lời @Nguyễn Ngọc Tiến ở trên.
Thân
Thân chào cộng đồng, chào các bạn !
Cho dù có thâm niên trồng tiêu, nhưng tôi vẫn chỉ mới hiểu được 50 đến 60% về tiêu. Số % còn lại vẫn phải đang đi tìm và học hỏi (vấn đề này tôi đã nói trên diễn đàn). Hiện nay, tiêu đang chết tràn lan khắp nơi. Tiêu chết, người cũng mắc bệnh theo, ai đã trải qua sẽ đồng cảm và có chút kinh nghiệm phòng và trị bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu xin chuyển tới cộng đồng tham khảo.
Trên diễn đàn, có rất nhiều cách để ứng dụng. Nhưng có một điều tôi xin nói rằng : hãy tìm cách cho vườn tiêu thoát nước nhanh nhất có thể, bón phân đúng lúc đúng cách (cũng đã nói rất nhiều) thì sẽ hạn chế tối đa việc tiêu bị nhiễm bệnh. Từ này trở đi là thời điểm mưa dầm, tiêu sẽ còn chết nhiều nữa, nếu như mỗi nhà không có biện pháp phòng ngày từ bây giờ. Trị bệnh chỉ là hạ sách, phòng bệnh mới là thượng sách. Chúc mọi nhà mọi người mạnh khỏe, thành công.
Chào diễn đàn ! Chào chú Trịnh Văn Ba.
Chú vui lòng cho cháu tham khảo ý kiến của chú với. Nếu vườn tiêu bị bệnh chết nhanh khoảng chừng 30%, khi làm theo qui trình trị bệnh của chú và có chọn lọc một số qui trình của những thành viên khác thì mình có thể hạn chế bệnh khoảng 50% tiếp theo không vậy chú Ba ? Thật tình cháu rất tâm đắc với phác đồ trồng, chăm sóc và quản lí dịch bệnh trên cây hồ tiêu của chú. Cháu xin gửi lời cảm ơn tới chú trước. Chúc chú và gia đình luôn luôn sức khỏe tốt và hạnh phúc !
Chào chú Trịnh Văn Ba. Cháu trồng tiêu được 1 năm rồi nhưng chưa phun thuốc phòng gì hết. Hiện tại vườn tiêu sinh trưởng tốt. Vậy bây giờ cháu nên dùng thuốc gì để phòng bệnh ạ.
Em xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của anh Vịnh rất nhiều. Em xin chúc anh luôn khỏe.
Chào chú. Đây là lần đầu con tham gia diễn đàn, cho con hỏi mình làm bồn nổi như thế vậy khi tới mùa khô ta làm âm bồn lại thì có ảnh hưởng gì tới rễ tiêu không. Con cám ơn.
Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi là cách ủ phân chuồng với vỏ cà phê và tricho… làm như thế nào để đạt được hiệu quả cao vậy chú.
Bạn đọc bài này và xem comment, đọc để rút ra kinh nghiệm cho mình.
http://www.giatieu.com/u-xac-ba-thuc-vat-phan-chuong-bang-che-pham-trichoderma/3792/
Chào cháu @Trần Thành
Cách ủ phân vi sinh hữu cơ từ vỏ cà phê không có gì mới lạ, trên bao bì các loại men tricho để ủ cũng có ghi rõ. Quan trọng nhất là cháu phải mua được loại men ủ có chất lượng cao.
Lâu nay chú tư vấn cho bà con dùng kết hợp men tricho + phân sinh học biogel để ủ.
Thân
Hôm trước cháu mua mấy gói men tricho với phân biogel+biosol chỗ anh Ri.
Cháu ủ vỏ cà phê kết hợp tricho+biogel thấy khỏe hơn mà men lên rất đẹp.
Xin chào ! Chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com.
Xin cho cháu hỏi ! Về vườn tiêu nhà cháu cháu vừa cắt giống tới nay đã được 4 tháng 20 ngày. Nay đã lên được 2,5m lên rất đều. Nhưng bây giờ có vài trụ bị vàng lá và rụng đốt. Vậy cho cháu hỏi : đó là bệnh gì ?
Xin chú chỉ giùm cháu cách phòng và điều trị loại thuốc nào cho hiệu quả và đạt kết quả cao.
Cháu xin chân thành cảm ơn chú và cộng đồng giatieu.com.
Tiêu bị vàng lá rụng đốt có nhiều nguyên nhân. Bạn phản ánh sơ sài quá, không đủ cơ sở để chẩn đoán và đưa ra cách chữa trị giúp bạn được.
Hay bạn chụp vài tấm hình gửi qua email nhờ bác Vịnh xem cho.
Chào @dinh lam !
Theo trải nghiệm của tôi thì nguyên nhân tiêu bị bệnh như trên là do 2 vấn đề chính :
1- Úng nước
2- Sốc phân
Hậu quả là hỏng bộ rễ.
Cách khắc phục là – dừng bón phân, ưu tiên kích thich rễ, xịt thuốc phòng nhiễm trùng cơ hội.
Chúc cháu thành công !
Chú cho cháu hỏi dùng thuốc marsal thay thế cho thuốc amitage được không chú. Vì nó cũng có chứa họat chất carbosulfan.
