Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu

thieu vi luong5Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu là những điều không còn xa lạ với những nhà nông giàu kinh nghiệm. Nhưng với nhiều bạn trẻ thì đây là những hiểu biết hết sức cần thiết. Qua nhưng câu hỏi gửi về diễn đàn để nhờ cộng đồng chia sẻ, giatieu.com cung cấp bài viết này để góp phần nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm, nhất là với nhiều bạn trẻ bước đầu trồng tiêu. 

Thiếu đạm

Hiện tượng thiếu đạm trên cây tiêu thấy rõ nhất là cây sinh trưởng chậm lại, ít ra cành ; chồi, lá trở nên xanh nhạt hay vàng. Hiện tượng vàng lá thường bắt đầu từ dưới lên, khi các lá ở dưới thấp đã vàng nhạt thì lá ở tầng trên của trụ tiêu vẫn còn giữ được màu xanh tương đối. Khi cây bị thiếu đạm quá mức, toàn bộ lá tiêu chuyển dần sang màu vàng nhạt rồi tới màu vàng đậm đặc trưng và đầu ngọn lá bị khô. Khi lá bắt đầu rụng nhiều là biểu hiện cây đang thiếu đạm nghiêm trọng.

Tuy cây tiêu rất cần đạm, nhưng bón đạm nhiều quá, cây sẽ ra nhiều lá mà ít ra hoa đậu quả, cây dễ bị lốp giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt. Đạm dư thừa cũng làm kéo dài thời gian quả chín, không thu hoạch được tập trung và làm giảm chất lượng hồ tiêu thương phẩm.

Thiếu lân

Triệu chứng thiếu lân rõ ràng ít khi xuất hiện và rất khó nhận biết trên các vườn tiêu. Trong trường hợp nghiêm trọng thể hiện ở sự sinh trưởng còi cọc của cây. Điều này không rõ lắm ở đỉnh sinh trưởng các dây thân, nhưng các cành ngang bị ảnh hưởng nặng nề hơn và cây rất ít ra cành ngang thứ cấp. Phiến lá của các lá trưởng thành trở nên xanh xám đục, chuyển sang màu đồng, dày cứng và thỉnh thoảng có các đốm chết ở đầu lá, sau đó lá bị rụng.

Thiếu kali

Triệu chứng thiếu kali có thể nhận biết được ở các lá trưởng thành. Mép đầu lá chuyển vàng và xuất hiện các đốm chết hoại màu xám, giòn. Vết hoại chết thường có hình chữ V ở mép đầu lá. Đây là hiện tượng “cháy đầu ngọn lá”

Thiếu trung vi lượng

Ngoài các nguyên tố đạm, lân, kali cây tiêu cũng cần một số các nguyên tố trung vi lượng khác như canxi, ma nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore, molipden…

Canxi (Ca) ảnh hưởng tốt tới môi trường đất, làm đất bớt chua, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật hữu ích trong đất. Canxi có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của đọt cây, rễ cây, sự cấu tạo của hoa và di chuyển chất khô từ thân lá qua trái tiêu.

Hiện tượng thiếu canxi thấy được trên các lá đã thành thục, phần dưới trụ tiêu thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phần tán phía trên cao. Trên lá xuất hiện các vệt úa vàng từ một bên hay cả 2 bên phiến lá gần phía cuống lá hoặc ở đoạn giữa lá. Các vệt úa vàng này đi dần vào phía trong gân chính, tiếp theo sau đó là sự hoại tử. Các vết hoại tử rất nhỏ có thể xuất hiện rải rác giữa các gân lá, ở mặt trên hay mặt dưới lá. Lá rụng trước khi các vết hoại tử này phát triển mạnh. Một số trường hợp có thể gây cho tiêu bị rụng lóng tháo khớp.

Ma nhê (Mg) cũng là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu ma nhê xuất hiện trước tiên trên các lá già và phát triển dần lên các lá non hơn. Thiếu ma nhê, phiến lá trở nên úa vàng trong khi các gân chính vẫn xanh. Vệt vàng thường xuất hiện từ trung tâm của một nửa đầu phiến lá rồi lan dần ra mép lá và phía cuống lá. Vùng phiến lá gần cuống lá thường vẫn giữ được màu xanh. Thiếu nặng lá rụng đồng loạt, trên cây còn các cành  trơ trụi và một ít lá non hơn không bị ảnh hưởng.

Lưu huỳnh (S) là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đến nay lưu huỳnh được nhiều nhà nông học xem là yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ tư sau N,P,K. Thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, gây ra giảm diệp lục tố, làm các lá non có màu trắng. Lưu huỳnh làm chậm hoặc ngăn cản sự ra hoa và do đó làm giảm năng suất cây trồng.

Trong số các chất vi lượng thì kẽm (Zn), Molipden (Mo), Bore (Bo) là các chất quan trọng nhất đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu các chất vi lượng này thường rất khó phát hiện trên cây hồ tiêu, tuy vậy việc bón bổ sung chất vi lượng hoặc phun vi lượng qua lá đều làm tăng năng suất hồ tiêu.

Giatieu.com (St)

thieu dinh duong cay trong

130 phản hồi cho bài "Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu"

Thành Lợi

Tiêu nhà mình bị bệnh mất màu do thiếu trung vi lượng như trên hình. Được bạn bè giới thiệu mình phun phân sinh học biosol vài lần là bệnh hết sạch. Tiêu hiện nay đã xanh um, bóng mượt.
Giờ mình rất tín nhiệm loại phân này của Ấn Độ, xin chia sẻ với mọi người.

Trần thị mai ly

Xin hỏi mọi người rằng đất nhà mình vừa rồi trồng cây sắn mì, bây giờ muốn trông tiêu luôn thì có được không ạ? Vì có một số người nói trồng mì thì đất mất hết chất phải không ạ? Xin mọi người tư vấn, nếu vậy thì ta cải tạo thế nào?

Trung Anh

Trồng cây gì mà không làm cho đất mất chất hả bạn ?
Bạn có thể trồng tiêu ngay nhưng phải chú ý bón lót nền hữu cơ đầy đủ thì tiêu mới lên đẹp.
Bón phân là bón trả lại cho đất những gì mà cây đã lấy đi, vậy đó.

Trần Việt Phú

Một bài viết thật sự rất có ích với những người mới bước chân vào nghề như mình!
Đọc trên này cộng với thực hành ngay ngoài vườn tiêu thêm một chút suy luận của bản thân nữa thì…
Xin cảm ơn diễn đàn và chúc cộng đồng thật nhiều sức khỏe. Thân!

Nguyễn trường

Bài viết hay, có hình lá tiêu thì mình nghĩ sẽ dễ quan sát hơn,…

đoàn nam ninh

Chăm sóc tốt và đúng quy trình tiêu sẽ không bị như vậy

phan thế vĩnh

Cho mình hỏi cách ủ phân heo như thế nào để bón cho cây tiêu? Đất ở địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Tuyến Mdrac

Cho mình hỏi dùng thuốc gốc đồng loại gì để rửa vườn tiêu tốt hon. Thuốc bột hay thuốc nước.
Thân!

Trung Anh

Mua thuốc dạng bột, kí hiệu WP, hoạt chất chính là Copper Hydroxide để rửa cây tốt nhất.

Nguyễn Văn Thắng

Bạn dùng đồng đỏ dạng bột là tốt nhất, bạn chú ý hạn sử dụng nha, đồng đỏ có tác dụng diệt nấm và cả diệt khuẩn nữa.

PHNGHIA

Đồng là chất vi lượng. Chú ý khi sử dụng trên cây tiêu bạn nhé!
Nếu không sẽ làm vàng cây và rụng lóng nhiều lắm đó!

van tin

Cứu ! Tiêu nhà em năm nay định cắt giống nhưng gần đây có hiện tượng lá non ra nhỏ và quăn nhẹ bị cả vườn. Ở đây nắng rất gắt. Cho em hỏi có ai biết bệnh gì và cách điều trị không gúp em với ? Em xin cảm ơn.

Trung Anh

Bạn kiểm tra thật kỹ lại xem có vết đốm trắng trên biểu bì lá non.
Có nhiều khả năng tiêu bị côn trùng chích hút làm cho lá non bị xoăn. Phun thuốc diệt côn trùng, xử lý kép (2 lần, cách 7-10 ngày). Sau đó dùng phân sinh học biosol để hồi phục.
Phải làm ngay, để lâu rất dễ bị tiêu điên. Chú ý các biện pháp chăm sóc như cây che bóng mát, tăng cường tưới giữ ẩm cũng hạn chế bệnh tiêu điên phát sinh.

Văn Nam

Gửi Bác hình ảnh tiêu nhà cháu, không biết bị bệnh gì hay thiếu chất dinh dưỡng gì mà tiêu không phát triển nổi. Mong Bác và cộng đồng giatieu giúp đỡ, cháu xin chân thành cám ơn.

Dung Tran

Đối với vườn tiêu này, việc cải tạo độ pH là chắc chắn rồi. Nhưng khi pH thấp như thế này việc tăng ngay đến khoảng 6.5 là rất khó. Cần áp dụng quy trình cải tạo từ từ: Hữu cơ + Vôi + lân + Phân hóa học cân đối. Song song với quá trình này cần bổ sung dinh dưỡng qua lá vì nếu rễ không hấp thu dinh dưỡng tốt thì lá cũng là 1 con đường rất khả dụng. Ngoài ra cần lưu ý thêm phòng trừ Tuyến trùng-sâu bệnh hại định kỳ và áp dụng thêm một số biện pháp canh tác như trồng cây che bóng, chắn gió, cây che phủ bề mặt, đặc biệt là cần hệ thống thoát nước tốt.

Trần Đức Trí

Tiêu này thiếu magiê trầm trọng !
Phun bón lá biosol chỉ xanh tạm thời. Cần bón gốc nhiều hơn vì cây tiêu có nhu cầu magiê rất cao, trong khi đất Tây nguyên thiếu vi lượng này.

Daknongthanh

Nhìn hình tiêu này giống tiêu nhà mình rồi, dó là thiếu trung vi lượng.
Mình xử lý thế này và tiêu giờ đẹp và ko bị lại: Trên lá phun biosol, gốc đổ amino, 7 hôm thấy lá xanh lại. Đổ 1kg vôi vào phuy 200 lít nước tưới cho 20 gốc tiêu. 7 hôm sau phun biosol, đổ gốc biogel và bỏ phân hữu cơ. Cắt bỏ ác bệnh cho nó tập trung nuôi ngọn và ác mới.
Đó là mình làm ở tiêu nhà mình giờ thấy đẹp rồi.
Ban hãy xem sao.

ho nam

Nhìn trên hình này thì mình đoán đất ở đây có độ pH ở mức 3-3,5. Nếu đúng như vậy thì tiêu rất khó phát triển do rễ cây không hút được các chất vi lượng ở mức pH này! Bạn cố gắng đo độ pH của vườn rồi mới có biện pháp chăm sóc hợp lý!

Văn Nam

Chính xác là mình mới đo pH ở 3-3,5 . Giờ mình phải tiến hành cải tạo để tăng pH rồi.

Chi Mai

Dùng vôi+lân Văn Điển để nâng độ pH lên 5,5 – 6,5 độ.
Nhưng phải điều chỉnh từ từ, chia làm nhiều lần. Đừng nâng quá nhanh, quá đột ngột, sẽ làm cây bị sốc, rối loạn sinh lý. dễ dẫn tới hiện tượng bị tiêu điên đó.

hồ quốc việt

Theo mình tiêu trong hình này thiếu rất nhiều vi lượng, mà ở đây chủ yếu là bo, zn và mg … cộng thêm tuyến trùng nữa.

Văn Nam

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tham gia trả lời cho câu hỏi của mình. Có lẽ là do thiếu chất chứ rễ tiêu của mình thử nhổ lên thì thấy bình thường nhưng có điều rễ hơi ít thôi bạn à.

phạm trọng việt

pH 3-3,5 rễ không phát triển được, khó hấp thu, nên bạn sử lý vôi + lân là đúng rồi. Sau khi pH đạt 4,5-6 bạn nên mua phân vi sinh để bón, tốt nhất bạn nên mua phân bò về tự ủ hoai mục rồi bón + phân vi sinh. Trên thị trường có rất nhiều loại vi sinh, bạn phải chọn mua loại phân đã sử lý của các thương hiệu được bà con tin dùng, cứ vài tháng bạn bón một lần cho đỡ tốn công, chúc bạn thành công.

nguyễn đức hiếu

Thưa các bác. Cháu có một số cây tiêu dã được 2 năm rồi. Nhưng mọc thưa quá, có căt làm giống được ko ạ. Mong các bác tư vấn dùm. Cháu cám ơn nhiều.

Chi Mai

Tiêu lên thưa thân, thưa cành là do quá trình chăm bón không đầy đủ, tích cực. Có thể còn do giống đã bị thoái hóa. Bạn nên lựa chọn những chồi sung, khỏe, để cắt lấy giống. Đồng thời cần kết hợp biện pháp cắt chồi, bấm ngọn để lấy thêm thân mới…

nguyễn đức hiếu

Vâng cám ơn các bác. Còn vấn đề này hiếu muốn hỏi, cách phòng tránh tiêu điên như thế nào và khi tiêu bị điên rồi sẽ xử lý ra sao ạ.

.

Chi Mai

Tiêu điên có nhiều nguyên nhân: chăm sóc chưa hợp lý, bón phân thiếu cân đối, bị côn trùng chích hút, bị lây nhiễm virus….
Vấn đề này rất dài dòng, bạn nên tự tìm hiểu ở phần thảo luận, trao đổi của cộng đồng tại các bài viết trong cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu của diễn đàn giatieu.com.

lê huy

Các bác cho em hỏi cái, trước khi trồng tiêu bỏ furadan hay basudin có ảnh hưởng đến nấm trichoderma trong phân ủ không vậy.

Trung Anh

Nấm tricho trong phân ủ hoai đã bị tiêu diệt do quá trình phân hũy hữu cơ sinh nhiệt thiêu đốt nên không còn gì để mà lo sợ. Khi đưa phân ủ hoai ra bón cần phải bổ sung nấm tricho mới để đủ sức phòng bệnh cho tiêu. Bạn tính toán để cách ly với thuốc hóa học cho hợp lý.

Chi Mai

Nhiều bà con do hiểu nhầm chỗ này nên cứ đinh ninh vườn tiêu của mình đã có đầy nấm tricho bảo vệ. Chỉ đến khi tiêu bùng phát nấm bệnh chết nhanh chết chậm rồi thì chỉ biết ngồi than thân trách trời vì chạy chữa nhiều lúc không còn kịp mà lại rất tốn kém tiền bạc để mua thuốc BVTV.

lê huy

Cảm ơn bác Trung Anh và Chi Mai.
Em tính là đào lỗ xong sẽ bỏ vôi + basudin sau 7 ngày sẽ thả phân ủ trộn thêm trichoderma, rồi 20 ngày sau sẽ trồng tiêu đc ko mấy bác?

nguyễn đức hiếu

Vâng cảm ơn các bác, các anh em. Chúc cộng đồng sức khoẻ dồi dào nha.

van tin

Cho em hỏi đọt lá tiêu quăn do nhiễm virus trị như thế nào.

Trung Anh

Cho tới nay chưa có thuốc gì đặc trị virus gây bệnh tiêu điên.
Bạn dùng phân bón lá sinh học biosol phun liên tiếp 3-4 lần, mỗi tuần 1 lần và đổ gốc các loại đạm cá, bánh dầu, amino hữu cơ hay sinh học biogel… để tăng sức cho tiêu.
Nếu thấy không cải thiện thì chỉ còn cách nhổ bỏ, đem đi tiêu hũy để tránh lây lan

Dũng Nông

Bà con diễn đàn cho mình hỏi vấn đề này tí nhé, mình tính phun thuốc amitage để diệt côn trùng có thể kết hợp luôn với phân bón lá biosol được không? Cảm ơn mọi người giúp đỡ!

Thanh Hà

Bạn có thể kết hợp thuốc BVTV để diệt côn trùng chích hút với phân bón lá sinh học biosol, nhưng phải “pha riêng xịt chung” theo liều lượng nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nếu tiêu đang ra bông thì chỉ phun lúc chiều muộn, không phun buổi sáng để tránh làm tiêu bị bồ cào.

pham thanh liem

Chào bạn! câu hỏi của bạn thuộc về hiểu biết phân thuốc rất cơ bản. Mong rằng các bạn lên diễn dàn làm tiêu nói riêng và làm nông nghiệp nói chung cần trang bị kiến thức canh tác và hiểu biết các loại phân thuốc. Bạn cần dùng thuốc BVTV trị côn trùng, nấm bệnh… thì phải cách ly ít nhất 15-20 ngày rồi mới dùng phân sinh học biogel- biosol, các loại phân amino, phân chuồng ủ hoai + tricho, phân vi sinh…

Văn Nam

Chào bạn pham thanh lien. Như bạn nói như vậy thì vì sao bác Vịnh vẫn có khuyên là có thể kết hợp biosol kết hợp với thuốc BVTV để xịt trên lá cho đở tốn công. Mong được cho ý kiến.

pham thanh liem

Chào bạn! cũng dễ hiểu thôi. Phân bón lá biosol kết hợp đc với thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh. nhưng ko phải mọi loại thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh đều có thể kết hợp với phân bón lá đc. Mình ko biết loại thuốc bạn dùng có hoạt chất gì nên ko dám tư vấn cho bạn pha chung̣ biogel, biosol, đạm cá, bánh dầu, amino… vừa là thức ăn cho cây trồng vừa là thức ăn cho các vsv hữu ích vì thế tôi thừơng dùng thuốc diệt côn trùng, nấm bệnh sau vài tuần trở lên tôi mới dùng các loại phân nói trên kết hợp với tricho phun và đổ gốc. Làm như vậy các vsv hữu ích trong biogel, biosol ko bị tiêu diệt. Cách làm như trên bạn sẽ đạt đc hiệu quả kép. Đó là cách làm cuả riêng tôi xin đc chia sẻ

Trần Thị Mai Ly

Chào chú Vịnh cùng diễn đàn! Xin cho cháu ý kiến vấn đề này với:
1.Đổ nấm Tricho thế nào thì được ? trên bao bì hướng dẫn là 250g pha với 200l nước, mà bác hàng xóm pha 1kg với 200l nước và cho cả biogel vào nữa?
2.Tiêu lươn nhà cháu được 2 tháng rồi. 10 ngày trước cháu đã xịt macozeb giờ cháu xịt nhắc lại lần 2, vậy vừa xịt Macozeb vừa đổ agrifos 400 ở dưới luôn được k ạ?

Việt Trung

Chào bạn. 1. Nếu bạn mua trichoderma trên bao bì sản phẩm có ghi rõ liều lượng thì bạn cứ pha theo trên bao phì sản phẩm. Nếu trộn cả biogel thì càng tốt chứ sao bạn.
2. Nên cách li ít nhất 7-15 ngày nhé bạn vì khi phun thuốc thì phải có thời gian để hấp thu và phát huy tác dụng. Cứ từ từ mà làm vội gì bạn ơi. Tiêu bạn mới trồng 2 tháng mà xịt nhiều vậy. Nên hạn chế thuốc BVTV nhé bạn nếu có bệnh mới trị còn không thì ngừa bằng trichoderma nhé. Không biết là bạn đã bón lót tricho khi trồng chưa?

huynh thanh tung

Thân chào cộng đồng giatieu.com, cho tôi hỏi dùng nấm tricho đối kháng cho hồ tiêu.
Vừa rồi tôi có xữ lý nấm đối kháng, có phối trộn với phân amino cho hồ tiêu 2 lần cách nhau 1 tháng. Cách đây 1 tuần tiêu nhà tôi bị rụng lá gìa rất nhiều tôi lo quá. Vườn tiêu nhà tôi trồng đậu dại rất rậm tôi chưa dọn được, không biết độ ẩm cao có ảnh hưởng không? Xin nói thêm là biểu hiện lá trên cây bình thường, đọt lá không có đốm, chỉ hơi vàng 1 ít, gié tiêu it rụng rể cám bị đen 1 ít độ ph 4,5. Tôi đang sợ nấm tấn công, bây giờ tôi xữ lý hóa học sau bổ sung sinh học lại được không. Mong các anh chị và bà con chỉ giúp. Tôi mới sử dung sinh học lần đầu còn có nhiều chổ chưa rõ, rất mong cộng đồng giúp đở

Chi Mai

Tùy thuộc vào chất lượng nấm tricho và amino bạn đã dùng, thị trường có quá nhiều loại thật giả lẫn lộn, rất khó để kết luận. Cố gắng tìm kiếm các sản phẩm được bà con tin dùng.
Mưa dầm làm thối rễ tơ cũng khiến tiêu vàng lá, rụng lá.
Bạn dùng vôi+lân để nâng độ pH lên 5,5 – 6,5 tiêu mới khỏe, chống chịu được với sâu bệnh.
Nên chờ trời tạnh ráo rồi xử lý phân thuốc sẽ hiệu quả hơn.

Việt Trung

Chào bạn @Binh Minh.
Dùng vôi để nâng pH thì bạn mua vôi bột về rải một lớp mỏng trên mặt đất (rải cả trong và ngoài bồn tiêu), 1 tấn vôi 1ha nhé. Bạn cứ chờ trời mưa nhiều thì bỏ cho vôi nhanh tan. 2 tháng sau bón 1 lần vôi nữa nhé, rồi đo lại pH xem đã được chưa.
Còn phân lân thì bạn bón bình thường theo liều lượng trên bao bì sản phẩm. Ít nhất 0,5 kg/gốc/năm tiêu kinh doanh. Bạn nên dùng lân nung chảy bón để nâng pH lên nhé. Bạn xem thêm bài viết về phân lân trên diễn đàn để biết thêm. Nhớ cách li với nấm tricho 20 ngày nhé. Chào bạn.

Binh Minh

Cám ơn Việt Trung nhiều lắm, có điều này mình hơi băn khoăn, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hòa nắm tricho vào nước sau đó hòa phân lân vào luôn rồi tưới lên đống phân cần ủ, nhưng bạn lại nói bón phân lân phải cách li với nấm tricho? Có thể giải thích cho mình rõ hơn được không?

Châu Phong

Không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu hòa loãng với lượng ít để tưới lên đống ủ thì lân sẽ là thức ăn nuôi tricho, nhưng quá nhiều thì lân sẽ gây ức chế, không kích hoạt được bào tử tricho.

nguyen tan

Các bác cho em hỏi : tiêu nhà em trồng năm ngoái bằng dây ác, tháng trước em cắt hom trồng vụ này. Nay tiêu phát đọt nhưng phần lá non của chồi mới phát nhỏ, màu hơi bạc, hơi xoăn, lá có hiện tượng không xanh mướt mà bề mặt thô, không nhẵn. Phần cành của gốc tiêu vẫn xanh mướt, lá non phát triển bình thường. Trước khi cắt dây em ngưng bón phân hai tháng rưỡi, cắt dây xong 20 ngày em mới bón vi sinh, 10 ngày sau nữa em mới bón thêm 100 gam NPK 15-15-15. Xin hỏi các bác tiêu nhà em bị sao và cách khắc phục.

nguyen tan

Em hỏi thêm tý nữa: tiêu con trồng năm ngoái, cắt dây đc 30 ngày bón phân bò ủ hoai ngay có được không. Có người nói cứ rải phân trên mặt hố, có người nói đào hố ngoài mép hố sâu 20cm sau đó chôn phân bò, tricoderma, rồi lấp đất. Theo các bác cách nào hiệu quả hơn.

Nguyễn Vịnh

Chào @nguyen tan.
-Tiêu rất dễ trồng nhưng cũng rất mẫn cảm dưới tác động của các loại sâu bệnh, phân thuốc… Đặc biệt, môi trường canh tác bị thoái hóa, mật độ trồng quá dày, diện tích trồng ngày càng nhiều nhưng lại chọn giống không chất lượng, theo lối cường canh như hiện nay, khiến chúng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công.
-Tăng cường sử dụng phân thuốc hữu cơ, sinh học,… Cần hạn chế hóa học tối đa. Chỉ sử dụng hóa học khi thật cần thiết, có chọn lọc để bảo vệ môi trường sống của mọi loài sinh vật. Chú ý “4 đúng” khi sử dụng phân thuốc.
-Bón lấp sẽ hạn chế sự tiêu hao, thất thoát, là cách bón hiệu quả nhất. Tham khảo các bài viết kỹ thuật chăm sóc, bón phân đã có trên diễn đàn, ở cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu.
-Lựa chọn phân thuốc có chất lượng để sử dụng, tránh xa những quảng cáo “nổ vang trời”. Chú ý VSATTP. Tiêu là loại thực phẩm gia vị của người. Nó mà không sống nổi thì người dùng nó sẽ ra sao?
Thân

lê lợi

Xin chào mọi người cho cháu hỏi tí ạ. Đất trồng tiêu nhà cháu sau khi bón lân nung chảy được 1 tháng mà pH đất vẫn ở mức 4,5-4,7 giờ cháu tính bón vôi để nâng pH lên được không ạ. Nên bón như thế nào và liều lượng ra sao xin mọi người chỉ giúp. Cháu cảm ơn nhiều ạ.

Nguyễn Thị Huê

Chào các bác ! Chào cộng đồng giatieu.com
Mình có khoãng 500 trụ tiêu già, trồng cách đây khoảng 14 năm, tiêu lá không được xanh lắm và cho ra trái cũng rất kém. Mình chăm sóc, phân, thuốc theo nguyên tắc cơ bản, có đo độ pH là 4,5.
Xin hỏi làm thế nào để cây được xanh và cho trái tốt và đến thời điểm này cây đang phơi bông thì có rãi vôi, lân để nâng pH lên được không ? Và rải lúc nào thì tốt nhất ?

Trung Anh

Để tránh cho tiêu không bị sốc đột ngột, các bạn rải vôi tối đa 1 tạ/sào cho mỗi lần.
Rải đều khắp bề mặt đất trồng từ trong ra ngoài, không chừa bất kỳ chỗ nào.
Khoảng cách với lần rải sau khoảng 2-3 tháng, khoảng cách bón phân, nấm và các loại…3 tuần trở lên nếu trời không mưa.
Đo kiểm tra lại, nếu chưa đạt yêu cầu thì rải lặp lại cho tới khi đạt mức 5,5 trở lên mới thôi.

Thanh Hà

pH 4,5 thì chăm kiểu gì tiêu cũng không thể tốt được. Phải bón vôi để nâng độ pH lên như Trung Anh chia sẻ. Tạm thời dùng phân sinh học biosol phun lá 2 tuần/lần và đổ gốc biogel 1tháng/lần để tăng sức cho tiêu nuôi hạt. Chú ý bổ sung nấm tricho phòng bệnh cho tiêu luôn.

lê lợi

Bác Trung Anh cho em hỏi tí. Nếu mình bón vôi mà trời không mưa thì nên tưới nước không ạ.

chupuh.gli

Nếu không tưới vôi sẽ tạo thành dung dịch+rắn nằm ngay bề mặt của đất, đó là sản phẩm nước vôi + vôi tôi. Như vậy bạn nên tưới để cho vôi hòa tan và thấm sâu. Chúc thành công.

le cong vuong

Các bác cho em hỏi, em đang cắt giống tiêu ác bây giờ bón phân biogel và biosol dc ko?

Việt Trung

Chào bạn @ lê lợi và @le cong vuong. Vấn đề các bạn hỏi mình và mọi người đã trả lời ở trên bạn chú ý tìm đọc nhé. Đọc thêm tất cả các bình luận dưới mỗi bài viết trên diễn đàn để nâng cao kiến thức. Mình mới tham gia diễn đàn 4 tháng và mình đã đọc hết, bạn phải kiên nhẫn. Chào bạn

Việt Hà

Xin chào diễn đàn, tôi có câu hỏi mong mọi người giúp. Vườn nhà tôi có 500 trụ năm nay thu chính, rất nhiều bông, nhưng cây rất còi cọc, không phát đọt + vàng lá + cháy đầu lá + trái thưa. Xin hỏi cây nhà tôi bị bệnh gì? Cần bổ sung gì và chế độ chăm sóc như thế nào? Xin cám ơn mọi người

Nguyễn Thành Xuân

Chào @ Việt Hà!
Bạn không nói rõ là quá trình chăm sóc tiêu của bạn như thế nào để cộng đồng từ vấn chính xác giúp bạn.
Theo mình, bạn nên nên điều chỉnh pH của vườn bằng vôi lân, trên lá phun thuốc trị nấm bệnh (không dùng thuốc có gốc đồng) kết hợp với phân hữu cơ Biosol khoảng 2-3 lần cách nhau 15 đến 20 ngày. Dưới gốc sau khi điều chỉnh độ PH lên khoảng 5,5-6,5 thì dùng phân hữu cơ sinh học biogel kết hợp với nấm trichoderma bón gốc. Chuẩn bị phân chuồng ủ hoai để bón cho tiêu, chắc chắn tiêu sẽ hồi phục lại.
Vấn đề tiêu đậu trái bị bồ cào là do tiêu ra bông gặp phải nắng gắt cần phải tưới nước thêm, rút kinh nghiệm mùa sau.
Thân!

văn được

Chào chú và diễn đàn giatieu.com, thuốc diệt muỗi xịt lên cây tiêu có trừ được côn trùng chích hút hay không ? và được bao lâu ? Mong chú và cộng đồng giúp đỡ. Chúc chú và cộng đồng vui khỏe.

Châu Phong

Diệt tốt, những chỉ trong vài hôm là thuốc bay hơi, hết hiệu lực.
Muốn diệt kỹ phải phun nhắc lại sau 6-7 ngày.

Đỗ ngọc hiệp

Mình bổ sung thêm câu trả lời của Nguyễn Thành Xuân 1 tý. Bạn nên kiểm tra tuyến trùng rễ, bạn nên hiểu là ko cây tiêu nào trồng xuống đất mà ko bị tuyến trùng, điều quan trọng là bị ít hay nhiều thôi. Mình kiểm tra những cây tiêu sum suê, xanh mướt ở dưới rể vẫn bị tuyến trùng nhưng rất ít, còn những cây bị nặng thì bị rụng và vàng lá thậm chí rụng lóng và tháo khớp. Nguyên nhân là mật độ tuyến trùng ở rể quá nhiều, chúng chui vào rể “phá phách” làm cho rể sưng u lên tạo thành nốt sần, từ đó cây ko hút được nước và dinh dưỡng lên được nữa, bởi vậy cây rất còi cọc cho dù bón đủ loại phân mà chẳng thấy tốt lên. Biện pháp phòng và trị tuyến trùng thì trong các bài viết và bình luận trong mục Trồng và chăm sóc tiêu bạn cố gắng tìm đọc nha. Thân

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @Đỗ ngọc hiệp.
Chú nhắc cho cháu nhớ: Tuyền trùng đất có nhiều loại, nhưng về cơ bản có 2 loại chính:
-Loại nội ký sinh, thường chui vào rễ làm tổ trú ẩn để chích hút dinh dưỡng, tạo nên nốt sần, rất dễ nhận thấy.
-Loại ngoại ký sinh, sống “lang thang” bên ngoài, chủ yếu cắn phá lớp biểu bì rễ non, rễ tơ để chích hút, tạo vết thương cho nấm bệnh thâm nhập vào. Loại tuyến trùng này nguy hiểm hơn.
Nhưng nếu sử dụng nhiều phân hữu cơ, giúp đất tơi xốp, tạo được bộ rễ khỏe mạnh, thì rễ sẽ tổng hợp Cytokinin tự nhiên trong đất giúp cây tăng sinh mạnh mẽ và có khả năng ức chế tuyến trùng đất. Đây là một trong những điều để chú đánh giá cao loại phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol của Ấn Độ khi sử dụng cho cây hồ tiêu.
Thân

Việt Hà

Cám ơn mọi người đã giúp đỡ. Tiêu nhà cháu do trước đây chủ yếu bón phân hoá học, lượng phân bón phân bố không phù hợp, đất thì rất nhiều boxit lớp đất màu mỏng, chế độ chăm sóc không hợp lý, dẫn đến còi cọc, năm nay lại rất nhiều bông nhưng trái đậu rất kém, cháu có giấy quỳ tím nhưng không biết đo độ pH như thế nào cho chính xác. Mong mọi người giúp!

chupuh.gli

Nếu dùng quì thì chỉ kiểm tra độ pH tương đối. Lấy mẫu đất cần xác định, chú ý lấy nhiều vị trí khác nhau cho vào chai nhựa + nước có pH(7). Quậy tan hết để cho nước lắng, lấy nước trong để thử quì. Chúc thành công.

Chi Mai

Phun phân bón lá sinh học biosol để tăng cường khả năng thụ phấn, đậu hạt, giảm thiểu hiện tượng tiêu bị bồ cào. Tránh phun vòi áp lực cao thẳng vào bông tiêu, chỉ phun lúc chiều muộn.

Ngô Thị Nhung

Chào bạn Chi Mai và cộng đồng gia tieu,.Mình đọc được ý kiến của Chi Mai trên diễn đàn đúng với ý mình đang muốn hỏi Mình xin trích lại ý kiến của Chi Mai để cùng trao đổi nhé:
“Chi Mai 03/08/2015 lúc 08:03
Phun phân bón lá sinh học biosol để tăng cường khả năng thụ phấn, đậu hạt, giảm thiểu hiện tượng tiêu bị bồ cào. Tránh phun vòi áp lực cao thẳng vào bông tiêu, chỉ phun lúc chiều muộn.”
Tiêu nhà mình là tiêu sẻ, vào thời điểm trước khi ra bông mình đã xịt biosol nhưng sau 2 tiếng đồng hồ thì gặp mưa rào rất lớn có lẽ là đã bị rửa trôi mất hét phân, thời điểm này tiêu nhà mình đang ra bông non, nhưng chưa ra hết mình muốn xịt biosol để bông ra đều và nhanh hơn nhưng mình lại sợ tiêu bị bồ cào, nay đọc được ý kiến của Chi Mai nên muốn hỏi lại cho chắc chắn, liệu có nên xịt biosol cho tiêu khi đang ra bông và đang thụ phấn hay không, mình có nghe nói xịt thời điểm này tiêu sẽ bị bồ cào nên còn phân vân không dám xịt, nếu Chi Mai và các bạn có kinh nghiệm về vấn đề này xin mách cho mình với, xin cảm ơn và chúc sức khỏe

Trần Thị Liễu

Mình tên là Trần Thị Liễu. Hiện tại tiêu nhà mình có hiện tượng hay bị rụng trái, cho mình hỏi bây giờ phải làm cách nào để khắc phục. Kính mong cộng đồng Giatieu giúp đỡ.

Thanh Hà

Nguyên nhân làm rụng bông tiêu thì nhiều, nhưng có 2 nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng và côn trùng cắn phá. Bạn dùng phân sinh học biosol kết hợp với thuốc BVTV để khắc phục.

quang vinh

Xin chào cộng đồng giatieu.com. Khi dùng lân và vôi để tăng độ pH thì mình nên bón chung cùng một lúc hay bón như thế nào là đúng. Mong cộng đồng giúp đở.

Chi Mai

Bón riêng hay chung đều được cả. Nhưng bạn nên bón từng ít một, chia làm nhiều lần, để nâng độ pH lên từ từ, tránh cho cây không bị sốc đột ngột và gây hại cho các vi sinh vật hữu ích có trong đất.

xuân quang

Tiêu em trồng được 2 tháng nẩy mầm rồi giờ nên bón phân gi? Có phải phun thuốc bón lá không?

Thanh Hà

Nếu bạn bón lót phân chuồng ủ hoai đầy đủ rồi thì chưa cần phun bón lá lúc này. Nếu muốn tăng thêm sức và bảo vệ cho tiêu thì nên đổ phân biogel + tricho là được.

văn được

Chào chú Vịnh và diễn đàn giá tiêu. Vườn tiêu nhà cháu năm nào cũng bị con gì cắn chuỗi bông, từ lúc ra bông cho đến khi dài được 5 – 7 cm thì bị, dù đã phun thuốc trừ côn trùng chích hút trước đó. Cháu cũng chưa biết nguyên nhân nào, hay con gì cắn phá, không riêng gì vườn của cháu một số vườn chung quanh cũng bị như vậy. Bây giờ tiêu đang có bông, và có hạt nhỏ, vậy phải xử lý như thế nào ? Mong chú và diễn đàn tư vấn giùm cháu. Chân thành cảm ơn tất cả.

Châu Phong

Nội dung này trên diễn đàn giatieu.com đã trao đổi quá nhiều. Xin nhắc lại ngắn gọn.
Bạn cần xem xét kỹ. Tiêu bị rụng chuỗi có 2 nguyên nhân chính:
1. Bị côn trùng cắn phá, chủ yếu là bọ thánh giá. Phun thuốc diệt côn trùng, xử lý kép.
2. Rụng chuỗi sinh lý, chủ yếu do thiếu trung – vi lượng. Phun phân sinh học biosol, xử lý kép.
Hy vọng bạn có định hướng để khắc phục.

văn được

Trước hết chú thông cảm là vì cháu mới có cái máy tính cùi bắp, nên mới tập tành lên diễn đàn, và khi lên được thì thấy rất hứng thú. Đây là cẩm nang cho nông dân làm vườn, nhưng còn nhiều bài phản hồi và cộng đồng trả lời cháu chưa đọc hết. Chúc cộng đồng luôn vui khỏe.

Hoàng Văn Lập

Xin bổ sung về tiêu rụng : do nền đất dư độ ẩm – thiếu quang hợp vì tán cây nọc rậm rạp – cây nọc (choái) cao gió thổi nghiêng ngả, chạm nhau : rụng.
Riêng bạn văn được, bạn kiểm tra chuỗi tiêu rụng có thấy các vết chấm xám – đen trên đó không? nếu có : côn trùng chích hút. nên dùng thuốc trừ sâu rầy dạng bột – hiệu lực lâu hơn. Nên kêu gọi những vườn chung quanh cùng xịt một lượt – góp thêm ý –

Văn nam

Chào mọi người trên diễn đàn. Mình có một thắc mắc muốn hỏi là khi mình rải vôi cải tạo độ pH cho đất thì trong khoảng bao lâu nếu trời hay mưa thì mình có thể bổ sung lại nấm Trichoderma.
Xin cảm ơn.

Việt Trung

Chào bạn. Để cách li bón vôi để bón tricho thì ít nhất là 20 ngày nhé. Nếu bạn muốn an toàn thì để lâu hơn nhé.

Trung Anh

Tùy theo lượng vôi và cách bỏ của bạn mới xác định thời gian bổ sung nấm tricho được chứ !
Tuy nhiên, bình thường cũng phải 15 – 30 ngày sau tùy theo từng trường hợp…

Văn Nam

Mình đã bỏ được 2 lần. Lần đầu cách lần thứ 2 là 20 ngày. Mình bỏ tương đối ít. Chỉ rải đều trên mặt dất một lớp vôi vừa phủ dất. Hiện tại PH chỉ đc ở mức 4>5. Mình tính lần thứ 3 cách lần thứ 2 là 30 ngày. Sau đó 30 ngày sau mình bổ sung lại Trico hay là bổ sung trico trước rồi 1 thời gian sau rồi mới tiếp tục cải tạo đất lần thứ 3 vậy mọi người.

– Mình thấy thời gian cải tạo PH rất lâu nên sợ đất đã chết hết VSV có lợi nên muốn bổ sung Trico để phòng bệnh trước. Sau 1 thời gian tiếp tục cải tạo PH tiếp như vậy có hợp lý không.

– XIn cảm ơn mọi người đã hỗ trợ

Châu Phong

Nếu rải đều với lượng vôi khoảng 1kg cho 10 mét vuông tối đa thì chưa đủ sức gây hại cho các vsv, kể cả loại hữu ích lẫn loại có hại…
Sau 3-4 cơn mưa lớn là có thể rải tricho đối kháng và các EM khác cho tiêu.

Văn Nam

Cháu xin cảm ơn chú Châu Phong đã giải đáp thắc mắc giúp cháu

Hoang van hung

Cháu chào bác Vịnh cùng toàn thể diễn đàn giatieu.com
Bác cho cháu hỏi tiêu nhà cháu trồng được 1 năm rồi nhưng cháu thấy lá hơi vàng mất sắc tố. Cháu kiểm tra thấy rễ bị đen và thối là do tuyến trùng gây ra, cháu đã xử lý là dội mancozét và sau 1 tuần thì cháu bón thêm vôi để nâng độ ph như vậy có được không bác. Thời gian khoảng bao lâu thì cháu có thể bổ sung thêm trichoderma cùng với phân vi sinh được hả bác, mong bác và mọi người giúp đỡ. Cháu xin cám ơn.

Trung Anh

Không rõ bạn căn cứ vào đâu để cho rằng rễ bị đen và thối là do tuyến trùng? mà sao do tuyến trùng lại đi dội mancozeb trừ nấm mà không dội thuốc diệt tuyến trùng? Nếu rễ bị đen và thối chỉ vì do bị úng nước thì sao?
Bây giờ bạn nên sử dụng phân sinh học biosol + biogel để giúp cho tiêu tăng sinh và hồi phục rễ tơ, có thể kết hợp đổ tricho luôn. Nhớ phun biosol liên tiếp 2 lần cách 7 ngày, sau đó tùy vào sự hồi phục để sử dụng tiếp theo, thời gian và cách sử dụng do nhà phân phối tư vấn.
Muốn dùng vôi để nâng pH thì bạn dùng khoảng 1kg vôi rải đều cho 10 mét vuông, liều lượng này sẽ không gây hại cho các vsv hữu ích có trong đất.

văn được

Chào các chú trên diễn đàn. Cảm ơn chú Châu Phong và chú Lập, kỳ trước chú có góp ý hòa nước vôi loãng để khắc phục cho tiêu nhỏ, cháu thấy có chuyển biến tốt. Còn về côn trùng cắn phá, tuần trước cháu đã phun thuốc BVTV cũng ổn rồi chú Lập ạ. Hôm đi ngang bên chú Lập lúc đó tiêu chú đang có bông nhiều mà đẹp, còn ở khu cháu năm nay sau khi ra bông chẳng phun xịt gì vườn ai cũng bị bồ cào. Chú Châu Phong nói thời kỳ tiêu đang có bông hạn chế thuốc gốc đồng đổ gốc. Vì vườn cháu nấm bệnh nhiều nên hơi sốt ruột, vậy bây giờ cháu tính đổ metaxyl + mancozeb sau 20 ngày đổ biogel + tricho được không chú ? xin chú cho ý kiến. Xin cảm ơn.

Hoàng Văn Lập

Tại sao các bạn cứ để tới lúc nhìn thấy tiêu bị nhiễm bệnh – bị tuyến trùng – rụng chuỗi… mới VỘI VÀNG tìm thuốc điều trị? Đã có một khỏang thời gian dài: từ lúc thu hoạch xong cho tới vào mùa mưa ; đó là lúc chúng ta cần phải phòng ngừa tối đa cho cây tiêu. Tất tần tật mọi thứ: nấm – tuyến trùng – trung vi lượng… kẽm, calci, boron, 3 chất cần giữ chuỗi tiêu không bị rụng – và một lượng phân cần thiết cho cây vừa thu hoạch: lân, kali, chút N. Các bạn NÊN và CẦN ghi nhật ký tất cả mọi công việc trên vườn tiêu – tình trạng cây tiêu trước và sau sử lý một thứ gì đó… rồi năm này qua năm khác, tích lũy một kinh nghiệm. Riêng tôi, chuyển cách trồng – chăm sóc theo hướng sinh học (ủ phân … + tricho) đồng nghĩa với “vườn tiêu bền vững”.
Thân

ho nam

Đất quá nóng làm cho tiêu nhà cháu bị thiếu nước. Thiếu cả dưới đất và cả trong không gian sống, rễ hút không đủ bù cho lượng nước bốc hơi qua lá. Cần che phủ gốc và trên trụ! Tưới nhiều nước và tưới thường xuyên. Tưới ít nước là chết luôn cây đó!

Nguyenminh

Đây là lần đầu tiên mình trồng tiêu nên rất cần học hỏi nhiều ở các bạn đi trước. Mình mới trồng được 2 tháng cây tiêu đã lên mầm và đang leo trụ, mình mới bón nhử một ít lân và đạm. Vậy không biết có đủ cho tiêu ăn không, mong các bạn chỉ giùm cảm ơn nhiều.

Huỳnh Ngọc Hoàng

Chào các bác. Hiện nay mùa mưa cây tiêu băt đầu ra hoa và đậu trái. Nhưng cây tiêu ở chổ cháu (Bà Rịa Vũng Tàu) thấy năm nay ra hoa ít so với các năm trước, các hộ dân khác cũng như vậy. Bố cháu phun nhiều loại thuốc kích thích ra hoa nhưng vẫn không có hiệu quả gì hết. Cháu không hiểu có phải nguyên nhân do thời tiết thay đổi hay kỹ thuật chăm sóc. Xin các bác cho cháu lời tư vấn. Cháu cảm ơn nhiều.

truongquockhang

Mới có 2 tháng thôi, bình tĩnh nguyên minh ơi. Bạn nên cho nó ăn phân sinh học hay vi sinh, hoặc biogel tốt hơn đấy. Mình dúng thấy ngọn mập hơn, nếu kết hợp với trico thì tốt. Thay đổi cách suy nghĩ và hành động đi bạn. Đừng ham hóa học nhiều quá cây tiêu không chịu nổi đâu.

Châu Phong

Bón không có lợi, vì phân lớn đã biến thành “thạch cao”, sẽ làm chai đất thêm.

Hoang van hung

Bác Vịnh và mọi người cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu lá non ở một số cành tay ác và một số ngọn mới ra có hiện tượng trắng bệch mất sắc tố là bị bệnh hay là thiếu dinh dưỡng vậy bác. Cháu có phun biosol và sau 9 ngày thì cháu đổ gốc biogel+trichoderma trên thì cháu phun Amitage+Romil. Cháu làm như thế có được không hả bác, mong bác và mọi người cho cháu lời khuyên ạ. Chúc bác và mọi người hạnh phúc.

Thanh Hà

-Rất khó để xác định hiện tượng bạc lá do thiếu vi lượng hay nấm bệnh… Bạn chụp vài tấm hình chuyển qua email của bác Vịnh để nhờ bác chẩn đoán cụ thể hơn.
-Do chưa xác định nên bạn phun phân thuốc cũng chỉ chữa trị cầu may chăng !
Nhưng bạn cần cách ly sau khi phun thuốc nấm phải trên 10 ngày mới đổ gốc biogel+tricho để khỏi gây hại cho các vsv hữu ích.

Nguyễn Diệp Anh

Tiêu nhà em có hiện tượng trái non có màu nhợt nhạt, vậy có phải cây thiếu chất không ?

Thanh Hà

Tiêu bạn thiếu phân hữu cơ và các trung vi lượng cần thiết để dưỡng trái, làm chắc trái vào lúc này. Bạn cần tăng cường phân bón lá và bón gốc các loại phân hữu cơ ủ hoai, phân amino sinh học để cây khỏe, kết hợp tricho phòng bệnh, tưới nước thường xuyên đủ ẩm thì hạt sẽ bóng, mẫy, đạt năng suất cao.
Cần nhớ, khi làm dưỡng trái, chắc trái mà để gốc bị khô, cây không đủ ẩm là công toi đó !

trần quân

Chào mọi người và diễn đàn giatieu.com! Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu trồng được 3th rồi mà sao nó vẫn cứ bò lươn k chịu ra tay ác, tiêu cháu trồng là tiêu ác. Cháu bón phân được 2 lần rồi ạ. Mong mọi người giúp đỡ.

Ngok

Kiểm tra lại, đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu cho tiêu con phát triển chưa?
Không loại trừ 2 lần bón rồi bị phân giả, phân kém chất lượng…

Pham minh liem

Tiêu nhà mình vừa mới phủ trụ, mình đo độ pH thì 4.5 thôi. Hiện tại vườn tiêu mình bị vàng lá và xuất hiện những vết khô ở giữa là và cháy phiến lá. Các anh chị tư vấn giúp em với.

Ngok

Theo mình là dấu hiệu tiêu đã bị bệnh nấm thán thư và thiếu độ ẩm cần thiết.
Phun các thuốc gốc đồng, nhôm… và tăng cường tưới giữ ẩm.
Bón vôi 1 tạ/1 sào để cải thiện độ pH. Phun phân bón lá sinh học, loại có đủ các thành phần đa-trung-vi lượng giúp tiêu nhanh chóng lấy lại màu xanh.

Pham minh liem

Mình có cần bón thêm lân để nâng độ pH ko bạn, hay chỉ cần bón vôi thôi. Hiện nay có nên đổ biogel cho gốc không, bạn tư vấn dùm mình nhé.

Pham minh liem

Mình mới rải vôi+lân sáng nay. Trên lá mình xịt đồng đỏ nước. Vậy giờ mình có cần đổ biogel ko?

Ngok

Cộng đồng tư vấn cho bạn, nhưng bạn phải tìm hiểu để biết cần làm gì và vì sao phải làm như vậy chứ ! Mọi việc do bạn quyết định, cộng đồng không quyết định thay bạn được.

Pham minh liem

Chào bác Vịnh và cộng đồng giatieu.com
Vườn tiêu của cháu đang bị nhiễm bệnh và đang bị chết. Cháu kiểm tra thì thấy có trụ bị thối hết cả phần gốc và có trụ thì chỉ bị thối 2 đến 3 đọt dây ở phần tiếp giáp với đất và cây tiêu chết rất nhanh trong khoảng 3,4 ngày. Bác Vịnh và cộng đồng hướng dẫn giúp cháu cách khắc phục và phòng trừ lây lan cho những cây khác trong vườn. Cháu cám ơn.

Ngok

Giá như tuần trước bạn phản ánh chính xác thì đỡ thiệt hại hơn.
Vậy là tiêu của bạn bị bệnh chết nhanh và bệnh thối thân. Chữa trị bằng các thuốc gốc đồng, gốc nhôm hoặc các thuốc có hoạt chất trị nấm đã trao đổi nhiều lần trên diễn đàn rồi. Phải xử lý kép 2-3 lần cho tới khi bệnh giảm rõ rệt mới bắt đầu phục hồi bằng các loại phân bón hữu cơ sinh học phun và đổ gốc. Sau đó dùng vôi+lân để xử lý môi trường.
Có lẽ còn do bạn không sử dụng nấm đối kháng tricho phòng bệnh ngay từ đầu mùa?

Trịnh Văn Ba

Chào cháu !
Bây giờ, và nhiều năm về sau phân hữu cơ, vô cơ… vẫn rất cần cho cây trồng. Nhân sâm tốt nhưng không thể dùng khi bị đau bụng đi ỉa chảy ! Cháu hãy làm 1 thí nghiệm nhỏ là : Dùng 1 nắm phân Urê rải vào đám cỏ lúc sáng sớm, khi lá cây còn ướt sương… Qua đó cháu sẽ biết mình sai ở chỗ nào ! Hiện tại cháu dừng bón phân, phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội, ưu tiên kích thích cho tiêu nhanh ra rễ. Có điều gì chưa rõ đt cho chú. Chúc cháu mọi sự như ý !

Châu Phong

Quan sát trên hình thấy tiêu rụng lá xanh do bị bệnh nấm làm thối cuống lá ngay ở tầng rời…
Phun các thuốc gốc nhôm, đồng … hay thuốc có hoạt chất Carbendazim, Hexaconazole, Melataxyl… để trị nấm (xử lý kép) và phun bón lá biosol để hỗ trợ tầng sinh trưởng.
Hình như bạn bón phân chuồng chưa được ủ hoai ?
Vậy thì nguy hiểm quá ! nấm bệnh có thể từ đó mà lan ra.

Trịnh Thái Hiền

Chào bạn Minh Hải. Tôi thấy hình như bạn vừa bơm sunfat đồng, bơm đồng có thể làm rụng lá, nếu đã bơm đồng rồi thì bạn hãy dừng các hoạt chất như bạn Châu Phong nói lại. Vài lời chia sẻ với bạn.

ho nam

Bạn @minh hải à, có rất nhiều nguyên nhân. Bạn nên xem lại vườn nhà có quá nhiều Dế không? Loài Dế cắn phá tiêu cả lá lẫn bông, chúng cắn phá lên tới tận ngọn và cắn phá về đêm. Dế cắn chỉ có rơi lá cả cuống, buồng nguyên cả chuôi và hay cắn phá về một phía của trụ, đầu cuống lá hay chuôi sẽ không bị đen khi mới rụng. Nếu bị Dơi cắn thì tiêu rụng luôn cả cành một vùng vì Dơi cần chỗ trú!

Quan Pleiku

Tiêu trên hình chắc chắn 100% không phải Dế, Dơi cắn đâu bạn, Bạn hãy phóng to hình lên xem, lá rụng sát với cuốn, tức là từ bên trong thân mà rụng, nếu Dế, Dơi cắn thì sẽ nằm nhiều vị trí…

Phạm minh liêm

Chào cộng đồng. Mình muốn mua thuốc xử lý tuyến trùng nhưng trên thị trường có nhiều loại quá mình không biết nên xử dụng loại nào để mang lại hiệu quả, nhờ cộng đồng giúp mình với. Mình nghe nói là thuốc trị tuyến trùng đổ vào đất cũng tiêu diệt đi một số sinh vật có lợi trong đất. Vậy mình nên dùng nào để sử dụng cho hợp lý, mong cộng đồng chỉ giùm mình.

Trung Anh

Bạn có thể dùng thuốc hóa học có hoạt chất carbosulfan hoặc thuốc kháng sinh tổng hợp hoạt chất Abamectin. Tuy nhiên, để bảo toàn các vi sinh vật có lợi trong đất thì bạn nên sử dụng nấm đối kháng trichoderma sp. trong đó có dòng ăn thịt tuyến trùng.

Bùi Quốc Khánh

Xin chào diễn đàn. Chúc mọi người năm mới mạnh khoẻ.
Tiêu con của mình xuống giống năm ngoái mà hiện tại cây tiêu lên cao được 70 cm mà ngọn cành, ngọn đọt lá trắng bệch như thiếu lưu huỳnh, vừa thiếu kẽm, vừa thiếu magie, thiếu bo trầm trọng… nhìn nản mà muốn nhổ. Khi cây bị biểu hiện đó mình đã xịt nấm cả trên lá và gốc, rồi xử lý tuyến trùng bằng vifu rồi bop, rồi sau đó bón komix, bón phân lân, có đạm nữa mà vẫn vậy,cứ ra lá non là bị. Mình không biết vì sao vậy nữa. Xin mọi người chỉ giúp với. Mình có bón thêm vôi để nâng pH.

Ngok

Hết sức ngạc nhiên khi đọc phản hồi này !
Bạn đã xác định thiếu như vậy, nghĩa là thiếu trung-vi lượng, thì tại sao không sử dụng loại phân nào giàu trung-vi lượng? lại đi lo xịt nấm, xử lý thuốc sâu tùm lum? tiêu nào mà chịu nổi trong khi đang yếu sức. Nó chưa “tiêu” là may lắm rồi !
Hiện nay đã vào mùa khô, tìm cách che nắng, tưới nước giữ ẩm và dùng phân sinh học biogel+biosol để lấy lại màu xanh cho tiêu.

Nguyễn Văn Chủ

Bạn Văn Nam thân mến
Nhìn hình ảnh và quan sát kỹ cho thấy vườn có tần canh tác mỏng, lượng đất mặt – mùn rất ít. Đây là đất chuyển đổi cây trồng nên đất nghèo dinh dưỡng và pH thấp. Do đó, bộ rễ phát triển kém, khả năng hút dinh dưỡng thấp, nhất là các nguyên tố trung – vi lượng.
Mình gợi ý bạn biện pháp cải tạo thế này:
1. Trước tiên bạn nên rải vôi bột trên các rãnh (lối đi) để không ảnh hưởng đến lịch bón phân và nâng cao pH đất.
2. Cho 3kg hữu cơ đã ủ hoai + 01kg Lân (tốt nhất là Văn Điển) trộn và rải đều quanh bồn theo hình chiếu tán lá hoặc theo hình tạo bồn của bạn… Đói cho ăn – khát cho uống, cần tưới đủ nước để hệ rễ phát triển và phục hồi cây. Sau đó sử dụng phân vi lượng có hàm lượng cao để bón cho cây. Chúc bạn thành công.

tô mạnh tiến

Chào bà con, mình nghe nhiều người hay sử dụng phân bón amino đổ gốc, nhưng mình có ra nhiều cửa hàng phân bón hỏi thì không ai biết loại phần này, mình cũng không hình dung đó là phấn dạng nước hay dạng rắn cả. Bà con ai biết tư vấn giùm mình với.

Lê Chí Tưởng

Amino là phân đạm hữu cơ dạng nước, pha loãng rồi đổ gốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Loại phân này có rất nhiều công ty sản xuất. Ví dụ: Biogel, Điền Trang, Humix…

phạm bá khương

Chào các bác, các chú và cộng đồng. Vườn tiêu nhà cháu đo độ pH chỉ ở mức 4,5 – 5 cháu muốn cải thiện độ pH lên thì phải bón vôi + lân. Nhưng theo cháu biết vôi có tác dụng nhưng có nhiều tác hại. Vậy các bác, các chú, cộng đồng tư vấn cho cháu sử dụng như thế nào cho hợp lý nhất, hiệu quả nhất, thân.

Đình Minh

Chào các bác! Hiện nay cây tiêu bệnh phần lớn là do nền đất pH quá thấp. Các bác cần chú ý nâng pH lên mức phù hợp khoảng 5,5 – 6,5 và bổ sung trung vi lượng cho tiêu sẽ giảm ngay hiện tượng bạc lá, xoăn lá…

đỗ long

Các bác cho em hỏi. Tiêu nhà em một số trụ lá bị chuyển màu xanh nhạt, trên ngọn thì bị teo lại và kém phát triển. Xin hỏi tiêu bị thiếu chất gì ạ. Mong được tư vấn giúp.

Thanh Hà

Phản hồi chưa rõ ràng cụ thể, lấy gì để tư vấn giúp bạn đây ?
Tốt nhất là bạn chụp vài tấm hình gửi về cho diễn đàn bạn nhé !

Duy Chinh

Ở vùng mình vừa rồi có đợt mưa rất to và kéo dài gần một tháng. Hiện nay đã tạnh mưa nhưng tiêu bị rụng trái rất nhiều, có nên xịt phần bón lá ko? Và nên bổ sung gì để hạn chế rụng trái. Xin cộng đồng cho ý kiến. Xin cảm ơn! (tiêu mới đậu trái đag non)

Ngok

Mưa dầm, thối rễ tơ làm suy tiêu rụng chuỗi… Bón phân hóa học lúc này cho tiêu nhanh chóng lên đường à. Phun phân bón lá biosol cứu đói kịp thời là hợp lý nhất. Trời dứt mưa vài hôm rồi đổ biogel để kích rễ mới. Nếu dùng phân hóa học thì đợi trời tạnh ráo khoảng 2 tuần…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *