Philippine chính thức trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế IPC
Tại Phiên họp đặc biệt ngày 9-10/1/2017 của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế IPC, dưới sự chủ trì của Ông – Mr. Bandula Wickramaanrachchi, Chủ tịch IPC, các nước thành viên đã bỏ phiếu 100% đồng thuận thông qua đơn của Philippine xin trở thành Hội viên Liên kết (Associate Member) của IPC.
Chính phủ Philippine dự định lấy bang Tây Davao làm trung tâm phát triển Hồ tiêu của Philippine và giao toàn quyền cho tỉnh này thay mặt CP Philippine làm đại diện tham gia mọi hoạt động với IPC.
Chính phủ Philippine nhận thấy rằng cây Hồ tiêu là một trong những loại cây trồng gia vị tiềm năng ở Philippine không chỉ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là cây giúp phát triển sinh kế cho nông dân Philippine. Ngày 13/12/2016, Cục Nông nghiệp Philippine đã có thư trình lên Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đề nghị chấp thuận cho Philippine trở thành hội viên liên kết của IPC. Trước đó, tại Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế Lần thứ 44 tổ chức tại Jakarta hồi tháng 8/2016, Phillipine đã có đề cập vấn đề này và đều được các thành viên IPC hết sức ủng hộ.
Về phía Việt Nam, VPA cũng cho rằng Philippine là nước có điều kiện tự nhiên nhiều vùng khá thuận lợi cho cây Hồ tiêu sinh trưởng. Chính phủ Philippine cũng đã nhiều lần bày tỏ mong muốn sẽ phát triển ngành Hồ tiêu để đem lại sinh kế cho nông dân Philippine, VPA cũng đã có dịp tiếp và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp Hồ tiêu Việt Nam với Thống đốc Bang Tây Davao khi Đoàn sang Việt Nam khảo sát, nghiên cứu để xây dựng kế hoạch phát triển.
Với tinh thần tương trợ, chia sẻ trong cùng Khối ASEAN, VPA bày tỏ quan điểm đồng tình và vui mừng với việc Philippine gia nhập, trở thành thành viên chính thức của IPC để cùng Việt Nam và 5 nước khác trong Tổ chức các nước sản xuất Hồ tiêu thế giới thúc đẩy ngành hàng Hồ tiêu ngày một phát triển lớn mạnh.
8 phản hồi cho bài "Philippine chính thức trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế IPC"
Trồng hồ tiêu theo kiểu quý tộc, nặng phần trình diễn hơn là hiệu quả đầu tư…
Chưa nói đến đất nước Phi lắm bão nhiều gió, trụ xây kiểu đó không thể bền trước dông bão – cho dù miền nam ít bão hơn. Ở khía cạnh kỹ thuật nó không ổn ! Hơn 20 năm trước Bình Phước đã có nhiều người xây trụ kiểu này, bởi vậy mà về sau dở khóc dở mếu vì tiêu chui vào trong và các loại rệp, nhện đỏ, nấm bệnh lấy đó làm thành trì “bất khả”.
Nếu ai xem mô hình này mà làm theo thì nguy đấy. Chớ dại !
Trụ này để trồng…trầu không thì tuyệt.
Các công ty KDXK đóng cửa nghỉ Tết hết rồi. Các công ty nội địa, các đại lý cho giá thấp, ai bán rẻ thì họ mua. Thời điểm này chỉ có những đại gia lắm của trong nước mới tung tiền ra mua đầu cơ…
Thật buồn cười họ mới học cách trồng nên rất máu lửa. Vốn đầu tư thì nhiều mà hiệu quả chắc không thấy đâu.
Kỹ thuật cao mà ! Rửa tiền thì đúng hơn.
Đua đòi ! Chắc được Trung Quốc tư vấn cho đây
Sao dân mình thích chỉ trích người ta vậy. Có thể người ta làm theo công nghệ mới thì sao. Lúc họ thành công thì mình thấy tiếc. Đừng cười họ anh em à.
Bạn nói nghe cũng phải, nhưng kiểu trụ gạch như thế này thì dân mình đã bỏ hai chục năm rồi. Nếu côn trùng chích hút, các loại sâu bệnh lẫn trốn phía trong trụ thì chỉ biết bó tay ngồi khóc.