Gia vị Ấn Độ có nguy cơ bị FDA “giam giữ mà không cần kểm tra”

Nhiều loại gia vị từ Ấn Độ, nước xuất khẩu các gia vị lớn nhất đến Mỹ, đã được máy quét kiểm tra của Cơ quan giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho là dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Vi khuẩn salmonella đã đứng đằng sau nhiều vụ dịch ngộ độc thực phẩm ở Mỹ, trong đó các sản phẩm thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn bao gồm các loại gia vị, cá, thịt bò, thịt gia cầm, sữa, trứng và rau.

Cơ quan FDA đã đưa ra một “danh sách đỏ” cho biết gần 200 công ty Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013 có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trong các loại gia vị và các sản phẩm thực phẩm của họ. Các sản phẩm đưa vào thị trường Mỹ của các công ty có tên trên danh sách đỏ của FDA có thể phải đối mặt với việc “giam giữ mà không cần kiểm tra”.

Theo FDA cảnh báo, danh sách đỏ các loại gia vị nhập khẩu bị ô nhiễm bao gồm ớt, thì là, rau mùi đất, nghệ, cần tây, húng quế và hạt tiêu.

Do lo ngại về vi khuẩn Salmonella ngày càng tăng, FDA bắt đầu một nghiên cứu để chỉ ra sự phổ biến của vi khuẩn Salmonella trong loại gia vị nhập khẩu.

Nghiên cứu, tuy một số phát hiện vẫn chưa được công bố đầy đủ, tập trung vào hơn 20.000 lô hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ từ năm 2007 đến 2009 và thấy rằng khoảng 7 % các loại gia vị đã bị nhiễm vi khuẩn salmonella.

Hầu hết gia vị bị tìm thấy nhiễm khuẩn của Ấn Độ được xếp thứ hai sau Mexico trong nghiên cứu này, trên cơ sở đó cơ quan FDA sẽ sớm khắc phục hậu quả và bắt đầu có những hành động phòng ngừa cần thiết.

Theo kết quả của những nghiên cứu, một tỷ lệ lớn của các lô hàng các loại gia vị có nguồn gốc từ trái cây/hạt giống cây ăn lá đã bị ô nhiễm nhiều hơn những lô hàng có nguồn gốc từ vỏ cây/các loại hoa gia vị.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vi khuẩn Salmonella còn lớn hơn trong các lô hàng củ/quả và rau mùi so với các lô hàng của các đối tác gia vị khác.

Hơn một triệu người mỗi năm ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn salmonella, một nguyên nhân phổ biến của bệnh truyền qua thực phẩm. Hầu hết những người bị nhiễm Salmonella đều bị tiêu chảy, sốt và đau bụng từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm bệnh.

Ấn Độ xuất khẩu được gần 700.000 tấn gia vị và các sản phẩm gia vị, trị giá hơn 11,1 tỷ Rupi trong năm tài chính 2013 và với 575.000 tấn, trị giá hơn 9,7 tỷ Rupi trong năm tài chính 2012, tuy nhiên thị phần của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu không thể xác định chắc chắn.

Nguồn Giacaphe.vn

2 phản hồi cho bài "Gia vị Ấn Độ có nguy cơ bị FDA “giam giữ mà không cần kểm tra”"

Nông Tiêu

Vi khuẩn Salmonella sống trong ruột của người và thú vật và thải khỏi cơ thể qua phân.
Nếu một người bệnh không rửa tay sạch sẽ sau khi đi nhà vệ sinh, họ có thể truyền vi khuẩn này đến người khác từ tay của họ.
Để phòng ngừa hạt tiêu do nông dân ta sản xuất không nhiễm Salmonella, các hộ nông dân trồng tiêu phải có nhà tiêu hợp vệ sinh (không thải ra phân ra môi trường), hạn chế được hạt tiêu nhiễm Salmonella khi phơi trên sân.
Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiêu…

Giatieu.com

Tôi có người bạn cho biết trên trang Web của FDA có đăng một thông báo từ chối 3 lô hàng hạt tiêu đen của 1 Cty khá nổi tiếng ở VN xin nhập vào Mỹ. Lí do bạn ấy không nói rõ nhưng FDA từ chối thì không ngoài VSATTP. Đây là sự cảnh báo vô cùng quan trọng.
Mong các nhà XKVN chú ý, thận trọng hơn khi đưa hàng vào Mỹ. Nếu FDA còn “từ chối” nữa thì đồng nghĩa giá tiêu VN có nguy cơ sẽ rớt thê thảm, sẽ bị ép giá trên thị trường quốc tế, và khi đó chỉ có những nhà XK trung gian hưởng lợi.
Không biết VPA đã có phản ứng gì chưa?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *