Gia Lai: Trên 227 ha tiêu bị bệnh héo chết nhanh

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật Gia Lai, tính đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã có trên 227 ha hồ tiêu bị bệnh héo chết nhanh.

Hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt
Một vườn hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt

Nguyên nhân do hồ tiêu được trồng ở những vùng trũng, thoát nước kém. Bên cạnh đó là kỹ thuật trồng và chăm sóc không đảm bảo và lạm dụng các loại phân vô cơ, phân phức hợp…

Các huyện có diện tích hồ tiêu chết nhiều như: Chư Prông 78 ha, Ia Grai 30 ha, Đức Cơ 50 ha, Chư Pưh 21 ha và Chư Sê 26 ha…

Hiện tại, Chi cục Bảo vệ Thực vật Gia Lai đã chỉ đạo các Trạm BVTV các huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT dự báo tình hình phát sinh bệnh héo chết nhanh và đề xuất các biện pháp phòng trừ.

Theo Nguyễn Diệp (Báo Gia Lai điện tử)

4 phản hồi cho bài "Gia Lai: Trên 227 ha tiêu bị bệnh héo chết nhanh"

NGOCLAM

Kính gửi Chi cục Bảo vệ Thực vật Gia Lai và các chuyên gia trong ngành.
– Con số thống kê nêu ở trên nếu là con số về vườn tiêu có tỉ lệ nhiễm bệnh và chết trên 50% thì may ra còn hợp lý, còn thực tế những vườn có tình trạng nhiềm bệnh (chết nhanh, chết chậm, tiêu điên) và chết (tỉ lệ nhỏ hơn 50%) cao hơn rất nhiều.
– Mong các cơ quan ban ngành và các chuyên gia nghiên cứu và lập chương trình, tìm giải pháp hổ trợ phòng ngừa, chữa trị các bệnh về cây tiêu cho nông dân trồng tiêu thiết thực và nhanh nhất có thể. Nếu có thể hãy xin thêm kinh phí của Tỉnh, Chính Phủ để mời các chuyên gia đầu ngành của các nước về cùng nghiên cứu. Càng chậm, càng có nhiều vườn tiêu chết. Nông dân mất mùa lại lâm vào đói khổ. Tệ nạn xã hội lại tăng lên…
Trân trọng!

Ngọc Hân

Các nước họ trồng tiêu năng suất chưa đến 2 tấn/ha trong khi nông dân VN trồng tiêu năng suất 5-7 tấn/ha mà bà con vẫn chưa bằng lòng thì mời chuyên gia đầu ngành các nước họ qua để làm gì? có phù hợp ko? có ai chịu nghe họ ko?

Nguyễn Thanh Vinh

KHOA HỌC BÓ TAY

Qua theo dõi đề tài này mấy năm nay và kinh nghiệm trồng tiêu của những người bà con tại TX. Buôn Hồ, Đăk Lăk, tôi có một số nhận định cá nhân thế này:
– Những vườn tiêu ít chăm sóc thì phát triển chậm, sản lượng không cao nhưng rất ít dịch bệnh.
– Những vườn tiêu chăm với kính thưa các loại phân, thuốc thì phát triển nhanh hơn rau cải nhưng chắc chắn cái thân mềm như cọng cỏ mà tẩm đủ loại thuốc thì nó không toi mới lạ.
– Với giá tiêu hiện nay thì ai chẳng muốn thấy vườn tiêu nhà mình siêu tốt, siêu sai trái? Mà muốn tốt thì phải phân, thuốc mà tống vô thôi.
– Không có “chuyên gia đầu ngành” nào có thể thể phân tích nổi trong dây tiêu có bao nhiêu loại “hóa chất lạ” bởi vì dân người ta cứ ra tiệm phân mua về bón chứ trong hằng hà sa số các loại phân, các loại thuốc ngoài tiệm người ta biết nó là cái chất gì trong đó. Sổ sách ghi ghép thì không có.
– Khi thấy tiêu có biểu hiện vàng, héo, rụng lá, rụng trái…thì lại cầu cứu các tiệm phân, tiệm thuốc. Thế là các “Bác sỹ tiêu bất đắc dĩ” ở các cửa tiệm lại kê toa cho đủ thứ thuốc về tẩm vô. Khoa học nào cứu nổi?

Phùng Ngọc Tuấn

Chao bạn Nguyễn Thành Vinh, tôi rất vui mừng vì ít nhất cũng có một thành viên đồng cảm. Cha ông có câu “bạo phát, bạo tàn” ai cũng biết nhưng có ai nghĩ đến điều đó không. Lòng tham con người thì vô tận nhưng lòng tham chính đáng thì quá tuyệt. Tiếc rằng tham thì thâm vì thiếu hiểu biết, nhưng không chịu học hỏi tìm tòi mà chỉ nghĩ là mình có kinh nghiệm nên khi xảy ra sự cố thì chạy tùm lum. Thương thật, xót thật nhưng biết làm sao ? “chú mày mới trồng tiêu có 8 – 10 năm” còn anh 20 năm v.v… thì làm sao giúp được bà con, có tâm cũng đành bất lực thôi.
Thân chào – chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *