Lộc Ninh: Nhộn nhịp mùa xuống giống hồ tiêu
Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh-Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?
“Chóng mặt” tăng diện tích trồng mới
Từ quốc lộ 13, theo con đường nhựa Chương trình 135 nối với xã Lộc An, hai bên đường nhiều vườn cao su chương trình tái định canh, định cư đã được thanh lý, màu đất đỏ bazan óng lên dưới nắng. Thi thoảng xen kẽ vườn cao su trồng mới, nhiều hộ dân tộc Xêtiêng dành phần đất để trồng tiêu. Từ trung tâm xã Lộc An tỏa ra những con đường đất đỏ về các ấp, nông dân khẩn trương trồng nọc, che chắn sẵn chờ mưa đều để xuống giống hồ tiêu. Đa số vườn tiêu mới ở Lộc An nông dân trồng bằng nọc giả, bên cạnh là cây keo lai nhỏ để thay thế khi gỗ mục.
Tại ấp 54, anh Nguyễn Phan Quang ở tổ 2, có 0,9 ha đất chuyên canh tiêu đã 10 năm. Năm nay anh Quang chuẩn bị đất xuống giống thêm 700 nọc. Vợ chồng ông Chu Văn Thăng ở tổ 1 khẩn trương phóng nọc để trồng 600 gốc. Ông Nguyễn Văn Quán ở tổ 4, mỗi năm đều đặn xuống giống 1.000 nọc, năm nay tăng lên 2.000 nọc. Ở ấp 6, 7 dọc theo suối Can, nhiều hộ thanh lý vườn điều, lồ ô để trồng tiêu, trong đó có người nhà ở thị trấn Lộc Ninh, nhưng vườn ở Lộc An cũng trồng tiêu rất nhiều. Ông Điểu Bước, Bí thư Đảng ủy xã năm 2012 trồng 700 nọc, năm nay chuẩn bị trồng 1.500 nọc từ đất vườn điều già.
Khi hỏi về diện tích trồng mới hồ tiêu, anh Điểu An, Phó chủ tịch Hội nông dân Lộc An mở cuốn sổ theo dõi diện tích cây trồng lâu năm trong xã: Những năm trước, nông dân Lộc An đa số chuyển diện tích vườn tiêu già, đã chết qua trồng cao su. 3 năm nay khi giá tiêu tăng trở lại, nhà nhà tận dụng vườn điều già năng suất thấp để chuyển qua trồng tiêu. Chỉ trong vụ xuống giống năm 2012, Lộc An đã có thêm 170/320 ha diện tích trồng mới toàn huyện, nâng tổng diện tích hồ tiêu của Lộc An lên 958 ha. Hiện Lộc An trở thành xã có diện tích hồ tiêu lớn nhất tỉnh. Năm 2013, mới vào vụ trồng mới nên chưa có số liệu cập nhật, nhưng diện tích trồng mới hồ tiêu tại Lộc An còn tăng. Anh An cho biết thêm, năm 2012, một hộ ở ấp 4 đã thanh lý 0,5 ha cao su nhỏ, giống mới, sản lượng cao để trồng tiêu.
Khu vực trồng tiêu trọng điểm của Lộc An tập trung ở các ấp 54, 7, 8 và ấp 4. Nhờ kết cấu đất đỏ bazan nhiều nước, lại có suối Can, khu vực triền đồi ấp 4 cũng là nơi có nhiều vườn tiêu với quy mô 3.000-4.000 nọc/hộ.
“Sốt” dây tiêu giống, “nóng” giá đất
Anh Quang cho biết, nếu người trồng tiêu thuê mướn toàn bộ và trồng bằng nọc thật (nọc lục) thì tổng đầu tư mỗi nọc khoảng 400 ngàn đồng và trồng bằng nọc giả để sau thay dần nọc sống keo lai là 300 ngàn đồng/nọc. Hiện nay, nông dân ở Lộc An chủ yếu trồng bằng nọc giả và chủ động giống, công lao động nên giá thành cao nhất chỉ khoảng 100 ngàn đồng/nọc.
Giá dây tiêu năm 2012 là 250 ngàn đồng/nọc, nay đã tăng lên 300 ngàn với giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Trung là 400 ngàn đồng nhưng người bán chỉ cho cắt tối đa 10 dây/nọc, còn lại để bấm đọt qua năm cho thu hoạch. Mỗi sào đất trồng 200-220 nọc. Năm thứ 2 cho thu hoạch bói, năm thứ 3 vào vụ chính với sản lượng ít nhất đạt 3-6kg/nọc. Nếu so sánh thì không có cây công nghiệp nào cho giá trị kinh tế cao như hồ tiêu. Muốn mua dây tiêu ở Lộc An thì người trồng phải đặt trước từ đầu mùa vụ. Năm nay, anh Quang cũng đặt trước giống tiêu cho người bà con ở tỉnh Đắk Nông xuống giống 1 ha tiêu.
Giá đất trồng tiêu ở Lộc An nhảy vọt, đất đỏ vườn cao su hoặc vườn tiêu già được “hét” 900 triệu đến 1,1 tỷ đồng/ha; đất đen pha cát là 450-500 triệu đồng/ha. Anh Phan Trang, Chủ tịch MTTQ xã cho rằng đây chỉ là giá ảo. Bởi ở Lộc An chủ yếu sản xuất trên đất đỏ có đường giao thông thuận lợi chỉ khoảng 500 triệu đồng/ha. Những hộ trồng mới hồ tiêu phần lớn là đã có vườn tiêu, có vốn và kinh nghiệm chăm sóc, trồng trên những vườn điều, tre thanh lý. Chưa ai dám trồng tiêu trên nền đất trước đây là vườn tiêu chết.
Anh Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Hội nông dân huyện cho biết, từ khi giá tiêu tăng trở lại thì Lộc Ninh trở thành địa chỉ người trồng tiêu cả nước tìm đến mua giống. Đặc biệt, ở Lộc An có tiếng là nơi cây tiêu ít bệnh, sống bền nên sau tết Nguyên đán nhiều người trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt mua dây giống. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng nhanh diện tích trồng mới hồ tiêu nơi đây.
Hội nông dân huyện và các xã cũng đã khuyến cáo người dân thận trọng đầu tư trồng mới vườn tiêu, tránh cung vượt cầu. Đặc biệt là thiếu nước tưới trong mùa khô, khi nhà nhà móc ao, khoan giếng tìm nguồn nước. Tuy nhiên, trước sức hút của giá trị kinh tế từ hồ tiêu thì nông dân Lộc Ninh nói chung và Lộc An vẫn đang ồ ạt tăng diện tích trồng tiêu trong mùa mưa này.
Phương Hà (Báo Bình Phước điện tử)
44 phản hồi cho bài "Lộc Ninh: Nhộn nhịp mùa xuống giống hồ tiêu"
Ở Châu Đức cũng chẳng khác gì đó là mấy, cách đây hai năm đất ở đây chỉ 50 triệu một sào (đất mỡ gà) mà nay đã lên tới 150 triệu một sào.
Giá giống tiêu cũng không hề rẻ : 28k một bịch tiêu gồm 2 dây nhỏ, 35k một sợi tiêu dây. Không biết sau này như thế nào chứ đừng giống như cao su, khi lên thì ồ ạt trồng đến khi rẻ rúng thì ồ ạt phá. Bà con mình cũng phải chọn đất thích hợp để trồng chứ đừng thấy giá tiêu cao thì đất nào cũng trồng hồ tiêu để không bị “tiền mất tật mang”
Sau này chắc chắn sẽ rẻ như năm 2001.
Anh Minh Vịnh ơi! Em có diện tích 2 sào, đầu tháng 5 dương lịch em có cắt lương thòng về trồng cả vườn.
Nay tiêu đã có dây lên khoảng 1 gang tay, và có những giây mới nhú mầm, nay cho em xin hỏi mình có thể bỏ phân gì để tiêu con được phát triển tốt hơn, với lại khi em cắt về là em có ngâm thuốc siêu ra rể và trồng thẳng ra ngoài vườn, mùa nắng em cũng xử lý hố nhưng không có lượng phân chuồng hoai mục nhiều nên em bỏ rất ít xuống hố và lấp lại, không biết có lẽ vì không có phân hoai mục để lót + vôi nên tiêu con phát triển yếu hay không? Hay là do vì thời tiết ở đây có khi nắng đến 10 ngày do che chắn không kỹ nên vườn tiêu yếu? Chân thành cảm ơn anh
Chúc anh sức khỏe.
Chào tieudatden!
Cây tiêu trồng trực tiếp nó lên như thế đấy. Hiện tiêu đã ra đọt non thì bắt đầu cho nó ăn phân là được rồi. Cứ lấp vùi gần gốc 1 nắm gọn trong lòng bàn tay. Bón tầm 4 lần/năm là cây sẽ ra ác. Dùng loại phân hữu cơ chuyên dùng cho hồ tiêu càng tốt. Loại giống cám hoặc loại bột đen tốt hơn là dùng phân vô cơ. Tôi trồng tiêu con chỉ có cuốc 1 lổ bỏ xuống. Sau đó nếu gặp nắng 1 tuần là tưới. Che chắn gốc giai đoạn đầu cho tiêu khỏi cháy rễ. Nhưng khi đôn hố bón lót của tôi khủng khiếp lắm. Tôi chỉ dùng phân chuồng hoai mục là chính do đất tôi trung tính. Còn vôi chỉ sử dụng khi đất bị chua, hoặc với những cây tiêu trồng lại trên nên đất tiêu già hoặc tiêu bệnh. Không phải lúc nào cũng phải lót vôi đâu. Cách đo độ pH trên diễn đàn có hướng dẫn nhiều. Thời điểm này tôi đã trồng tiêu trong bịch ra, những cây nào yếu quá tôi vẫn cắt lươn trồng dặm lại, lên mạnh như thường.
Thân!
@ Anh Minh Vịnh ơi, thời tiết ở đây đang có cơn bảo số 3, đất đang ẩm ướt không biết lúc này em bón phân có phù hợp không? và nên bón phân gì, ở đây có mấy người nói dùng khoảng 1 nắm phân DAP của philippin hoặc Ure sẽ nhanh ra rễ và phát triển nhanh hơn, vậy liệu em làm như vậy có đúng không? mong anh chỉ giúp thêm. Chào anh
Chào tieudatden!
Phân DAP chỉ dùng cho tiêu đã có bộ rễ cứng cáp. Tiêu con dùng phân hữu cơ màu nâu dạng giống cám thì tốt hơn. Hoặc dùng phân hữu cơ gà hoai cút hoai đã xử lý. Để cháy rễ thì lá non ra trắng bệch. Tiêu lớn đâu không thấy mà thấy cây phải mất thời gian hồi phục rễ.
Thân!
Anh Minh Vịnh ơi
Phân dạng hạt cám màu nâu mà anh nói em vẫn chưa hiểu cho lắm. Còn phân cút hay gà hoai mục thì ở chổ em có bán nhưng bỏ số lượng bao nhiêu trên một gốc ? Anh giúp em với. Chúc anh sức khỏe
Anh Minh Vịnh ơi cho em hỏi: tiêu nhà em đang giai đọan bắt đầu phủ trụ (em trồng tiêu ác) có mấy bụi tự nhiên lá chuyển sang trắng nhạt đọt teo lại mầm tay không phát triển nữa. Khi phát hiện màu lá của những bụi đó khác so với những bụi khác (cách đây 1 tháng) em đã dùng ridomil phun và đổ gốc 2 lần trong vòng 15 ngày có dùng aminô đổ gốc nhưng cây vẫn đứng im đọt teo hẳn và không phát triển nữa. Em kiểm tra bộ rễ vẫn thấy bình thường không có dấu hiệu u sần hay thối rễ tơ gì cả, em không biết là bệnh gì. Các cây đó nằm rải rác trong vườn chứ không tập trung ở 1 khu vực nào cả. Xin anh tư vấn giúp em cách phòng trừ. Em xin chân thành cảm ơn
Chào Nguyễn Xuân Phước!
Cây đó bị sinh lý yếu. Thường xuất hiện ở cây tiêu tơ bộ rễ chưa thực sự hoàn thiện. Thiếu các nguyên tố trung, vi lượng và xác bã hữu cơ. Thường cây sẽ bị thế sau một mùa khô khắc nghiệt, hoặc sau một đợt bón phân vô cơ. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là nghẹt rễ do đất quá chai, rễ không phát triển được không hấp thu được dưỡng chất. Bạn đã đổ phân Amino sinh học cho cây thì đợi thời gian cho cây từ từ hồi phục. Tháng sau thử sục gốc Agrifos 400 dể cây mau hồi phục rễ tổn thương. Nên bổ sung thêm phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma có xạ khuẩn phân giải lân chậm tan, giải độc cho đất + EM cho cây để vi sinh vật hoạt động làm tơi xốp đất, phân giải lân, đạm chậm tan trong đất. Nếu đã làm thế mà không khỏi thì nên nhổ bỏ đi đốt. Chứ để cây chuyển sang tiêu điên sẽ lây lan khắp vườn. Bệnh tiêu điên do virus gây ra lây lan qua đường côn trùng chích hút. Cần thận trọng.
Thân!
Gửi anh Nguyễn Minh Vịnh. Em có áp dụng biện pháp xử lý ra hoa của anh rất hiệu quả! Nhưng sau bão số 2, thấy rụng bông rất nhiều? Em có mua thuốc bộ ba của công ty…. VN (theo hướng dẫn của khuyến nông tỉnh Dăk lắc + super bo của cùng công ty) xịt được 1 tuần nhưng thấy vẫn còn rụng bông. Mong anh tư vấn giúp em. Chào anh
Chú Vịnh cháu hỏi.
từ lúc trồng xong (cháu trồng thẳng cành ác không ươm) đến khi nào thì bỏ phân và đôn hố bón lót, cách đôn hố thế nào? Cám ơn chú và giatieu.com nhiều.
Mình đưa tiêu giống (ươm bằng bầu) ra trồng dã hơn 1 tháng, với diều kiện thừa nắng nóng (nhiệt độ khí trời có khi 37oC) có nước tưới 3 ngày 1 lần bỏ Dap 20 ký/1000 gốc kiểm tra thấy tiêu chết 5%, số còn lai chuyển màu lá hơi vàng, dây là kết quả bình thường hay kém? Mong giá tiêu.com mách giúp cảm ơn.
Cảm ơn anh Minh Vịnh đã tận tình chỉ bảo. Em cũng thử đào rãnh xung quanh 1 cây thì thấy rễ ra không nhiều. Em sẽ làm theo cách anh chỉ dẫn hi vọng sẽ có kết qủa tốt đẹp. Em còn vấn đề này nữa muốn hỏi anh. Theo anh hồ tiêu có nên đào rãnh ép xanh không. Ở chổ em người ta thường xuyên đào rãnh ép xanh kể cả tiêu lớn. Họ đào bật cả rễ lên luôn. Ở đây họ để bồn sâu lắm, chỉ có nhà em làm bồn cạn thôi. Em làm bồn cạn đào rãnh thoát nước giữa các hàng tiêu họ bảo thưà công. Mấy năm nay tiêu chổ em chết kinh khủng lắm. Nhưng lạ là có những nhà làm bồn sâu không chết có những nhà không có bồn vẫn chết. Mong anh chỉ dẫn cho em. Em cám ơn anh rất nhiều
Chào Phước.
Vấn đề tiêu bị nhiễm bệnh không phải do bồn sâu hay cạn mà do đọng nước. Bồn cạn đọng nước, vi khuẩn tụ tập lại thì sẽ sinh bệnh, bồn sâu nhưng sau mưa vài giờ rút hết nước thì khó lây bệnh hơn. Đào bật rễ ra cũng vậy. Khi đào phạm vào rễ, tạo ra vết thương nhưng vài hôm sẽ lành và cây sẽ sinh ra rễ mới để hút dinh dưỡng. Nếu không có mầm bệnh thì lấy gì để thâm nhập vào vết thương mà sinh bệnh? Đào xa rễ chỉ là 1 biện pháp ngăn ngừa lây bệnh. Ép xanh cũng vậy, nguồn nguyên liệu sạch thì không sao nhưng chứa sẵn mầm bệnh thì tiêu dễ toi sớm.
Mọi việc xảy ra đều phải có nguyên nhân. Phước cứ suy nghĩ vậy thì sẽ ra vấn đề để xử lí. Thân.
Chào anh MINH VỊNH ! rất cảm ơn anh! nhờ anh mà em đã có 1 số kinh nghiệm trồng tiêu ? cảm ơn anh rất nhiều. Em co 1 thắt mắt không hiểu được? ở vùng em năm nay trồng tiêu rất nhiều! chủ yếu là tiêu lươn. Họ mua giống rất nhiều nơi, kể cả những cty giống lớn, nhưng không biết vì sao? lấy giống về trồng 1 thời gian, (có người trồng liền có người chăm sóc 1 tuần 10 ngày sau) trồng. Trồng được 1 tuần, 1 tháng thì tiêu bắt đầu chết dần, có vườn chết 99%, không hiểu vì sao? Họ chăm sóc rất cẩn thận, đào hố xử lí đất rất kĩ vẫn chết hết. Còn vườn tiêu nhà em chưa bị chết nhưng có biểu hiện lá non vàng, gân lá xanh có lá thì vàng trắng. Có 5% cây thì sát gốc có vết thâm đen, tiêu vẫn ra đọt non. Tiêu em mới trồng 1 tháng 2 lần nhứ phân, 2 lần phun, đỗ gốc agriphos 400, ridomillgold. Mong anh giúp em!
Chào minh châu!
Bạn thử nhổ một bụi lên xem có rễ hay không vì ở gần chỗ của tôi người ta làm tiêu dối lắm, ở dưới bịch tiêu là người ta gieo hạt bắp ở dưới để cho rễ đâm xuống, còn trên thì tiêu. Người đi mua không biết sẽ tưởng là rễ tiêu thì mua đem về trồng, khoảng một tháng thì hầu như chết 90%. Một vài ý kiến chia sẽ cùng bạn. Thân chào!
Em ở Gia Lai, mới trồng tiêu được 1 tuần. Cho em hỏi sao lá tiêu lại vàng, nhìn rất cằn cỗi, lá không được xanh. Em mong mọi người tư vấn cho em với. Em xin cảm ơn.
quan sát trên cà phê.các cành chính mọc từ thân, chưa có cánh thứ cấp. sau thu hoạch thì đa số bị chết khô, thân cà truồng gốc trong 4 năm xây dựng cơ bản , cà phê càng cao, thì càng dễ bị truồng gốc , vậy dây tiêu mọc nhiều cành trên thân của nó mình nhận định nó có sức chiu đựng tốt hơn sinh lý sinh vật là như vậy, nên mình đang có kế hoach cho tiêu bò dưới dất có khi 40oc, cho ngọn co lại , kích thích các nách lá ra chồi non như bấm ngọn, khỏi mất công buộc dây leo trụ, rồi kéo xuống cắt thân hay dọn dây, bấm ngọn, mong các bạn tiên liệu giúp kết quả sẽ thế nào?. xin cảm ơn
Hienchau
Bạn hỏi không rõ nghĩa lắm thì phải. Tôi thấy đối với caphe, cà bị tán dù là do chế độ chăm bón, làm cành không hợp lý chứ làm gì có chuyện mấy năm kiến thiết cơ bản cà trống gốc. Cà dù thì chăm kiểu gì năng suất cũng khó đạt.
Còn tiêu. Có phải ý bạn muốn nói khi trồng tiêu lươn, bạn không buộc vào trụ mà cho nó bò tự nhiên dưới đất rồi chờ nó phát thêm thân rồi mới buộc lên trụ? Tôi không biết bạn định làm gì. Theo tôi hiểu thì góp ý thế này nhé: đối với cây tiêu trồng bằng lươn, nếu bạn không buộc tốt mà để ngọn bung ra ngoài hoài thì có cắt nó cũng ko ra ác. Mục đích của bấm ngọn là tạo thêm thân chính làm khung rồi nuôi những thân chính đã định hình đó rồi tạo ác bằng cách bấm để ra ác thấp hoặc đôn để đưa cành ác xuống thấp tránh hiện tượng quần đùi hoặc cột, bấm để tạo ác theo ý muốn chứ chưa hẳn là lấy thêm thân vào lúc này. Vì thế, nếu bạn cho bò ra đất thì vô nghĩa. Thử tìm quan sát những vườn tiêu kinh doanh, lươn gốc làm không kịp bò vài m, mọc rễ bám đất nhưng chỉ nãy thêm thân khi bị gãy, xạc cỏ đứt ngọn chứ chưa thấy cái lươn nào bò gữa đất mà ra ác. Vì thế bạn nên hiểu đất không thể thay trụ. Đối với trồng bằng nhánh ác cũng thế. Nếu bạn không cột thì ngọn lại thành lươn, chỗ mắt cột vào trụ mà thân thả ra ngoài sẽ ra mầm ác nhưng nếu không cột đọt lại thành lươn.
Trong nhiều bài viết về đôn, cắt, tỉa tán tạo hình … đối với trồng lươn, trồng ác đã có nhiều đóng góp của các anh Vịnh, anh Sơn, Bác Phát… và nhiều bài viết khác. Không nên thí nghiệm lại những điều mà qua hiện tượng tự nhiên, qua quá trình canh tác … các tiền bối nói trên đã đúc rút ra và mọi người ghi nhận cho khỏi tốn thời gian.
Mong được sự góp ý thêm của bà con.
@hiền chau!
Về kế hoạch trồng tiêu của bạn thì Văn Dân thấy không ổn rồi, lý do như bạn @Cua đã phân tích quá cụ thể rồi.
Còn bạn nói cà phê của bạn năm thứ 4 đã truồng gốc, cành chính chưa mọc cành cấp sau thu hoạch đã khô, nguyên nhân này rất dễ hiểu là do thu hoạch năm đầu bạn thu quá nhiều trái, đáng lẽ năm đầu và năm 2 bạn nên vặt bỏ bớt hoa không cho đậu trái nhiều quá, nhất là các cành gốc phải vặt bỏ hết hoa lúc đó cành cấp 1 mạnh nó mới ra được cành thứ cấp, còn bắt nó nuôi trái rồi sức nào mà đẻ được nữa.
thân chào bạn.
Cảm ơn các bạn đã chân tình khuyên bảo, mình làm nhiều việc lạ đời lắm từ biển lên rừng: nuôi tôm thì thả giống gấp đôi (so với với bà tiến sĩ, giám đốc sở thủy sản hướng dẫn) cách làm này chưa tiết lộ, lãi ròng tăng gấp 1,5. Cũng cách làm này lên rừng trồng cà phê vối cây cách cây 1,5 m hàng cách hàng 3m, 20 mươi năm rồi cà phê vẫn trẻ, cây nào bệnh hoạn chẳng nương tay, bây giờ thì chuẩn bị (kế hoạch) cho 5000 trụ tiêu bò dưới dất! Mình định con rảnh việc lên làm video gởi đến các bạn.
Chú Vịnh cho cháu hỏi khi cháu đào rãnh ép xanh có làm phạm rễ. Rễ bị tổn thương thì có cần dùng thuốc để làm khô vết thương không ? Và dùng loại thuốc nào vậy?
Chào cả nhà!
Em ở Daknong. Tiêu nhà em mới trồng hơn thág nay, do khan hiếm giống nên em phải mua tiêu giống ở nhiều vườn ươm. Khoảng hơn 150 hố tiêu thì bị vàg lá, nhìn héo héo thảm qá. Hố nào cũg trồng 3 dây, nay chỉ còn 1 dây hoặc hok có dây nào. Em kiểm tra rễ thì nó thâm đen. Ngoài số 150 hố bị vàg thì có 1 số hố khác bị triệu chứg lá bị xoăn lại, teo teo giống lá rau má. Các chú các bác chỉ giáo em cách trị với. Lúc trồng thì em bỏ Nokap/Vimoca+ phân vi sinh Bioking + phân Lân vôi. Trồng đc 20 ngày thì cho nó 1 xíu NPK nữa. Năm nay em mới trồng đầu tiên. Mong mọi người trên forum giúp đỡ nhiều.
Thân chào và chúc sức khoẻ!
@ tieudatden!
Với tiêu con mới trồng chôn vùi gần gốc 1 nắm là đủ. Tiêu tơ 1-2 lạng. 1 năm bón 4-5 lần. Còn một kinh nghiệm nhỏ nữa là khi nào thấy lá non nhỏ lại, đọt non chậm phát thì cho cây ăn. Cây đói cần ăn cho ăn lúc nào cũng tốt hơn là cho ăn dư bội thực. Ngoài ra chủ yếu cây ăn phân chuồng hoai mục.
@ quocgiau!
Cây rụng bông sau bão. Ngoài nguyên nhân là thiếu dưỡng chất cũng có thể cây bị lay rễ. Như thế sẽ tổn thương rễ một phần nào đó làm cho rụng bông. Thường với trụ sống nên làm sạch chồi trong mùa mưa để hạn chế rợp và lay gốc khi gặp gió bão. Cây ra bông khá nhiều mà thiếu dưỡng chất thì rất dể bị rụng bông. Năm nay nhà tôi may mắn là tiêu đậu bông khá nhiều nhưng không rụng bông. Có lẽ tôi dùng nhiều Kali nên cây cứng cáp. Thường khi rụng bông ngoài xịt phân bón lá bổ xung Kali, Bo, Zn, Mg. Tôi còn đổ phân gốc phân Amino sinh học để cây bung rễ mạnh. Dễ dàng hấp thu dưỡng chất để ít bị rụng bông. Nếu không dùng phân nước đổ gốc thì có thể thay thế bằng phân hữu cơ khoáng đậm đặc. (loại này thường chiết xuất từ phân bánh dầu, hoặc bột cá). Kiểm tra xem có bị bọ cánh cứng cắn rụng bông không nhé. Thường ở giai đoạn bông gần trổ chuẩn bị trước cho cây đủ dinh dưỡng sẽ hạn chế rụng bông. Ở giai đoạn nuôi chuỗi non cây sẽ bị thêm một lần nữa nếu không đủ dưỡng chất. Kỹ thuật làm bông là cuộc chiến trường kỳ. Nuôi dưỡng bông, chăm sóc cây khỏi bệnh tật cho tới ngày thu hoạch lại là một cuộc chiến trường kỳ khác nữa. Nông dân khổ thế đấy.
@ Nguyễn xuân phước!
Kỹ thuật mỗi nhà mỗi khác, mỗi vùng một khác. Tôi không dám mạo muội đánh giá kỹ thuật này nọ. Tuy nhiên để cây không bệnh tật thì trước tiên phải tiêu diệt mầm bệnh. Bằng cách phòng ngừa dịch bệnh. Vườn sạch mầm bệnh thì cây rất khó bị bệnh. Ngoài ra đừng để cây tổn thương rễ. Bảo tôi làm đứt 1 cái rễ cây tiêu thì tôi thấy cũng xót như là tôi bị đứt tay vậy. Bồn hay không đó còn tùy vào vùng đất nhà mình. Bồn mà có khơi mương rãnh không ngập úng trong mùa mưa, hoặc đất có khả năng rút nước tuyệt vời, thì cũng gấp trăm lần không bồn mà vùng đất trũng, chất đất khó rút nước, nước tràn khắp vườn. Một vài chia sẻ cùng bạn!
@ minh chau!
Với tiêu mua ở vựa cây giống mà người ta ươm chăm sóc lạm dụng phân bón lá. Xịt cây ra lá xanh mướt lá to đùng đùng mà chẳng có rễ thì mua về trồng 100% chết chứ 99% chết là còn may. Có sống cũng ngáp ngáp vàng vọt không phát đọt nổi. Ngoài ra kỹ thuật trồng của người ấy trồng quá sâu. Trồng tiêu con mà cứ hệt như tiêu đôn thì cây cũng không lớn nổi mà chết. Trồng bón lót phân chuồng hoai mục nhưng phân chuồng chưa thật sự hoai mục làm nóng quá cây thối rễ chết. Bón lót phân chuồng nhưng chưa để cho hố sụp xuống đã trồng liền khi hố sụp làm úng gốc cây cũng chết. Lót quá nhiều phân bón phạm rễ non, cây xót rễ cũng chết, trồng tiêu con gặp nắng không che chắn cũng không tưới được, cây cháy rễ cháy dây cũng chết… Nếu để liệt kê nguyên nhân tiêu con chết tôi có thể liệt kê cả hàng tá nguyên nhân.
Tiêu nhà bạn theo mô tả thì do cây mới xuống rễ non bị lay chưa kịp hồi phục nó thế. Che chắn giai đoạn đầu khỏi cháy dây, rễ. Thường trồng quá nghiêng mà gặp nắng cây hay bị cháy rễ, cháy dây nên dây bị thâm đen. Khả năng tiêu con bạn không có rễ là khá cao. Tiêu tôi tự ươm mới trồng 2 tuần mà đã lên thêm được 1 gang. Riêng phần tiêu vẫn phát đọt mà gốc thâm đen thì có thể trồng quá nghiêng bị cháy nắng.
Thân!
cảm ơn anh MINH VỊNH! chúc anh sức khỏe!
Cám ơn những chia sẻ chân thành và qúy báu của chú Nguyễn Vịnh và anh Minh Vịnh. Những chia sẻ giúp đỡ tận tình với nguồng kiến thức vô cùng tâm huyết của chú, của anh và những người trồng tiêu giàu kinh nghiệm sẻ là nguồn tri thức vô giá để những người trẻ tuổi như em như cháu nuôi ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Nhờ những nguồn kiến thức ấy mà vườn tiêu nhà cháu vẫn đang đứng vững giữa vùng dịch (Ia Vê, Chư Prông Gia Lai). Chúc chú và anh sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt và ngày càng có nhiều bài viết và những ý kiến chia sẻ quy báu cho cộng đồng trồng tiêu.
Xin chào mọi người!
Nhà cháu ở Đaklak. Cho cháu hỏi: Vườn tiêu nhà cháu đang trong thời kỳ làm hạt nhưng bị rụng rất nhiều (cả bông lẫn lá). Lá xoăn, vàng và nhỏ lại. Có một số cây rụng lá và đốt từ gốc lên. Ra vườn cảm thấy rất lo. Vậy, trên diễn đàn ai biết cây tiêu bị bệnh gì, hay thiếu hoặc thừa chất gì? Chỉ giùm cháu với. Cháu cảm ơn!
@thảo cháu!
Vườn nhà cháu chú đoán là tuyến trùng hại rể, vì vừa rồi có người gần nhà cũng hỏi chú như vậy, chú đến kiểm tra hộ thì thấy rể bị sưng u mang xông hết. Cháu kiểm tra lại rể của một số cây rồi tính tiếp vì trước khi trị bệnh ta cần phải biết triệu chứng và nguyên nhân. Gặp cháu sau, thân!
@Van thao cho hỏi nhà trồng giống tiêu Sẻ hay Vĩnh Linh.
@Anh Minh Vịnh!
Em chân thành cảm ơn anh những chia sẽ quý báu của anh và diển đàn tạo cơ hội cho những người như em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Chúc anh sức khẻo
Nguyễn xuân phước ở IaVe chổ nào vậy?
Chí Trung cũng ở Ia Vê à? Nghe danh đã lâu mong muốn được gặp kết bạn và học hỏi. Mình ở TÂN THỦY.
Anh Chí Trung, em ở nông trường cà phê Vina đường đi qua Iabia. Anh Chí Trung ở thôn nào vậy? Rất vui nếu được làm quen với anh để học hỏi thêm những kinh nghiệm về cây tiêu.
Các anh em cho Trung xin số DT nhé,
Trung ở thôn Phù Cát (gần thu mua nông sản Tuyết Trúc).
Rất mong được gặp gỡ anh em tâm sự về cây tiêu.
Thân Ái.
Giống tiêu nhà cháu là Vĩnh Linh lá trung. Cách đây mấy hôm trời mưa gió nên cháu cũng có chặt bớt lá cho đở gảy cây. Nhưng chăt xong thì trời nắng to. Lúc đầu cháu cũng tưởng là do nắng quá nên cây vàng. Nhung hôm sau thì thấy lá vàng, teo lại, nổi gân lá lên. Rồi rụng bông rất là nhiều. Không biết có phải là do thiếu chất gì không. Giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn.
@van thao. Thiếu chất là rõ ràng nhưng có phải thiếu trong đất không hay là do rễ không đem lên được. Cháu moi đất coi lại bộ rễ đi.
Rất tiếc tiêu Vĩnh Linh mình chưa có kinh nghiệm.
Nói thật mình cũng mới chuyển qua trồng thử tiêu Vĩnh Linh.
Xuân Phước và Bá Công nếu vào mạng thì cho Trung xin số ĐT nhé, Trung sẽ liên lạc với các anh!
Dạo này vào mùa mưa rồi, bà con nên chuẩn bị thật tốt để tiêu vượt mùa dịch bệnh an toàn nhé.
Chúc bà con thành công!
Thân ái!
Anh chí trung, số đt của em 01636896484. Em 25 tuổi mới trồng tiêu mấy năm nên không có kinh nghiệm, rất vui được làm quen với anh để có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trồng tiêu
Cảm ơn anh Vịnh đã tạo một không gian học hỏi cho nông dân trồng tiêu chúng tôi!
Tôi là nông dân ở Đăk Lăk. Năm vừa rồi có dịp sang chơi một nhà người bạn ở Gia Lai. Và có mang 200 dây tiêu về trồng được 100 trụ để thay thế giống tiêu Trâu tại địa phương. Sắp tới đây, tôi định cắt dây để trồng thêm 200 trụ nữa.
Tiêu Trâu là giống ở đâu trồng, mà sao lại là giống địa phương Đăk Lăk? tôi chưa nghe nói bao giờ.
Vùng tôi có 3 giống chính, giống từ Vĩnh Linh, từ Lộc Ninh đưa lên sau 75. Và giống tiêu trâu, còn gọi là tiêu Quảng lá to thì được đưa theo dân dinh điền thời kỳ 55-60, hay bạn muốn nói giống này? Còn giống bạn đem về thay là giống gì?
Mình đem giống Vĩnh Linh về thay cho giống tiêu Trâu. Mình muốn hỏi kỹ thuật cắt và phân loại hom giống. Cường có thể giúp mình được không. Cảm ơn!
Chào @duytuong
Bạn ở đâu mà phải qua Gia Lai lấy giống. Tiêu VL ở Đak Lak nhiều lắm mà.
Về chọn, phân loại giống đã có khá nhiều bài viết trên diễn đàn, bạn tìm đọc để rút ra kinh nghiệm. Chúc bạn thành công.
– >> http://www.giatieu.com/ky-thuat-nhan-giong-cayho-tieu/2573/
Cảm ơn chú Vịnh đã quan tâm đến thắc mắc của cháu.
Cháu ở xã Hòa Thuận, vùng ven của tp. Buôn Ma Thuột. Lấy giống từ một người bạn ở Chư Prông. Bài viết của chú về kỹ thuật nhân giống hồ tiêu rất bổ ích. Chúc chú thành công và càng có nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm thú vị hơn nữa.