Đăk Lăk: Tiêu lại chết hàng loạt !

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin – Đăk Lăk) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…

Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh ở thôn 7, xã Ea Hu là một trong những hộ dân trồng nhiều tiêu nhất xã, năm trước vườn tiêu khoảng 800 trụ, cho thu hoạch được hơn 4 tấn hạt, thu lời hàng trăm triệu đồng, khiến cả nhà vui mừng, mong ngóng vụ mùa mới cũng sẽ bội thu. Nhưng mấy tháng gần đây, các trụ tiêu nhà chị cứ lần lượt vàng lá, thối rễ rồi cứ thế chết liên tục, mấy tháng mùa mưa này tiêu nhà chị đã bị chết hơn 100 trụ.

Vườn tiêu gia đình ông Hoàng Đức Đá trở nên trống hoác vì tiêu chết hàng loạt.
Vườn tiêu gia đình ông Hoàng Đức Đá trở nên trống hoác vì tiêu chết hàng loạt.

Cách khu vườn chị Thanh không xa, gia đình ông Hoàng Đức Đá ở thôn 7 cũng đang lao đao vì vườn tiêu – nguồn kinh tế duy nhất của gia đình đang tan nát dần. Mấy ngày gần đây, ông Đá không còn dám ra thăm vườn vì quá sốc. Hơn 3 sào tiêu mà gia đình chăm chút, mong mỏi giờ chỉ còn lơ thơ vài trụ, dù gia đình đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc, công sức để cứu chữa vườn tiêu nhưng đành bất lực nhìn cây chết khô từng ngày.

Cũng như 2 gia đình trên, hơn 600 trụ tiêu của ông Cao Chánh Quyền đang ra quả non cũng bị vàng lá rồi chết dần chết mòn. Ông Chánh than thở: “Hiện tượng tiêu chết đã xảy ra từ năm ngoái, nhưng không ồ ạt nghiêm trọng như năm nay. Mấy tháng gần đây, gia đình tôi đã phải hạ xuống hơn 100 trụ tiêu bị chết yểu, chưa kể còn rất nhiều trụ đang ra quả non cũng có hiện tượng vàng lá và héo úa dần, khiến ước mong của gia đình giờ tan thành mây khói…”. Mặc dù gia đình ông Quyền đã tìm nhiều loại thuốc phòng ngừa, hỏi thăm cách chữa bệnh cho tiêu, thậm chí nhờ các kỹ sư nông nghiệp tư vấn,  nhưng tình trạng tiêu chết hàng loạt vẫn không được cải thiện.

Trên đây chỉ là ba trong số hàng trăm hộ dân thuộc xã Ea Hu đang từng ngày phải đối mặt với vườn tiêu bị lụi tàn dần mà chưa thể tìm được nguyên nhân. Theo quan sát, đa phần trụ tiêu bị chết do thối rễ, dây tiêu héo dần rồi úa vàng, sau đó rụng lá ồ ạt, dấu hiệu bị bệnh cho đến khi tiêu chết hoàn toàn chỉ diễn ra trong vòng 7 – 10 ngày. Trong vườn chỉ cần một trụ tiêu bị bệnh thì nguy cơ lan sang các trụ xung quanh là rất lớn, tiêu ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải bệnh này.

Theo số liệu của Hội Nông dân xã Ea Hu, toàn xã hiện có khoảng 160 ha tiêu đang được nông dân đầu tư chăm sóc, trong đó có khoảng 100 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân ước đạt 30 tạ/ha, sản lượng 300 tấn trong niên vụ 2013 – 2014. Mấy năm gần đây người dân đang xóa bỏ dần diện tích cà phê, điều kém năng suất để phát triển hồ tiêu. Đáng tiếc là bệnh vàng lá, chết nhanh ở cây tiêu vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu vì chưa tìm được nguyên nhân. Hội Nông dân xã chỉ biết khuyến cáo người dân không trồng tiêu ở những vùng đất thấp, dễ bị ngập úng trong mùa mưa nhằm tránh một phần thiệt hại do sâu bệnh.

Theo Quỳnh Anh (Báo Đăk Lăk)

52 phản hồi cho bài "Đăk Lăk: Tiêu lại chết hàng loạt !"

duongtam

Đọc những bài báo như vầy thật là rầu quá đi. Cây tiêu không lẽ lại khó canh tác đến như vậy sao bà con.
Với những vườn như vầy thì không nên trồng lại, thâm canh những cây ngắn ngày vài năm, hi vọng sẽ giảm thiểu được ổ bệnh đang hiện diện trước mắt nhưng không ai thấy.

Chi Mai

Đây là lúc người trồng tiêu phải trả giá cho việc sử dụng phân thuốc hóa học tràn lan theo kiểu hũy diệt môi trường.
Bạn mình hè vừa rồi lên thăm người thân ở một vùng trồng tiêu của Cư Kuin mà không thể ngồi lâu trong nhà được 5 phút vì mùi thuốc sâu nồng nặc không chịu nổi. Đi thăm nhà khác, ở xã bên cạnh, cũng trồng tiêu, cũng phải hít thở mùi thuốc sâu nồng nặc… đành kết thúc chuyến đi hè ngoài dự kiến. Cho nên khi tiêu nhiễm bệnh đành phải bó tay vì thuốc dùng không còn hiệu quả nữa.
Bạn nói thấy bọn trẻ con ở vùng này vô tư chơi đùa trong mùi thuốc mà thương, chúng phải hít thở không khí trong môi trường quá ô nhiễm…

duongtam

Có vấn đề tế nhị ở đây nhưng tôi vẫn nói luôn, có gì mà không nói được !
Thị trường xưa nay vẫn cái bài “giá rẻ chặt bỏ, giá cao thì trồng”. Không ít hộ trồng tiêu theo kiểu chạy theo kinh tế, chăm sóc tiêu theo kiểu thời @. Cho tiêu ăn toàn phân tây, phun xịt phân thuốc như cơm bữa, canh tác cây tiêu như canh tác cây ngắn ngày, thật đáng sợ ! Bất chấp tất cả sử dụng mọi cách để tiêu cho năng xuất, vài năm rồi đánh bài chuồn, để lại hậu quả không lường cho những chủ vườn xung quanh, nông dân @ là đấy. Không ít người canh tác tiêu theo kiểu này rồi lên diễn đàn hỏi cách trị bệnh, mong sao vớt vát thêm được ít hạt tiêu kiếm thêm.
Với canh tác kiểu như tôi vừa nói, xin thưa với các cô các chú là vẫn có thuốc chữa trị nhưng thuốc đó là thuốc tiên. Vấn đề về tiêu đâu chỉ là xoay quanh đến những cái trên diễn đàn, mà còn là cách canh tác của mấy bác.
Nếu ai bức xúc những gì tôi nói không đúng như trên thì khuyên các anh không nên trồng tiêu cho khỏi bức xúc.

duongtam

Có ai trồng xen đậu phộng trong tiêu như em không, thu đậu xong lấy cây đậu ủ chung với phân chuồng. Còn hạt nào ngon để làm giống tiếp. Hạt nào xấu ủ làm phân amino

Đỗ ngọc hiệp

Tôi xin ý kiến theo quan điểm cá nhân của tôi. Theo kinh nghiệm ông bà ta từ xa xưa thì thông thường năm nhuần thời tiết bất lợi và khác thường so với các năm thường, tôi thấy năm nay đang giữa mùa mưa mà có rất nhiều vườn tiêu đã chết thì hỏi hết mùa mưa năm nay tiêu sẽ chết thế nào nữa. Với lại bà con nông dân nhiều nơi kinh nghiệm chưa bao nhiêu cộng với thời tiết ko như m0ng đợi thì…
Dạo này ở chỗ tôi 1 ngày có “4 mùa” sáng sương lạnh, nửa buổi trời nắng to muốn cháy da cháy thịt, vậy mà đùng 1 cái mưa to đùng đùng rồi vài giờ sau nắng quay lại và còn nhiều kiểu thời tiết khác thường nữa. Thời tiết kiểu này người còn bệnh nữa nói chi là tiêu.

ho nam

Là vùng trọng điểm tiêu của tỉnh Đak Lak nhưng năm nay tai Cư Kuin tiêu rất ít trái, thi thoảng mới có một vài vườn là đạt sản lượng như năm trước. Hiện bây giờ tiêu bị bệnh chết thì tất cả các xã của huyện đều có, chỉ mới ít hay nhiều mà thôi!
Vấn nạn tiêu chết tại đây không hoàn toàn do phân hay thuốc BVTV kém chất lượng mà cái chính là do khâu canh tác không hợp lý thiếu khoa học! Có vườn tiêu đã chết nhiều nhưng vườn bên canh lại xanh mướt đâu có hề chi! Còn một số ít bị chết thì do điều kiện địa hình trũng lúc trời mưa nước dồn gây ngập úng. Những vườn tiêu được canh tác thiên về hữu cơ nhiều thì rất ít bị bệnh chết tuy rằng sản lượng hằng năm của những vườn này vẫn giữ đều đều và khó đạt đỉnh!

Trịnh Văn Ba

Chào cộng đồng, chào các bạn !
Thật là xót xa khi chưa đến thời điểm mưa nhiều mà tiêu đã chết nhiều đến vậy. Phòng trị bệnh này cũng rất đơn giản, miễn là hiểu được đặc tính sinh lí của cây và sâu bệnh. Từ trước tới giờ tôi chỉ hướng dẫn chứ chưa từng đến trị bệnh cho ai cả. Nhưng đến nước này vườn tiêu bạn nào đang bị nặng, tôi sẽ đến nếu có yêu cầu, kể cả trụ tiêu đã có hiện tượng rụng lá.

lê vinh

Chào chú Ba và mọi người ! chú Ba ơi, chú có thể giúp cháu khắc phục tình trạng chết nhanh+chậm trên cây hồ tiêu được không ạ. Mong được chú chia sẻ kinh nghiệm của chú cho cháu và mọi người biết… Mong sớm nhận được sự giúp đỡ của chú…

Nguyễn Thành Xuân

Cháu rất cảm động trước tấm lòng của Bác Trịnh Văn Ba. Xin cảm ơn Bác trước bà con nông dân trông tiêu.
Liều thuốc cần trị lúc này là thay đổi ngay tập quán canh tác hồ tiêu của bà con, vì mỗi hố tiêu là một hố tử thần như trong hình thì người trồng tiêu sẽ sớm gặp thất bại.
Đa phần bà con trồng tiêu cần học lại kỹ thuật của những nông dân trồng cây thân dây khác như họ dưa hay bầu, bí… Áp dụng kỹ thuật của cây thân gỗ cho cây thân dây là sai lầm nghiêm trọng trong trồng và chăm sóc cây tiêu.
Câu nói cần phải nói với bà con (người người đều mong thay đổi thế giới nhưng mấy ai chịu thay đổi chính mình), buồn thay!
Con cũng đã và đang chạy ngược chạy xuôi đễ vận động bà con thay đỗi tập quán canh tác trong cây hồ tiêu, nhưng được mấy ai nghe, buồn quá!
Vườn tiêu nhà con cũng bị nhiễm bệnh chết nhanh như vậy nhưng con phòng, trị và khống chế bệnh hiệu quả.

Đỗ ngọc hiệp

Chào @ho nam. Ở vùng Ea H’leo tôi cũng vậy, chỉ có tiêu kinh doanh là có quả nhiều còn tiêu già thì quả chẳng bao nhiêu.
Cảm ơn bác @Trịnh Văn Ba, nhưng dân ở chỗ cháu có quan niệm hay lắm “tiêu sống hay chết là do trời” nên khi cháu tìm tòi học hỏi từ các nguồn mạng báo đài thì người ta nói khoé cháu là “kỹ sư”. Họ ko tin tiêu sống hay chết là do mình chăm sóc mà họ lại tin là do “trời thương” hay “làm ăn có thời” nên tiêu mới ko chết, nên họ cứ tha hồ bón phân phun thuốc vô tội vạ, và họ phán sống chết do “trời”. Nên bác có xuống đây giúp cháu họ lại nói cháu và bác là 2 ông kỹ sư “khoác lác” mà thôi. Vài lời chia sẻ cùng bà con.

quốc việt

Xin chào @ Đỗ ngọc hiệp, sao bạn lại bi quan vậy, mình cũng ở Eahleo chổ mình cũng ko khác gì chổ bạn, mình nói thì người ta cho là mình khoát lác chế diễu đủ điều. Nhưng đối với mình thì không sao, mình cố gắng tìm tòi học hỏi làm để chứng minh cho họ thấy mình làm là đúng. Qua thời gian mình thấy 1 số người học hỏi và làm theo mình rồi đấy, mình cũng cảm thấy vui.

Cháu xin chào chú Trịnh Văn Ba cháu có thể mời chú xuống vùng quê cháu giúp cho một số hộ có được không chú? Trước tiên cháu xin cảm ơn chú và chúc chú cùng gia đình sức khỏe.

Nông Văn Dân

Văn Dân ở huyện Cư Kuin và đang trồng tiêu trên đất hai thôn đó là thôn 8 EaHu và thôn 7 xã EaNing, tôi thấy 1 số bạn đổ lỗi người nông dân phun thuốc sâu nhiều tới mức ngồi 5 phút không chịu nỗi, đi nhà khác cũng mùi thuốc sâu nồng nặc không chịu nỗi phải kết thúc kỳ nghỉ hè sớm hơn dự định. Nếu môi trường của các nhà vườn trồng tiêu như vậy, thì nay đất Cư Kuin cho không ai lấy nữa vì người hít thuốc sâu chết hết rồi, hoặc bỏ nương rẫy chạy hết chứ sống mùi thuốc sao nỗi, mùi gì có thể quen chứ thuốc độc không ai quen được. Có bạn còn cho là người dân Bất chấp tất cả sử dụng mọi cách để tiêu cho năng suất, vài năm rồi đánh bài chuồn, để lại hậu quả không lường cho những chủ vườn xung quanh. Chẳng ai dại gì bỏ vài tỷ đồng mua 1ha tiêu rồi kiếm lấy vài năm đã thu hồi được vốn chưa mà đánh bài chuồn. Các bạn ơi khi tiêu bị chết rất đau đớn cho người nông dân, cha ông có câu “của đau con xót”, do vậy người nông dân bây giờ như con bệnh cứ vái tứ phương ai chỉ thuốc gì là mua ngay. Như vậy phải nói rằng người dân chúng ta thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, cho nên điều trước tiên phải nói là do canh tác không hợp lý, thiếu khoa học kỹ thuật và họ không có một tổ chức nào đứng ra tư vấn hỗ trợ về khâu kỹ thuật giúp người dân, khi trồng cũng như chăm sóc, nên người dân tự mò mẫm như đi trong đêm tối không đèn. Họ không hiểu được đặc tính sinh lí của cây tiêu và sâu bệnh hại tiêu, nên bệnh không đúng thuốc làm sao khỏi mà có khi còn chết thêm.
Văn dân trên diện tích 3 ha cũng bị chết 1 cây cách đây gần tháng, đã đổ thuốc nay đã khống chế, không chết thêm, cũng tư vấn 1 vài gia đình họ chặn được, nhưng cũng có 1 số hộ họ không tin cho là không có thuốc nào trị được nên phó thác.
Mong có một tổ chức, cơ quan nào tiên phong, hay như anh Trịnh Văn Ba, giúp người dân trồng tiêu trị dịch bệnh.

pham van chuong

Tình hình dịch bệnh trên cây tiêu ko chỉ năm nay mới chết nhiều, mà những năm trước cũng vậy thôi. Nhưng dã trồng tiêu thì phải chấp nhận sự rủi ro đó thôi chứ bức xúc sao được. Mà hãy cố gắng áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc vườn tiêu để giảm bớt sự rủi ro hơn. Thân chào bà con, chúc bà con găp nhiều may mắn.

Quang hoang

Hiện nay không chỉ ở vùng Cư Kuin mà ở vùng Buôn Hồ, Krông Buk tiêu cũng chết hàng loạt. Vấn đề ở đây là do bà con nông dân mình chưa nắm bắt khoa học kỹ thuật.

tiêu lép

Thay đổi tập quán sản xuất, hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học, chỉ dùng hóa học khi thật cần thiết, chuyển sang sử dụng phân thuốc và các sản phẩm canh tác có nguồn gốc sinh học, hữu cơ, là sự lựa chọn cấp thời và đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Không chỉ đứng trước cơ hội của hợp tác TPP, chúng ta còn gặp những thách thức không nhỏ trước rào cản kỹ thuật ngày càng chặt chẽ và khắc khe hơn của các nước nhập khẩu. Nếu bà con mình không sớm thay đổi, hàng hóa nông sản VN phải đối mặt với những người tiêu dùng khó tính…

Haiandnguyen

Chào cả nhà Giatieu.com. Tiêu chết ở Cư Kuin có thể không phải do bệnh chết nhanh, mà do bà con ở đây quen trồng cà phê nên cứ mưa là đua nhau mua phân hóa học về bỏ cho cây tiêu. Nên sau khi hết mưa tiêu mới chết hàng loạt như tiêu chết nhanh. Mong bà con sớm thay đổi tập tính canh tác.

duongtam

Chào cộng đồng nông dân trồng tiêu !
Tiêu chết là bình thường, nhưng đó là chỉ là yếu tốt rất nhỏ, canh tác của con người vẫn mang tính chất quyết định. Cùng nhau trãi lòng, đóng góp kinh nghiệm, chia sẻ với nhau nhiều hơn để có nền tảng vững chắc trong công việc chăm sóc tiêu.
Cám ơn trang Giatieu.com đã cung cấp những thông tin thiết thực cho bà con nắm bắt kịp thời, để có biện pháp chăm sóc tiêu cho mình trong mùa mưa bão.
Ngoài công việc đống áng, bà con cũng nên bỏ chút thời gian nếu có thể để trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau xây dựng diễn đàn giatieu.com ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là nơi tin cậy của người dân trồng tiêu khắp mọi miền.

Đỗ ngọc hiệp

Chào @quốc việt. Bạn ở Ea H’leo xã nào vậy, mình ở Cư Mốt, khi nào rảnh mình có thể ghé thăm nhà bạn học hỏi kinh nghiệm được chứ.

quốc việt

Xin chào @ đổ ngọc hiệp. Nhà mình ở thôn 1 xã Eahiao, khi nào có dịp mời bạn ghé qua nhà mình chơi. Anh em mình trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau chứ còn bạn mong học hỏi ở mình thì ko có gì đâu.

Hoàng Văn Lập

Việc trao đổi kinh nghiệm về cây tiêu như ở khu vực mình ở ấp Trường An, xã Thanh Bình, H. Trảng Bom, Đồng Nai, các bạn có thể quy tụ những bạn có nhiệt huyết và kinh nghiệm về cây tiêu quanh vùng mình ở thành một nhóm hay tổ hợp tác và cứ một ngày nào trong tháng hoặc nhiều hơn, họp nhau, để trao đổi kinh nghiệm… rất hữu ích. Đặc biệt khu mình được chính quyền các cấp hổ trợ theo quy định của chính phủ : tổ hợp tác trồng tiêu được hổ trợ kỹ thuật sách vở tài liệu, phan bón – thuốc trừ sâu – tricho…. được vay tiền, được hổ trợ mua phân bón trực tiếp tại hãng… Chính là chủ trương của nhà nước, và qua phòng Khuyến nông huyện.

HoangDat

Bà con nên thay đổi cách canh tác và nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ, hữu cơ sinh học thân thiện với môi trường hơn !

Trịnh Văn Ba

Chào cộng đồng. Chào các bạn !
Tôi cũng không ngờ rằng, tiêu càng ngày càng chết nhiều đến như vậy. Trên các phương tiện thông tin đã nói rất nhiều về việc phòng và trừ bệnh chết nhanh chết chậm cho hồ tiêu, mà các phương tiện này hầu hết các gia đình nào cũng có cho dù giàu hay nghèo.
Loại bệnh này có phòng, trị được không ? Nhiều bạn đang rất nghi ngờ về chuyện này, nhưng đối với tôi là được tuyệt đối bởi vì : đã trãi nghiệm từ năm 2005 đến nay, vườn tiêu nhà tôi vẫn xanh tốt và không ra đi trụ nào. Từ khi tôi phổ biến kinh nghiệm của mình trên diễn đàn cho tới nay, rất nhiều người đã áp dụng thành công, gọi điện thoại đến để cảm ơn. Số bạn đã áp dụng thành công là đã làm đúng theo quy trình.
Mặc dù đã nói nhiều rồi, nhưng tôi cũng xin nhắc lại là cho dù phòng hay trị bệnh chết nhanh chết chậm, thì yêu cầu số 1 là vườn phải được thoát nước rất nhanh (xem trên hình của bài viết này và “Gia Lai: Hàng trăm trụ tiêu chết nghi bón phân dỏm”) thì thấy một vườn thì trữ nước, một vườn không được thoát nước, 2 loại hình này sớm muộn gì cũng chết. Để y nguyên như vậy mà trị bệnh thì thuốc tiên cũng không chữa được.

Chào @quốc việt.
Chú thấy tiêu chết như vậy thì xót lắm, nhưng cháu yêu cầu lại không phải là “chính chủ”. Nếu chú đến sẽ trở thành “lang” thang. Cháu thông cảm.
Chú chưa thấy có 1 nghiên cứu nào nói về cây tiêu bị ngập nước trong bao lâu thì sẽ chết. Chú lại hay so sánh với con người ta (cây tiêu cũng là 1 vật thể sống) riêng con người để thò đầu lên trên mặt nước thì cũng sống được khá lâu, nhưng ngập hết đầu liệu được mấy phút. Cũng vì từ đó mà chú thiết kế cho vườn nhà mình không được phép đọng nước trong mùa mưa dù chỉ là vài phút. Vừa rồi có 1 số bạn ở gần đến thăm, giao lưu và học hỏi, tất nhiên là rất thỏa mãn. Nhưng cũng có người nói là các kỹ sư nói rằng loại bệnh này không thể trị được. Khi tiêu nhà chú bị bệnh, chú đã mời kỹ sư nhưng họ lắc đầu. Do không phải là kỹ sư nên chú đã phòng trị được. Nếu vườn tiêu nhà cháu thực sự bị thì cứ gọi cho chú qua số : 0167.345.4816. Xin nói thêm với cháu trị bệnh chết nhanh chết chậm của tiêu cũng giống như trị cảm cúm vậy, sốt thì phải hạ sốt, đau đầu phải trị đau đầu, ho phải trị ho đồng thời… Nếu trị riêng lẽ sẽ không có kết quả và nữa khi trị bệnh cho tiêu không để bị thiếu nước hoặc quá dư thừa nước, không bón và xịt bất cứ loại phân nào nội trong 3 tuần.
Chúc cháu ứng dụng thành công ở vườn nhà và hàng xóm.

quốc việt

Cháu xin chân thành cảm ơn chú Trịnh Văn Ba rất nhiều. Cháu sẽ làm theo cách chú chỉ, nếu có gì cháu ko hiểu có lẻ cháu làm phiền chú alo cho chú vậy. Cháu xin thay mặt cho bà con trồng tiêu xin chúc chú cùng gia đình thật nhiều sức khỏe để đóng góp cho bà con trồng tiêu nhiều kinh nghiệm quý giá.

Dan Viet

Đi thăm nhiều nhà vườn ở các miền đất nước, thấy vườn tiêu nhiễm bệnh khá nhiều mà Dan Viet chỉ biết phát hiện bệnh để ước tính sản lượng sẽ thay đổi như thế nào chứ không biết cách giúp bà con. Có hai vợ chồng ở Pleiku hỏi mình liệu có còn cứu được vườn tiêu nhà họ không, nghe thật xót xa. Họ không dùng internet nên không biết trang này. Nếu bác Ba không phiền thì gặp mấy trường hợp như vậy Dan Viet cho họ số ĐT của bác nha!
Mong cộng đồng mình mỗi người một tay giúp bà con.

Dương Đình Quyết

1 bài báo đưa ra là để chúng ta đóng góp ý kiến trên cơ sở xây dựng. Chứ đâu phải đưa lên cho các bạn đánh giá đấu đá với nhau. Nếu các bạn có tài có giỏi thì các bạn cứ phát huy trên mảnh đất của các bạn còn ở đây chúng tôi không cần cái bình luận trái chiều đó của các bạn. Xin cảm ơn.

kính thưa bà con nếu tiêu trong giai đoạn chết nhanh thì không có cách trị. Nguyên nhân là do bộ rễ đã bi hư hại hoàn toàn. Bà con có đổ hay xịt thì cũng không có tác dụng vì cây tiêu không còn hấp thụ được. Và giải pháp duy nhất là phòng bệnh, chống ngập úng vào mùa mưa và biện pháp chắc bà con đã biết.

Trịnh Văn Ba

Chào anh Dân Việt. Chào cộng đồng !
Những ngày đầu vào định cư ở đất này, khi thấy 1 vườn tiêu khoảng vài sào, tôi vội la lớn: “ối trời ơi, ở đây họ trồng trầu làm gì mà nhiều vậy!”. Thật là ngố ! Thực sự mà nói tôi không có may mắn như nhiều người biết cây tiêu từ trong bụng mẹ, đến khi trồng tiêu cũng chẳng biết ai để mà học hỏi cách làm. Thật là gian truân, trả “học phí” thì quá đắt, đâu được nhẹ nhàng như bây giờ. Với cây tiêu tôi còn nhiều vấn đề phải giải quyết, phải học hỏi. Gần 20 năm rồi vẫn chưa hoàn thiện. Vì là được nhận thì cũng phải biết cho, do vậy có chút kinh nghiệm chia sẻ cùng bà con anh em.
Đã có lần trên diễn đàn, tôi đã nói với anh “ta có tâm nhưng không có tầm”, tầm của tôi là chia sẻ và giúp đỡ những người đang gặp gian nan với cây tiêu như tôi hồi xưa. Nếu vì sợ phiền tôi đã không chia sẻ kinh nghiệm của mình trên diễn đàn. Những trường hợp như anh gặp, anh cứ cho số đt của tôi cho họ, đừng ngại gì cả. Bệnh chết nhanh chết chậm của tiêu, tôi sẽ trị khỏi nếu làm theo đúng hướng dẫn sẽ thành công.
Chúc anh và gia đình khỏe !
Thân chào anh.

Mạnh Cường

Con chào bác Trịnh Văn Ba, chào các bác, các cô, các chú và cộng đồng giatieu.com
Càng đọc nhiều các bàn viết và phản hồi của bác con cảm thấy bác là người rất tâm huyết về cây tiêu và cũng mong mọi người đều có thể áp dụng được những khoa học, kỹ thuật và những lời khuyên có giá trị để có thể có được những vườn tiêu không bị bệnh. Hoặc nếu bị chí ít cũng có thể khống chế được. Con ở Gia Lai năm nay mới 22t thôi ạ. Cũng đang học hỏi và chỉ biết lắng nghe, tìm tòi qua mọi phương tiện có thể rồi mang áp dụng vào vườn tiêu của mình. Con mong sẽ có 1 dịp gần đây nhất sẽ qua Đắk Lắk thăm và học hỏi trực tiếp bác được không ạ? Con mong sớm nhận được phản hồi của bác!

Trịnh Văn Ba

Bác rất kính nể những đứa con như cháu, ham làm, ham học hỏi là đức tính quý của một con người. Cháu sẽ là người thành công trong tương lai, tiếp tục phát huy.
Rất vui được đón tiếp cháu.

Mạnh Cường

Vâng! Con cảm ơn bác. Chúc bác và gia đình luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống!

duongtam

Bạn Mạnh Cường đi tham quan vười tiêu nhà chú Ba học hỏi được gì thì lên diễn đàn này chia sẻ cho mình biết với. Cái tánh thích đi du ngoạn thích được nhìn nhắm những vườn tiêu nhưng điều kiện không có. Chỉ biết lên giatieu.com mong được giao lưu.

nguyễn nam

Chào anh Trịnh văn Ba.
Đại dịch chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đang nóng từng giờ từng phút trong cộng đồng những người trồng tiêu. Sự khát khao đi tìm thầy thuốc của dân đang có tiêu bị bệnh tôi ví như con người đang mắc bệnh ung thư… cầu trời được sống. Mong anh cụ thể hóa quy trình điều trị bệnh cho tiêu để mọi người trên diễn đàn tham khảo và học tập. Căn bệnh chết nhanh, chết chậm ở cây tiêu mà anh ví như cảm cúm trên người thì quả là cứu tinh cho dân trồng tiêu hiện nay đó.
Vì cuộc sống của cả gia đình những người làm tiêu mong anh sớm vào cuộc giúp đỡ. Cảm ơn anh.

Trịnh Văn Ba

Chào @nguyễn nam !
Trị bệnh tiêu chết nhanh chết chậm, trên diễn đàn có rất nhiều cách, mỗi người ứng dụng mỗi cách khác nhau. Tôi rất buồn vì rất nhiều bạn sử dụng lộn xộn ! Bởi vậy mà không có hiệu quả.

Trên diễn đàn, tôi đã cố gắng nói gọn dễ hiểu, tôi xin nhắc lại:
– Tiêu thoát nước thật nhanh (nguyên nhân chính tiêu bị bệnh vì úng nước)
– Bón phân các loại chia ra bón nhiều lần, đừng bón nhiều trong một lần kể cả phân chuồng đã ủ hoai mục (nguyên nhân thứ hai để tiêu bị bệnh)
– Cách điều trị: (bỏ qua những trụ đã héo lá, thối gốc,… tập trung nguồn lực cho những cây đang bị vàng lá và chưa có hiện tượng nhiễm bệnh)
Biện pháp sinh học bây giờ không còn kịp, cho nên không ứng dụng nữa mà chỉ dùng hóa học.

Nhiều năm nay khi gặp mưa dầm liên tục từ 3 ngày trở lên vườn tiêu nhà tôi có một số trụ có hiện tượng vàng lá thì tôi sử dụng ngay biện pháp sau:
Dùng Agri-fos 400 + Amitage + Thuốc giâm chiết cành. Cây đã bị vàng lá thì tưới gốc và đồng thời xịt kĩ từ dưới gốc cho tới ngọn tối thiểu được hai lần, mỗi lần cách nhau từ 5 đến 7 ngày. Nếu có lần thứ 3 thì càng tốt nhưng khá tốn kém (trong thời điểm này phải đủ độ ẩm cho tiêu, cấm kị bón và xịt tất cả các loại phân, kể cả phân sinh học).
Với cách này, từ năm ngoái tới năm nay nhiều người ứng dụng đúng cách đã có kết quả tốt, nếu tiêu nhà bạn bị bệnh cứ mạnh dạn ứng dụng. chúc @nguyễn nam thành công! có gì gọi điện cho tôi

Nguyễn Hoàng Minh Hạ

Con chào bác,
Cho con hỏi bác tí nha. Ba con hồi đo tới giờ vẫn luôn làm mương thoát nước rất kỹ lưỡng để tránh tuyệt đối bị nước đọng, mà tiêu nhà con vẫn bị chết. Nó lan bắt đầu từ trên đọt xuống. Nếu được, nhờ bác giúp con tìm ra nguyên nhân với. Không những con phải học hỏi, mà còn phải kinh nghiệm nữa. Mong bác chỉ giúp con. Con cảm ơn Bác rất nhiều.

Hoàng Văn Lập

Chào anh Ba. Đúng là tiêu chết do úng nước là chết oan do mình không lo mương rãnh thoát nước cũng như cách bón phân hóa học anh nói rất đúng, nhưng về phân chuồng ủ hoai (tốt cho tricho) không là nguyên nhân để tiêu bị bệnh dù có bón nhiều đi nữa, chỉ không có mà bón thôi anh Ba.
Còn về công thức trị vàng lá anh nói “cấm kỵ bón và xit… mà trong công thức lại có thuốc giâm chiết cành? (nó là phân mà). Hơn nữa vàng lá trong thời kỳ nào? vàng lá do tuyến trùng? thiếu dinh dưỡng, nấm bệnh, thiếu trung vi lượng, ngập úng, mỗi cách trị khác nhau … Nếu thiếu dinh dưỡng, buộc phải bón phân, anh cần xác định rõ kẻo thấy anh nói vàng lá là trị như vậy.

Chi Mai

Chào chú Ba. Theo như ý của chú : (bỏ qua những trụ đã héo lá, thối gốc,… tập trung nguồn lực cho những cây đang bị vàng lá và chưa có hiện tượng nhiễm bệnh) như vậy là mình chỉ phòng ngừa cho những cây bị vàng lá còn những cây khác là mình đầu hàng, mặc kệ nó hả chú? Vậy thì cháu tiếc quá!

Chú nói tiêu bị vàng lá và dùng Amitage. Nhưng hoạt chất Carbosulfan trong thuốc Amitage là trị tuyến trùng gây ra hiện tượng vàng lá và nguy cơ lây nhiễm các loại nấm qua rễ. Còn dùng thuốc giâm chiết cành (hóa học?) để phục hồi rễ, theo cháu mình sẽ dùng sau khi trị bệnh, trong giai đoạn chăm sóc hồi phục tiêu thì hay hơn, vì có thể giảm bớt phản ứng hóa học bất lợi giữa các thuốc với nhau.

Cháu cũng thấy chú Vịnh bảo dùng Agri-fos 400 để nhắc lại sau khi dùng thuốc trị nấm gây bệnh chết nhanh chết chậm, cháu chưa rõ cho này, mong được học hỏi ở các chú thêm nữa. Cháu cảm ơn.

Hồng Ánh

Sao bạn lại bỏ qua, đầu hàng ! Nếu đã xác định chết nhanh chết chậm là do nấm phytophthora và Furasium gây hại thì phải dùng thuốc diệt nấm. Bạn bỏ qua nhưng bào tử nấm vẫn tồn tại trong đất, chờ cơ hội mùa mưa ẩm ướt sẽ bùng phát. Đó mới là cách trị bệnh không triệt để, cứ dai dẳng năm này sang năm khác cho tới khi chết sạch hết cả vườn, nguy hiểm thật !
Vườn chú TVBa 5-6 năm nay không bị chết nhanh chết chậm là do chú duy trì nấm trichoderma trong vườn tốt, thỉnh thoảng mới bị 1-2 trụ vàng lá không đáng kể như chú ấy đã chia sẻ.

Hồ Hoài Hương

Chú Ba là một nhà nông trồng tiêu rất giàu kinh nghiệm và rất nhiệt tình chia sẻ với cộng đồng, nên kinh nghiệm của chú là vốn quý không dễ gì các bạn mình có được.
Vì cũng có nhiều chú nhà nông trồng tiêu giàu kinh nghiệm nữa nhưng các chú không lên Net được để chía sẻ với mọi người.
Mình thấy các bạn không nên yêu cầu chú Ba lí giải theo cơ sở khoa học mà cái các bạn cần là đúc rút được những gì từ kinh nghiệm của chú chia sẻ để làm vốn cho mình.
Xin có đôi lời với các bạn.

thông

Nhìn tiêu chết mà ngán quá các chú bác ơi. Xung quanh vườn tiêu nào cũng bệnh nước mưa từ các vườn xung quanh lại tập trung về vườn mình mới ác.

Trịnh Văn Ba

Chào cháu @thông. Vườn nhà bác cũng tương tự như vườn nhà cháu, bởi vậy mà tùy theo địa hình những nơi giáp ranh, có nơi phải đắp cao chặn nước, có chỗ phải đào rãnh sâu… mục đích là không cho nguồn nước xâm nhập. Làm ngay đi cháu, nếu không vườn tiêu nhà cháu sẽ đi hết nội trong năm nay ! Chúc cháu mọi sự như ý.

Trịnh Văn Ba

Thân chào anh Lập và cháu Chi Mai ! Từ hơn 1 tháng nay, tiêu chết nên có rất nhiều chủ vườn tiêu ghé thăm tôi và vườn nhà. Mục đích là mắt thấy, tai nghe, tay sờ, và nghe tôi giải trình về câu hỏi : tại sao? giống như anh và cháu Chi Mai chưa rõ.
Tôi xin nói ngắn gọn thế này : Khi cây tiêu mắc bệnh, thì tuyến trùng và nấm phytopthora bao giờ cũng song hành. Bộ rễ bị tổn thương, bởi vậy mà sự trao đổi chất trên cây tiêu lúc này là rất thấp, vậy nên tôi trị theo triệu chứng, cùng lúc phải trị nấm, tuyến trùng, đồng thời phải kích thích ra rễ. Còn tại sao không được sử dụng bất cứ loại phân nào ? Vì trong đất còn tồn dư nhiều khoáng chất, trong thuốc giâm chiết cành cũng có đủ, nếu tăng thêm sẽ lợi bất cập hại. Đây là kinh nghiệm học hỏi nhiều năm, cũng đã từng trả giá đắt mới có được bài học này. Rất trân trọng ý kiến của Anh và cháu !

