Chia sẻ kinh nghiệm làm bông cho hồ tiêu
Anh Trịnh Văn Ba ở khối 11, thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, lập vườn trồng tiêu trên vùng đất khá đặc biệt – giữa đỉnh Trường Sơn – nên việc hãm nước làm bông rất vất vả do chịu khí hậu, thời tiết cả hai bên sườn “đông nắng tây mưa” và ngược lại. Nay đã có những thành công nhất định, anh chia sẻ kinh nghiệm làm bông này với cộng đồng giatieu.com
Chào các bạn. Chào cộng đồng giatieu.com!
Ở vùng tôi, đất đã nghèo, trời lại khó, nên việc làm cho tiêu ra bông đối với tôi và bà con anh em trong vùng thật không dễ. Xin thưa !
Các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay là không thiếu, tóm lại tôi không bị đói nghèo về thông tin, chịu đi xa đi gần để học hỏi kinh nghiệm của nhiều người và có thừa thời gian để thử nghiệm đủ mọi cách, từ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc kích thích, nhưng kết quả nhiều năm qua quá kém cỏi. Cho tới niên vụ 2013/2014, tôi mới mạnh dạn làm theo cách này tuy kết quả chưa được như ý nhưng đã hơn nhiều năm trước, không ít trụ đạt 8kg tiêu khô trở lên.
Thưa các bạn ! Cách làm này trên thực tế có rất nhiều người đã và đang làm nhiều năm năy, nhưng có thể nhiều người không biết mình đang cắt nước cho tiêu.
Theo thói quen canh tác cây lưu niên của nhà nông là : sau khi thu hoạch sẽ cuốc xới vườn, làm rãnh xung quanh tán lá, bón phân ngay và bón nhiều lần đầu, cây tiêu cũng không loại trừ. Kết quả là tiêu bị đứt một phần rễ khi cuốc, và cháy rễ khi bị bón nhiều phân hóa học.
Vườn nhà tôi có xoài, vải, nhãn … cho nên tôi không lạ gì việc cắt nước cho cây ra bông trái vụ. Sau khi đã suy sét tính toán kĩ lưỡng theo logic khoa học tôi làm như sau :
-Đầu tiên, cuốc lật đất cả vườn, để nguyên lát cuốc để phơi ải. Cách tán lá 25cm, gạt đất cuốc xung quanh tán lá thành 1 rãnh rộng khoảng 25cm, mục đích làm đứt 1 phần rễ tiêu để cắt nước.
Lật đất phơi ải nhằm giải độc cho đất, ánh nắng sẽ tiêu diệt bớt tuyến trùng và các loại nấm bệnh ở vườn, đồng thời cho các loại xác bã thực vật được vùi lấp đều vào đất làm tăng độ mùn.
-Bước tiếp theo phải làm ngay: tôi dùng Agrifos 400 + Amitage pha riêng xịt chung, xịt kĩ lên toàn bộ trụ tiêu gồm cả rãnh gốc, thân lá, mục đích là sát trùng không cho nấm bệnh và tuyến trùng xâm nhập phần rễ bị đứt và tiêu diệt tuyến trùng, rệp và 1 số loài sâu bệnh khác.
Sau thời điểm này tiêu bị ngủ cưỡng bức và phân hóa mầm hoa có gặp mưa cũng không sao, làm cách này chỉ cần 20 – 25 ngày là đủ. Sau thời điểm này rễ đã ra trắng ở những nơi rễ cũ bị đứt, và mắt tiêu bắt đầu cựa quậy, lúc này tôi bón các loại phân cần thiết vào rãnh, lấp đất, tạo bồn, tưới nước giữ ẩm, đổ gốc phân vi sinh dạng lỏng và xịt kích thích nảy mầm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần (bây giờ đã có sinh học hữu cơ tổng hợp sử dụng thì quá tuyệt). Do lúc này rễ tiêu đang non nên phân hóa học vùi vào rãnh lượng rất ít và rải đều khắp rãnh để không gây hại cho rễ. Từ thời điểm này trở đi chăm sóc bình thường, mà nhiều năm nay trên diễn đàn đã nói nhiều, đặc biệt là của anh Nguyễn Vịnh và Nguyễn Minh Vịnh.
Thưa các bạn, Thưa cộng đồng !
Do đất vườn được phơi ải, cắt được nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh tốt, rễ tiêu mới ra trẻ khỏe thay thế rễ già, rễ bị bệnh tật kém hiệu quả nên sản lượng vườn tiêu nhà tôi đạt kỷ lục so với mười mấy năm vừa qua. Trải qua một mùa mưa khắc nghiệt nhưng cho đến giờ, vườn tiêu nhà tôi vẫn khỏe mạnh xanh tốt nguyên vẹn. Niên vụ tới, tôi sẽ tiêp tục làm theo cách này.
Sự thật làm sao nói vậy, đôi điều chia sẻ để cộng đòng tham khảo .
Thân chào ! và chúc mọi người thành công.
Trịnh Văn Ba.
Khối 11, TT Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, Đăk Lăk.
Đọc thêm >> Chia sẻ kinh nghiệm diệt rệp sáp gốc hồ tiêu
129 phản hồi cho bài "Chia sẻ kinh nghiệm làm bông cho hồ tiêu"
Giatieu.com xin cám ơn anh Trịnh Văn Ba đã chia sẻ kinh nghiệm với bà con nông dân.
Mong rằng sẽ tiếp tục nhận được nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu từ anh.
Chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe, thu hoạch vụ tiêu năm nay đạt kết quả cao.
Trân trọng.
Chú ơi cho cháu hỏi, là làm vào tháng mấy ạ, khi nào là bắt đầu làm được ạ
Chào Anh Trịnh văn Ba. Chào diễn đàn.
Tôi cũng đang làm như cách của anh. Tuy nhiên tôi xin góp ý thêm:
-Khi sới đất ta nên dùng cuốc chĩa 3 răng hay 4 răng, rải 1/2 kg vôi + 1/2 kg lân nung chảy Văn điển, sới lên nhằm vùi lân và vôi vào đất. Việc làm này là tác động cơ học cắt đứt sinh trưởng để cây buộc phân hóa mầm hoa. Đưa ôxy vào đất vì qua một quá trình dài chăm sóc đất bị bí thiếu không khí, sới độ sâu vừa phải tầm 15 cm, chờ 20 ngày sau cho vết thương rể khô mới bón phân, thuốc… hay chờ vào mưa hãy xử lý.
-Trước khi sới nên dọn sạch lá, tay khô rụng vì bào tử nấm còn tồn lưu rất nhiều, đất đủ ẩm là bùng phát.
Chúc anh mạnh khỏe, thành công.
Khi chặt rễ cây cây sẽ ức chế sinh trưởng cưỡng bức. Lúc này sẽ sản sinh axit ABA ngay lập tức. Cây sẽ hình thành mầm hoa một cách nhanh chóng. Với phương pháp này bộ rễ luôn trẻ khỏe. Đặc biệt vô cùng hữu hiệu trong việc trị tuyến trùng…
Lưu ý: Rễ ăn nổi sẽ khác rễ ăn sâu. Thận trọng!
Cảm ơn anh Trịnh Văn Ba đã mạnh dạn chia sẻ!
Cắt rễ là hạn chế dinh dưỡng cây trồng qua rễ; nhưng hiện tượng tự dưỡng carbonhydrat vẫn tiếp tục, nên tỷ lệ C H O / N tăng cao, thúc đẩy các yếu tố sinh thực nhanh chóng hình thành để ra bông cho trái đồng loạt. Trong cái khó anh Trịnh Văn Ba rất sáng tạo trong điều kiện của mình, nhưng không phải trong mọi trường hợp…
Tỷ lệ C H O / N tăng cao, (carbonhydrat/đạm) trong giai đoạn cắt nước, cắt rễ cũng không nên phun phân bón lá có nhiều đạm.
Chào anh hienchau !
Anh nói đúng “không phải trong mọi trường hợp”.
Tác động cơ học nhằm hạn chế sinh trưởng như cắt nước, làm đứt rễ bắt cây cảm ứng ra hoa với điều kiện cây tiêu khỏe mạnh, quá sung, nhiều lá…, khó chuyển từ sinh dưỡng sang sinh thực. Còn tiêu nhà tôi suy nên không làm được như anh Trịnh văn Ba. Tôi chỉ làm đối với cây sung.
Tôi nghĩ cần nói rõ để bà con khỏi ngộ nhận.
Thân
Tôi đồng ý với @Tieu suy chư pưh.
Cách làm bông của anh Trịnh Văn Ba nảy sinh từ nơi có khí hậu khá đặc biệt và thành công là nhờ anh đã phòng ngừa bệnh rất tốt, thời gian ngắn phù hợp với tiêu sung. Nhất là khi cuốc rảnh phạm rễ anh đã xử lý thuốc ngay mà không để nấm bệnh có cơ hội tấn công.
Kinh nghiệm làm bông này chia sẻ để bà con tham khảo, khi vận dụng cần cân nhắc kỹ, đặc biệt là phải nắm chắc khâu phòng trừ lây nhiễm các loại bệnh qua hệ rễ.
Thân
Chúc mừng anh Trịnh Văn Ba đã thành công với cách làm mới. Cảm ơn giatieu.com. Tôi sẽ áp dụng cách làm của anh trong điều kiện thời tiết vùng tôi. Xin cảm ơn anh.
Chào chú Vịnh và bác Trịnh văn Ba. Cho cháu hỏi mình hãm tiêu được 10 ngày thì liên tục mưa. Vây mình phải áp dụng theo cách bác Trịnh văn Ba phải không ạ.
Chào @Sáng_tiêutơ
Cách làm bông này chỉ thích hợp với vùng hoàn toàn không có mưa trong mùa khô và vườn tiêu trong nhiều năm liền không có dịch bệnh.
Ở những vùng có dấu hiệu dịch bệnh đang lây lan thì phải hết sức thận trọng, tích cực phòng trừ, ngăn chặn các nguồn lây nhiễm trước khi áp dụng.
Thân
Làm bông cho cây hồ tiêu, ta có 2 trường hợp:
1/ tiêu suy tiêu nhỏ tuổi: cần cho thêm nhiều dinh dưỡng, tránh tình trạng kiệt sức chết trước và sau thu hoạch, không ép tiêu ra bông nhiều ở mua sau, để bảo đảm sự sống và sinh trưởng.
2/ tiêu sung, trồng dày, hay ở điều kiện thời tiết như bạn Trịnh van Ba, thì tiến hành đồng bộ 3 giải pháp ép tiêu ra bông, đến đúng mức của nó:
-Cắt nước như đã nhiều thảo luận.
-Cắt rễ như bạn TvB, hạn chế dinh dưỡng qua rễ.
-Cắt phân đạm. Không bón hoặc phun phân đạm cho tiêu, để tỷ lệ C H O / N tăng cao, đây cũng là yếu tố quan trọng.
3 giải pháp trên thúc dẩy nhanh chóng cây trồng chuyển từ sinh trưởng sang sinh thực, tránh biến chuyển thời tiết ngoài ý muốn, tránh đươc tình trạng tiêu có trái từ nửa trụ trở lên.
Cháu chào các chú các bác trên web giatieu.com. Cháu xin hỏi 2 vấn đề:
Thứ nhất: Trong trường hợp vườn tiêu trung sau khi chúng ta làm bồn thì sử dụng các thuốc để phòng trừ các bệnh như nấm, tuyến trùng và các bệnh phát triển vào đầu mùa mưa trong khoảng thời gian nào thì thích hợp nhất.
Thứ hai: Theo cháu thấy cách làm bông như của bác Trịnh Văn Ba áp dụng cho vườn chuyên canh cây tiêu và ở vùng đất có thời tiết khắc nghiệt, vậy còn cách làm bông cho cây tiêu trong trường hợp trồng xen canh với 1 số cây công nghiệp khác, ví dụ như cây cà phê… Thì có những cách nào, có những điểm nào giống và khác của vườn tiêu thâm canh không?
Chào cháu @Trịnh Thành Vinh
1. Vào mùa mưa sao lại còn làm bồn ? Với những vườn bà con làm bồn để tưới nước cần lấp dần cho đến khi vào mưa dầm là lấp xong hết. Vừa lấp kết hợp bón phân chuồng, rải thuốc trừ tuyến trùng và bổ sung tricho+pseud để ngăn chặn các loại bệnh nấm, chết chết chết chậm. Làm bồn giữ nước trong mùa mưa là tạo cơ hội cho các loại nấm thủy sinh phát triển. Để chống xói mòn, nên đào rảnh theo đường đồng mức, kết hợp chống úng cục bộ. Đào bồn để chăm soc, bón phân là lợi bất cấp hại. Tập quán làm bồn mùa mưa không ít người vẫn giữ.
2. Tiêu trồng xen cà phê áp dụng hãm nước rất khó khăn, nên cần dùng phân thuốc hỗ trợ với liều lượng nhiều hơn. Khi tưới cho cà phê thì hạn chế ướt gốc tiêu được phần nào hay chừng đó…
Thân
Chào bác.
Tập quán làm bồn thật to để tưới nước cho tiêu mùa khô ở vùng cháu bà con vẫn giữ, mà nhiều người không muốn lấp. Vào mua mưa dầm, nước đầy bồn chưa kịp rút, đứng trên cao nhìn xuống thấy lấp lánh trắng xóa cả vùng. Mặc dù đã có nhiều vườn rủ nhau chết đồng loạt sau mùa mưa nhưng bà con vẫn không sợ, không chịu nghe đâu bác ạ. Cháu ở Ea H’leo.
Thưa chú Vịnh, bồn tiêu nhà cháu làm cách đây khoảng nửa tháng. Vì là đất trồng cà phê lâu năm nên cây tiêu khó phát. Gia đình cháu làm bồn cũng có làm hệ thống thoát nước vào mùa mưa. Hơn nữa cháu có làm rãnh để bỏ trấu với mục đích để cho đất thoát nước vào mùa mưa và chuẩn bị hái phân xanh để phủ lên mặt bồn để tăng thêm dinh dưỡng cho cây tiêu. Điều cháu lo ngại là thời tiết đã bước vào mùa mưa nên thời gian phun thuốc như thế nào để phòng và trừ các bệnh như nấm, tuyến trung… Vì vườn tiêu nhà cháu có hiện tượng vàng lá và rụng cuống.
Chào cháu @Trịnh Thành Vinh
Chú không hiểu và cũng không rõ mục đích của những việc làm cháu kể. Chú muốn trao đổi rõ hơn vì chú thấy… nguy hiểm, tốn công mà không có ích lợi gì.
1.Bữa nay còn làm bồn với mục đích gì? cháu tham khảo thêm ý kiến của cộng đồng, đặc biệt là việc có để bồn hay không.
2.Bỏ trấu (cà, lúa?) chưa ủ là cung cấp thêm môi trường cho dịch bệnh khu trú để gây hại mà tiêu cũng không hấp thu được…, thậm chí còn cháy rễ tiêu. Tại sao không ủ hoai?
3.Phân xanh không chôn lấp, ủ… thì khác gì đổ rác vào vườn. Khi lá khô là bay mất hết dinh dưỡng, chỉ còn lại mùn thì lấy gì mà tăng dinh dưỡng ngoài tơi xốp đất?
Nhìn chung, chú thấy toàn làm việc trái ngược, thậm chí còn rước dịch bệnh về thêm. Nguy hiểm quá !
Mong cháu và gia đình xem xét lại từng việc kỹ càng, cẩn thận hơn nhé.
Thân
Cháu chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi : tiêu nhà cháu mới rửa vườn hãm nước 18-20 ngày thì mưa. Cháu xịt xiêu lân, +GA3 sau đó cách li 1 tuần xịt Bosol và tưới Biogel. Như vậy có được như hãm nước bình thường không ạ. Mong chú góp ý, cảm ơn chú nhiều!
Chào cháu@nam sơn
Không rõ vùng cháu trồng tiêu ở đâu? thời tiết sau mưa ra sao? trời đã vào mùa mưa hay vẫn còn mùa khô? Cháu dùng thêm siêu lân + GA3 cũng được nhưng không cần nữa, lãng phí, vì trong phân sinh học Biosol+Biogel có hỗn hợp đủ các chất cần thiết để làm bông rồi. Chú ý bón phân hữu cơ có nhiều amino đầu mùa mưa giúp rễ hồi phục nhanh hơn.
Thân
Chào Cộng đồng !
Trước tiên, tôi rất cảm ơn các bạn đã quan tâm, chia sẻ để khẳng định và hoàn thiện thêm cách làm của tôi, sau đó là xin lỗi vì tự làm tự thuật, để tránh sa vào kể lể tôi đã gọt quá trụi và có những điều đã nói sợ đưa vào thì lại “khổ lắm biết rồi nói mãi”, nhưng không đưa vào lại thiếu.
Ở vườn nhà, với tôi trong việc trồng, chăm sóc, bón phân, phòng bệnh đã thành 1 quy trình khép kín, nhiều năm qua đã phát huy tốt hiệu quả . Bài viết trên tôi chỉ nói cách nói phồng trị sâu bệnh “gần” còn “phòng xa” tôi xin tóm tắt gọn như sau:
1 . Hệ thống thoát nước tốt
2 . Lấp bồn vun gốc trước thời điểm mưa dầm, mưa dai dẳng trong năm khoảng 15 – 20 ngày.
3 . Nuôi thả trichoderma – tạo môi trường và điều kiện cho nó định cư lâu dài ở vườn
4 . Không sử dụng dao kéo cuốc – và phân các loại trong thời điểm mưa dầm.
Thưa các bạn ! Gần 10 năm nay vườn tiêu nhà tôi không gặp các loại bệnh nguy hiểm như : Chết nhanh chết chậm và tiêu điên. Muốn biết tiêu điên nó là như thế nào tôi phải sang vườn hàng xóm.
Với Sáng Tiêu tơ và 1 số bạn khác có trao đổi qua Mail và điện thoại tôi xin nói thêm đôi điều để các bạn ứng dụng :
Làm cách này chắc chắn tiêu phải ra nhiều bông, nhưng vườn phải hội tụ đủ các điều kiện. “phòng gần – phòng xa” như tôi đã trao đổi ở phần trên. Nếu không về tương lai xa, hậu quả sẽ không lường được. Có thể mất cả chì lẫn chài. Người xẽ mắc bệnh “Điên với Tiêu”.
Với những trụ tiêu suy tôi cố ý cuốc xa tán lá hơn bình thường (lưu ý khi sử dụng cách này tôi không dùng các loại thuốc kích thích cho tiêu rụng lá), thực tế cho thấy những trụ tiêu Sung nhiều lá cho nhiều bông và bông dài. Còn những trụ suy vẫn nhiều bông nhưng bông ngắn.
Đôi điều chia sẻ.
Thân chào tất cả các bạn !
Chào chú và cộng đồng !
Cháu bơm Biosol đc 1h thì gặp mưa như vây có cần bơm lại ko?
Cây sẽ hấp thu phân bón lá sau khi phun trong vòng 3-4 tiếng.
Chỉ mới 1 tiếng thì chưa được bao nhiêu, bạn cần phun lại để đảm bảo nhu cầu của cây.
Chào cộng đồng. Đúng là chưa thể chứ không phải là không thể. Chúc mừng anh Trịnh Văn Ba, qua bao nhiêu tìm tòi vất vả với thơi tiết ở vùng khác thường. Tới nay đã thành công và anh đã chia sẻ để bà con ở những nơi có thời tiết tương tự như vậy dựa vào đó, sẽ tránh được thiệt hại . Cảm ơn anh.
Buổi sáng phun nắng thì 2 tiếng lá khô buổi chiều khô càng nhanh hơn, nếu phun muộn thì có sương. Tôi nghe nói tối thì khí khổng đóng lại bà con trên diễn đàn đã trao đổi rất nhiều là phun bón lá sau 3 đến 4 tiếng cây mới hấp thụ được. Vậy chả lẽ cứ chực ngày dâm trời để lá khô từ từ 3 đến 4 tiếng cây mới hấp thụ sao/ Tôi nghĩ mãi mà chả biết làm sao, vậy mong anh Vịnh và bà con cộng đồng ai biết giúp tôi với. Tôi chân thành cảm ơn.
Chào @trần văn đoán
Đã có nhầm lẫn khi hiểu những nội dung trao đổi trên diễn đàn. Chú ý đọc kỹ, cẩn thận hơn.
1. Sau khi phun bón lá, cây sẽ hấp thu trong vòng 3-4 tiếng. Chứ không phải sau khi phun 3-4 tiếng cây mới hấp thu vì sau khoảng thời gian đó phân bốc hơi bay hết rồi !
2. Tôi giải thích nhé: Khí khổng là lổ thở nên luôn luôn mở. Mục đích chính là để hô hấp, trao đổi chất, thoát hơi nước, nhưng trời nắng mở nhỏ, trời giâm mát mở lớn. Khi trời nắng, cây cần nhiều nước hơn, nếu khí khổng mở lớn thì càng mất nước nhanh, rễ không hút kịp khiến cho cây mau héo nên khí khổng khép nhỏ lại để chống mất nước. Nhà khoa học lợi dụng đặc tính này để đưa phân qua đường lá vào cho cây. Vậy thì theo bạn, nên phun khi khí khổng mở lớn hay mở nhỏ, phun khi trời nắng hay hay trời giâm?
Thân
Cháu chào chú Vịnh và diễn đàn. Mong chú và các chú bác chia sẻ, sau khi bón vôi bao lâu ta mới bón phân hữu cơ ? Khi đôn tiêu cháu rải basudin trừ tuyến trùng ở dưới rồi đổ phân bò lên trên được không ?
Chào bạn.
Việc bạn hỏi còn tùy thuộc vào mục đích và liều lượng vôi mà bạn rải hay thuốc bạn sử dụng, vì vi sinh vật có lợi trong phân cũng dễ dàng bị vôi, thuốc tiêu diệt. Tốt nhất, bạn nên có thời gian cách ly khoảng 2 tuần.
Chào gia đình tiêu
Chào anh Nguyễn Vịnh tôi là người mới làm tiêu không hiểu biết nhiều về kĩ thuật làm bông. Mong anh giúp đỡ tiêu tôi hiện nay có 1 số lú mắt cua nhưng thời tiết khoản này mưa lập dập tôi không biết là đã vào mùa chưa, tôi cũng không biết phải làm gì mong anh giúp đỡ cho. Xin cảm ơn
Chào anh @truong luan
Anh còn không biết nơi mình ở đã vào mùa mưa chưa. Còn tôi không biết anh ở đâu, không biết tình hình cây trồng của anh thì lấy gì để trả lời đây? (hổng lẽ muốn tui làm … thầy bói nữa!)
Mong rằng khi muốn tư vấn bà con cần nêu một số đặc điểm riêng về cây tiêu của mình để làm căn cứ.
Thân
Tôi ở tỉnh Bình Phước. Thời tiết lúc này oi bức mà chuyển dữ cứ 5-3 bữa là có cây mưa nhỏ khiến tôi phân vân điều tôi muốn hỏi anh là tiêu tôi bắt đầu có hiện tượng bung cựa ra lá non thì điều đầu tiên tui phải làm gì anh có phương pháp gì hỗ trợ để tiêu kéo dài tới mùa. Xin cảm ơn
Chào anh
Theo tôi, Bình Phước đã bắt đầu vào mùa mưa. Anh có thể dùng các loại phân, thuốc để kích thích cho bông ra là vừa rồi. Nếu anh chưa muốn cho bông ra thì… kệ nó, lượng mưa hiện chưa đủ để bung bông đâu.
Thân
Theo ý kiến của trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mùa mưa chính thức của khu vực Nam-Trung bộ năm 2014 bắt đầu từ tuần cuối tháng Tư cho đến đầu tháng Năm.
Nếu đón mưa liên tục thì nên chờ thêm một tuần nữa bác ạ.
Anh Vịnh à. 6 tháng mùa khô ở cao nguyên không có trời râm. Khi mùa mưa thì nắng to /mưa thất thường. Chọn ngày râm là rất khó. Mà 2 tiếng lá khô như vậy mới hấp thụ một nửa phải không anh / như anh giải thích từ 3 tới 4 tiếng mới hấp thụ hết, mong anh cho tôi xin một lời khuyên… Tôi chân thành cám ơn, anh chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Chào anh
Nếu không có ngày giâm mát thì anh phải phun khi trời còn sớm, chưa nắng to và lúc chiều muộn. Thời gian thích hợp để phun phân bón lá trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
Thân
Chào chú Vịnh, @trân văn đoán! cháu xin chia sẻ cách phun thuốc của cháu , mong chú Vịnh và mọi người góp ý thêm ? cháu hay xịt thuốc BVTV từ 17h cho tới 20-21h tối (tất nhiên phải đội đèn) lúc này trời khỏi bàn, nhưng tối cây có hấp thụ thuốc như ban ngày không chú? Mong được chú cho ý kiến. Cảm ơn chú, chúc chú khỏe!
Chào bạn. Còn tùy thuộc vào loại thuốc, mục đích phun…
Không phải loại nào bạn cũng áp dụng một qui trình phun giống nhau, không hợp lý !
Tôi thì thường phun thuốc trừ sâu, bệnh hay phân bón lá trong thời gian của buổi sáng là từ 5-9 giờ là nghỉ. Buổi chiều bắt đầu phun từ 3 giờ nếu trời râm hoặc 4 giờ nếu trời nắng đến 5 giờ 30 hay 6 giờ là nghỉ. Nếu buổi sáng sương nhiều ướt lá thì pha thuốc đậm hơn mức trung bình nhưng không vượt qua mức tối đa ghi trên nhãn thuốc. Ví dụ như nhãn chai thuốc ghi là pha từ 320-480 lít nước thì bình thường là pha 440 lít nhưng khi sương ướt lá nhiều thì pha có 320-350 lít thôi. Khi phun thuốc tôi chú trọng phun vào mặt dưới của lá, phun xong nếu lỡ gặp mưa cũng không ảnh hưởng nhiều. Cách phun như thế này thấy hiệu quả rất cao. Do phun bằng máy áp lực cao lượng thuốc mà cây hấp thụ được lớn hơn phun bằng bình nên khi phun bà con cần lưu ý nồng độ pha!
Chào @ho nam.
Phun phân bón lá hay thuốc trừ sâu không phải đơn giản như em nghĩ.
-Với phân bón lá, cơ chế hấp thu là khí khổng. Nhưng tùy loại cây khác nhau có cấu tạo khí khổng ở lá khác nhau. Đa số cây có khí khổng ở mặt trên lá nhiều hơn, một số ở mặt dưới nhiều hơn, một số khác thì cả hai mặt bằng nhau.
-Với côn trùng, đa số cắn phá từ ngoài mép lá vào giữa, một số ít cắn lủng giữa phiến theo hướng từ dưới lên, một số khác chỉ chích hút ở mặt dưới (đặc biệt cây hồ tiêu gặp loại này nhiều nhất).
Cho nên phải chọn cách phun hợp lý tùy theo loại.
Cần nhớ, cây hấp thu lượng phân thuốc không phải do áp lực của máy phun mà do cơ chế hoạt động của khí khổng ở lá cây ! Áp lực máy phun càng lớn thì thuốc càng hao.
Thân
Cho cháu hỏi, những loại thuốc nào dùng để rửa vườn tiêu sau khi hái ạ, cháu cảm ơn!
Chào bạn.
Nay đã có mưa chuyển mùa rồi, rửa cây không có tác dụng nữa đâu !
Bạn nên phun thuốc xử lý làm bông để tiêu phân hóa mầm hoa cho kịp thời.
Chào Anh! Cảm ơn anh đã góp ý. Tiện đây em nhờ anh tư vấn giúp việc này: Vườn tiêu đã bón vôi được cỡ 10 ngày đã có mưa 4-5 cơn rồi, để xử lý Biogel hay Tervigo thì cần thời gian cách ly là bao lâu để không bị giảm hiệu lực của thuốc kể từ ngày bón vôi? Nên dùng loại nào trước? Biogel giúp làm bông còn Tervigo phòng tuyến trùng nhưng cách xử lý thì như nhau đều tưới quanh vùng rễ và thời gian đều là khi vào mùa mưa, vậy thời gian xử lý giữa hai loại này cách nhau cỡ bao lâu là được? Cảm ơn Anh trước nhé! Hẹn gặp anh sau!
Chào @ho nam
-Còn tùy thuộc lượng vôi đã bón. Mưa 2-3 cơn như tối nay thì vôi loãng rồi, không còn gây phản ứng với phân, thuốc nữa.
-Đổ Tervigo trước, 4-5 ngày sau nếu có mưa, không mưa thì khoảng 2 tuần, đổ Biogel là được.
Em đã phun Biosol và KNO3 để làm bông chưa? chậm rồi đó !
Thân
Để sử dụng phân bón lá, thuốc trừ sâu đạt hiệu quả nhất bà con chúng tôi mong anh Vịnh trợ giúp. Lá tiêu/cà phê mặt dướí hay mặt trên khí khổng nhiều? từ 5 giờ tối khí khổng còn mở hay đóng hết? Rất mong hồi âm của anh.
Chào @Trần Văn Đoán
Vấn đề bạn hỏi khá dài dòng. Tôi cố gắng nói gọn những gì thật cần.
-Phân bón lá và thuốc sâu đều phun xịt lên lá nhưng mục đích khác nhau nên cách phun cũng khác nhau.
-Phân bón lá và thuốc sâu (chỉ loại lưu dẫn-nội hấp) đều dựa vào khí khổng để đưa thuốc vào bên trong nên chỉ phun khi khí khổng mở lớn nhất, tức là lúc trời giâm mát, cường độ nắng thấp,.. trước 9g sáng hay sau 4 g chiều. Có nghĩa là trời càng mát, tối thì khí khổng mở càng lớn. (không nhầm lẫn khí khổng với tế bào quang hợp)
-Căn cứ vào số khí khổng phân bố hay vị trí sâu gây hại để chọn cách phun. Ví dụ: nhện đỏ chỉ chích hút mặt dưới lá tiêu nên phải phun mặt dưới…
-Lá cà phê có khí khổng chủ yếu ở mặt trên, lá tiêu có khí khổng phân bố đều cả hai mặt.
Thân
Cháu xin chào chú Vịnh và cộng đồng, làm ơn cho cháu hỏi hiện tại vùng Châu Đức cháu mới mưa hai cây mưa thôi, nhưng tiêu già của cháu đã bung lá non khá nhiều do ba cháu lúc hái tiêu xong tưới và có bỏ cỡ 200g NPK, cắt nước được 1 tháng thì trời mưa, tiêu cháu bi suy hơi nặng, không có rữa cây hay xịt bón lá sau thu hoạch, vậy cháu cần làm gì vào lúc này hả chú, cháu có mua Biosol rồi. Cám ơn chú và chúc chú khỏe, cộng đồng giatieu.com luôn lớn mạnh.
Chào cháu.
Bây giờ chỉ còn cách tăng liều Biosol và KNO3 luân phiên 3-4 lần cách nhau mỗi tuần để bung hoa, đồng thời đổ gốc biogel, amino, đạm cá, bánh dầu… để hệ rễ phát triển rồi tiến hành chăm sóc, bón phân chuồng ủ hoai, NPK, vôi+lân… vào vụ mới.
Phân Biosol có hòa chung vơi nấm tricho để đổ gốc đc không?
bạn nào biết tư vấn cho mình biết với, xin cảm ơn.
Biosol là phân bón lá sinh học, có thể hòa với trichoderma để phun.
Muốn đổ gốc bạn nên dùng Biogel để hòa.
Dùng đúng loại thì phân thuốc mới phát huy hiệu quả cao.
Cháu xin chào chú Vịnh và cộng đồng, làm ơn cho cháu hỏi hiện tại vườn tiêu nhà cháu bị bệnh thán thư, biểu hiện là cháy đầu lá sau đó rụng lá và rụng đốt từ dưới gốc lên khoảng 2m, ở thời điểm này cháu có thể dùng Coc 85WP để xịt cho tiêu được không ạ, cháu xin cám ơn chú Vịnh và cộng đồng.
-Hầu hết các loại thuốc trừ nấm phổ rộng như Mancozeb, Carbendazim … hay thuốc gốc đồng đều trừ bệnh thán thư.
-Kiểm tra kỹ xem, có dấu hiệu của bệnh chết chậm !
Xin chào cộng đồng gia tiêu, chào anh Vịnh. Vườn tiêu nhà tôi khi thu hoạch xong tôi đã phun thuốc gốc đồng trên cây và đỗ bootdo dưới gốc, sau đó tôi bón khoảng 5lạng vôi và 9lang lân Văn điển, còn tiêu tơ thì tôi không phun hay đỗ mà cũng bón lân và vôi y như vậy. Sau đó tôi bón phân bò đã ủ hoai với nấm tricho mỗi cây khoảng 10 đến 15 ký đối với tiêu tơ, 20 đến 25 ký đối với tiêu già, sau đó tôi lấp bồn, và tôi tiến hành lấp đặc hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Tới đây tôi dự định sẽ dùng thuốc sinh học đễ phòng và trị tuyến trùng và bệnh chết nhanh chết chậm. Vậy xin hỏi anh Vịnh cùng mọi người tôi làm như vậy đã đúng quy trình chưa, nếu còn chỗ nào chưa đúng xin anh Vịnh cùng mọi người chỉ giúp, xin chân thành cảm ơn. Chúc anh Vịnh cùng mọi người khoẻ.
Chào @Việt.
Sau một đợt sử dụng thuốc, cần chăm bón tích cực cho tiêu mau lại sức. Luôn phòng trừ bệnh trước, bón phân hồi phục sau.
Cách làm chỉ cần điều chỉnh 1 tí. Trước khi bón phân chuồng nên bổ sung Trichoderma vì bị tiêu hao lúc ủ và thêm Pseudomonas để ngừa bệnh cho tiêu luôn.
-Bón vôi+lân 1 lần vậy là quá nhiều, nên chia làm 2-3 lần bón để vsv hữu ích đỡ tiêu hao, cây cũng khỏi sốc.
Thân
Thân chào các bạn. Thân chào cộng đồng !
Thực sự là “học thầy không tày học bạn” trên diễn đàn này tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều, và nhiều ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất.
Có việc này, tôi luôn lo lắng và bức xúc, đó là mua và sử dụng phải phân bón giả, nguy hại hơn cả là phân bón bẩn. Dù đã vận dụng hết khả năng của 5 giác quan và toàn bộ kinh nghiệm hiện có nhưng cũng không thoát khỏi “ma trận” đã bày săn. Mật độ mua phải phân bón giả , phân bón bẩn mỗi năm 1 dày lên. Riêng năm vừa qua mặt tôi méo xệch vì dính đến 2 lần. Có lần bón phân cho cây xong, một tuần rồi hai tuần, cây trồng không xanh tốt như kì vọng mà có dấu hiệu “bệnh”. Nếu không có kinh nghiệm thì lại lôi cổ thằng Phytopthora và con tuyến trùng ra để trị , còn thủ phạm đích thực thì vẫn nhỡn nhơ.
Mùa chăm sóc cho cây trồng đã tới, tôi thực sự lo lắng (thương hiệu, đại lí uy tín…?). Nhiều năm nay tôi vẫn mua phân ở những nơi đó (xăng cho xe nó còn đánh tráo được, với phân bón thì là chuyện nhỏ) ai có cách hay xin chỉ dùm. Xin cảm ơn !
Chào tất cả các bạn
Chào anh Trịnh Văn Ba.
Thực sự, không chỉ nông dân bất lực mà ngay cả cơ quan chức năng cũng tỏ ra bất lực.
Có nguyên nhân từ biện pháp chế tài chưa đủ mạnh, không có tác dụng răn đe. Thậm chí, các phương tiện truyền thông không chỉ bất lực mà còn vì “họ thuê thì tui quảng cáo”, thực sự buồn !
Nhân đây, tôi xin trả lời cho các bạn có thắc mắc là vì sao tôi chỉ giới thiệu phân sinh học Biosol+Biogel mà không giới thiệu loại phân nào khác. Đơn giản là tôi chưa dùng, tôi chưa biết và tôi cũng chưa có thông tin đáng tin cậy thì làm sao tôi giới thiệu.
Tôi xin kể câu chuyện nhỏ: Có công ty tìm tới Giatieu.com xin giới thiệu sản phẩm với lời lẽ “nổ banh nhà lồng”. Do bận việc, không kiểm chứng được, tôi giới thiệu đến Hội hồ tiêu Chư Sê. Mặc dù đã quá ngán khi tiếp quá nhiều mà hiệu quả cần không thấy đâu, nhưng nể lời tôi, anh Hoàng Phước Bính phó chủ tịch thường trực, đã chấp nhận đưa xuống cho thực nghiệm sản phẩm ở vườn tiêu đang bị bệnh của hội viên. Vài tháng sau, không thấy tăm hơi, tôi gọi đt hỏi thì anh Bính trả lời họ đã “một đi không trở lại”… chuyện chỉ vậy thôi.
Gẫm cái sự “nổ” mà ngao ngán quá anh Ba à !
Nói chuyện với người có trách nhiệm thì họ cũng chỉ đưa ra lời khuyên “hãy chọn sản phẩm có thương hiệu để sử dụng”. Chấm hết !
Bạn ơi! Còn quá nhiều thứ không thật, ngay cả giáo dục, thông tin, kinh tế, giá cả thị trường, thống kê, kế toán… chứng khoán, bất động sàn… lĩnh vực nào không giả! không dối?
Có câu “sự thật mất lòng”, nhưng sự thật sẽ cứu nhiếu trường hợp thoát chết, không riêng gì cây tiêu…
Rất cảm ơn 2 anh đã chia sẻ , nỗi niềm cũng vơi đi được phần nào. Có lẽ để giảm thiểu, tôi lại phải mua phân đơn để phối trộn và dùng biogel biosol cho nó chắc. Định là thế có gì nhờ 2 anh tư vấn.
Xin cảm ơn. Chúc 2 anh sức khỏe !
Chào anh Vịnh, chào cộng đồng.
Em rất biết ơn mọi người trên diễn đàn đã tư vấn cho em rất nhiều kinh nghiệm bổ ích, và em có điều này muốn nhờ anh Vịnh cùng mọi người tư vấn giùm. Vườn tiêu của em đang phát triển bình thường. 1 số sau khi đôn và 1 số sau khi cắt dây để làm giống trồng mới khi tiêu lên tược mới rất sung nhưng màu sắc không như lúc trước, đọt tiêu không có màu tím mà là màu trắng xanh.
Xin mọi người tư vấn giùm. Em xin chân thành cám ơn
Theo mình, bạn cần kiểm tra độ pH của đất trồng để điều chỉnh cho hợp lý.
Sau đó mới tính chuyện chăm sóc.
Anh Vịnh à, em xin làm phiền anh một tí nữa. Em quên nói với anh là vườn tiêu kinh doanh nhà em năm rồi có chết hết mấy trụ em đã xử lý thuốc thấy không còn chết nữa. Năm nay em đã xử lý thuốc phân như em đã nói ở trên. Tới đây em tính xử lý một đợt tevigol+ridomil trước khi bổ sung nấm tricho+pseudomonas có được không hả anh. liệu nó có huỷ hoại vsv có lợi trong phân bò không vậy? Mong anh chỉ giúp. Rất mong nhận được phản hồi cũa anh. Xin cảm ơn anh nhiều.
Chào @Việt
-Chống bệnh thì dùng hóa học, phòng bệnh thì dùng sinh học!
Hóa học tác dụng nhanh, trị bệnh kịp thời nhưng không bền, hay bị lờn thuốc. Sinh học tác dụng chậm nhưng hiệu quả lâu dài.
Xử lý thuốc hóa học trước, khoảng 3 tuần sau là đổ phân thuốc sinh học để kịp thời phòng ngừa.
Thân
Chào các Bác, cháu mới phun biosol 1 tuần tiêu đồn điền nhà cháu mới thu hoach đươc 2 tháng mà mưa cũng nhiều rồi, cháu ở BMT, tiêu vẫn chưa ra cựa gà chỉ lú tí xíu ma it it chưa ra la non luôn, vậy có bị chậm ko ạ. Xin các bác chỉ giúp, còn tiêu Vĩnh Linh bói thì ra cựa gà rồi ra choẻn lá non cũng nhiều, mong được các bác giúp cho cháu. Cảm ơn các bác nhé.
Bạn cần chú ý, phun biosol và đổ gốc Biogel ở thời điểm này nhằm mục đích phân hóa nầm hoa để làm bông và phục hồi hệ rễ cho tiêu. Nếu thấy chậm thì bạn tăng liều lượng lên tí xíu. Sử dụng không đúng lúc thì làm bông sẽ không đạt yêu cầu.
Cảm ơn bạn @TrangBP đã phản hồi, nhưng mình không biết đo độ pH của đất thế nào bạn chỉ cụ thể cho mình nhé. Mình ở Bù Đăng Bình Phước, mình cảm ơn bạn nhiều.
Em xin cảm ơn phản hồi của anh Vịnh rất nhiều. Chúc anh cùng gia đình luôn khoẻ, xin hẹn gặp lại anh sau. Chào anh.
Cảm ơn bạn Trang BP nhiều nhé, chúc bạn mạnh khỏe.
Coi như cháu trồng tiêu thất bại hoàn toàn… buồn quá các bác ơi…! Lần đầu tiên làm nộng dân trồng tiêu để cải thiện kinh tế, mà trồng 500 trụ tiêu chết gần hết… Chán ! sao mà cứ bị thối thân, rồi chết mà nhìn dây tiêu nhỏ xíu à các bác…
Theo bác, cháu vẫn còn rất chủ quan, chưa chịu khó tìm hiểu kỹ về cây tiêu !
Sao bác bảo cháu email về để bác hỗ trợ cho được cặn kẽ hơn mà không thấy?
4 yếu tố tự nhiên làm cho cây sống khỏe hay chết là lý, hóa, sinh, cơ… bạn đừng coi thường yếu tố nào
4 yếu tố thường do con người đem dến là nước, phân, cần, giống, bàn cho giải pháp tối ưu của 8 yếu tố trên trên là hết sức dài như không có kết thúc… Tiếp thu, đam mê, và học hỏi sẽ giúp bạn thành công…
Cháu chào bác Vịnh cùng tất cả bác trong diễn đàn . Cháu ở Gia Lai . Chỗ cháu khí hậu không ôn hoà, vào đầu mùa mưa rồi mà ở đây vẫn không thấy mưa . Mà tiêu cháu giờ nó cứ vàng sao ấy, cháu không biết làm sao hết. Các bác trong diễn đàn chỉ giúp cháu với . Cha mẹ cháu mới giao cho cháu chăm sóc . Cháu xin cảm ơn.
Chào bạn. Không rõ đất trước đây bạn đã trồng cây gì.
Theo mình, bạn cần kiểm tra độ pH để điều chỉnh hợp lý rồi mới nói tới những chuyện khác để trồng tiêu được.
Cho thêm nước, rút ngắn thời gian giữa 2 đợt tưới, bỏ phân thuốc chống chịu đươc nắng hạn cho cây, cây tiêu nào không phát triển được thì định bệnh và chữa trị, đo lại độ pH , nếu thấp cần diều chỉnh ngay và giữ bóng râm cho tốt…
Vâng, cháu xin cám ơn. Nhưng các bác chỉ cháu cách đo độ pH với ạ.
Chào bạn. Muốn đo pH của đất, có 2 cách phổ biến:
-máy điện tử chuyên dùng để đo pH.
-bộ dụng cụ đo pH-EFS của Trung tâm nghiên cứu Đất-Phân miền Nam.
Bạn tìm đọc trong các phản hồi trên giatieu.com
Chào diễn đàn. Chào bác Vịnh. Bác cho cháu hỏi tiêu nhà cháu ở dưới gốc có rất nhiều lá vàng như vậy có phải nó bị bệnh chết chậm không ? và chỉ cho cháu các chữa với. Nhà cháu có dùng phân omô để tưới nhưng mà nó không hết hẳn chỉ giảm lại thôi. Cháu cám ơn !
Chào bạn.
Theo kinh nghiệm của tôi là có thể thiếu trung vi lượng. Phun phân bón lá biosol và bón mỗi gốc khoảng 300gr lân Văn Điển. Vào đầu mùa mưa tăng cường bón thêm nhiều phân chuồng ủ hoai và phân vi sinh.
Chào cháu @TieuSach.
Vàng lá có nhiều nguyên nhân, cơ bản là cháu cần làm 3 việc sau:
1.Do độ pH đất quá thấp nên cây không hấp thụ được dinh dưỡng, cho dù mới bón phân hay phun lá cũng nhanh vàng lại. Nhanh chóng đo pH và dùng vôi+lân Văn Điển bón điều chỉnh pH về khoảng 5,5 – 6,5 độ.
2 Xử lý tuyến trùng bằng thuốc tervigo, marshal hay vimoca (tránh không trùng loại đã dùng lần trước) 2 lần liên tiếp cách nhau 2 tuần.
3.Thiếu chất dinh dưỡng trung vi lượng: Phun bón lá Biosol và đổ gốc Biogel, amino, … để hồi phục hệ rễ, kết hợp với Tricho+pseud để phòng trừ các nguyên nhân gây bệnh cho tiêu. Sau đó, bón phân theo kế hoạch.
Nhìn chung, cháu tổng hợp cả 2 ý kiến của bác Lập và chú Cường là hợp lí hơn cả.
Thân
Cháu cảm ơn chú và chúc gia đình chú có nhiều sức khoẻ . Từ lúc cháu tham gia diễn đàn như tìm được chân lí của cuộc sống vậy đó ạ
Chào hoàmangyang!
Bạn muốn kiểm tra PH của đất, Bạn lấy mẫu đất đến thị trấn Đak Đoa mình đo giúp cho. Số điện thoại của mình 0946943578.
Chào Cộng Đồng, cháu ươm tiêu con trước khi trồng nên xử lí thuốc thế nào, mong các bác tư vấn giúp cháu, ah cháu lấy tiêu đã trồng 1 năm ươm vậy có gọi là tiêu ác ko hả các bác, nhánh ươm cũng có thứ chưa ra nhánh ác có thứ ra rồi, cảm ơn các bác nhiều.
Chào @phong trần
Có nhiều bài viết hướng dẫn Xử lý hố trước khi trồng, chẳng hạn:
>> http://www.giatieu.com/phan-i-qui-trinh-ky-thuat-trong-ho-tieu-o-chu-se/424/
Chú ý phân hữu cơ bón lót và xử lý hố bằng thuốc Diazan hay Vifuran trước khi trồng.
-Tiêu ác sẽ nhanh ra ác nếu đầy đủ dinh dưỡng. Nếu trồng tiêu lươn thì áp dụng kỹ thuật bấm đọt để ra ác.
Thân
Bạn hỏi để xử lý tiêu con trồng mới hay để ươm tiêu? Sao mà rối vậy?
Cùng @TieuSach. Tiêu bị vàng lá dưới gốc và từ trong ra ngoài đầu cành là dấu hiệu của tuyến trùng, nhất là bạn bỏ phân chỉ bớt vàng. Không biết tiêu của ban đã bao nhiêu năm ? chứ tiêu đã leo cao cũng có những hiện tượng thân tiêu rã khỏi nọc, nó không phải là bệnh chết chậm nhưng nó sẽ là đầu mối mọi bệnh cho cây tiêu… Bạn dùng các loại thuốc diệt tuyến trùng, sục gốc 2 lần cách nhau khoảng 15 – 20 ngày.
Dạ tiêu nhà cháu là tiêu tơ vậy trên thị trường thuốc nào trị tuyến trùng hay nhất ạ
Chào bác. Tôi mới bước vào trồng thử cây tiêu và đã trồng được 20 ngày, tôi chưa biết phải chăm sóc như thế nào. Mong bác hướng dẫn giúp cháu với… cảm ơn bác nhiều.
Chào bạn. Trồng tiêu con quan trọng nhất là phần xử lý hố và bón lót nền bằng phân hữu cơ.
Bạn kể rõ đã làm gì rồi trước khi trồng để cộng đồng biết mới góp ý được bạn nhé.
cảm ơn bạn THANH SƠN mình ở Đức Linh, Bình Thuận, đất cát. theo kinh nghiệm của người dân địa phương chỉ dẫn thì đào hố 50-50 rồi trộn 1 xẻng phân hoai mục rồi trộn 1 ít vôi + basudin với đất rồi trồng đến nay được 20 ngày dây bắt đầu nhú nhưng mỗi người nói 1 cách mình chưa biết phải làm như thế nào nên rất mong được sự hướng dẫn của bạn… Cảm ơn bạn rất nhiều.
Lượng phân chuồng bón lót như vậy là quá ít. Cần bổ sung các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh… để làm tơi xốp đất giúp rễ dễ dàng phát triển. Tiêu con chưa ăn bao nhiêu nên không cần lo lắng quá mà bạn cần tập trung phần nền hữu cơ.
Mình ươm tiêu lươn vô tình cắm lộn đầu, khi đem trồng chúng có thể sống được bình thường không?
Mình đôn tiêu, bầng cách chôn dây lươn, ở gốc cũ mọc cành ác, khi dây lươn chết đi, rễ của đoạn đôn có hút dinh dưỡng quay về nuôi gốc cũ hay không? Mong cộng đồng trả lời giúp.
Cám ơn.
Bạn @hienchau ơi, cách làm và câu hỏi của Bạn cứ như là đánh đố, vì sau bao nhiêu những gì Bạn giúp diễn đàn này, tôi nhận thấy sự hiểu biết của bạn về cây tiêu quá siêu, để bây giờ Bạn hỏi như là dân a-b-c làm tiêu vậy.
Cảm ơn bạn THANH SƠN nhiều. Cho mình hỏi thêm 1 chút nữa nha, hôm nay mình kiểm tra gốc thấy có 1 số con rệp màu xám, vậy mình phải xử lý như thế nào? Có phải phòng trừ sâu bệnh không, cách phòng trừ và liều lượng từng giai đoạn như thế nào xin hướng dẫn cho mình biết với. Xin chân thành cảm ơn bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Đôn dây tiêu, mục đích chính là lấy thêm bộ rễ mới ở những mác mới (thế hệ hiện tại) có tế bào chất trẻ hơn hom tiêu (thế hệ bố mẹ) nên hoạt dộng hiệu quả hơn, tuổi thọ vì thế cũng cao hơn. Mình suy diễn là nhóm rễ này cũng quay về nuôi gốc cũ, nên cách làm của mình có khác (chưa được đọc tài liệu nào):
Để gốc cũ có mọc nhánh ác, tiếp tục phát triến, dây lươn kéo xuống một phần chôn, một phần để dành, làm như vậy sẽ tránh được rủi ro,… và nếu suy diễn đúng thì tiêu kinh doanh hàng năm cũng chôn dây lươn bò dưới đất, để tạo thêm bộ rễ mới… kéo dài tuổi thọ, nhưng mình vẫn tin đoạn ngược chiều này dài ra thì hiệu quả nuôi gốc cũ sẽ kém đi.
Cộng đồng biết gì thêm, mong chia sẻ…
Chào anh @hienchau
-Vấn đề anh trao đổi là kỹ thuật hỗ sinh.
Với cây hồ tiêu là lấy dây lươn gốc, rạch đất, lấp 4-5 mắt, sâu khoảng 7-10cm. Khi các mắt bắt đầu ra rễ mạnh, ta cắt bỏ phần đầu, lấp đất phủ kín 4-5 mắt đã ra rễ. Rễ sẽ hút dinh dưỡng chuyển ngược về cho thân chính… và góp phần nuôi cây.
-Phần rễ hỗ sinh này nuôi cây không mạnh vì rễ ăn cạn, không có rễ đột nên không thay thế rễ chính được. Tuy cây có nhận thêm dinh dưỡng nhưng năng suất vẫn không cao đáng kể, nên không khuyến khích mở rộng mà chỉ làm trong một số trường hợp thật cần thiết như duy trì cây để giữ giống, kiếm thêm chồi mới, lươn mới…
Theo tôi, lý do chính là các tế bào vận chuyển nhựa đã định hình theo chiều xuôi, ta bắt chạy ngược lại nên hiệu quả không thể cao được.
Thân
Chào chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng
Cháu dự định trồng khoảng 600 hố tiêu vào năm tới. Năm nay cháu có trồng bắp, cháu dự định ủ thân bắp và võ bắp làm phân. Số lượng bắp cũng nhiều, bạn bè cháu khuyên nên múc hố sâu 80 cm, dài 1m, rộng 1m rồi đổ phân bắp đã ủ vào khoảng 3-4 xe rùa gì đó, sau đó thêm 1 xe rùa phân chuồng đã ủ (bò hoặc dê) vào. Đổ vào lúc ra tết đến khi mưa xuống trồng tiêu là được. Không biết như vậy có được không ạ. Xin cho cháu lời khuyên.
-Chào chú Vịnh, không biết cháu làm bông sai thế nào tiêu nhà cháu năm nay khó ra hoa quá, mà có ra thì cũng rất ít, rất xấu.
+Lần 1: cháu phun (1,5Kg KNO3 + 1g GA3 98% + TE) / 200L nước.
+Lần 2 cách lần đầu 10 ngày : Cháu dội gốc Amino + Humic + NeMa (săn tuyến trùng). Sau đó một đợt nắng hạn 20 ngày cháu không làm gì cả.
+ Lần 3 sau lần một 20 ngày thì mưa đều : Bên dưới cháu bón phân theo ti lệ 50Kg Ure + 50Kg DAP, Bên trên cháu phun 10-60-10 + Canxi-Bo + bám dính.
-Còn vườn hai cháu làm khác tí xíu:
+Lần 1: cháu phun (1,5Kg KNO3 + TE) / 200L nước.
+Lần 2 cách lần đầu 10 ngày : Cháu dội gốc Amino + Humic + NeMa (săn tuyến trùng) sau 5 ngày cháu bón phân NPK 16-16-8 13S B 1000ppm Zn 1000ppm.
Lần 3: Cháu phun 10-60-10 + TE + Bortrac + 250mg GA3 98%. Bên dưới cháu bón NPK+TE+Humic.
Vườn hai của cháu ra rất tốt, ngay cả nhưng cây suy cũng ra rất nhiều, hoa rất dài. Còn vườn kia vẫn chưa ra được mong chú Vịnh cho cháu một giải pháp để cứu vãn tình hình. Cảm ơn nhiều.
Chào cháu @Hưng Phú, chào cộng đồng
Thời gian vừa qua thời tiết thất thường nên bà con làm bông gặp nhiều khó khăn, bên cạnh còn là việc sử dụng phân thuốc theo cảm tính làm cho nhiều vườn đã thất bại.
Qua chia sẻ, trao đổi với bà con, tôi thấy nổi bật 2 vấn đề:
1. Tiêu ra nhiều lá, ít bông. Sai sót này là do bón phân không đúng nhu cầu.
Khi làm bông, dùng phân để phân hóa mầm hoa, chủ yếu là lân, kali dưới dạng siêu lân, siêu kali. Nhiều bà con đã bón ure, DAP, khiến cho việc phân hóa mầm hoa thành chuỗi bị ức chế, lại làm cho cành lá phát triển mạnh, nên chỉ ra lá mà không ra bông.
Phân tích kỹ các loại phân đã bón ở hai vườn của @Hưng Phú, bà con sẽ thấy:
-Vườn 1: phun 1,5 kg KNO3 + siêu lân (10-60-10) và bón 50 kg ure + 50 kg DAP +canxi-bo và hữu cơ, GA…
-Vườn 2: phun 1,5 kg KNO3 + siêu lân (10-60-10) và bón NPK, amino, humic và vi lượng…
Kết quả theo bạn phản ánh: vườn 1 hoa ra rất ít, rất xấu trong khi vườn 2 ra rất nhiều, rất dài. Bà con đã thấy rõ nguyên nhân rồi chứ. Trong hướng dẫn làm bông tôi đã khuyên bà con sử dụng phân NPK để kéo chuỗi, có nghĩa là chỉ dùng sau khi chuỗi đã bung. Còn trước khi bung chuỗi chỉ dùng phân hữu cơ và KNO3 để phân hóa mầm hoa.
Tôi xin nhắc lại: Muốn kích thích tiêu ra bông, khi bón phân phải đưa N (đạm) về mức thấp nhất, thậm chí = 0. Nhưng ở vườn 1, bạn @Hưng Phú bón ure, DAP… nên thất bại.
2. Tiêu bị rụng chuỗi khá nhiều. Sai sót này do sử dụng thuốc kích thích quá liều.
Kích thích tố, kích phát tố, thuốc kích thích… là những cách gọi khác nhau của 3 chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là Auxin, Gibberellin (GA) và Cytokinin. Tuy nhiên liều lượng sử dụng cực nhỏ, nếu thái quá sẽ phản tác dụng, như 2,4D chẳng hạn. Bà con sử dụng không đúng lúc lại thường pha quá liều so với hướng dẫn sẽ làm bông rụng hàng loạt.
Trường hợp này tôi không thể chỉ ra cách dùng vì thị trường có quá nhiều loại. Bà con cần trao đổi kinh nghiệm với nhau và chỉ sử dụng cho vài trụ tiêu để xem phản ứng trước khi dùng đại trà.
Ngoài ra, không loại trừ rụng chuỗi còn do nguyên nhân bị sốc thời tiết, nhất là đang khô nóng đột ngột chuyển sang mưa dầm và áp thấp kéo dài.
Qua đây, tôi xin cám ơn nhiều bà con đã đến chia sẻ, phân tích nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm trong mấy ngày qua.
Trân trọng
Cảm ơn chú Vịnh về những chia sẻ có ích. Mong rằng mọi người sẽ có những cách làm đúng mùa màng bội thu.
Anh Vịnh ơi, tiêu bây giờ toàn lá là lá thì phải làm sao anh? đã bơm 3 lần rồi. Bơm như đại lý tư vấn. Em ở Buonmathuot. Cám ơn anh.
Bây giờ em làm lại từ đầu như Hưng Phú được không anh Vịnh? thấy trụ tiêu tốt ngút ngàn mà nóng ruôt quá anh ơi, tiêu lại lên 160 rồi!
Chào bạn. Phải biết bạn đã dùng phân thuốc gì rồi mới tư vấn được chứ. Bạn chỉ nên làm theo người khác khi bạn chưa làm gì cho cây tiêu nhà mình.
Theo mình, bạn ngưng xử lý bất kỳ phân thuốc gì nữa, cần có thời gian để cây tiêu giảm bớt tác động của phân thuốc mà bạn đã dùng. Khoảng 3 tuần sau, nếu không có gì phát sinh thì bạn bắt đầu xử lý phân thuốc để làm bông theo từng bước chú Vịnh đã hướng dẫn trên diễn đàn.
Cảm ơn bạn Trang BP, bài học tin đại lý thuốc tôi nhớ suốt đời, tôi nói thêm cho các bạn rõ:
Tiêu nhà anh bơm bao nhiêu phi nước? – Dạ, cở 4 phi. – Các thuốc này lần 1, cái này lần 2, cái này lần 3… Mỗi lần cách nhau 10 ngày…
Và tôi đã làm theo, không biết các thuốc đó là gì !
Bạn @Hoa Tieu nói nghe mắc cười ghê.
Ít ra bạn cũng phải đọc trên bao bì để biết mình đang sử dụng thuốc gì chứ. Qui định về thuốc BVTV buộc nhà sản xuất phải ghi rõ tên hoạt chất, liều lượng sử dụng trên bao bì mà !
Bạn ơi, theo mình thì bạn cũng không nên trách, vì bà con cũng không biết phải sử dụng phân thuốc gì mỗi khi cần. Ai bày đâu nghe theo đó mà không thể lường hết được hậu quả xảy ra, may nhờ rủi chịu chứ biết sao giờ… đắng lắm !
Chào bà con
Như chú Vịnh đã nói, phân hóa mầm hoa, hạn chế đạm đến mức về 0.
Bà con ta khi bón phân ít ai để ý đến chức năng, thành phần tỉ lệ trong bao phân, bà con nên chú ý vấn đề này.
Chào chú Vịnh !
Đa phần bà con không hiểu thành phần tỉ lệ và chức năng của từng loại phân, nên đã bón không đúng theo nhu cầu, thật đáng buồn. Nhà nông thời @. nhưng có mấy ai có mạng. Khoa học đi lên còn nhà nông có đi lên hay không lại là chuyện khác. Đáng tiếc thay.
Chào bác Vịnh. Tiêu cháu ra lá vì khi vừa ra ít cựa gà cháu bón phân có đạm, tiêu cháu là tiêu đồn điền. Hiện tại mới ra ít đọt non, cháu phun biosol 2lần, đổ gốc biogel 1lần, KNO3 2lần, giờ cháu kích KNO3 + kẽm liệu có cứu được phần nào ko bác, xin bác chỉ giúp cháu với. Chúc bác và gia đình mạnh khỏe.
Chào bạn. Trường hợp của bạn cũng tương tự như bạn @Hoa Tieu ở trên. Bạn nên ngưng một thời gian để giảm bớt tác động của phân thuốc đã dùng rồi bắt đầu xử lý lại bạn nhé !
Theo mình là do bạn sử dụng chưa đủ liều hay do dùng chưa đúng cách nên không hiệu quả, khoảng 2-3 tuần sau bạn xử lý lại là được.
Minh xử lí đã 2 tuần rồi. Giờ xịt lại có muộn ko, chắc phải thử thôi.
Cảm ơn bạn nha.
Các bạn tìm hiểu cấu trúc tế bào, cơ chế, sinh lý, sinh hóa dinh dưỡng của dộng thực vật… sẽ giúp bạn có giải pháp tối ưu, đáp ứng đúng cho nhu cầu cây tiêu trong từng giai đoạn, với hoàn cảnh đang có của mình.
Rất nhiều nhà vườn trồng tiêu quên việc xới đât trong vườn, trong đó có bố em.
Cám ơn bác đã chia sẻ.
Chào diễn đàn !
Cháu ở Đồng Nai. Hiện giờ vườn tiêu nhà cháu ko biết tại sao mà cây ra bông rất ít, có cây không có cả lá non. Cháu ra hỏi đại lý thì người ta nói là thiếu vi lượng nên bán cho con gói phân trung vi lượng (…) 5kg/gói về đổ gốc. về đổ đc gần 10 ngày rồi mà ko thấy cải thiện gì. Bây giờ thì phải làm sao cho nó ra bông đây ? Xin chỉ giúp cháu.
Cám ơn mọi người nhiều
Thị trường đang tràn lan hàng dỏm, cố gắng mua hàng thật mà xài.
Nên tham khảo kỹ các phản hồi trên diễn đàn và ý kiến của bà con chung quanh mình.
Em mới tiếp xúc với cây tiêu mong các anh giúp đở em về cách hảm nước.
Sau khi thu hoạch xong dọn dẹp vệ sinh vườn ta nên phục hồi cây rồi hảm nước hay là hảm nước luôn rồi mới phục hồi?
Cho hỏi cộng đồng, tiêu đang ra hoa, rệp sáp với tuyến trùng rất nhiều, mình muốn đổ thuốc có ảnh hưởng hoa không ạ? Xin cảm ơn.
Còn tùy vào loại thuốc nữa. Tốt nhất là nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên bao bì và không pha thuốc quá liều lượng chỉ định.
Nên sử dụng thuốc có hoạt chất gốc sinh học để tránh không bị cháy rễ tơ…
Xử lý tuyến trùng rệp sáp ngay đầu mùa mưa chứ sao để tới lúc này?
Nếu có thể, để qua tháng 9, khi trời khô ráo hơn mới hiệu quả…
Sâu bệnh phát hiện khi nào thì xử lý ngay khi ấy. Để lâu càng nặng thêm, tốn kém vô ích.
Chào bạn !
Thời điểm này cây cối tốt tươi mầm lá rễ non nhiều, theo đó bây giờ cũng là lúc sâu bệnh sinh trưởng và phát triển cực nhanh! Không trị không được. Thuốc có hoạt chất carbosulfan sẽ không ảnh hưởng xấu với tiêu khi tưới gốc, khi mà không xịt lên trụ hiệu quả sẽ kém. Tưới vào lúc nào cũng được, nhưng chỉ xịt thuốc vào lúc chiều mát. Sẽ tránh được ảnh hưởng xấu của thuốc !
Chào bác Ba mình xài hoạt chất carbosulfan loại dạng hạt để rắc được không ạ. Thân chào bác
Không nên dùng thuốc dạng hạt trong trường hợp này, hiệu quả sẽ kém !
Thuốc lưu dẫn cần nước để dẫn thuốc. Cho nên khi sử dụng thuốc này phải giữ độ ẩm hợp lý mới có tác dụng tốt.
Cảnh giác ! Coi chừng thuốc chất lượng kém…!
Việc xử lý tuyến trùng và rệp sáp gốc, khi xử lý hóa học thường hay bị lại rất nhanh. Không thể tin tưởng được thuốc BVTV bây giờ chỉ diệt tạm thời lứa sau lại đẻ nhiều hơn trước. Nên ưu tiên sản phẩm sinh học sẻ hiệu quả lâu dài hơn, lại thân thiện với môi trường .Không ảnh hưởng cây giúp cây phát triển bền vững hơn.
Có thế hệ bố mẹ mới sinh ra con cháu. Diệt không hết là do thuốc kém chất lượng và do cách mình làm chưa hiệu quả…
Chào nhan đắc
Cho tôi hỏi thuốc sinh học là loại nào vậy, xin cám ơn
Sử dụng vi nấm trichoderma sp thường xuyên sẽ diệt sạch tuyến trùng đất.
Kết hợp thêm giấm gỗ thì trên cả tuyệt vời !
*Nhắn tin:
Để tư vấn giúp bạn có hiệu quả, bạn chụp một số hình ảnh thấy thật rõ các hiện tượng, vết tích của bệnh. Gửi về email bác Nguyễn Vịnh kèm theo những chia sẻ cụ thể nhé.
Chào cả nhà…
Cho em hỏi quy trình chăm sóc cây tiêu sau khi thu hoạch…
Khá dài dòng… Tôi chỉ nêu những điểm chính cần làm nhé.
Điểm nào chưa nắm rõ, bạn có thể hỏi thêm.
1.Rửa cây sau thu hoạch. Thời gian tiêu nuôi trái khá dài, do hạn chế sử dụng thuốc bvtv, nên cây thường tồn đọng các loại nấm cơ hội như tảo nâu, đốm lá, thán thư,… không loại từ còn có cả vàng lá chết chậm, héo chết nhanh. Cần tẩy sạch nấm bệnh cho hồ tiêu để cây khỏe, đón chờ bông vụ mới.
2.Kết hợp xử lý tuyến trùng do mùa khô tuyến trùng thường tập trung về hệ rễ để ký sinh, chích hút nhựa cây kiếm ăn, làm tổ đẻ trứng.
3.Bón phân, hồi phục cây sau thu hoạch. Tuyệt đối không để tiêu suy vào làm bông. Cây suy thì sức đâu để đẻ bông đạt yêu cầu.
4. Cắt nước, hãm nước đúng qui trình, tối thiểu 35-45 ngày trước khi tưới làm bông.
5. Bón lót các loại phân hữu cơ ủ hoai đã chuẩn bị…
Tính ra khá nhiều việc. Những chỉ cần dùng Forge SP để xử lý chung các công đoạn 1, 2, 3… đỡ tốn kém.
Bây giờ bà con quan tâm nhiều đến giá cả chủ yếu để bán trả nợ. Ai có thông tin về giá cả cũng như dự báo thị trường xin chia sẻ với ạ…
Em mới bón vôi, có một cơn mưa nay bơm forge kết hợp đổ gốc có được không?
Tôi đoán lượng vôi đã bón không nhiều, lại vừa có một mưa nên không gây hại đáng kể cho Forge SP. Bạn yên tâm…