Quảng Bình: Tiêu chết rụi hàng loạt

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…

 

Nhiều gia đình "bất lực" nhìn vườn hồ tiêu đang bị chết rụi mà không thể cứu vãn.
Nhiều gia đình “bất lực” nhìn vườn hồ tiêu đang bị chết rụi mà không thể cứu vãn.

Ông Phạm Xuân Thủy – Chủ tịch UBND xã Văn Thủy cho biết, thời hoàng kim (năm 2007) toàn xã có hơn 50ha hồ tiêu, mỗi năm mang về nguồn thu hàng tỷ đồng cho bà con nông dân. Thế nhưng, những năm gần đây, cây tiêu liên tục đổ bệnh và chết hàng loạt mà không cách gì cứu chữa được. Đến hiện tại, toàn xã còn chưa đầy 25ha tiêu và số này cũng đang chết lần chết mòn.

Theo ông Thuỷ-cán bộ BVTV huyện đã xác nhận, cây tiêu ở địa phương chết do nhiễm một loạt bệnh như: Thối gốc, tuyến trùng rễ, đốm lá, thán thư, vàng lá chết nhanh, vàng lá… đồng thời khuyến cáo bà con dùng thuốc để phòng trừ. Tuy nhiên, bà con đã dùng nhiều cách nhưng vẫn bất lực nhìn vườn tiêu của mình chết rụi hàng loạt. Rất nhiều hộ trồng tiêu ở xã Văn Thủy có tới 1.000 gốc tiêu, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng nhưng chỉ với một thời gian ngắn, vườn tiêu của họ đã bị nhiễm bệnh, tất cả đều chết rụi.

Trong 7 thôn của xã Văn Thuỷ, Trạng Cau là thôn từng có diện tích tiêu lớn nhất xã. Thế nhưng hiện tại, cây tiêu hầu như “sạch bóng” ở thôn này. Trưởng thôn Trạng Cau Đỗ Tấn Công cho biết, cách đây 4 năm vườn tiêu của gia đình ông bình quân mỗi năm thu về khoảng 1 tấn hạt tiêu khô. Thế nhưng, bây giờ không biết vì bệnh gì mà cây tiêu cứ chết dần, không cứu nổi.

Tiếc vườn tiêu đang cho thu nhập ổn định, bỗng dưng tiêu tan, nhưng ông Công và bà con nông dân nơi đây cũng rất đau đầu vì không biết tìm ra cây gì có thể thay thế cho cây tiêu. Theo ông Công, trước đây cây tiêu dễ trồng, chỉ 3 năm là cho thu hoạch và thu hoạch kéo dài gần 20 năm. Còn bây giờ nhiều hộ chuyển vườn tiêu của mình sang trồng cây cao su nhưng thiếu vốn vì thời gian trồng cây cao su mất rất nhiều năm mới có thu hoạch. Nhiều hộ dân vì thế đành chấp nhận bỏ hoang vườn trông rất xác xơ.

Theo Phan Phương (Nông thôn ngày nay)

29 phản hồi cho bài "Quảng Bình: Tiêu chết rụi hàng loạt"

Hoàng văn Lập

Tôi không tin là không có cách chữa trị, cán bô BVTV xác nhận bệnh thối gốc, nhưng không nói tới tác nhân là do phytop,…và bà con đã dùng nhiều cách, nhưng vẫn bất lực !?
Bao nhiêu nông dân như chúng tôi cũng dã trầy da tróc vẩy và đã có được những kinh nghiệm cho bản thân, nên có thể chia sẻ những phương pháp chữa trị và phòng ngừa. Nông dân chúng tôi yêu cầu các phóng viên nếu làm phóng sư về nông nghiệp xin phổ biến diễn đàn này cho những nơi các bạn tới, để nhưng nông dân có nhu cầu sẽ hỏi và chắc chắn sẽ được trả lời, không dám tự hào, nhưng những kinh nghiệm của nông dân là trên đồng rẫy chứ không phải chỉ hẳn là trên sách vở.
Lập cây Gáo, Đồng Nai

trongquyetle

Không biết chất đất ở đó ra sao nhỉ. Bà con trồng tiêu ở đó có đi phân tích chất đất không ? Có ai biết nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh là gì không ?

Lê Minh

Cũng là những bênh cũ thôi bạn ạ (tuyến trùng không xử lý -> chêt chậm hoặc chết nhanh thôi), cây tiêu cả VN mình đều chết bởi một kịch bản này mà. Chỉ giải quyết bài toán này triệt để thì chỉ có phương pháp sinh học kết hợp với phân hữu cơ để giải độc cho đất làm cho pH trở về trung tính (pH 6,5-7,5) để các vsv có lợi bùng phát lên sản xuất phân bón và nấm đối kháng cho cây trồng để trả đất về thời kỳ ban đầu thôi. Không còn cách nào khác đau bạn.
Haiizaa, Nông dân thật là khổ.

Le Minh

Thật là xót xa. Tôi thấy cách canh tác cây tiêu theo phương pháp hoá học hiện nay như con người ta bị xạ trị vậy. Bà con nghĩ lại mà xem, hết loại thuốc diệt tuyến trùng, rệp sáp lai thuốc diêt nấm lại, cứ thay phiên nhau tiêu diệt, liệu đất có còn năng lượng nữa hay không? Đất không khoẻ thì làm sao cây khoẻ được. Rồi quay qua đổ nấm Trico, không biết có nấm nào sống nổi không hay tiền mất tật mang (nấm Trico là tốt nhưng cũng xin bà con lưu ý cách phân phối và bảo quản hiện tại). Gia nhập WTO rồi mà cứ mãi canh tác thế này thì sắp tới bán nông sản cho ai đây? Vẫn mãi thị trương cũ nữa sao?
Hãy quay lại sử dụng hữu cơ và sinh học đi bà con. Hiện tại trên thị trường có nhiều phân sinh học hiệu quả lắm. Hoá chất mỗi năm một vài loại mới ra đời (đa số là đổi mới tên thương mại còn thành phần thì gần giống nhau), diện tích tiêu mỗi năm đều trồng mới đến mức năm nào kênh truyền hình VTV cũng báo động, vậy mà đầu mỗi năm Bộ NN lại thống kê diện tích tiêu cả nước giảm tỷ lệ % trên 2 con số (như năm 2012 giảm 26%). Ngẫm nghĩ điều này mới thấy số tiền của người nông dân mất mác là quá lớn. Có phải vì vậy mà nông dân mình nghèo.
Vài dòng chia sẻ cùng bà con Quảng Bình.
Mong nông dân thay đổi tâp quán canh tác để hướng đến nền “nông nghiệp bền vững”.

hiên chau

Thương cho người nông dân mình quá, cần cù, chăm chỉ, chịu đựng…bác mồ hôi đổi lấy bác cơm, vất vả với nắng mưa, sương gió…tiêu chết là hết nhà, không còn thu nhập thì sống cách nào?!

Hoàng văn Lập

Xin cho hỏi, tôi vừa có một bài chia sẻ với các bạn xã Văn thủy, nhưng khi nhấn vào Gửi phản hồi, lại bị xóa tất cả ? Ai có thể cho tôi biết lý do ? Bước qua tuổi 67, không dược học về vi tính, chỉ mò mẫm…. nên rất lâu mới xong 1 bài. Mong thương cảm cho. Cám ơn
Lập Cây Gáo Đồng Nai

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Bác Lập!
Có thể do bác đánh máy quá lâu nên nó treo mạng. Hoặc lỗi mạng gởi không được. Khi đó bác chỉ việc bấm nút mũi tên <– phía trên góc trái màn hình cùa trang web. Nó sẽ quay trở lại đúng cái phần bác gõ mà chưa gởi phản hồi.
Thân!

Nguyễn Minh Vịnh

Hoặc bác có thể dùng tổ hợp phím Ctrl Z. Bằng cách giữ nút Ctrl sau đó nhấn nút Z nó sẽ lui lại cái phần bác đã gõ. Nút Ctrl nằm ở 2 góc phía dưới của bàn phím.

Nguyễn Xuân Phương

Bác Hoàng Văn Lập quả là một tấm gương ham học hỏi mà lớp trẻ chúng ta cần phải noi theo.
Bác ấy vừa học hỏi, vừa truyền kinh nghiệm cho các bậc hậu bối.
Thay mặt các bạn trẻ và cộng đồng Giatieu.com ,cháu chân thành cảm ơn và chúc Bác mãi luôn khỏe, có những ý kiến đóng góp hữu ích cho mọi người.