nguyễn nam

Xin chào mọi người
Trước tiên tôi xin cảm ơn anh Ba đã tận tình hướng dẫn bà con trong lúc khó khăn, lúng túng với việc chữa trị bệnh và chăm sóc cây tiêu hiện nay.
Thưa các anh, chị một kinh nghiệm là cả thời gian dài thực hiện đi liền với những lần thất bại để nhiều tháng, năm vật lộn với cây và đất mới có được kết quả tốt chia sẻ cho cộng đồng chúng ta được thừa hưởng mà không phải đóng hoc phí. Những người đi sau chúng tôi rất trân trọng các anh T V Ba, H V Lập, Nguyễn Vịnh và các anh, chị đã có công đóng góp trên diễn đàn này.
Xin cảm ơn

Nguyen thanh duc

Có ai ở Krông Năng Đăk Lăk mà trồng tiêu, cho mình địa chỉ thăm quan với. Năm nay mình 27t, có 5 sào đất định trồng tiêu mà chưa có kinh nghiệm. Đọc tài liệu cũng nhiều rồi mà muốn tận mắt nhìn. Cảm ơn diễn đàn. Số ĐT của mình: 0976 335 976

Nguyen huu nghi

Người người trồng tiêu, nhà nhà trồng tiêu. Tình trạng này vài năm nữa tiêu chắc xen thêm điều => tiêu điều. Nhà tôi giờ có 5 sào thì chả dại gì tôi trồng hết tiêu đâu.
Thân gửi.

Nguyễn Hoàng Minh Hạ

Chào anh.
Nói như anh cũng đúng mà cũng nên xem xét lại. Trong tất cả các loại nông sản của Việt Nam, hồ tiêu, hạt điều và một số loại cây công nghiệp khác đã thoát khỏi được cái kẹp kìm của các thương lái Trung quốc. Tại sao hồ tiêu năm nào giá cũng rất cao? Vì đây là loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu cua cả thế giới. Chỉ có các nước nhiệt đới như chúng ta mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rất lớn này.
Khác với thanh long, các loại trái cây khác, hồ tiêu có thể dự trữ được trong kho, nếu trượt giá thì có thể đợi khi giá lên rồi bán.
Thứ hai, trồng tiêu đâu phải chuyện dễ dàng. Như trong diễn đàn bạn thấy đó, biết bao thách thức đòi hỏi bạn phải đối mặt thậm chí là đánh một canh bạc cho chính mình trong một năm. Ai bản lĩnh mới trụ lại được với nó.
Đó chính là cái thú của cái nghiệp. Tôi không làm, nhưng tôi nhìn ba tôi làm một cách say mê, tôi thấy ngưỡng mộ ba tôi lắm. Thấy tiêu chết dần mà không làm gì được, ổng không khóc cũng không nói với ai, nhưng tôi biết ổng đau khổ lắm chứ.
Mỗi cái có một tiềm năng riêng. Cây tiêu là một tiềm năng lớn khác hoàn toàn với các loại nông sản khác. Nên tôi vẫn tự tin nói rằng hạt tiêu của chúng ta có nhiều hơn gấp bội lần bây giờ, thì nó vẫn thiếu so với thị trường thế giới.
Xin cảm ơn.

pham hồng thái

hạt tiêu + mồ hôi + nước mắt ắt giá năm tới sẽ cao

gia lai chupuh

Chư Pưh Gia Lai nay cũng chết tiêu rất là nhiều, chết tràn lan. Nhà con cũng quan niệm trốn vô rừng trồng tiêu sẽ cách li không bệnh. Nghĩ như thế nên chủ quan không cần phòng ngừa bệnh và đã ra đi thêm vài trăm. Từ ngày biết đến diễn đàn này con đã nhận ra nhiều cái sai về sự chủ quan đó. Con đã học rất nhiều từ các chú, không chỉ riêng về trồng tiêu đâu. Bữa nay con cũng rất ham học hỏi, con đã hạ quyết tâm bám trụ tới cùng luôn. Xin cảm ơn các chú và diễn đàn này rất nhiều.

Cường

Nhận thức về thế giới vi sinh vật của người VN mình còn rất sơ sài lắm !

duongtam

Nông dân bây giờ làm việc cần phải có kiến thức, thông tin truyền thông, vốn liếng, sự cần cù. Trồng tiêu nếu không đáp ứng được cái tối thiểu trên thì cũng khó lòng.

Viet minh

Cháu chào chú Vịnh, cháu có điều này muốn nhờ chú tư vấn, thuốc Aliete và Agrifos có hoà chung được không chú. Từ trước tới nay cháu thấy người ta chỉ pha Agrifos với Mancozeb thôi.

Tiêu suy chư pưh

Chào @ Viet minh. Agri-fos 400 không pha chung với thuốc có gốc đồng, Carbendazym, 2,4D, nhủ dầu, bám dính. Nếu pha trộn với chất khác thì cho Agri-fos 400 vào sau cùng, sau khi pha loảng các loại. Thân

Nguyễn Vịnh

Chào @Viet minh
Nói chung, không nên pha Agri-fos 400 với các hợp chất hữu cơ. Nếu cần thiết phải pha thì chú ý cách pha như @Tieu suy chư pưh góp ý để giảm thiểu phản ứng hóa học làm mất chất.
Aliette là thuốc gốc nhôm hữu cơ.
Thân

viet minh

Cảm ơn các chú, cảm ơn giatieu.com
Nếu không có các chú thì thực sự cháu cũng không biết hỏi ai, lại tự pha trộn thì nguy hiểm quá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *