Kinh nghiệm chăm sóc tiêu theo phương pháp tổng hợp
Bạn Nguyễn Minh Vịnh có chia sẻ kinh nghiệm về trồng và chăm sóc tiêu theo phương pháp tổng hợp. Giatieu.com xin mời bà con nông dân trồng tiêu và các bạn quan tâm về cây tiêu tham khảo.
Tôi đã cho một vài bà con xem mô hình chăm sóc vườn tiêu của nhà tôi trên trụ sống là cây lồng mứt chiều cao trung bình từ 7-8m. Rất năng suất mà ít bệnh tật và bà con hỏi phòng trừ sâu bệnh hồ tiêu như thế nào mà không có bệnh tật. Tôi nói là chăm sóc theo phương pháp tổng hợp. Tiện thể có bà con hỏi về thế nào là phương pháp chăm sóc hồ tiêu tổng hợp, tôi xin chia sẻ như sau: Ngừa bệnh và phòng trừ sâu bệnh từ khi có ý định trồng tiêu chứ không phải đến khi tiêu bệnh mới chữa.
1. Đối với tiêu trồng mới:
Việc chăm sóc phòng trừ là quá đơn giản, vì hồ tiêu nhỏ rất ít bệnh tật. Từ năm thứ 4 trở đi mới bắt đầu bệnh, thường thì lá hơi vàng vàng hoặc là mọc bỏ mắt không đều trụ. Nguyên nhân chính là do bà con ta xử lý đất quá sơ sài và thường không có bón lót hoặc là bón lót nhưng chưa xử lý phân chuồng kỹ. Làm xuất hiện rầy rắng dẫn đến hồ tiêu bị tuyến trùng chậm phát triển thậm chí là chết. Khi trồng bà con lưu ý những điều như sau:
-Đào hố sâu bón lót phía dưới, hoặc có thể trồng chay bón phân gà hoai xử lý sau đó đôn mới bón lót kỹ càng.
-Tạo hệ thống mương thoát nước, ngoài mương thoát nước cục bộ tức là trồng cây tiêu sao cho không có hiện tương ngập úng thì còn làm hệ thống thoát nước. Trung bình cứ 4-5 hàng tiêu bạn làm một cái rãnh sâu chừng 60cm. Mục đích là ngăn ngừa, xử lý từng vùng tiêu. Khi vùng này có bị bệnh thì cũng không lây lan sang vùng khác. Việc trồng mới thì thực hiện điều này khá đơn giản. Khi tiêu trưởng thành, chăm sóc và xử lý thuốc sâu bệnh mới phức tạp, khó khăn hơn.
2. Xử lý sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp:
Tôi chỉ nói gọn cho bà con dễ hiểu. Đa phần bà con trồng tiêu đã hiểu ít nhiều về loại cây dễ mà khó này. Bản chất của cây tiêu là cây dây leo vì thế nó chỉ cần ánh sáng khuếch tán cũng đủ, cho nên trồng trên cây trụ sống thì sẽ hiệu quả bền vững hơn trụ chết.
–Xử lý đất: Bà con hạn chế xới đất phạm rễ tiêu vì loại cây này rễ rất dể bị tổn thương. Không nên lạm dụng quá nhiều phân hóa học làm chai và mất màu đất. Việc bón phân lạm dụng phân bón hóa học lâu ngày sẽ làm đất bị chua hơn nữa là chai đất, lớp đất chai đó lâu ngày sẽ làm cho phân và nước không xuống sâu được làm cho cây hồ tiêu lâu ngày không có đủ chất dinh dưỡng vàng lá mà bà con ta vẫn hay lầm tưởng là tuyến trùng hại rễ. Bà con nên phân biệt kỹ đâu là tuyến trùng đâu là thiếu dinh dưỡng nhé. Việc xử lý vùng đất này bạn nên dùng phân hữu cơ khoáng đậm đặc bón cho hồ tiêu kết hợp với phan chuồng ủ hoai. Phân bò hoặc phân gà công nghiệp là tốt nhất vì nó có lượng chất xơ cao làm đất tơi xốp tạo độ phì cho đất. Hằng năm tôi vẫn thường bón thêm cho tiêu nhà mình 2 thúng phân gà hoai. Thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ vi sinh hoặc chế phẩm amino sinh học. Chỉ sử dụng phân hóa học vào thời điểm thích hợp. Như làm to hạt chắc trái chẳng hạn. Cây có phát triển tốt thì mới ít bệnh tật. Tránh ngập úng vì cây tiêu ưa ẩm mà sợ úng.
–Xử lý thân lá: Sau khi thu hoạch bạn làm sạch chồi lươn, rửa lá địa y thán thư, làm chồi tán cây, làm cỏ gốc. Mục đích chính là tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, chuẩn bị cho mùa sau. Việc làm chổi cỏ như vậy tức là mình đã tiêu diệt mầm bệnh. Nguyên nhân chính của chết nhanh chết chậm là do nấm. Độ ẩm không khí và độ ẩm của mặt đất quá cao thì sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Đặc biệt là phát triển mạnh vào tháng 4 và tháng 5. Cây của bạn nhiễm nấm bệnh từ lúc này 3-4 tháng sau mới phát ra thì lúc đó bạn chữa bằng thuốc này thuốc nọ cũng đã là quá muộn rồi. Xử lý tốt trước khi mùa mưa đến đã mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh lên tới 70% rồi. Bạn nên cào sạch lá và cỏ dưới gốc cho dất thật thoáng. Thường thì người ta làm chồi gốc là cách mặt đất 40-50cm. Khi mưa rớt xuống đất không văng lên làm dập tay, nước mưa cùng vi khuẩn dễ xâm nhập vào. Để dây lươn bò tứ tung khi phát cỏ hay xịt thuốc làm tổn thương, nấm và vi khuẩn cũng xâm nhập đường đó làm chết dây sau đó tới cây và lây lan cả bụi. Khi dây lươn bò sang chỗ khác phát triển mạnh thành cây con thì bộ rễ cây mẹ quá ít nuôi không nổi 2 cây thì thường thì chết dây mẹ. Còn chết dây con thì cũng lây từ từ sang dây mẹ. Nên việc làm chồi lươn là rất cần thiết. Làm sạch gốc cỏ gốc thoáng mát nấm và sâu bệnh không có điều kiện phát triển.
-Xử lý thuốc: Việc xử lý thuốc rất quan trọng. Giống như là chữa bệnh phải đúng thuốc. Chữa sai còn nguy hiểm hơn. Bạn phải hiểu rõ một số bệnh của hồ tiêu. Biểu hiện lá tiêu như thế nào là phải biết bệnh gì. Các bác trồng tiêu vài năm rồi là bệnh gì cụng biết. Nhưng theo tôi phương pháp tổng hợp chủ yếu là ngừa bệnh. Vào đầu giữa và cuối mùa mưa bà con nên xử lý tuyến trùng. 1 đợt xử lý tuyến trùng làm 2 lần cách nhau 7 ngày. Giống như việc xử lý thuốc rầy vậy, diệt con trưởng thành 7 ngày sau diệt trứng mới nở như vậy mới an toàn. Thường thì cây thiếu vi lượng, ngoài bón phân hữu cơ khoáng đậm đặc cho tiêu có thể kết hợp phân bón lá. Bà con nên rửa cây sau khi thu hoạch bằng loại thuốc gốc đồng kết hợp với vôi. Đồng có tác dụng tiêu diệt nấm còn vôi thì bổ sung can xi cho cây chắc khỏe. Bà con ta bón phân thường bị thiếu thành phần này. Lâu ngày tiêu tháo khớp mà bà con không biết nguyên nhân tại sao. Biểu hiện của bệnh này y hệt như thán thư nên bà con ta hay lầm tưởng. Thậm chí kỹ sư còn lầm. Cho nên trường hợp cây tháo khớp vàng lá ngoài xử lý tuyến trùng bà con nên bỏ thêm phân bón hữu cơ khoáng đậm đặc. Có thể thay thế bằng loại phân nước hồi phục rễ cho cây dễ hấp thu.
Trường hợp bệnh chết nhanh chết chậm. Bệnh này do nấm cho nên việc xử lý gốc thông thoáng đã ngăn ngừa 70% rồi. Rửa cây lá già sâu bệnh, thán thư địa y, nấm hồng… đã chết ít nhiều. Nên nguyên nhân chính vào mùa mưa chính là ngập úng. Đất không có hệ thống thoát nước. Thực tế bệnh chết nhanh chết chậm không chết nhanh như bạn nghĩ. Vì biểu hiện của nó rất rõ ràng. Do bạn không để ý đó thôi. Vì những cây đang xanh um tươi tốt mà chết cái đùng nên người ta gọi là chết nhanh. Nếu bạn trồng hồ tiêu lâu năm thì phân biệt dễ thôi. Biểu hiện đầu tiên là cây xanh mà lươn bị cùi đọt. Thế là rễ bị tổn thương rồi. Nên dùng thuốc gốc đồng tiêu diệt nấm. Sau đó dùng DH phục hồi rễ. Cây mà phát đọt lá non lại còn có hy vọng chứ không phát thì vô phương. Vào mùa mưa bạn thường xuyên kiểm tra vườn. Còn trường hợp chết dây, bạn nên dùng kéo cắt bỏ đi. Nhớ xử lý kỹ dụng cụ cắt để tránh lây lan. Sau đó rắc vôi bột để cách ly cây bệnh. Cách này hồi xưa tôi chưa biết cách phòng ngừa tổng hợp tiêu hay chết dây tôi vẫn làm để khỏi lây lan cây khác. Trường hợp thấy khó chữa quá, chữa đi chữa lại vẫn tái phát tốt nhất là gỡ bỏ đem đi đốt. Sau khi xử lý vùng đất đó thật kỹ, kiếm cây nào 2-3 năm tuổi chiết 1 khúc 2-3 mét đưa xuống thế là 1 năm sau có bói lại cho khỏe.
Lời cuối: Ngừa bệnh hơn chữa bệnh. Tôi toàn ngừa bệnh nên hồ tiêu tôi rất ít bệnh. Tôi cứ thắc mắc tại sao ai cũng sợ chết nhanh chết chậm. Mình đã biết nguyên nhân gây bệnh để mình ngừa mất rồi, thì làm gì có bệnh để mà chữa.
Đó là vài kinh nghiệm làm tiêu lâu năm của tôi.
Chúc bà con sức khỏe!
Bài viết của Nguyễn Minh Vịnh
gửi cho Giatieu.com
103 phản hồi cho bài "Kinh nghiệm chăm sóc tiêu theo phương pháp tổng hợp"
Chào bác Minh Vịnh, các bài viết của bác về chăm sóc cây tiêu quả thật rất hay và bổ ích. Em xin hỏi bác thêm vài điều thế này
1. Tiêu trồng bằng dây lươn trên trụ sống thì mình tiến hành đôn dây và tạo hình như thế nào cho đúng ? Nếu sau khi đôn và tiêu đã leo phủ trụ rồi mà nó không chịu ra nhiều cành ác thì mình xử lý làm sao ?
2.Đối với đất trồng mới mình có cần thiết phải cày xới sâu không ? Dùng máy cày chảo là đủ chưa hay là dùng máy múc xới cho sâu ?
Bác trả lời giúp em nhé, vì em đang chuẩn bị tiến hành cả hai việc trên mà đang phân vân không biết làm thế nào cho thật sự đúng. Mà bác ở đâu vậy ? Bác chia sẻ kinh nghiệm trồng tiêu rất nhiều mà quên chưa nói về năng suất của vườn tiêu nhà mình đó.
Chào anh. Em thấy bài viết của anh rất hay. Nhưng khi cây tiêu đã bi bệnh chết nhanh chết chậm rồi nên dùng thuốc gì để xử lý cho thật hiệu quả vậy? Tiêu chỗ em trồng năng suất 7 đến 8 tấn/ha, nhưng 2 năm gần đây bị bệnh chết nhanh nhiều lắm.
xin các bạn hướng dẫn cho tôi loại thuốc BVTV nào trị được nấm mạng nhện trên cây tiêu. Vườn tiêu của tôi có 1 số trụ xuất hiện 1 loại nấm mà tôi hỏi thăm người ta nói là nấm mạng nhện. Loại nấm này có sợi trắng như mạng nhện bò theo các cành và thân tiêu sau đó bò lan qua các lá làm các lá đó khô dần nhưng không rụng, tôi đã thử xịt 1 số loại thuốc trị nấm bệnh thông thường nhưng không có tác dụng. Mong bạn nào biết cách trị loại nấm trên xin hướng dẫn cho tôi. Cám ơn, đang cần được hướng dẫn gấp.
@trung_tin_727
Chào trung_tin_727. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau:
1. Trồng tiêu lươn thì nó lâu ra tay ác nhưng hiệu quả về lâu dài thì tốt hơn. Trước tiên bạn phải đợi tiêu ra tay ác thường thì ra từ 5 tay trở lên bạn mới đôn tiêu. Vì nếu đôn sớm quá dây tiêu yếu nó sẽ bỏ mắt có khi 4 đến 5 mắt mới ra 1 tay ác như vậy cây tiêu sẽ không năng suất. Nguyên nhân chính của việc bỏ mắt chính là thiếu phân. Tiêu nhà bạn phủ trụ rồi mà vẫn không ra cành ác tức là bạn chưa biết cách đôn và xử lý đều tay ác. Trường hợp tiêu ra ác đôn xuống rồi mà nó bỏ một khúc mới ra ác lại thì bạn nên cắt bỏ cái khúc bỏ mắt đi. Cắt ngay chỗ tay ác vì mắt đó sẽ ra đọt ác. Cắt ngay mắt lươn là nó ra đọt lươn hoài luôn. Tiêu phủ nọc rồi mà chưa ra ác. Có 2 trường hợp và cách xử lý: Thứ nhất bạn xem dây tiêu có còn màu xanh ra rễ được không? Nếu ra rễ được thì chịu khó tháo ra đôn lại và cắt bỏ cái khúc lươn bõ mắt đó. Trường hợp này đối với cây tiêu tơ còn làm được. Đối với cây tiêu già hết khả năng ra rễ thì bạn làm như sau: Trồng một dây tiêu ác cách gốc tiêu đó chừng 0.5 mét. Sau đó cho nó leo lên trụ giả là cây cà phê hoặc cây gì đó. Khi ra tay ác bạn đôn cho nó bò lên gốc cây mà không ra ác (cây chính). Vậy là không phải bỏ cây tiêu không ra ác để ăn mà tiêu dần dần cũng phủ nọc.
2. Đối với trồng mới việc cày xới và phơi ải đất là rất cần thiết. Hồ tiêu rất cần tầng canh tác dày. Chỗ nào mà rễ không đi sâu được trồng vài năm thì cây tiêu nghẹt rễ vàng vàng rồi dần dần cũng chết thôi. Chỗ gần nhà tôi cũng có người năm ngoái tậu được miếng đất vài tỉ sát nhà. Tôi thấy họ dùng máy múc múc hết gốc cây cà phê cũ sau đó san lại cho bằng và làm mương thoát thủy rất tốt. Sau đó khoan lổ sâu chừng 40-50cm. Bây giờ mới xử lý thì hơi chậm. Vì đã bắt đầu mùa mưa rồi. Nhà tôi ở Đồng Nai. Do ít gió và trồng trên cây lồng mứt chiều cao trung bình từ 7-8 mét nên hò tiêu nhà tôi rất năng suất rất cao. Gần 1 tấn/ sào.
@phan hai
Chào Bác!
Do tôi chăm sóc bằng phương pháp tổng hợp nên đã từ rất lâu tôi thấy vườn tiêu nhà mình ít bệnh hơn hẳn. Trường hợp vườn tiêu đã nhiễm bệnh thì tôi thực hiện như sau: Trước tiên tôi quan sát xem cây đó có thể chữa được không? Nếu cây mới bắt đầu biểu hiện sơ sơ thì tôi còn chữa. Còn nếu nặng thì tôi thường mang bồ cào ra cào đi đốt. Bác xem hồ tiêu nhà mình xem cái giống đó là giống nào? nếu là giống đa số trong vườn nhà mình thì lo mà xử lý gấp. còn nó là cái giống mà thương xuyên chết thì đỡ lo lắng 1 chút. Trước đây khi mới bắt đầu trồng tiêu mà tôi chưa có khinh nghiệm cũng hay bị lắm. Dần dần tôi phát hiện ra hồ tiêu nhà mình có rất nhiều giống và có giống kháng bệnh rất tốt có giống rất sai trái nhưng lại hay chết. Có giống không bao giờ bị bệnh mà ít trái. Sau đó đo không chăm sóc, với chẳng có kỹ thuật gì nên tiêu hột mọc tùm lum. Rồi nó lại ra trái. thấy trái nhiều cắt đem trồng vô tình tìm ra được giống tốt. Nên trước tiên bạn phải xem lại giống tiêu nhà mình. Hiện nay giống tiêu kháng bệnh tốt nhất của Việt Nam là giống Vĩnh Linh sẻ, hay còn có tên gọi khác là Vĩnh Linh lá nhỏ hay là Sẻ Lá Lớn. Giống này rất ít bệnh thường thì bà con ta không chăm thì nó 1 năm trúng 1 năm thất. Bác cào đi đốt sau đó trồng lại giống tốt.
Còn bác có ý định chữa thì tôi thường làm như sau: Đào hố thoát thủy cho cây đó, thường thì do độ ẩm cao và cây không rút được nước thì cây chết nhanh. Dùng vôi bột cách ly cây này do tôi sợ chữa không được để lâu lại lây qua cây khác. Làm sạch cỏ gốc làm cho thông thoáng. Dùng đồng đỏ xịt cho nó rụng bớt lá, rụng thê thảm lắm. Sau đó dùng Coc85 gói đổ gốc liên tục vài tuần liền. Tác động này khá mạnh. Một là sống 2 là chết luôn. Nếu thấy cây hồi phục thì xịt Aliete định kỳ 2 tuần xịt một lần. Sau đó dùng DH phục hồi rễ cho nó. Khi thấy cây tỉnh sống lại thì tôi xịt phân bón lá có ngăn ngừa chết nhanh chết chậm, cho nó loại phân tôi thường dùng là có hàm lượng Kali cao và bổ sung vi lượng Ca, Mg, Bo, Zn, Cu… Sau đó tôi bỏ thêm 1 ít phân hữu cơ khoáng đậm đặc hướng dương xanh. Lúc này tôi thấy nấm có lợi tấn công nấm Phytophthora capsici trắng xóa gốc. Thế là yên tâm lâu dài. Còn trường hợp chết dây ngoài xử lý như trên tôi còn dùng dao khoét hết phần thúi sau đó rắc Aliete bột lên luôn. Có bụi tiêu chết dây tôi cắt bỏ mà chưa kịp đào gốc đem đốt, chỉ mới rắc vôi tránh lây lan, không ngờ nó ra dây lại sống tới giờ chẳng bao giờ bệnh tật lại. Cây có đề kháng. Nên với những cây tôi nghi chết nhanh tôi vẫn thường xịt phân bón lá SADA T vì cái loại phân bón lá này chống rụng bông lại bổ sung Ca nên cây ít bệnh.
Chào Anh Vịnh, anh có thử nghiệm hệ thống nước tưới nhỏ giọt bao giờ chưa, tôi định thiết kế một hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho vườn tiêu chuẩn bị trống mới khoảng 700 nọc, nhưng chưa có kinh nghiệm.
Nếu anh biết mong anh giúp đỡ kỹ thuật.
Xin cám ơn
Hệ thống tưới nhỏ giọt này có nhiều tính năng vượt trội như có thể tưới cho tất cả các loại cây trồng trên đất khô, có khả năng điều chỉnh phần trăm định lượng theo ý muốn. Đồng thời khi bắt đầu vận hành hệ thống tưới, tất cả lượng nước cung cấp cho từng trụ, từng gốc cây ; kiểm soát được vùng cần tưới, tránh tình trạng tưới nước lãng phí. Song song đó, trong lúc tưới hệ thống này có thể bón phân cùng lúc, theo đó phân sẽ được hòa tan với nước, sau đó được hút lên hòa vào hệ thống nước đang tưới, phân bổ tới từng cây, từng trụ cực đều, vì thế chúng ta có thể bón phân vào bất kì thời điểm nào mình muốn.
Hiện nay có rất nhiều công ty nhận lắp đặt và thi công hệ thống này. Nếu trồng mới chịu đầu tư thì hệ thống này tôi thấy khá hiệu quả. Hiện nay tôi cũng đang dự tính lắp đặt cho nhà mình. Trước dây tôi trồng cà fe xen tiêu. Hiện nay tôi đã phá cà nên vườn của tôi ít theo hàng ngũ nên việc lắp đặt cũng khó. Còn bạn trồng mới thì quá đơn giản. Tôi không biết giá cả hệ thống chính xác bao nhiêu nhưng xem một vài bảng báo giá của một vài công ty thì thấy kinh phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt này là 70 triệu đồng cho một hecta tiêu, thời hạn sử dụng từ 7-10 năm. Đối với nhiều loại cây trồng khác, nếu áp dụng cách tưới này, chi phí lắp đặt sẽ thấp hơn. Người dân có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để đặt mua hệ thống tưới nhỏ giọt về sử dụng.
Thường thì lắp đặt cho vùng khan hiếm nước chứ nếu vùng đầy đủ nước một năm tưới vài đợt là thấy nhiều rồi.
Bạn nên tham khảo thêm một vài người đã từng lắp đặt nhé.
Chào Minh Vịnh
Đối với tiêu đã cho thu hoạch 3,4 năm rồi thì bây giờ đào mương thoát nước thì có ảnh hưởng nhiều đến rễ tiêu không ? Tiêu nhà em trồng khoảng cách là 2,8m.
Hệ thống tưới tiết kiệm thì có nhiều cái lợi lắm
1. Không tốn công tưới
2.Giảm lượng nước tưới
3.Không tốn công bỏ phân vì mình sẽ pha phân vào đường ống tưới luôn.
Hơn nữa nó còn giảm số lượng phân vì phân mình bỏ bằng nào thì cây sẽ ăn hết bằng đó. Còn bỏ theo xong tưới tràn thì phân sẽ thất thoát hơn vì bốc hơi hay thấm sâu quá.
Bạn nên đào vào lúc trời nắng ráo sau đó dùng thuốc gốc đồng xịt nhẹ vùng đất mình đào đó thì không ảnh hưởng lắm tới bộ rễ. Thường thì những gốc tiêu thu hoạch năm 3-4 năm rồi thì bộ rễ cũng lan khá nhiều vì rễ tiêu ngoài rễ cọc còn rễ chùm. Nên dù có hạn chế thế nào cũng phạm rễ non. Những cây gần đó bạn cũng xịt thêm một ít Coc85 hoặc Aliete. Làm một lần mà an tâm lâu dài.
Những cái lợi của hệ thống tưới nước tự động thì tôi cũng biết nhưng tùy từng vùng mà áp dụng. Như tôi ở Đồng Nai lượng mưa hằng năm rất nhiều. Một năm chỉ tưới 3 đợt. Tôi lại dùng phân vi sinh kết hợp phân hữu cơ ít sử dụng phân hóa học nên cũng không lãng phí phân dư thừa lắm.
Chúc sức khỏe.
Có bà con hỏi tôi thế này:
“Bạn Vịnh thân, đầu tiên xin lỗi cho tôi hỏi : bạn bao nhiêu tuổi cho dễ xưng hô. Tôi đã đọc nhiều lần cách bạn hướng dẫn chăm sóc tiêu, thật cảm ơn bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm giúp cho bà con nông dân. Bạn có thể giúp tôi phân biệt, nhận biết giống tiêu được không, vì hiện nay tôi nghe nói giống tiêu Vĩnh Linh cho năng suất rất cao nhưng làm sao để phân biệt được giống tiêu Vĩnh Linh với các giống khác và giống tiêu này có kháng bệnh và chịu hạn tốt không ? Bạn trồng tiêu ở đâu ? vùng bạn trồng là đất đen hay đất đỏ, tôi nghe nói cách chăm sóc tiêu ở hai loại đất này khác nhau, vùng tôi trồng là đất đen hơi có sỏi rất dễ thoát nước vậy tôi nên trồng giống tiêu nào và chăm sóc như thế nào cho phù hợp. Bạn cố gắng bớt chút thời gian trả lời giúp tôi nhé. Cảm ơn bạn thật nhiều.”
Nhân tiện tôi xin trả lời chung cho bà con tham khảo luôn:
Anh cứ gọi tôi là bạn cũng được em cũng được mà anh cũng không sao vì điều đó không quan trọng. Phân biệt giống tiêu cũng khá đơn giản. chỉ cần nhìn sơ 1 chiếc lá là đã phân biệt được. Do vườn nhà tôi giống nào cũng có nên tôi phân biệt rất nhanh. Để phân biệt giống Vĩnh Linh với các giống khác cũng rất đơn giản. Lá của tiêu Vĩnh Linh nó một bên to một bên nhỏ. Và nên chọn giống lá nhỏ nó sẽ ít bệnh tật hơn. Tên thường gọi của nó là Vĩnh Linh sẻ, Vĩnh Linh lá nhỏ. Đặc điểm của giống này là ra bông nhiều năng suất cao ít bệnh tật, tay ngắn, mắt dày, đọt màu tím nhạt, nếu không chăm sóc đúng cách chuỗi của nó sẽ khá ngắn bà con ta hay chê điều đó, với kỹ thuật chăm sóc tốt thì chuỗi dài hay không là do mình. Nếu đất không ngập úng thì tuổi thọ có thể trên 30 năm. Nhà tôi những trụ tiêu trồng từ năm 1986 tới nay còn sống toàn là giống này. Vĩnh Linh lá to cũng một bên to bên nhỏ như bản lá bự hơn. Lá hơi dày, tay dài, thưa tay, đọt màu tím hơi đậm, lá cứng. Năng suất cũng khá cao nhưng vẫn hay bị bệnh nếu độ ẩm cao. Đặc điểm là không biết chăm sóc đúng cách sẽ 1 năm trúng một năm thất. Bà con ta vẫn hay trồng.
Đó là đặc diểm của 2 giống tiêu mà bạn hỏi. Ngoài ra còn có giống Thai Lan, Indo, Malaisia, Ấn Độ, Tiêu sẻ, Tiêu Trâu, Tiêu Rừng … Mỗi loại đều có cách phân biệt mà nói ra sẽ rất dài.
Giống tiêu Vĩnh Linh chịu hạn khá tốt.
Tiêu trồng đất đen cũng dể chăm sóc như tiêu trồng đất đỏ vậy. Chỗ tôi cách vài cây số là đất đen, vài cây là đất đỏ, lại có vùng mỡ gà, có vùng đất sét thịt, lại có vùng đất ruộng đâu đâu cũng trồng tiêu vì giá tiêu giá cao nên bà con ta đua nhau trồng. Vùng đất thích hợp nhất trồng hồ tiêu là đất đỏ Ba Zan và đất mỡ gà. Đất nhà tôi là đất đỏ Ba Zan. Cách đúng là cách chăm sóc hồ tiêu đất đen khác đất đỏ ở chổ là đất đen phải làm sớm hơn đất đỏ từ 20 đến 30 ngày. Vì tiêu đất đen chín sớm hơn. Lượng nước tưới cây mùa khô phải nhiều hơn so với đất đen. Và phải thoát nước tốt trong mùa mưa vì đất đen khó rút nước hơn. Nếu đất có pha sỏi rút nước tốt thì dể bi hốc đất vì vậy lượng phân chuồng hằng năm phải bón nhiều hơn ở đất đỏ. Phải biết rằng cây tiêu là cây ưa ẩm mà sợ úng. Nên trồng trụ sống để mùa khô có độ che phủ tránh hốc đất. Ở đất đỏ thì người ta hay chết tiêu chỉ vào mùa mưa. Còn đất đen thì khó tính hơn thì thường chết ở cả 2 mùa. Nên áp dụng biện pháp chăm sóc tổng hợp cho hồ tiêu. Bạn Trồng giống Vĩnh Linh lá nhỏ cho vùng đất này là tốt nhất hoặc là giống sẻ mỡ. Bón lót xử lý phân thật tốt. Bạn nên trồng 2 giống đó.
Chúc bạn thành công!
Chú à, tiêu mà lá vàng rồi có những đốm màu nâu là bệnh gì và làm thế nào cháu nên dùng thuốc gì. Xin chú chỉ giúp.
Chào bạn!
@ Nguyễn Trung Trực
Tốt nhất thì trên 3m. Còn đủ tiêu chuẩn thì 2m5 , 2m2 tùy vào điều kiện vùng mình có gió hay không mà làm tiêu cao hay tiêu thấp.
@ Lê Quang Tùng
Theo mô tả của bạn thì có thể là tuyến trùng kết hợp thán thư. Điều trị như bệnh chết chậm, các loại thuốc và cách điều trị có ở một chuyên mục khác rồi. Xác định rõ nguyên nhân do đâu thì điều trị mới chính xác. Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước mà gặp tuyến trùng tấn công thì cũng có hiện tượng này. Bạn nên bổ sung vôi cho vườn nhà mình.
Tốt hơn hết là nên ngừa tuyến trùng 1 năm 2 lần đầu, cuối mùa mưa và rửa cây sau khi thu hoạch + dùng thuốc gốc đồng đổ gốc ngừa nấm vào giữa mùa mưa; bổ sung Vôi + phân chuồng hoai mục đầu vụ, thoát úng tốt thì cây sẽ không có bệnh gì hết.
Thân!
Xin bác Vịnh giúp: Bác nói “Tốt hơn hết là nên ngừa tuyến trùng 1 năm 2 lần đầu, cuối mùa mưa và rửa cây sau khi thu hoạch + dùng thuốc gốc đồng đổ gốc ngừa nấm vào giữa mùa mưa; bổ sung Vôi + phân chuồng hoai mục đầu vụ ”
Ngừa tuyến trùng 1 năm 2 lần mình nên dùng thuốc gì? Thuốc gốc đồng đổ giữa mùa mưa, nếu vậy có phải nếu ngừa tuyến trùng bằng gốc thuốc hóa học + 1 lần gốc đồng mùa thì mình phải bổ sung 3 lần nấm Trco phải không bác?
“bổ sung Vôi + phân chuồng hoai mục đầu vụ”, 1 vụ tính từ khi thu hoạch xong đến khi thu hoạch lần sau. Vậy là sau khi thu hoạch, mình bón phân chuồng và vôi luôn hay là mình tính vụ từ đầu mùa mưa?
Mong bác giúp cho, tôi theo dõi hồi giờ nhưng thấy mình loạn lên trong hai phương pháp bảo vệ tiêu bằng sinh học hay hóa học. Nếu được, bác giúp cho một bài hoàn thiện từ khi thu hoạch, ngừa tuyến trùng, làm bông có lẽ bà con dễ hiểu hơn vì qua nhiều bài viết, hệ thống lại cho logich là điều mà không phải ai cũng làm được.
Chào bạn!
Ngừa tuyến trùng nếu dùng hóa học thì bổ sung Trichoderma sau đó 2 tuần. Còn nếu dùng sinh học thì không cần thiết.
Khi dùng thuốc gốc đồng vào giữa mùa mưa, bạn nên bổ sung Tricho mới cho cây sau đó 2 tuần (có lẽ tôi nói điều này lần thứ n+1 rồi). Phân chuồng đầu vụ với tôi là sau khi xử lý phân bón, thuốc hóa học tránh cho Tricho chết. Tricho chỉ ngại thuốc gốc đồng.
Còn xin thưa với bạn mỗi vùng có một điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Mỗi người có một tập quán canh tác khác nhau, có kỹ thuật riêng một tí… Thường thì người trồng tiêu luôn tự tin vào phương pháp riêng của mình. Mọi chia sẻ chỉ là tham khảo. Xem thử mô hình đó áp dụng được cái nào cho phù hợp với mô hình mình. Còn nếu tôi làm 1 bài viết hoàn chỉnh từ phòng bệnh cho tới thu hoạch thỉ tôi chắc chắn anh Admin chia ra làm 10 phần cũng không đủ cho 1 bài viết hoàn thiện.
Thân!
Chú Vịnh à, cháu thấy ở Cư Jút Đăk Nông trồng tiêu sẻ Phú Quốc rất sai quả nhưng 30ngàn 1 hom. Chú có thể cho cháu biết đặc điểm nhận dạng qua lá hay đốt tiêu được không?
Chào bạn!
Nhà tôi có trồng nên có biết. Đặc tính lá của nó là giống lá nhỏ và lá tầm trung trung. Lá thon nhọn chóp. Lá hơi mỏng, mỏng hơn so với tiêu Vĩnh Linh và dày hơn so với tiêu sẻ. Đọt non tím nhạt. Tiêu non nhìn rất bắt mắt. Về sinh trường thì nhanh, phẩm chất trái tốt. Nhưng rất khó làm bông. Giống này cần có kỹ thuật còn không có kỹ thuật trồng cho năng suất không đều. Riêng trong quá trình chăm sóc đặc biệt khi thu hoạch thì không được để cây suy, cây đã suy thì rất khó phục hồi, thậm chí là không thể. Khả năng chịu hạn, chịu úng và kháng bệnh không tốt bằng giống Vĩnh Linh hay Lộc Ninh. Đó là một vài đặc điểm mà tôi nhận thấy trong vườn nhà tôi.
Bạn ở Đăk Nông thì nên chọn những giống như Lộc Ninh hay Vĩnh Linh sẽ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng bạn. Còn giống tốt mà không phù hợp điều kiện thổ nhưỡng thì chưa hẳn đã tốt.
Thân!
Anh Tùng ơi, em cũng ở Đắk Nông.
Anh em mình làm quen được không anh… nhà em ở Đăk Mil.
Chú Vịnh à, theo ý kiến của chú và nhiều năm kinh nghiêm trồng tiêu của gia đình thì chú thấy trồng tiêu lươn với tiêu ác thì loại nào sai quả? Cháu thấy trồng tiêu rất kỳ công bây giờ lại rất nhiều bệnh gây hại cháu muốn trồng lại tiêu thì trước khi đảo đất cháu vãi vôi rồi đảo đất trước 1 tháng như thế đã đủ chưa?
Huy à, mình làm bạn dk mà rất mong bạn chia sẻ kinh nghiệm trồng tiêu của gia đình bạn.
“Còn nếu tôi làm 1 bài viết hoàn chỉnh từ phòng bệnh cho tới thu hoạch thỉ tôi chắc chắn anh Admin chia ra làm 10 phần cũng không đủ cho 1 bài viết hoàn thiện”.
kết câu này của Anh Nguyễn Minh Vịnh. Em ủng hộ anh làm một bài viết hoàn chỉnh để bà con tham khảo. Em thiết nghĩ Admin cũng sẻ upload bài của Anh vì điều đó có ích cho bà con nông dân chúng ta. Và không những mình em ủng hộ mà tất cả Cô Chú Anh Chị trong diễn đàn đều ủng hộ.
Mong rằng bà con vào đây ủng hộ cho anh M.Vịnh
Thân!
Chào bạn!
Comment của tôi nhiều vô số kể. Nếu chịu khó đọc hoặc tham gia diễn đàn từ lâu. Hầu như kỹ thuật nào của mô hình nhà mình tôi cũng chia sẻ. Không những tôi mà còn nhiều anh khác nữa cũng chia sẻ rất nhiều lần. Đôi khi bài viết lại không dể thấm như những comment mộc mạc đâu bạn ạ.
Thân!
Chào anh Vịnh,
Tình hình trước mắt là em muốn trồng tiêu trên đất đỏ có sỏi và đất đỏ mỡ gà, em muốn anh vắn tắt việc trồng tiêu cho người mới bắt đầu như em ạ. Cảm ơn anh.
Chào bạn!
Việc trồng mới yêu cầu xử lý đất tốt, chọn giống tốt thì vườn sau này sẽ ít bệnh tật cho năng suất cao.
Xử lý đất khá đơn giản: Đào hố sâu, bón lót phân chuồng hoai mục có ủ Trichoderma, có hệ thống thoát nước tốt tránh nước từ vườn khác tràn sang vườn mình và ngược lại. Ngoài ra còn có hệ thống rút nước cục bộ tránh ứ đọng nước trong gốc mà chỗ tôi thường gọi là lòng chảo, trồng tiêu cạn. chọn loại trụ cho tiêu leo phù hợp.
Chọn giống năng suất cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng mình.
Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về cây hồ tiêu ở địa phương để nắm bắt thêm kỹ thuật. hoặc tham gia vào diễn đàn để tự nâng cao kỹ thuật cho riêng mình.
Chúc bạn thành công với cây hồ tiêu!
Chào anh Minh Vịnh, xin anh cho tôi hỏi: việc bấm tỉa ngọn tiêu hằng năm có ảnh hưởng gì đến quá trình làm bông và chuổi tiêu vào mùa mưa không? Tiêu nhà tôi hiện đang ngã sang màu vàng và rụng đốt, tôi nghi là thiếu phân, nên đã bỏ phân bò ủ Tricho. Nếu thu hoạch xong tôi bơm đồng đỏ liệu có làm tiêu suy kiệt ko, tôi lần đầu áp dụng kĩ thuật mong anh tư vấn. Thân chào anh!
Chào bạn!
Việc bấm tỉa đọt cũng giống như làm chồi vậy. Ta loại bỏ bớt những đọt không năng suất, hay cột đọt cho tiêu tiếp tục phủ trụ,… Nó cũng là một kỹ thuật trong kỹ thuật trồng tiêu. Việc tạo tán cũng góp phần không nhỏ cho mùa vụ tiêu tiếp theo.
Không nên để suy cây. Bạn nên chăm sóc phân tro thuốc men cân đối cho cây tiêu theo đúng từng thời kỳ phát triển. Còn quá trình làm bông và chuỗi chủ yếu là tay tiêu và chế độ phân tro. Tạo tán chỉ cho cây tiếp tục sinh trưởng. Phần nào sinh trưởng thì sinh trưởng, phần nào sinh thực cứ tiếp tục cho hoa kết trái không ảnh hưởng gì tới nhau. Phần nào đủ tuổi sinh thực thì nó mới có khả năng cho hoa.
Còn vàng lá rụng đốt có rất nhiều nguyên nhân làm cây bị hiện tượng trên, nên phân biệt rõ thì ta mới có chế độ chăm sóc hợp lý. Với những hiện tượng trên bạn vui lòng email tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách khắc phục. Vì chủ đề này đã thảo luận nhiều.
Thân!
Chào anh Minh Vịnh. Cho em hỏi mình muốn phòng bệnh ở tiêu mình dùng loại thuốc gì vậy anh
Chào Quốc Việt!
Ý bạn muốn nói là bệnh gì? Hồ tiêu rất nhiều loại bệnh. Bạn có thể email trực tiếp cho tôi tôi sẽ giới thiệu tên sản phẩm tôi thường sử dụng.
Thân!
Chào anh Vịnh. Anh có thể giải đáp câu hỏi này cho tôi với. Nhà tôi có 1 vườn tiêu năm nay đã cho thu rồi, nhưng do chưa có kinh nghiệm chăm sóc tiêu lúc đầu nên để vườn tiêu không thoát nước tốt nên tiêu nhà có bị mắc bệnh chết chậm, tính đến nay đã chết khoảng 80-90 trụ, nhưng tôi nhận thấy vườn tiêu tôi mùa khô vừa rồi đã chết it hơn hẳn, và ít thấy hiện tượng bệnh nữa sau khi nhà tôi đã tạo rảnh thoát nước, đổ thuốc phòng trị bệnh và chăm sóc tốt hơn. Anh cho tôi hỏi bệnh này co tiếp tục nữa ko? và có cách nào chấm dứt được bệnh này ko? xin cảm ơn anh nhiều. Chúc anh sức khỏe và thành công trong công việc
Chào xuân trường!
Tạo rãnh thoát nước và phòng bệnh là việc làm đúng đắn. Nếu bạn phòng bệnh định kỳ thì bệnh sẽ giảm hẳn. Nếu có thì chỉ một số ít không đáng kể. Muốn canh tác bền vững thì tích cực dùng phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng. Phòng ngừa bằng sinh học sẽ có hiệu quả lâu dài.
Thân!
Chào anh Minh Vịnh!
Tôi mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm, nhờ anh giúp đỡ:
-Tiêu tôi mới trồng năm nay nhưng không muốn lấy hom giống, nhờ anh Hướng dẫn cách bấm ngọn tiêu
– tiêu có hiện tượng bạc lá, xoắn lá sử dụng thuốc gì để điều trị?
Cảm ơn anh ! Chúc anh mạnh khỏe .
Chào Thịnh!
Khi ta tiến hành đôn tiêu. Nếu ta không có ý định để tiêu lên lấy hom thì ta cắt ngang. Cắt phía trên mắt ác nó sẽ tiếp tục cho ra đọt ác. Thường thì nó sẽ ra 2 mắt ác sau đó tiếp tục ra 2-3 mắt lươn. Sau đó tiếp tục ra mắt ác. Nếu thường xuyên bấm đọt phía trên đọt ác thì cây chỉ cho đọt ác, tới khi cây lên ngang ngực thì cây sẽ tạo tán rất đều.
Tiêu bạc lá xoắn lá có nhiều nguyên nhân. Trước tiên xem có rệp hay sâu chích hút không. Nếu có ta phòng trừ. Còn nếu không phát hiện rệp thì xem thử chế độ chăm sóc tưới tắm nhà mình. Thiếu phân thiếu nước nó cũng bị hiện tượng trên. Cuối cùng nguyên nhân do virus phải nhổ bỏ cách ly.
Để hạn chế hiện tượng bác lá xoắn lá thì nên bổ sung một lượng xác bã hữu cơ lớn cho cây. Phân chuồng hoai mục có ủ nấm đối kháng. Bổ sung trung và vi lượng. Sử dụng phân hữu cơ sinh học.
Thân!
Chào anh Minh Vịnh và các anh,các chú trong diễn đàn cho em hỏi tiêu nhà em là tiêu trung, hiện nay chưa hái lần nào nhưng có hiện tượng ra bông và lá non sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Anh có cách nào khắc phục hiện tượng này tư vấn giúp em với ạ. Cảm ơn anh nhiều!
Chào anh Vịnh!
Anh cho em hỏi trồng cây lồng mứt có khó không anh. Anh mua giống cây ở đâu vậy, anh có thể cho em xin điạ chỉ được không . Em đang tìm mua mà không được. Mong hồi âm của anh, thân chào anh.
Chào bạn!
Cây lồng mứt rất lâu lớn. Nếu trồng hạt hay cây con phải mất 4 năm mới to bằng bắp tay. Dưỡng chồi cũng rất khó khăn. Khó làm chồi. Nếu cắt mất đọt thì cây sẽ chậm lớn và hay bị gió làm téc nhánh. Vì vậy phải biết cách làm chồi. Nhưng nếu cây đã to bằng bắp tay bắp chân mà thả tiêu thì tôi dám chắc chắn với bạn rằng không có trụ sống nào mà tốt bằng trụ lồng mứt. Nó rất ít tranh chấp dinh dưỡng với hồ tiêu, ít bệnh tật, đặc biệt mùa phân hóa mầm hoa ta cần nhiều ánh sáng thì mùa đó nó rụng sạch lá. Lá nó rụng xuống rất mau hoai.
Tôi chưa thấy ai bán giống lồng mứt bao giờ. Bạn chỉ việc kiếm một vài trái già lấy hạt ươm, tỉ lệ sống rất cao. Mùa này trái chuẩn bị già. Hoặc có thể đánh gốc cây năm nhất năm 2, năm 3 gì đó bằng ngón tay ngón chân hoặc bằng nửa cổ tay về trồng thì có thể cho tiêu leo trụ giả sau đó cho lên lồng mứt sau cũng tốt. Vườn nào có trụ chết quá thấp thì ta có thể xen loại cây này theo hàng lối đàng hoàng trồng xen chung vườn tiêu không ảnh hưởng gì lắm. Sau một thời gian cây lồng mứt lớn ta có thể thay thế trụ chết. Phương pháp này cũng khá hiệu quả.
Thân!
Chào anh Minh Vịnh.
Anh cho em hỏi hiện nay người ta thường trồng tiêu bằng cây sống như cây keo, cây anh đào, cây gòn. Vậy xin hỏi anh ta nên trồng loại cây sống nào là hiệu quả nhất?
Em định mùa nầy trồng 300 cây nọc sống mà em tính trồng cây gòn. Anh có thể cho em biết ưu và khuyết điểm khi trồng cây gòn. Liệu khi trồng cây gòn có lên theo kịp cây tiêu ko? Nếu trồng cây gòn thì ta nên để cho dây tiêu bò cao bao nhiêu mét là được? Khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng là bao nhiêu mét là thích hợp? Ta nên trồng giống tiêu nào là hiệu quả năng suất nhất cho vùng đất Bình Long, Bình Phước? Rất mong anh chia sẻ với em thêm nhưng kinh nghiệm và kỹ thuật khi trồng cây hồ tiêu. Xin cảm ơn anh rất nhiều
Chào bạn!
Ưu điểm của cây gòn là lớn rất nhanh. Nhưng ưu điểm đó cũng chính là nhược điểm. Nếu để tiêu leo không kịp thì cây gòn lớn quá cỡ tiêu sẽ khó leo. Ngoài ra da cây gòn rất trơn nên trồng tiêu phải thường xuyên buộc và nạo vỏ. Tôi thì ít nạo vỏ mà thường xuyên buộc sẵn bấm đọt. Ngoài ra nó rất hay bị xì mủ do nấm gây ra. Cây gòn rất năng động trong việc thay thế trụ. Nhân giống trụ cũng khá dể dàng. Chặt ngang cây là có thể trồng, thay thế trụ hoặc chèn đất trống ngay lập tức. Nó rất dể sống. Trụ gòn có thể để tiêu leo rất cao. 7-9m cũng được. Chỉ sợ để cao quá khó làm chồi chứ về chiều cao thì không thành vấn đề nếu vùng ít gió. Ngoài ra phải thường xuyên làm chồi tán lá. Làm chồi cũng khá đơn giản.
Nếu bạn trồng thâm canh muốn để chiều cao trụ sống tầm 5-6 m thì để khoàng cách 2.2 x 2,2m. Chiều cao 6-7m thì để khoảng cách 2,5×2,5. Chiều cao 7-8m thì 3x3m. Bạn có thể trồng thưa hơn cho dể chăm sóc. Nhà tôi thì để khoảng cách rất thưa 3,3×3,3m tuy nhiên có chèn thêm 2 cây hàng dọc hứng ánh sáng. Đất Bình Phước rất hợp với giống Lộc Ninh và Vĩnh Linh. Một số vùng trồng Sẻ Phú Quốc và Trâu Đất Đỏ, Sẻ Đất Đỏ BRVT cũng rất hiệu quả.
Thân!
CHÀO ANH VỊNH : anh cho em hỏi ta có thể ươm hạt cây gòn để trồng được không, và ươm như vây nó có lớn kịp với cây tiêu hay không ? Lạc dại, hoa vạn thọ trồng xen trong vườn tiêu có lợi ích gì?. Rất mong được anh phản hồi.
Chào Thịnh!
Cây gòn ươm hạt phải mất ít nhất 1-2 năm thì mới lấy làm trụ tiêu được. Thường thì rẫy mới trồng tiêu đất trắng, người ta trồng xung quanh hàng ranh để sau này lấy trụ.
Lạc dại giữ ẩm cho đất, cải tạo đất, giữ đất khỏi trôi bạc màu, giữ cỏ…
Vạn thọ hoa thu hút thiên địch, thân và lá còn có khả năng ngừa một số bệnh cho cây hồ tiêu. Trồng với số lượng lớn có thể tận dụng thân lá làm phân xanh…
Ngoài ra tác dụng chính là để cho đẹp vậy.
Thân!
Chào chú Minh Vịnh và mọi người. ! Xin chú và mọi người thảo luận và đưa ra giải pháp về vấn đề nhức nhối lâu năm của gia đình cháu, đó là: gia đình cháu có mảnh đất thịt xám trắng, có pha sỏi đá. Hồi xưa khi gia đình cháu trồng cà phê thì phát triển rất tốt, nhưng mấy năm trở lại đây. Không biết tại sao đất rất cứng và khó thoát nước. Cà phê thì phát triển rất kém. Xin chú và mọi người có thể giúp cháu đưa ra cách cải tạo cho loại đất này. Cháu xin cảm ơn.
Chào bạn Trần Quốc Thịnh. Theo tôi thấy mảnh đất của bạn hết độ phì rồi, phải cải tạo ngay thôi đất sẽ chết khi chúng ta canh tác bằng hóa học. Bạn cày thật kỹ, rải vôi cải tạo nâng độ pH,khi cấy cây bạn sử phân chuồng ủ tricho cho hoai mục, bón nhiều hơn thường lệ đất sẽ tơi xốp thôi bạn. Tôi nghĩ phân chuồng rất rẻ mà hiệu quả, bạn cứ tính nhẩm sẽ ra liền thôi (100kg NPK loại tốt giá 1.600.000k đem so sánh với 1m3 phân bò 500.000k chúng ta sẽ có 1.600.000-500.000=1.100.000) quá lợi rồi đó bạn
tran quoc thinh !
Đất thịt xám trắng có pha sỏi ở vùng bạn là dạng đất rất phổ biến phần lớn loại đất này là đất vùng đồi, mô cao. Loại đất này độ mùn rất thấp, chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi. Bạn nên có cách bồi lại cho đất để tăng độ mùn, có thể bạn dùng phương pháp ép xanh cho cây, bạn đào rãnh giáp tán của cây cà rộng khoảng 20-30cm sâu 40cm rồi dùng cây xanh, các loại xác bã thực vật… để ép, khi cho xuống đè nén thật chặt rồi lấp đất lại. (bạn nên mỗi năm ép khoảng 2 rãnh thôi, hoặc một rãnh cho đến hết 4 rãnh chung quanh) nên làm vào mùa mưa. Nếu có phân bò bạn nên bón cho nó càng tốt, hoặc bạn làm phân hữu cơ bón cho cây (bạn dùng cây cộng sản chặt nhỏ khoảng 1cm đem phơi thật khô rồi dùng men ủ phân ủ khoảng 2-3 tháng rồi đem bón cho cây, rất tốt bạn nhé.
Đất cứng mà khó thoát nước là do quá trình tích tụ lâu ngày do không có độ mùn nó cũng xẩy ra trường hợp này. Nếu cây cà phê nhà bạn ngày càng xấu đi, bạn nên xem lại chế độ phân tro, hoặc bón cho cây mà cây không lấy được. Bạn xem lại bộ rễ của cây, có thể rễ bị tuyến trùng, hoặc thiếu vi lượng nữa.
Chào anh Minh Vịnh !
Quê em ở Núi Thành -Quảng Nam, vùng đất khắt nghiệt với mưa nhiều, nắng cũng nhiều nên ít có ai trồng tiêu. Vì vậy việc tham khảo chăm sóc và bảo vệ cây tiêu cũng rất khó. Mấy hôm nay em đọc được một số bài viết của anh, em thấy hay và vui vì có người để em có thể hỏi và trao đổi những vướng mắc của mình. Hiện em có hơn 400 trụ tiêu, dạo này nó bị bệnh gì mà em cũng không rõ, lá nó bị đen như than, thân cành u nhột như bị mụn cóc, nghiền ra bên thì có màu hồng như máu, anh có thể nói giúp em là tiêu bị bệnh gì không ? Xin anh giúp chỉ giúp em cách điều trị bệnh ra sao ? Cảm ơn anh.
Chào Phi Hồ!
Mụn cóc trên lá thường là do nấm hồng rỉ sắt gây ra. Lá đen cháy lá thường cháy giữa lá hoặc mé lá là thán thư. Với những bệnh này xịt các loại thuốc đồng đại loại như : Đồng đỏ, boocdo… Thì sẽ khỏi. Mụn cóc dưới rễ, rễ sần sùi thường là do tuyến trùng gây ra. Thỉnh thoảng rầy trắng cũng tấn công vùng rễ, thường nó sẽ tấn công những cây tiêu vừa đôn. Bạn dùng thuốc trị tuyến trùng sẽ khỏi. Còn những vết sần sùi như mụn cóc bám trên thân cành lá màu đen đen như bạn mô tả. Theo tôi chuẩn đoán đó là rầy nâu gây ra. Nó không làm chết cây ngay lập tức nhưng làm cây suy yếu. Trị rầy sẽ khỏi. Lưu ý với loại rầy bạn mô tả đó thì cần phải bỏ thuốc kiến 1 năm vài ba lần thì vườn sẽ giảm hẳn.
Thân!
Nói như anh VỊNH rất đúng, mình xin bổ sung thêm. Cháy giữa hoặc cháy đầu lá hay mép lá là cây tiêu đó bị thán thư rồi đó. Bạn nên trị ngay nếu để lâu nó sẽ làm cho cây bị rụng đốt ngọn, các bạn nên dùng mancozeb, hoặc metalaxyl phun là nó sẽ khỏi nên dùng 2 lần cách 7 ngày. Còn dùng đồng đỏ hay bocdo cũng không phải giải pháp hay, bới nếu dùng đồng đỏ không đúng cũng làm cho cây bị rụng lá, nếu rụng đọt thì càng nghiêm trọng. Dùng bocdo thì làm cho lá cây bị che mất lỗ hổng làm cho cây không quang hợp được tốt.
Còn bạn Hổ nói lá đen như than! là nó bị cụ thể như thế nào? đen mặt dưới lá như mò hóng thì là bệnh khác nhé, còn cây bị sần sùi như mụn cóc là do con rầy tạo lớp bọc bên ngoài bạn phun thuốc trị rầy rệp (chlorpirifos) là khỏi.
Cháu xin được cám ơn chú tiêulươn và chú haiduong. Có lẽ là như 2 chú nói. Mà đúng là trớ trêu, xung quanh hàng xóm toàn là đất đỏ. Mỗi nhà cháu và 2 gđ khác là đất xám trắng pha sỏi đá, khoảng 4 hecta. Mưa thì ngập úng cây kém phát triển, nắng thì đất khô cứng.. Thôi thì đất cằn thử sức bền của người. Nhà cháu có 1 hec 2.. Trồng từ năm 2001… Sản lượng trung bình khoảng 3t6 cà phê 1 năm. Năm nay cháu định trồng ít tiêu. Mà tình hình đất đai thế này thì có mà phải xẻ rãnh đào mương chi chít thì mới trồng được.
Cảm ơn anh Minh Vịnh và Hoangduong về những chia sẻ, hướng dẫn trên. Em cũng muốn hỏi thêm một chút: Tiêu em bị đen lá mặt trên như mò hóng (mặt dưới không bị), khi cọ sạch thì lá vẫn xanh như bình thường, cành, thân thì u nhột như mụn cóc, khi nghiền nát ra có màu hồng như máu, nhờ các anh chỉ giúp đó là bệnh gì và điều trị như thế nào ? Em xin chân thành cảm ơn. Chúc các anh sức khỏe, cảm ơn các anh nhiều !
Em không biết nhiều về tin học, em phải chờ đứa cháu đi học ở xa, thứ 6 về nó mới hướng dẫn lên internet, cho nên đến hôm nay em mới có thể đọc được các phản hồi từ các anh.
Chào bạn Phi Hổ
Mặt lá tiêu của bạn bị đen mà chà ra vẫn xanh thì không phải bệnh, cái này là do rệp tiết ra chất dịch làm đen màng lá. Còn cành thân bị u nhọt như bạn tả cũng không phải bệnh gì hết mà do rầy đẻ trứng nên mới như vậy. Hai loại này bạn dùng thuốc BI58 + dòng thuốc nào có chứa chlorpyrifos phun thì khỏi, BI58 có chứa thành phần dibathoat trị rầy rất hiệu quả nếu không trộn khó làm rệp đen, rệp vẩy chết lắm. Bạn phun khoảng 1 tuần thì tưới lên cây lớp váng đen sẽ bong ra, sạch sẽ ngay. Nên trộn thêm ít nước rửa chén vào thì càng hiệu quả nhé. Còn vết u nhọt kia sẽ khô và bong đi. Chúc bạn thành công.
Chào anh Minh Vịnh :
Em đang phân vân trồng cây hồ tiêu bằng trụ sống, giữa cây gòn và cây keo. Theo kinh nghiệm của anh thi nên trồng loại cây nào là tốt nhất? Trồng cây trụ sống với vùng đất Bình Long, Bình Phước thì ta nên trồng loại giống tiêu nào là hiệu quả cao? Xin anh hãy cho em một lời khuyên. Rất mong được anh phản hồi. Chân thành cảm ơn anh nhiều .
Chào bạn!
Nếu đất nhiều gió trồng cây keo. Còn đất ít gió trồng cây gòn cho mau lớn.
Đất Bình Phước rất hợp với giống Lộc Ninh và Vĩnh Linh.
Thân!
Ở Bình Long chúng ta trồng cây lồng mức là phù hợp với khí hậu cũng như sức gió ở đây. Khi tạo cành cũng dễ vì nó không cứng lắm, mặt khác chồi lồng mức lên thẳng không ảnh hưởng nhiều đến cây tiêu. Lá, cành chặt xuống làm phân bổ sung cho cây. Tôi ở Chơn Thành cũng trồng loại này.
Có thể trồng giống tiêu Vĩnh Linh. Nhiều vườn ở An Phú, Phước An… tiêu Vĩnh Linh rất đẹp.
Chúc thành công.
Chào Anh Minh Vịnh. Anh cho em hỏi xịt thuốc gốc đồng và vôi (vôi gì?) thì phải pha tỉ lệ giữa vôi và đồng đỏ như thế nào là hợp lý? Vườn tiêu em đang trong giai đoạn hảm nước xịt đồng và vôi thì có ảnh hưởng gì không? Mong được anh quan tâm giúp em. Chân thành cảm ơn anh.
Chào LÊ QUỐC THỊNH!
Đồng đỏ không pha với vôi. Mua về xịt theo hướng dẫn của bao bì. Còn có nhiều loại thuốc gốc đồng phải pha với vôi như đồng xanh, hoặc vài loại thuốc khác… Có thể dùng vôi bột hoặc vôi sệt tùy bạn. Nồng độ: 1 vôi bột = 2 vôi sệt.
Thân!
Chào Bạn Hoang Thanh. Vậy bạn cho mình hỏi cây lồng mức chặt ngang cấm xuống có thể sống như cây gòn không, loại cây này nếu lấy số lượng nhiều thì tìm hay mua ở đâu? Bạn ở Chơn Thành bạn ở khu nào vậy mình rất thường đi ngang qua đường đó. Bạn có thể cho biết nhà để mình tới thăm quan vườn nhà bạn được không? À, bạn có thể cho mình biết bạn bao nhiêu tuổi được không để xưng hô cho nó phải phép. Rất cảm ơn bạn đã chia sẽ cùng mình.
Lồng mức ươm bằng hạt từ 1 đến 2 năm có thể tiêu leo lên được tùy vào chế độ chăm sóc của chúng ta, lấy hạt lồng mức thì vào thời điểm cuối mùa khô trái đã già ta hái về phơi khô tự nó bung hạt thôi. Hoặc nhiều nơi cây lồng mức mọc ở ven suối, dọc đường, bờ ranh, những nơi đã đào cây trước đây… vào thời điểm này ta đào về trồng tỷ lệ sống rất cao thì ta có thể trồng ngay trong năm cũng rất tốt. Nhờ những trao đổi của các anh chị trên diễn đàn giatieu.com và 1 ít kinh nghiệm nhỏ nên vườn tiêu của Thanh cũng trong giai đoạn cũng cố lại.
Chào Anh Minh Vịnh, cảm ơn anh đã phản hồi. Theo như anh nói thì gốc đồng xịt riêng còn vôi xịt riêng, nhưng thật sự em chưa hiểu về vấn đề xịt vôi cho tiêu là như thế nào? Anh có thể chia sẻ cùng em cụ thể hơn có được không anh. Chẳng hạn như 1 kí vôi thì bao nhiêu lít nước, xịt toàn thân lá hay sao? Ta nên xịt gốc đồng trước hay xịt vôi trước? Khoảng cách giữa xịt đồng và xịt vôi là bao nhiêu ngày? Vì em cũng mới vào nghề làm nông dân trồng cây hồ tiêu nên rất mong được anh giúp đỡ và chia sẻ ít kinh nghiệm mà anh đã có được.
Xin chân thành biết ơn anh nhiều lắm.
Chào Lê Quốc Thịnh!
Với đồng đỏ không pha chung với vôi. Nhưng với những loại khác như CuSO4 (đồng xanh) phải dùng chung với vôi. Phản ứng hóa học xảy ra: 4CuSO4 + 3Ca(OH)2 = CuSO4. 3Cu(OH) + CaSO4. Cách pha chế Boocdo hướng dẫn rất chi tiết trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra một số sản phẩm thuốc phân hóa mầm hoa nó bắt buộc phải pha chung với vôi. Tôi thường dùng vôi chung với những loại này, hoặc kết hợp với phân chuồng hoai mục, ít khi bón vôi riêng. Nếu bạn muốn sử dụng vôi riêng thì phải biết độ pH đất nhà mình thì sử dụng mới chính xác. Bón như thế nào cho đất trung tính là tốt. Dùng quá nhiều phân bón hóa học (lạm dụng) sẽ làm chua đất. Trên diễn đàn cũng có mục nói về dụng cụ đo độ pH. Bạn nên tìm đọc lại.
Với vôi sử dụng riêng tôi dùng để cách ly những cây bệnh, khử trùng đất, trị tuyến trùng…
Thân!
Rất chân thành cảm ơn bác @MINH VỊNH đã chia sẻ.
Cho em hỏi vài điều về kinh nghiệm mà nơi bác đã tích lũy được nha.
Hiện tai trồng tiêu trên cây trụ sống thì phải có nọc giả rồng trước, nhưng hiện nay giá cả của 1 cây nọc giả cao quá. Vậy xin hỏi bác ta có thể trồng cây trụ sống trước một năm rồi mới trồng đây tiêu sau, cách làm này có được hay không mong bác tư vấn giúp em. Cây trụ sống như cây keo lá nhỏ thì em đã trồng rồi và biết được tí kinh nghiệm về nó rồi, nhưng có loại cây keo lá lớn nữa em nghe người ta nói trồng trụ sống bằng cây keo lá lớn hiệu quả lắm, vì chưa hiểu về loại cây này nên chưa dám trồng. Bác có biết về loại cây keo lá lớn này không chia sẻ cùng em với ? Cảm ơn bác rất nhiều.
Chào Thịnh!
Nếu có trụ sẵn cho nó leo trực tiếp được thì quá ngon. Còn không có trụ giả chỉ cần cây cà phê, hay cây củi bình thường là được, cái loại củi đó đầy. Trồng trụ sống trước một năm sau đó mới trồng tiêu sau có phải lãng phí mất 1 năm không? Trong khi ta trồng tiêu lươn thì mất cả năm nữa mới đôn được.
Tôi chả có tí kinh nghiệm nào trong việc trồng keo.
Thân!
Chào bà con,
Em lang thang trên mạng thấy có một ý kiến về tuyến trùng cũng hay. Em trích một đoạn:
“Nói đến tuyến trùng thì lão mổ cũng sợ… mấy con quỷ nhỏ xíu này thật nguy hiểm. Nhưng tuyến trùng phát triển phải có điều kiện : độ pH đất thấp… và dùng nhiều vô cơ quá trong canh tác.
pH đất = 6… tuyến trùng không phát triển được
pH đất = 7… tuyến trùng chết sạch
Nhiệt độ đất = 35 độ C tuyến trùng cũng chết sạch
Giữa 2 lần tưới hãy để 1 lần đất khô (buổi tối) tuyến trùng khó phát triển
Ngĩa là đất luôn ẩm ướt… tuyến trùng sinh sản mạnh.
Trồng xen kẽ các cây vạn thọ khi vạn thọ đã lớn nhổ lên rồi chôn quanh gốc tiêu sẽ không có con tuyến trùng nào sống nổi ”
Mời bà con tham khảo và cho ý kiến
Chào bà con.
Theo kinh nghiệm của tôi, chữa bệnh cho cây hồ tiêu chết chậm. Sau khi tiêu bị bệnh, vào khoảng tháng 5, 6, 7, vào giũa mùa mưa, lúc này tiêu đã bị bệnh lá tiêu có màu thâm đen. Bà con pha một lạng Sulfat đồng với bốn lạng vôi đặc, pha 20 lít nước sạch. Khuấy cho tan đều rồi phun lên lá là được, 7 ngày một lần. Phòng bệnh một tháng một lần.
Chúc bà con thành công.
Chào mọi người!
Về cách pha boocdo không phải ai cũng biết đâu nhé. Gần chỗ em có bác nông dân cứ lấy 2 Kg sunfat đồng + 2 Kg vôi bột đổ ào vào phi nước, rồi tưởng đã thành boocdo rồi, đến khi kĩ sư của trường Đại học nông lâm Huế về dạy cho mới vỡ lẽ ra.
Pha boocdo chỉ cho đủ lượng sunfat đồng thôi, nếu dư lượng đồng cũng nguy hiểm đó nha, có thể sẽ làm chết cây đó.
Chào anh Minh Vịnh, trước giờ tôi chỉ rửa tiêu bằng thuốc boocdo, năm nay theo kinh nghiệm của các bạn trên diển đàn cách nay một tuần tôi ra đại lý mua đồng đỏ về xịt, già mắt mũi kém, lại không đem theo kính, đại lý đưa cho mấy chai thuốc bao bì màu đỏ, tui đọc được mấy chử ĐỒNG ĐỎ NƯỚC thật to, yên tâm tui đem về xịt liền và thấy thuốc màu đỏ, hồi chiều nầy gom vỏ chai thuốc sẵn có kính tui mới đọc thêm mấy chữ nhỏ nhỏ phía trên là Phân Vi Lượng Bón Gốc TE-Đồng, và thành phần : Đồng oxit 5% -Phụ gia chuyên dùng
Anh Minh Vịnh cho tui hỏi vậy loại nầy có rửa được tiêu và xử lý các lá tiêu già, nấm bệnh, hay tui phải xịt lại bằng loại đồng đỏ khác, mong anh tư vấn giúp.
Chào bác Trầm Phúc!
Bác dùng như thế thật nguy hiểm. Phân Vi Lượng Bón Gốc TE- Đồng mà xịt trực tiếp lên cây. Nếu sản phẩm đó có ghi có thể pha để xịt với liều lượng thế nào, bác pha chế theo như vậy thì dùng được. Hoặc nhà thuốc bảo vệ thực vật đó đủ độ tin cậy nói rằng có thể xịt được. Nhưng nếu dùng loại phân gốc mà xịt lên lá như thế rất nguy hiểm.
Bác chịu khó quan sát vườn tiêu nhà mình. Nếu thấy vườn không có dấu hiệu rụng lá thê thảm như dùng cào cỏ cào lá xuống thì không sao. Nhưng nếu thấy dấu hiệu rụng quá nhiều thì phải dùng nước thường xịt lên rửa cái phần thuốc đó đi. Đồng thời tưới cho cây. Thường nồng độ dung dịch của phân đổ gốc lúc nào cũng gấp đôi xịt trên lá.
Với các loại thuốc đồng đều có công hiệu mạnh trong việc trị nấm. Nên bác cứ yên tâm.
Thân!
Cháu xin chào các chú và bà con trên diễn dàn. Gần đây hầu hết số tiêu cháu trồng được 2 năm tuổi có biểu hiện là xuất hiện những đốm trắng trên lá bánh tẻ và lá hơi già. Cháu tìm hiểu mãi mà không biết là bệnh gì. Xin các chú ai đó cho cháu biết đây là dấu hiệu của bệnh gì ạ và thuốc trị bệnh nữa ạ. Cháu xin cảm ơn và chúc các chú sức khoẻ.
Qua phân tích của anh Minh Vịnh tui thấy mình thật dốt và chủ quan khi sử dụng thuốc BVTV, vườn tiêu nhà chưa có hiện tượng bất thường anh Vịnh à, thật hú hồn, cám ơn anh nhiều lắm.
Bà con mình chú ý nha, thuốc BVTV đúng là con dao 2 lưỡi.
Có một thắc mắc muốn hỏi anh Minh Vịnh, trong kỹ thuật làm bông anh có chia sẻ (khi đang nuôi hoa và lá non, xịt phân bón lá có hàm lượng N cao sau đó giảm dần). Vậy sau 2 lần xịt đầu tiên để phân hóa mẩm hoa, khi hoa đã xả nhụy mình lại tiếp tục xịt vài lần phân bón lá có hàm lượng N cao sau đó giảm dần, phải vậy không anh?
Chào Hoa tuylip!
Khi cây đã xả nhụy ưu tiên dùng phân bón lá hàm lượng chủ yếu là N, K, Ca có bổ sung Mg, Zn, Bo… Như vậy sẽ giảm hiện tượng rụng chuỗi non. Dùng để ngừa rụng hoa thì dùng 1 lần. Nếu cây có dấu hiệu rụng hoa do thiếu dinh dưỡng phải dùng 2 lần cách nhau 15 ngày. Sau đó xịt định kỳ bằng loại phân hàm lượng P và K + TE. Trong giai đoạn nuôi trái đặc biệt tầm khoảng tháng 8 cây sẽ ra bông đợt 2. Vì vậy hạn chế dùng phân có hàm lượng N. Đặc điểm cây hồ tiêu kinh doanh là ra lá non thì sẽ trổ bông. Tôi thường xịt phân bón lá vào lúc chiều mát. Xịt không đúng cách cũng làm rụng hoa đấy. Đúng liều lượng, nồng độ, làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Thân!
@ Tran Quoc Thinh
Lá non mà có những đốm nhỏ li ti màu trắng là do rầy và sâu bọ chích hút. Thường xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu nhú lá non, trước giai đoạn chuẩn bị ra lá non nên xịt phòng ngừa. Hiện nay dùng biện pháp sinh học nấm xanh rất hiệu quả. Thuốc hóa học bạn tự tìm hiểu. Nếu không phòng trừ lá nó sẽ hơi cong lại. Hơi teo lại giống giống lá của cây bị tiêu điên. Muốn nhận biết loại này cũng khá dể dàng. Lúc cây ra lá non rầy hoặc loại sâu bọ chích hút này dẻ rất nhiều một lớp trứng rất dày. Bóp vào trứng vỡ nghe rốp rốp rất sợ. Với loại này không làm chết cây nhưng làm giảm năng suất cây trồng. Khi lá già thì nó sẽ giữ mãi cái đốm trắng ấy. Nếu nặng dưới lá sẽ thấy nhiều vết chấm đen li ti đó là do rầy chích hút để lại. Rất dể nhầm lẫn với thán thư và một số nấm bệnh khác.
Ngoài ra lá già mới xuất hiện đốm trắng như lang beng hoặc rêu xanh bám vào gốc. Nó là địa y. Dùng các loại thuốc đồng phòng trừ là sẽ khỏi.
@ Trầm Phúc
Nhầm lẫn rất nguy hiểm. Thường thì khi sử dụng thuốc lạ hay cũ tôi đều đọc rất kỹ nhãn mác, hạn sử dụng, cách sử dụng…
Chào Các Anh Chị Em!
Mình đang băn khoăn về đất trồng tiêu. Đất của mình là dạng cát pha, nằm ở Gia Huynh, giáp ranh Đồng Nai, thuộc xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Khu này trồng chủ yếu là cao su (đường Z30A, vào trại Z30 của Bộ Công an). Hệ thống thoát nước thì có thể cải tạo được, đất cao, không ngập nước, nhưng thổ nhưỡng thì không thể thay đổi. Mình muốn trồng tiêu trên vùng đất này nên xin ý kiến của mọi người chỉ bảo: về đất, cách cải tạo để hỗ trợ đất và những lưu ý về chăm sóc cây tiêu trên vùng đất này. Rất mong được sự hướng dẫn của mọi người. Mình chân cảm ơn!
Bữa trước tôi có nói tới hệ thống chi phí tưới nhỏ giọt mà tôi tự thi công sau khi được 1 bác trên diễn đàn giúp đỡ và đã làm xong đưa vào sử dụng. Nay tôi thống kê sơ bộ chi phí để bà con ai quan tâm có thể lắp đặt.
Chi phí cho 715 trụ :
Vật liệu bao gồm ống nhựa tiền phong 27, 49, 60, co, lơ … ống ti ô 5 ly, keo : Tôi mua hết 17 tr, làm xong còn dư lại tôi tính sơ bộ khoảng 3.5 triêu. Vậy sơ bộ khoảng 19.000/trụ.
Tất cả vật liệu tôi mua là loại đảm bảo chất lượng tốt . Gíá nói trên tại Plei Ku – Gia Lai .
Hệ thống tưới của tôi dùng bể xây nổi, không dùng hệ thống bù phân mà hòa phân vào bể theo cách được chỉ dẫn.
Công đào chôn ống, lắp đặt tự làm. Sau khi đào sẳn , nếu làm chưa quen như tôi thì 1 ngày làm được 1 giàn khoảng 200 trụ.
Hiệu quả : xử lý được việc phải để bồn tưới, công bỏ phân, xử lý thuốc. Tưới 715 trụ hết khoảng 50 phút ( đảm bảo 1 cây 15-17 lít nước ) . Cây tiêu lúc nào cũng đủ ẩm, tiết kiệm nước, chủ động thời gian tưới, tôi thường tưới 2 ngày 1 lần.
Tôi mới thi công lần đầu, còn bỡ ngỡ nhưng dù sao cũng đã hữu dụng. Tôi được giúp đỡ một cách rất vô tư không vụ lợi và thực tế làm lợi được rất nhiều so với đi thuê ( cả về chất lượng, tiền ) nên tôi sẵn sàng chia sẻ lại cho bà con nếu ai quan tâm. Trong quá trình lắp đặt, nếu vướng lại cùng nhau hỏi những bác có kinh nghiệm trên diễn đàn để chúng ta cùng hoàn thiện hơn.
Chào bạn : nghe bạn trao đổi trên diễn đàn phương pháp tưới này tôi rất muốn học hỏi, tôi ở tp Pleiku, nếu không ngại bạn cho mình địa chỉ để liên hệ học hỏi được không ? Cám ơn bạn
Cấp cứu gấp tôi với bác Vịnh ơi, lý do như sau: Hiện tôi có 120 nọc tiêu tơ 1 năm. Ngày qua đánh bồn để đổ phân chuồng, khi đánh bồn tiêu bị đứt rễ do tôi không có ở nhà mà nhờ người khác đánh hộ, về thấy phạm vào rễ nhiều quá tôi đã mua đồng xanh phun vô chỗ rễ tiêu bị đứt. Ngày hôm nay tôi đã đổ phân chuồng ủ được 5 tháng, đợi 15 ngày nữa tưới nấm trichoderma, à phân chuồng tôi có kèm lân Văn Điển nữa. Liệu tiêu tôi có sao không bác, lo quá tôi không ngủ được.
Còn nữa, hiện 120 cây đó bị hơn chục cây ra lá bạc trắng quăn queo, cách đây 15 ngày tôi đã phun Agrifos 2 lần mà chưa thấy hồi phục.
Rất mong được sự tư vấn của anh và các bạn trên diễn đàn, tôi đang ngóng trông sự tư vấn cho vườn tiêu mà không ngủ được.
Chào @tranvan
-Sau khi đánh bồn làm đứt rễ tiêu, bạn dùng đồng xanh để phun vào chỗ rễ bị đứt nhằn mục đích gì? Đồng xanh hòa với nước để phun hay bạn pha thành dung dịch boocdo rồi mới phun?
-Phân chuồng ủ bằng gì? đã hoai chưa? Vì sao lại vội vàng đổ phân trong khi vết thương gây đứt rễ chưa khô? Nếu phân ủ không đúng cách thì vẫn còn mầm bệnh, nên sẽ tạo cơ hội lây bệnh qua vết thương ở rễ tiêu nữa.
-Bạc lá quăn queo đã xác định do nguyên nhân gì mà phun agrifos 400 ? Bạn có cắt giống ở những cây này không?
-15 ngày sau đủ thời gian cách ly với đồng xanh chưa mà đổ tricho ?
Thú thật, những trường hợp sử dụng phân thuốc lung tung này tôi rất ngại. Vì khả năng tiêu còn sống hay sống khỏe là rất thấp !
Nếu bạn trả lời rõ các ý tôi hỏi thì may ra còn cứu được.
Thân
Chào @tranvan
-Thật là hết sức tai hại, đúng như tôi dự đoán !
Khẩn trương bơm nước tưới ngay những gốc đã phun đồng xanh để cứu bộ rễ may ra còn kịp. Lượng nước nhiều như tưới cà phê.
-Phun phân bón lá sinh học Biosol nhằm cung cấp dinh dưỡng để tiêu khỏi suy. Phun liên tiếp 2 lần cách 1 tuần để xử lý luôn tiêu bị quăn queo do việc cắt giống không đúng cách, có nguy cơ bị tiêu điên.
Sau khi xả nước cho loãng thuốc, khoảng 4-5 ngày sau đổ gốc phân amino, đạm cá, bánh dầu… để hồi phục bộ rễ hay dùng phân sinh học Biogel để điều hòa sinh trưởng, xử lý bệnh “quăn queo” cho tiêu luôn.
-Tuyệt đối không dùng bất kỳ phân thuốc gì nữa trong lúc này !
Làm xong những việc trên, phản hồi cho tôi biết. Dù sao còn nước còn tát!
Thân
chào anh Vịnh?
Lần đầu đọc những bài viết của anh thật là thú vị, bản thân rút ra được khá nhiều điều bổ ích. Tôi có một vài điều chưa biết muốn được anh tư vấn giùm:
1. Tôi muốn dùng dung dịch boocdo để xịt lên cây và đổ gốc tiêu luôn sau khi thu hoạch để phòng trừ nấm bệnh, vậy thì sau bao nhiêu ngày thì có thể bón phân chuồng đã ủ oai được. Nếu dùng dung dịch boocdo để đổ vào bồn tiêu như vậy thì có khả năng phòng trừ tuyến trùng và các loại dịch bệnh chết nhanh, chết chậm hay không?
Rất mong anh giúp đỡ
@vũ bá nghiệp!
Thời gian cách ly của booc-đô là 10 ngày. Đối tượng diệt trừ là nhiều loại rong tảo, địa y, vi khuẩn và nấm (có ích lẫn có hại).
Tuyến trùng là 1 loài sâu hại nên ko bị booc-đô làm phiền.
Chào mọi người. Tôi mới đôn tiêu khoảng hơn 1 tháng. Nhưng vì khi đôn tôi chưa ủ phân chuồng kịp thời, vậy giờ tôi muốn bón phân chuồng có được không? Và bón như thế nào? (xa gần, liều lượng ra sao) rất mong mọi người chỉ giúp.
Bạn đào rãnh quanh gốc tiêu theo bán kính 40-50cm, sâu 12-15cm, bón 5-7 kg phân ủ hoai có bổ sung nấm tricho để phòng các bệnh hệ rễ rồi lấp lại. Chú ý không làm tổn thương rễ tơ, tạo cơ hội cho nấm bệnh thâm nhập gây hại. Có thể đổ thêm phân sinh học biogel để giúp cây tăng sinh manh mẽ hơn.
Cảm ơn anh Vịnh. Tôi có 1 vấn đề muốn hỏi anh nữa, tôi muốn bón phân cho tiêu bằng phân gà, phân đã ủ với nấm trichoderma được 3 tháng, vậy xin hỏi anh là đã bón đc chưa?
Chào @vũ bá nghiệp.
Vấn đề không nằm ở chỗ thời gian ủ mà ở cách ủ, phương pháp ủ đã làm phân gà hoai toàn toàn chưa. Cách ủ có loại bỏ hết mầm bệnh gây hại? Đã sử dụng nấm, men vi sinh gì để phân giải các dưỡng chất có trong phân, làm phân có giá trị hơn và cây trồng dễ hấp thụ? Không hề đơn giản như cách nghĩ truyền thống. Chỉ đưa ra bón cho tiêu khi phân đã ủ hoai, vì “lợi bất cấp hại” nếu mầm bệnh chưa bị tiêu diệt.
Thân
Mong mọi người chỉ mình giúp; mình mới bỏ vôi xuống lỗ vậy mình trồng trụ cây gòn liền có được không?
Vậy xin hỏi anh, đối với phân gà thì phải ủ như thế nào và trong thời gian bao lâu thì có thể mang bón cho tiêu được, rất mong anh giúp đỡ. Chúc anh mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Chào @Vũ bá nghiệp, phân gà ủ như các loại phân chuồng khác. Dùng biogel kết hợp tricho chất lượng để ủ.
Cách ủ: tưới nước lên đống phân khi nào độ ảm khoảng 60% sau đó hoà nước với biogel và tricho vào một phuy nước khuấy đều sau đó tưới đều lên đống phân ủ đảo đều đảm bảo cho thấm đều đống phân. Đậy bạt kín lại, vài ngày sau đống ủ nóng lên là vi sinh vật hoạt động tốt. Khoảng 10-12 ngày sau đảo trộn lại 1 lần nếu phân khô quá thì hoà thêm biogel với nước tưới đều cho đủ ẩm. Tầm 40-45 ngày thấy phân đã hoai hoàn toàn thì đem bón. Tuyệt đối không bón khi chưa hoai vì còn mầm bệnh.
Thân
Chào @vũ bá nghiệp. Có vẻ như muốn thời gian ủ nhanh hơn?
Cứ nghĩ đơn giản như thế này: đông người cày cuốc thì công việc sẽ nhanh hơn.
Muốn ủ nhanh hơn thì tăng thêm tricho và EM nhiều lên Tất nhiên, cần loại men ủ chất lượng và thời gian hợp lý, vào khoảng 4 tuần. Chúc thành công !
Thân
Chào chú @Nguyễn Vịnh chào cộng đồng giá tiêu, cháu có vài điều thắc mắc xin các chú có kinh nghiêm giúp cháu với:
– Khi tiêu đang ra bông có được bỏ phân chuông ủ hoại ko? Hay chờ đến lúc hình thành hạt mới bỏ?
– Sau khi thu hoạch nhà cháu chưa bón vôi, giờ tính bón mà tiêu đang ra bông cháu sợ bi bồ cào nên đang phân vân, vậy theo các chú thì từ giờ khi nào bón vôi là được ak, mỗi gốc bón bao nhiêu là đủ?
-Việc bón phân chuồng, bón vôi, phân lân… là tác động lên phần gốc, trong khi bông tiêu ra ở phần thân nên không thể bị tác động để sinh ra bồ cào được, bạn khỏi lo.
-Tùy thuộc vào mục đích để bón vôi nhiều hay ít. Nếu bón hằng niên chỉ cần khoảng 0,3 – 0,4 kg/gốc, rải thành 1 lớp mỏng quanh gốc theo bán kính khoảng 80-90 cm sẽ không làm hại vi sinh vật hữu ích và cây cũng không bị sốc. Bón vào đầu mùa sau khi có vài cơn mưa là được.
Cảm ơn chú Châu Phong, giờ vườn nhà cháu lại gặp một vấn đề là nhiêu tru tiêu, cháu để ý bị con gì cắn với trích hút lá non nhiều với nhiều trụ bị rệp sáp nữa mà giờ tiêu đang ra bông giờ k biết cháu phải làm sao nữa, xin chú chỉ cháu với.
Có thể phun thuốc BVTV để diệt côn trùng chích hút, nhưng phải phun vào lúc chiều muộn. Pha thuốc theo đúng nhà SX hướng dẫn trên bao bì, tuyệt đối không pha quá liều, dễ làm hư bông.
Cho em hỏi các anh chị có kinh nghiệm trồng hồ tiêu là em chưa biết nhiều về kĩ thuật trồng hồ tiêu, nhưng em lại muốn trồng. Mà loại đất của em thuộc dạng đất thịt pha mầu, người ta nói với em là loại đất mỡ gà á. Anh chị cho em biết là loại đất này có trồng hồ tiêu đạt hiệu quả không ạ. Em cảm ơn ạ.
Con chào bác !
Gia đình con có trông vài trăm cây tiêu, nhưg gần đây cây hay bị bệnh tháo khớp, cây chết từ dưới rễ lên. Bác cho con hỏi nguyên nhân và cách chữa bệnh như thế nào vậy ạ !
Con cảm ơn !
Có khả năng tiêu đã bị bệnh chết chậm, tuy nhiên phản hồi chưa đủ rõ để khẳng định một cách chắc chắn. Cách tốt nhất là bạn chụp vài tấm hình gửi gấp qua email của bác Nguyễn Vịnh để cộng đồng xem xét và tư vấn giúp cho bạn.
Dạ chào bác. Em mới đôn tiêu xong nhưng ko biết sau khi đôn bao lâu thì được tưới nước? Tại lúc em đôn dây có bị dập một số. Không biết bác có kinh nghiệm tư vấn giúp em với. Cảm ơn bác.
Phải tưới đủ ẩm để khỏi nóng dây, tạo môi trường thuận lợi cho tiêu ra rễ mới.
Tạm thời chưa dùng các loại phân thuốc hóa học. Chỉ đổ gốc sinh học biogel để hỗ trợ tiêu nhanh ra rễ và đổ tricho để phòng các bệnh nấm cơ hội.
Chào bác ! Tiêu nhà em mới hạ xuống được 1 tháng nhưng không phát triển mạnh. Vì trước khi trồng em chỉ bỏ phân vi sinh thôi. Mình nên bỏ phân gì cho tốt ?
Tiêu con lá ít, chỉ có lá trên đọt, kém phát triển là bị gì hả bác ?
Chào cháu @Lê Thế
-Không loại trừ tiêu giống quá kém, không đảm bảo chất lượng.
-Cháu dùng phân sinh học biogel+biosol chăm bón cho tiêu. Hy vọng sẽ cải thiện hiệu quả rõ hơn.
Thân
Chào chú Nguyễn Vịnh
Con ở Đăk Nông. Chú cho con hỏi, đất nhà con hiện tại là đất trồng màu, mùa khô trồng bắp mùa mưa trồng lúa. Bây giờ con tính đổ đất trồng tiêu có được ko ạ và đổ cao bao nhiêu là được. Mong chú góp ý giúp con ạ. Cảm ơn chú.
Phải đổ đất cao lên và đào mương rảnh xung quanh để thoát nước cách sao cho mùa mưa không bị ngập úng là được, nhất là những năm mưa nhiều.
Vùng Ea Lai ở M’Drăk, Đăk Lăk đã phải trả giá khi cải tạo đất ruộng 1 vụ sang trồng tiêu rồi đó.
Chào bác ạ. Bác cho cháu hỏi là nhà cháu trồng tiêu được 4 năm rồi mà bây giờ nhà cháu thấy không có trái còn cây thì vàng… Bác có cách gì thì giúp dùm cháu ạ. Với lại bác đỗ phòng ngừa tiêu vào đầu mùa giữa mùa và cuối mùa thì bác đỗ loại thuốc gì ạ.
Cháu cảm ơn !
Chào anh. Anh cho em hỏi, em trồng tiêu lươn đã một năm rồi, em có bấm đọt tiêu đi nhưng đã lâu rồi tiêu cứ lên cao mà không ra ác. Trong khi em gim tiêu kỹ càng anh có thể chi em cách nào để cải thiện tình hình không anh. Em trồng tiêu trên trụ gòn ạ. Em xin cám ơn trước.
Tiêu lươn chậm ra ác thường có 2 lý do chính.
1.Hom giống quá non.
2.Chăm sóc thiếu chất dinh dưỡng
Bạn sử dụng phân sinh học tổng hợp biogel đổ gốc vài lần sẽ giúp khắc phục và nhanh ra tay ác hơn.
Bạn phải chăm dây tiêu cho thật sung bấm mới ra tay ác được !
Chào bác, cho cháu hỏi tiêu nhà cháu cứ vàng lá, rụng lá, cành rủ rồi héo chết dây, chết cả bụi tiêu chỉ trong 1,2 tuần, bụi tiêu đang xanh tự nhiên chết có phải chết nhanh… Cáu thấy mẹ chồng cháu cứ đi đổ gốc mà vẫn chết, rồi mua vôi về rắc quanh mấy bụi tiêu mà cũng hông đỡ. Tiêu nhà cháu tiêu tơ năm nay thu bói ít trái, được hơn 300 trụ mà giờ chết gần 20 trụ, giờ có trụ vẫn vàng và nhìn màu sắp ra đi rồi. Bác tư vấn rõ giúp cháu, vì nhà cháu cũng lần đầu trồng tiêu không biết phải làm sao…
Bạn chụp vài tấm hình thật rõ, thật gần… gửi qua email bác Nguyễn Vịnh để kiểm tra kỹ xem đã nhé !
ukm, lát nữa mình chụp rồi gửi mail bác luôn