Hải Anh

Con chào bác Lập, con ở trong Lợi Hà, cách nhà bác có 2km thôi. Con nghe rất nhiều người nói về việc ham học hỏi cũng như vườn tiêu cho năng xuất cao của bác. Trong thời gian gần nhất bác cho con mạn phép được đến nhà bác thăm gia đình cũng như được bác nói về cây hồ tiêu.

Hoàng văn Lập

Chào Hải Anh. Sẵn sàng gặp để chia sẻ kinh nghiêm về cây tiêu, nhưng chỉ sợ gặp rồi chán lắm đó.
Lập Đồng Nai

Hoàng văn Lập

Cùng các bạn Quảng Bình.
Chúng tôi rất tiếc không nắm vững tiêu bị chết đã được xử lý như thế nào, từ cách chăm sóc : phân bón những loại gì ? bón vào thời điểm nào ? cũng như các dịch bệnh do loại nấm nào ? các loại thuốc đã được sử dụng, và cách trừ tuyến trùng và các chất trong các loại thuốc đã dùng… các triệu chứng và thuốc ? Theo sự suy luận của chúng tôi là có lẽ các bạn đã lạm dụng phân hóa học và thuốc hóa học quá lâu và quá nhiều, nên đất đã bị HƯ, các vi sinh vật hữu ích trong đất không còn nữa, và các loại nấm bệnh đã bị lờn thuốc rồi nên mới gây ra tình trạng chết nhiều như vậy (hầu như là toàn xã). Không thể đổ tội cho chất đất được, vì trước đó đã có kết quả tốt. Cũng tiếc sao các bạn không lên diễn đàn, tôi biết xã nào cũng có vi tính (nhà nước cấp) để nông dân có thể truy cập những gì cần thiết cho công việc, cho đời sống !
Chúng tôi không giỏi gì, nhưng cũng hy vọng có thể giúp được phần nào. Còn nếu không, chúng tôi cũng biết dược cách chăm sóc của các bạn không đưa được kết quả tốt để mà tránh. Và cán bộ BVTV cũng nên thay dân mà làm việc này, là giúp dân, cũng như là giúp toàn thể những người trồng tiêu rút ra kinh nghiệm. Diễn đàn này mong nhận được hồi âm.

Lê Minh

Cảm ơn tấm lòng của bác Lập với nông dân trồng tiêu.
Bằng phương pháp sinh học chắc chắn 100% nông dân nơi đây sẽ tái canh được cây tiêu mà không bị chết nữa nhưng làm sao để giúp họ đây?!

Minh Trí

Cháu chào bác Lập.
Mấy hôm nay trời mưa liên tục, chỉ mới có tuần lể mà vườn tiêu nhà cháu có hiện tượng vàng lá, trên lá còn xuất hiện một số nấm ,trắng có, nâu có, những lá nào vàng đậm thì lác đác rụng tuy không nhiều, nhưng chuổi tiêu thì chưa. Cháu đoán vườn nhà cháu bị tuyến trùng (chẵng biết có phải không) – vì chỉ mới trồng tiêu được mấy năm , chưa có kinh nghiệm về cách trị tuyến trùng cũng như các loại thuốc BVTV nên cháu rất mong nhận được sự hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiêm của bác về phương pháp trị bệnh tuyến trùng cho cây tiêu, cháu xin cám ơn.
Chúc bác thật nhiều sức khỏe

Minh Trí

Chào cộng đồng giatieu.com.
Giúp cháu với, vì chỉ mới trồng tiêu được mấy năm , chưa có kinh nghiệm về cách trị tuyến trùng cũng như các loại thuốc BVTV nên cháu rất mong nhận được sự hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiêm của cộng đồng về phương pháp trị bệnh tuyến trùng cho cây tiêu. – Có lẽ bác Lập bận nên không lên mạng , xin cộng đồng giúp cháu với. Cháu cám ơn nhiều.

Hoàng văn Lập

Ba tôi đi nằm bệnh viện rồi, chưa góp ý được, không biết chừng nào về, các chú bác các anh thông cảm.

Giatieu.com

Giatieu.com mong anh Hoàng Văn Lập cố gắng điều trị, mau hồi phục sức khỏe để trở về với gia đình và cộng đồng. Mọi người đang chờ anh.
Cố lên anh nhé ! Thân

Minh Trí

Mong bác Lập mau chóng lành bệnh. Mong sức khỏe, may mắn và bình yên luôn ở bên bác.

Hoàng văn Lập

Mình muốn tìm hiễu rõ những nguyên nhân tiêu Quảng Bình chết và những phương pháp ngăn ngừa. Thế nhưng chẳng có một phản hồi !
Cũng chẳng mong làm thầy ai, nhưng những cách chăm sóc và trị bệnh sẽ là một bài học cho tất cả những người trồng tiêu. Đáng buồn thay !
Lập Cây Gáo

Minh Trí

Tìm hiểu chi cho xa bác Lập ơi, dù gì thì tiêu ở Quảng Bình cũng chết rồi.
Ở ngay trong miền Nam nầy đây, mà minh chứng là vườn nhà của cháu. Phát hiện vàng lá sớm khi chỉ có vài cây bệnh, ra đại lý BVTV thì như rừng nhìn hoa cả mắt, cũng hỏi, cũng mua, cũng ngừa, cũng đổ, cũng xịt,… trồng tiêu ai cũng biết bị tuyến trùng thì Mocap, cáo vàng … thán thư, chết nhanh, chết chậm… thì cũng có cả rừng thuốc đặc trị. Kết quả thì sao ? Vườn tiêu nhà cháu đứa mặt áo xanh, đứa áo vàng, đứa nửa vàng nửa trắng, có đứa còn không thèm mặc cả áo lẫn quần. Nhìn tụi nó cháu cũng nghĩ như chú. Đáng buồn thay.

Hoàng văn Lập

Trí ơi, vườn tiêu như một công viên đầy mầu sắc !hỏi Trí sử dụng hữu cơ hay vô cơ ? Nếu hữu cơ mình nghĩ không đến nôĩ nhiều mầu như vậy, sử dụng thuốc phải 4 đúng, nhớ chứ ? nếu không chỉ tốn tiền và có thể còn gây hại thêm. Quan trọng phải tìm ra đúng bệnh và dùng đúng thuốc (thuốc thật – thuốc giả, kém chất lưong) có thể là ngang nhau trên thị trường, nên dùng những hãng có uy tín trên thị trường, và học hỏi những người có kinh nghiệm, bạn bè…
Muốn biết tiêu ở Q.Bình, vì hy vọng dân trồng tiêu có dươc một kinh nghiệm cho vườn tiêu của mình. Vì chỉ có sử dụng sinh học mới có vườn tiêu bền vương mà thôi. Cũng vẫn mong tin từ Q.Bình

Minh Trí

Cháu chào bác Lập.
Hiện tại cháu đang hoc hỏi, người đầu tiên cháu học hỏi vẫn là là bác Lập. Vẫn như các câu hỏi và trình bài lần trước.
1) Cháu mới trồng tiêu, ở địa phương cháu, cháu là người đi tiên phong (và chỉ có cháu là biết lên mạng)
2) Vườn nhà cháu trồng năm nay là năm thứ 5, ba năm trước cháu sử dụng phân hóa học, lượng phân cũng rất ít, trung bình mổi năm chỉ khoảng 4-5 lạng (khi tiêu đã phủ trụ), tiêu tốt mịt mù
3) Năm rồi và năm nay cháu cũng học hỏi trên mạng, đúng qui trình sau khi làm bông, dùng phân bò đã ủ hoai với trichoderma, mổi gốc khoãng 5-7 kg kết hợp hóa học vào đầu mùa mưa. Kết quả là năm rồi có bệnh ít, năm nay thì 60%.
Kết Luận: Bị nhiễm tuyến trùng (theo phán đoán của cháu)
Hy vọng bác chia sẻ những kinh nghiệm phòng và trị tuyến trùng, (mà theo cháu tìm hiểu thì tất cả các loại bệnh trên cây hồ tiêu cũng điều khởi nguồn từ tuyến trùng) bằng biện pháp sinh học hoặc hóa học, và loại thuốc uy tín, hiệu quả trên thị trường mà bác đã từng sử dụng.
Có thể vườn nhà cháu trụ lại được hoặc lên đường, nhưng những kinh nghiệm về điều trị tuyến trùng cũa bác (dù muộn đối với cháu) sẽ được rất nhiều bà con trồng hồ tiêu đón nhận, kể cả bà con ở Quãng Bình.

Hoàng văn Lập

Trí ơi, mấy năm dùng hóa học có cân đối kali cho từng thời điểm ? (…tiêu tốt mịt mù.) chưa chắc đã là tốt đâu, mầu lá xanh đậm là dư đạm, tốt lá, ít trái, cây không khỏe. Còn ủ tricho có nhìn thấy nấm tricho phát triển không ? cần đảo đi đảo lại từ 3 lần để “nhân” tricho lên nhiều. Và sinh học cũng giảm được tuyến trùng cũng có những loại tricho ngừa rất tốt đã có trên diễn đàn (xem lại). Cần gì phán đoán, bới ra xem gốc, rễ có bị hay không (chắc biết hình dạng của rễ nhiễm rồi chứ). Tôi luôn dùng Nokap vào sau khi thu hoạch xong, 2 lần cách nhau 20 ngày (quan sát kỹ trước và sau khi dội thuốc, có kết quả ngay nhất là sau khi bỏ phân, nên phối hợp chung với thuốc trừ nấm như Alli, rido, agri… vì cũng có thể đã bị nhiễm nấm, nên rễ không đưa dinh dưỡng nuôi cây (bị vàng). Cây nào không xanh tốt lên được, làm tiếp cục bộ. Đúng vậy, mọi bệnh của cây tiêu là bởi tuyến trùng, cũng như các vết trầy đứt khi làm cỏ. Còn bộ rễ hoàn toàn tốt, thì thách đố tất cả mọi loại nấm bệnh. Nếu kỹ hơn thì khi dứt mưa, ta dội thêm một lần nữa. Thân.
Lập Cây Gáo

Minh Trí

Cháu cám ơn bác Lập và anh Minh Vịnh rất nhiều, chúc bác và anh thật nhiều sức khỏe luôn tràn đầy nhiệt huyết với giatieu.com và bà con nông dân

phungthinhan

Cháu chào bác Lập ạ. Bác ơi làm cách nào để điều trị hiện tượng tiêu chết hàng loạt vậy ạ. Tiêu nhà cháu đang bị chết ba cháu đang rất lo lắng. Ở gốc tiêu không có hiện tượng bị nấm. Nhà cháu không biết nguyên nhân và cách điều trị như thế nào để giảm thiệt hại. Bác giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn

Bạn kể sơ sài vậy thì làm sao cộng đồng giúp bạn.
Không có nấm bệnh ở gốc thì ở trong thân hay ở dưới vùng rễ.
Bạn nên phòng chống tổng hợp, nhưng phòng là chính chứ khi đã chết hàng loạt rồi thì bạn nên tiêu hũy hết, tiêu độc khử trùng vườn, năm sau trồng lại là biện pháp tốt nhất.

Trang BP

Chào bạn.
Có khi bạn tìm không thấy dấu tích của sâu bệnh mà tiêu vẫn rụng lá, khô cây và chết là do tiêu bị sốc vì chăm bón quá nhiều thứ phân, thuốc không hợp lý.
Bà con mình không nghĩ đến nguyên nhân sau đợt mưa dầm vừa qua tiêu đa phần bị suy do thối rễ chưa hồi phục mà còn lạm dụng phân thuốc hóa học thì tiêu nào mà sống cho nổi.

ho nam

Mình nhìn thấy hầu hết những vườn tiêu có cây bị chết đều có đặc điểm chung là có bồn khá rộng và sâu về phía gốc.Có khả năng là lỗi ở đây vì: Thứ nhất vét bồn sâu làm mất rễ tơ cây khó hút được dinh dưỡng, nước, làm cây kém phát triển thiếu sức chịu đựng và tạo điều kiện cho tuyến trùng, nấm xâm nhập gây hại.Thứ hai khi bón phân hóa học gặp trời mưa to hoặc dùng mô-tơ xịt thì đều đưa phần lớn phân về tại gốc tiêu gây hoại tử gốc cây từ từ sau một hai năm thì cây mới chết. Thứ ba bồn sâu ở vùng đất khó thoát nước làm cây bị úng mà tiêu thì kị úng. Ngoài ra bón một lúc quá nhiều phân hóa học củng dễ chết tiêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *