Đồng Nai: gần 500 hécta tiêu bị bệnh

 Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 500 hécta cây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm.

Trong diện tích tiêu bị bệnh, chết nhanh khoảng 170 hécta và chết chậm hơn 300 hécta. Các huyện có diện tích tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều là: Cẩm Mỹ, Trảng Bom và Xuân Lộc.

Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, thời gian tới thời tiết trong tỉnh vào cao điểm của mùa mưa là điều kiện cho dịch bệnh trên cây tiêu gia tăng.

Để khống chế dịch bệnh phát triển và lây lan, nông dân chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu, không để vườn tiêu ngập nước sau các trận mưa.

Nguồn Báo Đồng Nai điện tử

6 phản hồi cho bài "Đồng Nai: gần 500 hécta tiêu bị bệnh"

Nguyễn Văn Nhân

Báo Đồng Nai đã nêu lên vấn đề như vậy thì cũng cần kiến nghị các cơ quan hữu quan nghiên cứu chất đất, thổ nhưỡng, cách thức canh tác … rồi đưa ra biện pháp phòng trừ cụ thể cho bà con chứ nêu ra rồi bỏ đó thì nêu làm gì cho mệt, thật buồn cười. Rồi bà con lại tự mò mẫm vì ko có một tài liệu hướng dẫn khoa học và có trách nhiệm.
Khi được mùa thì nâng cao thu nhập, thành tích, phát triển cho địa phương. Còn có dịch thì lại : “Để khống chế dịch bệnh phát triển và lây lan, nông dân chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu, không để vườn tiêu ngập nước sau các trận mưa”… hừ !

Nguyễn Bá Phượng

Một kinh nghiệm chống chết nhanh trên cây Hồ Tiêu
Sau khi đi nhiều nơi quan sát bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây Hồ Tiêu, tôi nhận thấy khi phát bệnh thì khi nhổ cây lên thì rễ cây đã bị thúi hết, hoặc rễ kém phát triển. Rễ cây mà thúi thì phải trải qua thời gian vài tháng, không thể vài ngày. Nguyên nhân thúi rễ phần lớn là do cây bị ứ nước một thời gian dài mà nhà vườn không để ý.
Cách thiết kế vườn của nông dân không hợp lý mặc dù nhiều người cho rằng vườn mình đã thoát nước rất tốt, thấy không có nước đọng. Nhưng theo ý kiến của bản thân tôi và kinh nghiệm của một số hộ dân ở Xuân Thọ, Xuân lộc thì để chống thối rễ do ứ nước thì ta phải: móc mương, chiều sâu hơn 60 cm (cho tầng rễ cám của cây không bị ứ nước khi mưa nhiều, để khi mưa dầm nhiều ngày tầng rễ cám vẫn ráo nước là được).
Đối với những cây tiêu rễ kém phát triển, sau khi móc mương, bà con phun những loại phân bón lá hạ phèn ra rễ để bộ rễ phát triển và bón kém phân hữu cơ.
Chúc bà con thành công.

Nguyễn Minh Vịnh

Phân bón lá hạ phèn là SAĐA T hoặc là thuốc có bổ sung Ca đều tốt chống chua đất. Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho hồ tiêu phải áp dụng từ khi tiêu chưa bị bệnh. Chứ để đổ bệnh rồi lại đi trách móc… Như thế thì… không dám nói nữa!

Phạm Văn Mẫn

Theo kinh nghiệm của tôi về việc để cây tiêu không bị cảnh chết nhanh hay chết chậm chúng ta phải tuân thủ một số việc sau: thứ nhất là chúng ta không để cây tiêu bị ngập nước khi mưa, chúng ta phải làm rảnh thoát nước cho từng hàng tiêu, và phải cải tạo rảnh thoát nước hàng năm trước khi vào mùa mưa, đất mà chúng ta đào để làm rảnh thoát nước chúng ta sẽ cho vào gốc tiêu (vun mô cho cây tiêu). Phun thuốc diệt vi khuẩn xâm hại rể cây định kỳ, chúng ta sẽ phun kết hợp với các loại phân hạ phèn để cây ra rể tốt. Thứ ba là sau khi thu hoạch vụ tiêu xong, chúng ta phải tiến hành việc vệ sinh gốc tiêu bằng cách cắt tỉa những tay tiêu thấp, chúng ta nên cắt hỏng khỏi mặt đất khoảng 50cm để cho ánh nắng có thể lọt vào được gốc tiêu, điều này sẽ làm cho chúng ta dễ dàng xử lý việc giam nước cho cây tiêu trước khi vào vụ mới, mặt khác còn góp phần hạn chế vi khuẩn xam nhập rể tiêu. Cuối cùng là việc bón phân cho cây tiêu chúng ta cũng phải chú ý là chúng ta không nên bón quá nhiều, mà phải chia đều trong khoảng ba đến bốn lần bón từ đầu mùa mưa cho đến trước thu hoạch 15 ngày.

Nguyễn Minh Vịnh

Bởi vì tiêu chết quá nhiều nên hôm nay ở Đồng Nai có thi nông dân trồng tiêu giỏi của tỉnh nè. Hình như nhà tôi cũng có đại diện thì phải ? Để tôi xem có video clip của cuộc thì này không up lên cho bà con tham khảo kinh nghiệm phòng trừ chết nhanh chết chậm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *