Giao dịch tiêu kỳ hạn ở Singapore ít ảnh hưởng tới Malaysia

 Việc Sở giao dịch hàng hóa Singapore (SMX) giao dịch hạt tiêu kỳ hạn lần đầu tiên đã ảnh hưởng rất ít tới thị trường tiêu Malaysia.

Hãng xuất khẩu tiêu hàng đầu Malaysia, LHC-SK Sdn Bhd, cho biết các hợp đồng kỳ hạn được niêm yết ở Singapore ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nước sản xuất tiêu số 1 thế giới, nhưng không tới Malaysia.

LHC-SK là một trong 4 nhà xuất khẩu lớn nhất của Malaysia. Công ty này đã xuát khẩu hơn 19.000 tấn hạt tiêu ra nước ngòai trong năm 2011, chủ yếu sang Nhật Bản, tăng mạnh so với khoảng 15.000 đến 18.000 tấn mỗi năm trước đó.

LHC-SK dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục vững tới tháng 5, khi một số nước bước vào vụ thu hoạch cao điểm. Trong nửa đầu năm nay giá tiêu sẽ duy trì ở mức cao bởi nhu cầu cao. Năm nay cung tiêu ở Sarawak (nơi chiếm 99% sản lượng tiêu Malaysia) có thể giảm sút.

Giá tiêu tại Malaysia hiện cao hơn so với giá tại Việt Nam do nguồn cung khan hiếm.

Hạt tiêu Kuching Grade 1 đã tăng 1.400 ringgit/tấn từ cuối năm ngoái lên 17.000 ringgit/tấn, tức là tăng khoảng 9%. Giá tiêu đen đã tăng 3.500 ringgit hay 29% trong năm 2011, và tăng 2.750 ringgit trong năm 2010 so với mức khoảng 9.350 ringgit năm 2009.

Hạt tiêu trắng Kuching Grade I hiện giao dịch ở mức giá khoảng 25.830 ringgit/tấn, tăng 980 ringgit hay gần 4% so với mức 24.850 ringgit cuối năm ngoái.

Việc đưa tiêu vào giao dịch ở SMX nhằm tạo một giá tham chiếu mới cho thị trường tiêu,  mặt hàng được sản xuất chủ yếu ở châu Á.

Giao dịch tiêu có thể sôi động vào khoảng cuối tháng 4- tháng 5, khi các nước Trung Đông mua mạnh trước mùa lễ hội.

Nguồn Vinanet

10 phản hồi cho bài "Giao dịch tiêu kỳ hạn ở Singapore ít ảnh hưởng tới Malaysia"

Thanh Tâm - Cưkuin

Vậy thì ta cứ để tiêu trong kho đến khi nào giá có khoảng cánh chênh lệch giữa sàn Ấn và sàn SMX gần nhau hơn thì ta mới xuất, hoặc thấy giá cao hơn hiện nay thì ta sẽ bán và mua xe 4 bánh. Còn bây giờ cứ cơm rau và xe nổ bạch bạch ta dùng thôi. Khổ nhiều rồi bây giờ khổ thêm tí nữa chả sao!

tinh anh trần

Ko biết cái sàn SMX hoạt động cái kiểu gì? Còn mấy cái nhà xuất khẩu tiêu thì cứ ép giá thế này… !

lê ngọc hồng

Lại thêm 1 ngày đen tối cho giá hạt tiêu Việt Nam, quá nghịch lý.
Tôi nhớ không nhầm, ngày 25/2 giá hạt tiêu tại thị trường nội địa 126.000 -127000đ/kg,lúc bấy giờ sàn giao dịch SMX chốt giá 6301USD/tấn, nhân với giá usd hiện bấy giờ là 20.800.00đ/1usd thì thấy sự chênh lệch giữa sàn SMX và giá nội địa là không bao nhiêu. Còn giờ này tại sàn giao dịch SMX chốt giá 6680USD/tấn vào lúc 15g45 ngày 23/3/2012 mà giá USD hiện nay tại ngân hàng là 20.850.00đ/1usd, nghịch lý ở chổ giá hạt tiêu nội địa lại xuống 124.000đ/1kg. Sự chênh lệch quá nhiều giữa giá hạt tiêu nội địa và sàn SMX, như vậy người nông dân cần tiền bán đi 1kg hạt tiêu thì phải mất …hơi bị nhiều, cho thấy sự bất ổn nầy xảy ra từ đâu?

Tiêu sọ

Bạn nhớ nhầm rồi.
Ngày 25/2 là thứ Bảy, sàn SMX không giao dịch nên ko thể có chốt giá vào ngày đó.
Giá chốt của ngày thứ Sáu 24/2 là 6.501 USD/tấn.

BAOPN

Nói chung, tốt nhất là không bán cho doanh nghiệp trong nước nữa. Hãy đợi thêm thời gian sẽ có thương nhân nước ngoài mua tận nơi luôn. Mà giá họ mua lại rất cao.
Trừ khi Doanh nghiệp trong nước thay đổi cách làm, thay vì ép giá như hiện nay.

Châu Huế

Theo bạn ko bán cho Dn thì bán cho ai? Ko lẽ bán cho bà ve chai. Nếu ko có thương nhân nước ngoài vào mua thì để mà ăn hả? Làm sao hết đây !

Cường

Tui cứ cho vào kho khóa kỹ, khi nào thấy được giá thì tui mới mở kho.
Chưa được giá vừa ý thì tui cứ kệ nó, không hư thúi đâu mà sợ. Ai mà ép được tui.

tiêu lép

Bạn @lê ngọc hồng hôm nay phản ánh không chính xác thêm lần nữa đó.

tinh anh trần

Nhắc tới cái sàn SMX và mấy cái doanh nghiệp thu mua xuất khẩu tiêu là thấy tức tối bực bội …

Bảo Bình Phước

Tiêu mất mùa chắc chắn giá còn cao nữa. Hình như giá hiện giờ là giá bèo của các nhà đầu cơ mua vào chờ tháng 8 – 9 bán ra để kiếm lời. Thật vô lý vì sự chênh lệch giá quá nhiều ở Ấn độ và nước mình. Buồn thay cho những người trồng tiêu đứng nhất thế giới. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam ơi cứu các bác nông dân trồng tiêu với sao cứ để các bác ấy bị ép năm nầy qua năm nọ thế …!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *