Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng

Trong thập niên qua, ngành hồ tiêu thế giới thay đổi rất nhanh về sản lượng và hoạt động xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất là giá hồ tiêu và tình trạng không rõ ràng của tương lai đối với các nước sản xuất hồ tiêu chủ lực. Tuy nhiên, sau năm 2010, giá hồ tiêu bắt đầu không còn là vấn đề lo lắng của nước sản xuất, bởi vì nó vẫn biểu thị được xu hướng tăng giá vượt ngưỡng dự báo của nhà quản lý kinh tế và kỳ vọng của những người sản xuất, những người xuất khẩu tiêu trên toàn thế giới.

Tài liệu tổng hợp của IPC 2016
(NB: Sáu nước thành viên của IPC: Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Mã Lai, Sri Lanka và Việt Nam)

Trong thập niên qua, ngành hàng hồ tiêu thế giới thay đổi rất nhanh về sản lượng và hoạt động xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất là giá hồ tiêu và tình trạng không rõ ràng của tương lai đối với các nước sản xuất hồ tiêu chủ lực. Tuy nhiên, sau năm 2010, giá hồ tiêu bắt đầu không còn là vấn đề lo lắng của nước sản xuất, bởi vì nó vẫn biểu thị được xu hướng tăng giá vượt ngưỡng dự báo của nhà quản lý kinh tế và kỳ vọng của những người sản xuất, những người xuất khẩu tiêu trên toàn thế giới.

Số liệu của 15 năm gần đây cho thấy, không có thêm quốc gia sản xuất hồ tiêu mới thuộc loại hình “ông lớn”, trong khi đó có quá nhiều thay đổi xảy ra ở các nước sản xuất hồ tiêu truyền thống. Việc mở rộng sản xuất hồ tiêu nhìn chung chưa có thay đổi nào, ngoại trừ Việt Nam đã và đang gia tăng diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106 Ha vào năm 2001 lên đến 57.000ha thu hoạch năm 2015 (hiện đang tăng nhiều hơn), bên cạnh đó, Trung Quốc tăng diện tích trồng lên đến 14.300ha. Lý do hiện tượng đứng yên như vậy xét về tổng thể (overall stagnation), có thể do việc tái điều chỉnh việc mở rộng sản xuất hồ tiêu tại Ấn Độ vào năm 2008. Chính quyết định này đã dẫn đến sự giảm đi 50.000ha theo các dữ liệu của thống kê hàng năm.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000ha trên toàn lãnh thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000ha. Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng tiêu đạt 57.000ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có 45.000ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000ha vào năm 2006. Từ 2007 đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng hồ tiêu là 20.000ha. Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là 16.300ha. Diện tích tăng của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000ha. Sự thay đổi này xét về tổng quát không có ý nghĩa trong các nước khác cũng sản xuất hồ tiêu.

Báo cáo của Jha, chuyên viên kinh tế của IPC vào tháng 3/2016 cho biết: Ngành trồng tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng tiêu hạt tăng nhanh, với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003. Trước đó, nước dẫn đầu luôn là Ấn Độ và Indonesia. Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản lượng hồ tiêu thế giới, nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32% sản lượng hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độ góp 18%, Indonesia góp 16%, Malaysia góp 7%, Sri Lanka góp 6% và phần còn lại của thế giới đóng góp 12%. Trong 10 năm qua, diện tích trồng hồ tiêu tăng 29% và sản lượng hồ tiêu tăng 85%. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tăng 204% trong 30 năm qua, có nghĩa là trung bình mỗi năm tăng được 6,8%. IPC dự đoán Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng 34% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của mình trong 8 năm tới. Câu hỏi đặt ra là khi nào nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu sẽ bảo hòa? Tranh luận vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

SẢN LƯỢNG

Trước 2001, quyền lực sản xuất hồ tiêu chủ yếu là tập trung vào hai nước: Ấn Độ và Indonesia. Từ năm 2002 đến nay, quyền lực ấy thuộc về Việt Nam (IPC 2016). Chỉ trong thời gian 10 năm ngắn ngủi ấy, Việt Nam đã có thể gia tăng năng suất của họ lên đến tám lần và trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Năm 2004, sản lượng hồ tiêu Việt Nam chạm mức 100.000 tấn/năm. Người ta biết rằng: hồ tiêu là cây trồng rất nhạy cảm với thay đổi khí hậu, sự phân bố lượng mưa của năm nay quyết định mùa vụ trồng cho năm tới. Nhiều năm rút tỉa kinh nghiệm, Indonesia đã có thể duy trì được sản lượng hồ tiêu mà không làm thay đổi đáng kể nào ảnh hưởng đến ngành sản xuất ấy. Hồ tiêu của Ấn Độ có xu hướng đi xuống, sáu năm kể từ 2001, sản lượng đã giảm 29.000 tấn. Tình trạng tồi tệ nhất được ghi nhận vào năm 2014, sản lượng chỉ bằng một nửa của trung bình thập niên (37.000 tấn). Sản lượng hồ tiêu của Brazil và Mã Lai cũng dần dần giảm xuống những vẫn còn khả năng duy trì được vị thế của nó. Sản lượng hồ tiêu của Sri Lanka có cải tiến từ đầu thập niên này, chạm mức 28.000 tấn vào năm 2013. Tuy nhiên, sự suy giảm sản lượng trong năm 2014 xuống còn một nửa là câu hỏi chưa được giải đáp.

Trung Quốc đang gia nhập vào ngành hàng hồ tiêu cho dù sản lượng của họ chưa đủ đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong nước. Thái Lan và Madagascar duy trì được vị trí của mình mà không có sự cải tiến đáng kể nào. Cambodia đang từ từ gia nhập vào ngành hàng hồ tiêu nhưng không có số liệu thống kê nào được công bố. Tuy nhiên, năm 2014, sản lượng hồ tiêu của họ đã đạt 8.000 tấn.

XUẤT KHẨU

So sánh con số hồ tiêu xuất khẩu trên thị trường thế giới năm 2001, sản lượng năm 2015 đã tăng khoảng 100.000 tấn. Indonesia đã là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu cho đến những năm cuối thế kỷ 20, nhưng sang thế kỷ 21, Việt Nam đã qua mặt và giữ vị trí số một trong suốt 15 năm qua với con số cải tiến mỗi năm liên tục tăng. Việt Nam đã tăng khả năng xuất khẩu từ 56.509 tấn năm 2001 lên 156.396 tấn năm 2014. Brazil đã và đang duy trì lượng hồ tiêu xuất khẩu của mình một cách chậm rãi vì thị trường của họ hầu như đã bảo hòa và ổn định. Cho dù sản xuất hồ tiêu gặp nhiều khó khăn, Ấn Độ vẫn duy trì được vai trò nhà cung cấp hồ tiêu cho thế giới. Mã Lai cũng có xu hướng suy giảm sản lượng hồ tiêu. Sri Lanka cải tiến được con số xuất khẩu với số lượng cao nhất trong năm 2013 nhưng giảm xuống trở lại trong năm 2014.

Hình 2. Sản lượng hồ tiêu thế giới trong 25 năm qua
Hình 2. Sản lượng hồ tiêu thế giới trong 25 năm qua

Việt Nam duy trì vị trí số một trong xuất khẩu tiêu đen và tiêu trắng trên thị trường thế giới. Cho đến năm 2009, Indonesia đã duy trì vị trí tốp đầu trong những nước sản xuất tiêu trắng và xuất khẩu tiêu trắng nhiều nhất thế giới. Nhưng kể từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu số một. Brazil duy trì vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu thứ ba với rất ít thay đổi trong nhiều năm qua. Sản lượng và số lượng hồ tiêu xuất khẩu tại Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka biến thiên đáng kể trong nhiều năm, nhưng Mã Lai có rất ít thay đổi.

Hình 3. Sản lượng hồ tiêu của các thành viên IPC (Mt./ha/yr)
Hình 3. Sản lượng hồ tiêu của các thành viên IPC (Mt./ha/yr)

NĂNG SUẤT HỒ TIÊU

Năng suất hồ tiêu thấp của những nước trồng hồ tiêu truyền thống là trở ngại lớn nhất, trừ Việt Nam. Năng suất trung bình của Việt Nam ở con số 2.0 tấn/ha, trong khi Brazil và Mã Lai đạt xấp xỉ 1,5 tấn/ha. Ấn Độ và Indonesia có năng suất khá thấp có thể do tính chất tự nhiên của vùng sản xuất manh mún, xen lẫn với các hệ thống canh tác khác và ít đầu tư. Gần đây, Sri Lanka cho thấy năng suất của họ có tăng lên nhờ kết quả tập trung cải tiến năng suất ở những vùng chuyên canh hồ tiêu. Tuổi của vườn trồng hồ tiêu quá già, sâu bệnh hại nặng (rệp sáp và bệnh Phytopthora), đầu tư thấp và cây trụ che bóng mát cực trọng là những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất hồ tiêu thấp.

GIÁ HỒ TIÊU

Giá hồ tiêu là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, nhà doanh nghiệp và người tiêu thụ. Giá hồ tiêu bắt đầu tăng tốc vào đầu thế kỷ 21, với nhiều mô phỏng suy đoán về giá cả trong tương lai. Một vài nước trồng hồ tiêu đã không chú ý đến sự phát triển ngành hàng này, hoặc chỉ mong muốn duy trì cái hiện có mà thôi. Tuy nhiên, vào năm 2009, giá hồ tiêu trên thị trường quốc tế có hiện tượng tăng đột biến, vượt cả dự báo về giá trong tương lai; không ai dám chắc nó sẽ diễn biến như thế nào và tính ổn định của nó trong tương lai, khi ấy, người ta rất cần có những phân tích mang tính chất hệ thống (Hình 4).

Không hề có sự suy giảm về cung nhưng giá hồ tiêu vẫn có xu hướng tăng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tập quán dùng lương thực, sự gia tăng nguồn thu nhập của con người trong những thị trường mới nổi và xu hướng chế biến ăn ngon đã tạo nên nhu cầu mới cao hơn đối với ngành hàng thực phẩm, đặc biệt là gia vị. Mặc dù không có chứng cớ rõ ràng, người ta vẫn thấy một xu hướng gia tăng giá hồ tiêu hiện nay mà không có hiện tượng suy giảm trong tương lai.

Hình 4. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới trong 15 năm qua
Hình 4. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới trong 15 năm qua
xuất khẩu hồ tiêu
Hình 5. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới trong 40 năm qua
Hình 6. Xuất khẩu tiêu đen các nước
Hình 6. Xuất khẩu tiêu đen các nước
Hình 7. Xuất khẩu tiêu trắng các nước
Hình 7. Xuất khẩu tiêu trắng các nước

THÁCH THỨC CỦA NGÀNH HÀNG HỒ TIÊU

Đối với những nước sản xuất hồ tiêu, việc duy trì năng suất là một thách thức lớn. Đặc biệt là những nước trồng hồ tiêu truyền thống như Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka, hành động trước mắt của họ là phải tập trung cải tiến năng suất thông qua tái canh vườn tiêu đã già cỗi, bảo tồn nguồn tài nguyên đất và nước vùng trồng hồ tiêu để thích ứng với biến đổi khí hậu, có những biện pháp quản lý sâu bệnh hại hữu hiệu hơn, an toàn hơn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Phẩm chất hồ tiêu là nội dung quan trọng nhất của người tiêu dùng trên thế giới hiện nay, phải đảm bảo sức khỏe con người. Liên quan đến vấn đề ấy đối với người tiêu dùng và môi trường nông nghiệp, người ta khuyến cáo sử dụng các thuốc trừ sâu có nguồn gốc tư nhiên (natural pesticides) và phân bón cũng vậy. Chia sẻ thông tin là giải pháp lựa chọn khôn ngoan của loài người. Cần theo dõi thống kê liên tục để biết giá cả thực sự ổn định hay không. Tiếp cận gần hơn với thị trường, với người tiêu dùng cuối cùng, cũng như phải tiếp cận với người nông dân sản xuất và người chế biến hồ tiêu.

Nguồn Iasvn

Có thể bạn quan tâm:

Bộ NN&PTNT chỉ đạo triển khai một số hoạt động sản xuất hồ tiêu theo đề nghị của VPA

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho một số nông sản Việt Nam về mặt lâu dài, vừa qua tại Hà Nội, Lãnh đạo Bộ và các Vụ, Cục chức năng thuộc bộ đã có buổi làm việc với một số Hiệp hội ngành hàng trong đó có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tại Hà Nội..

Bộ NN&PTNT chỉ đạo triển khai một số hoạt động sản xuất hồ tiêu theo đề nghị của VPA

Campuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới

(08/06) - Sản lượng hồ tiêu Campuchia ngày càng trở nên quan trọng và có tác động đáng kể lên giá cả hồ tiêu của Việt Nam

Campuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới

Sản xuất – Xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam 2017

Năm 2016, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã có một năm vất vả do giá cả biến động mạnh, tuy vậy các nhà thu mua, chế biến xuất khẩu và nông dân trồng Hồ tiêu đã vượt qua được nhiều trở ngại để có được thành công ấn tượng với thành tích xuất khẩu đạt kỷ lục...

Sản xuất – Xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam 2017
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *