Dự đoán sản lượng toàn cầu khiến giá tiêu giảm

thu hoach tieu An doVào cuối tuần trước, giá tiêu thị trường kỳ hạn Ấn Độ đã giảm mạnh do các báo cáo cho thấy sản lượng trong năm 2012 tăng, khiến nguồn hàng có sẵn cho các tháng còn lại trong năm tăng.

Cũng theo báo cáo, dựa trên các dự đoán của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) tại cuộc họp thường niên lần thứ 40 được tổ chức tại thủ đô Colombo, Sri Lanka, giá tiêu kỳ hạn Ấn Độ đã giảm mạnh. Do đó, người mua và người bán trong nước đã rời khỏi thị trường đang suy giảm.

Cách biệt giữa hợp đồng tháng 11 và tháng 12 đã thu hẹp lại, nên có sự chuyển đổi từ hợp đồng tháng 11.

Do điều kiện thời tiết ẩm ướt đã bắt đầu từ giữa tuần trước, nên có sự thắt chặt nguồn hàng giao đến. Các đại lý tại các thị trường chính và nông dân cho biết, họ đã bán được số lượng nhiều khi giá tăng cao, theo các nguồn tin thị trường.

Khi giá tăng, hồi đầu tuần qua đã xuất hiện rất nhiều người bán hàng cũ ra tại các thị trường chính. Nhưng vào cuối tuần, tình hình đã thay đổi. Tất cả các hợp đồng đang hoạt động trong tuần trước đã giảm mạnh khi có báo cáo về giá tại thị trường nước ngoài có xu hướng giảm.

Giá chốt phiên cuối tuần của các hợp đồng tháng 11, tháng 12, và tháng 2 còn 42.650 rupi, 42.450 rupi, và 37.600 rupi, giảm lần lượt 1.370 rupi/tạ, 935 rupi/tạ, và 260 rupi/tạ. Tổng doanh thu tăng 6.341 tấn và chốt phiên cuối tuần ở mức 12.479 tấn. Tổng số hợp đồng mở tăng 171 tấn lên 8.938 tấn. Giá giao ngay song song với xu hướng trên thị trường kỳ hạn giảm 700 Rupi xuống ở mức 40.000 Rupi đối với loại tiêu xô và 41.500 Rupi đối với loại tiêu chọn.

Nhập khẩu tiêu của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng từ 9.651 tấn  lên 11.732 tấn, tăng 21,56% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng rất đáng kể. Trong khi xuất khẩu tăng từ 13.291 tấn lên 13.992 tấn, tăng 5,27%  so với cùng kỳ, theo các nguồn tin xuất khẩu. Phần nhiều là hàng nhập khẩu được bổ sung giá trị gia tăng và tái xuất khẩu.

Dự đoán sản lượng của IPC

Theo dự đoán của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) tại cuộc họp ở Colombo, tổng sản lượng tiêu toàn cầu năm 2012 sẽ đạt 336.780 tấn và số dành cho xuất khẩu là 327.090 tấn. Dự đoán sản lượng trong năm 2013 là 319.098 tấn và số dành có thể xuất khẩu được dự đoán là 316.832 tấn.

Tổng sản lượng của Ấn Độ trong năm 2012 là 43.000 tấn. Hàng được đặt mua trước là 15.816 tấn và hàng thực nhập là 16.250 tấn. Ước tính lượng tiêu thụ trong nước là 42.500 tấn trong khi xuất khẩu là 17.500 tấn. Dự đoán sản lượng trong năm 2013 là 55.000 tấn và hàng được đặt mua trước là 15.000 tấn. Ước tính lượng tiêu thụ trong nước là 43.000 tấn trong khi xuất khẩu là 25.000 tấn.

Trên thị trường thế giới, các công ty đa quốc gia có cơ sở chế biến tại Việt Nam được cho là đã nhập khẩu tiêu từ Indonesia để đáp ứng các cam kết xuất khẩu loại tiêu Lampung với người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu, các nguồn tin thị trường cho biết.

Các nhà giao dịch tại Ấn Độ cảm thấy rất khó để đón nhận số liệu về sản lượng tiêu năm 2012 của Indonesia là 63.000 tấn với số dư có thể xuất khẩu là 62.614 tấn. Trong năm 2011, Indonesia đã sản xuất được 45.000 tấn tiêu và xuất khẩu 36.487 tấn. Trong khi, ước đoán sản lượng năm 2013 đạt 47.000 tấn với số dư có thể xuất khẩu là 43.614 tấn.

Nguồn Business Line/Giacaphe.vn

3 phản hồi cho bài "Dự đoán sản lượng toàn cầu khiến giá tiêu giảm"

Cường

Có vẻ như đầu cơ muốn mượn tay IPC để ép giá tiêu VN chăng?
Tuy giá tiêu Ấn Độ trên thị trường Quốc tế có giảm nhưng là do trước đây đầu cơ đẩy giá lên quá cao. Đến giờ cứ vẫn hơn tiêu của các nguồn gốc khác trên $1500 mà, giảm là phải chứ !

Nguyen Hoa

Thật buồn, giá tiêu cứ đà giảm như vậy thì…
Đến cuối năm mà giá vẫn vậy thì người dân đành chấp nhận bán để có tiền chi trả và ăn tết thôi.

Hồng Vân

Gía tiêu ở Ấn Độ giảm do nhiều yếu tố, như anh Cường đã nói mình thấy rất hợp lý. Còn riêng giá tiêu ở Việt Nam mình nghĩ là sẽ tăng trong thời gian ngắn thôi, hiện nhà mình trong kho cũng còn ít tiêu để lại trữ chờ giá lên, bà con mình phải đồng lòng mới được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *