Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu (P2)

Việc phân hóa mầm hoa chỉ là một bắt đầu nhỏ cho hành trình dài trong kỹ thuật làm bông của cây hồ tiêu.

Xin mời bà con xem tiếp phần 2 : 

2. Bón phân trong quá trình làm bông

Bón phân cân đối đúng liều lượng để cây cho năng suất cao là cả một chủ đề. Bà con có thể tham khảo thêm (xem ở đây)

Nước là cốt lõi trong việc phân hóa mầm hoa thì phân chính là chìa khóa để đánh thức những mầm hoa đang ngủ yên đó. Trong quá trình tiêu làm bông nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ tiếp tục ra lá. Vào giai đoạn này cây cần lượng phân rất lớn, bao gồm tất cả các yếu tố đa, trung, vi lượng và xác bã hữu cơ.

Bà con có thói quen là tưới và xịt phân bón lá, bón phân (phân lân) luôn sau khi hãm nước. Cây nhú mắt cua ra lá non bà con bỏ phân NPK 16-16-8+TE một lần với hàm lượng rất lớn, sau đó xịt phân bón lá thế là xong, gần như hầu hết bà con đều làm vậy. Lúc này bộ rễ chưa hấp thu được nên rất lãng phí. Trước đây tôi cũng hay làm vậy. Nhưng hiệu quả hấp thu phân bón của cây không cao.

Tôi xin chia sẻ với bà con kỹ thuật bón phân của nhà mình sau nhiều năm làm thấy hiệu quả cao như sau:

Chia phân ra nhiều lần mà bón. Tuy rất cực, nhưng bà con phải chịu khó trong giai đoạn này. Sai một ly đi một dặm là đây. Trên thị trường có rất nhiều chủng loại phân bón. Nên chọn loại có thương hiệu uy tín được nhiều người sử dụng thấy có hiệu quả.

Sau khi tưới ướt dẫm như mưa cho cây hồi phục sức khỏe. Bên trên tán lá tôi xịt phân bón lá thì bên dưới 1 tuần sau đó tôi sẽ dùng phân hữu cơ Amino (dạng phân nước đổ gốc) cho cây hồi phục rễ có kết hợp thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp… Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn và xem kỹ thành phần của phân Amino có kết hợp được với thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp bạn đang dùng không.

Tuần tiếp theo tôi xịt phân bón lá có kết hợp thuốc ngăn ngừa rầy nâu, bọ trĩ, bọ cánh cứng cắn chích hút hoa và lá non.

Bà con cũng cần lưu ý cách kết hợp. Có nhiều chế phẩm đã pha sẵn cho ta, mà ta không biết còn pha thêm không đúng cách, sẽ làm cây bị tổn thương, rụng lá, có khi chết luôn cây. Rất nguy hiểm.

Tuần tiếp theo nữa, khi cây đã nhú mắt cua và lá non tôi dùng phân hữu cơ sinh học NPK+TE chuyên dùng cho hồ tiêu. Lần này là lần làm bông chính, cây cần rất nhiều dinh dưỡng bao gồm các yếu tố đa, trung, vi lượng. Nhớ bón ngoài tán lá cây tránh không được phạm rễ. Nên bón vào sáng sớm hoặc chiều mát thì hiệu quả hấp thu sẽ cao hơn. Chỉ cần dùng tay rải đều một lớp mỏng vừa phải bên ngoài tán lá, cây to tán to thì bón nhiều, cây nhỏ tán nhỏ bón ít. Thường thì bón cách gốc từ 40-60cm tùy cây. Khá đơn giản phải không nào. Đừng quá quan tâm lượng phân bón mấy lạng mấy lạng như bao bì thường ghi. Và cũng không e ngại chuyện bón nhiều lần tốn công.

Cuối cùng sau đó 2 tuần bạn bỏ phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục có ủ chung với nấm Trichoderma, bổ sung lượng xác bã hữu cơ cho cây trồng chống suy cây. Lần bón phân này rất quan trọng, bảo đảm dinh dưỡng cân đối, chống suy cây trong năm cho hồ tiêu. Lần này bà con có thể bỏ thêm vôi cho đất. Ngoài ra bà con mua phân hữu cơ vi sinh khoáng đậm đặc bỏ cho hồ tiêu. Nếu tìm không thấy thì mình có thể mua phân khoáng và tự ủ phân vi sinh để bỏ cho tiêu.

Bà con lưu ý một vài điểm nhỏ nhưng rất quan trọng trong kỹ thuật làm bông như sau:

Khi bông đang nở, tuyệt đối không được xịt phân bón lá. Như vậy sẽ làm cho bông trổ bị  thưa, bồ cào. Mặc dù có nhiều sản phẩm phân bón lá có ghi rõ là có thể xịt lúc trổ bông. Bà con làm như phần trên tôi hướng dẫn thì cây đã đầy đủ bao dinh dưỡng và cả yếu tố phòng dịch bệnh sâu hại tấn công rồi.

Trái với suy nghĩ của nhiều người là thời tiết khô ráo nắng nóng thì cây sẽ đậu bông tốt hơn. Đó là suy nghĩ sai lầm. Khi tiêu đang trổ bông cần làm cho độ ẩm không khí của vườn tăng lên bằng cách tưới gốc hoặc có thể dùng máy xịt vào không khí xung quanh cây tiêu. Tuyệt đối không xịt lên bông nhé. Vì đa phần hoa hồ tiêu là hoa lưỡng tính, chỉ có một số ít là hoa đơn tính. Hoa đơn tính nó sẽ tự rụng. Những giống tiêu có hoa đơn tính nhiều là do di truyền từ tổ tiên và một số cây tiêu hạt lại tổ… Khả năng đậu hạt của loại này rất thấp. Khi độ ẩm trong không khí tăng cao thì các đầu nhụy của hoa lưỡng tính cương lên dễ bám dính các hạt phấn, làm tăng khả năng thụ phấn. Vì vậy khi tiêu đang trổ bông 3 ngày bà con nên xịt hoặc tưới nước một lần. Thời gian trổ bông của hồ tiêu kéo dài từ 10-20 ngày. Đó chính là lý do tại sao những cây hồ tiêu trổ bông muộn như tiêu Sẻ, Sẻ Mỡ hay tiêu trổ đợt 2 thì hạt sẽ to và đều hạt hơn. Những giống trổ sớm như Ấn Độ thì hay bị bồ cào. Bà con nào trồng tiêu Ấn Độ đọc được những chia sẻ này sẽ biết cách làm cho tiêu năng suất và ít bị bồ cào hơn. Với giống tiêu Ấn Độ bà con phải nâng nhu cầu xác bả hữu cơ tăng lên 150% so với bình thường thì năng suất sẽ rất cao và ổn định mà không phải quan tâm nhiều tới việc phân hóa mầm hoa, vì nó rất nhiều hoa. Làm bông là cuộc chiến trường kỳ cho tới khi cây vào hạt. Nếu thiếu dinh dưỡng thì cây sẽ bị rụng trái non, thối trái non.

Xịt bón lá theo từng thời kỳ phát triển của hồ tiêu như sau: Khi đang nuôi hoa và lá non, xịt phân bón lá có hàm lượng N cao sau đó giảm dần. Khi vào hạt, nên kiếm loại phân bón lá nào có hàm lượng N ít, chủ yếu là P và K +TE để tránh không cho tiêu ra lá non. Đặc tính của cây hồ tiêu là khi đã ra lá non thì dù ít hay nhiều sẽ ra hoa. Mà những hoa ra trái vụ đó sẽ làm giảm năng suất cho vụ tiếp theo, thậm chí sẽ có một mùa mất trắng.

Khi chuẩn bị thu hoạch, nên bón phân Amino đổ gốc để to hạt chắc trái chống suy cây. Vì giai đoạn này bộ rễ đã hoạt động yếu, chỉ có phân dạng Amino thì cây trồng mới dễ hấp thu. Cây không suy thì mới cho năng suất cao và ổn định được. Rất quan trọng đấy.

Sau đó bà con bắt đầu lại chu trình chăm sóc. Năm trúng năm thất chỉ là cách nói của những ai chưa hiểu rõ đặc tính cây hồ tiêu thôi.

Trong quá trình chăm sóc, bà con hãy quan sát lá tiêu. Cây nhiễm bệnh gì, hay cần nhu cầu dinh dưỡng gì thì đều biểu hiện qua lá. Thiếu phân thì lá sẽ nhỏ lại. Thiếu vi lượng thì lá non nhỏ lại có màu trắng. Hay những biểu hiện bệnh thán thư, địa y, chết nhanh, chết chậm… thì lá cây sẽ biểu hiện đầu tiên. Bà con có kinh nghiệm thì sẽ kịp thời phòng bệnh hay bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý nhất. (Tôi sẽ có bài viết về biểu hiện bệnh, cách chăm sóc hồ tiêu biểu hiện qua lá sau).

Bà con ai cũng biết là hồ tiêu là cây trồng rất mẫn cảm với bệnh dịch. Chăn nuôi gia cầm 1-2 ngàn con/lứa thì tổn thất, suy yếu 10-20 con là điều không thể tránh khỏi. Trồng hồ tiêu cũng vậy. Cây nào yếu mà chết là chuyện bình thường. Bà con phòng ngừa bệnh tật, ngăn chặn ổ dịch sau đó xử lý đất trồng mới lại. Có thể tham khảo thêm (xem ở đây).

Với những điều tâm huyết chia sẻ trên đây, tôi mong là bà con sẽ luôn được mùa. Tất cả chúng ta sẽ thành công với cây hồ tiêu.

Chúc bà con sức khỏe!

>> Xem lại phần 1: Các việc cần làm khi hãm nước.

Nguyễn Minh Vịnh (Giatieu.com)

574 phản hồi cho bài "Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu (P2)"

Nguyễn Minh Vịnh

Còn 1 kỹ thuật nhỏ này nữa. Đối với trụ sống khi đang thu hoạch, bà con cột ngang đọt tiêu phía bên trên. Sau đó tháo rũ xuống, tầm 25-30cm bấm sơ phần ngọn thì năm sau cây sẽ tức, nó sẽ ra nhiều trái hơn. Bà con không nên lo lắng phần đọt, vì ngay cái phần tháo rũ đó nó sẽ nứt đọt khác lên. Năm nào cũng làm thì cái trụ tiêu của nhà bạn sẽ rất khủng khiếp khi phủ trụ. Đây chính là kỹ thuật đúc kết từ những lão nông. Nếu để ý thì sẽ thấy những cây bị tuột đọt cho năng suất cao là thế.
Với trụ chết thì không cần, vì lên tới đọt không còn chỗ leo tự khắc nó sẽ như kỹ thuật trên.

Cảm ơn các thông tin bổ ích của anh, thực tế ở chỗ tôi có 1 vấn đề khó, nếu có thể anh tư vấn giúp bà con: số tiêu trồng xen trong cà phê, tới lúc tưới cà phê thì không hảm tiêu được thì phải làm thế nào, mấy năm nay khi nào trời cho thì ăn, không thì đành nhìn những trụ tiêu tốt ngút ngàn, lá ơi là lá!

Cháu

Chào chú Vịnh. Đọc nhiều bài viết cùng nhiều phản hồi của chú cháu thấy rất ý nghĩa, nhưng cháu có vài thắc mắc nhỏ muốn hỏi chú. Tiêu nơi cháu ít khi hảm nước lắm, vẫn tưới nước đều đều vì khoảng tháng 3;4 trời nắng rất to nếu hảm nước nữa thì cây tiêu suy mất, nên phải chờ nước trời làm lú mầm hoa mới tập trung chăm sóc. Chủ động tạo mầm hoa như chú trời vẫn nắng thì rụng hay bồ cào hết.
Vậy cháu hỏi khi trời mưa xuống tiêu bắt đầu ra mầm hoa thì chăm sóc phương pháp của chú có kịp không có ảnh hưởng gì không?

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Mưa thì còn khó 1 tí chứ nắng thì dễ. Thời tiết nắng nhiều thì càng tốt cho việc phân hóa mầm hoa. Nắng thì chỉ cần tưới đơn giản thôi. Bạn nên đọc kỹ cả 2 phần. Có lẽ bạn chưa hiểu rõ qui trình tôi giới thiệu. Trong quá trình chăm sóc là mình đã chống suy cây rồi. Việc hãm nước sớm hay muộn là do mình muốn nó ra bông thời điểm nào. Khi không muốn ra bông thì ta chỉ việc tưới theo mà không bón phân thì cây sẽ không suy mà cũng chẳng ra bông. Sau đó ta dựa vào thời tiết khô nóng mà bạn nói đó hãm nước cho phân hóa mầm hoa. Như bạn hỏi thì giai đoạn phân hóa mầm hoa là nhờ trời cả. Thì kỹ thuật làm bông cũng nhờ trời thôi.
Thân!

phạm văn hùng

A Vịnh cho em hỏi, thời điểm này em vừa làm bồn tiêu xong, em tính bón cho tiêu đợt phân chuồng đã ủ với men trichoderma được 3 tháng. Theo anh có nên bón phân nói trên vào thời điểm này hay ko? Có ảnh hưởng đến quy trình hãm nước cho vụ làm bông tiêu năm tới hay không? Nhờ anh hướng dẫn cho em biết với. Cám ơn anh!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Thời điểm này đã gần thu hoạch. Lượng xác bã hữu cơ để cây hồi phục sau khi thu hoạch và lượng chất xơ để làm trái đã không cần thiết. Có nhiều nhà cây đã vào hạt. Bón phân chuồng cây sẽ tiếp tục quá trình sinh thực khó có thể hãm bông, làm bông như mong muốn được. Bạn để giành bón vào đợt sau khi tưới nước trở lại thì sẽ hiệu quả hơn. Nếu bón trước khi xử lý hóa học thì cần phải bổ sung phân vi sinh để làm liều nhắc do có thể nấm bị chết. Lưu ý vẫn bón được cho tiêu tơ và tiêu con bất cứ khi nào thấy cần thiết. Chắc bạn ở Tây Nguyên đất dốc nên làm bồn. Còn chỗ tôi Đồng Nai chẳng có nhà nào làm bồn cả. Mà thường người ta vun gốc vào đầu mùa mưa. Tránh ngập úng.
Thân!

tieuphong

Các bạn thân mến!
Tôi đã đọc nhiều bài viết của Nguyễn Minh Vịnh, bài nào cũng đáng xem theo tôi đây là đóng góp đáng kể cho người trồng tiêu. Tuy nhiên khi xem những phản hồi trong tôi lẫn lộn niềm vui, nỗi buồn… Vui là thấy nhiều người đọc cám ơn theo phép lịch sự, buồn là những phản hồi một chiều, chưa đọc được phản hồi nào chất vấn, mang tính phản biện. Đó mới là điều thực sự vô cùng cần thiết để đúc rút bài học kinh nghiệm. Mong rằng sau này nếu có phản biện thì M.Vịnh vui vẻ giải thích, có thể tranh luận sẽ làm “nóng” diễn đàn thì đó sẽ là điều vô cùng hữu ích cho mọi người, và hy vọng rằng đó là những trao đổi trong tình thân ái.

Tôi xin phép góp ý về cách phản hồi.
Khi đọc những bài viết, nếu có thắc mắc điều gì đó thì cần phản hồi. Phải nêu lên thật chi tiết công việc mình đã làm, thời gian và hoàn cảnh làm có thuận lợi khó khăn gì, dẫn đến thành công hoặc thất bại…
Có lần tôi cũng bối rối khi có bạn đặt câu hỏi : “tại sao khi vun đất vào gốc tiêu theo hình mu rùa để tiêu không bị ngập úng cổ rễ thì trụ tiêu của bạn ấy bị chết?” Thực tế vườn của tôi trồng hàng chục loại trụ sống đều vun đất vào trụ mà không có trụ nào bị chết như thế cả, nên câu trả lời của tôi có lẽ không làm bạn ấy hài lòng. Đem vấn đề này trao đổi với người bạn có chuyên môn, anh ta cho biết có một số loại cây sau khi trồng thì đường thở (mặt môn) của cây đó được định vị ở ngay cổ rễ nên khi vun đất vào thì vô tình bịt đường thở của nó dẫn đến cây bị chết. May mắn cho tôi là số trụ tiêu của bạn ấy bị chết trước khi đọc bài viết của tôi, chứ làm theo cách của tôi mà bạn ấy bị thiệt hại thì tôi ân hận lắm.

Theo tôi khi muốn thay đổi cách làm nào đó nên cân nhắc cẩn thận. Tốt nhất là chia làm nhiều lô nhỏ để thử nghiệm, đối chứng, theo dõi, làm đi làm lại đôi ba lần rồi quyết định làm đại trà cũng không muộn, chứ không khéo lại oán trách nhau thì khổ lắm.
Thời còn bao cấp tôi có đọc 1 bài báo, tác giả đó dũng cảm nói rằng nhiều người có học vị giáo sư, tiến sỹ cả đời chẳng có công trình khoa học nào đóng góp cho xã hội. Thời nay cũng thế thôi, thật giả lẫn lộn chẳng biết đường nào mà lần.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào anh!
Thường thì tôi mô tả đã khá chi tiết. Bà con chỉ việc đọc là sẽ hiểu. Tôi luôn luôn muốn nhận được phản hồi trái chiều. Nhưng những kỹ thuật mà tôi áp dụng thực sự ra mà nói đó là đúc kết kinh nghiệm của một nông dân cực kỳ giỏi mà tôi chỉ thừa hưởng. Đó là từ mẹ tôi. Những trụ tiêu trên hình đó trồng khi tôi chưa tròn 1 tuổi nay thậm chí nó còn lớn tuổi hơn tôi. Mà năm nào năng suất cũng cho rất cao. Tôi luôn nói là kinh nghiệm của gia đình tôi viết ra để bà con tham khảo. Thêm 1 cách làm cho bà con. Bà con áp dụng một cách cứng nhắc thì không phải là một nông dân @.
Tôi có một anh bạn, tình cờ đọc được bài viết của tôi nên cứ có thắc mắc gì 1 chút xíu thôi cũng hỏi cho ra ngô ra khoai. Tôi luôn luôn và sẵn sàng giải đáp hết những gì trong phạm vi hiểu biết của mình. Tôi chắc là anh sẽ hiểu tôi thôi. Cái đó xuất phát từ tâm của mỗi người. Có một vài bạn làm theo email tôi hướng dẫn rồi thấy hiệu quả. Email lại cảm ơn tôi. Tôi thấy rất vui vì giúp được một người. Và cũng có người dùng 1 sản phẩm nào đó bị rụng lá, sợ quá hỏi tôi. Tôi giải thích theo những gì mình hiểu biết. Khi người đó thấy không sao, không vấn đề gì thì bạn ấy mừng một có lẽ tôi còn mừng 2. Vì chỉ sợ là mình chỉ đúng mà người ta áp dụng sai rất nguy hiểm. Nên anh để ý thấy, thường thì hỏi đích danh tôi thì tôi mới comment lại. Có những comment đọc được muốn giúp mà cũng không dám giúp. Chỉ mong là bà con đọc được tự rút ra được một cái gì đó cho chính bản thân họ. Đó đã là giúp đời giúp người rồi. Tôi không phải là người hoàn hảo nhưng chắc chắn tôi muốn làm người tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong phạm vi hiểu biết của mình. Là người của cộng đồng khó lắm anh ạ!
Thân!

hiên chau

Chào bạn Tiêu Phong. Mình đồng ý quan điểm của bạn, nhưng đi theo lối khác là suy diễn từ những nguyên tắc chung mà khoa học đã chứng minh về dinh dưỡng, thổ nhưỡng, nông hóa, sinh lý cây trồng vật nuôi… + với chút kinh nghiệm bản thân để thực hiện việc “trồng tiêu theo cách của mình” vừa tròn nửa tuổi tiêu, đã thấy kết quả đáng khích lệ, diễn biến bình thường theo dự tính. Làm kinh tế thất bại ai chẳng dập đầu chảy máu!…

Nam Giao

Anh Tiêu Phong thân !
Do công việc bận rộn nên thỉnh thoảng tôi mới có dịp đọc các bài viết giá trị của Giatieu.com. Mùa hè vừa qua tham gia diễn đàn tôi đã học hỏi được rất nhiều và vô cùng cảm phục nhiệt tâm, nhiệt huyết các anh đã giúp cho bà con. Trưa nay tình cờ đọc được phần góp ý về cách phản hồi của anh tôi đã giật mình : không ngờ mình đã làm phiền anh đến thế bởi tôi chính là người nêu câu hỏi : “Vì sao khi vun đất vào gốc tiêu theo hình mu rùa để tiêu không bị ngập úng cổ rễ thì trụ tiêu bị chết”.
Anh ạ, lúc đó tôi đã đọc phần phản hồi của các anh và rất vui vì biết do làm sai một số kỹ thuật nên trụ tiêu mình bị chết còn những nơi khác thì không, từ đó tôi hết sức thận trọng khi làm việc này. Chỉ vậy thôi do khiếm nhã nên tôi đã làm anh trăn trở mong anh thông cảm.
Chúc hạnh phúc luôn mỉm cười với các anh !

Do Cao Tri

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các anh, các chú, các bác đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho ba con nông dân nói chung và cho tôi nói riêng được rõ.
Nhân đây tôi có một câu hỏi nho nhỏ xin các anh tư vấn giúp. Khi vào mùa mưa tôi lật mặt lá tiêu lên thấy có những nốt trứng li ti rất nhiều dưới mặt lá, vậy đó là trứng gì? Cách phòng trừ ra sao? Và 1 câu hỏi nữa đó là lượng kali bón vào lúc hồ tiêu đang làm chắc hạt là bao nhiêu/gốc. Vừa rồi tôi bón kali đỏ với liều lượng là 2lạng/gốc có quá nhiều không? Xin chân thành cám ơn các anh. Chúc các anh và gia đình luôn mạnh khoẻ, gặp nhiều thành công trong cuộc sống. Thân!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Đó là trứng rầy nâu. Nếu không phòng trừ thì nó chích hút nhựa của lá non. Có thể làm rụng hoa. Bạn có thể dùng biện pháp hóa học hay sinh học tùy vào cách dùng của bạn. Dùng đúng thuốc thì mới hiệu quả còn dùng thuốc trị bọ trĩ hay bọ cánh cứng cho việc trị rầy nâu thì có khi nó không tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng phải dùng trước khi cây nhú bông và trổ bông. Còn về làm to hạt chắc trái tôi dùng sản phẩm Amino sinh học kết hợp phân hữu cơ chuyên dùng cho hồ tiêu nên cũng không để ý.
2 lạng phân Kali đơn với tôi nó là hơi nhiều.
Thân!

Do Cao Tri

Sản phẩm Amino sinh học ở khu vực tôi ở thì không có bán sản phẩm này. Trước kia nếu có loại thuốc khó tìm thì tôi phải chạy lên Long Khánh. Nếu thời điểm bây giờ tôi bón sản phẩm Amino thì có quá muộn không? Rất mong phản hồi của anh. Xin gửi đến anh lòng biết ơn sâu sắc. Thân !

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Với phân bón dạng Amino thì không có khái niệm quá muộn vì cây trồng rất dễ hấp thu. Thường sử dụng khi bộ rễ hoạt động yếu như vào mùa thu-đông hay lúc cây bị suy. Mà thời điểm này là làm chắc hạt và chống suy cây. Tiêu Ấn Độ có một vài bụi đã vào hạt thì giống tiêu vụ chính như Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Sẻ đất đỏ, Trâu đất đỏ mình sự dụng phân cho cây to hạt chắc trái và chống suy cây. Tôi thường sử dụng phân dạng Amino cho cây dễ hấp thu ở thời điểm này. Còn làm hạt tôi đã bón lúc còn mưa. Bạn nên lưu ý một vài điểm nhỏ là cây dư Lân sẽ thiếu Kẽm, dư Kali sẽ thiếu Mg và làm chua đất. Nên bón phân cân đối thì cây trồng sẽ luôn cho năng suất cao ổn định, bền vững.
Tôi cũng vẫn thường ra Long Khánh mua phân và thuốc đấy thôi. Nếu đã dùng phân ở gốc thì không cần thiết phải dùng Amino đổ gốc mà có thể thay thế bằng phân bón lá.
Trước khi thu hoạch nên có thời gian cách ly để bảo đảm an toàn thực phẩm mà còn tránh lãng phí phân bón.
Phương châm bón phân, xử lý thuốc của tôi là: Đã dùng 1 lần trên gốc thì lần tiếp theo dùng trên lá và ngược lại.
Dùng phân bón, xử lý thuốc bất cứ lúc nào đất cũng cần phải đủ ẩm độ.
Bạn mới tham gia diễn đàn. Luôn có nhiều người giang tay chào đón bạn. Những gì bà con chia sẻ là kinh nghiệm riêng của mô hình họ. Bạn nên tiếp thu có chọn lọc và áp dụng như thế nào cho hợp lý với điều kiện thổ nhưỡng, mô hình của nhà mình. Tránh sai lầm đáng tiếc nhé. Mọi thảo luận chỉ là mang tính chất chia sẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thế mới là nông dân@
Thân!

tieuphong

Có công mà sử dụng amino đổ gốc thì còn gì bằng. Mỗi người có cách sử dụng khác nhau, có thể mỗi nhà sản xuất hướng dẫn sử dụng một cách khác. Riêng tôi mỗi lần sử dụng sản phầm này chẳng dại gì mà tôi không phối trộn với trichoderma, vì amino là chất nuôi tricho tuyệt vời.
Sau khi đổ gốc nên tưới khoảng 20 lít nước cho thuốc ngấm đều bộ rễ và tricho được ẩn mình vào đất. Mỗi năm nên đổ gốc ít nhất 2 lần, lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 khoảng tháng 10, các bạn hãy áp dụng thử xem. Sau khi đổ gốc khoảng 3 tuần là tiêu ra rễ cám, thời điểm này mà cho tiêu ăn phân thì ok.

Bình Minh@

Xin hỏi, anh Tiêu Phong nói sau khi đổ gốc chế phẩm amino thì cây sẽ mọc rễ cám sau 3 tuần, như vậy ta có thể áp dụng cho những bụi bị vàng lá cằn cỗi để phục hồi được không? Nếu bị tiêu bị vàng lá khi biết rõ nguyên nhân do tuyến trùng và rệp sáp xin hỏi anh phương pháp trị dùng các chế phẩm sinh học để điều trị trong điều kiện đã dứt mưa như hiện nay. Chế phẩm Amino như anh nói là tên hay hoạt chất có trong sản phẩm vì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm ghi trong thành phần có amino như Bioking-L, Tam nông… nên chọn những sản phẩm có thông số (ghi theo nhà SX) như thế nào là hợp lý?
Em mới tham gia diễn đàn lần đầu và mới về nhà trồng tiêu gần 1 năm nay nên kinh nghiệm còn kém em có hỏi hơi nhiều mong các anh chỉ giúp.

tieuphong

Chào @Bình Minh.
Mặc dù rất bận rộn với mùa thu hoạch cafe nhưng tôi cũng tranh thủ trả lời để khỏi phụ lòng anh. Amino chuyên bón cho gốc ngoài chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng kích thích ra rễ cực mạnh, thế cho nên các vườn cây bị suy hoặc cần phục hồi sau dịch bệnh, sâu hại thì rất hữu hiệu. Nếu vườn anh bị rệp sáp, tuyến trùng thì nên kết hợp với các loại vi nấm để điều trị.
Tôi chuyên sử dụng sản phẩm của TN, còn các sản phẩm khác lâu rồi tôi không sử dụng nên không dám nói. Tôi biết đến đâu nói đến đó. Rệp sáp khi đã đóng thành măng xông rồi thì phải biết đường chữa trị và phải có thời gian, nếu tin tưởng sản phẩm nào đó thì cũng phải lập lại nhiều lần chứ không đon giản đâu. Anh còn thắc mắc điều gì, cứ phone cho tôi, rất sẵn lòng chia sẻ cùng anh. Chúc anh thành công.

Binh Minh@

Chân thành cảm ơn anh Tiêu phong, em cũng ở trong rẫy mấy ngày nay để thu cà phê, nay về nhà việc đầu tiên là em vào xem tin, rất cảm ơn anh vì dù bận thu cà phê nhưng vẫn dành thời gian trả lời. Em đã mua sp vi nấm 3 màu + dầu sáp, của cty TN ngày mai sẽ sử dụng thí điểm cho 100 trụ bị tuyến trùng. Có điều băn khoăn là trên em đã hết mưa, thời tiết bước qua mùa khô (em ở Chư Prông, Gia Lai) dùng vào thời điểm này có phù hợp không anh? và phải lưu ý những gì? Theo em biết tuyến trùng mỗi đợt sinh sản nó đẻ khoảng 25.000 trứng, mùa khô nó sẽ ra khỏi rễ tiêu và ẩn náu vào đất vậy mình phải đổ gốc rộng bao nhiêu là được? Em muốn tìm phương pháp sinh học – canh tác bền vững để thay thế dần dần phương pháp truyền thống của gia đình nói riêng và địa phương nói chung. Rất mong được làm quen học hỏi từ anh, nếu được xin anh cho số để em tiện liên lạc. Một lần nữa cảm ơn anh. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BQT Website giatieu.com, các anh Phan Phát, đặc biệt là anh Minh Vịnh đã có những baì viết, chia sẻ rất tâm huyết và bổ ích cho bà con, đặc biệt là những người mới bước vào cái nghiệp trồng tiêu như em.

Bình Minh@

Em xin hỏi thêm một số vấn đề sau:
1/ như các anh nói đổ gốc Amino đất cần đủ ẩm vậy trong điều kiện đất khô sau khi đổ Amino vài ngày có cần tưới lại để duy trì độ ẩm không ạ?
2/ Trong thời gian ép tiêu 30-45 ngày thì những bụi yếu ta có nên đổ gốc không?
3/ Để kiểm tra kết quả diệt tuyến trùng ta phải làm thế nào?

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
1. Trong điều kiện đất khô ta phải tưới cho đất có đủ ẩm độ rồi mới xử lý. Nó cũng là phân bón sử dụng không đúng tác hại gấp trăm lần không sử dụng. Thường thì trong bao bì của sản phẩm luôn có chỉ liều lượng pha vào phuy đổ gốc. Sau đó còn có ghi thêm là mỗi gốc tưới thêm 20 lít nước cho phân thấm đều. Loại phân này rất hữu dụng cho việc hồi phục những cây suy yếu, tổn thương rễ. Dạng vàng lá thiếu vi lượng hay tuyến tuyến trùng.
2. Trong thời gian hãm nước với những cây tiêu suy ta không làm như tiêu sung được. Mà ta phải tưới theo với lượng nước ít thôi để cây duy trì sức sống, mà tuới ít cây sẽ không ra hoa. Cây không cần phải hãm nước. Tới đợt làm bông ta chỉ cần thúc phân là cây tiêu tự khắc ra hoa. Nếu sử dụng phân thì cây sẽ ra bông sớm. Những bông đậu trong lúc nắng nóng thì chuỗi sẽ ngắn, hạt đậu không đều, thưa hạt, tỉ lệ rụng bông cao. Vì vậy tôi thường sử dụng vào lúc to hạt chắc trái hoặc trước thu hoạch để tránh suy cây sau thu hoạch. Thường thì trên các bao bì phân bón có ghi là bón phân vào lúc ra hoa, kết trái, dưỡng hạt, chống suy cây sau khi thu hoạch. Nên nhiều bà con thu hoạch xong tưới nước bón phân. Vô tình sẽ làm cây ra bông sớm 1 đợt và cây sẽ tiếp tục ra vụ chính, sau đó sẽ ra lác đác vào lúc hạt đã to. Như thời diểm này. Có một vài bà con tiêu mới bắt đầu ra hoa. Để tránh điều đó xảy ra thường thì tôi chống suy cây trước khi thu hoạch. Nên sau khi thu hoạch xong cây tôi vẫn sung tốt. Đủ sức chống chịu thời gian hãm nước.
3. Anh tieuphong giải đáp giúp.
Thân!

Tieuphong

@Bình Minh. Bạn nhầm lẫn rồi. Vi nấm 3 màu và dầu sáp trị rệp sáp. Trichoderma mới trị tuyến trùng, còn amino là dinh dưỡng và chất nuôi trichoderma.

trần hảo

Chào Minh Vịnh nhé!
Bạn cho mình hỏi trụ tiêu nhà mình vẫn xanh tốt bình thường, nhưng có 1 hoặc 2 dây trên 1 trụ bị vàng lá có dấu hiệu không phát triển nữa. Kiểm tra rễ thì thấy đầu rễ tơ bị thối. Hiện tượng này mất 1% trong vườn. Vậy nó là bệnh gì phương pháp trị bệnh như thế nào mong bạn chỉ giúp. xin cảm ơn!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào trần hảo!
Đó là chết dây. Nếu không điều trị kịp thời sẽ chết bụi và lây lan nữa. Điều trị như chết nhanh chết chậm. Dùng thuốc gốc đồng điều trị hoặc dùng Trichoderma cũng rất hữu hiệu. Sau đó dùng phân bón lá hoặc phân amino dùng cho gốc hồi phục cho dây suy yếu. Cuối cùng phải có xác bã hữu cơ tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Lưu ý những cây này. Vì nó có thể tái phát bất cứ lúc nào. Trị xong nên xử lý phòng ngừa định kỳ.
Sau 2-3 năm nếu cây khỏi hẳn thì cây sẽ ít bị nhiễm bệnh nữa, cây đã có đề kháng. Nhưng thường thì năm 2 tái phát năm 3 èo uộc. Kết quả là bạn biết rồi đấy.

Hai năm nay bi đát lắm bạn ơi, năm ngoái còn đỡ, năm nay mất mùa quá, cả vùng cà xơ xác già cỗi (phần lớn trồng năm 85-86). Có rẫy mấy năm nay phải trồng bắp, năm nay bà con có xen canh thêm tiêu, nhưng cũng vài năm nũa mới có trái, trồng xen phải 5 năm, cà phê phần lớn 2t/ha. Cạnh nhà mình 9 sào hái được 7 tạ, thấy bà con mà thương quá, năm ngoái thì mưa lớn khi cà phê đang trổ bông. Năm nay mùa mưa bão mà nắng còn hơn mùa hạn, khí hậu thay đổi nhiều quá. Đạt lý chủ yếu tưới giếng, ko biết năm nay giếng có đủ nước ko nữa… Chắc tận thế tới nơi rồi, thân.

Do Cao Tri

Rất cảm ơn ý kiến phản hồi của các anh. Sản phẩm Amino trước giờ em chưa sử dụng lần nào nên em muốn sử dụng thử xem thế nào. Làm phiền anh Minh Vịnh một 1 tí nữa là tại sao khi cây dư Lân lại thiếu Kẽm, dư K lại thiếu Mg. Thân !

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Để giải thích cho câu hỏi nhỏ của bạn đó là cả một bài giảng về phân bón. Bao gồm các phản ứng hóa học và các chất. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản là thiếu lân thì khả năng hấp thu đạm kém, dư lân dể làm thiếu kẽm và đồng, còn dư kali sẽ làm chua đất và dể thiếu Mg. Giống như con người muốn hấp thu Vitamin D thì tắm nắng vậy. Bạn muốn hiểu rõ hơn thì bạn có thể tìm hiểu về phân bón, về chức năng của từng chất và các giai đoạn phát triển sinh lý của cây thì sẽ hiểu được tại sao thôi. Qua kiến thức sinh lý thực vật mà tôi tìm hiểu kết hợp với việc quan sát tán lá thì thấy đúng như vậy. Vì thế khi sử dụng phân bón thường thì người ta sẽ bổ sung vi lượng qua tán lá.

TrungHiếu

Cho tôi hỏi ngoài lề 1 chút. Chả là thế này nhà tôi có mua 1 ha đất có trồng cây xoan cao tầm 4 m rồi, giờ định phá đi 1 là để trồng cà phê, 2 là trồng tiêu. Tuy nhiên tôi muốn trồng tiêu vào luôn cho khỏi phí, nhưng tôi băn khoăn là cây xoan có hợp để trồng tiêu không. Tôi cũng đã vào tra google rồi mà không thấy tài liệu nào. Xin các bác tư vấn giùm. Chân thành cảm ơn!

Tri Thắm

Cây xoan có sức sống mạnh liệt, chặt rồi lại nứt chồi lên, phun thuốc cỏ, lưu dẫn hay cháy gì cũng không chết, héo héo rồi cũng tỉnh như ruồi. Nói thật mình thấy rễ của nó khủng khiếp lắm, rễ cám, rễ cọc gì đan xen chịt nhau, tầng đất nào cũng có rễ. Mình cũng có một rẫy xoan, mình đã chặt đi rồi, nhưng không múc gốc lên, mình để như thế dọn rẫy rồi thả bí đỏ vào mùa mưa, bí đỏ cũng tranh không nổi với cái gốc cây xoan đó. Bí đỏ bò mắc dài và rất ít trái, có trái trái cũng không lớn nổi.
Mình còn chừng 7 sào xoan chưa phá, khoản 4 năm tuổi rồi nhưng mình không dám lấy nó làm trụ trồng tiêu, mình thấy mô hình cây xoan làm trụ sống, tiêu leo cũng đẹp nhưng đó chỉ là tiêu nhỏ. Còn khi lớn lên và nhiều năm sau liệu cây tiêu có chịu không ?

Đoàn Quốc Tuấn

Xin chào mọi người!
Chào anh Nguyễn Minh Vịnh!
Em có 1,3 ha đất trồng cao su tại Gia Huynh, Bình thuận. Em muốn kết hợp với mô hình trồng tiêu hay chỉ thuần túy trồng tiêu. Em không phải là nông dân chính hiệu, nhưng gốc là nông dân.
A cho em hỏi: Nghe nói người ta đã trồng tiêu trên trụ sống là cây cao su, vùng Đức Linh – Bình Thuận họ trồng nhiều năm nay. Em muốn xin ý kiền của A Minh Vịnh và mọi người về ý tưởng này như thế nào? Hiệu quả và những bất lợi phát sinh có thể xảy ra? so với mô hình trụ sống là cây điều thì cây cao su sẽ như thế nào?
Rất mong nhận được lời khuyên của mọi người và của riêng anh Vịnh. Em chân thành cảm ơn

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Nếu bạn chưa có trụ mà có ý định trồng cao su làm trụ ăn một thời gian sau đó cạo mủ cao su thì bạn trồng cao su khỏi thả tiêu cho khỏe. Nếu dùng trụ cao su sớm muộn gì tiêu cũng tiêu thôi. Nhà hàng xóm mà trồng cao su thì nhà bạn phải đắp bờ tránh nước từ vườn cao su người ta tràn vào vườn mình. Tôi nói như vậy là bạn biết rồi đấy. Vấn đề trồng thì trồng được nhưng năng suất cả 2 đều không cao. Nói về bệnh thì đủ. Hoặc bạn chuyên tiêu hoặc bạn chuyên cao su. Nếu muốn kết hợp thì tiêu có thể đi chung với cà phê được.
Thân!

tiêu lươn

Chào bạn Quốc Tuấn, bạn trồng tiêu trong cao su e là không ổn. Theo như 1 số tin tức kỹ thuật khuyến nông ở địa phương tôi họ khuyên không nên trồng tiêu xen cao su, vì hồ tiêu là dạng cây kháng bệnh không cao. Riêng đối với cây cao su bệnh về lá cũng rất khó chữa, đặc biệt nấm hồng nấm trắng tấn công cao su mạnh vào thời điểm mùa mưa nhất là cao su kinh doanh, hơn nữa nếu trồng tiêu trụ cây cao su thì bạn sẽ không khai thác được mủ, vài điều hiểu biết sơ sài của tôi chia sẻ cùng bạn. Chào bạn

Đoàn Quốc Tuấn

Rất cám ơn bạn Tiêu lươn và Anh Minh Vịnh. Thật tình là mình không rành về nông nghiệp, bây giờ phải vừa làm vừa học nên cũng rất cần được sự giúp đở của các anh. Mình chỉ suy nghĩ thế này: Đất ở vùng đó rất tốt cho cây cao su và cũng tốt cho tiêu. Mình đưa ra ý tưởng kết hợp như vậy thôi. Thật tình mình không hiểu lắm câu trả lời của A Vịnh: “Nếu dùng trụ cao su sớm muộn gì tiêu cũng tiêu thôi. Nhà hàng xóm mà trồng cao su thì nhà bạn phải đắp bờ tránh nước từ vườn cao su người ta tràn vào vườn mình. Tôi nói như vậy là bạn biết rồi đấy “. Mong anh Vịnh giải thích rõ hơn 1 tý:
1. Có thể là những xử lý về hóa học, phân bón, thuốc BVTV… cho cây cao su của vườn bên cạnh đều gây hại cho vườn tiêu của mình phải không? Nên phải đắp bờ tránh nước từ các vườn bên cạnh (điều này thì địa hình khu đất của mình xử lý ko được rồi)
2. Cây tiêu sẽ “tiêu” khi trồng trên trụ sống là cây cao su vì lý do gì? Do nấm từ cây cao su? Do tiêu ko bám được? Do cây cao su sẽ chết… hay vì lý do gì đó?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của A Vịnh và các bạn. Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Vịnh

Rất đơn giản. Bạn quan sát chung quanh thấy bà con trồng cây gì làm nọc sống cho tiêu nhiều nhất, xem khả năng sinh trưởng của nó như thế nào…? Cách tốt nhất là bạn vào hỏi trực tiếp với chủ vườn ở đó, tôi tin chắc rằng bà con nông dân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn. Vậy nhé !

tiêu lươn

Chào bạn Đoàn Quốc Tuấn.
Cây trôm ở vườn nhà tôi cũng đang làm trụ cho hồ tiêu leo, cây phát triển rất tốt. Bạn nên bón phân hữu cơ nhiều hơn cho hồ tiêu sẽ không có vấn đề gì. Còn đối với cây cao su tuyệt đối không được sử dụng làm trụ tiêu vì cây cao su rất nhiều bệnh, đặc biệt là nấm du ký ở cao su. Vài lời hiểu biết hạn hẹp chia sẻ cùng bạn … THÂN

Đoàn Quốc Tuấn

Chào bạn tiêu lươn !
Mình rất cám ơn lời khuyên của bạn. Bạn đang ở đâu, nếu tiện thì cho mình xin địa chỉ để hôm nào mình ghé thăm và học hỏi thêm kinh nghiệm ở bạn. Mình đang ở Tp HCM, đang có kế hoạch trồng tiêu trên 1,3ha đất trống (khu vực chủ yếu là cao su của Bình Thuận)

Chào cả nhà!
Mình xin hỏi ACE có ai biết ở Đồng Nai nơi nào bán cây trôm con ko, chỉ cho mình với. Vùng đất của mình nằm giáp ranh Đồng Nai, cách cầu Gia Huynh 5km nên tìm nơi nào bán thuận tiện nhất để mua.
Chân thành cảm ơn!

Phan Vinh

Anh Minh Vịnh ơi!
Tôi mới trồng tiêu nên chưa biết, anh chỉ giúp tôi: Sau khi thu hoạch anh rửa cây bằng thuốc gốc đồng. Cụ thể là thuốc gì? Liều lượng thế nào? Và chế phẩm Metharium của công ty nào sản xuất, tại sao trên Đăk Lăk tôi hỏi mà không có?
Rất mong nhận được sự trả lời của anh và mọi người. Tôi chân thành cảm ơn!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Các loại thuốc trị nấm sử dụng rửa cây sau thu hoạch đều được. Mục đích rửa lá thán thư và địa y. Bạn hỏi Metharizum thì người ta không biết đường bán đâu. Cứ hỏi Trichoderma loại nào đó thì người ta sẽ đưa chính xác cho “loại ủ phân, hay diệt nấm, hay ngừa tuyến trùng…” thường thì nó có nhiều chủng loại trong 1 gói sản phẩm.
Thân!

tây nguyên tiêu

Chào anh Phan Phát.
Anh có nói là sau thu hoạch 1 tuần thì tiến hành rửa cây và kết hợp bón vôi 500kg/ha. Vậy mình nên bón vôi trước hay sau khi rửa cây hả anh ? Việc rửa cây mình có thể rửa sau hoặc trước 1 tuần có được không? Còn đồng đỏ ấy thì hôm nay em có nhờ đại lí họ đi lấy hộ cho rồi.
Mong anh phản hồi cho. Chào tạm biệt!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào anh! Chào bà con.
Có lẽ anh và bà con chưa hiểu hết được cách làm bông của mô hình nhà tôi. Hãm nước và cho ra bông theo mong muốn, cho năng suất cao ổn định, ra đúng vào thời điểm chính vụ. Đó mới chính là đỉnh cao của nghề trồng tiêu. Mùa mưa bắt đầu khi nào thì tính ngược lại rồi mới cắt nước. Đó là cách tính đơn giản nhất. Còn nếu mà nhìn màu lá hoặc quan sát cây tiêu biết được thể trạng của nó như thế nào thì mọi chuyện quá đơn giản.
Thân!

tiêu lép

Chào anh Phan Phát. Xin trao đổi với anh.
-Anh nói : Thời tiết cuối mùa khô nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 39 – 40 độ C, độ ẩm quá thấp, ta tưới đủ nước tạo độ ẩm nhân tạo tiêu ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu không cao và chuổi hay bị tiêu bồ cào (vì ban ngày nắng và gió ban đêm hay có sương muối) làm cho hoa tiêu đen đầu và khô, lúc khi tiêu ra hoa thì mưa đầu mùa đã đến mưa nặng hạt gió lớn kéo dài vì vậy hoa tiêu bị ảnh hưởng rụng gié rất nhiều.
-Theo tôi, ở nước ta từ đèo Ngang – Quảng Bình trở vào, nhất là miền Nam, không có sương muối, và không có bất kỳ tài liệu về khí hậu nào nói có sương muối (nhưng trong nhiều bài báo, người ta không biết giải thích vì sao hoa thụ phấn kém nên cứ cho “vì sương muối(!)”).
Anh cho rằng mùa nắng độ ẩm kém nên hay bị tiêu bồ cào, nhưng tôi biết là mùa mưa, gặp những cơn mưa lớn làm tiêu bị bồ cào nhiều lắm (thấy trên báo có nói tiêu bị bồ cào là do bão số 1). Theo anh, ta nên chọn thời điểm nào cho tiêu bung bông? hay cứ thuận theo tự nhiên, tự sinh tự dưỡng, đến đâu hay đó.
Mong anh chia sẻ thêm kinh nghiệm rõ cụ thể hơn để bà con biết lựa chọn giải pháp an toàn và hiệu quả. Cám ơn anh nhiều. Thân chào !

Phan Phat

Chào bạn!
Hiên tượng tiêu bồ cào theo tôi nghĩ :
1/Lúc tiêu ra hoa bị mưa lớn từ 2 g – 6 g sáng hoa tiêu đang nở nhụy bị trôi phấn.
2/Lúc ra hoa bị nắng nhiều độ ẩm thấp nên tiêu trên ngọn bông nhiều, chuổi nhiều nhưng hạt thưa (tiêu bồ cào) do ảnh hưởng của sương muối (nông dân mình hay gọi như thế ), ở tầng dưới chuổi ít nhưng ít bị bồ cào hơn nhờ độ ẩm từ đất bốc lên.Thân!

Mai Liên

Hoa tiêu nở từ 2 g – 6 g sáng. Botay bác này luôn !
Xin hỏi tài liệu nào nói hoa tiêu nở về đêm vậy bác ?

Gia khang

Em mới vào nghiệp trồng tiêu chỉ hơn 1 năm thôi nên kinh nghiệm còn kém. Anh Minh Vịnh có thể tư vấn cho em tí được không? Nhà em có khoảng 300 trụ tiêu trồng trên đất đen pha sỏi lúc này đã thu hoạch xong. Cây tiêu thì khoảng 200 trụ là bình thường, còn lại cũng hơi suy, vây thời điểm này em phải làm thế nào? Em có nên bón phân không hay là chỉ rữa cây rồi tưới cầm chừng cho đến lúc hãm tiêu. Em phân vân quá. Nhà em ở huyện Cẩm Mỹ. Mong sẽ nhận được hồi âm từ anh. Chúc anh và mọi người sức khỏe.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Với tiêu đất đen pha sỏi lúc nào cũng thu hoạch sớm hơn tiêu đất đỏ. Lượng nước tưới theo chống suy cây là điều cần thiết. Với tiêu hơi suy mà tưới theo bón phân thế nào cũng ra hoa. Còn nếu chỉ tưới theo liên tục thì cây không ra hoa được. Do đất đen pha sỏi đất hốc rất nhanh. Vì vậy việc phân hóa mầm hoa cũng khá dể dàng.
Việc cần làm bây giờ là tưới theo chống suy cây và rửa cây sau khi thu hoạch. Nếu bạn đã chống suy cây trước khi thu hoạch. Thì sau khi thu hoạch bạn hãy đọc kỹ bài viết này. Tôi đã gởi gắm kỹ thuật mà tôi tâm đắc nhất trong bài viết. Còn việc thắc mắc trong việc sử dụng phân bón hay thuốc bạn vui lòng gởi email.
Thân!

Thành Công

Chào các bác, tôi định ra giêng thu hoạch xong tôi tiến hành các việc sau:
Đầu tiên những cây trụ sống tôi kéo đọt tiêu xuống khoảng 20cm để kích thích ra hoa nhiều, bấm cành sát gốc lên khoảng 20cm để thông thoáng trừ nấm bệnh, sau đó bơm đồng đỏ rửa lá, gom lá đốt, cuối cùng là hãm nước làm bông như bác Minh Vịnh đã chia sẻ. Tôi không biết còn thiếu sót hay chưa đúng chỗ nào, mong các bác cho ý kiến.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Những việc cần làm đó là điều cần thiết cho chăm sóc vườn hồ tiêu nhà mình. Nhưng lưu ý việc tháo rũ đọt thì chỉ nên áp dụng cho cây hồ tiêu quá sung mà không có trái, khi tháo rũ thì ta nên bấm sơ phần ngọn non cho cây kiềm hãm sự sinh trưởng mà chuyển sang sinh thực, ngoài ra còn khỏi bị hiện tượng lươn thòng. Phần ngay mắt rũ ta buộc lại. Ngay chỗ đó sau này sẽ nứt đọt non lên tiếp. Những cây còn lại bạn chỉ việc buộc đọt nó lại cho khỏi tuột sau đó bấm phía trên mắt ác cho cây tiếp tục ra đọt ác mỗi năm đều làm thì tới khi cây phủ trụ thì tàn cây 2 người ôm không xuể.
Việc cắt cành gốc yêu cầu cắt lúc trời nắng ráo, dụng cụ cắt phải sạch sẽ. Dao hay kéo cắt cây suy yếu thì không nên cắt qua cây khỏe mạnh. Vào giữa mùa mưa lúc mưa dầm thì nên pha booc đô quét gốc để giảm thiểu bệnh thúi cổ rễ.
Chỉ cần quản lý, phòng ngừa dịch hại tốt và nắm bắt được quá trình chuyển hóa từ sinh trưởng sang sinh thực, thì bạn đã thành công với cây hồ tiêu rồi đấy.
Thân!

Thành Công

Xin cám ơn sự chia sẻ của anh. Cho tôi hỏi thêm một chút, anh hãm nước thời gian lâu vậy trên tiêu có biểu hiện gì rõ rệt không? Ví dụ vàng lá, héo lá, chẳng hạn. Tiêu nhà tôi sinh trưởng ko đều, thuộc dạng tiêu suy, tôi định hãm nước đồng loạt khoảng 15 đến 20 ngày, liệu có được không?
Đây là lần đầu tôi áp dụng kĩ thuật này, còn nhiều bỡ ngỡ mong anh chia sẻ.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Tùy vào thể trạng của cây hồ tiêu mà ta có chế độ chăm sóc tưới tắm khác nhau. Với những cây tiêu suy thì phải tưới theo cho tới lúc làm bông, lượng nước tưới đủ cho cây sống mà không quá nhiều để cây có thể ra hoa. Với tiêu suy không cần hãm nước thời gian quá dài. Sau khi tưới lại ưu tiên phục hồi rễ và sức khỏe của cây để cây đủ sức ra hoa bằng loại phân Amino phục hồi rễ cây trồng dễ hấp thu, trên tán lá bổ sung vi lượng thì cây ra bông ào ào. Nhưng nhược điểm của tiêu suy là ra gié bông rất ngắn không năng suất. Cây tiêu chăm sóc chuẩn là trái bên trong tán rất nhiều và sai. Nhưng bên ngoài tay phải dài. Cái phần tay dài đó chính là phần ra bông cho năm sau. Vì vậy nói là kỹ thuật làm bông nhưng đó không đơn giản chỉ là cho ra hoa, mà đó là cả một quá trình chăm sóc.
Thân!

trần văn công

Năm mới chúc sức khỏe cả nhà!
Hôm nay xuống nhà bác ở Đắc Lắc chơi tết mà có 1 câu hỏi muốn nhờ mọi người giải đáp giúp nhé!
Nhà bác mình có 500 trụ tiêu, vì chưa có kinh nghiệm trồng tiêu nên nghe theo những người khác chỉ dẫn, đã hãm nước từ rất sớm, cách đây cả 2 tháng rồi, nhìn mà tiếc thay vì nếu vẫn chăm sóc đều thì giờ tán tiêu to phải biết (tiêu năm 3). Bây giờ thì muốn tưới cũng sợ bung hoa, đang hãm nước nên tiêu muốn cương cựa rồi. Nhưng nếu không tưới thì sợ tiêu suy kiệt cây mất, còn cả 3 tháng nữa mới vào mùa mưa.
Các tiền bối có giải pháp gì hay chỉ giúp bác ấy nhé!

trần văn công

Mình định nói bác ấy đợi thêm 45 ngày nữa để gần tới mưa rồi tưới và làm bông có được không nhỉ? ! tuần tưới 1 lần thật đẫm thay cho mưa luôn ấy? mọi người thấy sao?

Nguyễn Minh Vịnh

Chào bạn!
Tưới nhấp nhấp cho cây khỏi suy rũ lá. Tưới đẫm là sẽ ra hoa, mà không tưới thì cây suy chết chắc! Cho ra hoa sớm cũng rất khó chăm sóc. Tự mình làm khó mình.
Thân!

Nguyễn Minh Vịnh

Thời gian cắt nước = thời gian chỗ bạn gần mưa tính lui lại 30-45 ngày tùy vào thể trạng cây tiêu. Còn trước đó cứ tưới bình thường với lượng nước sao cho cây khỏi suy mà không quá đẫm để cây có thể cho ra hoa.
Nên chống suy cây trước khi thu hoạch thì sẽ hạn chế việc ra hoa lác đác. Thu hoạch xong mà chống suy cây bón phân tưới nước ít nhiều cũng sẽ ra hoa.

tuan

Anh M Vịnh cho em hỏi cây tiêu trong giai đoạn hãm nước em phun bón lá có vi lượng cho cây tiêu được không ? mà nếu phun được thì từ giờ cho đến gần mưa thì phun bao nhiêu lần thì được.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào tuan!
Bạn nên xịt phân bón lá định kỳ trong mùa mưa. Còn khi cắt nước hãm tiêu không nên xịt gì cả. Trước khi cắt nước thì có thể xịt một lần loại thuốc có thành phần như : Cao, Cu, Zn, Mg, Bo… Thường thì nó sẽ tích hợp trong sản phẩm thuốc phân hóa mầm hoa.
Thân!

kiến thép

Kiến thép xin chào anh Minh Vịnh và cộng đồng tiêu! Cho em xin hỏi, bây giờ vườn tiêu nhà em ra chuỗi cũng gần xong, em muốn bỏ phân mà không biết chọn phân nào cho hợp lý? Có người chỉ bón NPK ,Philip ,humik ,max one làm em khá lúng túng.
Câu thứ 2 em muốn hỏi là vườn tiêu cũng bắt đầu rụng chuỗi, em quan sát thì ko thấy có thánh giá hay bọ chích hút. Em không biết nguyên nhân là do bệnh lý hay sinh lý. Mong anh và cộng đồng giatieu.com hồi âm. Thân ái chào anh và cộng đồng !

Nguyễn Minh Vịnh

Chào kiến thép!
Nếu không biết bón loại nào thì nên chọn loại hữu cơ là an toàn nhất. Trong các loại kể trên tôi cũng thường dùng loại Humik, Phi. Max one dùng khi thấy cây cần nhiều kali. Kali giúp cây cứng cáp.
Cây rụng hoa một phần là sinh lý một phần là bệnh lý.
Nếu rụng bông khoảng 5 % thì đó là mức độ cho phép.
Còn rụng quá nhiều mà kiểm tra không phải do sâu bọ phá là do thiếu dinh dưỡng. Ngoài phân gốc tôi thường xịt thêm phân bón lá thành phần nhiều N, K + TE để chống rụng bông. Thường xịt trước khi cây trổ hoa và sau khi cây đậu hạt để tránh tiêu bị bồ cào (trổ thưa hạt).
Ngoài ra ngập úng, thiếu nước, thiếu ánh sáng quang hợp do rẫy quá rợp, côn trùng phá… Cũng làm rụng bông.
Thân!

Nông Văn Dân

Chào anh Vịnh và anh Minh Vịnh vườn tiêu của Văn Dân hiện nay đang trổ bông, nhưng qua kiểm tra Văn Dân phát hiện thấy có 2 cây bị rụng trái tương đối nhiều, tìm ở mặt dưới của lá tiêu có những con gì rất nhỏ, mà Văn Dân đang băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào, có nên xịt cả vườn hay là mình xịt cục bộ 2 cây đó thôi, mong các anh chỉ giúp, xin cảm ơn.

Nguyễn Vịnh

@Văn Dân.
Sử dụng kính lúp, kiểm tra xem có phải bị 1 loại nhện đỏ chích hút, cắn phá làm rụng chuỗi không? Nếu đúng, xịt thuốc chống côn trùng cho cả vườn với liều lượng vừa phải để khỏi ảnh hưởng chuỗi bông. Nhớ xịt lúc chiều muộn để tránh bông đang nở. Thân

Nông Văn Dân

Văn Dân cảm ơn anh Vịnh nhiểu nhé, sáng mai em kiểm tra ngay.
Thân chào anh.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Nông Văn Dân!
Như anh admin nói. Ngoài nhện đỏ còn có khả năng là rệp muội hoặc bọ trĩ. Nếu có trứng nhỏ li ti sau một thời gian biến thành đen đen như mụn cám là rệp muội. Nó sẽ chích lá có đốm trắng và quăn lá. Xịt phòng trừ tránh tiêu bị điên. Trước tiên xịt cục bộ cây đó tránh lây lan. Quan sát vườn tiêu nếu có dấu hiệu lây lan nên xịt cả vườn.
Thân!

anhnguyen

Đúng triệu chứng với vườn tiêu hiện tại nhà mình, lá mất dần săc tố, cây phát triển giống tiêu điên. Hiện cả vườn 600 cây, dưới lá nào cũng có trứng màu trắng, tiêu mới trồng mùa mưa vừa rồi đã lên gần nữa trụ, đã phun thuốc trị nhện, rệp bằng thuốc có gốc ec, pha chung với (…) phun 2 lần cách 1 tuần, thấy lá tiêu mong manh và không khỏe. Lúc phun thuốc đặc biệt nhện chạy ra rất nhiều, nhưng sau đó nhìn dưới lá vẫn còn trứng màu trắng trong. Xin mọi người tư vấn giùm mình bước tiếp theo nên làm gì, nhìn vườn tiêu sợ bị điên hết quá. Chúc mọi người một ngày vui vẻ.

Nguyễn Vịnh

Chào cháu@anhnguyen
-Nguyên nhân phun thuốc không có tác dụng là do pha chung với phân bón lá có N, thuốc và phân phản ứng hóa học làm cả 2 bị mất chất.
-Nhanh chóng phun thuốc Metox hay Catex 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày trừ nhện đỏ và côn trùng chích hút.
-Sau khi phun thuốc 5-7 ngày, dùng phân sinh học Biogel+Biosol để cân băng sinh trưởng và hồi phục cho tiêu.
Nguy cơ bị tiêu điên rất cao nếu hiện tượng này đã lâu và kéo dài mà không ngăn chặn kịp thời.
Thân

Liu.bp

Chào anh Vịnh, anh Minh Vịnh!
Tiêu nhà em trổ bông rất đều. Nhưng hiện tượng nở hoa xong là chuỗi đó rụng, hầu như là chuỗi nào cũng vậy cả, lâu lâu mới thấy đậu được 1 chuỗi, rụng thêm cả 1 ít lá non nưã. Em đang rất lo lắng, sợ rằng nếu cứ rụng thế này sẽ mất trắng vụ này luôn. Như anh Vịnh nói là lấy kính lúp kiểm tra nhện đỏ, nếu có thì xịt thuốc trừ, nhưng nếu ko có thì phải làm sao hả anh? Mong các anh hướng dẫn giúp. Cần nói thêm là trên toàn bộ lá non đều có trứng li ti mọng nước, sau nó đen lại. Và 1 tuần nay trời hay mưa từ trưa đến tối. Nhờ các anh cho hướng xử lý. Em rất cảm ơn.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Liu.bp!
Trước tiên kiểm tra vườn xem có quá rợp không? Rợp thiếu ánh sáng quang hợp cây sẽ ra chuỗi nhưng sau đó rụng. Thiếu dưỡng chất cây ra hoa nhiều không nuôi nổi trái sẽ rụng hoa. Ngoài ra còn nguyên nhân nữa là bị côn trùng chít hút cắn phá. Trứng li ti sau đó đen lại nó là trứng rệp muội chích hút tiêu làm thành đốm trắng và quăn lá. Trong bài viết kỹ thuật làm bông tôi cũng chia sẻ là nên phòng ngừa trước khi cây nhú lá non và hoa. Trường hợp không ngừa trước giờ bị xịt phòng trừ sẽ làm tiêu bị bồ cào một ít. Xịt vào chiều tối + chất bám dính sẽ đỡ bị bồ cào.
Nếu rụng cả lá non nữa thì có thể do mưa dầm làm thối rễ tơ rễ non hoặc bị nấm tấn công. Nên khai bồn tạo rãnh thoát nước, tránh nước quá nhiều làm thối rễ non. Tiêu là cây thân thảo bạn cứ để ý cây rau cải hay cây lấy lá mà mưa nhiều, ngập úng không trồng trên mô đất thế nào cũng bị thối nhũn thân. Cây hồ tiêu cũng vậy. Dùng Trichoderma là hữu hiệu nhất. Có thể ủ cấp tốc bằng cám theo bài viết này http://www.giatieu.com/cach-nhan-sinh-khoi-bao-tu-nam/2429/ dùng cho cây. Hoặc có thể thay thế bằng loại phân sinh học có chiết xuất Trichoderma dùng cho cây cây sẽ đỡ rụng đọt.
Muốn cây đỡ rụng bông ngoài phân gốc bổ sung thêm phân bón lá thường 2-3 lần trước khi cây trổ bông. Xịt định kỳ sau khi đậu bông. Các loại phân bón lá có thành phần giàu N, K, Ca, Zn, Mg, Vitamin C sẽ làm đỡ rụng bông. N giúp cây nuôi lá Z giúp cây cứng cáp, Ca giúp cây đỡ rụng cành. Các trung và vi lượng giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Có một điều cơ bản trong dùng phân bón mà không phải ai cũng biết. Đó là lân sẽ giúp cây hấp thu đạm tốt hơn, dùng dư lân cây sẽ thiếu Zn, Kali giúp cây cứng cáp nhưng dùng dư K cây sẽ thiếu Mg và làm chua đất, vì vậy phải bón thêm Ca. Do đó việc bón phân cân đối dinh dưỡng, bổ sung trung và vi lượng qua phân bón lá cây sẽ đỡ rụng bông.
Ngoài rụng bông cây còn rụng cả chuỗi non đấy. Cho nên việc làm bông đã khó. Giữ bông không rụng còn là một cuộc chiến trường kỳ khác nữa. Nông dân khổ lắm. Mưa cũng sợ mà nắng cũng sợ.
Một vài hiểu biết hạn hẹp xin chia sẻ cùng bạn.
Thân!

Liu.bp

Chào anh Minh Vịnh!
Rất cảm ơn anh đã giải đáp tận tình. Nếu trứng li ti là trứng rệp muội thì em đã phòng trừ mấy lần mà ko hết anh ạ. Trước khi ra chuỗi cũng đã thực hiện phòng ngừa khi xịt phân bón lá kích thích ra bông. Mà ko hiểu sao nó cứ dày đặc trên lá non, ko biết nó có phải nguyên nhân chính làm rụng chuỗi ko anh?
Trong giai đoạn làm bông em cũng đã xịt phân bón lá bổ sung vi lượng rất đều như anh hướng dẫn, có kết hợp thuốc trừ sâu hại. Tuy nhiên em chưa hề bón gốc 1 tí phân hoá học nào, mới chỉ đổ gốc phân phục hồi rễ và đổ 1 lần Amino, bón 1 lần Humix (chuyên tiêu) tương đối đậm và đang chuẩn bị bón phân chuồng đã ủ Tricho, ủ thêm nhân sinh khối như anh Phát hưỡng dẫn cũng chuẩn bị xịt cho cây kết hợp xịt phân bón lá và thuốc trừ sâu hại…
Cũng có thể vì vườn em hơi rợp vì trồng dưới tán cây Điều, tuy nhiên em thường xuyên phát quang cành để tiêu hứng nắng, dưới gốc thì đã thông thoáng, đắp mô và ko hề có bồn để đọng nước. Em miêu tả rõ như vậy để anh phán đoán xem nguyên nhân tại sao đó, mong anh đưa ra được lời khuyên chính xác nhất.
Phiền anh lần nữa… Mong anh giúp đỡ. Em cảm ơn rất nhiều.
Chào thân ái!

Liu.bp

Chào anh Minh Vịnh!
Em nói thêm điều này để anh chẩn bệnh: khi chuỗi chưa nở bông thì ko bị rụng mà phát chuỗi khá dài. Nhưng hễ chuỗi nở hoa ra hết là chuyển qua màu vàng rồi rụng, hầu như tất cả các chuỗi đã nở hoa đều rụng cả rồi anh à. Có 2 nọc ra chuỗi trứơc so với các nọc khác thì cứ tình trạng như trên nên đã rụng gần hết rồi( khoảng trên 90 phần trăm số chuỗi trên nọc), rụng trát dưới gốc nhìn mà xót xa… Các nọc ra sau thì cũng bắt đầu hiện tượng rụng như trên… Em lo năm nay trắng tay mất. Anh giúp em với. Cảm ơn anh nhiều lắm!
Thân!

Anh Vịnh ơi, ở BMT bà con hay dùng chế phẩm xả lá tiêu, là rụng tốt, nếu quá nồng độ có khi rụng gần hết lá, anh có kinh nghiệm về chế phẩm này không? nếu so sánh với xả lá bằng đồng đỏ thì cái nào tốt hơn? (chế phẩm hiệu là “XẢ LÁ TIÊU”, đựng trong hủ nhựa màu vàng, 1/2kg, bột tinh thể màu trắng), cảm ơn anh.

Nguyễn Minh Vịnh

@ Liu.bp!
Con rệp muội đó không làm chết cây nhưng làm giảm năng suất cây trồng. Nó hút dinh dưỡng làm cây không đủ sức nuôi hoa. Cây thiếu dinh dưỡng sẽ rụng bông. Loại này phát triển mạnh khi vườn quá rợp. Diệt tương đối thì lần xịt ngừa phải xịt lần 2 cách nhau 7-10 ngày. Vòng đời của nó rất ngắn. Khi xịt thuốc trừ nó mà không xịt ngừa lại lần 2 những con còn sót lại đẻ gấp bội. Sau đó nó kháng thuốc. Loại này rất khó trị, chỉ giảm bớt tránh phá hoại nghiêm trọng thôi.
Ngoài ra rợp, ngập úng cũng là nguyên nhân làm cây rụng bông. Cây thiếu ánh sáng không thể quang hợp tạo thành dinh dưỡng nuôi cây. Do đó nó rụng.
Xịt phân bón lá đúng nồng độ, bổ sung dinh dưỡng cho cây. Cây thiếu các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Ca, Zn, Mg, Vitamin C… thì gié bông sẽ chuyển sang vàng rồi rụng. Tìm phân bón lá tên là SadaT xịt theo hướng dẫn của bao bì sẽ đỡ rụng. Có thể kết hợp bỏ thêm phân khoáng đậm đặc cho cây cây sẽ bớt rụng bông.
Ở giai đoạn làm bông cây cần rất nhiều dinh dưỡng, tôi vẫn kết hợp dùng thêm phân vô cơ.
Nếu đã dùng phân hữu cơ thì tôi dùng thêm 1 gốc tầm 2 lạng phân vô cơ. Ngâm cho tan hoàn toàn rồi dùng ca múc tưới. Tưới phân tới đâu tưới lại bằng nước cho thấm đều, tan hoàn toàn tới đó. Tránh cháy rễ.
Rụng bông một phần cũng là do giống. Giống đó bông đơn tính nhiều sẽ bị rụng bông. Rụng ở mức 5 % là mức độ cho phép.
Nghe bạn nói rụng bông mà tôi xót xa. Mong là tình hình sẽ cải thiện.
@ MUF
Tôi rửa cây bằng thuốc đồng mục đích chỉ để trị nấm, ngừa bệnh tật, góp một phần nhỏ trong việc phân hóa mầm hoa. Còn phân hóa mầm hoa thì tôi hãm nước là chính sau đó vẫn dùng dùng thuốc phân hóa mầm hoa thêm. Dùng thuốc xả lá chỉ ở trường hợp không hãm được nước. Hoặc cây quá sung. Mỗi thứ có một công dụng khác nhau vì thế không thể so sánh được. Lạm dụng thuốc xả lá nhiều năm vô tội vạ thì cũng như dùng thuốc kích thích liên tục vậy.
Thân!

Liu.bp

Chào anh Minh Vịnh!
Cảm ơn anh rất nhiều qua những hướng dẫn tận tình, thật lòng cảm kính cái tâm của anh. Em sẽ dựa theo nhưng gì anh hướng dẫn và theo thực trạng của vườn tiêu nhà mình để áp dụng nó. Chúc anh và gia đình dồi dào sức khỏe và thành công trong mọi lĩnh vực.
Thân chào anh!

Hien pleme gia lai

Chào anh Minh Vịnh. Em tên Hiến ở Gia lai, mới tâp tò vào mạng và đọc những bài viết của anh, nên xin hỏi anh vài vấn đề.
Do mới làm tiêu nên chưa có kinh nghiệm, hiện có 500 trụ tiêu nay năm 2 gần phủ trụ ko biết bị bệnh gì mà ngọn tiêu cứ bị teo nhỏ ngọn lại, mà những bụi tiêu đó lá vẫn xanh bình thường (ko phải điên). Nay mùa mưa rồi mà sao nó cũng ko bung lá non mà cứ đứng im ko phát triển nữa, ko biết bị gì. Nhờ anh Vịnh trả lời giúp em.
Năm ngoái em xuống tiếp 150 tiêu con, nay tiêu xanh tốt mà sao cứ rụng khớp mà em có hỏi thăm thì nhiều người thì nói bị nấm. Em cũng xịt cabenzim rồi không hết. 10 ngày sau xịt bộ 3 Mataxy, chế gốc phân Bioking. Sau đó phun tiếp tripatpunl 607sl và cũng có ngừơi nói thiếu chất nên cũng phun Mg.Zn.Caxi. Vậy là bị bệnh gì?
Em có xem kỹ thuật ra hoa P2 anh nói sẽ có bài viết về cách nhìn màu lá mà sao em chưa thấy. Rất mong anh trả lời. Thân chào.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào anh Hiến!
Những bụi teo nhỏ ngọn lại phần lớn là thiếu dưỡng chất. Nguyên nhân do mùa khô khắc nghiệt làm rễ phát triển chậm. Thường là thiếu nước và dinh dưỡng trong mùa khô. Dùng nhiều phân chuồng hoai mục có ủ nấm đối kháng, ngoài việc cân đối dinh dưỡng còn hạn chế rụng lóng tháo khớp nữa. Bộ rễ thế nào là nó thể hiện lên lá như vậy. Đọt non teo nhỏ chứng tỏ là rễ không bung được, nghẹt rễ. Dùng phân amino sinh học đổ cho cây là cây phát triển lại ào ào. Nếu cái đọt nào quá xấu thì dùng tay bấm bỏ nó đi. Bấm phía trên tay ác để nó nứt đọt ác khác.
Với tiêu con mới trồng rụng đốt cây hỏi này tôi gặp rất nhiều lần. Xin chia sẻ một lần nữa như sau:
Nguyên nhân trồng quá sâu. Trồng tiêu quá sâu cây dể bị ngập úng dẫn tới cây hay bị rụng lóng tháo khớp.
Lót phân chuồng nhưng chưa hoai mục. Phân chuồng là loại phân tốt. Nhưng nếu chưa hoai đã dùng cho cây thì hại nhiều hơn lợi. Do vi sinh vật lúc phân hủy phân thì nó tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng. Ngoài ra khi biến xác bã hữu cơ thành phân bón ở giai đoạn đó nó sinh nhiệt làm rễ non của cây chịu không nổi hư, thối rễ.
Với những nhà trồng tiêu cạn thì rất ít bị hiện tượng rụng đọt non này.
Nấm cũng là một nguyên nhân làm rụng đọt non đọt tơ. Dùng các loại thuốc đồng đều trị tốt. Để phòng ngừa cần sử dụng phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng bỏ cho cây.
Hạn chế làm tổn thương rễ. Cây không bị tổn thương rễ thì rất ít bệnh tật. Anh có thể tìm hiểu kỹ thuật làm tiêu không bồn của tôi ở những phần thảo luận. Tiêu con rụng đọt đa phần là úng.
Nếu để tôi chỉ à cây này thế này là bị này. Cây kia như thế là bị thế đó thì dễ. Còn để làm thành bài viết câu cú sao cho dể hình dung nó cũng là một vấn đề nan giải đấy. Hôm nào tâm hồn thi sỹ trỗi dậy thì câu cú mới trau chuốt được.
Thân!

Hiến pleme gia lai

Cảm ơn anh Vịnh đã trả lời. Em đã xem phần anh viết nhưng vẫn còn một vài thắc mắc cần hỏi anh. Hồi chiều em có đào lên xem rất nhiều trụ tiêu bi bệnh thì thấy rễ chính của tiêu còn tốt, ít bị tuyến trùng và không bị rệp sáp. Nhưng mà sao rễ cám, rễ con nhỏ nhỏ thúi hư hết, nó khô lần vào rễ chính. Vậy mình dùng amino phục hồi, mình dùng bao nhiêu lần? hay là dùng chừng nào bung rễ non mới thôi. Còn một điều nưã, em cũng làm kỹ thuật vun bồn hình chóp nón như anh đã nêu trên, nay tưới amino như vậy cây tiêu có hấp thụ được ko anh. Do mới làm nên chưa kinh nghiệm, mong anh hồi đáp giúp em. Cảm ơn anh. Chào anh.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào anh Hiến!
Tôi không làm bồn kiểu chóp nón. Kiểu chóp nón gọi là vun gốc. Tôi làm kiểu nón cụt. Chỉ cao hơn đất mặt một tí để khỏi úng gốc. Vun gốc như hình cái nón đúng là phân thuốc khó xuống được lắm.
Còn thối rễ tơ cần kiểm tra lại độ rút nước của vườn, Bón phân vô cơ làm cháy rễ cũng bị hiện tượng trên. Ngoài ra nấm cũng làm thối rễ. Dùng Agrifos 400 sục gốc, 2 lần cách nhau 15 ngày. Sau đó dùng phân amino sinh học bón cho cây tới khi cây khỏi hẳn. Lưu ý bộ rễ tổn thương mới dễ bị tuyến trùng tấn công. Vì vậy cần phải ngừa tuyến trùng. Cuối cùng tiến hành đổ phân chuồng hoai mục ủ trichoderma ngừa bệnh tái phát, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển.
Khi đã vệ sinh vườn và ngừa bệnh định kỳ thì cây rất ít bệnh. Trước dây tôi hay trị bệnh. Từ ngày biết đến phương pháp IPM tôi rất ít khi chữa bệnh. Cây nào bị bệnh nhắm chữa không khỏi nhổ đốt luôn cho khỏi đau đầu.
Thân!

bùi văn đại

Chào mọi người. Tôi là người mới trồng tiêu tôi học và làm theo diễn đàn quy trinh như sau: rải 0,3kg vôi và basuzin 10H 20g/1 hố sau 1 ngày tôi đổ 10kg phân bò đã ủ 3 tháng, sau 20 ngày thì trồng tiêu, nay đã dược 1 tháng. Do khu vực Đaklak mưa rất nhiều nên cây tiêu phát triển rất chậm, có 1 vấn đề là hầu hết các hố tiêu mới trồng có rất nhiều những con mối nhỏ li ti. Cho tôi hỏi quy trình làm như thế đã được chưa, những con mối đó có ảnh hưởng gì dến cây tiêu không và nếu có thì xử lý như thế nào?
Xin các anh trong diễn đàn tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn

Tôi đọc 2 tài liệu trong diễn đàn của 2 tác giả thấy nói về con mối khác nhau. Có người nói mối gây hại rễ, còn có người thì nói ko được diệt mối vì mối giúp xác bã hữu cơ nhanh phân hủy vì nó chỉ ăn cây khô, chế, vỏ khô …
Thực tế tôi thấy mối chỉ ăn phần cây, rễ đã chết. Khi trồng tiêu có nhiều phân chuồng độn cỏ rác, vỏ cà phê nếu đất lành, đủ ẩm chứ ko ngập úng thì mối khá nhiều. Tôi thì tôi không diệt mối vì tôi nghĩ nó không gây hại cho cây tươi sống. Đất Tây Nguyên thì quá nhiều mối, nếu có xác bã hữu cơ thì chắc chắn có mối, cứ diệt nó có nghĩa phải dùng thuốc hóa học liên tục, cứ hết hiệu lực thuốc 1 thời gian chắc chắn có lại, vậy vô tình diệt hết các vi sinh vật có lợi khác. Lợi bất cập hại.
Không biết bà con thấy thế nào, nhờ mọi người đóng góp thêm. Chân thành cảm ơn.

Nguyễn Vịnh

@Cua
Thức ăn chính của mối là xác bả thực vật hữu cơ, loại càng có nhiều cellulose thì mối càng “khoái” nên nó giúp cho nhà nông dọn dẹp vệ sinh rất tích cực.
Nhưng tiêu cực với người trồng tiêu là nó gặm ngả các cây trụ chết, đôi lúc buồn miệng nó gặm luôn cả lớp vỏ của các gốc tiêu đã già hoặc lớp biểu bì của rễ cây trụ sống. Từ đó tạo ra vết thương khiến cho nấm bệnh dễ dàng thâm nhập… Nên bạn cần cân nhắc kỹ giữa lợi và hại. Thân

tieuduong

Chào chú Minh Vịnh, tiêu bị rụng đốt, vàng lá thối rễ như vậy thì phải đổ agrifos 400 bao nhiêu lần, cách nhau bao nhiêu ngày, trong giai đoạn đổ thuốc có bỏ phân được không hay đổ thuốc xong mới bỏ phân adimo ạ. Cây bị bệnh rồi có thể phát triển lại bình thường không? Cháu cảm ơn

Nguyễn Minh Vịnh

@ kiến thép!
Trồng trên đất đỏ còn tùy loại đất nữa. Chứ không phải đất nào cũng làm quăn lá. Trong đất đỏ có khá nhiều khoáng chất. Màu đỏ, vàng của đất thường là do oxít sắt hoặc nhôm gây ra. Khi đất bị chua do dư axít thì cây rất dể bị quăn lá. Cần phải kiểm tra độ pH của đất. Đất dư Kali do mới khai hoang đốt rừng làm rẫy trồng tiêu cũng bị quăn lá. Thành phần của tro chủ yếu là Kali. Khi bị quăn lá do dư Kali cần bổ sung vôi và Mg chứ không phải kẽm. Dư lân mới cần kẽm.
Ngoài ra dùng nhiều phân chuồng hoai mục sẽ làm cân bằng nội tiết của cây hồ tiêu. Cây tiêu bị quăn lá có rất nhiều nguyên nhân. Bạn cần tìm hiểu thêm về bệnh tiêu điên, sẽ biết cách phòng ngừa và điều trị… Một lời không nói hết. Mà chủ đề này tôi cũng đã giải đáp nhiều lần.

@tieuduong!
2 lần cách nhau 15 ngày vừa xịt lá vừa kết hợp đổ gốc luân phiên. sau đó ngừa định kỳ cho tới khi khỏi hẳn. Dùng phân Amino sinh học khi cây có dấu hiệu chững bệnh, không phát bệnh nữa. Với loại rụng lóng tháo khớp mà đổ nước vôi hay bón đạm vô cơ, hoặc NPK vô cơ là cây chết ngay. Cây bị bệnh nhẹ mới chuyển màu lá chưa rụng lóng có thể phục hồi. Cây đã rụng lóng 50 % thì nên nhổ bỏ đốt. Chữa nó không chết mà cứ lèo tèo. Trái trăng cũng không có. Mà còn lấy sang cây khác thành dịch nũa. Tốt nhất nên phồng bệnh. Đừng để bệnh rồi mới chữa.
Thân!

tieuduong

Chú Minh Vịnh ơi cho cháu hỏi thêm điều này nữa nha.
Nhà cháu mới trồng 700 trụ nữa mà trồng bằng dây lươn thì có đổ thuốc gì để phòng bệnh vào mùa mưa này không ạ.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào tieuduong!
Tiêu con đừng để úng, đừng bón phân phạm rễ. Thì chỉ cần bỏ thuốc ngừa tuyến trùng rầy trắng với phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng là cây phát ào ào. Thường tiêu con mới trồng ít nhiễm bệnh lắm.
Thân!

tieuduong

Chú Minh Vịnh ơi sao cháu ra công ty thuốc nói bệnh như cháu đã nói cho chú rồi bảo bán thuốc agrifos 400, nhân viên ở đó nói bị bệnh vàng lá rụng đốt như vậy mà đổ thuốc này xuống sẽ làm hỏng luôn bộ rễ tiêu sẽ chết luôn là sao vậy chú.

trongquyetle

@tieuduong thân. Tiêu bị bệnh như bạn nói thì dùng agrifos 400 là tốt nhất, bạn nên sục gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 10-15 ngày, dùng chung với mancozel là tốt nhất. Agrifos 400 là thuốc hóa học có gốc lân và kali khi cầm bệnh cây sẽ phát triển rất tốt, có người đã trị 2 năm nay bây giờ tiêu phát triển rất tốt.
Khi tiêu bệnh bạn cần phải bình tĩnh bác Nguyễn Vịnh, Phan Phát, Thanh Xuân nói rất đúng nhưng người bán thuốc thì bạn phải coi lại. Khi vườn tiêu bệnh, trước tiên phải tìm ra nguyên nhân như bạn jindo đã nói, mỗi vườn đều có nguyên nhân gây bênh khác nhau nhưng phần đa đều do úng nước. Vì vậy mỗi khi dự báo có mưa dài ngày mình cần phải phòng trước, ngoài ra trồng tiêu cũng cần phải chọn đất, thổ nhưỡng là rất quan trọng. Nếu nước quá nhiều không thoát được thì bạn có trồng lại cũng rất nguy hiểm.
Chúc thành công!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào tieuduong!
Tôi chưa nghe nói vậy bao giờ. Còn nếu không tin tưởng loại đó thì có thể dùng Aliete hoặc đồng đỏ hoặc ridomin… mà trị nấm, hoặc thuốc người ta tư vấn. Thuốc chiết xuất từ trichoderma hay thuốc đồng trị nấm mà bảo không xài được thì tôi cũng thua. Có thể cây bạn bị tuyến trùng rầy trắng vàng lá hay một nguyên nhân nào khác mà lầm tưởng là bị nấm tấn công thì người ta tư vấn thế để mình xài đúng thuốc. Bốc thuốc trước tiên phải chẩn đoán đúng bệnh.
Bạn hỏi về cách dùng Agrifos 400. Nhưng với cây rụng lóng tháo khớp cách chữa của thôi thường là dùng lửa đốt. Tôi rất ít khi chữa bệnh, chỉ ngừa bệnh là chính. Bạn chịu khó đọc trong các phản hồi đi, như anh Cường chia sẻ.
Thân!

tieuduong

Cháu cảm ơn các chú đã chia sẻ cùng cháu. Cháu nghe theo chú Minh Vịnh và ngày hôm qua cháu đã đổ thuốc agrifos400 rồi. Lúc nảy có 1 chú trong diễn đàn đã nhắn tin cùng cháu nói rằng agrifos400 không phải thuốc mà là một loại phân và nói sẽ tới chữa trị bệnh cho nhà cháu. Theo như chú Vịnh nói cậy thì chú chưa chữa trị bệnh này mà nhổ đốt thôi hả.

Nguyễn Minh Vịnh

Tôi ít khi để cây bị bệnh lắm. Bạn đổ đủ thứ thuốc nhưng không đúng cách làm phạm rễ, không đúng hoạt chất,… Cây bị tổn thương rễ thì đề kháng rất yếu, điều trị chẳng qua là biện pháp bất khả kháng. Khi tôi phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh là tôi đã trị rồi, không để cho phát bệnh ra rồi mới chữa. Cây hồ tiêu là dây leo thân thảo nên để tháo khớp rồi chữa khỏi cũng không năng suất. Cây phải mất 1 -2 năm để phục hồi, mà có thể tái phát bệnh bất cứ lúc nào. Thậm chí còn lây lan nữa. Vì thế khi đổ bệnh là hết thuốc chữa. Đối với tôi tiêu suy nhổ bỏ là chuyện bình thường. Ngăn chặn lây lan sang cây khác cũng khá quan trọng.
Với cây tháo khớp nặng tôi không dùng Agrifos 400. Mà dùng các loại thuốc đồng chuyên trị nấm nặng đô hơn. Agrifos 400 tác dụng phòng ngừa thì tốt hơn điều trị. Vừa chớm bệnh phát hiện dùng rất hiệu quả. Để thành bệnh rồi thì xịt đồng đỏ hoặc Aliete, ridomin, metaxyl, coc 85 thuốc chuyên trị nấm hiệu quả hơn. Tuy nhiên có thể sục gốc agrifos 400 để cây hồi phục rễ tổn thương. Mỗi loại có một dược tính khác nhau. Dùng đúng thì hiệu quả của thuốc đó mới cao nhất. Cây bị bệnh như thế là tôi cho vào tầm ngắm. Có thể nhổ bỏ đốt bất cứ lúc nào.
Những tay tiếp thị thuốc, hay chê thuốc này thuốc nọ để vào tư vấn thuốc, bán thuốc thì cần phải đề phòng. Vùng tôi lâu lâu cũng có mấy tay như thế vào nói chữa trị khỏi hoàn toàn với bất kỳ cây tiêu bị bệnh nào. 1 gốc 200-300 ngàn đồng. Đưa tiền xong là bốc hơi. Đừng quá nhẹ dạ cả tin mà tiền mất tật mang đấy. Hãy tự nâng cao kỹ thuật cho riêng mình. Tự tin áp dụng kỹ thuật mình học được, kết hợp với kinh nghiệm thực tế. Thế mới là nông dân @.
Thân!

Tôi hoàn toàn tin tưởng và nhất trí theo quan điểm của anh Minh Vịnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mới phát hiện bệnh thì nên chữa, bệnh tùy thuộc vào tỷ lệ trong vườn, xử lý sớm thấy không chuyển biến nhổ bỏ, xử lý trồng mới ngay. Thà như thế còn hơn là nuôi những túi bệnh trong vườn, có chữa khỏi thì có lẽ năng suất của những cây đó sẽ thấp. Tính lâu dài có khi thua phá bỏ trồng mới, nhất là trong thời gian kiến thiết cơ bản.
Trên tôi năm nay bị bệnh rất nhiều, nhiều vườn mùa khô xanh mướt, nay đứng đọt, chuyển vàng rồi rụng đọt. Chết thì ko chết mà cứ đứng đó (nhất là tiêu trồng năm ngoái). Còn tiêu cắt giống năm ngoái thì lên tầm 1/2 trụ rồi bắt đầu có hiện tượng xoăn đọt, điên rất nhiều. Bà con đang rất đau đầu.
Vừa rồi tôi đi thăm để học hỏi ở 1 số vườn. Mới đầu mùa mưa mà gặp cơn mưa to là nước trong bồn dâng trắng, tiêu mới trồng thì lặn, tiêu kinh doanh thì rễ ngâm hẳn trong nước như ngâm trong chậu tới mấy giờ mới tạm rút. Góp ý cho bà con khó lắm. Bà con cứ nói: 6-7 năm rồi tiêu tôi có chết đâu? Trao đổi về nhân sinh khối, sử dụng Trico thì bà con nhìn mình như người ngoài hành tinh, nói phải lựa lời: theo em, theo tôi … chứ sơ suất là bị cho là dạy khôn liền. Làm người nhiệt tình cũng khó thay. Sau này, lỡ tiêu mình bớt bệnh, bà con coi ngược lại nói: tại sao chú không nói sớm. Thế mới biết, những điều mà bác Vịnh, bác Phát … mạnh dạn chia sẻ trên diễn đàn thật đáng trân trọng, đáng quý.

Nguyen Thanh Xuan

Chào Tiêu Dương!
Nếu đã xác định là chết chậm do nấm thì nên dùng thuốc có gốc đồng vừa phun lá vừa đổ gốc, trên diễn đàn đã chia sẻ rất nhiều, bạn nên chịu khó đọc lại. Cây nào bị nặng bạn nên nhổ và đốt đừng để lây cả vườn, sau đó xử lý đất trồng lại vì cây tiêu đã bị nhiễm bệnh khi cứu khỏi vẫn phát triển rất kém. 2 năm trước vườn tiêu nhà tôi cũng bị một vài cây tôi trị cả vườn để trách lây lan, cây bị bệnh sau khi cứu khỏi thì vẫn sống ngáp ngáp. Bạn đọc kỹ thuật nhân giống vip (chiết tiêu) của anh Nguyễn Minh Vịnh đã chia sẽ trên diễn đàn để áp dụng cho việc trồng lại. Mình cũng đang áp dụng kỹ thuật nhân giống đó, thấy rất hiệu quả.
Thân!

tieuduong

Dạ vâng. Nhưng khi làm nhà cháu không làm bị đứt rễ đâu các chú. Chăm sóc rất cẩn thận, luôn đổ thuốc phòng ngừa bệnh. Cũng đổ thêm thuốc sinh học có chứa nấm đối kháng. Tiêu khoảng gần 1 năm mà có trụ đã gần phủ… nhưng chỉ vào mùa mưa lại rụng đốt vàng lá thối rễ, khi bị thì thì bị đến 4 ,5 trụ. Nhờ các chú trên diễn đàn tư vấn và nhà cháu đã tiến hành như sau. Chia vườn thành 2 khu. 1khu sục agrifos400 còn 1 khu sục ridomil+tervigo để xem cái nào hiệu quả hơn, theo các chú vậy được không ạ? Cho cháu hỏi thêm những cây chưa bệnh mà lá không xanh đậm mà phiến lá hơi vàng trong thời gian trị bệnh có được phun thuốc gì để lá tiêu xanh đậm không và chỉ cho cháu loại thuốc đó với. Tiêu như vậy là do thiếu chất gì hay đã nhiễm bệnh ạ. Cháu cảm ơn.

tieuduong

Cảm ơn chú Minh Vịnh. Tiêu suy nhà cháu cũng nhổ nhưng nhiều trụ cũng còn xinh lắm chú Vịnh. Tiêu gần phủ trụ, chỉ bị rụng đốt trên ngọn và lá hơi vàng, giờ nhổ bỏ thì tiếc quá phải không chú… nên cháu mới nhờ những chú có kiến thức để giúp chứ biết bao tâm huyết bỏ vào nó rồi. Cháu là 1 người rất mê ngành trồng tiêu đang học dở chừng mà nghỉ về trồng tiêu luôn các chú ạ. Cháu muốn có 1 kiến thức và may mắn tìm ra diễn đàn này để học theo những người làm thực tế và thành công.
Theo như chú Vịnh và các chú trong diễn đàn thì thuốc nào phòng bệnh chết nhanh chết chậm tốt nhất và hiệu quả nhất ạ?

Nguyen Thanh Xuan

Chào TiêuDương!
Không biết ý kiến của anh Minh Vịnh thì thế nào, nhưng tiêu nhà mình đã từng bị bệnh như thế rồi. Mình thì trị bằng thuốc metaxyl 500 cho đợt phun và đổ gốc lần đầu, lần hai mình dùng thuốc supper cook 85 sử dụng như lần đầu, sau cùng mình đổ gốc thuốc AgriFos400, mình vừa trị cây bị bệnh vừa phòng ngừa cả vườn. Kết quả là đã chặn đứng được bệnh và không có hiện tượng lây lan cả vườn, nhưng cây bị bệnh sau khi chữa khỏi vẫn èo uột chậm phát triển lắm, tốt nhất là nhổ bỏ trồng lại. Bạn lưu ý khi pha thuốc đỗ gốc thì đất phải ẩm. Điều quan trọng nhất là bạn đừng để bệnh lây lan khắp vườn thì mất trắng đó.
Thân

tieuduong

Cháu cảm ơn chú thanh xuan, tiêu nhà cháu đang dùng thuốc như cháu nói ở câu hỏi trên mà giờ chuyển sang thuốc như chú nói thì tiêu có bị sao không chú? Nhiều thuốc xuống nó có đối kháng không biết !

Nguyễn Minh Vịnh

@tieuduong!
Cứ dùng hóa học trước để tiêu diệt mầm bệnh sinh học sau phòng ngừa. Tiếp đến dùng phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng mà tránh tái phát. Cây mới vàng lá chữa sẽ khỏi. Để cây rụng lóng cây sẽ suy kiệt. Ridomin hay Metaxyl được tính gần giống nhau. Không xài Metaxyl thì dùng Ridomin, aliete, super cook, coc 85, đồng đỏ… cũng được. Tuy nhiên dùng gì thì cũng dùng 2 lần cách nhau 15 ngày, sau đó xịt định kỳ tới khi khỏi hẳn.
Dưới gốc thì nên sục gốc agrifos 400 cho cây hồi phục rễ tổn thương.
Dùng như thế không khỏi tức là cây đã chết. Tôi cũng học hỏi kinh nghiệm và áp dụng thực tế trong vườn nhà mình dữ lắm. Biết cách vệ sinh vườn thì cây sẽ ít nhiễm bệnh. Để cây bị bệnh chữa mệt lắm. Đi qua đi lại thấy nó mà thêm rầu. Nên xem lại phương pháp chăm sóc vườn của mình.
Thân!

jindo

@tieuduong. Bạn đang đỗ thuốc của bạn thì cứ chờ xem thuốc có tác dụng không đã vì theo tôi nghĩ chữa bệnh không phải ngày 1 ngày 2 là thấy kết quả được. Bây giờ bạn đỗ thuốc khác vào thì không đánh giá được thuốc nào tốt thuốc nào xấu.

tieuduong

Cháu cảm ơn chú jindo đã góp ý cho cháu…các chú ơi cho cháu hỏi. Kĩ thuật chiết tiêu nằm ở phần nào vậy cháu đọc và tìm chiều giờ chưa ra nên phải nhờ các chú giúp vì cháu nới vào diễn đàn nên chưa biết lắm. Cháu cảm ơn.

Nguyễn Vịnh

Chào @tieuduong.
Hầu như trang Web nào cũng có mục tìm kiếm hay ô để phục vụ cho việc tìm kiếm trên mạng. Với trang Web có chứa nhiều thông tin thì thường có thêm phần tìm kiếm trên trang web nữa.
Trên Giatieu.com cũng có phần tìm kiếm, nằm ngay giữa trang, phía trên bảng tin vắn, đang có dòng chữ chạy ngang qua giữa trang chủ. Bạn nhập từ khóa vào ô trắng để tìm nhé . Thân

hienchau

Mình đã trồng tiêu trên cỏ ép xanh sau 5 ngày, và bón phân chuồng tưoi cho cây trồng, thấy hiệu quả cao. Theo lý thuyết, thì phân tươi còn nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng hơn là phân đã ủ hoai, mùi hôi thối của phân tươi bay hơi là mất: trong đó có NH3 và có thể có các chất kích hoạt tăng trưởng kháng bệnh cho cây nhạy cảm dễ phân hủy (bay hơi là mất), bón phân tươi, hay ép xanh, mục đích là nhờ các cầu nối ion trong đất giữ lại chất dinh dưỡng cho cây, sừ dụng khi cần, sở dĩ cây ngộ độc hữu cơ vì đã bón quá nhiều (trên nền đất đổ đống phân chuồng sau 1 năm trồng tiêu vẫn chết), sự phân hủy hữu cơ qua 3 giai đoạn là không giới hạn rõ rệt, nên chất dinh dưỡng cho cây trồng có thể bị mất đi khi rễ chưa kịp đến … vấn đề quan trọng là : lượng phân bón, khoảng cách gốc, lấp đất, và nước tưới,… bạn nên làm đối chứng để tìm ra cách sử dụng phương pháp này, tiết kiệm phân, đỡ tốn kém, mình đã dùng 7 tấn phân cút tươi, trải đều trên đầt 2,5 ha cà phê kinh doanh. Giảm 1/4 lượng phân hóa học, là cà phê tốt như rừng, không cần phải phun thuốc dưỡng cây trừ bệnh, mình đang hướng dẫn sử dủng phân tươi cho bà con trên cây cà phê tại Krông Pac DakLac, và đang đối chứng cho cây tiêu mới trồng ở sông Hinh, Phú Yên mong các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thêm.

trongquyetle

Chào @hienchau. Kinh nghiệm của bạn rất thú vị nhưng mình vẫn còn băn khoăn. Về ép xanh mình đã làm trực tiếp nhưng còn phân chuồng tươi rõ ràng là dinh dưỡng rất cao đặc biệt là NH3, nhưng cây tiêu rất mẩn cảm với đạm, hơn nữa là tuyến trùng có tăng thêm nhiều trong đất không? Mình rất quan tâm phương pháp của bạn nhưng bạn nên nghiên cứu ở nhiều đất khác nhau để giải thích thỏa dáng cho bà con khỏi lầm.
Thân chào!

nhật Tân

Chào anh Vịnh , chào cộng đồng giatieu.com!
Mọi người cho em hỏi là tiêu nhà em bây giờ trổ bông hết rồi nhưng tự nhiên em phát hiện thấy lá tiêu non rụng. Kiểm tra thì không thấy con gì cắn cả. Đây là trường hợp lần đầu em thấy cho nên là không biết bị gì. Cộng đồng Giatieu có ai biết thì nói cho em biết tiêu bị gì không ạ? mà đặc biệt chỉ bị rụng lá chứ không rụng bông. Em cảm ơn mọi người.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Nhật Tân!
Không biết rụng ở mức độ nào. Nếu rụng lá mà không rụng bông có thể là dư Kali. Hoặc có thể rụng lóng tháo khớp do nấm. Xác định rõ nguyên nhân thì trị mới chính xác. Còn nói chung chung như thế rất khó đoán.
Thân!

trongquyetle

@nhật tân thân!
Bạn kiểm tra kỹ coi có phải bọ xít lưới không? thường thì nó hại chuổi và lá non nhưng khi chuổi đã chuyển sang màu xanh và cứng cáp rồi thì những lá non ra sau sẽ là mồi ngon cho chúng.
Còn nữa, vườn nhà bạn có phải ở Tây nguyên không? nếu ở Tây nguyên thì vừa qua mưa khá nhiều tiêu ngừng phát triển cũng sẽ bị rụng do sinh lý, ở đây mình cũng chỉ phỏng đoán mà thôi bạn cần phải coi kỹ lại. Nếu bị bọ xit lưới thì bạn dùng thuốc trừ sâu xịt qua là hết. Còn nếu mưa nhiều quá mà bị thì cần phải phòng bệnh chết nhanh. Thân chào!

chau van

Chào cộng đồng giatieu.com
Em có thắc mắc mong mọi người giúp đỡ. Chiều nay khi kiểm tra vườn tiêu thì em phát hiện trên lá tiêu xuất hiện đốm li ti màu vàng hơi ngã sang màu nâu, có lá bị nhiều có lá bị ít. Khi cào hết lớp đó đi thì thấy phần lá bên dưới đó màu đen và có hiện tượng bị thối, lá bị nặng thì từng mãng lá bị nhẹ thì li ti thôi ạ. Em mới làm tiêu nên không biết đó là bệnh gì mong mọi người giúp đỡ.

Hoang nhat truong

Tiêu rụng cũng ít chứ không nhiều lắm ạ , em nghĩ do bị nấm thì đúng hơn tại vì tiêu em rất dễ bị nấm . Em cũng đổ thuốc nhiều rồi nhưng vẫn thấy không được .

trongquyetle

nhật tân thân! Tiêu rụng ít chỉ 1-2 lá mà rải rác khăp vườn là sinh lý bình thường bạn đừng có lo lắng. Nếu là nấm mà hại ở gốc rể thì quan sát cây thấy hơi buồn và lá sẽ mềm chứ không giòn tươi như bình thường, còn nếu nấm du ký ở trên cây thì sẽ làm chết một phần cành hoặc thân nào dó. Nếu phát hiên sớm ta thấy lá có màu vàng tươi đang có chiều hướng chết. Vườn nhà bạn đã từng bị nấm thì nhìn qua có thể phát hiện ra triệu chứng cũ, còn mới như bây giờ ta phải loại trừ. Đã đổ thuốc thì bạn đợi chờ, đừng đổ loạn thuốc sẽ rất nguy hiểm. Chúc may mắn!

@chau van. Không biết lá non và lá bánh tỉa có bị không, nếu một mình lá già bị thì không có gì đáng ngại vì đó là nấm tảo.

Trịnh Văn Ba

Gửi cộng đồng diễn đàn. Tôi cũng là 1 nông dân trồng tiêu. Lâu nay có lên diễn đàn giá tiêu tham khảo cách chăm sóc tiêu thường xuyên, nhưng chưa gửi phản hồi bao giờ. Nay tôi có vấn đề muốn cộng đồng góp ý dùm tôi. Mong được chỉ dẫn :
Tôi năm nay đã 60 tuổi. Tôi có vài trăm trụ tiêu đã hơn 10 năm nhưng thường xuyên mất mùa. Qua giá tiêu tôi học hỏi nhưng vẫn thất bại. Năm này thời điểm này vẫn lặp lại như thế. Trụ nào ra bông thì coi như được. Trụ nào ra lá thì coi như mất (số này trong vườn không ít) các bác các anh có kinh nghiệm chỉ giúp giùm tôi.
Tôi hiện tại đang ở huyện Eakar tỉnh Đaklak. Tôi ở chỗ ảnh hưởng khí hậu duyên hải miền trung. Mưa nhiều, mưa lai rai, ở Nha Trang mưa là chỗ tôi cũng mưa. Mong được góp ý !

trongquyetle

Bác Trịnh Văn Ba kính mến!
Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu phần một và hai đã nói rất rõ và chi tiết, bác chỉ cần suy luận về đặc điểm khí hậu của vùng mình ở mà điều chỉnh nước cho phù hợp là được. Quyết có vài lời với bác như sau: vùng đất bác ở trước và sau tết mưa rất nhiều phải không? nhưng sau đó vẫn có thời gian nắng kéo dài cả tháng, có khi còn hơn nữa phải không? Nếu đúng như vậy thì phần nước ta cho là tạm ổn thế nên vấn đề làm bông ta chuyển sang phần dinh dưỡng. Ở đây không biết những năm đầu bác thu có sai không? và cách chăm bón sau này như thế nào? thường thì muốn mùa sau được mùa thì mùa này phải có cành tháo dài, chứ không phải phát nhiều lá vào mùa mưa. Theo Quyết được biết thì sự phân hóa mầm hoa rất cần kali và một số trung, vi lượng khác. Bác kiểm tra thử vườn mình thiếu vấn đề gì để bổ sung, nên nhớ là phải từ mùa trước mới có thể được. Khi nào thu hoạch xong mà bác thấy những nàng cung chúa mỉm cười thì chỉ cần hảm nước dúng cách lá OK. Ở dây vài lời Quyết chỉ tựa theo phỏng đoán mà thôi, nếu thấy thực tế thì mới sát sao được. Chào bác mong những ý kiến đóng góp khác cho bác. Chúc bác thành công.

Nguyễn Vịnh

Chào anh Ba.
Thời gian để siết nước (hãm nước) rất cần khô ráo, thậm chí còn phải gây hạn cục bộ thì cây mới chuyển giai đoạn để phân hóa mầm hoa. Anh phải nhắm chừng trong khoảng thời gian khô hạn này là tiêu phải thu hái xong.
Quan trọng nhất là tiêu phải sung sức, phải cung cấp đủ dinh dưỡng trước khi siết nước, anh chú ý lượng phân kali rất cần để tạo hoa, thụ phấn.
Nếu đã vào mùa mưa rồi, cây chỉ ra lá là do chưa đủ thời gian phân hóa, nó sẽ ra bông lổ chổ tiếp sau đợt lá non, rất mất công. Nếu bông nhiều thì để thu, còn ít thì anh vặt bỏ, chấp nhận thất năm nay để năm sau được. Anh cần phải điều chỉnh chu kỳ của tiêu qua việc siết nước.Thân

tieuduong

Chào diễn đàn. Cho tôi hỏi, chú tôi bỏ phân gà trong gốc tiêu rồi vun gốc lại sau vài ngày thấy tiêu có hiện tượng héo lá thấy cây tiêu buồn đó có phải do phân không và giờ phải làm sao ạ.

Chắc không cứu kịp. Xịt nước đâỷ hết phân gà và đất mới vun đi may ra còn cứu vãn. Thành thật chia buồn.

Nguyễn Minh Vịnh

Bón thế nguy hiểm quá. Phân gà rất nóng mà bỏ trong gốc là tiêu. Bỏ ngoài tán lá thì được.

hienchau

Bạn ơi sao lại làm vậy! Bón phân cho tiêu cũng như cho người uống thuốc, quá liều là chết, cần đối chứng và quan sát đối chứng ít nhất 20 ngày, về lượng phân, khoảng cách gốc, và nươc tưới… trước khi sử dụng. Mình đang bón phân cút tươi, cho tiêu trồng vừa bén rễ sau khi đã đối chứng an toàn vì nghĩ rằng phân tươi có nhiều chất kích hoạt cho cây trồng và NH3… tưới phân cút tươi, bằng phương pháp hòa tan, theo ống nhỏ giọt.

Trịnh Văn Ba

Xin chào cộng đồng Giá tiêu.com
Xin cảm ơn ý kiến của anh Nguyễn Vịnh và trongquyetle !
Qua 3 năm đến với giá tiêu.com là một người nông dân trồng tiêu tôi thật sự tâm đắc. Như các anh đã thường nhắc (thiên thời – địa lợi) trong 2 điều đó tôi đều không hội đủ, nhưng đã trót rồi. Vườn cây là tâm can ruột gan của mình, đâu phải tiền là lớn nhất. Trồng cây mong cây trổ hoa chờ ngày hái quả như tôi không những buồn mà còn cay cú nữa, ai làm hay làm giỏi tôi đều đến học tập, sẵn sàng sắm máy để mở rộng giao lưu.
Vùng tôi ở phía đông ĐakLak, giáp Khánh Hòa. Để cắt nước cần 30 – 45 ngày, ở tôi 15 ngày đã khó kèm theo đất dở, bây giờ tiêu nhà tôi đã ra bông ở 1/3 số trụ, còn số khác chỉ ra lá. Theo như những năm vừa qua số ra lá sẽ không cho ra bông (số này mong các bạn các anh tư vấn giúp). Xin thưa vườn nhà tôi có 2 giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Phú Quốc.
Học cả đời chưa hết kiến thức của loài người, nhưng 10 năm xoay xở với vườn tiêu là ra được bông quả là không ngắn. Rất mong được các bạn, các anh chỉ cách cho ra bông đều.
Mong được các bạn, các anh tư vấn cho.
Xin cảm ơn !

Nguyễn Minh Vịnh

Chào anh Trịnh Văn Ba!
Anh có nhiệt huyết với cây hồ tiêu vậy tôi rất khâm phục. Do thổ nhưỡng vùng anh tôi không hiểu rõ lắm nên cũng không dám mạo muội. Mà thấy anh có nhiệt huyết vậy thì tôi cũng nhiệt tình chia sẻ như sau:
Anh không chia sẻ rõ là trong 30-45 ngày hãm cây đó điều kiện thời tiết anh thường gặp là nắng gắt hay thỉnh thoảng gặp mưa ?
Nếu là nắng gắt thì tưới nhấp nhấp cho cây khỏi kiệt sức. Còn mưa thì dùng thêm thuốc để cây tạo điều kiện phân hóa mầm hoa.
Sau khi thu hoạch, xịt thuốc đồng rửa cây sau khi thu hoạch, tỉa bỏ cành lươn, tay lòa xòa sát mặt đất, làm chồi tỉa tán cho cây tiêu.
Tiếp đến thời tiết hay mưa khó hãm nước thì cào lá già lá bệnh tật khắp rẫy đi đốt. Sức nóng đó sẽ góp phần phân hóa mầm hoa. Còn thời tiết khô ráo, hạn nẻ đất thì tưới nhấp nhấp cho cây khỏi suy kiệt.
Sau khi hãm nước xong hoặc gần xong xịt thuốc phân hóa mầm hoa. Tiến hành các bước bón phân xịt thuốc như trên bài viết. Mong rằng anh sẽ thành công. Còn nếu khó làm bông quá thì chọn giống Trâu đất đỏ BRVT hoặc tiêu sẻ mỡ, sẻ thường, sẻ đất đỏ, Ấn Độ ba chia trồng. Lúc nào bông cũng đặc nghẹt. Khỏi quan tâm đến vấn đề làm bông.
Thân!

Minh Quân

Chào anh Minh Vịnh và cộng đồng giatieu.com. Em ở Lộc An, Lộc Ninh, Bình Phước. Vừa qua em đã áp dụng kĩ thuật làm bông của anh trên tiêu Vĩnh Linh và Ấn Độ cộng với thời tiết thuận lợi nên bước đầu khá thành công, tiêu ra bông rất nhiều. Chân thành cảm ơn những kinh nghiệm quý báu anh đã chia sẻ với cộng đồng. Chúc anh và gia đình dồi dào sức khoẻ.

Hoa tuylip

Chào Anh Minh Vịnh, vườn tiêu nhà em năm nay áp dụng kỹ thuật làm bông của Anh rất thành công. Tiêu ra trắng xóa, rất đều và đồng loạt, có lẽ khoãng 15 ngày nữa là tiêu vào hạt, sắp tới em sẽ bón tiếp phân chuồng ủ hoai, lần nầy anh có hướng dẫn là có thễ bón thêm vôi cho đất, vậy em có thể thay thế vôi thông thường bằng vôi lân địa long được không ? Mong được anh góp ý, cám ơn anh nhiều. À em xém chút nữa quên, ba em lúc nầy ra vườn tiêu thì vui lắm, còn nói “cái máy vi tinh ba mua cho mày vậy mà hay, mày nhớ cám ơn anh Minh Vịnh dùm ba nha”

Nguyễn Minh Vịnh

Chào hoatuylip!
Năm nay trúng mùa thì dưỡng giàn lá cho cây sung thì sang năm sẽ không mất mùa. Lưu ý là tưới theo khi thu hoạch cho tới khi thu hoạch xong và tưới nhấp nhấp cho tới khi cắt nước hoàn toàn. Cây không suy sẽ cho năng suất đều. Tuy nhiên có một vài giống dù có áp dụng kỹ thuật gì đi chăng nữa cũng có một mùa bội thu và một mùa ít trái hơn một chút. Riêng việc bón vôi thì cần kiểm tra đất. Đất có bị chua dư axit thì mới bón vôi. Đất trung tính hoặc đất kềm bón nhiều vôi cũng không tốt. Có một mẹo nhỏ là vùng đất nào trũng nước, khó rút nước mưa xong thấy thối đất thối cát, thì vùng đó dùng vôi rất tốt. Khi ra môi trường nó kết hợp với CO2 thành CaCO3 kết tủa, ngoài ra còn kết hợp với một số gốc axít khác tạo thành muối kết tủa làm giảm phèn cho đất. Phần đất đó sẽ trở nên thoáng khí hơn, dể rút nước. Loại vôi bạn nói rất thích hợp với cây hồ tiêu do nó ngoài Cacbonat canxi còn có các chất như MgO, No3NH4, SO2, MnO, K2SO4, P2O5, CaSO4… Bổ khoáng chất cho đất giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Đặc biệt ở vùng đông nam bộ rất hợp. Khi dùng loại này cần lưu ý phải giữ ẩm độ cho đất trong vòng 20 ngày và không được bón các loại phân bón khác sẽ làm kết tủa mất khoáng chất.
Tuy nhiên cần thận trọng. Hiện nay trên thị trường loại này bị làm giả khá nhiều. Vì vậy nên mua chỗ uy tín. Trên các thông tin báo mạng nhan nhãn thông tin bị làm giả tôi cũng hơi e sợ.
Kiến thức tôi có cũng không dùng để làm gì. Làm nông dân giúp ai được thì giúp. Nghe bạn tâm sự trúng mùa tôi cũng vui vui. Một vài chia sẻ.
Thân!

kiến thép

kiến thép xin chào anh và các chú bác trên diễn đàn. Em tham khảo về phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm cho tiêu thì trên diễn đàn em đọc được là sử dụng agrifos + mataxyl + mancozed + vl. Em không biết kết hợp như vậy có được không ? Mong anh và các chú bác góp ý. Vùng em đang bị chết chậm. Thân chào anh !

phạm hùng

Chào anh Nguyễn Minh Vịnh!
Những gợi ý anh nêu trên là em hoàn toàn thuyết phục, Em phun Aliete thấy khá ổn rồi. Cám ơn anh nhiều lắm!
(Ngưỡng mộ anh) Chúc anh và gia đình có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và có nhiều mùa bội thu!
.

Nguyễn Minh Vịnh

@ phạm hùng!
Cũng đơn giản thôi vì vườn hồ tiêu của tôi trước đây rất xấu. Cái gì tôi cũng từng trãi qua. Kinh nghiệm tôi học ở khắp nơi. Tôi cũng thất bại vô số lần. Tôi hay tìm tòi học hỏi, kết hợp với thực tế. Quan sát cây hồ tiêu. Phán đoán tình trạng sức khỏe. Mỗi khi tôi nghe thấy vườn ai đang gặp trục trặc sau đó ổn rồi là tôi vui lắm.
Thân!

Phạm Hùng

Anh Vịnh ơi! Em vừa ủ thành công 20 kg bao tử nấm trico, em tính mua hai tạ phân gà dã qua xử lí trộn với số trico nói trên bón cho 1300 hố tiêu kinh doanh, anh thấy có hợp lí ko? Vì tiêu em dã bón dủ phân rồi.
Mong hối âm từ anh !

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Phạm Hùng!
Thế thì quá tốt. Làm như thế mới gọi là nhân sinh khối đấy!
Nếu bón ra thấy nấm lên hơi mốc mốc đất là tuyệt vời. Quan trọng là không để vườn đọng nước đặc biệt trong gốc. Đầy đủ ánh sáng nữa là quá tuyệt. Như tôi thì tăng số lượng bào từ lên nữa cho chắc. Muốn an toàn thì 1 tháng sau cho nó 1 ít bào tử lên làm liều nhắc như vác xin thì càng tốt. Vừa rồi tôi cũng bỏ 2 tạ phân dạng cám. Bào tử lên trắng xóa. Thế là anh có thêm 1 kỹ thuật nữa. Tự tin lên nào.
Thân!

Nguyễn Kim Tân

Chào anh Minh Vịnh.
Vườn tiêu của em trái rất nhiều, nhưng sau 2 tuần lễ bón phân thì tiêu bắt đầu rụng bông. Em tiếp tục bón phân lại thì tiêu không rụng bông nữa. Và sau 2 tuần thì tiêu lại rụng bông tiếp như củ nữa (em bón phân NPK phi). Em nghĩ có lẽ là do đợt đầu mùa em bón phân đơn trộn làm ảnh hưởng bộ rễ của tiêu.
Cứ 2 tuần sau khi hết phân thì nó lại rụng cứ lập lại như vậy hoài xin nhờ anh Minh Vịnh chỉ cách khắc phục hiện tượng rụng bông giúp em.
Xin cảm ơn anh, xin chúc anh sức khỏe.

Hoàng đức

Theo e nghĩ a mua trúng phân chất lượng kém rồi… Cây ăn được 10 ngày nữa tháng là hết phân. Chỗ em ở cũng vậy bón trúng phân dổm được ít bửa cây lại như lúc đầu. Bón phân đơn chịu khó trộn xíu nhưng chất lượng hơn.
Có gi ko đúng mong a góp ý.
Thân mến.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Nguyễn Kim Tấn!
Do cây thiếu dinh dưỡng và sốc phân vô cơ đấy. Bón phân cây bị phạm rễ cái nó rụng. Mà không bón nó tiếu phân nuôi không nổi trái cũng rụng. Do đó anh nên chọn loại phân hữu cơ bón cho cây sẽ an toàn hơn. Phân vô cơ tôi chỉ dùng ở giai đoạn nhú mắt cua để cây bung cựa đồng loạt. Dưỡng cây nên dùng phân hữu cơ. Có thể bỏ thêm phân khoáng cho cây đỡ rụng bông. Bông nhiều quá gặp mưa dầm cây rụng bông là bình thường. Một phần do giống nữa. Có điều rụng ở mức độ nào? Có trong mức cho phép hay không?
Dùng một số loại phân bón lá bổ xung trung và vi lượng như Ca, Zn, Mg, Bo,… cũng làm cho cây đỡ rụng bông đấy. Bông nhiều mà cây không đủ dưỡng chất hiển nhiên nó sẽ nuôi không nổi mà rụng bớt. Mà khi ta dùng phân bón thì dùng loại an toàn sẽ yên tâm hơn. Giai đoạn nuôi bông cây rất nhạy cảm.
Thân!

Phi Thường

@Nguyễn Kim Tân:
Bạn hiện đang sử dụng phân gì và dùng được bao lâu rồi? Nếu không phải do chất lượng phân thì có vẻ như cây tiêu của bạn hơi yếu do mức độ hấp thụ dinh dưỡng kém. Ví dụ bộ rễ không tốt sẽ dẫn đến cây phụ thuộc hoàn toàn vào việc hấp thu dinh dưỡng thụ động từ phân bón thay vì là tự tổng hợp. Trường hợp thứ 2 là đất của bạn không đủ dinh dưỡng cho cây đặc biệt là các yếu tố vi lượng, đóng vai trò rất quan trọng cho việc ra hoa, kết trái và tránh rụng trái như anh Vịnh đã đề cập ở trên.

Bạn ở vùng nào, nếu gần BRVT thì tôi có thể chia sẻ cho bạn sử dụng một loại phân vi sinh bón lá rất tốt giúp giảm rụng bông và rụng trái rất tốt đang được sử dụng rộng rãi ở khu vực chỗ tôi. Tiếc là phân này không được bán rộng rãi bên ngoài thị trường mà họ chỉ phân phối trực tiếp đến nông dân.

Nguyễn Kim Tân

@Chào bạn Phi Thường!
Hiện tại tôi dùng phân NPK phi cứ 2 tuần là bón 1 lần thời kì ra hoa đậu trái tôi bón khoảng 4 – 5 lần. mỗi lần bón khoảng 1 lạng hoặc hơn chút. Đất chỗ mình là đất xám đen vườn tiêu thuộc loại sung tốt tiêu thu hoạch đến nay dược 4 – 5 năm mình ở H. Định Quán, Đồng Nai.
Theo tôi nghĩ là do đợt bón phân đầu mùa mưa lần đó tôi bón phân đơn trộn sau khi bón phân khoảng 3 – 4 ngày lá non nhìn thấy không bình thường lá bị bạc trắng rồi hơi cuốn lại sau khoảng 10 ngày những cây ra bông trước rồi bông dần dần chuyển sang màu vàng và rụng dến 80 – 90%. Và sau này tôi đổi sang sử dụng NPK phi thì bông không còn rụng nữa, nhưng sau 2 tuần lễ nó lại rụng tiếp và tôi lại tiếp tục bón phân NPK như lần trước thì bông nó không rụng rồi sau 2 tuần nữa nó vẫn như vậy. Tôi đang thật sự lo lắng bay giờ không biết làm sao…
Cám ơn bạn đã giúp đỡ. Xin chúc sức khỏe

Phi Thường

@Nguyễn Kim Tân:
Nghe bạn nói rụng bông tới 80% – 90% mà tôi thấy tiếc quá. Tôi nghĩ chỉ NPK thôi thì chưa đủ vì cây cần rất nhiều các thành phần quan trọng khác giúp tổng hợp NPK như aminoacid và một số enzym. Bên cạnh đó các yếu tố vi lượng cũng rất quan trọng cho sức khỏe của cây đặc biệt trong giai đoạn làm bông và nuôi trái.

Bạn thử vài sản phẩm anh Vịnh giới thiệu xem có đỡ hơn không. Nếu không thì cho tôi số điện thoại, có dịp tôi sẽ ghé qua chỗ bạn đem phân bón lá vi sinh chỗ tôi hay dùng cho bạn dùng thử chắc chắn sẽ rất hiệu quả vì nó đang cho kết quả rất tốt trên vườn nhà tôi và vườn của một số nông dân khác trong khu vực chỗ tôi.

Chúc bạn sức khỏe và sớm khắc phục được vấn đề rụng bông.

Nguyễn Kim Tân

Chào anh Minh Vịnh
Cảm ơn anh đã phản hồi câu hỏi của em. Nhân đây em xin trình bày cách làm của em.
Giống tiêu nhà em trồng là giống tiêu sẻ lá nhỏ, những năm trước không có hiện tượng rụng bông thường thì khoảng 2 tuần em bón 1 lần phân NPK phi. Thời kì ra bông đậu trái bón khoảng 4 -5 lần.
Năm nay, em làm rất kĩ phân hữu cơ em ủ hoai mục trước khi bón em có trộn với nấm trico dema. Đầu mùa mưa đến giờ em bón 2 lần phân hữu cơ (mỗi gốc khoảng 3 -4 xẻng). Lần đầu mùa mưa em bón phân đơn trộn sau bón vài ngày, nhìn thấy lá non không bình thường nó bị bạc trắng. Anh biết không, khoảng 10 ngày sau, những cây tiêu ra bông trước bông nó dần dần chuyển sang màu vàng rồi rụng khoảng 80 – 90%. Thấy vậy, xót quá nên em mới đổi lại sử dụng NPK phi như những năm trước. Bón NPK vào thì thấy hiện tượng rụng không còn nữa. Và sau này cứ khoảng 2 tuần là nó bắt đầu có hiện tượng rụng tiếp rồi em lại bón thì nó không rụng nữa (mỗi lần bón mỗi cây em cho khoảng 1 lạng hay hơn chút ít tùy theo cây lớn nhỏ). Cứ như vậy, làm em lo lắng nhiều lắm. Không biết sau khi đậu trái nó còn rụng nữa hay không.
Xin cảm ơn anh Minh Vịnh cùng anh em trên diễn đàn. Xin chúc mọi người sức khỏe.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Nguyễn Kim Tân!
Rất chi tiết. Kiểm tra xem có sâu bọ chích hút không? Có một số côn trùng chích hút sẽ làm cho dé bông vàng rồi rụng. Ngoài ra như tôi nói. Bón phân đơn hoặc chỉ NPK cây thiếu trung và vi lượng trầm trọng. Đặc biệt khi dư lân và Kali sẽ làm cho cây thiếu Zn và Mg. Xịt phân bón lá bổ xung trung và vi lượng Nhu Ca, Zn, Mg, Bo…có kết hợp thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm hiện tượng trên. Tìm mua loại thuốc có tên thương phẩm là Sada T xịt sẽ giảm hẳn. Loại này không pha với bất cứ thuốc gì. Tìm phân hữu cơ khoáng Hướng Dương Xanh bỏ cho cây cây sẽ đỡ. 0866800927 hoặc 0983637727 Số điện thoại công ty cung cấp nó đây a lô hỏi thử khu vực đó có bán không? Tìm mua. Hoặc dùng phân amino sinh học Wegh, Growmore, ĐHNL tp HCM… Thường tôi ít khi nói tên thương phẩm lắm. Nghe như dân tiếp thị ấy.
Thân chào nhé!

Đức Hùng

Chào anh Minh Vịnh.
Cho tôi hỏi : tiêu nhà tôi đang ra bông rất nhiều, nhưng nhìn trên cây lại có một số lá non bị đen ngoài đầu lá rồi rụng , không biết đây là bệnh gì? Tôi có xịt thuốc ALIET, 1 tuần sau thì thấy không bớt, tôi xịt lại thuốc ANTRACOL thấy cũng không hết. Mong anh tư vấn giúp đây là bệnh gì và cách khắc phục như thế nào .
Cám ơn anh nhiều !

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Đức Hùng!
Với cháy là không phải hoàn toàn do nấm mà phạm rễ do bón phân cũng bị. Dư Kali cây cũng bị. Đã xịt thuốc trị nấm thì phải từ từ cây mới khôi phục. Cây phải mất hơn 2 tuần mới có kết quả. Aliete nó là loại thuốc rất mạnh. Muốn hiệu quả phải xịt 2 lần cách nhau 15 ngày. Muốn loại mạnh hơn thì xài đồng đỏ hoặc boocdo. Nếu như không phải cháy lá do bón phân thì đổ phân amino sinh học cho cây hồi phục rễ non. Trên lá sau 2 tuần xịt Trichoderma lên cho chắc. Do hóa học trị không được lờn thuốc thì thử dùng sinh học xem sao ? Trị không khỏi nữa thì nên nhổ bỏ đốt. Tránh lây lan.
Thân!

Xuân Thành

Chào anh Minh Vịnh!
Anh cho em hỏi: Arifos 400 pha chung với Mexyl 72W để đổ gốc cho tiêu trị bệnh vàng lá rụng đốt có được không anh? Hai loại thuốc trên có gây hiện tượng phản ứng không anh?
Cảm ơn anh nhiều!

Nguyễn Minh Vịnh

@ Xuân Thành!
Agrifos 400 khuyến cáo không pha chung với thuốc gốc đồng, dạng như boocdo hay đồng đỏ… Còn Mexyl thành phần của nó bao gồm 65% là Mancozeb và phụ gia. Đó là một phức chất giữa Mangan và kẽm. Dùng để trị và ngừa thán thư, rỉ sắt, đốm lá mốc sương….Thường kỹ sư khuyến nông vẫn cho pha chung giữa Agrifos 400 và Mancozeb. Anh có thể đọc lại mục này nói về Agrifos 400. http://www.giatieu.com/phong-tri-benh-chet-nhanh-vang-la-thoi-re-tren-cay-ho-tieu/1342/
Thân!

Nông Văn Thành

Nhân tiện đây cho phép cháu hỏi đôi lời. Không biết Là có ai ở Đăk Lăk và Đăk Nông tham gia diễn đàn này không nếu có thì ai đang sử dụng sản phẩm của CTy Tam Nông thì cho cháu xin địa chỉ phân phối hoặc đại lý bán sản phẩm trên ở 2 Tỉnh trên có thể chỉ cho cháu không ạ. Và các sản phẩm khác nữa như là vi nấm 3 màu, trichoderma, agrifos 400, hoặc cho cháu xin số điện thoại của những công ty của sản phẩm đó cũng đượ. Cháu đã đi tìm mua ở 2 huyện Cưjut và huyện Đăk Mil họ đều nói là không có. Họ chỉ đưa cho những loại thuốc khác của thương hiệu khác nhưng tiếc là toàn thành phần hóa học. Cháu mới bắt đầu vào làm TIÊU cháu muốn theo con đương sinh học vi vậy cháu rất mong chú Nguyễn Vịnh, chú tiêu Phong, chú Nguyễn Minh Vịnh va toàn thể cộng đồng giatieu.com nhiệt tình giúp đỡ một người còn nhiều thiếu sót như cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình giatieu.com. Có gì mạo muội và không phải rất mong các bác các chú bỏ qua.

bình an

Chào anh Nông Văn Thành. Em 42 tuổi ko biết kêu bằng anh có đúng ko, em mong mọi người trên diễn đàn giới thiệu tuổi với nhau cho dễ xưng hô. Em ở Đấp R’Lấp, sản phẩm của cty Tam Nông thì em tìm mua ko có nhưng nấm 3 màu, trichoderma, agrifos400 thì ở NHÂN CƠ có bán đầy. Thân chào anh

linhbinhphuoc

chú Minh Vịnh ơi khi mình hãm nước xong thì mình tưới nước ướt đẫm rồi xịt phân bón lá và thực hiện các bước tiếp theo. Vậy cho cháu hỏi từ khi ta tưới ướt đẫm đến khi bông nở đều trung bình khoảng bao nhiêu ngày? hỏi để mọi người cùng biết và căn thời tiết, nhưng mà còn phụ thuộc vaò ông trời nữa phải không chú.
Cám ơn chú và giatieu.com.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào linhbinhphuoc!
Sau khi tưới ướt đẫm thì tuần sau tôi bỏ phân aminosinh học hồi phục rễ trong màu khô. Trên lá xịt phân bón lá. Sau đó luân phiên. Nếu bón phân gốc thì trên lá phải 1 – 2 tuần mới xịt và ngược lại. Phân bố đều phân bón ở giai đoạn này để cây cân đối dinh dưỡng ấy mà. Khi hãm nước xong rồi thì mình có thể thay ông trời được. Bằng cách tưới nếu đất không đủ ẩm. Cái gì cũng có cái khó của nó. Thời tiết thuận dù sao vẫn hơn. Nhưng nếu không thuận ta phải tìm cách giảm thiểu rủi ro. Cây lúa có mất mùa 1 vụ còn có vụ khác ngay. Chứ tiêu là phải mất cả năm. Nếu gặp rủi ro bệnh tật nữa thì mất thêm vài năm. Tiêu mà tiêu là tiêu luôn.
Thân!

kiến thép

kiến thép xin chào anh Minh Vịnh. Anh cho kiến thép hỏi, vườn tiêu nháp kiến thép vừa xịt agrifos và nấm đối kháng tricho xong, em quan sát thấy trong vườn có rất nhiều kiến nay em muốn dùng sp cáo sa mạc để diệt trừ kiến, em không biết như vậy có diệt luôn nấm đối kháng không? Em pha agrifos chung với nấm đối kháng không biết có được không, mong anh chia sẻ và góp ý. Chúc anh và gia đình nhiều sức khoẻ. Thân chào anh. kiến thép.

Nguyễn Minh Vịnh

@ Kiến thép!
Sản Phẩm cáo sa mạc chuyên trừ tuyến trùng rệp sáp. Diệt kiến phải mua thuốc kiến pha với đường cát vàng, mật mía nhử kiến lửa. Hoặc dùng đầu cá, ruột cá nhử kiến đen cao cẳng. Chứ dùng cáo sa mạc sẽ không hiệu quả. Kiến nhiều rất dễ phát sinh rầy trắng.
Trichoderma nên dùng với phân animo sinh học. Còn dạng như Agrifos kết hợp chung sẽ kém hiệu quả. Agrifos kết hợp hiệu quả với các thuốc dạng như metaxyl, ridomin, mancozeb… để ngừa thán thư và chết nhanh chết chậm. Agrifos 400 rất kị với các thuốc đồng.
Thân!

kiến thép

Thân chào anh Minh Vịnh và diễn đàn. kiến thép chân thành biết ơn những kinh nghiệm ,hiểu biết mà anh chia sẻ. Với những người mới tập tành chọn cây tiêu là hướng phát triển thì qủa thật có nhiều khó khăn quá. Bây giờ tiêu bắt đầu đậu trái non mà không biết bón phân như thế nào để đạt hiệu quả trong từng giai đoạn ? 1 năm về phụ giúp gia đình để tích luỹ học hỏi kinh nghiệm em thấy như 1 mớ hỗn độn trong đầu. Bà con trong vùng và ngay cả gia đình em làm tiêu theo 1 sự rập khuôn nào đó (vd xử lý tiêu ra bông thì xịt Bo, Bio rồi bón phân NPK từ lúc tiêu đậu trái tới lúc thu hoạch) với 3 ha tiêu mà chỉ đạt lắm là hơn 7tấn, trong khi đó thấy anh và mấy chú, bác canh tác 5,7tấn/ha mà mê. Nghĩ đi nghĩ lại thì kiến thép thấy chắc là khâu bón phân giai đoạn làm bông, đậu trái không đúng thì phải. Vì vậy kiến thép mong anh giải đáp, chia sẻ những điều mà kiến thép thắc mắc:
1) khi làm bông cho tiêu giai đoạn lú cựa gà chuẩn bị ra bông thì mình nên xịt phân bón lá, bón phân chủ yếu là chất gì. (N, P, K).
2) khi tiêu ra bông thì mình nên bón, xịt phân có thành phần nào cao để chuỗi ra dài và ít rụng.
3) khi tiêu đậu trái thì mình nên bón phân có thành phần nào cao.
4) khi tiêu vào hạt thì mình nên bón phân có thành phần nào cao để hạt được chắc và nặng lạng. Kiến thép rất mong anh hồi âm, chia sẻ và góp ý. kiến thép chân thành cảm ơn anh, cảm ơn bác admin. Thân ái chào anh.

Nguyễn Minh Vịnh

@ kiến thép!
Trước đó ta phải dùng phân aminno sinh học đổ gốc hồi phục rễ. Tiếp đó dùng P cho cây tập trung phát tay. Cây phát tay nhiều thì chuỗi đeo bông cũng sẽ nhiều.
1. Thời kỳ này cây cần đủ cả NPK trung và vi lượng. Do cây cần rất nhiều dưỡng chất.
2. Dùng Kali Bo sẽ giúp cây ra bông tập trung ít rụng chuỗi. N giúp chuỗi dài mập mạp.
3. Dùng phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho hồ tiêu. Cây vẫn cần đầy đủ NPK trung và vi lượng. Hàm lượng NPK giảm lại ưu tiên trung và vi lượng để cây tăng đề kháng chống chịu điều kiện bất lợi trong mùa mưa. Đặc biệt thời kỳ này bà con nào xài vô cơ giai đoạn làm bông sẽ thấy ngay tác hại. Một số cây sẽ bị vàng lá do dư axít và một số nguyên nhân khác nếu không kịp thời bổ xung Ca, Mg, Zn, Si…
4. Cây vào hạt làm sọ chủ yếu là K. Dùng phân sinh học do bộ rễ giai đoạn này đã phát triển chậm, Cây vào hạt trên lá chỉ dùng phân bón lá hàm lượng P, K trung và vi lượng.
@ kiến thép chịu khó đọc lại một số bài viết trên diễn đàn.
Thân!

Huy Hoàng

Chào mọi người trên diễn đàn.
Tôi là một người nông dân nửa mùa, tốt nghiệp ra trường vì lý do cá nhân nên về nhà trồng tiêu, vì mới làm nên chưa có kinh nghiệm lên google tìm hiểu thì biết được diễn đàn này. Thời gian qua tôi rất chăm chú theo dõi các bài viết và các comment trên diễn đàn và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý báu. Tôi rất cảm ơn Giatieu.com đã mang lại nhiều kiến thức cho tôi. Qua theo dõi diễn đàn tôi thấy mọi người 99% nói về chăm sóc tiêu kinh doanh, ít thấy ai chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc tiêu mới trồng vậy cho tôi hỏi ai có kinh nghiệm chăm sóc tiêu mới trồng nhất là tiêu ác thì tôi xin được chia sẻ.
Thân chào!

Nông Văn Dân

Chào @ Huy Hoàng. Văn Dân tui cũng bán nông dân thôi nhưng vì đam mê nương rẫy, nên thấy người ta trồng cà phê mình cũng trồng cà phê, thế rồi người ta trồng tiêu Văn Dân tui cũng trồng tiêu, nói như vậy không phải là thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào đâu. Văn Dân cũng chỉ trồng được vài ngàn trụ tiêu thôi, thấy bạn hỏi kinh nghiệm trồng mới tiêu con nhất là tiêu ác thì Văn Dân cũng mạo muội nêu vài ý comment để các bạn tham khảo mong góp ý cùng nhau rút kinh nghiệm :
+ Làm đất sạch sẽ, khoảng tháng giêng là Văn Dân khoan hố để phơi, tháng 3-4 lúc này Văn Dân cho phân chuồng đã ủ trichoderma xuống hố và lấp đất lại, để mưa vài ba trận lúc đó mới đem tiêu ra trồng.
+ Tiêu làm hom giống Văn Dân cắt tiêu ác, mỗi hom 4-5 mắt, (ở Chư sê họ chừa lại một cành lá trên cùng ) Văn Dân cắt trụi cành lá rồi đem giâm cho hom ra rễ lúc đó mới đem ra trồng, khi giâm hom giống Văn Dân giâm vào cát mịn, mục đích giữ được độ ẩm đều, khi lấy hom ra trồng ít bị tổn thương bộ rễ .
+ Văn Dân trồng đặt hom tiêu nằm nghiêng 45 độ lấp nhẹ đất, nếu trời không mưa thì tưới cho mỗi cây khoảng 5-10 lít nước đồng thời che tiêu bằng cành lá cây muồng đen khoảng thời gian 2-3 tuần lá muồng khô tự rụng dần và cũng làm cho ngọn tiêu dần quen với ánh sáng ngoài trời, nhưng nếu trong thời gian lá muồng của cành che chưa rụng mà gặp thời tiết mưa dầm thì phải nhổ bỏ cành che cho thoáng tránh để tiêu bị ẩm, vì thời gian này mầm tiêu đang non gặp môi trường ẩm dễ bị nấm bệnh mà chết, nếu sau đó thời tiết nắng lại, thì ta kiểm tra nếu nắng nhẹ thì thôi còn nắng to, ta phải che sơ cho tiêu .
+ lưu ý nếu khi trồng chưa có trụ cho tiêu bám ngay thì phải trồng trụ giả rồi mới trồng tiêu, và trồng sát trụ khi tiêu lên khoảng 20 cm là buộc vào trụ ngay, như thế tiêu mới nhanh ra cành.
+ Chăm sóc, khoảng 20 ngày một lần Văn Dân đổ cho mỗi cây khoảng 1 lít phân nước sinh học đã pha loãng nước (một phuy nước pha 200ml phân).
Văn Dân có vài ý cùng bà con.
Chúc thành công

Trịnh Văn Ba

Thân chào cộng đồng giatieu.com !
Cuối cùng tôi cũng đã sử lý được cho tiêu nhà tôi ra bông, kết thúc 7 năm dài dằng dặc đi tìm cách cho tiêu ra bông.
Tiêu nhà tôi đất không giống ai, thời tiết khí hậu cũng chẳng giống nơi nào nên cách sử lý cũng chẳng giống ai. Do sử lý muộn nên không được như ý, nhưng được ơn trời cho nếu mưa thuận gió hòa thì cũng thu được vài tấn. 7 năm trôi qua hao công tốn tiền, mất ăn mất ngủ, cơ hội vụt qua thất thu tiền tỷ . Bạn nào đang cùng cảnh ngộ tôi sẽ hết lòng.
Cảm ơn các bạn trên cộng đồng đã quan tâm chia sẻ và thông cảm.

lê trung quý

Thân chào diễn đàn! chào chú Nguyễn Vịnh cùng các bạn nông dân! Mình ở Gia lai làm tiêu cũng đc 7 năm rồi, năm vừa rồi mình trông đc 1000 nọc nhưng đến thời điểm bây giờ nó lại rụng lá gốc ko hiểu là bệnh gì ? Vậy xin chú Vịnh cùng các bạn có ai biết cho mình hỏi! Thân

Lê Minh

Chào bạn Nguyễn Minh Vịnh,

Minh đã đọc nhiều bài viết trãi lòng của bạn với diễn đàn nhưng Minh chi thắc mắc một điều là ” tại sao anh không bón phân hữu cơ từ đầu mùa mưa (bắt đầu làm bông) để lợi dụng lúc vi sinh vật bùng phát có thức ăn ->chúng sinh sôi nảy nở nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng dể tiêu cho cây trồng-> đất càng tơi xốp hơn-> rễ non ra nhiều hơn mà mình phải bón sau khi bón các loại phân khác đến 2 tuần”?
Chờ tin bạn.

Nguyễn Minh Vịnh

@ Lê Minh!
Tôi đã có 1 comment rất dài nhưng nghĩ sao xóa hết. Tôi chỉ nói 1 câu đơn giản thế này. Hiện nay vườn nhà tôi chỗ nào cũng trùn. Thậm chí phân chuồng tôi bón ra giờ cũng đã biến thành phân trùn gần như là hoàn toàn.
Cách bảo vệ vi sinh vật mỗi nhà sẽ khác nhau. Cách của tôi đơn giản chỉ là: Không cho nó phát triển thì thôi. Phát triển rồi mà diệt nó thì tội lắm.
Thân!

Lê Minh

Hi bạn Minh Vịnh,
Không phải tui soi bạn đâu nhé (mà bạn cũng là người thích được soi mà, đúng không, hihi) mà vì Minh Vịnh bây giờ gần như là linh hồn của giatieu.com rồi nên mọi người chăm chú và khai thác bạn “triệt để” đấy.
Toàn bộ nông dân trồng tiêu mà vườn nào cũng nhiều trùn như vườn anh Vịnh thì mới làm tiêu năm nào cũng được mùa và tui đoán chắc là bạn rất rất ít sử dụng thuốc BVTV. Theo tôi, nền hữu cơ tự nhiên rất quan trọng, đất khoẻ thì cây khoẻ, mà cây khoẻ thì làm sao dịch bệnh tấn công phải không nào? Vậy mà chúng ta lại dùng hết hoá chất này đến hoá chất kia đổ vào gốc tiêu thì liệu có vsv nào phát triển sản xuất dinh dưỡng dễ tiêu để tạo ra keo đất (chelate) và nấm đối kháng cho cây trồng được chứ?
Thông qua đây cho tôi nói thêm, có những vươn tiêu khá nhiều trùn nhưng vẫn bị dịch bệnh xảy ra, thế là nông dân ra các cửa hàng thuốc BVTV hỏi thì được tư vấn là “phải đổ hoá chất vào để diệt nấm bệnh và diệt trùn đi vì trùn nó ăn phân và ăn rễ tiêu” thật là phi khoa học. Phân trùn thì khỏi phải bàn rồi. Theo tôi, sở dĩ có những vườn như vậy là vì chúng ta bón nhiều hữu cơ nhưng xử lý chưa đúng cách hoặc sử dụng chất ủ không chất lượng và chủng loại vsv trong đất chưa đa dạng (đa dạng sinh học) nên nấm đối kháng chưa đủ để đẩy lùi dịch bệnh. Các vsv có lợi sản xuất hàng trăm loại nấm đối kháng, trong đó có nấm Trico và đầy đủ
Cảm ơn bạn Vịnh và mong bà con nông dân trồng tiêu đừng “xạ trị” cho cây tiêu nữa thì mới mong có giải pháp bền vững cho cây tiêu.
Thân

Song Vũ

Chào Minh Vịnh.
Vườn tiêu nhà mình trên Đaklak áp dụng kỹ thuật làm bông của bạn thấy ra rất nhiều chuỗi, tuy nhiên, đã hơn 2 tháng kể lúc buông chuỗi mà tiêu vẫn chưa vào hạt, trông nó lỳ lỳ, chuỗi chuyển qua màu nâu đen. Mình không biết nó bị gì nữa. Không riêng gì vườn tiêu nhà mình mà nhiều vườn khác cũng có hiện tượng tương tự, mong bạn cho mình biết triệu chứng và cách cứu chữa kịp thời. Cảm ơn bạn!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Song Vũ!
Ồ thế là bị thánh giá, rầy chích hút rồi. Nếu chuỗi mà chuyển sang màu vàng rồi đen sau đó rụng đích thị là nó. Tôi thường ngừa bằng thuốc bảo vệ thực vật trước khi cây thụ phấn. Sau khi thụ phấn xong.
Ngoài ra 1 nguyên nhân là anh dùng quá nhiều Kali để cho ra chuỗi. Khi dùng nhiều kali cây sẽ ra chuỗi rất nhiều nhưng hạt sẽ bị chai. Ta chỉ dùng cho nó kích thích ra bông, dùng quá nhiều nó sẽ thế. Sau đó phải kịp thời bổ sung urê và khoáng. Do dư Kali sẽ làm chua đất, thiếu một số trung và vi lượng. Như Ca, Mg, Zn, Bo… Đất mà dư axit cây có ra bông cũng rụng.
Trong bài viết của tôi có gởi gắm kỹ thuật trong từng câu chữ.
Còn nếu bị trên diện rộng. Có nhà đã xịt thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn bị. Nguyên nhân là do bông nở gặp sương muối hoặc mưa a xít. Mưa dầm quá lâu, trồng cây trụ sống bị rợp thiếu ánh sáng cây cũng bị…
Cách chữa bây giờ chỉ là: Kiểm tra độ pH nếu đất chua, hạ phèn cho đất, bổ sung phân hữu cơ khoáng đậm đặc cho hồ tiêu.
Kiểm tra thử có côn trùng cắn chích lá, xịt phân bón lá kết hợp thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không có côn trùng gây hại thì xịt phân bón lá sinh học kết hợp Trichoderma để giải độc cho đất.
Năm nay mưa dầm liên tục vào thời điểm cây nở bông. Vì thế tiêu bồ cào là tình trạng chung. Chỉ một số giống giấu trái thì không bị ảnh hưởng nhiều.
Tôi chỉ có thể chia sẻ nhiêu đó. Bây giờ tôi cũng không biết nói gì hơn. Nông dân là rất khổ.
Thân!

chi bao

Chào anh Minh Vịnh! Em năm nay 28t ở Gia Lai. Năm trước em xuống 500t, mà ngặt nỗi do kinh nghiệm không có nên đến thời điểm này số cây bi bệnh trong vườn chiếm đến 50% (kiểu vàng lá rụng đốt đó anh) đau đầu quá anh ah. Em cắt dây cách đây một tuần, anh cho em hỏi thời điểm này em định phun trừ nấm và chữa cho những cây vàng lá rụng đốt (sau khi cắt dây 1 tuần) thì có ảnh hưởng gì không anh? và nên dùng loại thuốc nào hả anh? bởi vì em nghe người ta nói cắt dây xong mà bón phân hay xử lý thuốc không đúng là làm cho cây tiêu bị bệnh tiêu điên. Mong chờ tin anh!

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Chi Bao!
Ôi, tiêu vàng lá rụng đốt có cắt giống thì thứ giống đó nó cũng nhiễm bệnh. Sau này bị tiếp cho xem.
Với những cây vàng lá rụng đốt nên phòng trừ ngay, tránh lây lan. Nếu sợ hóa học dùng phân sinh học kết hợp trichoderma hoặc pseudomonas cũng tốt. Không bón phân ngay sau khi cắt hom, chủ yếu là phân vô cơ. Trên lá vẫn ngừa tốt. Tránh nấm tấn công xâm nhập vào vết cắt. Việc phòng ngừa điều trị là cần thiết. Các loại thuốc trị nấm thường dùng sử dụng được. Đừng quá lo lắng. Ưu tiên sử dụng thêm phân bón hữu cơ vi sinh có bổ sung nấm đối kháng cho gốc.
Thân!

Phạm anh Tuấn

xin chào anh Vịnh. Tôi đã đọc các bài viết của anh từ rất lâu rồi nhưng hôm nay mỚi có cơ hội nói chuyên được vì lý do là tôi chỉ mới biết đánh máy đây thôi rất mong được sự thông cảm của anh nhé. Tôi cũng vừa làm thành công một mẻ phan cá xong. Còn về cây tiêu thì tôi cũng đã trồng được 10 năm rồi nhưng nói về năng suất thì lại không đạt so với nhưng vùng khác, nên năm nay tôi mới băt đầu tiến hành làm theo cách của anh. Sau khi thu hoạch xong tiêu của tôi củng còn rất sung và tôi bắt đầu hảm nước nhưng chỉ được 35 ngày thì lại gặp mưa rất lớn nên tôi bắt đầu tưới nước theo luôn và 1 tuần tôi phun siêu lân đỏ, tiếp 1 tuần lại phun tiếp siêu lân đỏ và đổ gốc bằng amino. Thấy tiêu ra lá non nhiều nên 10 ngày sau tôi phun siêu kaly và băt đầu bón phân đạm và kaly với 0,3kg đạm và 0,2kg kaly/gốc, 10 ngày sau tôi phun siêu bo vì thấy tiêu lú cựa gà tôi lại tiếp tục bón phân 1 lần nữa lần này tôi bón 0,3 kaly và 0,1 đạm. Vì khí hậu ở Phú Yên năm nay vào mùa mưa mà lại ít mưa nên tôi cứ 7 ngày tưới 1 lần vì tôi lắp hệ thống bón phân tự động nên 1 lần tưới có thêm 1 lượng phân và humich nhưng rất ít. Nhưng hiệu quả lại không đạt, lượng bông chỉ khoảng 30 dến 40 số lượng cành thôi, tôi rất lo vì vậy rất mong được sự giúp đở của anh. Xin cảm ơn anh và chúc anh ngày càng thành đạt hơn nữa để có nhiều bài viết để cộng đồng cùng chia sẻ. Chúc gia dình anh sức khỏe

Nguyễn Minh Vịnh

Chào anh Phạm Anh Tuấn!
Làm bông là một nghệ thuật đấy.
Anh hãm nước 35 ngày nhưng anh không cho cây ngủ để phân hóa mầm hoa. Cây quá sung rất khó đủ điều kiện phân hóa mầm hoa. Anh nên lưu ý nên xịt thuốc đồng sau khi thu hoạch xong. Nếu trường hợp gặp mưa tiếp tục xịt lần 2. Đồng giúp cây ức chế sinh trưởng. Cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ cưỡng bức. Sau đó anh tưới phân sinh học áp dụng qui trình làm bông. Cây sẽ ra bông. Việc phân hóa mầm hoa rất quan trọng.
Trường hợp anh không làm điều trên anh có đánh thức mầm ngủ cũng chỉ có ra lá. Anh có thể dùng thêm phytohocmon GA3 để giúp cây chuyển hóa thành hoa tỉ lệ cao hơn.
1 lần anh bón 5 lạng vô cơ tôi thấy như thế là quá nhiều. Anh nên chia ra làm 2 lần bón/1 đợt cách nhau 10-15 ngày. Cây sẽ cân đối dinh dưỡng hơn.
Xịt thêm KNO3 trên lá để cây đẻ hoa hết khả năng của nó.
Tuy nhiên khi dùng KNO3 nên bổ sung vôi. Do nó làm chua đất. Và một số trung vi lượng như Zn, Bo
Khi dùng vôi sau đó phải bổ sung Fe vì dư vôi cây sẽ không hấp thu được Fe làm lá non mất diệp lục.
Anh nên sử dụng nhiều phân sinh học nước, bổ sung axit humic chuỗi bông sẽ dài như mong muốn.
Chế độ phân của anh là dư K đấy.
Thân!

Nguyễn Văn Chinh

Cho tôi hỏi diễn đàn là bây giờ nên tưới thuốc bệnh chết nhanh cho tiêu hay không ?

Nguyễn Vịnh

Chào @Nguyễn Văn Chinh
-Nếu để trừ bệnh, phải tưới thuốc hóa học gấp.
-Còn chỉ phòng bệnh thì tùy sự lựa chon, có thể dùng hóa học hoặc dùng vi nấm Trichoderma và Pseudomonas hòa loãng tưới gốc.
Thân

Nguyễn Văn Chinh

Anh Vịnh cho em hỏi là một số trụ tiêu nhà em năm trước sai trái, sau khi thu hoạch cây vẫn xanh đen mà năm nay ra hoa rất ít mặc dù bón rât nhiều phân. Mong anh chỉ giúp làm thế nào để những trụ như vậy năm sau vẫn ra nhiều hoa. Xin cảm ơn anh

Cường

Chào bạn.
Bạn xem lại mình bón phân đã cân đối chưa? Mỗi giai đoạn sinh trưởng cây cần một nhu cầu phân khác nhau, không hoàn toàn bón nhiều phân là tốt mà cần phải bón phân cân đối. Trường hợp này là do bạn bón quá nhiều đạm nhưng lại thiếu nhiều trung vi lượng cần thiết.
Nhà sản xuất đã tính đến điều này nên hiện nay hầu hết dòng phân bón Bio hữu cơ đều có các chất điều hòa sinh trưởng giúp cho cây tự điều chỉnh cân đối mà nhà nông cũng khỏi lo cây bị trường hợp như bạn. Thân

Nguyễn Văn Chinh

Cảm ơn anh Vịnh rất nhiều qua lời khuyên của anh đã cho em một quyết định đúng

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @hien
Nội dung này chú đã trả lời rất nhiều lần rồi, vừa mới trả lời nữa. Cháu tìm đọc nhé . Thân

Nguyễn Văn Chinh

Cảm ơn anh Cường. Xin hỏi anh? Mùa khô tới có bón phân hữu cơ và sinh học được không? Cảm ơn anh

Cường

Chào bạn.
Mùa khô bón phân gì cũng cần phải tưới thêm nước để hòa tan và cho đủ ẩm cây mới hấp thụ được. Đất càng khô thì khả năng cây hút phân càng kém. Thân

Nguyễn Huy

Chào anh Minh Vịnh!
em đọc rất nhiều bài viết của anh, em cũng chỉ mới trồng tiêu thôi nên không có kinh nghiệm, có bài của anh em đọc cả chục lần, đọc đi đọc lại , không phải là em không nhớ mà mỗi lần đọc em lại ngộ ra nhiều điều, cảm ơn anh, và cộng đồng giatieu.com . Nhân tiện đây em cũng có 1 số vấn đề cần hỏi anh và cộng đồng.
– trong bài viết anh có nói lúc tiêu ra bông không được bón phân hay xịt phân bón lá nhưng em không biết lúc nào mới gọi là tiêu ra bông, bông mơi bắt đầu nhú, hay chuổi ra dài có chấm li ti trên chùm, em chưa phân biệt được cây tiêu ra bông, mong anh và cộng đồng giải thích, nếu có hình chụp thì hay quá, cảm ơn anh và cộng đồng

Nguyễn Văn Chinh

Chào anh Trịnh Văn Ba. Tôi chia sẻ thêm với anh để anh tham khảo. Tiêu nhà tôi đa số trồng xen cà phê nên tôi cũng không ép nước được nhưng năm nào cũng sai trái. Cách làm như bài viết và như anh Vịnh hướng dẫn. Nhưng nếu do mưa nhiều không ép nước được thì chú ý hơn về phân bón. Không để phát đọt ra lá nhiều trong mùa khô. tiả cành thoáng. Lúc thúc ra hoa phải bón phân mạnh hơn cả bón gốc và xịt lá loại ra hoa, không để thiếu nước. Chúc anh thành công!.

Phạm anh Tuấn

Chào anh Minh Vịnh .xin anh tư vấn cho tôi một chút vì hôm nay tôi phát hiện thấy vườn tiêu của tôi có hiện tượng khác lạ rất mong được sự giúp đỡ và tư vấn của anh .
Tiêu của tôi đang thời kỳ bắt đầu xong quá trình thụ phấn và bắt đầu đóng trái non , mà lá lại xoắn và quăn lại và có lá hầu như biến dạng đã được khoảng 4 ngày rồi, nếu hiện tượng này mà kéo dài thì rất ngại cho vườn tiêu nên rất mong được sự phản hồi sớm của anh.

Trang BP

Chào @Phạm anh Tuấn
-Lá xoăn chủ yếu bị côn trùng chích hút. Bạn dùng thuốc sâu loại nhủ dầu để diệt. Nhớ xịt nhắc lại sau khoảng 7 ngày.
-Có thể còn do nguyên nhân dinh dưỡng không cân đối do dùng phân bón chưa hợp lý như anh M.Vịnh nói. Bạn dùng phân bón lá và phân đổ gốc hữu cơ sinh học Biogel + Biosol để cân bằng dinh dưỡng, tiêu nhanh hồi phục.
Tiêu nhà mình hôm trước cũng bị vậy, còn kèm theo rụng chuỗi nữa, nay đã khỏi. Thân

Trịnh Văn Ba

Chào Diễn đàn . Chào Nguyễn Văn Chinh !
Mỗi ý kiến trong cộng dồng là 1 mảnh ghép quý . Không biết bạn ở vùng nào nếu như ở vùng 6 tháng khô 6 tháng mưa chuyện hãm nước cho tiêu là rất đơn giản . Vùng tôi tiểu khí hậu hầu như mưa quanh năm . Để hãm tiêu là chuyện cực kì khó .Tôi bị quá nhiều năm rồi . Năm nay tôi dùng biện pháp mạnh nên trong vùng , hầu như tiêu không có quả . chỉ rất ít vườn tiêu có nhiều quả trong đó có nhà tôi . Nếu bạn ở gần đến giao lưu . Rất cảm ơn ý kiến của bạn và cộng đồng .
Thân chào ! và hẹn gặp .

Nguyễn Văn Chinh

Chào Trinh Văn Ba. Anh ở đâu vậy? Tôi ở Chư Sê GIA LAI. Rất hân hạnh được đón tiếp anh. Số đt của tôi là 01676165734. Hẹn găp anh.!

Trịnh Văn Ba

Chào Nguyễn Văn Chinh !
Tôi huyện Eakar – Daklak . Km 62 Quốc lộ 26 đường đi Nha Trang.
Cách đây 2 ngày cũng có bạn trên diễn đàn ở Chư Sê đến gia đình tôi và giao lưu. Tất cả đều vui vẻ, mong gặp anh để giao lưu . (Tôi cũng đã lên chức ông nội)
Thân chào !

Huỳnh Lam

Chào mọi người trong diễn đàn. Em năm nay 27 tuổi, sống tại Bình Phước. Em mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm. Em có vài trăm gốc tiêu Vinh Linh non khoảng 7 tháng tuổi, bây giờ cao được khoảng 2m. Nhưng trong vườn co khoảng 1/3 cây lá màu trắng trắng, nhỏ hơn binh thường, còn bị xoăn nữa mới ghét chứ, đốt tiêu thì ngắn, lá già bị chấm đen nhỏ li ti, càng ngày càng nhiều rồi bị rụng. Em rất mong được giúp đỡ. Người ta nói tiêu em bị tuyến trùng rồi chỉ em đổ NoKap. Em muốn vườn tiêu phát triển bền vững mà sao thấy khó quá. Dùng pp sinh hoc thì nên làm sao bây giờ, giúp em với,(em chi bỏ it lân, tro và NPK 16-1-4 + bo(1 lạng/lần).

Nguyễn Văn Chinh

Chào cả nhà. Theo bài viết… Cây đã khoẻ, cân đối dinh dưỡng và kết hợp tốt bón lúc ra hoa thì ra hoa không khó. Tôi chia sẻ thêm thời kỳ này tiêu cần kali rất cao. Nếu tiêu cho quả và cây bình thường thì bón NPK Với tỷ lệ 4 – 2 – 5. Còn tiêu sung hay suy thì điều chỉnh theo từng cây. Chúc cả nhà thành công.

Y huat eban

Thân chào diễn đàn, cho phép được hỏi một câu là có thể dùng sản phẩm Biogel-biosol trong giai đoạn làm bông không? Xin cảm ơn mong sớm nhận được phản hồi.

Nguyễn Vịnh

Chào @Y huat eban
Sản phẩm phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol có nhiều ưu điểm vượt trội. Nhiều bà con đã sử dụng và phản hồi, tôi đánh giá cao là:
1. Làm bông: Sử dụng trước khi hãm nước để giúp tiêu phân hóa mầm hóa triệt để. Sau khi trời vào mưa hoặc tưới bung hoa, xịt và đổ gốc để giúp bông ra đều, chuỗi bông phát triển tối đa. Khả năng thụ phấn cao và tiêu không bị bồ cào.
2. Phát triển tay, lá: Là ưu điểm vượt trội thứ hai.
Hiện đang thử nghiệm khắc phục bệnh rối loạn dinh dưỡng do chăm sóc và cắt giống không hợp lý, chưa đúc kết …
Tuy nhiên, theo tôi bà con nên tự mình kiểm chứng bằng cách dùng thử nghiêm với số lượng nhỏ ngay trong vườn để đánh giá. Tôi tin chắc chỉ sau vài tuần bà con sẽ có cái nhìn khác về loại phân này . Thân

Y huat eban

Mình rất vui khi nhận được hồi đáp tức thì của anh Nguyễn Minh Vịnh. Là người bản địa ở Đăk Lăk, năm nay vùa tròn 40 tuổi đời nhưng tuổi nghề thì =0 , may vùa mới biết tới điển đàn này. Ở chổ mình bà con trồng tiêu trâu bằng nọc keo pháp trồng xen vườn cà phê năm được năm mất. Còn phải học hỏi anh nhiều mong được giúp đỡ! Thân chào

việt hồng

Chào anh Minh Vịnh, tôi nhờ anh trả lời dùm tôi những thắc mắc sau đây:
– sau khi cây tiêu thu hoạch xong, tôi muốn cho tiêu rụng lá thì tôi nên sử dụng thuốc gì?
– sử dụng thuốc đó sau thu hoạch bao nhiêu ngày?
– số lân bơm thuốc cho tiêu?
– sau khi tiêu rụng lá, tôi nên bỏ phân vào lúc nào để cây tiêu ra bông đạt năng suất? cảm ơn anh!

Tieu

Chào Việt hồng. Muốn tiêu rụng lá rất đơn giản bạn xịt đạm SA là rụng ngay.

minhtân

Chào diễn đàn giá tiêu. Mình ở Vũng Tàu, mọi người cho mình hỏi tí. Giờ mình muốn tiến hành rửa cây cho cây tiêu, không biết có trễ quá không? Liệu có ảnh hưởng gì đến cây không ? Mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.

Trang BP

Chào bạn. Rửa cây hợp lý nhất là trong thời gian hãm nước. Lúc này việc cung cấp mọi chất dinh dưỡng cho cây đều ngừng lại để cây chuyển từ sinh trưởng sang sinh thực, nên cũng không ảnh hưởng gì.

cao văn giới

Nhà em trồng 500 trụ tiêu, em thấy có 1 số công ty khuyến cáo bỏ phân HC sinh học sau khi thu hoạch rồi mới siết nước, như vậy có đúng không. Bón vào giai đoạn này có làm ảnh hưởng đến quá trình siết nước không?

Nguyễn Vịnh

Chào @cao văn giới
Do không rõ loại phân bạn nói nên tôi nói khái quát: Chỉ bón phân hữu cơ sinh học sau thu hoạch nếu đất được tưới thường xuyên để giữ ẩm. Đặc biệt các loại vsv cần có đủ ẩm mới phát huy hiệu quả. Khi siết nước thì hầu hết vsv sẽ bị tiêu hao, cây cũng không hấp thu được phân nếu đất khô. Vì vậy, đất không đủ ẩm thì chỉ nên bón vào mùa mưa.
Thân

Minh Phương

Xin chào diễn đàn!
Cho cháu hỏi, rửa cây bằng đồng đỏ có ảnh hường đến tốc độ thay lá của cây tiêu hay không? Nếu có thì sau khoảng thời gian bao lâu sau thì cây tiêu thay lá hoàn toàn (pha đúng liều lượng của nhà sản xuất) ?

minhtan

Chú Nguyễn Vịnh cho cháu hỏi cái gói đồng đỏ nó không để là sử dụng cho cây tiêu mà có sử dụng được thì phải pha với liều lượng như thế nào cho hợp lý vậy chú ?

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @minhtan @Minh Phương
Dùng đồng đỏ rửa cây sẽ thúc đẩy quá trình thay lá nhanh hơn. Chủ yếu là thay lá già.
Sử dụng cho cây nào là do mình, vì đây không phải là thuốc dành riêng cho một cây nào cả.
Pha theo liều lượng hướng dẫn chung trên bao bì.
Thân

Nguyễn Văn Chinh

Chào diễn đàn. Vừa rồi đã có mưa cục bộ ở 1 số vùng tây nguyên. Theo tôi thì chỉ là mưa dạo của chuyển mùa. Chứ chưa phải chính thức. Thời tiết năm nay rất phức tạp nên ép nước rất khó. Năm kia 2012 cũng mưa kiểu này nên nhiều người đã mất mùa do ít hoa. Theo tôi là chúng ta nên theo dõi sát xao với thời tiết để kịp ứng phó kịp thời. Nhất là những vườn chưa ép nước hoặc đang ép dở mà gặp mưa. Dùng các biện pháp ra hoa tổng hợp thì mới có thể giảm được thiệt hại do bất thường của thời tiết. Mong mọi người tham khảo. Chúc đại gđ giatieu.com thành công.

thuan bp

Chào diễn đàn. Em mới trồng tiêu nên kỹ thuật không có là bảo. Em học hỏi trên diễn đàn cũng như những bài viết… Nay em có điều nhờ mọi người trên diễn đàn như sau.
Em trồng tiêu bằng trụ sống, mùa khô em để tán che bóng mát. Em xin hỏi đến lúc làm bóng để tán cho mát hay phải tỉa hết đi? Cho em biết với nhé, em cảm ơn nhiều.

Nông Văn Dân

Chào bạn thuan bp trồng tiêu bằng trụ sống, mùa khô để cành che bóng mát, nhưng khi bắt đầu vào mùa mưa cần phải tỉa bớt chỉ chừa lại một vài cành nhỏ thôi, Văn Dân ngay bây giờ phải tỉa rồi, sợ vào mùa mưa làm không kịp. Chúc bạn thành công

Nguyễn Xuân Lãm

Chào diễn đàn và các anh em!
Mình trồng tiêu xen với vườn khoảng 1500 cây cà phê. Sau thời gian hãm nước cà phê mình tưới đợt đầu vào ngày 6/2 (tiết lập Xuân) hiện chưa có mưa mình chuẩn bị tưới cho cà phê đợt 3 nhưng mình rất đau đầu vì tưới cà phê lần này thì tiêu sẽ không còn hãm nước và sẽ ra hoa, còn không tưới thì hư cà phê. Anh em nào có kinh nghiệm trong việc hãm nước trên vườn xen canh có thể chia sẽ giúp mình với nhé

Thắng Lợi

Chào bạn.
Bạn có thể tưới ít nước lại, hạn chế ngấm vào gốc tiêu. Phun thuốc gốc đồng để gây ức chế thêm, giúp cho tiêu chuyển hóa mạnh hơn.

Nguyễn Văn Chinh

Chào @thuan bp.
Tôi cũng hay bị mưa giữa chừng vì tôi thường ép muộn hơn hàng xóm và cũng trồng xen cà phê. Thường như tiêu ra hoa, chủ yếu dựa vào cắt nước, nhưng khi cắt nước không thể được do thời tiết mà cây ra hoa ngoài ý muốn thì lúc đó buộc phải cho ra luôn đồng loạt. Lúc này chủ yếu dựa vào phân bón. Như bài viết trước hết cây phải sung khoẻ, cân đối dinh dưỡng. Dùng các loại phân ra hoa nhưng phải tưới bón, xịt mạnh và chu đáo hơn 1chút. Cây sẽ ra tương đối ổn, sẽ giảm được phần nào thiệt hại. Cách này chỉ là đối phó với thời tiết.

Chào @Nguyễn Xuân Lãm.
Chỉ có tưới gốc thì mới thực hiện được. Nếu có công thì cào nhẹ lớp cành lá khoanh lấy cây tiêu để ngăn nước hoặc tưới cà phê một nửa bồn, tưới ít rồi tưới cây cà bên, rồi quay tưới lại. Cà phê không ảnh hưởng nhiều, trời lại sắp mưa. Thân!

Tú Nguyễn

Xin chào giatieu.com,
Tiêu nhà tôi mới thu hoạch xong, đất trồng là đất đen sỏi, do đó chỉ có thể tưới ít nước chứ không dám ngắt nước. Hôm nay tôi xịt đồng đỏ, vậy xin hỏi tuần tới tôi dùng biosol xịt lá và dọn vườn luôn có tốt không

Cường

Chào bạn.
Có lẽ bạn chưa rõ tính chất quan trọng của việc cắt nước làm bông?
Lý do bạn đưa ra là do vùng đất đen sỏi, tôi thấy chưa tuyết phục. Nếu lo ngại thì bạn chống suy trước rồi cắt nước sau.

Tú Nguyễn

Trước hết cảm ơn bạn
Vùng đất nhà mình tưới ít lại nhưng lá héo. Những cây thử cắt nước thì sau 1 tuần rụng lá sắp chết. Đất ở đây rất hốc nên mình nghĩ không cắt nước được. Mình hiểu cắt nước để làm gì nhưng thổ nhưỡng không cho phép.
Mong giatieu.com cho mình ý kiến để có mùa bông tốt.
Chân thành cảm ơn

Nguyễn Vịnh

Chào bạn @Tú Nguyễn.
Theo tôi, do tính chất thổ nhưỡng, bạn chỉ tưới sơ cho tiêu khỏi héo, không tưới nhiều nước mà chịu khó tưới nhiều lần cho tới khi vào mùa mưa rồi sẽ xử lý ra bông sau.
Tạm thời chỉ dùng phân với liều nhẹ để chống suy và rửa cây thôi.
Vào đầu mùa mưa tôi sẽ hỗ trợ để bạn làm bông cho tiêu.
Thân

Tú nguyễn

Chân thành cảm ơn bác Nguyễn Vịnh. Ở Long Khánh Xuân Lộc đã có mưa nhưng ở giữa như vườn em chưa có.

Tú Nguyễn

Chào bác Vịnh. Hiện tại ở chỗ tôi đã mưa 5 cây mưa vừa. Một số vườn đã chớm đọt non trên cây tiêu. Nhưng mọi người vẫn nói đây chỉ là mưa tiết Thanh Minh nên tôi chưa dám thúc phân và xịt gì cả. Đang rất phân vân vì nếu không chăm sóc kịp sợ tiêu không năng suất, mà nếu thúc giờ thì lại sợ hạn trở lại tiêu không đạt (đất ở đây rất háo nước, mùa khô 5 ngày tưới 1 lần 15 lít/cây cây vẫn rũ lá).
Mong bác và cộng đồng góp ý.
Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Vịnh

Chào @Tú Nguyễn
Bà con băn khoăn cũng có cơ sở. Bạn nên đợi thêm thời gian nữa, khi vào mùa chính thức mới dùng thêm các loại phân thuốc để hỗ trợ làm bông. Tham khảo thêm các phản hồi trên diễn đàn.
Thân

Tú Nguyễn

Chào bác Vịnh và giatieu.com
Hiện tại ở vùng em đã mưa nhiều, một ít cây trong vườn đã nhú lá non. Em đã mua Biosol và Biogel, phân hữu cơ vi sinh gà, npk 20-20-15+ TE
Mong bác và cộng đồng cho em ý kiến để có mùa tiêu mới chất lượng

Chân thành cảm ơn

Nguyễn Vịnh

Chào @Tú Nguyễn
-Phun Biosol 2 lần liên tiếp cách 1 tuần và đổ gốc Biogel, khoảng 1 tuần sau bón phân hữu cơ vi sinh, amino, đạm cá, bánh dầu… và phun KNO3.
Khi nhú bông sẽ bón tiếp NPK, phân chuồng ủ hoai…
Thân

Lê Thanh Mười

Chào Bác Nguyễn Vịnh cháu trồng tiêu xen canh giữa cà phê mà thực hiện kỹ thuật làm bông như hướng dẫn thì không làm được Bác có thể hướng dẫn cho cháu cách làm bông cho hồ tiêu xen canh trong cà phê đơn giản hơn không? Cháu xin cảm ơn

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @Lê Thanh Mười
Trồng xen trong cà phê thì rất khó hãm nước cho tiêu. Cho nên cứ kệ nó, vẫn chăm sóc tưới tắm cho cà phê bình thường.
Chỉ khi bắt đầu vào mùa mưa, phun bón lá KNO3 để kích thích ra hoa đồng loạt, sau đó tiến hành chăm sóc tiêu đầu mùa mưa. Hoặc sử dụng phân sinh học đổ gốc Biogel và phun lá Biosol để giúp tiêu hồi phục rễ và ra bông mạnh hơn.
Tham khảo thêm bài viết trên.
Thân

nhân đạo

Chào chú Nguyễn Vịnh cùng bà con trên diễn đàn. Cháu ở Đăk Nông, thời tiết đã có mưa 3 đến 4 cây rồi nhưng trời vẫn nóng bức, hiện giờ tiêu đã có 1 số bung lá non, bây giờ mình theo nước xịt thuốc cho ra hoa luôn được chưa? Mong chú cùng mọi người giúp đỡ. Chúc chú cùng mọi người trên diễn đàn luôn vui khõe.

Nguyễn Vịnh

Chào @nhân đạo
-Đăk Nông vào mùa mưa sớm hơn Đăk Lăk và Gia Lai, nên lúc này có thể tiến hành kích thích bông khi tiêu nhú cựa non. Sử dụng phân bón lá KNO3 hay Biosol phun liên tiếp 2 lần cách nhau 1 tuần và đổ gốc amino hay Biogel để hồi phục rễ. Nếu bón thêm NPK thì dùng liều nhỏ, khoảng 50-70 gr/gốc vì rễ còn yếu chưa hấp thụ được, bón nhiều chỉ lãng phí.
Thân

thuanbp

Xin chào giatieu.com
Các bác ơi em muốn ủ phân từ nguồn đậu phộng và đậu nành để bón thêm hoặc xịt thêm cho cây tiêu nhưng chưa biết cách làm cho hiệu quả. Vậy bác nào biết cách chỉ dùm em.
Cảm ơn nhiều.

hùng

Chào cộng đồng giatieu.com
Xin trợ giúp cháu việc này với. Cháu đã hãm nước cho cây tiêu được 19 ngày rồi, đã soi gốc trị bệnh, trời mấy hôm nay lại mưa, mưa được 5lần rồi, mưa đều và khá ẩm uớt. Như vậy quá trình hãm nước không thành công phải không ạ. Nếu như vậy thì mình sẽ xử lý cho việc ra bông thế nào. Hiện tại tiêu vẫn chưa nhú cựa. Khả năng sẽ có mưa tiếp (nghe dự báo thời tiết). Bây giờ mình có nên bón phân luôn không và xử lý việc ra hoa ở giai đoạn của nhà cháu như thế nào. Tưởng đơn giản mà phức tạp…sai một ly là đi luôn một thùng… Xin mọi người trợ giúp.
Cảm ơn cộng đồng giatieu.com
Chào sức khỏe.

Thắng Lợi

Chào @hùng
Thời điểm này tiến hành dùng phân thuốc làm bông cho tiêu là vừa. Qui trình như bác Vịnh đã trao đổi. Tôi xin nhắc lại:
-Phun 2 lần sinh học Biosol và 1 lần KNO3, cách nhau 1 tuần để kích thích mầm hoa. Đổ gốc Biogel hay các loại phân amino, đạm cá, bánh dầu để hồi phục rễ và tăng sinh cho tiêu. Nên bổ sung Trichoderma và Pseudomonas vào phân đổ gốc để ngăn ngừa các bệnh cho tiêu luôn.
-Bón các loại phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh đầu mùa cho tiêu.
-Sau cùng mới bón vôi + lân Văn Điển, và phân hóa học các loại…

Lê Thịnh

Chú Vịnh ơi! Cho cháu hỏi, hiện giờ ở Đăk Lăk bây giờ là mùa mưa, ngày nào cũng mưa, vườn tiêu nhà cháu một số cây ra bông đậu trái rồi, còn một số cây không thấy ra bông, giờ cháu phải làm sao để những cây còn lại ra bông.
Cảm ơn chú nhiều.

Nguyễn Vịnh

Cháu dùng phân thuốc kích mạnh cho ra bông chứ sao giờ.
Đừng bỏ cuộc, tiếc lắm !

Hữu Trọng

Chào bác Vịnh chào mọi người
Vườn tiêu nhà em ra ít bông quá nên em định xịt thêm KNO3 để kích thích thêm bông trong đợt 2 này. Không biết xịt KNO3 vào lần này có làm rụng và ảnh hưởng đến số bông đã ra đợt 1 không. Em cám ơn

Kim Ngọc

Chú cho bố cháu hỏi, bố cháu muốn pha thuốc kích thích ra bông chung với phân sinh học biogel+biosol Ấn độ để làm bông lần này được không chú. Mà bố cháu phải phun lúc nào là hợp lý hả chú, vì trời đang mưa nhiều lắm chú ạ !

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @ Kim Ngọc
Sai lầm lớn nhất khi dùng thuốc là không biết tác dụng và không chú ý liều lượng. Bà con mua thuốc kích thích về trộn lẫn để phun cho tiêu rất là tai hại vì quá liều sẽ làm cây ngộ độc dioxin. Nhiều người dựa vào nhu cầu này nên đã mua hóa chất về pha loãng, đóng chai và tung ra thị trường để móc túi bà con, không màng đến hậu quả …
Nhà sản xuất phân sinh học Biosol+Biogel đã tính toán và cho lượng kích thích sinh trưởng vừa đủ, nếu bố cháu cảm thấy hiệu quả chậm thì xem lại cách sử dụng, hoặc tăng liều lượng phân lên một tí, không cần pha thêm.
Chỉ nên kích thích ra bông đợt 2 khi qua hết đợt mưa dầm, tốt nhất là khi trời có nắng ấm nhiều hơn.
Thân

Huongpham

Bác Vịnh ơi ! Cháu đã gởi 2 phản hổi nhưng vẫn chưa được bác giúp đở. Vườn tiêu của chấu đang nhú cựa bông. Rất mong được sự giúp đỡ từ bác. Cảm ơn bác.

Giatieu.com

Hệ thống cho biết phản hồi ngày 09/6/15 đã được cộng đồng trả lời.
Đề nghị lần sau bạn phản hồi theo thứ tự, không chen ngang, khó thấy…

Trịnh Văn Ba

Chào cộng đồng, chào các bạn !
Ở vùng tôi năm nay tiêu ra toàn lá, có một số ít ra được bông nhưng rụng cũng gần sạch số bông còn lại thì cũng đếm được số quả trên bộng (bồ cào nặng). Nguyên nhân do gió tây nam mạnh trong thời điểm tiêu nở bông thụ phấn để kết trái, dặc điểm của gió là về đêm gió mạnh và khô nên tiêu không thể nở bông, thụ phấn được. Gặp thời điểm này, gió này thì không thuốc nào trị được. Đôi điều chia sẻ để các bạn tham khảo.

cao luận cưmgar

Xin chào cộng đồng.
Tiêu nhà em năm nay ra bông đặc nghẹt luôn, nhưng nhìn thì buồn quá. Số hạt trên chuỗi đếm được 2 đến 3 hạt. Trước lúc hoa nở tôi cũng xịt xen kẽ hai lần KNO3 và hai lần Biosol . Và đổ gốc một số loại phân Biogel, lân, vôi, NPK hóa học. Phân chuồng hoại mục ủ tricho + pseud… giàn lá vẫn mướt mát mà bị bồ cào nặng quá, rụng thì khoảng mười đến mươi năm phần trăm thôi. Xin hỏi các anh chị và các chú cách khắc phục tình trạng nêu trên.

nông QT

Tình hình năm nay hầu hết các địa phương trồng tiêu (nơi tôi ở là huyện Châu Đức) chỉ có tiêu tơ mới có bông đáng kể, còn tiêu già (khoảng 6 năm trở lên) thì hầu như ra toàn lá và lá. Với tôi thì thời tiết quyết định đến năng suất, sau đó mới nói đến chuyện thâm canh. Xin có đôi điều chia sẻ, rất mong có những phản hồi về vấn đề này.

cong nguyen

Xin chào bác Vịnh chào mọi người trên diễn đàn. Em ở Daklak,
vườn tiêu nhà em cách đây hai tháng em có dùng biosol-biogel xịt và bón gốc, và cũng bón phân đầy đủ sau đó tiêu ra trái cũng nhiều nhưng cách không lâu không biết do thời tiết hay em làm sai gì mà trái hầu như trái rụng gần hết, cây tiêu lúc đó bị suy yếu nặng. Cho đến giờ thì tiêu phát triển lại bình thường, lá, đọt ra nhiều. Mong bác Vịnh và diễn đàn giúp em giờ có thể kích cho tiêu ra trái được không, và phải dùng thuốc gì. Xin giúp em với. Em xin cám ơn.

Trang BP

Nguyên nhân rụng bông là do thời tiết thất thường đầu mùa so với mọi năm.
Bạn có thể lặp lại cách làm bông cho đợt này giống như chú Vịnh đã hướng dẫn đợt trước. Nhớ là tạm ngưng phân hóa học cho tới khi bông ra đợt này bạn nhé.

Lê Thịnh

Cháu chào chú Nguyễn Vịnh!
Chú Vịnh ơi, cháu phun Biosol, sục gốc Biogel rồi, nay cháu ra thăm vườn thấy đã nhú mầm hoa, giờ cháu có nên phun KNO3 kích thích tiếp cho ra hoa đợt 2 không, có ảnh hưởng gì tới hoa đợt 1 không hả chú.

Trang BP

Bạn có thể phun KNO3, hoặc hòa loãng kali đỏ để tưới cho mỗi gốc 1 lạng, với điều kiện trong vòng 30 ngày qua bạn chưa bón các loại phân NPK bất kỳ.

cong nguyen

Cám ơn Trang bp nhiều, nhưng giờ phun thuốc kích bông thì số bông đợt trước nó có bị ảnh hưởng gì nhiều không nhỉ, mong bạn hướng dẫn thêm.

Chi Mai

Ảnh hưởng chứ !
– Nếu bông chưa trưởng thành thì chuỗi sẽ dài thêm. Hoặc phun vào buổi sáng, nếu bông còn nở sẽ bị bồ cào, bạn cần chú ý.
– Chú Vịnh bảo phun thuốc kích thích lúc nào mà mình không thấy nhỉ ?

Đoàn Duy Long

Một số nguyên nhân tiêu không ra bông xin đóng góp mong bà con tham khảo
1/ Khi thu hoạch tiêu bà con hái rụng cành nhiều
2/ Trong cây tiêu không có cành phát triển tương lai
3/ Bà con lưu ý tỉa cành già để cây phát triển cành tương lai cho năm sau
4/ Hãm nước không đúng với từng vùng khí hậu
5/ Lạm dung thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học quá nhiều không đúng kỹ thuật
6/ Phòng trừ bệnh kịp thời. Phân bố thời gian ra bông cho từng giống tiêu
7/ Kích thích cho cây thu hoạch cao trong một năm dẫn đến năm sau cây suy kiệt

cao luận cưmgar

Cao luận xin chào cộng đồng giatieu.com
Thời tiết Đắk Lắk năm nay mưa rất nhiều , xin hỏi cộng đồng giatieu bây giờ tôi có thể vun gốc và lấp bồn tiêu trong thời gian mưa nhiều này có được không ạ. Nếu được thì có cần phải rắc thêm thứ gì trong gốc không. Tôi mới làm và trồng tiêu nên không có kinh nghiệm. Xin được cộng đồng tư vấn giùm.

Thắng Lợi

Bạn phải vun gốc và lấp bồn tiêu ngay. Thoát nước tốt, không để úng cục bộ. Chú ý không được cuốc phạm vào rễ, gây tổn thương rễ là cơ hội cho nấm bệnh xâm nhập. Khi lấp, kết hợp bón nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh cho tiêu. Phải khẩn trương lên kẻo muộn.

Trịnh Văn Ba

Chào cộng đồng. Chào cao luận cưmgar !
Nhiều năm vào định cư ở đất này, phải nỏi rằng thời tiết năm nay thật đáng sợ, trái với quy luật của gần 20 năm nay, mưa liên tục, mưa quá nhiều. Thời điểm tiêu chết nhanh, chết chậm nhiều nhất thường là từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 âm lịch vậy mà bây giờ đã có rất nhiều nhà vườn đã bị và đang bị .
Việc làm ở vườn rẫy tiêu nhà bạn bây giờ là : thoát nước cho vườn tiêu thật tốt, vấn đề này có tính chất quyết định cao nhất. Thứ 2 là bổ sung nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh. Thứ 3 cấm kị bón các loại phân hóa học, không đụng dao, kéo, cuốc trong vườn tiêu trong lúc này. Các loại bệnh chết nhanh và chết chậm chủ yếu là “nhiễm trùng cơ hội”, ví dụ : tiêu bị thối rễ do úng nước, do bị đứt rễ thì nấm phytopthora sẽ dễ dàng thâm nhập và phá hủy gốc và rễ đang khỏe mạnh. Căn cứ vào đó bạn ứng dụng , để cho tiêu nhà bạn khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh.
Thân chào , chúc bạn thành công !

cao luận cưmgar

Xin cảm ơn cộng đồng giá tiêu.
Cảm ơn chú Trịnh Văn Ba, Thắng Lợi đã tư vấn. Cháu sẽ làm gấp theo những gì các chú hướng dẫn.
Cháu xin chúc các chú cùng cộng đồng sức khỏe và được mùa bội thu.

Bé Bảy

Con chào chú Vịnh. Chú cho con hỏi vì sao tiêu nhà con lại rụng vào thời điểm này. Tiêu nhà con giống Lộc Ninh. Con ở Chư Sê. Con không hiểu rõ nguyên nhân. Có phải vì trời gió quá mạnh hay con không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây ạ. Con phải xử lý như thế nào? Con rất mong nhận được sự chia sẽ của chú. Con cảm ơn chú

nguyenquocnam

Chào cả nhà ! tiêu nhà em trồng được hai năm, năm vừa rồi em có hạ tiêu bây giờ đã lên gần phủ trụ rồi vậy bây giờ em có nên tiến hành cách hãm nước để tiêu ra bông có được không ? Em đã chuẩn bị phân bò ủ hoai và phân nước sinh học để cung cấp cho tiêu. Vậy xin hỏi cộng đồng em có nên thu trái vào năm nay ko. Em ở DakLak. Xin chân thành cảm ơn !

Trung Anh

Tiêu tơ cứ để sinh trưởng tự nhiên, chăm sóc bình thường, được chùm nào ăn chùm đó.
Bạn không nên can thiệp vào.

Hoàng Thủy

Chào bà con cộng đồng giá tiêu,
Nhà em ở Bình Phước và tiêu nhà em năm nay được 3 năm và tiêu có cho ra 1 ít trái, giữa tháng 3/2015 nhà em có xả tiêu. Em xin hỏi cộng đồng cách dùng phân bón cho giai đoạn này? Cách hãm nước cho tiêu ra bông cho năm sau. Theo dự báo thời tiết thì ở Bình Phước cuối tháng 4 sẽ có mưa.
Vì là người mới trồng tiêu nên còn ít kinh nghiêm, mong hồi âm của tất cả mọi người.
Chúc cộng đồng giá tiêu sức khỏe và hạnh phúc!
Thuy

Trung Anh

Nội dung bạn hỏi đã được cộng đồng trao đổi rất chi tết trên phần phản hồi. Bạn cố gắng dọc để rút ra những gì phù hợp với cây tiêu của mình. Chúc bạn thành công.

Trần Liên

Tiêu nhà con mới trồng đc 1 năm, vừa rồi mẹ con phun đồng đỏ và có 1 số cây bị rụng lá. Cho con hỏi cách chữa trị đc k ạ ! con mong sự giúp đỡ từ mọi người. Con gửi lời cám ơn !

Châu Phong

Tiêu con rụng lá có thể là dấu hiệu của việc phun thuốc quá liều.
Giờ chỉ phun biosol và tăng cường tưới nước để cân bằng sinh trưởng lại cho cây.

thế cường

Chào cả nhà, kinh nghiệm của cháu quá hạn hẹp, cháu xin mọi người tư vấn việc phối hợp việc bón phân hai bài viết: kỹ thuật làm bông cho tiêu 1,2 và: Bón phân cho hồ tiêu kinh doanh. Cháu lan man quá, rất mong các bác giúp đỡ,

Trần Việt Phú

Chào @thế cường
Theo mình nghĩ, bạn nên :
+ tìm hiểu rõ về các loại phân? tính chất? có tác dụng gì? liều lượng sử dụng cho từng giai đoạn, từng loại đất?
+ Tìm hiểu sơ lược về cây tiêu. Các giai đoạn phát triển trong 1 năm? (Mình đang nói riêng về tiêu kinh doanh, vì mình nghĩ tiêu con và tiêu tơ thì mọi người đều đã biết) Mỗi một giai đoạn thì phát triển bộ phận nào chủ yếu? cần chất gì? phân nào có chất đó?
Sau khi tìm hiểu rõ 2 vấn đề đó, bạn đọc lại bài viết về kỹ thuật bón phân để tự rút ra được cách bón hiệu quả. Mình nghĩ trong diễn đàn này đã nói rất rõ ràng, bạn có thể tìm đọc
Còn cách bón, mình quen làm thế này: Theo bao bì hướng dẫn mỗi trụ 2 lạng chẳng hạn, mình chọn một trụ tiêu có độ tốt trung bình, hốt 2 lạng phân rải làm sao cho vừa đủ quanh tán, vừa rải vừa để ý lượng phân rơi ra, sau đó mình đi rải các trụ khác, chỉ cần rải như lượng phân rơi khi nãy quanh tròn tán tiêu. Đó là cách làm của mình, hi vọng có thể giúp cho bạn. Thân.

Phi tiêu

Chào cộng đồng giá tiêu. Cách kết hợp trộn phân đơn như đạm ure, lân, kali đỏ. Nếu dùng lân nung chảy, có thể kết hợp như vậy được không mọi người.

Châu Phong

Cách phối trộn các loại phân đơn để bón cho cây trồng được trao đổi rất nhiều trên Net. Kiến thức này rất quan trọng với nhà nông, bạn cần tìm hiểu kỹ, tránh lãng phí, tốn tiền.
Giới thiệu với bạn tham khảo bài viết của chú Vịnh, khá lâu rồi… Chú ý đọc kỹ thêm phần thảo luận của cộng đồng để rút ra bài học kinh nghiệm.
>> http://giacaphe.com/6964/phoi-tron-phan-don-de-bon-cho-ca-phe/

hoàng văn huấn

Thông qua bai viết của anh M.Vịnh và các phản hồi, yêu cầu các bạn mới tham gia diễn đàn dọc kỹ trước rồi có thắc mắc gì thì hỏi, thân

nguyenchuong

Xin chào cộng đồng giatieu.com !
Đúng như anh Châu Phong và văn huấn phản hồi, chúng mình cần đọc thật kỹ rồi hỏi diễn đàn khi vướng mắc. Nhưng nhiều lúc cũng cần phải nhắc lại để những ai chập chững vào vườn khỏi ngỡ ngàng…
Phân lân phải bón riêng không được phối trộn bất kỳ với loai phân gì, bạn Phi Tiêu phải nhớ kỹ.
Anh Châu Phong và hoàng văn huấn đừng giận mình nha! Chào quý mến!

Thắng hữu

Chào diễn đàn vườn nhà em đã ra chuỗi đều khi dùng biogel+sol và dùng ít kali để làm bông. Chuỗi bây giờ ra đều. Bây giờ em bón đạm để kéo dài chuỗi được không ạ. Và tiếp theo nên làm gì tiếp ạ.
Thân

Chi Mai

Bạn đã bón phân hữu cơ ủ hoai và bổ sung nấm trichoderma để phòng bệnh cho tiêu chưa? Bón bình quân mỗi gốc khoảng 10 kg phân tự ủ, nhiều hơn càng tốt. Nếu không có phân hữu cơ tự ủ hoai có thể thay bằng 2-3 kg phân hữu cơ vi sinh loại chất lượng. Có thể bón vôi+lân lần đầu. Bón phân đạm hóa học vào lúc này sẽ làm cho tiêu ra nhiều lá ít bông.
Tiếp tục phun biosol tuần/lần cho tới khi chuỗi bông dài 6-7cm thì pha loãng 2-3kg NPK (20-15-15) trong 1 phuy nước tưới cho 20 gốc.
Khoảng 1 tuần sau tiếp tục đổ biogel để kéo chuỗi dài, nếu có phân bánh đầu, đạm cá tự ủ, thì pha chung tưới cho tiêu luôn.
Khi tiêu bắt đầu nở bông thì ngưng phun biosol nhé.

Đồng Phát

Trong phần chia sẻ của bạn Chi Mai mình thấy bạn có nói là tiếp tục phun Biosol để chuỗi dài 6-7 cm, ko biết có nhầm lẫn với phần chia sẻ của A. Vịnh là ko được phun bất kỳ gì khi tiêu ra bông, mong nhận được phản hồi, cám ơn

Trung Anh

Mong bạn @Đồng Phát đọc những phản hồi, thảo luận của cộng đồng kỹ càng, cẩn thận và hết sức chính xác hơn. Trao đổi các vấn đề kỹ thuật mà đọc lơ mơ như bạn thì vô cùng nguy hiểm !

Hồng phong

chào diễn đàn cho tôi hỏi mùa mưa ta bón mấy đợt phân lân Văn Điển cho tiêu kinh doanh vậy. Mong được giải đáp

Châu Phong

Nên bón lân Văn Điển cho 1 gốc tiêu mỗi năm ít nhất 0,5 kg, chia làm 2 lần, lần đầu vào đầu mùa mưa, lần sau vào giữa mùa mưa. Tùy vào việc sử dụng các loại phân hỗn hợp khác nữa để cân đối, điều chỉnh lượng phân lân cần bón trong 1 năm cho hợp lý.

Thắng hữu

Chào Chi Mai cho mình hỏi giờ bón vôi+lân để làm gì vào thời điểm này. Mình chưa có kinh nghiệm mong được giải đáp.
Thân

Đồng Phát

Xin lỗi bạn Chi Mai do mình đọc sơ xuất, cám ơn bạn Trung Anh. Cho mình hỏi thêm là tiêu nhà mình đang làm bông và tiêu đã ra chuỗi khoảng 4cm rồi, nhưng sao mặt dưới của các lá non rất nhiều các hạt chấm li ti màu trắng trong suốt giống như trứng của một loại côn trùng nào đó, xin các bác, các anh chị chỉ giúp em với, tiêu nhà em từ lúc làm bông chưa xịt bất kỳ thuốc trừ sâu bệnh gì cả, mới làm vườn nên thiếu kinh nghiệm mong cộng đồng chỉ giúp. Trân trọng !

Huongpham

Chào chú Vịnh và cộng đồng. Ngày 3/5 cháu rửa cây bằng thuốc Norshield86.2wg, sau đó 1 tuần xịt phân bón lá Amino+tricho. 1 tuần sau cháu đổ gốc Amino+tuyến trùng, rệp sáp. Đến ngày 6/6 ra thâm vườn thì tháy cây tiêu có hiện tượng cháy lá. Khi lên diễn dàn thì thấy có hình ảnh gióng vườn nhà cháu đang bị (dư đạm ,nấm tấn công). Hiện có cây ra cựa 2cm, có cây ra bông 2cm. Nhờ chú Vịnh và cộng đồng giúp giùm. Giờ cháu phải làm sao.

Tú lk

Xin chào cộng đồng giatieu.com. Xin các chú, anh, chị giúp mình với. Tiêu nhà tôi đang ra bông, một số đang xả nhị (10%) nhưng phát hiện nhện đỏ nhiều (dưới lá non và trong bẹ lá có trứng, soi đọt non dưới mặt trời có nhiều tơ nhện li ti). Xin hỏi cách xử lý, tôi e ngại xịt lúc này có ảnh hưởng gì không, mà không xịt sợ bông tiêu rụng (phát hiện dưới gốc thỉnh thoảng có đọt non, lá non và bông non rụng tuy rất ít). Rất mong sự giúp đỡ và chân thành cảm ơn.

Chi Mai

Nếu côn trùng chích hút cắn phá quá nhiều, buộc bạn phải phun thuốc BVTV thì chỉ phun vào lúc chiều muộn để giảm tác động lên bông tiêu.
Chú ý pha thuốc theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì, phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Hồng phong

Chào cộng đồng tiêu tôi đã bung chuỗi nhiều và đều dài 7-8 cm tôi mới bỏ bỏ phân npk 20-15-15 để trợ sức tiêu. Tiếp theo tôi nên làm gì tiếp theo cảm ơn cộng đồng, phân chuồng đã bỏ đầu mùa.
Thân

Châu Phong

Lúc này bạn chú ý hạn chế mọi tác động trực tiếp lên chuỗi bông đã dài. Tuần sau đổ thêm phân sinh học biogel và tuần sau nữa bón phân lân Văn Điển cho tiêu là được.
Bạn đã tăng cường nấm đối kháng trichoderma để phòng ngừa bệnh đầu mùa cho tiêu chưa?
Theo dõi nếu có côn trùng chích hút, cắn phá bông và lá non là phải diệt kịp thời nhé.

phamnam

Chào bác Châu Phong. Ở em đợt này mưa ghê qúa. Tiêu nhà em thấy nhiều trứng côn trùng qúa, cách đây 20 ngày em đã xịt 1 đợt thuốc trừ sâu nhưng vì thời tiết bất lợi em không xịt kép được, nay phát hiện qúa nhiều trứng. Bây giờ em phải sử lý thế nào khi trời 12h hoặc 1h mưa tới tối. Trong khi hoa đang bắt đầu trổ rất nhiều.

Chi Mai

Không còn cách nào khác, phải xịt thuốc diệt côn trùng để hạn chế thiệt hại càng sớm càng tốt. Để lâu dễ có nguy cơ bị tiêu điên. Khi tiêu đang trổ bông, tuyệt đối không xịt buổi sáng dễ bị bồ cào, chỉ xịt vào lúc chiều muộn nhưng cần chú ý trời mưa. Xịt thuốc như bạn sẽ không bao giờ diệt hết sâu bệnh được.
Bạn ở đâu mà mưa nhiều vậy ? trong khi bà con khắp Tây nguyên đang kêu trời vì khô hạn.

khanhnguyen

Chào chị Chi Mai cho em hỏi, giờ ở chỗ của em tiêu đang bắt đầu bung đọt em mới bón phân lân mà giờ đang nắng em tính bón phân urê và kali có đc ko tại giờ em sợ làm cháy rễ non mong chị sớm hồi âm. Cám ơn chị nhiều.

Chi Mai

Tiêu mới ra rễ non, chưa bón phân hóa học được, chỉ bón các loại phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh, đạm cá, bánh dầu hay các loại amino, sinh học như biogel+biosol…
Lúc này bạn tăng cường phun phân bón lá biosol để hồi phục và cung cấp dinh dưỡng kip thời cho tiêu làm bông. Khoảng 5-6 ngày không mưa là phải tưới nước để cung cấp đủ ẩm cho tiêu. Để bị thiếu ẩm, khô hạn, sẽ làm ảnh hưởng chuỗi bông, giảm năng suất, sản lượng.
Khi chuỗi bông ra đều, dài khoảng 6-7cm, mới dùng NPK để thúc nhé.

lê thảo vân

Chào cộng đồng cho tôi hỏi, tôi muốn tưới kali đỏ thì tưới liều lượng như thế nào là hợp lí. Tôi còn ít kinh nghiệm mong bà con giúp đỡ.

Chi Mai

Bạn nên áp dụng theo cách bón phân này của bác Vịnh nhằm tránh gây tổn thương rễ tơ mới ra đầu mùa còn non và để tránh thất thoát lãng phí phân bón.
Sau khi đổ biogel để làm bông kết hợp với nấm tricho phòng bệnh khoảng 1 tuần, pha loãng 2-3 kg phân kali đỏ trong 1 phuy 200 lít nước xả cho 20 gốc tiêu kinh doanh khoảng 10 lít/gốc. Khi bón các loại phân hóa học nói chung cũng nên áp dụng theo cách này.
Bạn và bà con vận dụng sao cho hợp lý với tiêu của mình là được.

khanhnguyen

Em cám ơn chị Chi Mai rất nhiều nhưng em còn thắc mắc là nếu chuỗi bông dài 6-7cm rồi em phun phân bón lá có bị bồ cào không và em đang áp dụng theo phương pháp của chú Vịnh là phun phân bón lá trước khi cây ra mắc cua và lá non có được không?

Chi Mai

Tham khảo kỹ các phản hồi trao đổi về chăm sóc, bón phân làm bông cho tiêu vụ mới, bạn sẽ tự rút ra được qui trình bón phân gốc lẫn phun bón lá cho tiêu của mình một cách hợp lý nhất.
Nếu chuỗi bông đã dài 6-7cm rồi thì tạm thời ngưng phun bón lá để khỏi hỏng bông vì trước đó đã phun theo qui trình rồi, và đổ gốc NPK để tăng sức cho chuỗi dài hơn bạn nhé.

Thắng hữu

Chào cộng đồng dùng biogel kết hợp hoá học thì một năm trung bình ta bón bao nhiêu kg NPK để giảm lượng hoá học tối đa. Cảm ơn cộng đồng.
Thân

Trung Anh

Nếu bạn tăng lượng này lên thì giảm lượng kia xuống hay ngược lại.
Không thể có con số cụ thể đưa ra cho mỗi loại vì còn tùy vào nhu cầu của từng vườn cây và tùy mức độ bạn sử dụng để thay thế.

khanhnguyen

chào chú Vịnh cho cháu hỏi là ở kĩ thuật làm bóng trên hồ tiêu p2 là “khi cây đã nhú mắt cua và lá non” là như thế nào cháu không hiểu là bông tiêu dài bao nhiêu cm cháu cảm ơn.

Nguyen tu doan

Cây nhú mắt cua là ra cựa gà. Khi ra được hơn một phân thì lớp vỏ rụng và ta thấy một chiếc lá kèm theo một gié tiêu. Khi gié dài khoảng ba bốn phân là có bông trắng trắng nhỏ. Bạn phải để ý nhiều nhé.

trần hòa

Xin chào cộng đồng.
Hiện nay tôi đang gặp một vấn đề rất đau đầu, đó là vấn đề như bạn Đồng Phát hỏi vào ngày 26/5, và sau đó Chị Chi Mai đã trả lời. Tôi thường xuyên theo dõi diễn đàn để xem còn ý kiến nào khác không.
Vấn đề ở chỗ cái trứng trắng nhỏ ly ty đằng sau lá tiêu non cũng có, lá già cũng có, đọt tiêu cũng có.
Theo như các ý kiến trên diễn đàn thì là trứng nhện đỏ, tôi đã phun thuốc gốc chloropyrifos, rồi đến fenobucard, acephete. thuốc ung trứng, actara…càng phun càng thấy nhiều lên.
Điều tôi thắc mắc là nếu là côn trùng thì sau khi phun vậy thì làm gì còn côn trùng nào sống nổi mà đẻ trứng. Có một anh kỹ sư lại nói đó là một hiện tượng sinh lý của cây tiêu.
Tôi loay hoay mãi mất phương hướng giờ thì tiêu đã ra lá non nhiều và đang ra hoa giờ không dám phun, mà để lâu thấy dưới lá chuyển sang lớp ly ti màu chấm đen rồi lại ra lớp trứng trắng khác. Trên Cộng đồng có vườn ai bị như vậy không và đã xử lý như thế nào cứu tôi với không vườn tôi bị điên mất, đang có hiện tượng khảm lá rồi.
Xin cảm ơn cộng đồng giúp đỡ.
kính chào

Nguyen tu doan

Muốn kiểm tra xem thử phải trứng sâu rầy hay không cũng không khó đâu bác. Mình lấy tay vọt hay xát những chấm trứng trắng nhỏ đó xem. Nếu là trứng thì sẽ có máu hoặc mủ nhầy nhầy còn không có thì không sao rồi. và thường là trứng rầy thì hay có kiến bò lên để hút dịch của những con đã nở.

Nguyễn Vịnh

Chào @trần hòa và các bạn.

-Tôi bày cho 1 cách tự kiểm thú vị nè. Hái 1 ngọn lá tươi có nhiều “hạt” trắng, bỏ vào 1 cái keo thủy tinh để dễ nhìn theo dõi hàng ngày. Sẽ thấy vài ngày sau trứng nở, để lại vỏ đã chuyển sang màu đen. Lấy kính lúp soi để xem thử là con gì, hay cái gì ? Các bạn tự kết luận nhé.

-@trần hòa khi phản hồi, cố gắng ghi tên thuốc chính xác nhé. Vì ngoại thị trường thuốc dỏm tràn lan, tên na ná giống như các loại bạn đã xài không có hiệu quả. Còn vì sao phun thuốc không hết ? là do cách phun của bạn kém hiệu quả mà không biết, nên càng đau đầu hung… Có kỹ sư nói hả? kỹ sư đó nhiều như trứng này vậy, phun không xuể.
Thân

Tuan le

Chào @trần hòa, vườn tiêu nhà mình cũng bị hiện tượng giống bạn. Đó là trứng của nhện đỏ, mình cũng phun rất nhiều thuốc diệt côn trùng nhưng vẫn không thể diệt được. Do làm bông sớm gặp thời tiết nắng hạn nên đã tạo điều kiện cho nhện đỏ sinh sôi. Và có lẽ lúc tiêu ra lá non bạn đã không cung cấp đủ nước. Vườn của mình bây giờ phải chấp nhận sự thật này. Lúc tiêu ra hoa thì cây tiêu cần rất nhiều nước. Thứ nhất giúp cây khỏe mạnh vượt qua bênh tật và làm cho lá phát triển mạnh. Sai lầm của mình là làm bông mà chưa thật sự mưa đã nhiều. Nhửng lá non bị nhện đỏ chích hút sẽ làm cho lá không phát triển được và bông sẽ rụng… Bạn phải chuẩn bị tâm lý trước nhé, mình đang gặp vấn đề như bạn nên mình lên đây chia sẻ cùng bạn… một bài học cho nhưng vụ sau này vậy. Thân chào

Trần Hòa

Xin cảm ơn bác Nguyễn Vịnh, bạn Tuấn Lê.
Em sẽ tiếp thu ý kiến nhắc nhở và thử sáng kiến của bác Nguyễn Vịnh. Về vấn đề phun thuốc, vì tôi theo kinh nghiệm trên diễn đàn nên các thuốc tôi phun hoàn toàn là của các công ty thuốc uy tín thương hiệu mạnh như Aryta, An Giang. … phun cũng kỹ lắm. Hiện nay đang thử 2 cây phun đặc trị côn trùng, chấp nhận cho cháy hoa để thí nghiệm.
Bạn Tuấn Lê: chính xác là tiêu mình ra bông sớm hơn dự định, với lại năm ngoái trái nhiều nên hơi suy mình khắc phục suy tốt nên tiêu ra lá non dày đặc nhiều và bông rất mạnh, nếu có rụng chút ít cũng chấp nhận thôi.
Cảm ơn các bác và chúc sức khỏe
Mong cộng đồng chia sẻ thêm nhé.
Kính chào

Yến Linh

@Tran Hoa: vấn đề của bạn là trứng rầy nhớt bám lá tiêu non, phải xịt thuốc rầy 2 lần cách 7 ngày…

khanhnguyen

Chào chú Vinh cho cháu hỏi. Khi cây đã nhú mắt cua và lá non rồi dùng phân NPK+TE chuyên dùng cho hồ tiêu chỗ cháu không có, vậy cháu dùng phân hóa học NPK có được không, và bón phân lúc nào thì tốt nhất vì giờ cháu sợ bọn nó sẽ làm cháy rễ tơ. Xin chú sớm hồi âm. Cháu cám ơn

Việt Trung

Chào bạn.
Bạn dùng NPK 20-15-15 cũng được. Bón vào lúc cây đã ra chuỗi dài 6-7 cm nhé. Nếu trời nắng quá bạn sợ cháy rễ thì nên hoà tan 2-3 kg vào phuy tưới 20 nọc tiêu. Bạn nên chịu khó đọc comment nhé có rất nhiều điều mọi người đã chia sẻ. Chào bạn. Thân!

khanhnguyen

cảm ơn bạn Việt Trung nhiều tại mình cũng bận lắm nên ít đọc comment để mình sẽ đọc thêm cảm ơn bạn nhiều

phamnam

Mình cũng đau đầu vụ trứng này mình cũng vừa xịt 1 đợt thuốc sâu được 3 ngày. Vì chiều nào cũng mưa nên mình chấp nhận xịt vào buổi sáng, thấy lá non xoăn không biết có bị điên không nữa.

Tuan le

Nông dân mà, hãy cố gắng đọc những lời bình luận trên diễn đàn rồi rút ra những kinh nghiệm cho mình… Muốn là 1 nông dân giỏi thì phải cố gắng học hỏi va hăng say trong công việc. Rồi nhưbg gì mình học được và thực tế sẽ chỉ dạy cho mình… cố gắng lên các bạn, vi một Việt Nam bền vững và vì nông nghiệp của chúng ta… Hãy vì nông sản Việt Nam mà phát triển theo hướng sinh học và bền vững…
Chúc sức khỏe cộng đồng giá tiêu !

Nguyen tu doan

Chào mọi người. Cho mình hỏi tí là có ai bỏ trực tiếp nấm tricho vào trong chuồng bò luôn không . Làm cho mau hoai ấy mà. Mình rất hay đảo phân cho đều, khoảng một tuần một lần. Mỗi lần đảo để ý thấy rất mau hoai. Nhất là thân cây cỏ voi là dễ thấy nhất. Hồi trước, không đảo thì cả tháng có khi hai tháng đào ra vẫn còn tươi nguyên. Ngày hôm qua mình mới đảo lại và nảy sinh ý định bỏ nấm tricho vào luôn nhưng nghĩ lại thấy nên hỏi mọi người xem thử có ổn không. Phân bò của mình độn toàn rơm chỉ một ít cỏ rả bò ăn dư mình cũng cho vào luôn. Tháng sau mình mới lấy để ủ. Cám ơn mọi người trước nhé!

trần hòa

Nấm vào chuồng bò ? Phân bò không sao nhưng con bò ăn phải rơm thì không biết có sao không. Ủ trực tiếp vào chuồng bò không phủ kín được, tuy rằng có vi sinh vật cố định đạm nhưng khí NH4 thì thất thoát rất nhiều.
Thân

Ngok

Trần Hòa chính xác. Bò ăn thì chẳng sao cả nhưng cách ủ này sẽ làm cho chất dinh dưỡng thất thoát rất nhiều. Chỉ còn lại chủ yếu là mùn hữu cơ giúp cho đất tơi xốp nhưng phân chuồng thì bị nghèo dinh dưỡng.

nguyenchuong

Xin chào cộng đồng ! Quý mến chào anh Vịnh!
Lá non đã phát 50% là mâm cơm thịnh soạn cho côn trùng chích hút. Nên khi lá non chớm phát tầm 20% là chúng ta phòng ngay. Phòng bằng cách xua đuổi. Khảm lá sẽ dẫn đến điên đầu và căn bệnh trầm kha này sẽ phát mãi tận về sau. Tiêu bị khảm chuổi sẽ ngắn, buồng thưa, hạt lép. Khảm lá ở tiêu con là con đường ngắn dẫn đến tiêu điên. Các bạn phải sử dụng phòng trị đúng thuốc, dù sinh hay hóa, phải có tên côn trùng chích hút.
Khi ngăn chặn côn trùng chích hút nên bổ sung đủ vi lượng để lá không biến dạng hai màu. Vi lượng còn cung cắp cho tiêu bói và kinh doanh chuổi cuống gié vững chắc.
Trên diễn đàn có nhiều bài viết về kỹ thuật làm bông rất hay và súc tích của các anh chị tâm huyết, giàu kinh nghiệm. Hầu hết đều ngưng phun xịt và tưới khi tiêu trổ bông, rộ nỡ. Năm rồi có vườn 500 trụ gần nhà làm bông muộn nỡ rộ đúng 20 ngày mưa dầm dề xối xả họ vẫn phải vô thuốc vô phân như quy trình và bất ngờ vườn vẫn xanh, trái vẫn mọng chuổi lại dài bình thường. Năm nay nhà tôi có trăm nọc cựa cương đúng mồng một tết, mồng năm phân thuốc tôi vô luôn. Nay 1/10 bồ cào chuổi dài trái chắc bình thường. Từ đây tôi nghĩ trong khoảng 30 ngày hoa rộ và kết thúc nếu cần chúng ta vẫn phun xịt sâu, nấm và vô phân được. Chỉ lưu ý điều khó tính là đất phải đủ ẩm. Đúng như vậy phải không anh và cộng đồng?
Quý mến chào anh và cộng đồng!

Nguyen tu doan

Ồ thì ra là vậy. Cám ơn hai bạn Ngok và Trần Hoà nhiều. May có hai bạn nhắc mà mình không mắc phải sai lầm lớn . Phân bò với mình giờ rất quý vì xưa giờ mình toàn bỏ phân hoá học. Mình mới mua bò để sản xuất phân phục vụ cho việc tái tạo cây tiêu đang rất suy của mình nên mới cần mau hoai để bón. Đúng là dục tốc bất đạt. Hú vía!

trần hòa

Vâng, phân bò giờ hiếm nên có nơi người ta lai tạo ra giống bò bằng sắt và nó ăn khỏe lắm, phải dùng cuốc xẻng đút cho nó ăn. Mọi người cẩn thận khi mua phân bò nhé.

Nguyễn Trọng Phú

Các bác cho em hỏi. Vườn tiêu của em đang thời kỳ ra bông, mấy hôm nay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 1 nên ở Đức Cơ mưa rất nhiều. Đầu mùa mưa em lại chưa phun thuốc diệt nấm. Vậy bây giờ, mưa xong em có phun thuốc diệt nấm được không? Cảm ơn các bác rất nhiều.

Đỗ Thành Trung

Chào Phú đầu mùa đã phun nấm sao không phòng tricho luôn. Mà giờ lại đợi phun tiếp thuốc nấm nữa. Tranh thủ bớt mưa thì đổ tricho phòng bệnh chắc ăn hơn. Chứ phun nấm hoài “lợi bất cập hại” đấy. Mà bạn ở chỗ nào của Đức Cơ.

Ngok

Nếu phát hiện có bệnh nấm thì phun thuốc ngay chứ còn hỏi gì nữa. Nếu chưa bị thì đổ nấm tricho để phòng chứ mắc gì mà phun thuốc. Sau khoảng 1 tuần thuốc hết công hiệu thì lấy gì để phòng ngừa tiếp nếu không dùng nấm tricho? Không lẽ lại tính phun tiếp mỗi tuần 1 lần?

nguyenquocnam

Tiêu nhà bạn đang làm bông, bạn nên phun nhẹ không thì ảnh hưởng tới quá trình làm bông. Đợi trời dứt mưa là phun ngay bạn nhé.

Thanh Hà

Xét thấy cần thì phun, không thì thôi.
Phun nhẹ giải quyết được chuyện gì mà còn khiến cho sâu bệnh lờn thuốc.

trần đức khánh

Chào chú Vịnh ! tiêu nhà cháu ra lá non đã nhiều, cháu vừa bón lân và xịt thuốc rầy. Vậy giờ cháu nên bón phân hóa học trước hay phân sinh học trước vậy chú. Nhờ chú giúp cháu. Chúc chú sức khỏe.

Trung Anh

Nội dung bạn hỏi đã được bác Vịnh và cộng đồng trao đổi rất nhiều lần trên bài này rồi. Bạn cố gắng đọc để tự thu thập thêm những kinh nghiệm cần thiết phù hợp với cây tiêu nhà bạn.

khanhnguyen

Chào chú Vịnh và cộng đồng, cho con hỏi là tiêu còn ra bông được 70% còn 30 % là ra mắt cua. Vậy tiêu như thế là đồng loạt chưa và bón phân NPK được chưa.

Châu Phong

Theo chú Vịnh hướng dẫn thì tiêu chưa ra bông hết thì hạn chế bón NPK. Nhất là bón hay phun xịt các loại phân hóa học có nhiều N sẽ làm cho tiêu ra lá nhiều hơn.
Bạn nên bón các loại phân có nhiều lân, kali và các trung vi lượng khác để giúp tiêu tăng cường khả năng sinh thực, tiêu sẽ ra nhiều bông hơn.
Khi chuỗi bông dài khoảng 5-7 cm bạn mới tăng cường bón NPK để kéo chuỗi.

Lê Thanh Tuấn

Xin chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com! Tiêu nhà em năm tới là thu năm hai. Năm vừa rồi sau khi thu hoạch xong em đã rửa cây bằng đồng đỏ và tưới nước một lần rồi hảm nước được 38 ngày thì trời mưa nên em đã tưới luôn cho tiêu, và tuần sau đó em xịt phân hóa mầm hoa rồi tuần sau nửa em tưới và xịt biosol tuần sau em xịt KNO3 và giữa tháng tư âm lịch thì em đổ phân chuồng ủ với trấu cà phê, sau hai tuần em bỏ biogel + trico. Giờ không hiểu sao tiêu em chỉ toàn lá ko? Vậy bây giờ có còn cách nào để khắc phục không? Mong sớm nhận được hồi âm của cộng đồng. Em cảm ơn!

Châu Phong

Do bạn tưới nước quá sớm và nhất là sử dụng phân hóa học quá nhiều và thiếu lựa chọn chủng loại nên đã cung cấp quá nhiều đạm (N) trong giai đoạn phân hóa mầm hóa khiến tiêu sinh trưởng mạnh mà không sinh thực.
Tạm thời bạn ngưng hết các loại phân thuốc. Khoảng 7-10 ngày sau dùng biosol+biogel liều cao để giúp cây phân hóa mạnh sẽ cải thiện được tình trạng này.

vũ Thị Huệ

Em chào Chi Mai và cộng đồng giá tiêu, em đã tham khảo và tham gia diễn đàn được 1 năm trở lại đây, em muốn hỏi chị và mọi người tư vấn việc sử dụng nấm trichoderma: Vào đầu mùa mưa năm nay em đã đổ trichoderma cùng với biogel cho tiêu, đã đổ phân chuồng, bây giờ em thấy thời tiết đang mưa dầm không biết có nên tiếp tục đổ trichoderma không hay là chờ trời nắng mới đổ? có thể đổ chung trichoderma, pseudonomas với biogel không? Người bán thuốc ở chỗ em nói đổ trichoderma càng nhiều càng tốt, không biết có đúng không?

Châu Phong

Bạn thường xuyên đổ tricho để phòng ngừa các bệnh nấm gây hại rễ là rất tốt. Đổ khi trời tạnh ráo, đổ càng nhiều càng tốt, nhưng không nên đổ chung với vi khuẩn pseud hay đổ chung với vi nấm 3 màu vì chúng có thể cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Thời gian cách ly giữa các loại này tối thiểu khoảng 10-12 ngày, tương đương 1 chu kỳ sinh trưởng của nấm tricho.

Lê Thanh Tuấn

Em cám ơn anh Châu Phong! Chắc là do em tưới nước sớm chứ em ít khi bón phân hóa học lắm.

Nguyễn Văn Mỹ

Chào các anh chị trên cộng đồng Giatieu.com! Sau khi tham khảo trên dđ tôi đã tìm mua được sản phẩm biogel+biosol về dùng cho hồ tiêu, các anh chị cho hỏi khi dùng 2 loại này rồi tôi có cần dùng amino dạng phân đổ gốc nữa không, nếu có thì dùng vào thời điểm nào cho mỗi loại. Tôi ở đăklăk tìm mua sản phẩm amino đổ gốc thì không có. Tôi lần đầu tham gia diễn đàn và cũng mới trồng tiêu được 3 năm nay nên chưa có kinh nghiệm gì, mong các anh chị nhiệt tình giúp đỡ, xin cảm ơn.

Đỗ Thành Trung

Chào Mỹ, dùng phân sinh học biogel + biosol thì không cần dùng loại amino nào khác vì phân này đầy đủ chất dinh dưỡng rồi. Tiêu kinh doanh thì bạn dùng 1kg cho 100-120 trụ là được. Tiêu nhỏ thì 1kg cho 200 gốc. Nhớ kết hợp nấm tricho phòng bệnh luôn.
Thân.

lêgiang

Xin chào cộng đồng giá tiêu, không biết năm nay tiêu của mọi người có nhiều bông hay không chứ đối với tôi là một năm đầy thất bại. Tôi có hơn 2 ngàn nọc một nửa là Vĩnh Linh còn lại là tiêu Trung. Năm nay do tôi nóng lòng đã làm bông hơi sớm, lúc đầu tiêu rất nhiều bông nhưng lại gặp một đợt nắng mặc dù tôi tưới nước thường xuyên nhưng ko hiểu sao tiêu rụng gần hết. Bây giờ số tiêu Vĩnh Linh đó nhìn thật buồn vì chỉ có mấy bông, còn tiêu trung năm nào cũng sai nên tôi chỉ rửa cây và bón phân thôi thì giờ rất nhiều bông. Có lẽ anh Vịnh nói rất đúng về cái khó trong chuyện làm bông, năm nào tôi cũng thu được gần 10 tấn nhưng năm nay chắc k được một nửa vì tiêu Vĩnh Linh cho năng xuất là chính. Xin chia sẻ với mọi người…

Nguyễn Trung Thủy

Chào tất cả các anh chị em nông dân kỹ thuật cao. Sau bao năm bôn ba đất người nay em đã trở về vùng đất tây nguyên Chư Sê, Gia Lai một vựa tiêu của đất nước để trồng Tiêu.
Hiện nay em đã mua được 1hec và vườn đã có vài trăm trụ trồng năm ngoái nay năm thứ 2, theo như được biết thì năm sau tiêu bắt đầu ra mủa bói. Em đã đọc rất kỹ kỹ thuật là bông ở bài chia sẻ của anh Minh Vịnh và phần phản hồi của bà con. Em đang tính khi nào bà con xung quanh thu hoạch tiêu xong em cũng phun thuốc gốc đồng rửa lá, hãm nước, sau 30 ngày tưới nước phun phân, tưới nước, bón phân. Đại khái như ý các bác.
Nay cho cho em hỏi. Tiêu vụ đầu tiên của em có áp dụng phương làm bông như vậy được không?

Chi Mai

Tiêu của bạn là tiêu tơ, sắp ra lứa bông đầu tiên thì không áp dụng biện pháp rửa cây, hãm nước như cho tiêu đã vào kinh doanh được. Bạn vẫn chăm bón bình thường, bảo đảm không để cho tiêu bị suy. Và nên để cho cây ra bông thuận theo tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.

tran quoc lap

Tôi đọc cách hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc tiêu của các bác, các chú, tôi vô cùng cảm ơn, nhưng tôi mới mua vườn có vài chục cây tiêu, do mưa ít và không đều nên tiêu của tôi hiện nay có số quả chín, có quả già, quả non và có loại đang ra bông, nhưng số lượng trái không nhiều, cây tốt, lá nhiều, xin nhờ các bác chỉ dùm cách chăm sóc thế nào cho hiệu quả? cảm ơn nhiều!

Thanh Hà

Thời tiết, mùa vụ,… khác nhau tùy theo địa phương, còn thêm giống tiêu khác nhau nữa, nên biện pháp chăm sóc có phần khác nhau, không thể rập khuôn một cách máy móc được…

Trung Anh

Bạn cứ kệ nó, chín tới đâu hái tới đó.
Vào vụ thu hoạch, hái hết 1 lần rồi tiến hành hãm nước, làm bông đúng cách thì tiêu sẽ ra bông đồng loạt, không còn hiện tượng này.

nguyen hoai

Chào cộng dồng cho mình hỏi. Tiêu bị bệnh thán thư, mình tính phun thuốc có hoạt chất metalaxyl và mancozeb được không ạ !

Trung Anh

Quá tốt, nhưng bạn không dùng quá liều để tránh lờn thuốc.
Hầu hết các loại thuốc trị nấm đều chữa được bệnh thán thư.

Phạm minh liêm

Chào cộng đồng. Nhà em có trồng vườn tiêu ghép năm ngoái. Năm nay là năm thứ 2 vậy đối với giống tiêu này em có dùng được phương pháp ép nước như của chú Vịnh được không.

Trung Anh

Biện pháp hãm nước làm bông chỉ dành cho tiêu đã đi vào kinh doanh. Tiêu tơ mới ra lứa bói không nên áp dụng, cứ để cho cây sinh thực theo tự nhiên…
Nội dung này đã trao đổi nhiều lần, bạn hay lên diễn đàn mà không chú ý đọc để tự nâng cao nhận thức cho mình.

lechithiep

Xin chào cộng đồng cho mình hỏi. Trong vườn có 3 loại tiêu, sung, bình thường và suy, vậy khi hãm nước, làm bóng, có nên can thiệp theo từng loại ko ? Thí dụ như tưới cây suy trước đến cây bình thường rồi đến cây sung, mong được hồi âm. Xin chúc đại gia đình năm mới phát tài lộc.

Thanh Hà

Sau thu hoạch, việc đầu tiên cần làm ngay là phục hồi, chống suy cho tiêu. Vì tiêu suy sau này sẽ cho ít bông, chuỗi ngắn, tỷ lệ đậu hạt kém, thậm chí tiêu có thể chết do việc hãm nước làm suy kiệt. Nên sử dụng các loại phân sinh học như biogel+biosol để hồi phục, hạn chế sử dụng phân hóa học vì lúc này dễ gây tổn thương thêm cho tiêu. Chỉ tiến hành hãm nước khi nào tiêu đã sung trở lại.

tranthao

Đầu xuân năm mới, xin được gửi lời chúc sức khoẻ hạnh phúc và thành công tới cộng đồng giatieu.com và nhất là các anh, các chú quản lý và chăm sóc diễn đàn này.
Tôi đang gặp vấn đề muốn được nhờ cộng đồng giúp đỡ. Tôi mới mua được mấy sào rẫy, có trồng tiêu xen cà phê ở Buôn Đôn Daklak. Vùng này mùa mưa đến muộn mà qua cũng nhanh, nắng gắt, khí hậu khô lắm, đất nhà tôi là đất sỏi đỏ. Vườn có được 200 trụ tiêu, phần lớn đều là trụ gỗ, đã trồng được 7 năm. Hiện đang mùa thu hoạch. Tôi có chút băn khoăn mong cộng đồng chỉ giúp. Đó là:
1: Chống suy sau thu hoạch tôi nên làm thế nào. Vì tôi sợ bón phân thì tiêu sẽ ra bông. Mà ko bón phân thì sợ tiêu sẽ kiệt sức. Tiêu hiện đang suy rồi.
2: Tiếp nữa là vấn đề phân chuồng. Tôi mới mua lại rẫy nên ko có chuẩn bị kịp được phân chuồng thì có thể thay bằng phân vi sinh hay ko?
3: Nữa là tôi nghe người trồng tiêu nói chỉ nên dùng phân bò chứ ko đc dùng phân khác, nhất là phân lợn có đúng vậy ko?
Rất mong được cộng đồng giatieu.com chỉ bảo giúp, xin cảm ơn nhiều.

Châu Phong

Mùa mưa ở Buôn Đôn thường chậm hơn Ea H’Leo, Krông Năng, nhưng vẫn sớm hơn Cư Kuin, Ea Kar rất nhiều..
1. Sau thu hoạch vẫn duy trì tưới giữ ẩm đều đặn, với lượng ít khoảng 30-40 lít/gốc, và không cắt nước ngắn hạn ; bón phân amino, hữu cơ, sinh học với lượng nhỏ để chống suy ; tuyệt đối không tưới lượng nước nhiều hơn… thì sẽ không ra bông.
2. Thay bằng phân hữu cơ vi sinh thì quá tốt, chỉ sợ tốn kém…
3. Phân bò, phân lợn, phân gà… đều được gọi là phân, mà phân thì dùng để bón cho cây. Nhưng phải qua ủ hoai đúng cách mới tăng giá trị và có hiệu quả !

tranthao

Cảm ơn Châu phong và diễn đàn. Hiện tôi vẫn đang tưới đều với lượng ít song song với tưới cà phê. Nhà tôi có phân lợn với vỏ cà phê, tôi tính đem trộn chung rồi ủ nấm đối kháng, nhưng mọi người bảo ko nên dùng phân lợn, vì lợn ăn cám công nghiệp, phân rất nóng và có nhiều mầm nấm và trùng nguy hiểm cho tiêu. Xin được nhờ Châu Phong chia sẻ giúp. Cảm ơn nhiều.

Thanh Hà

Có vẻ như bạn đọc nội dung 3 của @Châu Phong trao đổi không được kỹ càng cho lắm. Theo mình, nếu không an tâm thì không nên dùng. Chưa thấy ích lợi gì mà còn thêm mang bệnh… đau tim !
Sao lại ủ phân với nấm đối kháng? khác gì bắt thợ may đi xây nhà, bắt thợ hồ đóng bàn ghế?

Chi Mai

Hầu hết các sản phẩm nấm tricho có trên thị trường hiện nay đã được nhà sản xuất tích hợp nhiều chủng nấm tricho và nhiều dòng vi sinh vật có lợi (EM) nên được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau, chủ yếu như một loại phân bón vi sinh vật.
Khi ủ phân, nhiệt độ tăng lên xấp xỉ 70 độ C sẽ làm cho nhiều vsv có hại lẫn có lợi bị tiêu diệt, kể cả nấm tricho.
Vì vậy, khi đưa phân đã ủ hoai ra bón, bà con cần bổ sung lại nấm tricho đối kháng và các vsv có lợi khác để phòng bệnh, hỗ trợ cho cây trồng…

B.kotam

Chào anh Châu Phong ! Tôi ở Buôn Ma Thuột muốn hãm nước cho tiêu nhưng không biết mùa vào tháng nào? Nếu có tin xin chỉ giúp. Cảm ơn

Chi Mai

Bạn canh thời gian, từ khi bắt đầu tiến hành hãm nước cho tới khi có những cơn mưa chính thức vào mùa mưa, khoảng xấp xỉ 45 ngày là được.

Tấn Lực

Nếu trường hợp tiêu của nhà em hãm nước nhưng chưa đủ 45 ngày mà trời đã đổ mưa rồi em phải làm sao. Xin các anh chị tư vấn cho em với.
Em xin cám ơn ạ.

Chi Mai

Xin trao đổi theo từng trường hợp cụ thể khi chưa đủ ngày hãm:

-Nếu mưa nhỏ, mưa lai rai vài hôm rồi nắng trở lại, nắng có thể kéo dài vài tuần. Cứ kệ nó, không phân thuốc, phun xịt gì cả.

-Mưa lớn nhỏ xen kẽ vài cơn rồi nắng trở lại như trên. Quan sát cây thật kỹ, nếu có dấu hiệu trở mình, nhú cựa non thì tưới đuổi, tưới thật đẫm, tưới liên tiếp cho bung cựa luôn và xử lý theo quy trình làm bông.

-Mưa chưa đẫm, dấu hiệu chuyển mình cũng chưa rõ ràng, nên chờ đợi thêm. Nếu không tự tin để chờ thì có thể tưới cho bung luôn… Chọn cách nào do mình tự quyết.

Tưới đuổi theo có phần vất vả hơn nhưng chủ động, an tâm.
Lúc này khoan vội rong tỉa cây trụ sống vì còn nắng lắm, tiêu cần che.
Tuy tự mình quyết định đưa ra cách xử lý cho riêng mình nhưng cũng mong bà con mạnh dạn chia sẻ để cộng đồng tham khảo, hỗ trợ cho nhau giúp cho việc làm bông hiệu quả, hợp lý. Vụ mùa tới thắng lợi hay thất bại, quan trọng nhất là lúc này.

Chi Mai

Khoảng 45 ngày trước khi vào mùa mưa là bắt đầu hãm nước.

Phạm Văn Tứ

Tôi ở Lộc Ninh, Bình Phước nơi mà 3 năm gần đây tiêu bị mất mùa do rụng bông, trái đậu bị cào cào. Theo tôi một phần nguyên nhân là do thời tiết khi vào mùa mưa, những cơn mưa đầu mùa cây ra bông sau đó không mưa 10-20 ngày làm cho bông rụng, với giống Vĩnh Linh thì thất đáng kể, với Ấn Độ và Trung thì ra đc đợt 2 – 3 nhưng cũng bị tương tự như đợt bông đầu, chỉ có một số chuỗi đậu được nhưng bị cào cào. Khi vào mùa mưa chính thức (cuối tháng 5 âm lịch) thì mới đậu hạt tương đối nhưng lúc này tiêu chủ yếu là tiêu Ấn Độ và Trung ra thêm.
Với tình hình như vậy xin cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, cho ý kiến để tiêu Vĩnh Linh, Ấn Độ và Trung đạt năng suất, ND nơi tôi cần làm những ghì trước khi mùa mưa tới, và thời điểm cho ra bông khi nào là hợp lý cùng những tác động kèm theo. Xin cảm ơn !

Mai Liên

Cho em hỏi, em có đọc một trang về chăm sóc tiêu nói rằng nên rong tỉa sớm để cho tiêu phơi mao, tăng cường quang hợp, giúp tăng khả năng thụ phấn, hạn chế tiêu bồ cào…
Nhưng chị Chi Mai khuyến cáo khoan vội rong tỉa cây trụ sống vì còn nắng lắm, tiêu cần che bóng…
Xin chị giải thích thêm chỗ này, em cám ơn !

Chi Mai

Bạn cần lưu ý 2 vấn đề cơ bản:
-Hồ tiêu là cây sống dưới bóng cây chủ, ưa ánh sáng tán xạ.
-Thời tiết, nhiệt độ môi trường ở mỗi vùng đều khác nhau.
Cho nên bạn áp dụng kỹ thuật chăm sóc tiêu phải thật linh hoạt, phù hợp với điều kiện tại chỗ và của vườn nhà mình, không máy móc rập khuôn.
Chúc bạn gặt hái nhiều thành công với cây hồ tiêu !

nguyen van thuan

Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu đang ép nữa chừng thì gặp mưa, một số mắt phía ngoài đầu cành bật ra lá non và hoa nhưng mắt phía trong thì vẫn chưa nhú. Giờ cháu phải làm sao để cho những mắt phía trong cho chúng nhú ra và ra hoa vậy bác. Cháu xin cám ơn.

Trung Anh

Nếu muốn tiêu nhú cựa và bung hoa thì tưới nước theo thật đẫm, liên tục, và phun bón lá sinh học biosol tuần/lần. Tuy nhiên cần có lựa chọn hợp lý vì thời tiết lúc này chưa thuận lợi, chăm sóc sẽ rất vất vả.

quan plieku

Chào Trung Anh. Bạn làm bông bằng biosol? Hay mua thuốc làm bông riêng? Kỹ thuật làm bông với Biosol và Biogel thôi sao? Bạn có bón NPK ko? Chỉ giáo mình với..

Đỗ Thành Trung

Chào anh Quan anh có thể phun biosol kết hợp thêm KNO3 nữa loại 1kg cho 200lit nước sẽ ok hơn. Còn dưới gốc thì anh dùng biogel kết hợp với bón lân Văn Điển là ok rồi. Lúc làm bông biogel 20 ngày anh đổ 1 lần và phun lá biosol thì tuần/lần là ok.

Quan Pleiku

cảm ơn Thành Trung, cho mình hỏi thêm tí. Xong chu trình làm Bông mất phải 4-5 tuần, trong thời gian này mình dùng bao nhiêu lần Biosol+ KNO3, bao nhiêu lần Biogel + lân Văn Điển vậy bạn? Nấm tricho có cần bổ sung trong đợt làm bông không, hay để qua khoảng tuần thứ 6 mới bổ sung ? Nếu bỏ thêm U rê + ít Kali ở tuần thứ 2 bạn nghĩ sao?

Châu Phong

Chu trình làm bông chỉ cần phun biosol tuần/lần và đổ biogel 3 tuần/lần. Kết hợp thêm humic và tricho phòng bệnh là tốt rồi. Phun KNO3 nữa thì tốt nhưng coi chừng cháy lá non, đọt non do phần lớn là hóa chất công nghiệp. Muốn bỏ lân Văn Điển hay phân hóa học khác thì bỏ sau khi làm bông. Không kết hợp lân Văn Điển với biogel vì sẽ gây hại cho vsv (EM) có trong phân này.
Chú ý: biogel+biosol là phân sinh học, không nên tùy tiện kết hợp với phân thuốc hóa học…

Đỗ Thành Trung

Chào anh Quan, theo em làm thì em không bỏ kali và ure vào gốc. Em chỉ phun KNO3 thay kali dưới gốc còn ure thì em không bón bao giờ cho tiêu kinh doanh. Anh kiếm đúng loại KNO3 của Israel. Còn những điều kia thì anh Châu Phong đã chia sẻ rồi.
Thân

Tu Duy

Chào cộng đồng! Sau khi hãm nước xong thì tưới ướt đẫm, vậy sau khi tưới đẫm khoảng bao nhiêu ngày thì tiêu sẽ nhú cựa. Và mình tiến hành bón phân làm bông ngay sau khi tưới hay chờ nhú cựa mình mới bón phân làm bông.

Trung Anh

Thời gian nhú cựa tùy vào tiêu sung hay tiêu suy, thông thường là khoảng 1 tuần. Phải tiến hành bón phân liền ngay khi tưới đẫm. Ưu tiên hữu cơ, sinh học trước, vô cơ sau…

Le thanh tuấn

Xin chào chú Vịnh và bà con trên diễn đàn. Cho cháu hỏi là sau khi hãm nước xong đến khi tiêu ra lá non thi mình phun thuốc phòng sâu, rầy vậy mình nên dùng sinh học hay là hóa học cho hiệu quả. (…) Cháu xin cám ơn !

Chi Mai

Thuốc BVTV dùng để trị chứ không dùng để phòng !
Cách phòng bệnh tốt nhất là dùng các EM trong các loại phân vi sinh vật để giúp tiêu tăng cường kháng thể và bón nấm đối kháng trichoderma.

Quan Pleiku

Kính chào chú Vịnh và giatieu.com. Chú có thể post hình của bông tiêu lớn chừng nào thì mình không nên phun phân bón lá để tránh bị bồ cào không ah?

Nguyễn Vịnh

Chào @Quan Pleiku.
-Thời gian phun phân bón lá thích hợp cho các cây trồng là vào lúc sáng sớm hay chiều muộn, khi cường độ ánh sáng giảm xuống thấp và các khí khổng của lá mở ra.
-Thời gian bông tiêu phơi mao từ sáng sớm đến 12 giờ trưa, cá biệt có thể kéo dài tới 14 giờ. Tuy nhiên thờ gian đỉnh điểm để bông tiêu đón nhận phấn là 10 giờ sáng và mọi chuyện hoàn tất sau 14 giờ.
Lưu ý: Chuỗi bông tiêu khá dài, nở lần lượt từ trên xuống như buồng chuối, kéo dài trên 10 ngày mới nở xong.
Bất đắc dĩ mới phun phân bón lá vào những ngày bông tiêu thụ phấn, chỉ phun vào buổi chiều muộn. Vòi phun phải thật sương, áp lực nhẹ, tránh phun thẳng vào bông tiêu.
Tuyệt đối phải pha phân thuốc đúng liều, không pha đậm đặc vượt ngưỡng chịu đựng của bông đang còn non. Không phun các loại phân thuốc gốc hóa học hay núp bóng sinh học.
Thân

Đỗ Thành Trung

Chào anh Quan, anh để ý khi chuỗi tiêu dài ra tầm 6-7cm và để ý chuỗi tiêu có những lấm tấm trắng trên chuỗi, lúc đó là tiêu đang trong quá trình thụ phấn đấy. Lúc đó thì đừng nên phun gì nữa.
Thân

Quan Pleiku

Dạ cảm ơn chú và bạn Thành Trung nhiều nhiều. Không biết bạn Trung đã hăm nước làm bông chưa. Theo mình ở Pleiku gần có mưa dông đầu mùa rồi! Nếu vài ngày nữa mưa thì làm bông không đạt, mình mới hảm được 2 tuần!

Đỗ Thành Trung

Chào anh Quan em chưa hãm đâu. Phải 2 tuần nữa em mới hãm. Vì chỗ em thường phải cuối tháng 5 dương lịch mới mưa. Rẫy em cách Pleiku 80km nên thời tiết có hơi khác chút.

Châu Phong

Thân gửi cộng đồng giatieu.com !

Năm nay trời rất khô hạn, việc hãm nước làm bông không phải lo lắng quá. Chỉ cần hãm nước phù hợp theo địa phương mình trồng tiêu trong khoảng thời gian 4-5 tuần là quá đạt.
Khi có 2-3 cơn mưa vào mùa liên tiếp, khoảng gần cuối tháng 5 dương lịch, là bà con tưới đuổi luôn, nhớ tưới thật đẫm và tăng cường các loại phân bón theo đúng kế hoạch. Diễn đàn giatieu.com sẽ trao đổi chung cho các bạn làm theo đúng quy trình, sử dụng phân sinh học biogel+biosol chủ đạo để làm bông, có tăng cường KNO3 .
Các trường hợp riêng lẻ có thể trao đổi qua email bác Nguyễn Vịnh để được hỗ trợ thêm.

Le thanh tuấn

Cảm ơn @Chi Mai đã phản hồi. Cho em hỏi thêm là thời tiết ở Gia Lai vẫn đang nắng nóng vậy mình làm bông cho tiêu luôn được chưa hay nên tưới theo cho tới có vài cơn mưa rồi mới làm bông. Và nữa là em mới tưới lại cho tiêu xong em có xịt Coc 85 và dự tính tuần sau tưới lại em sẽ dùng đạm cá và biogel đổ gốc, phun biosol. Như vậy có được không? Em xin cám ơn !

Chi Mai

Bạn @Le thanh tuấn chú ý công việc cho phù hợp:
-Giai đoạn hãm nước làm bông kéo dài khoảng 30-45 ngày trước khi mùa mưa đến. Mọi việc như chăm bón, hồi phục sau thu hoạch, phun thuốc rửa cây, phòng trừ tuyến trùng nấm bệnh… phải làm xong trước đó.
-Khi vào giai đoạn hãm nước phải ngưng hết mọi việc phân tro, tưới tắm…
-Khi có mưa xuống mới bắt đầu sử dụng phân thuốc hỗ trợ cho tiêu ra bông vụ mới.

Quan Pleiku

Nhà mình Tiêu 1 số cây cũng nhú cựa như thường, mặc dù đã tưới giữ ẩm 1 tuần/lần, mỗi trụ khoảng 20lit. Có thể do thời tiết quá nóng bức nên năm nay làm bông thấy không tập trung rồi, bông ra chắc phải 2 đợt chính và 1 đợt phụ tháng 7. Giờ đang tiến thoái lưỡng nan, mình đã hảm nước được hơn 2 tuần. Nếu giờ không tưới thì số bông đang có ra đi. Nếu tưới vào thì số bông chưa bung sẽ không bung vì chưa đủ thời gian hảm nước, thật đau đầu quá bà con ơi.., quy trình chăm sóc phía sau đầy khó khăn…

Châu Phong

Đa phần tiêu nhú cựa gà, ra lá non là do quá trình không duy trì ẩm độ hợp lý trước và sau thu hoạch. Để khô hạn cục bộ rồi tưới trở lại hơi nhiều nước để chống suy, hồi phục sau thu hoạch mới là nguyên nhân làm bung cựa non. Đã lỡ rồi thì đành chịu, phải chấp nhận… để hãm nước làm bông chính vụ. Số cựa non này sẽ bị hỏng và có thể ra bù sau đợt làm bông nếu tiêu sung. Cần chú ý để rút kinh nghiệm cho các vụ mùa sau.

Quan Pleiku

Chào anh Châu Phong. Theo anh thì tưới như thế nào là duy trì độ ẩm đúng để cây không nhú cựa gà? em vẫn duy trì 1 tuần/lần/20-30lit nước mỗi trụ. Xin chia sẻ kinh nghiệm để còn mùa sau làm theo…

huydung

Em xin trả lời thay anh Châu Phong, tưới như anh 1 tuần/1 lần/30 lít như vậy không phải là nhiều nước mà là nhiều lần quá. Ta tưới 30 lít/1 tuần cây tiêu đã uống hết đâu mà ta lại tưới tiếp, vậy thì lại dư nước thì tiêu sẽ ra lá, nhú cưa, ra bông. Nên trường hơp 30 lít tưới đó thời gian cách nhau 1 tháng 1 lần là được rồi.

Trần Thị Hồng

Cảm ơn bạn @Ngok nhé! Mình mới trồng tiêu nên mọi thứ còn lơ mơ lắm, hơn nữa mọi người xung quanh nhà mình lại nói diệt trừ sâu, rầy, rệp thì chờ mưa xuống nó phát triển rồi mới xịt, nên mình băn khoăn không biết xịt khi nào thì hiệu quả. Bạn cho mình hỏi thêm là tiêu nhà mình mới thu xong thấy có lá vàng và rụng đốt nhiều vậy đầu mùa mưa mình nên xử lý như thế nào nhỉ?

Phạm Hằng

Cháu chào chú Vịnh và mọi người trên cộng đồng! Chú cho cháu hỏi, nhà cháu hiện có khoảng 200 trụ tiêu năm thứ 3 đã nhú cựa khá nhiều, còn tiêu mới thu thì chưa có gì. Cháu muốn hỏi là tiêu đã nhú cựa thì cháu có nên làm bông luôn hay cứ để hãm nước chờ mưa ạ. Cháu xin cảm ơn!

Hoàng

Bạn tự quyết cho mình chứ không ai có thể thay bạn.
Với lại không rõ bạn ở đâu, điều kiện hổ nhưỡng, khí hậu ra sao để góp ý cho phù hợp !

Quan Pleiku

Chào bạn @huydung. Có thể bạn nói đúng vì tiêu nhà mình không bao giờ để thiếu nước cục bộ… mình nghĩ rằng với lượng nước như vậy thì 15 ngày/lần sẽ hợp lý hơn…
Chào bạn @tranthihong, bạn nên siêng lên trang giatieu.com đọc tất cả các bài viết về quy trình trồng và chăm sóc tiêu từ tiêu con, tơ, kinh doanh…, rồi lần lần biết được 1 xíu, không biết cái gì mới hỏi, kiến thức là mênh mông, phải siêng đọc và đam mê mới được bạn ạ…

dinh luyen

chào chú Nguyễn Vịnh. Hiện nay cháu có vườn tiêu tơ năm thứ ba, cháu coi trên diễn đàn thì phải cầm nước 30 đến 45 ngày cháu sợ tiêu chậm phát triển phần ngọn không và có sao không. Mong chú chỉ gúp cháu cần phải làm gì, tại thời gian này cũng gần vào mùa mưa rồi. Cháu cảm ơn nhiều.

Thanh Hà

Biện pháp hãm nước để làm bông chỉ áp dụng cho tiêu đã đi vào kinh doanh.
Tiêu của bạn đang còn tơ nên vẫn tưới tắm, chăm bón bình thường để cho tiêu phát triển thuận theo tự nhiên mà không cần có sự can thiệp hay áp dụng biện pháp bất kỳ nào.

xuân Hồng

Hôm thứ Hai ở Pleiku, Gia Lai mưa to, có anh, chị nào làm bông cho tiêu luôn không? Chỉ dùm em với.

tô mạnh tiến

Chú Nguyễn Vịnh ơi, cho cháu hỏi là thuốc phân hóa mầm hoa là những dạng thuốc gì? Chú có thể chỉ rõ tên 1 vài loại thuốc chứ biết cho cháu biết đc không ah. Cháu xin cảm ơn chú.

Nguyễn Vịnh

Chào cháu.
Chú không khuyên dùng thuốc hóa học để phân hóa mầm hoa.
Chú chỉ khuyên tác động, xử lý, bằng các biện pháp chăm bón kết hợp với các loại phân sinh học, hữu cơ, để tăng cường kháng thể cho cây.
Thân

Nguyễn Quốc Hướng

Chào bác Vịnh. Cháu xin hỏi bác, tiêu hãm nước được 45 ngày mà không mưa thì có đợi tới khi có mưa không bác. Tiêu nhà cháu là tiêu sung.
Vậy theo bác là làm cách nào. Cháu cảm ơn bác nhiều.

huydung

Chào anh Nguyễn Quốc Hướng ! Em xin chia sẽ suy nghĩ của riêng em thế này : việc hãm nước và cho cây tiêu ra bông lúc nào cũng được sau khi thu hoạch, nhưng chúng ta không nên làm như vậy. Phải để cho cây ngủ nghỉ một thời gian lấy lại sức, rồi chọn thời điểm hãm nước 45 ngày cho thật sự hợp lí. Tức là sau khi hãm nước thời tiết đã có vài cơn mua đầu mùa mưa. Nếu không có mưa thì ta tưới theo rồi làm bông theo quy trình như trên… Chúc anh sáng suốt !

xuân Hồng

Chào Bác Nguyễn Vịnh. Ngày 17.4 vừa rồi ở Plei Ku – Gia Lai mưa rất to, hơn 1h đồng hồ. Tiêu của cháu đã hãm được 40 ngày nên cháu tưới theo luôn, giờ thi đang ra mầm non rất nhiều nhưng trời lại nắng qúa, cháu đã phun biosol khi tứơi đậm, chuẩn bị tưới biogel nhưng có người nói hoa ra lúc này vào lúc nắng sẽ rụng hết cháu lo quá. Cháu sẽ tưới theo 3 ngày một lần và thực hiện các bứơc như trên diễn đàn có đựơc không. Cần bón thêm phân bón nào không để hoa không dụng và bò cào?
Cháu cảm ơn bác.

Trung Anh

Không thể đảo ngược lại được do tiêu đã bắt đầu nhú cựa non.
Tiếp tục tưới tắm, bón phân làm bông vụ mới, đến đâu xử lý đó.
Phun biosol tuần/lần và đổ biogel 3 tuần/lần để tăng sức cho tiêu làm bông.
Do rễ tơ mới bắt đầu hồi phục nên muốn bỏ phân hóa học phải sau 2 tuần nữa.
Chú ý theo dõi độ ẩm. Nếu kiểm tra thường xuyên bằng máy đo độ ẩm thì tốt hơn.
Nếu có phân chuồng ủ hoai+tricho để bón cho tiêu lúc này thì hợp lý.
Khi chuỗi bông ra dài khoảng 5-6 cm báo cho diễn đàn biết để hỗ trợ tiếp cho bạn.

Văn Thắng

Cho em hỏi, mình sử dụng loại máy nào thích hợp để đo độ ẩm ? Em cám ơn.

Ngok

Theo mình, các bạn nên sử dụng loại máy tích hợp đo độ ẩm lẫn đo độ pH để chăm sóc tiêu là tiện lợi hơn cả. Giá máy cũng vừa phải, sắm đc. Mình đang sử dụng máy D-15 của Nhật Bản SX, loại chưa tới 1,5 tr./cái.

xuân Hồng

Cảm ơn anh Trung Anh. Em có phân bò khô ủ mới 2 tháng, đảo 3 lần, lần nào cũng cho tricho hơn nhiều so với quy định nhưng vẫn chưa hoại nên chưa dám sử dụng vả lại đang nắng quá có nên bón phân chuồng không anh?

Trung Anh

Ủ 2 tháng vẫn chưa hoai thì xem lại cách ủ và nhất là chất lượng gói tricho dùng để ủ.
Chú ý : Bón phân chuồng ủ hoai + tricho để phòng bệnh chứ không phải phân ủ bằng tricho…!
Bón lấp rồi tưới theo giữ ẩm, có sao đâu ?

Châu Phong

Bà con hay nhầm lẫn, tưởng đã dùng tricho ủ phân thì cũng sẽ phòng bệnh mà quên rằng do quá trình ủ sinh nhiệt để phân hũy nên cũng đã đốt tricho cùng các loại sâu bệnh khác chết hết… Khi đưa phân ủ hoai ra bón, cần phải bổ sung tricho khác vào mới phòng được bệnh cho cây trồng.
Chú ý: chất lượng gói sản phẩm tricho cực kỳ quan trọng !

tô mạnh tiến

Chào chú Nguyễn Vịnh và bà con, năm nay cháu tính trồng thêm khoảng 600 trụ tiêu nữa cháu có ủ phân bò công với tricho khoảng được 3 tháng rồi. Vừa rồi cháu có mua thêm tro trấu nữa, cháu tính trộn cùng với phân bò bón lót nhưng cháu nghe nói tro trấu này bón cho tiêu nhiều quá thì không tốt lắm, với lại năm ngoái cháu cũng lên tiêu và có thử nghiệm 1 vài trụ rồi mấy trụ đó cháu bỏ rất nhiều phân tro, tưởng là nhiều phần sẽ tốt ai dè cây tiêu sau 1 thời gian có dấu hiệu chùn đọt cây lá kém phát triển và bộ rễ. Cháu có tham khảo trên mạng nói tro trấu này có hàm lượng muối rất nhiều nên làm sót rễ nên cần sử lý trước khi đem trồng. Cháu có tham khảo 1 vài tài liệu nói phải rửa bằng nước tro trấu đó vài 3 lần rồi mới trồng được. Không biết cách làm đó có đúng không cháu mong chú và bà con ai có kinh nghiệm giúp cháu với. Xin gủi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến chú và tất cả bà con.

dinh luyen

Chào mọi người cho cháu hỏi hiện tiêu của cháu được 3 năm, cháu cứ tưới bình thường cho đến trời mưa khi thấy nhú cựa để ra bông châu tiến hành xịt phân thuốc ntn? Cho cháu hỏi thêm tí nữa là xịt phân bón lá có chung với thuốc sâu được không ? Mong mọi người chỉ cho cháu với, cháu cảm ơn và chúc sức khỏe mọi người.

Trung Anh

Bạn hỏi nhưng cộng đồng không thấy ai trả lời là vì sao?
Theo tôi, có lẻ do những nội dung bạn hỏi đã được cộng đồng trao đổi, thảo luận quá nhiều trên giatieu.com rồi nên không ai muốn nói đi nói lại nữa.
Cho nên bạn cần tự mình đọc để tìm thấy câu trả lời và để nâng cao kiến thức trồng và chăm sóc tiêu cho chính mình. Chỉ hỏi những vấn đề riêng tư không trùng lặp hoặc những gì mà mình đã nổ lực nhưng không tìm thấy.
Mong bạn hãy cố gắng nhé !

tâm hùynh

Chào mọi người,
Không biết mọi người đã có ai thử trồng trụ sống cho tiêu bằng cây so đũa chưa, mình đang dự định dùng cây này để làm trụ tiêu, mong nhận được sự chia sẻ của mọi người

tâm hùynh

Mình thấy cây so đủa là cây họ đậu, thân suông thẳng nhanh lớn, lá nhỏ che bóng vừa phải thích hợp với độ che phủ cho dây tiêu nên chọn trồng giửa trụ bê tông ,…nhờ các bạn có đam mê hồ tiêu có kinh ngiệm, hay ý kiến gí cho mình xin với … Cảm ơn cộng đồng hồ tiêu.

Hoàng

Cây so đủa làm trụ sống cho tiêu leo cũng rất tốt, nhưng phải theo dõi kỹ để phòng chống sâu đục thân làm cây hay bị chết đột ngột.

Nguyễn Thị Thành

Xin chào cộng đồng, có thuốc nào trị các loại côn trùng chích hút mà không có mùi thuốc sâu không chỉ giúp tôi với, vì vườn tôi ở gần nhà dân nên mùi gây khó chịu lắm ạ. Tôi xin cám ơn.

Trịnh Văn Ba

Mua thuốc trừ muỗi về dùng – ngày trước phải mua chui ; bây giờ thì ê hề…

Ngok

Thuốc trừ muỗi chất lượng thấp, hiệu quả kém, cũng ê hề chú Ba nhỉ !

Nguyễn Thị Thành

Cháu cảm ơn chú Trịnh Văn Ba nhiều lắm, nhưng chú ơi cháu nghe nói thuốc trù muỗi ở ngoài không đậm đặc không hiệu quả. Chú cho cháu hỏi thêm xịt thuốc trừ muỗi có diệt được rệp sáp không ạ? Cháu nghe nói thuốc trừ muỗi có thể diệt được rệp sáp vậy thì đổ thuốc trừ muỗi vào gốc có được không hả chú. Mong chú tư vấn thêm cho cháu với, cháu cảm ơn chú nhiều !

Quan Pleiku

Mua thuốc có hoạt chất tổng hợp Abamectin gốc sinh học cũng đâu có hôi đâu bạn

Trịnh Văn Ba

Chào cháu Nguyễn thị Thành ! Thuốc BVTV đa số có mùi rất kinh ; nhất là loại xông hơi. Thuốc trừ muỗi trước đây chỉ ở phòng dịch tuồn ra, giá từ 900 đến 1.200 nghìn đồng 1 lít. Có tác dụng tốt với các loài chích hút ; nhưng – rệp sáp không phải đối tượng !
Thuốc trừ muỗi chú chỉ sử dụng đúng 1 lần cho biết – nhưng vì đắt quá nên chưa có kết luận cuối.
Ở trong khu dân cư bắt buộc cháu phải dùng. Cái gì cũng mua được bằng tiền – riêng tình nghĩa làng xóm thì không thể. Pha đúng tỷ lệ hướng dẫn , xịt kỹ lần 2 cách lần 1 từ 5 đến 7 ngày. Cháu mạnh dạn thử đi ; thứ này không hại đến tiêu và hàng xóm.

Thành chung

Bạn hãy sử dụng thuốc muỗi thử 1 số trụ rồi mới làm đại trà để đỡ lãng phí. Theo mình, sử dụng thuốc tổng hợp như Abamectin gốc sinh học sẽ đỡ mùi hôi hơn.

Quan Pleiku

Đúng vậy, sao không dùng sinh học tồng hợp có thành phần Abamectin, vừa rẻ mà lại không hôi, an toàn, mua đâu cũng có, tiện cả đôi đường….

Châu Phong

Chào các bạn.
Mặc dù Abamectin là thuốc trừ sâu sinh học tổng hợp nhưng vẫn là thuốc có độ độc nhóm II, khi dùng trên rau màu cần có thời gian cách ly cụ thể. Đặc biệt khi sử dụng trong khu dân cư cần phải kiểm soát chặt chẽ, thận trọng, tuyệt đối không để rơi vãi. Tuy nhiên, đặc điểm của thuốc trừ sâu sinh học là phân hũy khá nhanh dưới ánh mặt trời, nên phải phun nhắc lại sau 2-3 ngày mới có hiệu quả cao.

nguyenquocnam

Chào chú Châu Phong cho cháu hỏi đổ trichoderma pha với Biogel đổ vào đầu mùa mưa có được không chú và đổ một năm đổ mấy lần tricho thì hiệu quả hả chú. Cháu cảm ơn chú và cộng đồng, chúc cả nhà súc khỏe và thành công !

Châu Phong

-Đổ tricho 1 năm tối thiểu 3 lần. Khi các vườn chung quanh có dấu hiệu dịch bệnh nhiều thì tăng lên 4 lần. Đổ chung với biogel hay amino thì quá tốt, tricho sẽ phát triển mạnh hơn. Mình đổ ngay đầu mùa mưa với phân hữu cơ ủ hoai và biogel để kích rễ, làm bông luôn.

Trung Anh

Bạn phải đổ nấm tricho sớm nhất để phòng bệnh. Nếu vườn đã bị nấm bệnh xâm nhập thì phải dùng thuốc hóa học diệt nấm, xong đổ ngay tricho để ngăn chặn nấm bệnh tái nhiễm. Nếu để chậm, vườn bị nấm bệnh tái nhiễm rồi thì tricho chịu thua. Bạn cần tìm hiểu thêm cơ chế hoạt động của nấm tricho để biết vì sao nó được gọi là nấm đối kháng.
Rất nhiều người hiểu nhầm nên đã dùng tricho để trị bệnh, hoặc dùng sau khi nấm bệnh đã thâm nhập, thay vì dùng để phòng ngừa !

Quan Pleiku

Củng còn tùy vào tiêu có bị nấm bệnh hay không mà đổ tricho, vì sau mỗi lần bơm thuốc trị nấm đều bổ sung tricho. Nếu không nấm bệnh đổ Tricho 4 lần là nhiều quá,… hiệu quả kinh tế thấp. Mỗi thứ một ít, cộng lại củng đáng ngại…Theo mình đổ 2 lần: đầu và cuối mùa mưa là được rồi

Ngok

Sau khi đổ thuốc hóa học trị nấm thì không thể gọi là bổ sung vì tricho cũ cũng đã chết sạch. Có thể theo bạn chỉ cần đổ 2 lần là được rồi nhưng mình không hiểu ý tùy theo có bệnh hay không mà đổ? không lẽ bạn đổ để trị bệnh chứ không phải để phòng? và hiệu quả kinh tế thấp bạn muốn nói là gì?

Sơn Hải

Phòng bệnh thì không nói trước được điều gì.
Trồng hồ tiêu mà chủ quan quá coi chừng phải trả giá đắt !

Ngoc Hoa

Cháu xin chào chú, chào cộng đồng giá tiêu. Ở chỗ cháu nay đã có mưa đều, vậy cháu phải làm gì trước để tiêu ra bông mùa này có kết quả. Xin chú và cộng đồng tư vấn giúp, cháu cám ơn nhiều.

Thanh Hà

Vừa trải qua thời gian hãm nước, hầu hết rễ tơ đã hỏng nên mưa sẽ tái sinh rễ mới. Lúc này bạn hạn chế bón phân hóa học, ưu tiên phân hữu cơ, sinh học và phun bón lá hỗ trợ. Nếu thấy cần thiết có thể bón với liều thấp, nên pha loãng để khỏi gây tác hại cho rễ non. Bạn tham khảo phần bà con thảo luận để kết hợp bón phân làm bông hợp lý, hiệu quả.

Trung Anh

Trước tiên cần cho tiêu ăn để hồi phục, đủ sức làm bông. Nên dùng phân sinh học biogel+biosol kết hợp bón phân ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh, các trung vi lượng cần thiết, humic,… Chú ý hạn chế đạm để làm bông. Rải vôi để nâng pH và đổ nấm tricho phòng bệnh… Trên đây là những việc bạn cần làm ngay khi mới vào đầu mùa mưa. Có gì vướng mắc bạn trao đổi thêm.

nguyenquocnam

Chào bạn Trung Anh bạn cho mình hỏi mình đã hãm nước được 40 ngày thì trời chuyển mưa thì mình phun siêu lân 2 lần trong 2 tuần tuần thứ ba mình phun biosol + thuốc muỗi xong mình đổ biogel + trico và cách tuần mình phun tiếp biosol + thuốc thán thư. Mình làm trong vòng một tháng và có mưa ba trận khá to và giờ tiêu mình vẫn chưa thấy nhú cựa mình phải chờ nhú cựa và ra lá non mới nên bón phân NPK cho nó làm bông hay sao ? chân thành cảm ơn bạn nhiều chúc bạn sức khỏe và thành công !

Trung Anh

Mình chưa bao giờ áp dụng qui trình làm bông như bạn nên không được rõ. Với lại còn tùy vào liều lượng, chất lượng của loại phân thuốc bạn đã phối hợp sử dụng nữa.
Về phân NPK thì đã bàn nhiều rồi, chỉ nên bón cuối giai đoạn làm bông để kéo chuỗi và nuôi hạt, bạn hãy tìm đọc thêm.

Hoàng Văn Lập

Mình luôn theo dõi giatieu.com – nhưng ít muốn tham gia … nhưng 2 bạn Trung Anh và Quốc Nam có việc chăm sóc như nghịch lý – Tr.Anh thì đưa ý không rõ, rải vôi là cái đầu tiên sau đó là ..dùng phân sinh học… Còn Quốc Nam, thì tại sao không trị hay ngừa thán thư (nấm) trước khi đổ bio và tricho ???
Việc dùng phân bón lá chỉ là cấp thời – còn phân dưới bộ rễ mới là quan trọng. Lẽ ra bạn nên bón lân + chút NPK + trung vi lượng ngay khi thu hoạch xong, lúc đó chưa cấm nước để phân hóa…

Trung Anh

Cháu cám ơn bác Lập, ý cháu là không phải bón vôi cho cây. Ý cháu là rải vôi để cải thiện độ pH nên cháu chỉ rải khi trời đã có mưa đầu mùa bác ạ. Còn nếu phun biosol để làm bông vụ mới thì phải phun liên tiếp mới hiệu quả nhưng cách bạn ấy phun chưa hợp lý mà còn kết hợp tùm lum. Có lẽ ở chỗ bác chưa ai sử dụng loại phân bio phun lá này để làm bông bác nhỉ !

Lê Minh

Chào bạn Trung Anh, vậy bạn có thể chia sẻ cách làm bông của bạn bằng sản phẩm bio Ấn Độ này theo chu kỳ như thế nào. Cảm ơn bạn

nguyễn xuân hòa

Anh Vịnh ơi. Em hỏi anh là tiêu nhà em thu hoạch xong em phun anvil diệt nấm. Sau do em tiến hành hãm nước, thời gian là 35 ngày. Sau đó em tưới dẫm vài lần cách nhau 4 ngày 1 lần (3)lần, rồi em xịt phân bón lá. Thời gian này cứ 4 ngày em tưới 1 lần nếu không mưa. 1 tuần sau em bón phân urê. 1tuần sau em phun phân qua lá + thuốc sâu sinh học. 2 tuần sau em bỏ phân đầu trâu. Nhưng tới thời điểm bây giờ cây tiêu vẫn không ra hoa. Em hỏi anh là tại sao vậy anh…

Hoàng

Vì chẳng biết gì để trả lời !
Này nhé, phân bón lá có chất gì? Đầu Trâu loại gì?… trong khi chính các chất này đang tác động lên quá trình làm bông.
Bạn đọc những thảo luận trao đổi của cộng đồng trên bài này có thể tìm thấy câu trả lời…

Nguyễn Vịnh

Chào @nguyễn xuân hòa
Két quả của việc sử dụng phân thuốc không phù hợp với nhu cầu làm bông là không thể đảo ngược. Giờ chỉ còn cách dùng sinh học biosol+biogel để các chất auxin, cytokinin, GA3 có trong phân này kích mạnh cho ra bông.
Cố gắng tự tìm hiểu để chăm sóc tiêu hiệu quả hơn. Tất cả đều có trên giatieu.com.
Thân

Thạnh

Kết quả của việc bón đạm quá sớm mà còn bón với liều cao nữa, cho nên tiêu chỉ ra lá không có gì ngạc nhiên cả. Trên diễn đàn có nói vấn đề này nhiều lần rồi mà…!
Bón phân làm bông cần giảm đạm xuống tối thiểu và nâng lân, kali lên mức “siêu” để cây chuyển sang thời kỳ sinh thực… Sai một ly đi một dặm là vậy đó.

Hoàng Văn Lập

@Xuân Hòa, bạn ở vùng nào ? đã thực sự vào mùa mưa chưa ? Bạn cần lưu ý urê sẽ tốt để phát triển lá. Còn làm bông, bạn xem kỹ lại.

nguyễn xuân hòa

Cảm ơn chú Vịnh nhé. Để cháu dùng thử xem. Mà cháu hỏi chú là tiêu mới trồng có sử dụng được thuốc này không? và hiệu quả như thế nào vậy chú…

Ngok

Tại sao bạn tính dùng thử cho tiêu làm bông mà lại không dùng thử cho tiêu con ?
Vậy thì thử đi để thấy hiệu quả, sao còn hỏi lại nữa !
Biogel+biosol là phân sinh học tổng hợp nhiều thành phần… mà PHÂN thì để BÓN cho cây trồng. Nhập khẩu xài gần 3 năm rồi.

Nguyễn Thu Huệ

Bác cho cháu hỏi, chú bán thuốc gần nhà cháu tư vấn làm bông phải phun Siêu Lân. Em cháu học trên phố mua về 2 gói Siêu Kali cũng nói để phun làm bông, vậy là sao? Gói Siêu Kali em cháu mua có ghi thành phần 50%K2O, 18%S. Bác tư vấn cho cháu giờ cháu nên phun loại nào, cháu cám ơn.
Chúc bác sức khỏe ạ !

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @Nguyễn Thu Huệ
Cháu cần biết Siêu lân hay Siêu Kali có nghĩa là lân hay kali nhiều gấp bội các chất khác. Nhưng tại sao không nói gì tới đạm? Điều này để giải thích vì sao bác hay nhắc khi làm bông phải giảm đạm xuống mức tối thiểu mà bác Lập và các bạn có trao đổi trên, thậm chí cắt luôn đạm nếu đã dùng sinh học biosol+biogel.
Mới đây có bạn trao đổi là đã sử dụng loại Siêu Kali làm bông như cháu hỏi và anh @Châu Phong đã có trao đổi. Thực chất nó là phân sunfat kali K2SO4 có 50% K2O, trong khi phân clorua kali KCl có tới 60% K2O nên cũng rất cần khi làm bông cháu ạ.
Ngoài ra có nhiều sản phẩm dùng để phân hóa mầm hoa, kích thích ra hoa, chủ yếu chứa các vi lượng. Cháu cũng cần quan tâm để phối hợp sử dụng làm bông cho hợp lý và hiệu quả cao nhé. Chúc cháu thành công !
Thân

Nguyễn Hải Duyên

Em mới vào nghề làm tiêu, hôm vừa rồi em có mua mấy ngàn bịch xác mùn cưa người ta đã trồng nấm mèo rồi, em tính về ủ làm phân hữu cơ bón cho cây tiêu không biết có được không? Mong các bác trên diễn đàn giúp đỡ…. chân thành cảm ơn.
Thân chào!

Ngok

Ủ được nhưng rất nghèo dinh dưỡng. Cần thêm nhiều phân chuồng, các xác bã thực vật và một số chất dinh dưỡng khác nữa để ủ thì thành phẩm mới có chất lượng hơn.

pham Hung Thuy

Chào anh Nguyễn Vịnh!
Anh cho em hỏi: tiêu nhà em năm nay là bước vào năm thứ 10, vườn tiêu không xung cũng không suy (trung bình). Quy trình hảm nước em đã áp dụng đủ thời gian là 45 ngày, sau đó có vài cây mưa lớn thì em có bón phân hửu cơ vi sinh một nọc một kg, cộng với 0,5 kg lân can xi đến nay là dược 20 ngày, trước đây 7 ngày, em có tưới gốc và phun Biosol, Biogel. Hiện nay vườn tiêu phục hồi xanh tươi và băt đầu nhú mầm. Em dự kiến hai ba ngày nữa em phun tăng cường sản phẩm phân bón lá… có được không anh? Mong anh và diễn đàn góp ý và tư vấn giúp em với. Xin cảm ơn anh Nguyễn Vịnh và tất cả anh chị em

Trung Anh

Theo tôi, tiếp tục phun biosol 1tuần/lần và đổ gốc biogel 3tuần/lần, tăng cường Kali clorua (kali đỏ) pha loãng đổ gốc để làm bông. Tạm thời hạn chế các loại phân có N cho tới khi chuỗi bông được vài cm thì bón NPK bằng cách pha loãng đổ gốc để kéo chuỗi, tăng sức. Bổ sung các chất trung vi lượng đầy đủ. Thêm nền hữu cơ, humic và tricho phòng bệnh giúp cho tiêu phát triển bền vững hơn.

Nam Ngoc Vu

Cho em hỏi, em muốn phun Siêu Kali để làm bông, loại trong bịch 1 kg, có hỗn hợp thêm lưu huỳnh (S) được không?

phạm Hùng Thuy

Cảm ơn anh Trung Anh nhiều nhé!
Mong anh luôn giúp đỡ mọi người khi cần đến anh, góp ý của anh tôi thật cảm phục. Chúc anh và gia đình luôn khỏe, hạnh phúc và thành công!

huynh thanh tung

Các bạn cho mình hỏi dung dịch boocdo thường là do mình tự chế. Nhưng nay trên thị tường có bán loại boocdo do nhà máy sản xuất. vậy sữ dụng có hiêu quả không. Chân thành cảm ơn.

Viết Dũng

Tiêu đang làm bông mà bị con bọ chich hút làm thối hết bông, nghe nói khi đang giai đoạn làm bông ko được phun thuốc vì sẽ ảnh hưởng quá trình thụ phấn của cây vậy có đúng ko, vậy phải xử lý thế nào ai biết xin tư vấn giùm, xin chân thành cảm ơn?

Châu Phong

Bạn dùng thuốc trừ sâu sinh học tổng hợp có hoạt chất Abamectin hay Salicylic chẳng hạn. Nhất thiết không được pha quá liều, không phối trộn thêm các loại phân thuốc và chất bám dính… Pha với nước thật sạch, chỉ phun sau 4 giờ chiều…

Nguyễn công đức

Cháu chào chú.
Cho cháu hỏi vườn tiêu nhà cháu bắt đầu mới nhú cựa lẻ tẻ. Cháu nhìn thấy trong vườn tuyến trùng nhiều cháu định sục gốc nhưng cháu sợ vài ngày sau bón phân thì sẽ ko hấp thụ được vậy cháu có thể sục thuốc dc ko ạ.

Hoàng

Dùng thuốc hoạt chất Carbosulfan đổ gốc trừ tuyến trùng theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì, không cần phải sục. Với thuốc bệnh cần có thời gian cách ly, còn thuốc sâu chỉ vài ba hôm là bón phân được.

D Huyền

Cháu chào chú Vịnh cùng tất cả mọi người trong diễn đàn. Cháu mới tập tành trồng tiêu trên đất cafe cũ (đã đảo đất và chỉnh pH). Cách đây 7 ngày cháu rải Diazan trên mặt đất nhưng sau đó trời nắng to mấy ngày liền, đất rất khô. Bây giờ đã có mưa. Vậy khi trộn phân trong hố có cần bổ sung diazan lại + 2 kg phân hữu cơ + tricho + 1 nắm phân lân Văn Điển được ko ạ? Cháu nghĩ diazan là thuốc trừ tuyến trùng, rệp nên có lẽ ko ảnh hưởng đến tricho và các vi sinh vật khác? Phân hữu cơ cháu đang ủ nên sẽ bổ sung dần sau. Vì mới biết diễn đàn nên cháu đọc các bài viết và tranh luận chưa nhiều, cháu sẽ cố đọc dần để học tập.
Mỗi trụ cháu định trồng 2 bịch tiêu lươn, mỗi bịch 2 dây có ổn không ạ?
Rất mong nhận được phản hồi, cháu xin cảm ơn !

Ngok

Không cần rải thuốc diazan lại.
Dự tính tạm ổn. Tưới phân sinh học biogel ngay sau khi trồng để giúp rễ sớm phát triển, cây nhanh khỏe.

nguyen xuan hoa

Anh Vịnh ơi. Em đang chuẩn bị trồng tiêu mới. Em làm đất, đào hố, bón vôi, nấm trico, sau đó em trồng luôn không bón phân chuồng. Sau này tiêu lên tốt em mới bón đc không anh.

Ngok

Tiêu con có lên tốt hay không mới là vấn đề đáng để xem xét !

Thạnh

Anh @Ngok nói đúng. Phân hữu cơ các loại không chỉ làm thức ăn mà còn kích kháng giúp tiêu chống sâu bệnh. Có thể đổ gốc kết hợp sinh học biogel+humic để bổ sung các loại acid hữu cơ cho tiêu.

pham thanh liêm

Nếu trồng lươn anh trồng chay lúc đôn bỏ sau cũng đc. Anh nên bón lót mỗi hố 2 kg phân vi sinh. Anh ko bón lót gì anh bỏ tricho nó lấy gì ăn mà bảo vệ cây tiêu.

D Huyền

Cảm ơn bạn Ngok đã phản hồi.
Mình trồng dây lươn, 3 dây/nọc. Sẽ bón lót 2-3kg vi sinh + 1 nắm lân Văn Điển + tricho/nọc. Nhưng theo bạn nên tưới biogel ngay sau khi trồng hay sau 7 ngày, lượng tưới là bao nhiêu?
Tiêu lươn mình mua của nhà vườn, lá xanh, rễ nhiều mọc ra khỏi bì nên khi vận chuyển bị đứt rễ, mình đang để trong bóng râm, định 2 tuần nữa sẽ trồng. Quy trình mình làm có điểm nào không ổn mong gia đình giatieu góp ý giúp. Chân thành cảm ơn !

bui tien phat

Cả nhà cho tôi hỏi tiêu nhà tôi đang ra chuổi hoa độ dài cũng đươc 2-3cm rồi nhưng chưa nở bông. Vừa rồi tôi đi kiểm tra vườn tiêu thấy xuất hiện nhện đỏ và một ít rệp chích hút, vậy tôi có nên phun thuốc diệt nhện và rệp không hay là chờ cho ra hết hoa đã. Mong mọi người giúp đỡ, tôi chân thành cảm ơn.

Ngok

Nếu muốn chờ cho ra hoa hết đã thì phải nhớ cầu xin nó đừng làm hại bông non, lá non…

Tiến trường

Không giải quyết ngay là điều mới đáng sợ. Con người ta có ai muốn đụng đến dao kéo đâu thế mà cũng phải dùng đấy chứ. Giải quyết hay không bác sỹ cần theo dõi từng ngày xem sâu bệnh có phát triển không rồi quyết định. Chào

bui tien phat

Vậy cho mình hỏi thêm nếu xịt thuốc thì có ảnh hưởng gì tới chuổi hoa không vậy các bạn.

nguyenquocnam

Chào cộng đồng cho mình hỏi tiêu nhà mình ra chuỗi dài 3-4 phân rồi chưa ra bông tiêu năm 4, chiều nay mình tính phun biosol pha với thuốc muỗi để trị rầy và bổ sung thêm cho cây kéo dài chuỗi và mấy ngày sau mình đổ biogel có được không mọi người ? Mình xịt vào thời kỳ này có ảnh hưởng quá trình làm bông không xin cả nhà cho ý kiến, chân thành cảm ơn !

Quan Pleiku

Nếu bạn đã xác định chưa ra Bông thì ngại gì không xịt đi. Thường thì chuỗi 5-7 cm mới sợ xịt rụng bông gây bồ cào. Còn bón gốc thì lúc nào bón cũng được.
Chúc bạn thành công !

Quan Pleiku

Chào chú Vịnh và các anh chị em. Tiêu nhà cháu hãm nước chưa kỹ gặp trời mưa nên tưới luôn vì vậy bông ra ít. Vậy giờ mình bơm KNO3 vào khoản 2 lần cách nhau 1 tuần thì có thể làm cây bung thêm bông không chú? Ai biết cách nào hay chỉ giúp mình với, đợi cả năm mà tiêu ra bông ít, buồn quá nàng tiêu ơi!

Thạnh

Có gì khó đâu. Cứ phun biosol liên tục cho tới khi nào tiêu đẻ hết bông thì thôi.
Phun KNO3 cần thận, dễ cháy đọt non, bông non lắm đó !

Hoàng

Bạn cần phân biệt làm bông (phân hóa mầm hoa) khác với ra (bung) bông. Làm bông tựa như việc lập trình còn ra (bung) bông là chạy chương trình đã lập, làm cho bông tiêu bung ra. Vấn đề là tiêu của bạn đã có mầm hoa để bung không?
Lúc này KNO3 sẽ không hiệu quả do có gốc nitrat (Ns) và vì bạn tưới quá sớm… Theo tôi, bạn nên phun Lân nước hay Biosol liên tục 5 ngày/lần là hiệu quả nhất.

Quan Pleiku

Mình rất cảm ơn hai bạn @Thạnh và @Hoàng.
Tiêu mình không phân hóa mầm hoa được ! bơm lên lá mấy hôm nay mưa quá, gặp mưa thì chịu rồi. Mình chỉ sai 1 bước là hãm nước chưa kỹ gặp mưa. Mình dùng SH Biogel, Sol theo chu trình (đã hỏi rất nhiều người cách dùng để phân hóa mầm hoa), mình chưa hề bỏ đạm N! cách đây 15 ngày theo hướng dẫn mình đã pha 3kg Kali đỏ (KCL)/1 phuy, đổ gốc cho 20 cây nhưng chẳng ăn thua gì. Bó tay luôn các anh chị ơi, có kinh nghiệm nào nữa cứu dùm mình với !

nguyenquocnam

Cảm ơn bạn Quan Pleiku tiêu mình tính phun nhưng kiểm tra lại thấy một số đang làm bông nên mình không phun nữa mà chỉ đổ biogel chắc chờ làm hạt rồi phun biosol. Còn tiêu của bạn bạn nên phun siêu lân gói 1kg cho 200l phun liên tục trong khoảng 15 ngày ba lần phun rồi tưới đẫm và bón NPK 19-9-19 là bung lá non và ra bông đều ngay thôi. Chúc bạn thành công.

Ngok

Đọc mà ko hiểu ý bạn luôn.
Tiêu bạn Quan Pleiku ra bông ít thì bạn khuyên xịt siêu lân (?), phun liên tục… trong khi tiêu của mình chỉ mới có một số đang làm bông thì ko dám phun… nghĩa là sao ? ai nhiều hơn ?!

Xuân Thương

Xin kính chào bà con trên Diễn đàn!
Mình có một vấn đề chưa rõ lắm, đó là phân bò ủ hoai có nên bón vào lúc sau khi thu hoạch để hồi phục cho cây tiêu được hay không? hay là để dành bón vào lúc làm bông như anh Minh Vịnh đã hướng dẫn ở bài viết trên.
Mình xin cảm ơn! Chúc bà con thật nhiều sức khỏe.

Quan Pleiku

Chào chú Vịnh!
Giờ cháu không cần dùng KNO3 để kích phân hóa mầm hoa, Cháu pha 2 kg KCL (61%K)/1 phuy 200l, Phun cho cây được không chú. Cháu làm mọi cách rồi chú nhưng không như ý nên làm phiền chú.

Cảm ơn bạn: @nguyenquocnam, mình đã bón lân Văn Điển cách đây 1 tháng, giờ phun Siêu Lân liệu có hiệu quả không bạn? với thời tiết tây nguyên hiện là mưa dầm, phun lên gặp mưa là xong!

Thanh Hà

Phun sinh học biosol để phân hóa mầm hoa là chính, KCl hỗ trợ thêm để kích ra bông là quá tốt rồi.

Trọng GL

Bạn này linh tinh quá !
Nói người khác phun mùa này gặp mưa là xong nhưng lại hỏi mình phun có được không…

Lê Minh

Chào Thanh Hà hiện tượng tiêu giờ ra lá nhiều hơn ra bông mình có còn can thiệp xử lý cho nó ra hoa lại có được không. Bạn có thể hướng dẫn giúp mình với tiêu mình đang có hiện tượng thế. Cảm ơn

Ngok

Bạn đọc hết những phản hồi xoay quanh việc làm bông của @Quan Pleiku sẽ rút ra được cách làm phù hợp cho tiêu của bạn.

nguyenquocnam

Trả lời bạn Ngok tiêu của mình ra chuỗi nhiều từ trên xuống dưới cả vườn đều như nhau mình đã phun siêu lân, biosol, biogel. Đợt cuối mình đã phun thốc muỗi rồi nên đợt này có việc không kịp phun thuốc muỗi thì thấy tiêu một số đang làm bông nên mình không phun sợ bồ cào và thấy vườn cũng sạch không thấy sâu rầy gì. Bạn Quan Pleiku chúc bạn tìm ra được ý kiến sáng suốt. Chúc bạn thành công !

Ngok

Nói vậy là bạn dùng thuốc để phòng chứ không phải dùng để chữa bệnh ! Chúc bạn tìm ra được cách làm sáng suốt hơn!

Trọng GL

Rất khó để bà con nông dân từ bỏ thói quen dùng thuốc BVTV để phòng sâu bệnh thay vì dùng các biện pháp sinh học.
Hơn nữa, các chương trình truyền hình hỗ trợ nhà nông được các công ty tài trợ chẳng khuyến cáo nhà nông đổ thuốc liên tục để phòng sâu bệnh đó sao?

Vũ Nam

Chào bác Nguyễn Vịnh, chào bà con nông dân.
Em có một thắc mắc rất muốn hỏi : Trong quá trình cây đang ra lá non và làm bông mà bị bệnh thán thư thì có được phép phun thuốc trừ bệnh không hay phải để qua giai đoạn này ạ?
Bác nào có kinh nghiệm truyền đại cho em với…!
Cảm ơn nhiều ạ.

Châu Phong

Vấn đề không ở chỗ được phép hay không được phép (vì ai cho phép?) mà là dùng thuốc gì, phun vào lúc nào để không gây hại cho bông tiêu đang non.
Để tránh làm hư bông non, chỉ phun các thuốc nhóm bột hòa nước WP, phun vào buổi chiều muộn và nhất là không phun quá liều.

Thanh Điền

Cám ơn ý kiến rõ ràng, hợp lý của @Châu Phong.
Ở chỗ mình ai cũng nói không phun thuốc bvtv khi tiêu đang ra bông, có thể làm rụng chuỗi, tiêu bị bồ cào. Trong khi sâu bệnh đang tấn công, côn trùng cắn phá làm rụng chuỗi quá trời luôn mà sợ hư bông, không phun thuốc thì không hợp lý lắm. Nếu đợi bông thụ phấn xong mới phun thì không biết có còn chuỗi nào trên cây nữa không?

Ngok

Nghiên cứu kỹ nguyên tắc “4 đúng” trong việc sử dụng thuốc BVTV sẽ tìm được cách hợp lý cho mình.

Mọi người cho mình hỏi. Tiêu trâu mình năm nay rụng chuỗi rất nhiều. Cách đây 3 ngày mình có đổ gốc biogel mà sao ko thấy giảm rụng. Mong mọi người cho mình ý kiến để khắc phục.

Thanh Hà

Bạn nên phun lá biosol, nhờ các chất điều hòa sinh trưởng Auxin, GA3, Cytokinin và các trung vi lượng sẽ giúp giảm rụng tức thì mà không làm hư bông. Còn nếu đổ phân gốc biogel thì phải đợi mất cả tuần mới thấy tác dụng.

Ngok

Sự khác biệt cơ bản giữa phân bón lá và phân bón gốc chính là ở điểm này: phân bón lá được cây hấp thụ nhanh chóng, kịp thời !

Hoàng Văn Lập

Có một việc khi phun thuốc thời kỳ bông tiêu đang nở – ai cũng nói phun sáng sớm và khi chiều mát – xin nói cho rõ tại sao (?)
Sáng sớm cho tới 7g-8g lúc đó bông chưa nở (hay sắp sửa nở) những vùng có ánh nắng sớm, càng không nên phun. Theo mình không nên phun vào sáng sớm có thể ảnh hưởng cho việc bông nở – còn chiều mát : vì bông nở từ khoảng 8g tới 11g sẽ bắt diễn ra việc thụ phấn – tới 14g mới coi là chấm dứt – và hãy để tới ít nhất là 15g mới nên phun.
Còn với mình từ 16g mình mới phun – lúc đó việc thụ phấn đã hòan chỉnh và an toàn.

Quan Pleiku

Việc nói và làm là 2 vấn đề cần phải xem lại. Nếu có khoản 2 ha tiêu mà canh giờ để phun như trên lý thuyết thì bao giờ mới hoàn thành, trời thì có lúc mưa nữa. Phân thuốc nào cũng nói phun sáng sớm hoặc chiều mát, chẳng có phân thuốc nào nói thực hiện lúc giữa trưa, nhưng thực tế thì sao? Các anh chị hãy ra đồng ruộng mà xem…

Thanh Điền

Người ta nói phun sáng sớm hoặc chiều mát vì loại phân thuốc đó phải cần như thế.
Còn bạn không theo thì quyền bạn, có ai bắt buộc bạn đâu !
Tất nhiên, hiệu quả kém hay có gì xảy ra thì bạn tự chịu, chẳng khiếu nại được ai.
Xin nhắc bạn nguyên tắc “4 đúng” !

Lê Minh

Chào anh Quan nếu có 2 hecta thì anh phải dùng 2 máy phun và thuê thêm nhân công để phun chứ. Một mình làm sao cho nổi. Tôi chưa thấy nhà nào 2 hecta tiêu mà tự làm hết cả.

pham thanh liêm

Chắc bạn xịt bình nên kêu lâu. Xịt máy thì nhanh thôi. Nhưng bạn muốn phân thuốc phát huy hiệu quả thì phải chịu khó, còn muốn làm cho xong thì cứ xịt cả ngày.

dinh luyen

Cảm ơn anh @Ngok đã cho em lời khuyên để nhớ, dù gì cũng đã rồi. Chúc anh luôn mạnh khỏe.

tô mạnh tiến

Chào chú Nguyễn Vinh và bà con, tôi mới trống tiêu được 2 năm nay, nhưng năm nào cũng vậy tiêu mới trồng khi phát đốt hầu như là mọc lươn hết mà không chịu ra tay. Tôi có quan sát nhiều cây mọc tới cả 10 mắt mà vẫn chưa chịu ra tay ác, giống tôi trồng hoàn toàn bằng dây tiêu ác hết và chủ yếu là giống Vĩnh Linh, tiêu tôi phát triển cũng tốt nhưng chỉ buồn là nó mọc lươn nhiều mà không chịu ra tay ác. Chú Nguyễn Vịnh và bà con ai có kinh nghiệp tư vấn giúp tôi với.

Trịnh Văn Ba

Chào @ tô minh tiến !
Hom tiêu ác khi cắt giống nếu cắt trụi cành – mang trồng hoặc ươm – 60 đến 70% sẽ ra lươn. Muốn có cành ác ngay phải để lại từ 1 đến 2 cành ác. Để như thế này sẽ chậm nảy mầm. Đừng nóng !

Tranngocdoa

Giống tiêu nhà em năm được năm mất. Hoa năm nào cũng nhiều mà rụng dần dần hết. Ko biết có phải do em đào xới đất mỗi lhi bỏ phân ko thưa các bác.

Hoàng

Chưa có cơ sở nào để kết luận rụng bông do đào xới lúc bón phân.
Trên diễn đàn giatieu.com đã nói rất nhiều về việc chống rụng bông do nguyên nhân sinh lý và cung cấp các chất dinh dưỡng chưa đầy đủ.
Bạn đã dùng phân sinh học biosol phun lá để chống rụng bông chưa?

Trịnh Văn Ba

Thông cảm với @ Tranngocdoa. Nếu tiêu nở bông vào những ngày có gió fơn thì trời cũng không cứu được – Tiêu rụng bông thì có cả 1001 nguyên nhân – Cùng chia sẻ nỗi buồn cùng cháu !

Tranngocdoa

Cam ơn bác. Tại em đào xới nhiều. Em bón phân vi sinh, phân bò tươi. Giống tiêu Vĩnh linh người ta kêu năm đc năm mất. Em có đc 1 anh bên nhà nông có khảo sát và bảo do thiếu ăn nên mới rụng hoa và trái. Nhưng tiêu nhà em lá lúc nào cũng xanh rườm. Đôi lúc chán qua em hỏ mặc thì lại đậu năng suất cao hơn nên em mới đoán là do em đào xới làm cho vi khuẩn xâm nhập chẳng hạn.

Châu Phong

Khả năng cao là do bạn bón phân thiếu cân đối, không đúng với nhu cầu của cây cần nên tiêu không nuôi được chuỗi bông. Có vẻ như bón quá nhiều đạm (N). Cần kiểm tra lại để điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý….

dinh luyen

Chào bà con. Cho cháu hỏi hiện nay vườn tiêu nhà cháu trái đã có hột và có bông vàng với bóng đang ra giờ cháu muốn xịt thuốc cho hột lớn cộng với thuốc sâu nữa thời điểm này xịt được chưa. Cháu mới làm nên còn lúng túng vì thuốc giờ nhiều loại quá nên xịt thuốc gì mong bà con chỉ giúp cháu với cháu cảm ơn nhiều.

Thạnh

-Thuốc sâu thì chỉ xịt lúc có sâu, pha theo NSX hướng dẫn trên bao bì, không tự ý pha quá liều.
-Đang ra bông thì xịt vào buổi chiều khi trời mát cho đỡ hại bông.

Lê an

Lời đầu tiên cháu xin chúc cả nhà một vụ mùa thành công.
Qua diễn đàn cháu biết bác Trịnh Văn Ba ở Ea Kar rất gần chỗ cháu. Cháu ở M’Drak ạ. Cháu rất muốn được trao đổi thêm kinh nghiệm của bác. Sdt cháu 0962984547. Mong bác nhận lời.

Trịnh Văn Ba

Chào cháu @ Lê an !
Dù bất kỳ ở lứa tuổi nào – có đức tính ham làm ham học hỏi bác rất nể trọng .
Bác luôn sẵn sàng đón cháu !

Lê an

Dạ. Cháu cảm ơn bác Ba nhiều. Do cháu đi làm xa nên ít có điều kiện qua chỗ bác. Cháu rất muốn được bác chỉ cho cháu một số điều. Chúc bác và cộng đồng cuối tuần nhiều niềm vui…

Trần Ngọc Chức BĐ

Mình thấy vun gốc tiêu hình mu rùa tiêu bị chết chỉ gặp với tiêu tơ do bộ rễ chưa ổn định, yếu mà ta vun gốc thì vô tình biến gốc tiêu đó thành trồng sâu, còn với tiêu trưởng thành thì vun đập vô tư. Năm 2003 nhà mình làm lại nhà và trước sân và minh lấp luôn 2 cây tiêu gần 1 mét và giờ 2016 nó vẫn xum xuê.
Về kỹ thuật làm bông sau khi hãm nước, bà con ko biết cứ dùng Đồng đỏ để rửa vườn và kích ra bông là ko nên. Ví nó phun quá liều bị ngộ độc vàng lá tháo khớp rồi suy tàn. Trên Gia Lai có 1 hộ thí điểm làm 2 trụ thì sau khi phun lá rụng hết, sản lượng 2 cây đó gấp 3 lần nhưng sau đó nó chết luôn.
Theo mình đỉnh cao, lão làng của dân trồng tiêu ở kỹ thuật làm bông, còn tuyến trùng, vàng lá chết chậm dùng các loại thuốc cộng đồng đã trao đổi.

anh le

Cả nhà xin cho cháu hỏi 1 vấn đề đó là khi tiêu đang nuôi trái mình sử dụng boocdo để sử lý nấm bệnh thì có ảnh hưởng gì tới hạt tiêu không ạ. Xin diễn đàn giúp đỡ dùm cháu với ạ.

Đào Viết Dũng

Cháu xin chào Chú Vịnh và mọi người trên diễn đàn giatieu.com, cháu có trồng 500 gốc hồ tiêu và tìm hiểu thấy bệnh chết nhanh chết chậm rất nguy hiểm nên cháu nên cho cháu hỏi để phòng trừ các bệnh chết nhanh chết chậm định kỳ cho hồ tiêu thì phun thuốc gì là hiệu quả và an toàn. Cháu đã tìm đi nhiều quầy nhưng thị trường hiện nay có quá nhiều loại, cháu sợ mua phải thuốc ko hiệu quả mà có khi còn hại cả cây. Cho cháu hỏi thêm thuốc nấm phòng trị bệnh thán thư cùng thời gian xử lý hàng năm thường vào tháng mấy, cháu xin cảm ơn nhiều.

NGUYEN DAC NHAN

Chào cả nhà giatieu.com
Cháu muốn hỏi khi mình bón thúc phân vô cơ và hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi và bổ sung vôi bột vào. Cháu muốn hỏi mình bón vôi vào có ảnh hưởng nấm đối kháng không vì giờ có nhiều loại sản phẩm có chứa nấm đối kháng… Cháu rất băn khoăn về vấn đề này, mong được sự phản hồi. Cháu chân thành cảm ơn mọi người đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình để mọi người được học hỏi thêm kiến thức.

Ngok

Xem kỹ hướng dẫn sử dụng trên gói sản phẩm. Bổ sung lượng vôi ít sẽ không gây hại cho các vsv có lợi (EM) nhưng có thể làm cây khó hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn. Tốt nhất là nên cách ly vài hôm.

NGUYEN DAC NHAN

Mình cảm ơn bạn @ Ngok đã phản hồi và mình cũng muốn hỏi nấm đối kháng phòng bệnh chết nhanh chết chậm đổ vào gốc thì có phòng bệnh hiệu quả không. Vì thế mình có nên phun phòng trên thân và lá không, mà khi đã sử dụng nấm đối kháng phòng dưới gốc rồi thì mình nên phun trên cây thuốc hóa học hay sinh học thì tốt. Mình rất mong được phản hồi vì vùng mình ở Gia Lai năm nay mưa nhiều nên tiêu chết nhiều… Chúc cả nhà giatieu.com luôn khỏe.

Thanh Hà

Tricho phòng bệnh thì tuyệt rồi. Vấn đề là bạn có mua được sản phẩm có chất lượng, có uy tín không thôi. Nhưng bạn cũng cần biết là phải phòng bệnh trước khi nhiễm, chứ nhiễm rồi mới phòng là thua đó.

NGUYỄN ĐĂC NHÀN

Cảm ơn Bạn @ Thanh Hà. Theo bạn và mọi người trao đổi trên giá tiêu mình cũng hiểu. Nhưng bây giờ quá nhiều sản phẩm nấm đối kháng là một người dân không thể biết được sản phẩm chất lượng tốt được. Và cũng có câu hỏi này muốn hỏi bạn và mọi người trên gia tiêu. Nấm đối kháng trichoderma chỉ sống ở tầng mặt chỉ 5 đến 10cm, có phải không bạn. Nó không thể sống sâu hơn nên việc phòng bệnh có thể kém hiệu quả. Tôi thấy cũng có người sử dụng nấm đối kháng nhưng tiêu vẫn chết. Mình được nghe lời mấy anh kỹ sư nói vây, nên mình cũng hỏi mọi người trên giá tiêu nói chung mình thì cũng mới sử dụng nấm đối kháng được 2 năm. Mình nói có gì thiếu sót rất mong cả nhà thông cảm và chúc giá tiêu luôn khỏe.

Thanh Hà

Kiểm định sản phẩm trichoderma khá tốn kém, mất thời gian… với lại do việc cấp chúng nhận ẩu nên thị trường nay đã tràn lan… Hy vọng sắp tới sẽ chấn chỉnh. Có lẽ tạm thời tin dùng loại nào theo giới thiệu của bà con chung quanh thôi.
Bạn nên nghĩ đơn giản tricho là nấm ăn thịt (nhờ cơ chế tiết enzym). Chỗ nào nấm bệnh phát triển được thì nó cũng sống được. Nghe kỹ sư hay nghe mọi người nói thì cũng năm bảy đường nghe, nhất là kỹ chuyên quảng cáo thì.. tùy bạn.

Ngok

Bạn tưởng tricho là con gì hả ?
Nhầm quá rồi, nó là cây nấm rất nhỏ, thuộc loại vi sinh vật…
Chu kỳ sống khá ngắn ngủi, nhưng sinh sôi bằng bào tử cũng rất nhanh…

Trên thị trường dòng sản phẩm nấm tricho đang bị làm giả với số lượng vi sinh vật rất thấp.
Mình toàn dùng loại trichoderma sp vừa đối kháng phòng trừ tuyến trùng vừa cải tạo đất rất tốt.

hung

Chào anh Vịnh cho em hỏi tiêu sau khi hái xong có nên tuới bón phân rồi mới hãm nuớc hay không.
Em xin cảm ơn ak.

Hoàng

Tiêu thu xong nếu có dấu hiệu suy thì phải chăm bón hồi phục rồi mới hãm nước. Còn tiêu không suy chỉ cần rửa cây là được rồi.

Trần xuân hồng

Em thu tiêu mới được nửa tháng chưa kịp cắt nước mà ở Pleiku mưa to đến 3 trận, dự báo còn mưa to đến 1 tuần. Tiêu của em bình thường không phải sung, em mới được ông chú cho chăm sóc nên không biết phải làm sao nữa. Ở Pleiku thời gian này đã làm bông cho tiêu được chưa? Mong các anh các chú chỉ giúp.

Châu Phong

Năm nay có nhiều đấu hiệu cho thấy mùa mưa ở Tây nguyên đến sớm. Bà con khẩn trương tăng tốc thu hoạch tiêu hoàn tất trong tháng 3 dương lịch để có đủ thời gian hãm nước làm bông vụ sau. Nhất là tránh không để tiêu phơi mao thụ phấn gặp lúc mưa dầm dễ bị bồ cào mất năng suất…

Hoangtien

Mấy bữa nay mưa nhiều quá, sắp tới mưa có thuận chưa. Tiêu nhà em đang nhú cựa hết rồi, có nên làm bông thời điểm này chưa. Có bác nào có cao kiến gì không chia sẻ để cùng bà con bàn luận nhé. Chúc bà con thuận lợi và sức khoẻ

Văn hoà

Khu vực Định Quán Đồng Nai cũng vậy nè. Mưa cho 2 trận tầm tã, giờ phải làm sao. Tiêu mới hãm nước được 2 tuần. Nhú cựa tè le luôn rồi. Giờ có nên làm bông luôn hay xịt thuốc hãm lại. (và xịt thì xịt thuốc gì). Tiêu sung với tiêu ko sung ko suy.
Cảm ơn diễn đàn

Ngok

Nó đang đẻ làm cách nào để bắt nó nín được ? Chỉ còn cách tăng cường bón kali đỏ và dùng sinh học biosol kích cho nó bung luôn… tuy bông sớm chăm cũng vất vả.
Hoặc mặc kệ nó tự nhiên, để chăm bông đợt sau, năng suất sẽ giảm bớt. Tùy chọn.

Minh Hạnh

Theo mình thấy lứa bông sớm hay bị bồ cào vì gặp nắng. Nhưng nếu vào mùa mưa sớm thì lứa bông này chuỗi dài, rất đạt, nên rất khó chọn theo hướng nào. Đa phần bà con thường để thuận theo tự nhiên, trời cho sao hưởng vậy.
Có thể phun bón lá sơ để hỗ trợ do chưa bón phân gốc kịp thời.

Đào Viết Dũng

Chào các bác cho em hỏi Tiêu đã thu xong chưa kịp ép nước và Tiêu rất sung, tuần trước em đã rửa vườn bằng coc85 nay trời mưa liên tục ko thể ép nước được nữa, em tính phun kích mầm hoa làm bông luôn được ko, nếu được thì sử dụng phân hay xịt thuốc gì xin chỉ giùm em ạ, em cảm ơn !

Hoàng

Thị trường có rất nhiều phân thuốc hóa học để kích mầm hoa, bạn tùy ý chọn. Mình đang dùng phân sinh học biosol, nhờ có các chất điều hòa auxin, GA3, hỗ trợ ra hoa, đỡ hại cây hơn là dùng các chất hóa học.

Kimhue

Nhà cháu có 300 trụ tiêu tuổi đời 5 năm. Thời tiết năm nay Lâm Đồng mưa quá nhiều nên cây tiêu nhà cháu cây thì nhú mầm cây thi chưa. Cộng đồng mình cho cháu hỏi bây giờ cần phun thuốc bón phân ntn để ra bông đồng loạt và hiệu quả ạ. Cám ơn mọi người.

Thanh Hà

Tiêu hiện nay đã có hiện tượng không đồng loạt rồi thì làm sao để bạn muốn đồng loạt nữa đây? Bây giờ chỉ còn cách phun sinh học biosol cho lớp chưa ra sẽ ra đồng loạt thì được. Bạn tham khảo kỹ phần thảo luận để tìm được biện pháp thích hợp cho tiêu của mình. Chúc bạn thành công.

lê văn đông

Anh Vịnh cho tôi hỏi 1 chút ạ. Vườn tiêu của tôi mới thu hoạch xong đang trong quá trình dọn vườn tôi muốn hỏi là để phun thuốc trị nấm và cho cây rụng bớt lá có thể dùng dung dịch boocdo được không, và tỉ lệ pha như thế nào. Mong anh sớm trả lời. Cảm ơn ạ.

Nguyễn Vịnh

Chào bạn @ lê văn đông
-Dung dịch boocdo là thuốc trị nấm. Nồng độ pha 1%, 2%… tùy người sử dụng quyết định. Tôi thường khuyên pha nồng độ tối đa 1,5%.
-Tôi chưa hề khuyên ai làm cho tiêu rụng bớt lá. Bạn muốn lá rụng để làm bông?
-Bạn tham khảo bài này: http://www.giatieu.com/cach-pha-che-dung-dich-booc-do-phong-tru-nam/4582/

Trần Quang Lĩnh

Năm nay ở Đăk Nông mưa sớm tiêu vừa thu hoạch xong là mưa liền nên không có thời gian để tiêu phân bố nầm hoa. Nhờ anh Vịnh có cách nào chỉ dẩn để chăm sóc cho hồ tiêu ra hoa được tốt hơn. Xin cảm ơn

Thanh Hà

Nếu không đủ thời gian hãm nước, vẫn có 2 cách làm chủ yếu là cơ học và hóa sinh.
-Cơ học: dùng vòi nước áp lực cao để xả lá.
-Hóa sinh: dùng phân thuốc hóa học xả lá và kích bông hoặc dùng phân sinh học để tăng sinh cho cây tự ra bông.
Tất nhiên những cách trái tự nhiên đểu gây hại cho cây ít nhiều chưa thể lường hết được. Bạn cần suy nghĩ để lựa chọn.
Riêng mình, dùng phân sinh học Biogel+biosol là lựa chọn tối ưu.

Đinh Anh

Theo tôi, xử lý hóa học như thuốc xả lá, thuốc gốc đồng hay các loại phân thuốc hóa học dùng kích bông sẽ làm cây mau già cỗi, suy giảm kháng thể, mất khả năng chống sâu bệnh… Trong khi mật độ trồng tiêu dày đặt khắp nơi, nguy cơ lây nhiễm sâu bệnh rất cao.

Tiêu Rớt

Chào bà con, chào chú Vịnh !
Cho cháu hỏi là dùng phân Biosol để hỗ trợ cây ra hoa thì dùng liều lượng như thế nào ạ? 1 lít Biosol pha với 500l nước hay 1000l ạ. Cháu cảm ơn chú và cộng đồng giatieu.com nhiều !

Hoàng

Nói chung, chai biosol 1 lít nên pha 700-800 lít nước phun lá cho cây ăn trái và 900-1000 lít nước cho cây rau màu ngắn ngày, không pha đậm hơn. Nếu dùng liều cao để kích thích cho cây hồ tiêu, nên phun tuần/lần, liên tiếp 3-4 lần để cây hấp thụ nhiều Auxin, Cytokinin, Gibberelin, Alginic acid hơn mới đạt hiệu quả làm bông !

Ngok

Sử dụng phân bón lá hữu cơ sinh học như Biosol thì “năng chuyến hơn đầy đò” !

tamvinh

Ý anh @ Ngok em hiểu là mình nên xịt nhiều lần nhưng pha đúng liều hướng dẫn sẽ hiệu quả hơn xịt ít lần nhưng pha đậm đặc. Có phải vậy không anh?

nguyenquocnam

Chào cả nhà cho em hỏi vài câu, em mới phun COC 86 được một tuần để trừ nấm bệnh và thán thư thuốc có gốc đồng nên làm cho các cây mà có thán thư càng làm cho lá vàng đi nhiều hơn và sẽ rụng đi phải không ạ ? vì mấy ngày nay mưa nhiều em tính phun biosol và đổ biogel để phục hồi cây cho kịp vụ nhưng mới phun coc 86 phải chờ cho rụng lá sâu bệnh rồi mới phun biosol hay sao ạ mấy bác bổ sung cho em với ạ , xin cảm ơn cả nhà

Ngok

Hồi phục cây là phải làm ngay sau thu hoạch trước khi hãm nước.
Đã có mưa nhiều thì bắt tay vào làm bông chứ còn hồi gì nữa !

ducquangtri

Vườn em gần 1 tháng nữa là thu hoạch, hiện tại bệnh chết chậm và thán thư vẫn còn… Em dự tính sau khi thu hoạch xong phun 2 lần thuốc gốc đồng để rửa vườn và diệt nấm bệnh luôn, không biết có trị dứt điểm nấm bệnh không. Mong anh chị trên diễn đàn có kinh nghiệm tư vấn dùm em. Em xin chân thành cám ơn.

Hoàng

Xác định đã bị nấm bệnh sao không chữa trị ngay lập tức ? Để cho nấm sinh sôi bào tử lan tràn khắp trong thân thì chỉ có nhổ cây đem đốt bỏ chứ thuốc nào, tiền nào mà trị cho nổi ! Thuóc gốc đồng chỉ diệt các loại nấm ở ngoài biểu bì, còn ở trong thân cây thậm chí trong tế bào thì …thua !

hoàng tuấn

Xin hỏi bác Vịnh khi làm bông thời điểm nào thì bón kali đỏ được ạ. Xin bác tư vấn giúp cháu với, cháu cám ơn bác nhiều.

Thanh Điền

Vào đầu mùa mưa, đổ gốc các loại phân hữu cơ ủ hoai, phân sinh học để kích thích rễ tơ phát triển, khoảng 7-10 ngày sau tưới kali đỏ để làm bông. Nên kết hợp với phân sinh học tổng hợp biogel+biosol, hạn chế dùng các loại phân thuốc hóa học để kích bông dễ làm tiêu mất sức đề kháng như cộng đồng đã trao đổi…

nguyen

Hồ tiêu bây giờ ra ít bông toàn ra lá thì làm thế nào để cho ra bông tiêu hả Bác Nguyễn Vịnh

Nguyễn Hoàng

Xin chân thành cảm ơn BQT giatieu, các chú, anh đã có nhiều bài viết bổ ích để cho thế hệ nông dân @ như tụi em tham khảo học hỏi và thay đổi tư duy canh tác và mạnh dạn thay đổi cách làm truyền thống áp đặt.
Vì vấn đề tế nhị trên diễn đàn nên khi trao đổi thảo luận các sản phẩm phân, thuốc cũng có phần khó cho nông dân tụi em. Vì khi ra cửa hàng bán phân & thuốc BVTV như ma trận không biết thật giả, biết loại nào chọn mặt gởi vàng, không lẻ lại mua về dùng để thử nghiệm. Quan điểm của em loại nào nhà nông mình dùng nhiều thấy có hiệu quả thì em liên hệ trực tiếp công ty Nhập hoặc Sx thì em dùng. Qua đây BQT có cách nào kết nối kín để nông dân có thể trao đổi, thảo luận tên thuốc, phân để nông dân dùng. Xin chân thành cảm ơn BQT

Hoàng

Các bạn lưu ý điều này
Phân, thuốc lưu hành ngoài thị trường đều đã được nhà nước cấp phép, kiểm định và bắt buộc phải công khai chất lượng. Nên tránh xa các loại mù mờ, không rõ nguồn gốc và chất lượng bên trong. Việc phân thuốc giả, kém chất lượng thuộc về chức năng của QLTT. Nếu không có căn cứ, cơ sở cụ thể thì bạn không thể cho loại A kém hay loại B xấu được, thậm chí sẽ dẫn đến việc cạnh tranh nói xấu lẫn nhau trên diễn đàn. Điều này sẽ gây tổn hại lợi ích kinh tế chính đáng của Cty và do đó, bạn phải chịu trách nhiệm nếu có vấn đề liên quan trước pháp luật,… và trái với nguyên tắc gửi phản hồi của giatieu.com
Khi sử dụng phân bón, nên tìm hiểu kỹ trong phân có các dưỡng chất gì và tác dụng của từng chất với nhu cầu của cây mà mình cần bón. Tránh bón 2-3 loại phân khác nhau nhưng có cùng dưỡng chất hoặc tác dụng như nhau, gây lãng phí.
Diễn đàn hầu như chỉ nêu tên hoạt chất thuốc BVTV để các bạn tự chọn thương hiệu sản phẩm.

Nguyen Binh

Hôm trước @ Hoàng có tư vấn cho mình dùng thuốc trị nấm hoạt chất kép Mancozeb + Melataxyl loại 72WP. Ra cửa hàng bán thuốc trong xã hỏi, chị bán hàng đưa 5-6 thương hiệu khác nhau mà mình không biết chọn thương hiệu nào. Cuối cùng mình hỏi loại nào bà con mua nhiều nhất? Chị đưa cho mình 1 loại nhưng về bác bên cạnh nhà chê, bảo mình ra đổi loại khác… Cũng mệt thật đó !

Tran Tu

Hỏi như bạn @ Nguyen Binh là đã trao quyền chủ động quyết định cho người bán thuốc BVTV. Họ muốn chặt chém gì thì cũng phải chịu.
Một người bán thuốc sau khi chính mình là nạn nhân của thuốc dỏm, thuốc kém chất lượng đã phải “đau khổ” thốt lên : thuốc tốt nhất là thuốc có giá mắc nhất hoặc bán có lãi nhiều nhất… Có lẽ các bạn đã hiểu tôi muốn nói gì !
Cũng không rõ sau đó họ còn tiếp tục bán thuốc nữa không…

Thanh Hà

Phải học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết để tự cứu chính mình trước đã.
Trao quyền ấy vào tay người khác thì phải chấp nhận thôi !

blo ktla

Cho hỏi cả nhà, mình vừa mới thu hoạch xong, có cần tưới nước không, giai đoạn này nên chăm sóc thể nào cho cây tiêu được ra hoa? Xin cám ơn!

Hoàng

Bạn chưa cho biết những thông tin cơ bản như thể trạng của cây sau thu hoạch, điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng ở vùng trồng… nên không có cơ sở để mọi người trả lời giúp bạn.
Mong các bạn đọc kỹ những nguyên tắc gửi phản hồi để trao đổi được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Tiêu Hà

Vì giá thấp nên bà con lơ là chăm bón nên hiện nay đa số vườn tiêu ở Tây nguyên có dấu hiệu suy cây sau thu hoạch. Cần phải chống suy, hồi phục cây ngay lập tức. Để cây suy mà vào hãm nước làm bông thì năng suất vụ tới càng kém, lãng phí. Cây khỏe mới đẻ được nhiều…

blo ktla

Cảm ơn bạn, thời tiết ở đây không nóng mấy, năm hạn hán nhất, tưới cà 3 đợt là cùng. Tiêu trồng xen cà phê, mình trồng trụ khô, một hàng 12 cây, trong một hàng khoảng 4 cây trụ sống. Bữa thu hoạch, trụ sống mình đã tỉa hết cành rồi, mới thu xong 4 ngày rồi bạn ơi. Cây tiêu sinh trưởng Không đều, có cây xanh tốt, có cây thì vàng khè. Quả thì nhiều, tính ra một cây khoảng 4 kg tiêu khô. Muốn có quả năm sau, giờ có nên tưới hay hãm nước vậy bạn, trong thời gian này nên chăm sóc như thể nào ? Mong sự góp ý của bạn, cảm ơn !

Hoàng

Bạn bươi rễ những cây vàng khè ra xem có nốt sần của tuyến trùng làm tổ trên rễ không ?
Rẫy của bạn ở địa phương nào ?

blo ktla

Tuyến trùng thì nhiều lắm, rễ nó toàn sưng không, mình ở phường Thống Nhất, tx Buôn Hồ, rẫy thì gần xã Bình Thuận bạn ơi…

Hoàng

Không có cách nào khác là phải diệt tuyến trùng ngay. Có thể xử lý đại trà hay chọn lọc, bằng thuốc hoạt chất Carbosulfan đổ gốc. Tạm thời trên lá phun 1 lượt biosol để lấy lại màu xanh và chờ mùa mưa tới.

blo ktla

Nghĩa là phải tưới rồi đổ gốc hả bạn, tưới toàn bộ hay tưới cây vàng vậy ?

Ngok

Bạn nên tưới sơ cho đất ẩm, qua chiều hôm sau đổ thuốc hoạt chất carbosulfan pha theo hướng dẫn trên bao bì. Đổ đại trà (toàn bộ) hay chọn lọc (chỉ những cây vàng) do bạn tự quyết định.
Theo mình, bạn nên đổ toàn bộ thì tốt hơn. Rồi mới phun 1 lượt phân sinh học biosol để chống suy, giúp cây có màu xanh trở lại…

Trung

Mọi người cho em hỏi em muốn phun biosol chung với thuốc nấm như metalaxyl có được không ạ. Hay phải phun làm 2 lần mà có cách ly 7 ngày ạ. Em cảm ơn

Ngok

Tuyệt đối không pha chung thuốc trị nấm với các loại phân bón lá sinh học tổng hợp đa chất, sẽ làm giảm hiệu quả.
Trời nắng to cách ly 5 ngày là được. Phun thuốc trước, phân bón lá sau…

Nguyễn hoàng

Em chưa phân biệt được các loại phân, thuốc nên mong mọi người giúp đỡ. Khi đổ phân gốc amino cho cây mau phục hồi có trộn thêm Metharizim để diệt tuyến trùng…, phân amino trên thì trường nhiều thương phẩm, em có thể dùng biogel thay thế được không, biogel có phải amino không ?
Chế phẩm mertharizim có những loại nào trên thì trường (có phải vi nấm 3 màu không?)
Thời tiết ở Gia Lai đang nắng gắt, tiêu nhà em đang hãm nước nhưng nắng quá nên khoảng 15 ngày em có tưới nước ít để duy trì cho tiêu khỏi suy, em tính sau khi tưới nước cho tiêu em xịt biosol liều nhẹ + thuốc diệt côn trùng để tiêu khỏi suy và có sức để làm bông, không biết làm như vậy có được không? Mong diễn đàn tư vấn thêm.

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @Nguyễn hoàng
-Amino là đạm sinh học, đổ nhiều sẽ dẫn đến thừa đạm (xem lại phần thừa thiếu đạm).
-Biogel là phân sinh học tổng hợp nhiều thành phần, được cân đối, sử dụng tương đối không bị thừa hoặc thiếu chất. Nên kết hợp trichoderma để phòng trị các loại sâu bệnh tồn tại trong đất.
-Cắt hết phân thuốc trong thời gian hãm nước. Nếu quá khô, có thể tưới sơ mỗi gốc khoảng 20-30 lít nước mà không tưới nhiều hơn.
Chú ý, bài viết đã lâu nên có phần chỉ để tham khảo, cần thay đổi theo những đúc kết mới hơn
Thân

Nguyễn hoàng

Chào chú Nguyễn Vịnh!
Cháu cảm ơn chú rất nhiều. Mỗi lần có những thắc mắc, được chú tư vấn cháu cảm thấy vấn đề nhẹ nhàng. Xin cảm ơn chú nhiều lắm…

Dũng Nông

Các bác cho cháu hỏi là cháu tưới tiêu bằng nước từ hồ. Vậy nấm phytophthora có tồn tại được trong nước từ ao hồ không ạ. Vì chỗ cháu bà con xung quanh tiêu chết nhiều. Mà hồ của cháu thì trên dòng khe suối chảy qua. Mong các bác giúp cháu với ạ
Cháu cảm ơn các bác !

Hoàng

Phytophthora là một chủng nấm thủy sinh, sống trong môi trường ẩm ướt. Nước ao hồ vùng dịch bệnh thường tích tụ nhiều bào tử nấm này, gọi nôm na là “trứng nấm”, nếu dùng nguồn nước này tưới cây là tự mình đã đưa nấm bệnh vào vườn. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất, đỡ tốn kém nhất là tăng cường bón vi nấm trichoderma. Vì khi tricho phát triển sẽ tiết enzyme để tiêu diệt, ngăn chặn các loại nấm bệnh khác không phát triển được.
Đây là lý do để gọi vi nấm trichoderma là “nấm đối kháng”.

Dũng Nông

Cảm ơn bác @Hoàng đã giải đáp giùm.
Cháu cũng đã phòng định kỳ tricho năm 3 lần rồi.
Vậy nên tốt nhất là dùng giếng khoan.
Năm nay đành chắt góp tiền khoan giếng với kéo điện vậy.
Làm nông nghiệp đủ thứ chi phí phải đầu tư mà giả cả thì cứ thất thường như thế này oải quá các bác ơi !

Tuấn Anh

Chào cộng đồng. Cho tôi hỏi là tiêu tôi mới vào giai đoạn ra hoa, mà tiêu nhà tôi chỉ ra hoa được lớp ngoài còn lớp cành bên trong lại không ra hoa. Tiêu ra hoa như vậy là do giống hay do chăm sóc vậy cộng đồng. Cảm ơn cộng đồng ạ

Thanh Hà

Có nhiều lý do, cần xem xem xét đánh giá cả quá trình chăm sóc mới chính xác.
Dự đoán có thể hãm nước chưa đủ thời gian để phân hóa mầm hoa, hoặc tiêu bị suy do thiếu chăm bón đầu tư hồi sức sau thu hoạch.

Hà duy khánh

Chào anh Vịnh em ở Bình Phước nay mới đọc bài của anh. Cho em hỏi tí. Kĩ thuật này là áp dụng cho tiêu Vĩnh Linh hay là tiêu sẻ. Vì nhà em toàn tiêu sẻ, nhờ anh tư vấn làm bông tiêu sẻ. Và hiện nay em cũng đang tưới tiêu bằng súng. Tưới bán kính lớn tạo như 1 cơn mưa vậy có ảnh hưởng gì đến việc ra bông và thay đổi cơ chế sinh học của cây không. Giúp em !

Hoàng

Thời điểm này là phải cắt nước, tạo khô hạn cục bộ để làm bông. Nếu tưới như bạn thì tiêu không có thời gian để chuyển hóa từ sinh trưởng sang sinh thực và phân hóa mầm hoa nên cây sẽ ra nhiều lá, ít bông…

Thai thuy ngan

Chú Vịnh cho cháu hỏi khi làm bông cho tiêu cháu phun biogel chung với vi nấm 3 màu được không ạ.

Ngok

Biogel là phân bón rễ (tưới gốc), biosol mới là phân phun lá.
Các loại EM đều có thể pha chung với biogel+biosol.

Hùng liên hà

Nên cắt gọn cành và lá ở sát gốc tiêu hay để phủ luôn sẽ tốt hơn ạ…
Mong diễn đàn tư vấn…

Senca

Phủ sẽ giữ độ ẩm cho cây nhưng nấm bệnh dễ leo lên cây khi có mưa… Cắt tốt hơn !

Viet Nguyen

Cắt cho thông thoáng, dễ chăm sóc, bón phân…
Giúp làm giảm thiểu lây nhiễm, hạn chế nấm bệnh tụ quanh gốc…

nguyenhuubao

Chú cho cháu hỏi, bữa nay phun thuốc kích bông cho tiêu được chưa ? Ở chỗ cháu bà con rủ nhau phun nhiều rồi…

Hoàng

Làm bông sớm khi trời còn khô ráo, thiếu ẩm, sẽ làm chuỗi bông ngắn, bông bị bồ cào, mất năng suất, nên bà con cần phải theo dõi kỹ để tưới bù ẩm.
Theo tôi dự kiến làm bông sau lễ 1/5, hoặc sau lễ thêm 2 tuần nữa sẽ thích hợp hơn.

sonle

Bạn quan sát kỹ, thấy tiêu nhú cựa gà đều rồi hãy phun…

Kinh

Cho em hỏi, mình bón phân lân cho tiêu vụ mới mỗi gốc khoảng bao nhiêu lạng là được?
Em cám ơn !

Senca

Tùy theo việc phối kết hợp với các loại phân khác nữa…
Bà con nên đơn giản tùy theo năng suất, bón lân đầu vụ bình quân 4-5 lạng/1gốc là được.

Huy Ich

Cho cháu xin hỏi, năm nay nhà cháu thu hoạch hơi muộn, chưa kịp hãm nước đã bị mấy cơn mưa sớm. Tuy nhà cháu cũng có rửa cây, đổ humic hồi phục rễ, phun biosol nhưng hiện nay cựa ra ít so với năm ngoái. Cháu sợ mất mùa sẽ lỗ vì giá tiêu cũng thấp. Diễn đàn có cách khắc phục nào hiệu quả xin giúp cháu. Cháu cám ơn ạ !

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @Huy Ich
Do yêu cầu được tư vấn của cháu có một số chi tiết cần trao đổi cặn kẽ, nhất là sự tế nhị với một số phân thuốc cháu đã sử dụng, cháu có thể viết email gửi về địa chỉ của bác để bác hỏi thêm. Thân
Email : nguyenvinh@giatieu.com

Ngok

Đổ humic sớm, gặp loại có tỷ lệ cao NPK là gay go rồi…
Làm bông đầu vụ cần giảm tối đa lượng phân đạm(N) các loại, thậm chí cắt luôn đạm, dùng lân hoặc kali để kích bông. Đổ humic không hợp lý sẽ ra nhiều cành lá hơn ra bông…

Truong Tran

Sáng nay cháu ra thăm vườn, thấy bông non rụng lác đác, gốc nào nhiều cũng gần cả chục bông.
Xin bác và cộng đồng tư vấn giúp. Cháu cám ơn ạ !

Hoàng

Vấn đề rụng bông non đã nói nhiều lần trên diễn đàn rồi. Tôi chỉ nhắc lại ngắn gọn nhé !
Có nhiều lý do, nhưng chỉ cần nhớ 2 lý do chính:
1. Rụng sinh lý : Phun phân bón lá sinh học biosol hoặc canxibo sẽ hết rụng.
2. Rụng do sâu bệnh: quan sát kỹ vết rụng. Nếu có dấu vết cắn phá là do côn trùng. Nếu bị thâm đen là do nấm bệnh. Tiến hành xử lý bằng các loại thuốc trị sâu bệnh tương ứng.

minhnhat

Mong bác @Hoàng có thể phân biệt chi tiết cụ thể hơn giúp bọn em với.
Quan sát tiêu bị rụng chuỗi non nhiều năm rồi mà vẫn chưa phân biệt được bác à !

Nguyễn Vịnh

Chào các bạn.
Các bạn nhặt khoảng 5-7 bông non mới rụng trong ngày, không nhặt những bông rụng đã cũ. Sắp bông theo cùng chiều, quan sát thật kỹ phần cuống. Nên dùng kính lúp để nhìn thấy rõ hơn. Ngay trên cuống có 1 cái khớp phân cách cuống và chuỗi bông. Nhìn kỹ sẽ thấy các hiện tượng như sau:
-Cuống dài đều đặn, tầng rời vẫn sạch sẽ tựa như cuống trái sầu riêng mới rụng, là do rụng sinh lý, phun bón lá để xử lý như @Hoàng đã nói phía trên.
-Không thấy rõ tầng rời vì cuống bị thâm đen là do nấm ăn. Dùng thuốc trị nấm xử lý.
-Không thấy rõ tầng rời, nhưng vết đứt bị nham nhở và dài không đều, đích thị là do côn trùng cắn phá, phun thuốc diệt côn trùng.
Lưu ý, vì tiêu đang làm bông nên hạn chế dùng thuốc hóa học để khỏi làm cháy, hư bông non.
Chỉ phun thuốc vào buổi chiều muộn, tốt nhất là phun sau 16 giờ. Tuyệt đối không pha quá liều, dễ làm tổn thương bông non. Nên phun nhắc lại sau 5-7 ngày mới đạt hiệu quả cao.
Thân

minhnhat

Cháu cám ơn bác Nguyễn Vịnh. Cho cháu xin phép được hỏi thêm:
Cháu đọc trên diễn đàn thấy khuyến cáo phun vào lúc sáng sớm hay chiều muộn (trước 8 giờ và sau 16 giờ). Nhưng ở đây bác khuyến cáo chỉ phun thuốc vào buổi chiều muộn, tốt nhất là phun sau 16 giờ. Xin bác giải thích cho chúng cháu hiểu rõ hơn ạ…

Hoàng

-Chỉ phun bón lá vào lúc sáng sớm hay chiều muộn hoặc trời âm u kéo dài. Vì lúc đó cường độ nắng đã giảm thấp, lỗ khí khổng mới mở ra để hấp thụ phân. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn thụ phấn thì không phun sáng sớm, sẽ làm bít bầu noãn ngăn cản bông không nhận phấn được.
-Thuốc trừ sâu chủ yếu là thuốc tiếp xúc hoặc tác động vào đường hô hấp, trong khi đa số chích hút là loại côn trùng ăn đêm. Nếu phun sớm quá dễ bị giảm hiệu lực, vì nắng gió sẽ làm thuốc bay hơi. Nếu kết hợp phun bón lá và trừ các côn trùng chích hút thì phải phun lúc chiều muộn, nắng đã giảm, gần lúc côn trùng đi kiếm ăn mới hiệu quả cao.

Phạm văn tú

Xin được hỏi anh Vịnh phân amino có thể mua được ở đâu? Loại nào là tốt nhất. Anh hay dùng loại nào xin anh giới thiệu cho em.

Nguyễn Vịnh

Chào bạn.
Amino là đạm hữu cơ, lượng sử dụng không nhiều. Nếu có thể, nên dùng bánh dầu, cá nước ngọt, tự ủ lấy !
Cây trồng cần đầy đủ 17 chất ở mức cân đối. Phải nắm rõ mới điều chỉnh được.
Chủ yếu dùng các loại phân sinh học hữu cơ của công ty Innolite có giới thiệu trên trang giatieu. Khi thật cần bổ sung thêm phân đơn hoặc NPK.
Thân !

Tuấn

Cho cháu hỏi mọi năm cháu xịt biosol và đổ gốc biogel để kích bông, năm nay 2 loại này cháu không mua được giờ cháu nên dùng loại nào để thay thế ạ?

Tuấn

Phân Neem đổ gốc còn xịt lên cây thì neem+canxibo phải không ạ? liều lượng sử dụng như thế nào vậy ạ?

Hoàng

Phân sinh học hữu cơ nên vừa phun vừa đổ vài lần sẽ giúp cây hấp thụ được tối đa, đạt hiệu quả cao nhất để kích thích cây ra bông.
Liều lượng pha theo tỷ lệ 1/1000 cho cả hai loại !

duybao

Mưa nhiều làm tiêu nhú cựa, có cây đã lú bông. Giờ nên tưới nước hay chờ mưa? Mong được chỉ giáo.

Ngok

Nếu xác định ở chỗ bạn đã vào mùa mưa, hoặc có điều kiện chủ động việc tưới nước, thì bạn tiến hành tưới đẫm, bón phân, phun thuốc, làm bông vụ mới cũng được rồi !

Nguyễn đình chung

Các bác cho em hỏi có cách nào tiêu diệt cỏ tranh hiệu quả không ạ. Vườn của em nhiều cỏ tranh quá, mong các bác chỉ giáo.

Hoàng

Sử dụng máy ngoằn thật kỹ khi có mưa dầm để rễ tranh bị úng nước sẽ nhanh thối…!

Thanh

Em làm tiêu gần 10 năm nay rồi mà giờ vỡ lở nhiều điều từ bài viết. Cảm ơn anh những gì đã chia sẻ. Nhân tiện cho em hỏi, vườn em đang bị nhiễm chết nhanh, anh tư vấn cho em cách phòng, chữa được không ạ. Anh viết tiếp bài viết về biểu hiện bệnh và thiếu dinh dưỡng qua lá đi Cảm ơn anh nhiều.

Khactri

Tiêu nhà em có rất nhiều những quả trứng trắng nhỏ liti bám trên lá, không biết là con gì ạ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *