IPC: Dự kiến sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu năm 2019
Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2019 được dự đoán vẫn cao nhất so với các nước sản xuất hồ tiêu khác, theo Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế – IPC.
Dự kiến năm nay Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 175.000 tấn hạt tiêu đen và 25.000 tấn hạt tiêu trắng, do đó sản lượng của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 200.000 tấn, tiếp tục giữ vị thế quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới. So với ước tính của năm trước, sản lượng của Việt Nam dự kiến sẽ giảm nhẹ, điều này có thể góp phần hạn chế việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu, theo các quan chức của chính phủ cho biết. Năm nay Việt Nam sẽ tập trung nâng cao chất lượng hồ tiêu hơn là sản lượng. Do đó, sẽ tập trung vào việc giảm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học tổng hợp và cố gắng phát triển các trang trại trồng tiêu hữu cơ.
Brasil được dự kiến sẽ trở thành quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai xếp sau Việt Nam. Năm 2019, sản lượng của Brasil dự kiến sẽ đạt 67.000 tấn, bao gồm 64.000 tấn hạt tiêu đen và 3.000 tấn hạt tiêu trắng. Tương tự như Việt Nam, sản lượng của Brasil cũng dự kiến sẽ giảm so với ước tính của năm trước. Ước tính sản lượng sụt giảm vì Brasil có một số vườn tiêu đã già cỗi trong khi những vườn trồng mới chưa cho sản lượng.
Indonesia được dự kiến sẽ chiếm vị trí thứ ba sau Việt Nam và Brasil trong sản xuất hồ tiêu. Năm 2019, Indonesia dự kiến sẽ sản xuất 25.000 tấn hạt tiêu đen và 40.000 tấn hạt tiêu trắng. So với ước tính của năm trước, sản lượng của Indonesia năm 2019 cũng được dự báo giảm. Nguyên nhân sụt giảm sản lượng là do nhiều vườn ở các vùng trồng hồ tiêu chính hiện trong tình trạng thiếu đầu tư chăm sóc. Nông dân Indonesia không còn háo hức trong việc duy trì trang trại hồ tiêu do giá thấp kéo dài trong mấy năm vừa qua.
Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ cũng được dự kiến giảm so với ước tính của năm trước. Năm 2019, Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 45.500 tấn hạt tiêu đen và 1.500 tấn hạt tiêu trắng. Nguyên nhân sụt giảm sản lượng là do nhiều trang trại ở các vùng trồng hồ tiêu chính của bang Kerala bị hư hại do đợt lũ lụt hồi giữa tháng 8. Nhiều vườn tiêu ở Kerala đã bị lũ lụt cuốn trôi và năng suất sụt giảm còn do thời tiết không thuận lợi. Điều kiện thời tiết ẩm ướt sau lũ lụt đã kéo theo sự xuất hiện của các loại nấm bệnh gây hại trên cây hồ tiêu.
Sản lượng hạt tiêu của Trung Quốc ước tính đạt 33.000 tấn bao gồm 1.000 tấn hạt tiêu đen và 32.000 tấn hạt tiêu trắng. Do đó, ghi nhận mức giảm 6% trong tổng sản lượng năm nay so với năm trước.
Năm 2019, sản lượng hạt tiêu đen ở Sri Lanka sẽ đạt 26.000 tấn và sản lượng hạt tiêu trắng ước tính đạt 700 tấn, do đó, tổng sản lượng năm nay dự kiến đạt 26.700 tấn, ghi nhận mức tăng 44% so với ước tính của năm 2018.
Sản lượng hồ tiêu ở Malaysia dự kiến sẽ tăng so với năm trước. Năm 2019, Malaysia dự kiến sẽ sản xuất 17.872 tấn hạt tiêu đen và 6.128 tấn hạt tiêu trắng, do đó tổng sản lượng hồ tiêu ước tính là 24.000 tấn. Một số vùng sản xuất hồ tiêu ở Malaysia đang ở thời kỳ cho năng suất cao nên sản lượng của Malaysia đã tăng nhẹ trong năm nay.
Về xuất khẩu hồ tiêu năm 2019, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu toàn cầu với dự báo sẽ xuất khẩu đạt 215.000 tấn. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sẽ lớn hơn sản lượng do Việt Nam còn lượng tồn kho khá đáng kể của năm trước. Xếp tiếp sau Việt Nam là Brasil với dự kiến xuất khẩu 57.600 tấn, tiếp theo là Indonesia với xuất khẩu 37.000 tấn. Lần lượt xếp sau đó là Sri Lanka với 20.200 tấn, Ấn Độ với 17.000 tấn, Malaysia với 14.000 tấn và Trung Quốc 1.000 tấn.
52 phản hồi cho bài "IPC: Dự kiến sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu năm 2019"
Theo dõi IPC nhiều năm, Dan Viet thấy rằng mỗi khi thị trường có dấu hiệu ảm đạm thì IPC luôn đưa ra những tin tức như mất mùa, giảm sản lượng…. để “xốc” tâm lý đám đông lên.
Nhiều lần như vậy, Dan Viet có xu hướng đánh giá rằng mỗi khi IPC đưa ra những tin tức nhằm định hướng “xốc” tâm lý đám đông lên là dấu hiệu cho thấy thị trường sắp sửa rất xấu.
Chỉ là nhận định cá nhân.
IPC cũng như ICO, họ chỉ tổng hợp lại những báo cáo của các hiệp hội thành viên như VPA…
Thành viên chủ yếu là tập hợp giới thương nhân nên cách họ nhìn cũng không khách quan cho lắm…
Ngộ đấy nhé ! trên bảng dự đoán Việt Nam sản lượng :200.000 tấn – xuất khẩu : 215.000 tấn (?) Vậy ở đâu ra 15000 tấn ? Trong khi khu vực xã Thanh Bình Trảng Bom Đồng nai phá tiêu khá nhiều để trồng chuối. Bản thân mình, mặc dù nằm trong chương trình Globle được nhà nước hổ trợ, cũng đang rất ngao ngán ! Rồi tiêu sẽ đi về đâu ?!
15000 tấn là tính cả số tiêu trong kho nhà bác hiện nay chưa bán nữa đó…
Giá cả thị trường sẽ quyết định giúp cho nhà nông nên trồng cây gì nuôi con gì có lợi hơn.
Phân công tự nhiên bác ạ !
Chính xác.
Giá cả sẽ là thước đo chính xác lượng hàng tồn kho là bao nhiêu chứ không phải những gì IPC hay bất kỳ tổ chức nào nói.
Tồn kho cao thì giá sẽ giảm tiếp
Tòin kho thấp ắt giá sẽ tăng.
Tồn kho thực tế còn cao mà muốn giá tăng là điều không bao giờ có. Về dài hạn thị trường luôn biết cách điều chỉnh về đúng giá trị thật.
Với 50 ngàn trên 1kg tiêu thì trong vòng 2 năm người trồng tiêu coi như phá sản.
Vào mùa vụ 2018 giá trung bình là 50 và 2019 vào vụ thu hoạch dưới cả 50.
Theo như các báo cáo và tài liệu từ nhiều nguồn cung cấp thì giá thấp thậm chí có thể gọi là ngoài giá trị thật vẫn sẽ kéo dài trong nhiều năm tiếp theo.
Bình quân tiền thuê nhân công thu hoạch cho 1 tấn tiêu mất khoản 12-15 triệu, cộng chi phí đầu tư nữa thì công sức cả năm chăm sóc xem như thu về trái đắng vì đâu dễ làm ra được tấn tiêu.
Bác Vo Truong nói chuẩn.
Chỉ khi giá giảm thấp hơn giá thành thì mới giảm diện tích vì càng ngày sẽ càng nhiều người bỏ cuộc, hàng tồn càng ngày càng vơi đi thì giá mới có thể tăng trở lại được
Nếu số người bỏ cuộc nhiều thì giá sẽ nằm ở vùng thấp ngắn. Ngược lại sẽ kéo dài rất lâu.
Tôi không vui ở chợ tiêu
Bây giờ mọi người đang chán ngán, chế giễu việc trồng tiêu.
Để cho vàng đen ngày nay đã biến thành một củ khoai tây thực sự là một sai lầm lớn.
Nên ngừng trồng tiêu cho đến khi lấy lại được sức và giá !
Theo các đại lý cho biết, thị trường xuất hiện lực mua đầu cơ ở vùng giá thấp. Chủ yếu là dòng tiền nhàn rổi trong nhân dân nhưng có thể ngăn giá tiêu không giảm xuống nữa…
Với giá tiêu ở mức 47000 như hiện nay mọi người nếu có tiền này ngừng đầu tư bất động sản. Chuyển sang tích trữ hồ tiêu trong vòng 3 năm tối đa là 4 năm chắc chắn sẽ thắng đậm.
Theo các báo cáo thị trường, giá tiêu đen XK được chào bán khá thấp do nguồn cung vụ mới bắt đầu nhiều lên. Tuy nhiên, từ chiều hôm qua giá đã chững lại do lực nua đầu cơ nội địa cũng bắt đầu mạnh hơn. Giới thương nhân thu tiền bán hàng Tết khá dồi dào được chuyển qua mua đầu cơ hạt tiêu trong khi giá vàng mấy bữa nay đang ở mức cao mà cũng khó lường.
Hy vọng giá tiêu sớm đảo chiều cho bà con đỡ khổ phần nào !
Thời điểm này năm ngoái dân làm điều Bình Phước trúng điều nên đã mua tiêu giúp cho giá tiêu cầm cự trong vùng 70-73 khá lâu trước khi rớt tiếp.
Hy vọng năm nay lực mua từ ngoài ngành cũng giúp cho giá không rớt quá nhanh, giúp dân làm tiêu đỡ khổ phần nào.
Mỗi người thiệt hại một ít thì thiệt hại được chia ra nên sẽ đỡ đi nhiều.
Đọc phản hồi ở trên của các cô chú thì cháu thấy vấn đề mất giá là do trồng vỡ quy hoạch. Năng xuất tiêu nước ta không thể bằng nước bạn. Trồng lấy số lượng đè bẹp chất lượng. Trong đó tồn dư tiêu trong dân chắc chắn không nhiều nữa. Do trồng quá nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay. Nó cũng sẽ chảy theo dòng chảy xuôi của dòng sông cafe và anh chuối mà thôi. Hiện tượng mất giá kiểu chạm đáy này nó cũng dự báo ngày hồi sinh của hồ tiêu không còn xa. Cháu vẫn kiên quyết bám trụ với cây tiêu. Giá cả thị trường quyết định giống cây gì mà người dân trồng. Họ làm như vậy cuối cùng họ cứ mãi thua cuộc mà thôi. Ngày cafe rớt giá họ chẳng màng chăm sóc cũng chế giễu nó như hiện giờ họ chế giễu ngành hồ tiêu. Rớt giá chặt bỏ trồng cây mới muôn đời họ cũng trong vòng lẩn quẩn ấy không thể thoát ra. Thành hay bại cũng bám trụ với cây mà mình trồng thì mới thành công.
Các nước có giống mình không nhỉ. Giá cao thấp nông dân tự bơi không ai giúp dân tý nào.
@ Lê Vạn Tùng,
Các nước giàu họ mới có bộ phận nghiên cứu và dự báo thị trường, cung cấp các dữ liệu thống kê về cung-cầu trên thế giới cũng như dự báo về giá cả trong trung-dài hạn giúp nông dân họ có thể hoạch định kế hoạch đầu tư cũng như chiến lược quốc gia. Từng nông dân không có khả năng nghiên cứu, khảo sát vụ và đánh giá thị trường một cách chính xác nên nhà nước họ đứng ra đảm nhận vai trò dự báo này. Tương tự như dự báo thời tiết, độ chính xác không bao giờ là 100% nhưng những dự báo được thu thập có hệ thống, có phương pháp có xác suất trúng khá cao. Nhờ đó mà dân họ tránh được thiệt hại kinh tế. Hà Lan là một ví dụ mà Dan Viet biết chắc là có bộ phận nghiên cứu thị trường này.
Việt Nam ta cũng có cái gọi là “Viện nghiên cứu chiến lược nông nghiệp”. Theo Dan Viet hiểu thì chức năng của cái gọi là viện này là dự báo và tham mưu xây dựng chiến lược quốc gia về nông nghiệp. Tuy nhiên,thực tế thì Dan Viet chưa bao giờ được đọc bất cứ bài báo hay tham luận cũng như dự báo hay đề xuất chiến lược nông nghiệp quốc gia nào do cái cái gọi là viện này công bố.
Các ngài giáo sư, tiến sỹ và các quan của cái gọi là viện này hàng ngày làm gì thì chỉ có trời biết, đất biết và các các quan ấy biết. Có điều Dan Viet biết chắc là từng ngày, từng giờ Dan Viet và các bác nông dân đang còng lưng ra đóng thuế để trả lương cho họ mà họ làm gì để xứng đáng với đồng lương đó thì quả thật chả ai biết.
Những công ty xuất khẩu ký bán khống giá thấp giờ đang nhận lãnh hậu quả… Họ tiếp tục ép giá nông dân để bù lỗ cho mình. Vô hình chung nông dân phải nhận quả đắng về phần mình trong vài tháng nữa… Tình hình giá cả này còn khá lâu mới cải thiện được.
Các công ty kinh doanh hồ tiêu địa phương bán hàng cho nhà xuất khẩu rất chậm chạp, hiện tượng cho thấy dường như lượng hàng dự trữ của nhà xuất khẩu hiện đang khá dồi dào.
Tổng Cục Thống Kê ước báo xuất khẩu hồ tiêu tháng 3 đạt 36 ngàn tấn, đạt mức kỷ lục lịch sử trong nhiều năm qua !
@The Hoang
Nếu họ ký bán lúc giá cao nhưng chưa có hàng. Đến khi họ cần thực hiện nghĩa vụ giao hàng thì giá xuống (lúc đó họ mới mua để giao) thì tại sao lại lỗ?
Nếu giá mua của họ thấp hơn giá bán của họ thì hậu quả họ phải lãnh là gì?
Họ ép nông dân bằng cách nào? Nếu dân không bán thì ai ép được dân?
Thực sự không hiểu ý bạn
Nhiều dấu hiệu cho thấy TQ đã mua tiêu số lượng rất lớn nhưng chưa mang hết về TQ (dù đã mang về khá nhiều). Đây là dấu hiệu sắp xãy ra một hiện tượng gọi là “chiêu lừa TQ”. Chiêu lừa này được tiến hành gồm 5 bước như sau:
Bước 1. Trữ hàng tại kho của các bạn hàng cò mồi tại VN số lượng lớn
Bước 2. Đẩy giá lên cao hơn thị trường để mua số lượng nhỏ nhưng rêu rao rất to (có mặt tại hầu hết các vùng tiêu trọng điểm…)số này mua xong đêm về thật để “chứng minh” là nhu cầu thật.
Bước 3 Đẩy giá cao hơn nữa và hỏi mua số lượng rất lớn, ký hợp đồng với nhiều đại lý, cty XNK làm cho các dại lý/cty này tiến hành gom hàng số lượng lớn, đẩy giá thị trường lên.
Bước 4 lòn bán ngược lại thị trường số tiêu họ dã ém tại VN trước đây (ở bước 1)
Bước 5: chuồn.
Tình hình này đã được giới XNK nhận diện rõ ràng, chia sẻ thông tin với nhau và đã có những biện pháp đối phó cụ thể như sau:
1. Không để hụt hàng dưới mức tồn kho an toàn
2. Thông tin rộng rãi cho mọi người biết để nâng cao cảnh giác
3. Kiên quyết đòi khách lạ đặt cọc đầy đủ và không ôm hàng nếu chưa nhận đủ cọc.
4. Đối với nông dân, nên ý thức rõ là mình đang tham gia một trò chơi chuyền tay nhau củ khoai nóng, củ khoai càng ngày càng nóng, người cầm hàng lâu nhất trước khi TQ xả hàng ra bán sẽ là người bán được giá tốt nhất, tuy nhiên, ai bán sau khi TQ xả hàng sẽ bán giá thấp hơn nữa (người cầm củ khoai nóng sau cùng sẽ bị bỏng tay)
Mục đích của bài này Dan Viet muốn dạy cho những thương nhân dở trò đó một bài học, buộc họ phải ôm đầu máu chuồn về tung của như tổ tiên Thoát Hoan của họ đã từng như thế.
Nông dân thông minh hãy bán ra khi giá tăng chứ đừng ôm rịt lấy tiêu cho đến khi giá rớt nhé.
Trong 2 tuần vừa qua, họ đã 2 lần cố gắng thực hiện bước 2: đẩy giá lên để mua số lượng nhỏ nhưng khác với những lần trước, khi giá tăng thì bạn hàng đem hàng trong kho ra bán kiếm lời chứ không mua vào thêm.
Các bạn TQ của tôi ơi, cố gắng mua nhiều nhiều tý nữa nhé, đẩy giá lên cao cao tý nữa nhé cho dân tôi nhờ. Chỉ sợ là các bạn thử đẩy giá vài lần không xong thì các bạn “bỏ của chạy lấy người”, thanh lý hết số hàng tồn của các bạn thì dân em lại khổ.
Vậy hén, trái đất tròn, tôi biết là các bạn chưa ngưng đâu, ngay khi các bạn giở trò là tôi lại xuất hiện bóc mẽ các bạn.
Hiện nay đang có khoảng 2.000-3.000 tấn tiêu trong kho của bạn hàng đã đượcTQ đã đặt cọc 10-15% để mua. Hàng đã tập kết đủ nhưng TQ trì hoãn việc trả tiền nhận hàng. Mặc dù không chồng đủ tiền để nhận hàng đã đặt cọc nhưng họ khăng khăng đòi mua thêm, he he he. Các bạn định lừa ai vậy hè?
Khả năng cao là sau khi nấn ná thêm tý nữa mà thấy không ăn thua gì thì bạn hàng VN sẽ thanh lý nhanh số hàng đã mua cho TQ (vì đã cầm được cọc 10-15% trong tay nên họ sẵn sàng chia đôi số cọc này với người mua bằng cách giảm giá 5-7,5% để bán nhanh).
Các bạn hàng VN đã rút kinh nghiệm sâu sắc, buôn bán với TQ là phải nắm đằng cán chứ đừng nắm đằng lưỡi.
Thị trường hồ tiêu không thay đổi nhiều. Chỉ thay đổi khi thương nhân tham gia để mua các hợp đồng lớn…
Hầu như ai tham gia thị trường (nông dân, bạn hàng lớn, bạn hàng nhỏ, cty XNK) cũng đều đánh giá là giá này đang là đáy. Một khi đã đánh giá rằng giá khó giảm thêm nữa thì:
1. Nông dân ôm hàng hết sức có thể…
2 Bạn hàng lớn/ nhỏ ôm hàng hết sức có thể…
3. Cty XNK cũng ôm hết sức có thể…
=> Ai cũng đầy hàng nên giá lên là ngưng mua do đó khó mà tăng mạnh
Tuy nhiên ai cũng biết là giá đã thấp rồi nên hễ xuống là tăng mua để tăng dự phòng an toàn nên cũng khó mà xuống sâu.
Khả năng cao nhất vẫn là giá tiếp tục đi ngang.
Năm nay diễn biến sẽ không giống với năm ngoái.
Giới XNK bán khống quá mức hồi năm ngoái, họ đã rút kinh nghiệm, họ thận trọng trong mua bán, luôn luôn cân đối hàng chứ không bán trước-mua sau nữa vì đa số nhận định là giá sẽ không rớt nữa. Các thư chào hàng hiện nay để giao hàng vào tháng 9-12 đa số đều căn cứ vào giá hiện tại chứ không còn discount (bót chút đỉnh theo cách nói bình dân) nữa.
Sợ nhất là các bác vay mượn để đầu cơ ngắn hạn, các bác ấy kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn vì nghĩ rằng khi giá bán thấp hơn giá thành sản xuất trung bình thì thế nào cũng tăng mạnh trở lại do người dân bỏ bê không chăm sóc nên thiếu nguồn cung và giá sẽ tăng khủng trong năm nay, đặc biệt là tháng 9-10 giống như năm ngoái. Vì nghĩ thế nên mạnh tay vay mượn để trữ tiêu, số tiêu nằm trong tay giới đầu cơ dựa vào vốn vay như thế có thể đã lên đến hàng trăm ngàn tấn rồi.
Kịch bản có khả năng xãy ra cao nhất là sau khi chờ đến hết tháng 9-10 mà vẫn không thấy giá lên, một số bác vay mượn để ôm sẽ bắt đầu sốt ruột đem hàng ra bán (vì quá mệt mõi do đóng lãi), việc này có thể làm cho giá rớt nhẹ một tý, tuy nhiên, các cty nhận định là giá sẽ không rớt thêm nhiều nên sẽ mua đầu cơ tiếp. Lực đỡ này sẽ giúp giữ giá không rớt tiếp, các cty có thêm dự phòng an toàn nên khả năng “nín” khi giá tăng sẽ được củng cố thêm. Chính các yếu tố này sẽ giữ giá cả không thay đổi nhiều.
Điều này có nghĩa là giá sẽ tăng trong tháng 9
Vâng, bạn của tôi, nhà đầu cơ nước ngoài kể từ năm ngoái dự đoán giá sẽ không giảm và họ sẽ tăng vào thời điểm đáng ngạc nhiên
Đang là tháng 9, chúng ta hãy chờ xem kết quả những gì mình dự báo 5 tháng trước thế nào nhé.
Dan Viet vẫn giữ quan điểm: giá không tăng như nhiều bác mong đợi
Biến động thất thường của tỷ giá trên khắp các thị trường tiền tệ gây áp lực làm giảm sức mua, trong khi nhu cầu tiêu thụ không còn mối lo nguồn cung hạn chế như trước đây nữa.
@Loay bakdash.
Cũng có thể có khả năng xãy ra như bác dự báo, không ai có thể chắc 100% về thị trường.
Tuy nhiên, vay mượn, thế chấp nhà cửa, đặt cược tương lai của con cái, gia đình vào một ván bài không chắc chắn như thế là một việc không nên tý nào.
Giả sử như giá có thể tăng vào tháng 9, lúc đó các doanh nghiệp sẽ cổ vũ cho dân ôm hàng để doanh nghiệp bán được hàng với giá cao trước khi giá lại rớt, câu chuyện muôn thuở “cóc mò cò xơi” lại tái diễn vì nguyên tắc đơn giản: Càng ôm hàng thì giá sẽ càng có cơ hội tăng, tuy nhiên khi giá tăng thì chỉ có lợi cho ai bán hàng, còn những người ôm hàng để giá tăng thì thực chất là chẳng lợi lộc gì cả.
Vì hiểu rõ nguyên tắc đó, các doanh nghiệp khôn ngoan sẽ tìm cách cổ vũ, khích lệ dân ôm hàng để họ bán hàng và hưởng lợi từ việc lên giá mà công đầu của việc đẩy giá lên là dân, vốn chẳng lợi lộc gì khi giá tăng lên rồi lại hạ xuống sau đó.
Hãy là người nông dân thông minh. Bán hàng khi giá tăng.
Tôi nghĩ thị trường chỉ báo giá vậy thôi.
Bữa nay không thấy có đại lý nào mua bán tiêu đâu.
Nhà vườn cũng không còn tiêu đâu mà bán !
Thời điểm này nên bán hay chưa bán ?
Đây là câu hỏi cân não dành cho bà con…!
Mình mới đi họp bên IPC, số liệu tại hội nghị rất khả quan. Số liệu dự kiến của 2020: sản xuất là 250.000 tấn, nhập khẩu 35.000 tấn, xuất khẩu 280.000 tấn, hàng tồn đầu năm 2020 là 91000 tấn. Tuy nhiên khi mình đi thực tế tại vườn thì vụ 2020 là một vụ mất mùa, sẽ khoảng 25-30% tại những vườn mình ghé tại Bà Rịa, còn những nơi khác cũng nghe nói mất mùa. Theo mình thì sản lượng 2020 sẽ giảm 50% so với 2019.
Tồn ở đâu ra 91.000 tấn, cơ sở nào để có số liệu này ?
Chắc để hù mấy ông đầu cơ nhỏ không dám tranh mua đầu vụ chứ gì ?
Dự báo hay ước báo mang tính suy đoán… Sử dụng dữ liệu thế nào còn tùy vào năng lực đánh giá, thẩm định của quý công ty, không rập khuôn được đâu !
Mức giá này nếu có vốn vẫn đầu cơ tốt quá chứ còn gì. Các cty lớn ở BD đang chất tiêu đầy kho kìa !
Người trồng tiêu đang dần kiệt quệ sợ trụ không được bao lâu nữa. Cứ đà này mùa vụ tới sản lượng giảm là chắc chắn.
Người trồng tiêu dần bỏ bê vườn tược đi tìm công việc khác, số còn lại hạn chế đầu tư chăm sóc. Xu thế chung nếu tiêu có lên giá người nông dân cũng không còn mặn mà với cây tiêu nữa do rủi ro cao vì dịch bệnh. Tiền thuê nhân công thì lại quá cao…
Ai ôm tiêu cũng đều tốt cho nông dân trồng tiêu cả các bác ạ. Mỗi người một tay vẫn tốt hơn mà.
Chỉ lưu ý là không nên vay mượn để ôm tiêu. Từ 4 năm nay năm nào cũng có người nói “tiêu chết hàng loạt nông dân trắng tay”, “vụ tới mất mùa”….vậy mà giá tiêu năm nào cũng giảm 20-30% đấy thôi. Năm nào cũng có người quả quyết rằng giá năm tới sẽ tăng, bản thân những người đó cũng tin như vậy nên họ vay mượn để ôm tiêu, vậy mà nó có tăng đâu?
Cá nhân Dan Viet đánh giá năm tới sẽ là đáy còn việc giá tiêu khi nào thoát đáy thì còn phụ thuộc nhiều vào sản lượng toàn cầu năm sau nữa (2021). Bản thân VN năm 2020 mất mùa nhưng liệu 2021 có mất mùa hay không? Tiêu có quy luật năm được/năm mất mà. Việt Nam, Campuchia, Indonesia giảm nhưng Brazil và Ấn Độ vẫn tăng sản lượng.
Bác nào hô to nhất về việc hàng tồn ít thì thường kho nhà bác ấy còn khá nhiều hàng. Đơn giản là bất kỳ ai kỳ vọng giá lên đều cũng sẽ đầu cơ (Dan Viet cũng sẽ làm như vậy khi thời cơ chín mùi).
Hồ tiêu hay nông sản nói chung, có chu kỳ “năm được năm mất” chỉ khi theo lối quảng canh. Còn thâm canh như VN sẽ không xảy ra hiện tượng “hai năm một lần”.
thân
Nói chung là đến giờ này (22/11/2019) Dan Viet cảm thấy lương tâm thanh thản vì đã khuyên các bác bán tiêu gửi tiền ngân hàng lấy lời chứ không nên ôm lúc đầu vụ năm nay khi giá 45-46 k.
Các bác vừa không lỗ về giá, vừa được tiền lãi ngân hàng. Gộp lại cả hai khoảng các bác được lợi 8 k/kg.
Đến lúc nào phù hợp, ôm vào khả năng sinh lời cao thì Dan Viet cũng sẽ chia sẻ quan điểm với cộng đồng để chúng ta cùng đầu cơ và cùng hưởng lợi.
Nhiều người cùng ôm thì giá càng lên nhanh và lên cao nên bản thân Dan Viet cũng được lợi hơn, không có lý do gì để dấu diếm hay nói sai sự thật.
Mùa năm nay ai có công lên Bình Phước hái tiêu, nhà vườn bỏ không thu hoạch nữa rồi…
BP năm nay chăm sóc kiểu gì mà năng suất tiêu quá kém… Cho hái cũng lổ công !
Nên chuyển đổi sang cây trồng khác cho nhanh thấy. Để lại chỉ làm giàu mấy con số thống kê, còn thêm hại cho bà con trồng tiêu.
Năm nay IPC họp số đại biểu tham dự khá đông, lên đến 450 người. Chủ yếu dân các nước trồng tiêu khác và khách hàng đến VN đê xem diện tích giảm cỡ nào rồi, năng suất thế nào? Giá sắp tăng chưa?
Họ đi tham quan BRVT, Đồng Nai, Bình Phước thấy năng suất thấp nên mua trữ.
Họ mà lên thủ phủ hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh thấy cảnh tiêu chết hàng hàng lớp lớp trên đó có khi về bán nhà ôm tiêu luôn không chừng.
Quả đáng tội với nông dân trồng tiêu 2 huyện được gọi là thủ phủ hồ tiêu này… Họ không biết phải làm cách gì để cây tiêu sống nổi, trong khi tất cả vốn liếng đã đổ vào đó hết rồi !
Bác Vịnh và @ Dân Việt cho hỏi tại sao ở Đăk Song, Đăk Nông thương lái mua tiêu non 19 độ giá 50 là sao, nghe nói về lấy tinh dầu, thấy lạ quá?
– Về sinh lý, quả chín, hạt thật già, mới tích lũy được nhiều dầu.
– Tiêu non, 19 độ, mua giá 50k ???
Không băn khoăn, không thắc mắc, bán ngay và bán tất !!!
Tôi cũng nghe nhiều bà con phản ánh, thương lái vào mua tiêu, yêu cầu loại này loại nọ… đều nói để lấy tinh dầu…(?) Nếu bà con có hàng, thấy được giá thì nên bán,… Không chần chừ !
Thân
@Nguyễn trọng duy
Bạn muốn nói thương lái mua 5 kg tiêu non tươi là 50 ngàn, tức là 1 kg 10 ngàn chứ ?!
Đồng tình với bác Vịnh 100%. Bà con nhanh tay lên không thì trễ mất cơ hội.
Nếu định hái non trên cây xuống để bán non thì nhớ đòi dặt cọc trước khi hái cho chắc ăn nhé.
Vui lòng đọc kỹ những nguyên tắc gửi phản hồi ! Cảm ơn.
Tiêu hiện tại gần 5 kg = 1 kí khô, bình quân 1kg = 10 ngàn, tiêu vào vụ 2,6-2,8 kg = 1 kí khô, bình quân 1 kg = 14 nghìn, tính chi tiết cũng gần tương đương nhau, chưa nói đến giá có thể xuống đấy.
Cám ơn 2 bác và cộng đồng mạng nhé !
@Senca, đúng rồi bạn, 1kg tiêu 19 độ họ mua với giá 50k
Anh nói gà, anh nói vịt… mù mờ quá !
Thị trường đang có nhu cầu mua tiêu dung trọng nhẹ. Loại này mua để độn vào tiêu trữ nhằm giải phóng kho nhanh hơn chứ chẳng có vấn đề gì…
Ở chỗ tôi cũng vậy. Thương lái nói mua để trộn vào nhằm giảm bớt dung trọng tiêu. Do bên đặt hàng yêu cầu, họ chỉ mua tiêu dưới 450 gr/lít.