Pha trộn các loại thuốc bảo vệ thực vật
Thời gian gần đây có nhiều bà con nhờ cộng đồng tư vấn về việc pha trộn thuốc BVTV, nhất là thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh. Giatieu.com xin nêu một số nguyên tắc pha trộn các loại thuốc BVTV để bà con tham khảo.
- Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu
- Đặc điểm của nhóm thuốc trừ bệnh
- Có nên phối trộn các sản phẩm vật tư nông nghiệp với nhau?
Những nhóm thuốc có thể pha trộn
– Chỉ nên phối hợp các loại thuốc BVTV thuộc các nhóm gốc khác nhau thì hiệu quả mới cao như: thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm cacbamat, lân + cúc, cacbamat + cúc, cacbamat + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân hoặc cúc.
– Chỉ nên phối hợp thuốc có cách tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn,…)
– Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, thuốc trừ cỏ với phân bón, …
Những nhóm thuốc không nên pha trộn
– Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng
– Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh….
-Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B. Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực của các loại thuốc.
Nên lấy một ít thuốc nguyên chất pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh hoặc nhựa, dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan để trong 2 – 5phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng vàng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn chung các loại thuốc đó để phun cho cây trồng.
Khi đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau, trong quá trình pha chế nên lần lượt cho loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng ½ bình khuấy đều sau đó mới cho loại thuốc thứ 2 vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình, đủ lượng nước mình cần pha.
Lưu ý, trước khi pha thuốc trong bình phải có một lượng nước vừa phải và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc. Nếu pha chung 2 loại thuốc để trừ 2 nhóm đối tượng khác nhau (thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh) thì phải giữ nguyên nồng độ mỗi loại thuốc như khi dùng riêng. Nếu pha chung 2 loại thuốc để cùng trừ một đối tượng là sâu hoặc bệnh thì có thể giảm nồng độ 1 hoặc cả 2 loại thuốc, mức giảm nhiều nhất là 50%, lượng nước phun phải đủ theo yêu cầu.
Riêng thuốc trừ cỏ, nhất là thuốc trừ cỏ cho lúa và rau màu, không pha chung với nhau hoặc với thuốc trừ sâu bệnh nếu không có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc chưa làm thử như đã nêu ở phần trên.
Chú ý: sau khi pha thuốc phải phun ngay và không nên pha quá 2 loại thuốc với nhau.
18 phản hồi cho bài "Pha trộn các loại thuốc bảo vệ thực vật"
Bữa nay sâu bệnh nhiều quá ! Tôi đang lúng túng không biết phải pha trộn thuốc BVTV cho tiêu như thế nào thì gặp bài này.
Cám ơn Giatieu.com đã hỗ trợ tốt để bà con chăm sóc tiêu của mình !
Tình hình sâu bệnh hoàn hành. Có bà con nào bào chế thảo dược từ tỏi, ớt để phun xịt chưa ?
Mnh đang quan tâm tới cái này mà chưa biết sao đây. Chứ phun xịt hóa chất hoài độc hại.
Chú Vịnh ơi. Có phải công ty ở Saigon mới bị nổ như bom có phải là công ty này không chú?
>> http://nongnghiepdanghuynh.com/
Công ty sản xuất phân bón hữu cơ sinh học bị nổ banh nhà thì ra do sử dụng hóa chất công nghiệp. Thị trường phân bón lúc này khó tin thật.
Chỉ tội cho 3 công nhân và hàng xóm bị vạ lây do việc sản xuất hàng đểu… !
Đọc ở đây mới thấy ghê: http://laodong.com.vn/phap-luat/vu-no-lam-chet-3-nu-cong-nhan-se-xem-xet-trach-nhiem-cua-giam-doc-cty-268560.bld
Chú cũng ngạc nhiên. Công ty này đăng ký sản phẩm với Bộ NN&PTNT là sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, nhưng kiểm tra sau tai nạn này thì thấy toàn hóa chất. Trong khi Sở KH-ĐT thành phố thì cấp phép sản xuất phân bón. Vậy cơ quan nào quản lý sản xuất kinh doanh của loại hình này?
Sự việc xảy ra thật là đau lòng ! Nhưng mọi chuyện vẫn cứ bình yên như trước tới nay thì sẽ ra sao khi trên thị trường đầy rẫy hàng giả, hàng kém chất lượng đành lừa người tiêu dùng?
Cháy nhà mới ra mặt chuột ! Đây cũng là một lời cảnh báo tới các nhà quản lý.
Bác Nguyễn Vịnh ơi, cho cháu hỏi. Tiêu nhà cháu cấy được 15 tháng rồi, bây giờ có cây bị vàng lá và rụng đốt thì nên chữa bằng thuốc gì ạ.
Việc kinh doanh trá hình như thế này thì nhà nước phải có sự cương quyết và răn đe thật mạnh như thu hồi giấy phép kinh doanh. Nông nghiệp VN không phát triễn được khi còn những hình thức lừa đảo theo kiểu công nghệ trá hình như thế này…
Có lẽ để loại trừ các cơ sở sản xuất như thế này vẫn là bài toán nan giải.
Nghĩ lại nông dân chúng ta khổ trăm bề chỉ làm giàu cho các công ty sản xuất phân bón thế này.
Chú và mọi người ơi cho cháu hỏi, cháu sợ hôm nay trời mưa nên pha thêm chất bám dính vào biosol để phun được không? Cháu cám ơn chú và mọi người.
Chất bám dính chỉ pha với thuốc trừ sâu để khi các loại côn trùng ra cắn phá, chích hút lá và bông tiêu sẽ bị ngộ độc thuốc. Phun phân bón lá mong được cây hút vào trong chứ sao “níu” lại ở ngoài lá?
Nội dung này đã trao đổi nhiều lần trên diễn đàn rồi !
Xin chào chú và cộng đồng. Chú và cộng đồng xem giúp tiêu nhà cháu bị gì và tư vấn cho cháu cách xử lý với. Cháu cám ơn nhiều.
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/09/tieu-mai-ly1.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/09/tieu-mai-ly2.jpg
Bị nhện đỏ chích hút nhiều lắm, dễ bị tiêu điên !
Phun thuốc trừ nhện đỏ, kết hợp phân sinh học biosol lấy lại màu xanh cho lá luôn.
Tiêu bị côn trùng chích hút khá nặng, phun thuốc diệt côn trùng, phun kỹ, xử lý kép…
Tăng cường bón phân gốc hữu cơ và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm
Đất dư acid, bón thêm vôi lân Văn Điển để nâng độ pH đất lên.
Đổ gốc phân sinh học biogel kết hợp nấm tricho để phòng bệnh…
Có vẻ như tiêu bị phơi nắng nhiều, cần tìm cách che bớt nắng.
Xin cho tôi hỏi là trên cộng đồng mình có đăng là không nên pha trôn thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá nhưng tôi thấy một số dòng phân bón qua lá lại khuyến cáo trên bao bì là có thể pha với thuốc BVTV (bvtv ở đây là nó bao gồm cả thuốc trừ nấm bệnh rồi), ngoài ra có một số dòng phân bón lá lại khuyến cáo nên pha chung… tôi cảm thấy điều này mâu thuẫn quá. Xin cộng đồng tư vấn và anh Vịnh cho một câu trả lời là những dòng phân bón lá nào có thể pha chung được.
Bạn cẩn thận với những đòng khuyến cáo tương tự như vậy : “có thể pha chung với thuốc BVTV…” có nghĩa là với thuốc BVTV này thì được thuốc kia thì không.
Bà con nông dân cũng chỉ biết những điều rất cơ bản như thuốc trừ nấm không pha chung với phân thuốc có vi lượng đồng hay phân thuốc có pH chua không pha chung với pH kiềm chẳng hạn. Chứ không thể biết khi pha chung sẽ có những phản ứng hóa học bất lợi nào xảy ra, có thể không gây hại nhưng cũng mất hiệu quả lãng phí tiền bạc của chính mình bỏ ra.
Cách tốt nhất là sử dụng phân thuốc BVTV riêng rẽ, đừng tiếc công.
Anh Vịnh ơi, Anh cho em hỏi chút là em đang băn khoăn là do muốn dùng các nấm xanh và trắng để diệt côn trùng, nhưng cũng muốn phun các loại kháng sinh trị bệnh, vậy hai loại này phun chung có được không? Nếu không mình cần cách nhau bao nhiêu ngày ,nếu mình dùng nấm Metarhizium anisopliae và nấm Beauveria bassiana này rồi thì cần tránh phun những loại thuốc nào để không làm chết nấm? Xin cảm ơn.
Tất nhiên là không thể dùng chung với các loại thuốc diệt nấm hay thuốc kháng sinh gốc hóa học. Riêng với loại kháng sinh gốc sinh học thì dùng có chọn lọc. Tốt nhất là không dùng chung nếu không biết chắc chắn. Cách ly tối thiểu 2 tuần…