Hoàn toàn giống nhau.
Marshal hay Amitage chỉ là thương hiệu do nhà sản xuất đặt tên.
Chào chú ! Cháu tên Minh Đức, cháu ở xã An Bình, H.Phú Giáo, T. Bình Dương. Vườn tiêu nhà cháu bị nhiễm bệnh chết nhanh, cháu đã thu gom hết thân và lá tiêu chết để thiêu huỷ. Nay cháu muốn trồng lại vườn tiêu đó. Cháu muốn hỏi chú cách xử lý đất bị nhiễm bệnh và cách trồng lại. Mong chú sớm trả lời.
Cháu xin cảm ơn chú !
Tạm thời bạn rải mỗi sào khoảng 2 tạ vôi bột rồi cày ải, xới xáo để phơi đất trong suốt mùa khô. Đến đầu mùa mưa mới tiến hành đào hố, xử lý, bón lót và chuẩn bị cây giống để trồng lại. Không rõ bạn trồng tiêu trên trụ sống hay…?
Chào anh Vịnh và mọi người. Cho hỏi rải vibasu rồi tưới phân biogel có ảnh hưởng gì không?
Anh phải cách ly khoảng 2 tuần mới an toàn cho vi sinh vật có trong phân biogel.
Chào chú! Vườn nhà cháu trồng nọc sống, mật độ hàng cách hàng 2m và cây cách cây 2m. Chú nói chi tiết cho cháu biết thêm. Cháu xin cảm ơn chú!
Trồng nọc sống với khoảng cách 2m x 2m thì quá dày, khó chăm sóc !
Trồng trụ sống tốt nhất là hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5m, cao từ 5 đến 7m. Chú ý hướng thoát nước và hướng mặt trời rất quan trọng, đừng bỏ qua.
Cháu xin được hỏi chú Ba ít kinh nghiệm, mong chú vui lòng chia sẻ cho cháu cũng như bà con là từ lúc chú thu tiêu xong tới bây giờ chú đã làm gì cho vườn tiêu. Trong giai đoạn này chú đã hãm nước chưa ạ. Chú cho biết cụ thể, nêu từng bước chú làm để bà con kham khảo chú nhé.
Cảm ơn duongtam !
Có thể nói, tiêu Việt Nam đầu là Phú Quốc, Kiên Giang cuối là Vĩnh Linh (Quảng Trị). Mỗi vùng miền địa lý rất khác nhau, mùa vụ cũng rất khác. Mọi người đã và đang rất lo sợ bệnh chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu, nhưng vùng chú và chú sợ nhất việc làm bông cho tiêu. Phải một tháng nữa ở vùng chú, vườn chú mới thu xong tiêu. Hai mươi năm qua chú vẫn đang đi tìm cách làm bông cho tiêu ở vùng của chú nhưng vẫn chưa gặp. Như năm nay do ảnh hưởng của El Nino chắc chắn tiêu nhà chú vùng chú sẽ được mùa.
Cây tiêu, nó chỉ sống và phát triển cho hiệu quả kinh tế ở những vùng địa lý nhất định do vậy mà từ bắc vĩ tuyến 17 trở ra. Soi trên bản đồ thế giới số diện tích trồng tiêu rất ít, nên tiêu rất đắt. Hơn 20 năm trồng tiêu ở vùng này chú rút ra được kinh nghiệm trồng tiêu quan trọng là thời tiết có hai cao một thấp :
+ cao thứ nhất : cường độ ánh sáng
+ cao thứ hai: nhiệt độ
+ một thấp: độ ẩm thấp
Phân, thuốc kích thích, và các vấn đề khác chỉ góp một phần rất nhỏ bé trong việc làm bông cho hồ tiêu theo cách trồng tự nhiên chứ không phải trồng theo công nghiệp…
Đôi điều trải nghiệm, chia sẻ cùng cháu.
FThân chào cộng đồng giatieu.com
Mọi người cho mình hỏi xíu. Tiêu nhà mình trồng được một năm phát triển tương dối tốt, nhưng hiện tại ko biết vì sao lại bị rụng đọt, trụ tiêu cao 2/3 trụ chỉ bị rụng 2-3 đốt trên đọt phần còn lai ko bị gì. Mọi người có thể chỉ cho mình cách trị bệnh và cho mình hỏi là mình có thể cắt giống này để trồng tiếp được ko.
Mong cộng đồng giúp đỡ, thân chào và cảm ơn mọi người.
Chào trandinhminh ! Không hình ảnh, không miêu tả kỹ… nhưng tôi đoán không nhầm là bạn dùng trụ bê tông hoặc gạch. 13 -14h chiều bạn cởi trần ra ôm trụ bê tông, nếu không có tiếng xèo xèo là may; nhất là “Tháng tám nắng rám quả bòng”. Nếu đúng vậy thì chống nóng !
Chào chú.
Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu được 4 năm, mà giờ tiêu đang đẹp đột nhiên bị vàng và rụng đốt chết dần cả bụi to. Bồn nhà cháu rât sâu. Có phải do đọng nước mà thối rễ ko ạ.
Chào cháu @ Tynguyen
Ngập úng sẽ gây ra thối rễ, nhưng thối rễ còn có nhiều nguyên nhân khác nữa. Như bón phân hóa học quá nhiều làm cháy rễ, ngộ độc chất hữu cơ từ phân vi sinh hay các chất thải khác được xử lý làm phân bón, nấm bệnh cơ hội tấn công mùa mưa, côn trùng cắn phá, tuyến trùng làm tổ trú ẩn để cạnh tranh dinh dưỡng.
Phải tìm hiểu kỹ càng mới xác định được nguyên nhân. Khá phức tạp cháu ạ.
Thân
Sau mưa dầm bị vàng lá, rụng đốt, thối rễ…thường là những bệnh nấm gây chết chậm.
Rụng nhiều lá xanh, cây héo rũ mới bị nấm gây chết nhanh.
Vài năm đã trôi qua ! Mọi sự đã biến đổi nhanh chóng ! Nhanh như biến đổi khí hậu vậy.
Tôi cũng đang cố gắng biến đổi theo để lựa theo thời… Tiếp tục cùng cây tiêu! Cách làm như vài năm trước là chưa đủ để sống chung với biến đổi khí hậu. Tôi sẽ bổ sung thêm trong bài viết tới đây để các bạn và cộng đồng tham khảo.
Hẹn gặp lại !
Mọi người ơi cho cháu hỏi. Vườn nhà cháu có rất nhiều con sùng đất màu trắng, cũng có nhiều giun đất nữa. Con sùng có hại gì không ạ? Nếu có thì diệt bằng cách nào ạ?
Rải các loại thuốc diệt côn trùng dạng hạt G, GR đều được.
Chỉ diệt sùng trắng, còn giun kệ nó…
Cám ơn @Tran Tu ạ. Ý là em em diệt sùng thì sẽ diệt luôn giun đất ấy ạ.
Giun sẽ tái sinh lại rất nhanh nếu vườn giàu chất mùn hữu cơ ở tầng mặt, không cần phải lo lắng…
Mong bác và chú Vịnh, với cộng đồng hồ tiêu giúp cháu việc này với ạ. Gấp gấp luôn…
Cháu xin phép được đi thẳng vào vấn đề luôn ạ. Cháu ở huyện Chư Sê – Gia Lai, năm nay lượng mưa quá khủng khiếp nên vườn nhà đã có hiện tượng nấm phytophthora làm rụng lóng và cháy lá. Hiện tại cháu đang chăm sóc 500tr với mô hình cây xoan và hệ thống nhỏ giọt, vấn đề cấp bách bây giờ là phòng và trị bệnh như thế nào ạ. Cháu rất mong cộng đồng giúp đỡ và sớm có câu trả lời.
Thân gửi cộng đồng !
Đã rụng lóng và cháy lá tức là đã phát bệnh rồi thì lo mà chữa chứ còn phòng gì nữa…
Để tư vấn được chính xác, gửi vài tấm hình thấy thật rõ dấu tích bệnh về email chú Nguyễn Vịnh ngay nhé !
Tiêu bị rụng lóng là do nấm Rhizoctonia solani gây ra, bệnh héo chết nhanh mới do nấm Phytophthora…
Cháu chào chú Vịnh và chú Trịnh Văn Ba ạ.
Cho cháu hỏi là cách sử dụng nấm tricho đó sao cho hiệu quả ạ. Và liều lượng 1 cây là bao nhiêu ạ. Mình rãi nấm tricho vào gốc rồi vun gốc cao lên có hiệu quả nhiều không ạ.
– Sử dụng theo hướng dẫn của NSX
– Rải rồi vun sẽ tốt hơn chứ. Vun cũng là 1 hình thức đảo trộn…
Trong chúng ta có rất nhiều người dùng trichoderma để phòng bệnh cho hồ tiêu. Nhưng đa số không biết cách sử dụng để phát huy hiệu quả thực sự của nó, thành ra tiền mất tật mang. Rồi lại chê, không dùng nữa. Theo kinh nghiệm hơn 10 năm sử dụng trichoderma ! Vườn, đất, phân bón phải đồng bộ… Tôi đã chia sẻ với nhiều bạn trong cộng đồng, nhưng có lẽ phải tổng hợp thành 1 bài viết thì mới hết được nội dung. Nói cho hết cho đủ nó dài quá. Cách tôi sử dụng có hiệu quả gần như tuyệt đối.
Chào chú Trịnh Văn Ba. Cảm ơn chú đã có những chia sẻ rất bổ ích. Nhưng tôi muốn diễn đàn trao đổi thêm về trichoderma để phòng bệnh có hiệu quả tốt. Có rất nhiều cty sản xuất trichoderma và tôi cũng đã sử dụng rất nhiều tricho để phòng bệnh. Nhưng vấn đề là trichoderma bảo vệ bộ rễ thì đã đem lại hiệu quả, nhưng những năm mưa nhiều thì cây nấm nhỏ có phát triển tốt không. Nhất là vùng có dịch bệnh nấm phytoph có thể tấn công bất cứ bộ phận nào của cây tiêu từ trên xuống dưới gốc. Tôi đã đã xử lý rất kỹ nấm có hại mới cho trichoderma vào, thời tiết mưa thuận lợi thì rất tốt. Năm nay chỗ tôi mưa nhiều như xối xả nên việc trichoderma không thể trụ nổi phytoph tấn công thân cành lá nên tôi phải xử lý hóa học. Chắc vào thời điểm giảm mưa mới bổ sung lại tricho được. Nếu mưa nữa thì chỗ tôi tiêu không biết có tồn tại nổi không trước nguy cơ xóa sổ. Rất mong các bác cho ý kiến thêm.
Cảm ơn giatieu.com…
Nấm bệnh tấn công cây trồng chủ yếu qua gián tiếp như gió, nước chảy, nước tưới hay vật trung gian đưa bào tử lây lan như côn trùng và kể cả người (qua giày dép)…
Thông thường, nơi đến của bào tử nấm bệnh nếu đã có sẵn tricho thì enzyme của tricho tiết ra sẽ tiêu diệt ngay. Vấn đề là quân số bên nào nhiều hơn thì bên đó sẽ thắng, vậy thôi.
Tiêu của bạn em như trong hình là bị gì vậy? Bạn ấy nhờ em xin diễn đàn tư vấn giúp.
Em cám ơn mọi người ạ.
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thienha1.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thienha2.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thienha3.jpg
Bị vàng lá chết chậm rồi. Phải dừng bón mọi loại phân bón để trị bệnh trước đã.
Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh có hoạt chất kép Mancozeb + Melataxyl 72WP, thương hiệu tùy chọn.
Theo tôi, cần phối hợp với thuốc trị tuyến trùng sẽ hiệu quả hơn !
Phối hợp, theo mình lợi bất cập hại vì không biết giữa các loại thuốc sẽ gây ra phản ứng hóa học gì…
Mình thường xử lý xong nấm bệnh, chờ đủ thời gian cách ly sẽ bón phân gốc kết hợp biogel+trichoderma để phòng bệnh và xử lý tuyến trùng luôn. Có thể phun phân bón lá để hỗ trợ cho nhanh.
Tiêu xóm nhà em bị bệnh giống trên hình, ra đại lý thuốc bán 4-5 thứ, vừa thuốc trị nấm (2 loại), thuốc trị tuyến trùng, thuốc kích rễ tiêu, thuốc hồi phục tiêu, phân bón lá… đại lý nói về trộn chung vừa phun vừa đổ gốc. Vậy là lần lượt cả xóm rủ nhau đi sạch sẽ. Nay mới biết bị sai chỗ nào…
Bạn thử đưa lên face hỏi mà xem…
Bà con nhảy vào ý kiến bàn tán tùm lum, chắc là dư đủ để tẩu hỏa nhập ma !
Em thấy thị trường có loại thuốc trừ bệnh sinh học, thành phần hỗn hợp nhiều loại vi sinh vật… Các anh chị đã sử dụng chưa? Hiệu quả thế nào? Xin mọi người chia sẻ.
Cần phân biệt trực khuẩn, xạ khuẩn hay vi nấm… để sử dụng đạt hiệu quả tối ưu !
Tất nhiên, nếu bà con hiểu được và sử dụng vi sinh vật đúng chức năng thì quá tốt.
Hóa học thường hay kèm theo những yếu tố không mong muốn và làm suy cây.
Bạn Ngok có thể nói rõ hơn cách sử dụng trực-xạ khuẩn, vi nấm trong phòng trị bệnh ? xin cảm ơn!
Hình như @ Lão Nông chỉ hỏi cho vui…
Mình nghĩ những hiểu biết này với bà con nông dân có thể còn hạn chế. Nhưng với những bạn đã biết sử dụng Net, đã lên đây trao đổi thì cũng có thể tìm đọc trên mạng.
Không lẽ đến lúc này vẫn chưa biết “vi nấm” hay vi sinh vật nói chung? Thực sự khó xử quá !
Nói chung, là cách sử dụng các enzyme do vi sinh vật tiết ra, thường gọi là enzyme đối kháng hay vsv đối kháng để phòng và chữa bệnh cho cây trồng…
Xin hỏi, @ Lão Nông đã sử dụng nấm trichoderma để phòng bệnh cho hồ tiêu nhà mình chưa ? Nếu đã sử dụng thì kết quả thế nào ? Hy vọng bạn sớm trả lời…
Lẫn lộn ! Những kẻ hở của phân bón, thuốc bvtv tàu hàng trăm nghìn tấn còn đi lọt đừng nói voi !
Thực phẩm chức năng, không thay thế thuốc chữa bệnh. Ngành bvtv chưa có quy định này, nông dân đang bị vây hãm trong những ma trận. Mà những kẻ bày trận là những con ma to lắm !
Ma thì lúc ẩn lúc hiện và giỏi biến, vì là ma nên các vụ về phân bón thuốc bvtv đều biến. Không ai dám nhắc vì sợ ma hành !
Thế nên dân chỉ biết chấp nhận, sự thật không mấy dễ chịu này. Năm nay giá tiêu giảm mạnh nhưng thuốc bvtv lại tăng lên nhưng cũng phải mua nếu không muốn tiêu ra đi.
Bạn Tran Tu: Mình chỉ trồng cà phê và hay dùng tricho để ủ phân, những năm gần đây có dùng thêm nấm xanh để diệt ve sầu và rệp trắng khá hiệu quả, những kiến thức có được nhờ tham khảo trên giatieu.com.
Rất ngạc nhiên !
Bạn đã sử dụng vi nấm lâu rồi, thay vì chia sẻ lại còn hỏi @ Ngok về cách sử dụng !
Kinh nghiệm của bác rất quý. Góp phần đẩy lùi bệnh chết nhanh chết chậm hiệu quả.
Cái sai nặng của rất nhiều người khi sử dụng trichoderma để ủ phân ! Cách tốt nhất là khi đã ủ xong mới dùng chế phẩm trichoderma để ủ lại. Được như thế thì cực tốt ! Sẽ phân hũy hoàn toàn
Chào chú Ba, chào bà con…
Hình như chú Ba bị nhầm lẫn…
Trước đây, ủ phân theo truyền thống là … không ủ. Tấp phân thành một đống và… kệ nó, tới đâu thì tới. Có người tự hào ủ tới 6-7 tháng, nhưng cũng không bằng… tau ủ 2 năm…
Tiến thêm một bước, có quy trình ủ cụ thể hơn, bằng cách dùng bùn trát kín đống ủ, tạo môi trường hiếm khí cho các vi sinh vật có trong tự nhiên phân hũy. Khi tất cả chất thải hữu cơ thành mùn là đem ra bón cho cây trồng mà không biết chất lượng tới đâu, miễn thấy cây xanh tốt thì cho là đạt yêu cầu.
Phương pháp ủ phân hiện nay là hoàn toàn chủ động, có thể dự kiến thời gian ủ hoàn tất, bằng cách cung cấp vi sinh vật với số lượng dồi dào để bắt nó làm việc, chứ không ngồi chờ theo kiểu nhiều may ít chịu như trước nữa. Đó chính là cung cấp vi nấm trichoderma và bắt nó cày xới nhanh theo ý mình, nhờ quân số đông hơn tự nhiên…
Tuy nhiên, theo phản ánh nhiều bà con làm theo đúng như vậy nhưng kết quả không cao. Tìm hiểu kỹ mới biết, bà con không đảo trộn theo chúng chu kỳ, để bắt các thế hệ con, cháu, chắt… của nấm tricho làm việc hết công suất, là tiến hành đảo trộn đống ủ đúng chu kỳ 12-14 ngày/lần. Ủ khoảng 3 chu kỳ là hoàn tất, tức là 1 tháng rưỡi. Cho nên ủ càng lâu là càng… sai !
Tất nhiên, việc ủ phân có rất nhiều khía cạnh. Bà con tham gia ý kiến, tôi sẽ trao đổi thêm…
Đang ngồi co cẳng, mưa nhiều quá !
Thân
Hôm qua tới giờ ý kiến chú Trịnh Văn Ba mình băn khoăn mãi… về vấn đề dùng nấm tricho để ủ lại.
Tại sao lại mất công như vậy?
Qua ý kiến của chú Nguyễn Vịnh mình cũng cho là chú Ba bị nhầm lẫn rồi.
Hầu như các gói nấm tricho có ghi rõ là men dùng để ủ phân mà…
Chào anh Vịnh. Em cũng đang cẳng co !
Mưa ở vùng em không to. Nhưng lai rai cả ngày, chẳng làm gì được !
Vì tiết kiệm chữ nên gây hiểu nhầm ý !
Tây Trường Sơn đã hơn 1 tháng mưa liên tục.
Bà con coi chừng, phòng cho tốt. Nhất thủy nhì hỏa !
Phòng bệnh, phòng bệnh và phòng bệnh… Hiểu đúng không dễ !
Trời mưa dầm dịch bệnh dễ bùng phát, phổ biến là bệnh chết nhanh. Hiện tượng rõ ràng nhất là rụng bông, rụng lá xanh nhiều ít tùy mức độ. Tạm thời ngưng phân thuốc vì rễ tơ bị hỏng do mưa úng, cây không hút phân được.
Theo dõi kỹ dấu hiệu, có hiện tượng bệnh kịp thời xử lý ngay, đừng để quá muộn !
Xóm em có mấy vườn tiêu kinh doanh đang rụng lá xanh ồ ạt, chắc không cứu nổi…
Dạo này tư vấn cho bà con cũng rất ngại, vì bà con phối trộn nhiều loại thuốc với nhau mà không biết tác dụng, hiệu quả của từng loại. Ra hiệu thuốc tư vấn thêm mấy loại nữa thì về cứ thế pha chung theo kiểu được chăng hay chớ, rất lãng phí…
Dịch bệnh vì vậy cũng bùng phát tùm lum, đành bó tay chịu trận !
Cộng đồng giatieu.com giúp cháu với ạ: Cháu ở huyện Ea H’leo, do trời mưa quá nhiều nên vườn tiêu nhà cháu bị thối rễ rất nhiều ạ. Hiện tại thì cây tiêu vẫn xanh bình thường nhưng rễ thì thối rồi ạ, cũng vì trời mưa nhiều nên 2 tháng nay cháu không dám bón phân. Bây giờ cháu phải xử lý thế nào đây ạ?
Bạn cần lưu ý:
-Tuyệt đối ngưng mọi phân thuốc vào lúc này để tránh gây hại thêm, chờ tư vấn.
-Chụp vài tấm hình thấy thật rõ hiện tượng, gửi về email bác Nguyễn Vịnh để xem xét cụ thể.
>> nguyenvinh@giatieu.com
Chào cháu. Gay go rồi đó..!
Khẩn trương dùng kháng khuẩn Streptomyces sp may ra còn có thể cứu kịp !
Thân
Thưa chú Nguyễn Vịnh !
Sản phẩm này có phải là thực phẩm chức năng như chú Ba nói trên? Mong chú giảng giải rõ hơn để bọn cháu học hỏi với…
Cháu cám ơn, chúc chú dồi dào sức khỏe !
Không phải thực phẩm chức năng mà là vi sinh vật. Nó là vi khuẩn, ở trên mình có nói…
Loại bác Nguyễn Vịnh giới thiệu kháng khuẩn chính là vi khuẩn Streptomyces còn được gọi là xạ khuẩn, còn loại hôm trước mình có nói là vi khuẩn Pseudomonas còn được gọi là trực khuẩn. Các loại vi khuẩn này có tính đối kháng rất cao nên bác Vịnh gọi là kháng khuẩn, còn do xạ khuẩn có khả năng hình thành chất kháng sinh làm thuốc chữa bệnh cho người nữa đó. Hy vọng bà con sẽ không còn nhầm…
Khi sử dụng, cần lưu ý nguồn gốc rõ ràng, VN chưa sản xuất được đâu nhé !
Trời vẫn đang tiếp tục mưa.. Năm nay biến đổi khí hậu sẽ sờ gáy Tây Trường Sơn !
Qua mùa mưa này… Người già cũng khóc ! Thậm chí, có người muốn khóc cũng không khóc nổi !
Vườn tiêu có chết, đừng đổ lỗi cho Mỹ rải chất độc da cam… Chiến tranh đã qua vài chục năm rồi !
Đừng chửi tôi gở mồm… Chẳng qua sống lâu nên lão làng mà thôi !
Biết ! Cảnh báo ! Phòng !!!
Cháu cảm ơn mọi người đã chia sẻ ! Cháu đã mua thuốc có hoạt chất streptomyces rồi nhưng trời vẫn mưa và chưa có dấu hiệu dừng lại chú à, khi trời ngớt mưa cháu sẽ tranh thủ vừa bơm trên cây và đổ gốc, sau khi xử lý xong bước tiếp theo sẽ xử lý thế nào ạ ?
Bạn kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ sp rõ ràng, tránh gặp hàng dỏm…
Xử lý xong, có thể bón phân gốc, phun lá để hỗ trợ cây nhanh hồi phục.
Ưu tiên sử dụng các loại phân sinh học hữu cơ !
Lưu ý: Streptomyces là vi sinh vật (vi khuẩn) chứ không phải 1 hoạt chất…!
Bạn đọc thêm bài này:
>> http://www.giatieu.com/ung-dung-xa-khuan-streptomyces-sp-trong-nong-nghiep/9372/
Đứng giữa thiên nhiên con người thật nhỏ bé, lúc này chỉ mong sao ông trời giảm mưa thì mọi việc sẽ nên tốt đẹp hơn.
Cháu xin cảm ơn mọi người đã tư vấn giúp đỡ ạ!
Làm một người nông dân chân chính thật là khó, yêu thương, quan tâm, chăm sóc, nâng niu, quý trọng từng hạt tiêu nhưng thật buồn!
Vì tình yêu, vì đam mê với cây tiêu nên cháu sẽ tiếp tục và thay đổi ạ.
Cháu cảm ơn những chia sẻ của Chú Ba, Chú Vịnh và các anh chị đã chia sẻ và giúp đỡ ạ!
Chú Ba giúp cháu với.
Mưa nhiều quá suốt 3 tháng nay làm tiêu nhà cháu nhiễm bệnh nấm đen lá. Sáng nay cháu thấy dưới gốc nhiêu trụ têu có lá rụng, nhưng lá không bị vàng mà vẫn còn xanh chú ạ.
Cháu nghe mọi người nói là bệnh chết nhanh. Có phải vậy không chú?
Cháu phải làm gì? Chú tư vấn giúp, cháu cám ơn chú ạ !
Cho em hỏi, em vừa đổ nấm tricho khoảng hơn 1 tháng, bây giờ em phun và đổ xạ khuẩn Streptomyces thì nấm tricho có vấn đề gì không? Mong được cộng đồng tư vấn sớm, em cám ơn !
Theo tôi nghĩ, thời điểm này bạn sử dụng xạ khuẩn Streptomyces chắc là tiêu đã bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm. Nếu như vậy thì nấm tricho bạn đổ tháng trước chẳng có giá trị gì nữa. Quên đi cho nhẹ người ! Tập trung xử lý bệnh theo đúng phác đồ. Mọi việc để sau hãy tính !
Phòng trichoderma có hiệu quả thì tiêu đã không bị te tua…
Không dễ gì kiểm định được chất lượng các sản phẩm bày bán trên thị trường !
Cho cháu xin hỏi như sau: Tiêu nhà cháu mới bón phân thì xanh mướt, nhìn rất thích mắt nhưng chỉ thời giam sau xuất hiện một số lá vàng có lấm tấm đen như trong hình, tiêu đã bị bệnh gì vậy ? Xin chú và cộng đồng tư vấn giúp cháu. Cháu xin cám ơn.
Cháu gửi kèm theo hình ảnh tiêu của nhà cháu, xin được giúp đỡ ạ.
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/sondakdoa1.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/sondakdoa2.jpg
Có thể bạn đã sử dụng phân bón hữu cơ kém chất lượng, làm từ nguồn nguyên liệu bẩn nên tiêu đã bị ngộ độc hữu cơ. Trong hình còn có lá vàng do bị sơ nhiễm nấm gỉ sắt.
Trước tiên, dùng thuốc trị nấm (hóa học hay sinh học tùy chọn). Sau thời gian cách ly dùng sinh học biogel+biosol để giúp tiêu lấy lại màu xanh và thãi độc tố hữu cơ tồn dư.
Bạn nên tìm hiểu kỹ những sp mình dùng để chăm bón vì cây hồ tiêu khá mẫn cảm.
Mình đông ý với anh @ Hoàng
Có khả năng tiêu đã bị nhiễm độc hữu cơ do bạn bón phân kém chất lượng.
Chỉ giải độc từ từ bằng cách phun 2-3 lượt biosol liên tiếp cách nhau khoảng 5-6 ngày.
Sau đó mới đổ gốc sinh học Biogel kết hợp vi nấm trichoderma để giải độc đất và tăng sức cho tiêu.
Lúc này cần hạn chế phân thuốc hóa học, có thể làm bệnh nặng thêm.
Cho cháu hỏi, tiêu cháu bị bệnh gì và biện pháp xử lý? Cháu cám ơn.
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/hieubd1.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/hieubd2.jpg
Tiêu đã bị bệnh nấm thán thư + vàng lá chết chậm.
Còn có nguyên nhân chăm bón kém, do thiếu đầu tư.
Có thể sử lý bằng thuốc hóa học hoặc sinh học, tùy chọn.
Bệnh thán thư vàng lá chết chậm thường dai dẳng, không chết ngay.
Nhiều bà con chủ quan, không mạnh tay xử lý dứt điểm mà cứ kéo dài làm tiêu suy kiệt, chi phí tốn kém, sinh ra chán nản dẫn tới bỏ bê vườn cây, hết sức lãng phí.
Hai đợt phun và đổ gốc Mancozeb + Metalaxyl 72 WP liên tục cách 7 ngày thì sạch ngay.
Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm để xử lý, ngăn chăn kịp thời mới giảm thiểu thiệt hại. Trong khi nhiều người đã thấy lá xanh rụng, chuỗi bông rơi lả tả lại còn bảo… từ từ để coi đã…
Đến khi mua thuốc về đổ xong mà vẫn hàng loạt trụ ra đi vì đã quá muộn. Nhưng cứ vẫn khăng khăng cho rằng dạo này cửa hàng bán toàn thuốc dỏm, thuốc kém chất lượng !
Bạn nói đúng. Chỉ cần phát hiện hay xử lý chậm một vài ngày thì kết quả sẽ hoàn toàn khác, có thể phải trả giá đắt hơn rất nhiều lần vì đã muộn màng.
Cho nên bệnh nấm Phytoph bùng phát trong mùa này mới được gọi là bệnh chết nhanh hồ tiêu.
Tiêu bệnh, tiêu chết, thuốc xịt thuốc đổ tùm lum, đủ loại rất tốn kém…
Nhưng lại không quan tâm việc sử dụng thuốc bvtv theo Nguyên tắc 4 đúng.
Lạ thật !
http://www.giatieu.com/nguyen-tac-4-dung-trong-su-dung-thuoc-bao-ve-thuc-vat/6416/
Cho cháu hỏi, cháu muốn pha chung thuốc xạ khuẩn streptomyces với phân bón lá để phun trợ sức cho cây tiêu 1 lần luôn cho lợi công có được không? Mong được tư vấn giúp ạ.
Có thể pha chung nhưng không pha với phân bón lá hóa học hoặc phân hữu cơ, hữu cơ sinh học có chất lượng thấp, vì có thể gây ức chế, làm giảm hoạt lực của xạ khuẩn. Tốt nhất, nên ưu tiên xử lý bệnh trước. Chỉ khi thấy bệnh giảm rõ rệt mới tính đến việc bón phân.
Phun bón lá cùng lúc có thể làm bệnh bùng phát nặng hơn, sẽ khó chữa hơn vì phân bón sẽ là thức ăn nuôi nấm bệnh phát triển mạnh.
Thuốc có hay cách mấy mà bà con để muộn quá cũng bó tay thôi.
Hầu như phần đa bà con đều để muộn như vậy !
Công nhận thuốc xạ khuẩn Streptomyces hay thật !
Những trụ tiêu bị vàng lá dai dẳng cả năm nay, đổ không biết bao nhiêu thuốc hóa học cũng không khắc phục được. Tôi chỉ mới dùng một đợt thuốc strep mà thấy như chưa hề bị bệnh gì cả.
Cám ơn chú Ri và nhà phân phối rất nhiều !
Ở chỗ tôi chỉ thấy bán thuốc sinh học hỗn hợp có cả streptomycin, pseudomonas, trichoderma… tôi không biết hiệu quả như thế nào? Xin tham khảo ý kiến cộng đồng ạ.
Theo mình thấy dùng thuốc phối trộn với nhiều đối tượng cần phòng trừ tất nhiên sẽ có hiệu quả rộng hơn là chung một đối tượng cần phòng trừ. Nếu đã xác định tiêu bị bệnh nấm chết nhanh chết chậm thì nên dùng xạ khuẩn. Ý kiến của mình thôi nhé, tùy bạn lựa chọn.
Cám ơn ý kiến chia sẻ của cộng đồng.
Gặp được nhà phân phối tư vấn hợp lý nên tôi đã mua thuốc xạ khuẩn streptomyces.
Tôi hy vọng lần này những trụ tiêu còn lại sẽ cứu được.
Cháu cháu hỏi, đại lý bán thuốc bvtv đưa ra nhiều loại thuốc Mancozeb+Melataxyl 72WP mà cháu không biết chọn loại nào tốt. Xin tư vấn giúp cháu
@Chinhphu
Chọn thuốc có hoạt chất Mancozeb + Melataxyl 72WP là đúng theo diễn đàn tư vấn, còn chọn theo tên thương hiệu nào tùy bạn quyết định. Diễn đàn không có cơ sở nào để khuyên bạn chọn tên này mà không chọn tên khác.
Cho em hỏi, mình pha thuốc hỗn hợp Mancozeb và Melataxyl 72 với tỷ lệ nước bao nhiêu là phù hợp.
Năm nay chỗ tôi mưa nhiều, tiêu chết nhiều. Dù có xử lý hóa học định kì mà vẫn có nhiều người nhìn vườn tiêu ra đi đồng loạt. Một năm kinh khủng vì mùi thuốc trị cho tiêu. Tôi đã dùng kháng sinh của Mỹ thấy hiệu quả hơn dùng hóa học và đỡ ô nhiễm. Giờ nghĩ đến cây tiêu khi phải dùng thuốc là ớn, có cứu tiêu thì con người vẫn có nguy cơ bị bệnh mãn tính.
-Bạn nên pha loãng thuốc bvtv theo hdsd có trên bao bì, hoặc theo tư vấn sử dụng của nhà phân phối. Không nên tự ý !
Thuốc trị nấm hỗn hợp 2 chất này tôi pha loại 500gr là 1 phuy, loại 1kg là 2 phuy…
Cứ nhớ vậy cho đơn giản !
Cho cháu hỏi, nhà cháu có trồng khoảng 250 trụ tiêu cho trái năm thứ tư. Hiện nay có 2 trụ đã rụng lá rụng bông và chết, 3 trụ chỉ mới rụng lác lác.
Số còn lại chưa thấy đấu hiệu gì nhưng bị nấm thán thư làm đen đầu lá khá nhiều.
Cháu muốn hỏi là mình phải xử lý như thế nào ? chỉ phun thuốc cho những cây bắt đầu rụng bông rụng lá hay phun cho cả những cây bị đen đầu lá ? Mong mọi người tư vấn giúp, cháu xin cám ơn.
Năm nay mưa nhiều, độ ẩm quá cao nên cây hồ tiêu bị đủ các loại nấm bệnh tấn công…
Tiêu bạn đã chết nghĩa là vấn đề đã nghiêm trọng. Bạn có chắc bị nhiễm bệnh nấm này mà không nhiễm bệnh nấm khác ?
Theo tôi, bạn nên xử lý hết, đừng tính toán chi li quá rồi sau này nuối tiếc khi tiêu ra đi hàng loạt, không trở tay kịp. Chúc bạn có sự lựa chọn hợp lý.
Chú Trịnh Văn Ba chia sẻ: Không bón bất cứ loại phân nào khi tiêu đang có hiện tượng nhiễm bệnh.
Nhiều ý kiến trên giatieu.com cũng nhắc nhở : Tuyệt đối không bón bất kỳ loại phân nào trong thời gian xử lý thuốc.
Vậy nhưng ở chỗ em bà con đi mua thuốc đều được đại lý bán kèm thêm phân đổ gốc và phun lá cùng với vài loại thuốc trị bệnh nấm, khuyên về pha chung để phun hoặc đổ cho tiêu…
Hiện nay tiêu vùng em chết nhiều vô kể, xót lắm các bác ạ !
Không chỉ bà con mua về pha trộn chung cả thuốc lẫn phân bón theo đại lý bán, mà có nhiều người thường lên giatieu.com xem thấy lời khuyên rồi nhưng vẫn cứ pha chung.
Biết sao giờ ! Khuyên là việc mình, còn nghe theo hay không là quyền bà con tự quyết.
Trường hợp này rất nhiều. Không chịu cố gắng thì phải thua thiệt, tự mình phải cứu mình trước khi có ai đó cứu giúp !
Bà con nông dân tội lắm bạn ơi ! Họ cũng mất cả đống tiền mà vẫn không cứu được vườn tiêu. Với lại, họ không biết nghe ai ngoài các cửa hàng bán thuốc bvtv gần nhà…