Đăk Nông: Bí quyết trồng tiêu có lời trong cơn bão giá của nông dân Thuận Hà
Trong khi hàng ngàn nông dân trồng tiêu “méo mặt” vì giá tiêu rớt thê thảm kéo dài lê thê qua nhiều năm thì ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song (Đắk Nông), nhiều nông trồng tiêu vẫn bình chân như vại. Bí quyết của họ là gì ?
Ở thời điểm hiện tại giá hạt tiêu chỉ ở mức dưới 50 ngàn đồng/kg nhưng ông Nông Văn Lê ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song vẫn bán được tiêu với giá hơn 80 ngàn đồng/kg. Ông Lê nói, ở Thuận Hà không chỉ riêng ông mà hàng chục nông dân khác cũng bán được tiêu với giá ổn định như vậy.
Nông dân này cho biết, trước thực trạng bấp bênh về giá cả nông sản, năm 2012, ông quyết định đầu tư trồng 6 ha hồ tiêu theo quy trình sản xuất nông sản sạch. Thay vì phải dùng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật như trước đây, ông sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để chăm bón cho cây tiêu.
Nhờ sản xuất theo quy trình này mà nhiều năm qua, sản phẩm của gia đình ông Lê đã được một doanh nghiệp xuất khẩu tiêu sang thị trường Châu Âu bao tiêu toàn bộ. Chính vì thế mà dù giá tiêu trên thị trường rớt thê thảm, tiêu hạt của ông Lê vẫn có giá ổn định, cao hơn thị trường khoảng 2,5 lần.
Không chỉ gia đình ông Lê mà ở Thuận Hà, hiện có khoảng 30 gia đình khác cũng đang trồng tiêu theo quy trình sản xuất nông sản sạch. Toàn bộ sản phẩm các nông dân này làm ra đều được bao tiêu với giá cao hơn từ 2,5- 3 lần so với giá thị trường.
Anh Trần Văn Toàn, một trong số những nông dân này, cho biết: “Khi mới bắt đầu làm thì thấy khó do phải thực hiện nhiều công đoạn nghiêm ngặt để đạt được các tiêu chí về nông sản sạch. Tuy nhiên, bù lại sản phẩm bán ra luôn có giá cao hơn”.
Theo ông Lê, để có hạt tiêu sạch đúng chuẩn, gia đình không dùng thuốc diệt cỏ mà chỉ làm thủ công; tăng cường sử dụng các loại phân vi sinh, phần chuồng thay thế cho phân hóa học. Ngoài ra, tôi cũng thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học để đảm bảo sức khỏe cho vườn cây và đất.
Ngoài ra, việc thu hoạch, bảo quản… cũng phải thực hiện theo đúng quy trình. Theo đó, việc thu hoạch chỉ bắt đầu khi hạt tiêu đã chín được từ 95%, quá trình thu hoạch không để lẫn các tạp chất như lá, cành… Sau khi thu hoạch xong, hạt tiêu phải được phơi, sấy trong môi trường sạch sẽ vệ sinh.
Ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song khẳng định, HTX sản xuất nông sản sạch Thuận Phát đang làm rất tốt mô hình sản xuất gắn liền với việc bao tiêu sản phẩm. Hiện ngành nông nghiệp địa phương đang khuyến khích, tuyên truyền để người dân sản xuất theo mô hình này để nâng cao được chất lượng cũng như đảm bảo đầu ra.
31 phản hồi cho bài "Đăk Nông: Bí quyết trồng tiêu có lời trong cơn bão giá của nông dân Thuận Hà"
Cảnh báo. Những trụ tiêu trên 2 hình đăng trong bài báo đã bị nhiễm bệnh vàng lá chết chậm. Mong chủ vườn có biện pháp xử lý sớm. Nếu không, sau thu hoạch vụ mùa là từng trụ sẽ lần lượt ra đi…
Em cũng thấy vậy… Nhiễm không ít đâu !
Đất mới, người mới, dễ… Hãy chờ xem !
Chư Sê ! Thủ phủ hay thất thủ… Cứ địa danh nào được gọi ắt đi !
Đồng ý với @senca. Nhất là tấm hình thứ 2. Toàn bộ trụ tiêu có trong hình đều đã nhiễm bệnh vàng lá chết chậm. Mong chủ vườn chú ý mà xử lý sớm. Không thì lại trắng tay.
Tác giả phảy vài dòng cho bà con bớt đau lòng trong thời giá như bèo trôi.
Nói về cho lãi từ cây tiêu thì số người thu lãi được chắc chiếm khá ít và tiền lãi chắc có thể đếm được vài trăm triệu thôi !
Cháu xin chào cộng đồng giatieu.com!
Đọc xong bài viết trên như mở được lòng của cháu. Vì ở đâu đó bà con trông tiêu vẫn rất mừng mừng vì giá tiêu bây giờ xuống thấp thì vẫn có những doanh nghiệp thu mua cho sản phẩm bà con tiêu sạch chất lượng cao giá cao và đánh giá đúng được giá trị của hạt tiêu sạch.
Mùa tiêu đến rồi cháu cũng chỉ mong có cá nhân doanh nghiệp nào đó như bài viết trên giúp bà con khu vực chúng cháu thu mua tiêu sạch được giá. Chất lượng hat tiêu ở khu vực cháu rất cao dung trọng lúc nào cũng trên 600gam/lít, độ ẩm 12° không có tạp chất (vì quạt rất sạch) hạt tròn đen đều. Và khẳng định với bà con là không dùng thuốc bảo vệ thực vật nào cả! Chỉ mong hạt tiêu sạch này được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu có thể liên hệ giúp cháu qua số điện thoại 0985024420 email nongsantaynguyensach@gmail.com
Cháu cảm ơn diễn đàn đã tạo cho bà con nơi cháu (rất ít người hiểu được công nghệ thương mại điện tử) mong diễn đàn tạo điều kiện giúp cháu
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Khi hàng thiếu, nguồn cung thấp thì DN mới cần.
Bây giờ nguồn cung dư thừa chả có DN nào quan tâm đâu mà kêu gọi.
Xin chào gia tiêu. Tôi có 500 trụ nhưng gia đình không dùng thuốc BVTV hay phân hoá học gì. Vậy có được xem là tiêu sạch không. Tôi ở Đak Lak…
Mình xin nói làm tiêu sạch thì tốt, nhưng tại xã Thuận Hà huyện Đak Song tiêu chết nhanh quá nhiều !
Mình tên Quyết ở Lệ Thủy, Quảng Bình. Gia đình còn khoảng 4 tạ tiêu đến nay vẫn chưa bán được. Có ai hoặc doanh nghiệp nào thu mua thì liên hệ với mình qua số điện thoại 0985674414. Mong mọi người quan tâm chia sẻ giúp.
Thân!
Với giá thấp như hiện nay chỉ cần 3 năm nữa thôi ngành hồ tiêu coi như biến mất vĩnh viễn… Làm mà lỗ hoài lấy gì mà ăn. Dịch bệnh thì tràn lan, khí hậu thì khắc nghiệt, nguồn đất để tái canh không có vì nợ nần đã thổi bay cả đất cũ.
Các bác cho cháu hỏi ngoài lề 1 chút được không ạ.
Cháu có 300 cây mít thái trồng đầu mùa mưa năm nay. Cháu trồng trên đất đồi nên để hố sâu 15cm để tưới. Cây phát triển bình thường nhưng không hiểu sao gần đây có 1 số cây bị chết khô. Kiểm tra rễ thì thấy rễ bị thối hết. Cháu không biết nguyên nhân tại sao?
Mùa nắng cháu tưới 1 tuần/1 lần. Cháu cũng dùng biogel và biosol định kỳ cho cây.
Mong các bác biết về cây mít tư vấn giúp cháu ạ. Cháu xin cảm ơn.
Có thể khi chuyển qua trồng mít Thái, bạn đã không xử lý nấm bệnh có sẵn trong đất, hoặc có xử lý nhưng không triệt để…
Lựa chọn bây giờ không gì hơn là dùng xạ khuẩn trong Forge SP đổ gốc.
Cảm ơn ý kiến của anh @Hoàng.
Em đã qua chỗ Bác Ri mua xạ khuẩn nhưng hết hàng mất, qua đầu tháng 3 mới có lại nên em mua luôn mancozed + metalaxy đổ để ngăn bệnh lây lan trước.
Sau khi đổ thuốc bao lâu thì có thể tưới giữ ẩm lại cho cây được vậy anh ?
Thông thường sau khoảng 1 tuần thuốc hóa học sẽ giảm tác dụng do phân hũy tự nhiên…
Tôi có 1000 trụ tiêu cứ mỗi năm đạt 3 tấn. Đảm bảo tiêu sạch 100%. Nói không với thuốc bảo vệ thực vật mà không chết trụ nào. Không bỏ phân hóa học, chỉ bón phân bò hoai mục. Nếu có doanh nghiệp nào quan tâm thì liên hệ 0963157500
Cho em hỏi nếu em chữa được bệnh chết nhanh chết chậm thì nên làm gì tiếp theo ạ, vốn thì ít nên không biết phải làm sao ạ…
Bón phân hồi phục, giúp cho cây khỏe mạnh để làm bông vụ mới có hiệu quả hơn !
Cho tôi hỏi vậy mình bón phân phục hồi cho tiêu thì mình bón phân npk có được không. Xin cám ơn !
Muốn cây trồng phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả cao, cần bón đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng… NPK chỉ mới là chất đa lượng.
Bạn cần xem lại hiểu biết của mình về các chất dinh dưỡng để tránh những sai lầm đáng tiếc !
Giá tiêu hiện nay đã giảm xuống mức thấp, nhiều nhà vườn bị thua lỗ nên cũng hạn chế phần đầu tư chăm bón. Đây là vòng lẩn quẩn làm nhiều bà con lúng túng, bế tắt…
Cố gắng nâng cao hiểu biết, tìm kiếm, lựa chọn phân thuốc hợp lý để vượt qua khó khăn là điều bà con cần phải quan tâm nhiều hơn vào lúc này.
Cho mình hỏi ngu xíu, nếu 1hecta tiêu bệnh mà bỏ 8tr ra chữa chưa chắc chắn khỏi thì có ai dám bỏ tiền ra chữa không ạ
Mình cũng băn khoăn như bạn…
Nếu tiếc 8tr không bỏ tiền ra chữa thì mất vườn tiêu cả tỷ có tiếc không ạ.
Như mình sẽ không chữa đâu. Không chắc ăn, theo chết đó. Biết bao lần 8 triệu cho đủ. Tốt nhất là bứng hết cây bệnh không còn năng suất tiêu hủy. 8tr mua thuốc phòng cho số cây chưa bị bệnh…
Tôn trọng ý kiến này vì đó là vườn của bạn. Nhưng cần trao đổi thêm vì có sự nhầm lẫn hết sức tai hại…
-Bứng cây bị bệnh đi tiêu hũy là một lựa chọn, nhưng vùng đất trồng sẽ còn nhiều bảo tử nấm bệnh, lấy gì để ngăn chặn sự lây lan từ đây khi mưa xuống nếu không xử lý?
-Những cây chưa thấy phát bệnh không có nghĩa là chưa bị nhiễm bệnh. Đã nhiễm thì phải trị sao lại chỉ phòng? Có vẻ bạn chưa rạch ròi giữa 2 khái niệm trị bệnh và phòng bệnh…
Chính vì nhầm lẫn nên nên khi bệnh bùng phát đành phải bó tay. Nhưng nhiều người lại đổ lỗi cho thuốc không hiệu quả hay không chữa được. Thuốc tốt, thuốc hiệu quả không thiếu, nhưng thuốc dỏm, thuốc kém chất lượng cũng tùm lum…
Xin chia sẻ thêm :
-Phòng bệnh là việc cần làm trước khi cây bị nhiễm bệnh.
-Trị bệnh là việc làm khi cây đã bị nhiễm bệnh hay phát bệnh.
Sự nhầm lẫn thường do hiểu sai 2 giai đoạn khác nhau của bệnh : Nhiễm bệnh rất khó phát hiện vì… không thấy cụ thể. Phát bệnh thì ai cũng thấy, nhưng bắt đầu khó chữa tùy mức độ, gặp nhằm thuốc kém thì bó tay luôn…
Với người, phòng bệnh phải dùng vắc-xin. Không ai thỉnh thoảng uống vài viên hay chích vài mũi kháng sinh để phòng bệnh cả !
Với cây trồng, vắc-xin chính là phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, giúp cây khỏe mạnh tự sinh kháng thể để phòng bệnh. Do lạm dụng phân hóa học, cây không tự sinh kháng thể để phòng bệnh nên phải phun các thuốc hóa chất theo định kỳ để trị, có thể cây mới nhiễm bệnh nhưng thường gọi không đúng là phòng bệnh, làm cho việc đầu tư vào cây trồng hiện nay rất tốn kém…
KHKT phát triển được chính là nhờ sự tìm tòi, sáng chế, phát minh cái mới để thay thế cái cũ, cái lạc hậu có hiệu quả thấp !
Quan điểm SX nông nghiệp hiện nay chuyển dần sang hữu cơ, hữu cơ sinh học, giảm bớt hóa học cũng vì vậy.
Có nhiều bà con ở chỗ em cũng suy nghĩ như bạn @Long
Khi giải thích thì gật gù ra vẻ thông suốt nhưng rồi đâu lại vào đó…
Thứ nhất, với giá tiêu hiện nay, lao theo vườn tiêu bệnh kém năng suất mất nhà như chơi dù là phòng hay trị bệnh cũng phải tính kinh tế thiệt hơn. Bỏ tiền ra mà không biết trị có khỏi bệnh không (đa phần là chết nhanh chết chậm), dù khỏi bệnh cây tiêu có phát triển bình thường hay không rất khó nói. Số tiền đó nên đưa đến các trụ tiêu còn đẹp, chưa bị bệnh thì tốt hơn.
Vấn đề thứ 2, đó là đa phần chủ vườn lạm dụng quá nhiều phân bón và thuốc BVTV. Trong khi VÔI có thể phòng bệnh rất tốt mà rất ít người sử dụng. Vôi chưa tôi dùng để xử lý hố cây nhiễm bệnh bứng lên trước đó. Vôi + đồng xanh (dung dịch boocdo) dùng phòng bệnh rất tốt mà kinh tế.
Cuối cùng xin chia sẻ đó là vấn đề vệ sinh vườn. Sạch sẽ không đồng nghĩa với việc “sạch cỏ đỏ đất”. Dù là mùa mưa hay mùa khô nên khống chế sạch cỏ quanh gốc tiêu 30cm thôi, ngoài đó nên để cỏ mọc ở tầm cao 15cm, thay vì làm sạch hay phun thuốc cỏ.
Đồng tình với vài ý kiến của bạn. Riêng sunfat đồng bạn cho là rẻ làm tôi bất ngờ ! Đó là chưa tính chuyện nhiều nông dân vẫn pha booc-do sai cách, dùng nguyên liệu rẻ, kém chất lượng nên hiệu quả thấp. Số lượng vườn tiêu chết tràn lan hiện nay cũng đủ thấy…
Càng ngạc nhiên hơn khi bạn nói “dù khỏi bệnh cây tiêu có phát triển bình thường hay không rất khó nói”… bất ngờ thật đó !
Chăm sóc kém thiếu khoa học, vì giá thấp không đầu tư dẫn tới năng suất thấp là cho người chăm… sao lại do cây ?
Không biết có trị khỏi bệnh không thì đừng trị, khuyên bạn nên chuyển sang trồng thứ khác…
Không thể có chuyện nguyên liệu (đồng xanh) rẻ sẽ làm ra thuốc tốt.
Cám ơn bạn đã góp phần điều chỉnh giảm diện tích hồ tiêu vượt quy hoạch…
Tham khảo: http://www.giatieu.com/cach-pha-che-dung-dich-booc-do-phong-tru-nam/4582/
> https://www.vatgia.com/home/sunfat+%C4%91%E1%BB%93ng.spvg
Cách pha boocdo đã được học ở trường. Ngoài ra trên bao bì gói 1kg có hướng dẫn. 15-20 ngàn 1kg tùy nơi. 1phy 200l dùng 2 gói. Vậy không kinh tế sao? Nguyên liệu rẻ tiền không đồng nghĩa với việc nó không tốt. Còn vấn đề kém chất lượng loại nào chẳng có….
Ví dụ như này nhé. Cây tiêu bị rụng đốt, được điều trị phân thuốc khỏi bệnh. Nhưng thời gian từ lúc khỏi đến khi ra lộc lại có phải rất lâu. Ngoài ra với giá tiêu hiện nay mấy ai chăm sóc kỹ càng, điều kiện tự nhiên bất lợi, nó có thể phát triển bình thường như cây không bệnh hay không?