Ấn Độ : Sẽ áp giá tối thiểu cho hạt tiêu nhập khẩu
(24/4) – Việc nhập khẩu hạt tiêu có thể gây hại đáng kể cho nông dân trồng tiêu trong nước, hiện đang phải đối mặt với một vụ mùa thất bát nặng nề do thời tiết bất lợi năm ngoái.
Lo ngại hạt tiêu được nhập khẩu thông qua việc khai man và không đúng với kế hoạch trong khi nhu cầu nội địa rất lớn và giá cao, các nhà trồng tiêu và thương buôn trong nước đã kêu gọi Thủ tướng Nagendra Modi và Bộ trưởng Thương mại Nirmala Sitharaman ấn định giá nhập khẩu tối thiểu (minimum import price – MIP) là 6.000 USD/tấn đối với tiêu đen nhập từ Việt Nam.
Ông Kishor Shamji, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA) và cũng là một nhà xuất khẩu kỳ cựu đã cho Business Line biết tổ chức này đã viết thư lên cho các ông Modi và Sitharaman về điều này.
“Sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm 2017 ước tính khoảng 200 nghìn tấn và các nhà xuất khẩu đã bắt đầu bán hạt tiêu với giá thấp hơn mặc dù họ không có đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường thế giới”, ông K.Shamji nói.
Theo Hiệp định Thương mại ASEAN, Ấn Độ đã nhập khẩu tới 54% hạt tiêu từ Việt Nam, nhiều nhà nhập khẩu Ấn Độ đang mua thêm tiêu đen từ Việt Nam bằng cách đóng thuế. Được biết, thuế suất nhập khẩu hạt tiêu là 60%,
“Nhiều nhà nhập khẩu, bị thu hút bởi giá cả trong nước cao, trong khi giá nhập về dưới giá thành và do đó không chỉ gây thiệt hại tiền thuế cho chính phủ mà còn làm tổn hại lợi ích của nông dân trồng tiêu Ấn Độ”, trong thư viết. Tiêu của Việt Nam cũng có thể vào Ấn Độ thông qua Sri Lanka, ông Shamji nói thêm.
Trong khi đó, giá tiêu được báo cáo liên tục giảm.
Theo Cộng đồng Hồ Tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu trên thị trường quốc tế tiếp tục sụt giảm nhẹ do Việt Nam đang thu hoạch chính vụ, trong khi vụ mùa ở Ấn Độ, Brasil, Indonesia đã hoàn tất.
Bình quân trong tuần qua, giá tiêu đen Lampung Asta 6.750 USD/tấn, Kochi Asta 9.211 USD/tấn, Kuching Asta 7.650 USD/tấn. Trong khi tiêu đen HCM 500Gr/l-FAQ 5.150 USD/tấn và HCM 550 Gr/l-FAQ 5.750 USD/tấn.
Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 4/2017 đạt 11.551 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 66,37 triệu USD, tăng 9,62 % về lượng nhưng lại giảm 16,84 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 5.746 USD/tấn, giảm 2,3 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 3/2017.
27 phản hồi cho bài "Ấn Độ : Sẽ áp giá tối thiểu cho hạt tiêu nhập khẩu"
Tôi vẫn không hiểu vì sao các nhà xuất khẩu Việt Nam lại bán đổ bán tháo như vậy. Và đương nhiên lúc nào họ cũng có lời, chỉ tội cho nông dân !
Nói họ bán đổ bán tháo là không đúng !
Không lẽ nhà xuất khẩu mua của bạn giá cao hơn rồi đi bán lỗ ?!
Họ chỉ bán khi nào thấy vừa đủ trang trải chi phí và có lãi ở mức tối thiểu chứ, vì họ là nhà kinh doanh mà !
Giá nước ngoài cao ngất ngưỡng, trong nước nông dân khóc ròng vì giá thấp.
Thật sự đánh giá cao tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu của mình,
Mình không cho rằng bạn đánh giá cao nhà xuất khẩu của mình mà là bạn đang chê bai họ…
Giá như bạn biết họ phải vay vốn NH với lãi suất 7% trong khi lãi suất nước ngoài chỉ hơn 1% thì ai cạnh tranh hơn ai…?
Bà con nếu kẹt thì bán đủ trang trải còn không thì cứ giữ lại. Mình không bán các nhà xuất khẩu lấy gì bán. Đừng hoang mang. Những nhà xuất khẩu cũng phải có lời mà. Ho cần hàng thì phải lên giá.
Đúng là …! Sản lượng hồ tiêu VN không nước nào sánh bằng nhưng chất lượng lại thấp nhất. Năm nào cũng giữ lại nhiều trong khi sản lượng không ngừng tăng nên tồn kho theo cấp số cộng. Một số nước cũng tăng diện tích trồng nên càng cạnh tranh. Sự liên kết giữa nhóm HTX, nông dân với công ty XNK kém, cái tôi còn rất cao trong khi toàn khoác lác nhiều… Các hộ trồng tiêu đạt chất lượng các cty họ đều nắm được đấy nên các bác đừng tự cho là tiêu nhà mình luôn sạch. Chính phủ ít quan tâm, đến khi nông dân kiệt sức mới bắt đầu họp bàn….Ví dụ như Chăn nuôi heo bây giờ nè, te tua rồi mới họp để khắc phục thào gỡ khi mà các chủ doanh nghiệp sx thức ăn, chăn nuôi, các trang trại mặt đã tái mét vì lỗ đậm hoặc bên bờ phá sản. Cán bộ nước ta còn phải học Ấn Độ nhiều, ví ngay như hồ tiêu luôn giữ thị trường ưu tiên cho người dân để đảm bào thu nhập, ổn định thị trường… Các bác chọn lựa giá thích hợp để bán và theo nhu cầu gia đình cho hợp lý, giữ không bán thì doanh nghiệp họ cũng vẫn có hàng theo cách của họ.
Các bác luôn muốn cty mua giá cao hơn đầu giá ngoài thị trường hoặc xem trên mạng là một sai lầm trong nhiều sai lầm. Em chỉ tính so đo cái lít đong của cty và lái đã khác giá nhau rất nhiều rồi, ước tính có tới 60%-70% nông dân không biết chính xác cái lít đong hồ tiêu chuẩn là ntn? các bác nên tìm các cty xuất nhập khẩu lớn để làm ăn liên kết lâu dài, tránh rủi ro và bị lừa.
Bà con không bán rẻ thì lấy gì để doanh nghiệp mua. Mua giá rẻ thì họ bán giá xuất khẩu miễn sao có lời là được… Vậy thì lý do ở đâu để giá tiêu VN thấp so với các nước sản xuất khác ?
Đầu cơ vẫn áp dụng chiêu bài tung tin đồn thổi rằng giá tiêu sẽ còn hạ nữa làm nhiều bà con lo sợ nên hái đến đâu bán đến đó…
Không ai biết chắc giá cả thị trường ngày mai ra sao !
Nhưng ai cũng biết rằng cung nhiều thì giá hạ cung ít thì giá tăng.
Đồn thổi giá còn hạ nữa để bà con lo sợ bán ra thì ai mua ? Tại sao họ không mặc kệ cho bà con bán ra, đợi giá hạ nữa rồi họ mới mua ? Họ mua chi sớm rứa, không sợ lỗ à..!
long vương ạ. Giá ở đây là đầu gía của thị trường chung cả nước. Phần còn lại ko ai mua giống ai. Giá xuống nông dân hoang mang, càng bán càng xuống. Cái đầu tiên là nhà nước ko quan tâm, mặc cho doanh nghiệp thao túng thị trường. Dân bắt đầu chết nhà nước nhào vô, các công ty bán thuốc hội thảo rầm rộ, ai quản lý? Nói chung dân chết và chết bởi vì hơn 50% nông dân ko hiểu biết về thuốc BVTV. Và Chương trình Nhà nông thì được các cty phân thuốc yểm bùa và thế là nông dân đi vào ma trận.
Tin nhờ thông báo !
Chào Chú Vịnh, tôi trồng tiêu cũng đã hơn 10 năm nay, tôi đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt vào mảnh vườn này. Giờ vì điều kiện gia đình khó khăn tôi không thể tiếp tục giữ mảnh vườn này được nữa. Tôi cần bán mảnh vườn này GẤP với giá rẻ… Diện tích gần 4ha, tiêu trồng rất đẹp và tốt. Kính mong được sự giúp đỡ của chú và cộng đồng.
Địa chỉ : Ấp Chàng Hai, Lộc Ninh Bình Phước. Sđt 0989.773637
Mọi người cho hỏi trên dây tiêu từ gốc lên khoảng 2m thường có các đốm tròn tròn màu trắng. Đó có phải là nấm bệnh không ạ.
Không thể xác định được các dấu hiệu bạn mô tả là nấm bệnh hay côn trùng chích hút !
Bạn chụp vài tấm hình lá bị đốm trắng thật rõ gửi qua email bác Nguyễn Vịnh để cộng đồng góp ý giúp bạn cụ thể hơn.
Bạn @ ngok ơi. Các đốm mình nói chỉ có ở thân dây tiêu chứ không có ở lá bạn ơi. Mình có hỏi vài bác làm tiêu lâu năm cho biết là nấm hồng nấm xanh hay nấm đồng tiền gì đó. Nhưng không biết có đúng không.
Bà con nông dân rất cần sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của nhà nước về việc các công ty cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vì những công ty này họ cung cấp sản phẩm không đạt chất lượng, nhưng tổ chức hội thảo ầm ầm, bà con nông dân nghe họ nói hay quá nên tin và rồi hậu quả hứng chịu là nông dân. Còn về thị trường thì người nông dân làm ra sản phẩm rất cực khổ, mà thương lái còn ép giá người dân, thậm chí cân đong dem mỗi người mỗi loại, rốt cuộc người khổ là nông dân.
Giá cao giá rẻ gì thì doanh nghiệp văn ăn nên làm ra. Chỉ tội nông dân. Giá rẻ cũng phải bán để trang trải cuộc sống. Ai giàu thì vẫn giàu ai nghèo thì lại cứ nghèo mãi.
Đi qua vùng chuyên canh tiêu thấy tiêu bị bệnh chết vôi đối, nghe mùi thuốc BVTV bay nồng nặc…
Thử hỏi đã có biện pháp nào để không lẫn lộn vào với tiêu sạch ở các vùng khác khi vẫn được giao thương tự do ?
Ấn Độ áp giá tối thiểu cho tiêu nhập khẩu có 2 cái hay:
1.Giữ giá tiêu của nông dân trong nước họ vẫn ở mức cao.
2.Buộc doanh nghiệp nhập khẩu của họ phải chọn mua hàng có chất lượng cao, không mua hàng giá rẻ.
Mình cũng nghe nói năm ngoái Việt Nam nhập 15.000 tấn tiêu của Indo về tái xuất…
Chính xác là 22.000 tấn. Không nhập thì lấy tiêu sạch ở đâu ra để xuất ạ?
Các bác nên ngồi lại với doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vì chúng ta có lợi thế là sản lượng dồi dào nhưng lại thiếu chất lượng và đầu ra chưa chủ động được, chứ đừng vội đổ lỗi cho ai. Doanh nghiệp cứ đổ lỗi cho nông dân còn nông dân thì lại đổ lỗi cho doanh nghiệp. Vậy thì làm sao chúng ta có thể cùng phát triển được.
Không biết rồi đây hồ tiêu phải chịu cảnh như dưa hấu, thịt lợn,… không nữa. Nếu việc này xảy ra thì nhà nước có kêu gọi mua và hỗ trợ không. Nếu nhân dân mua thì bán được bao nhiêu vì mỗi gia đình có thể ăn 1-2 kg thịt lợn trong một ngày nhưng ăn 1-2 kg hồ tiêu thì cả năm chưa chắc hết. Vậy bà con nông dân trồng tiêu giờ phải ra sao khi mức đầu tư phân thuốc lại không giảm. Chắc bà con làm tiêu chuyến này tiêu luôn rồi.
Nỗi trăn trở của @ Nguyễn Thanh Tuấn là của hầu hết đa đa số nông dân làm nghề trồng tiêu ! Chẳng ai mong ; nhưng nó đang đến rất gần ! thứ đắt thì dễ mua dễ bán – rẻ thì … người già cũng khóc !
Giá tiêu cao thì đổ xô đi trồng…cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử là tiêu giống cắt hàng xe tải đem trồng thì sản lượng sau 3 năm nữa không biết sẽ ra sao….bởi vì giá tiêu ngày hôm nay được định đoạt bởi số lượng tiêu được trồng từ trước đây ít nhất 3 năm cho nên rất có thể giá tiêu sẽ rớt dưới mức 50.000/kg – và các năm tiếp theo “chắc bà con làm tiêu chuyến này tiêu luôn rồi”.
Nếu Dan Viet là bộ trưởng bộ NN&PTNN thì sẽ chuẩn bị kho hàng, vốn để mua trữ tiêu khi giá tiêu giảm về đến giá thành sản xuất.
Động thái này sẽ chặn đà rơi của giá tiêu, đồng thời cũng không khuyến khích người trồng mới (hòa vốn thì trồng làm cái gì)
Số hàng mua trữ này sẽ đợi đến khi giá lên trở lại thì sẽ mang ra bán, vừa giúp được dân, vừa mang lại lợi ích cho quốc gia sau này.
Lúc này, cần nhanh chóng đưa sàn giao dịch tiêu đi vào hoạt động, trễ quá rồi.
Hèn chi nhà nước chưa thể cử @ Dan Viet làm bộ trưởng bộ NN&PTNT được !
Vì nhà nước chỉ dự trữ vì an ninh, an toàn… chứ không dự trữ vì giá như đầu cơ.
Động thái hà hơi tiếp sức một cách kịp thời đó sẽ giúp nông dân giữ được cây tiêu (dĩ nhiên là vất vả, lấy công làm lời chứ không thể sướng được) chờ cho “qua cơn bỉ cực đến thời thái lai”.
Mình nhận định giá tiêu giảm thì mình không bán, có tới 30 hay 40 nghìn vẫn để lại. Thành thật mà nói cây hồ tiêu cũng đâu phải là dễ trồng, đầu tư nhiều giá thì rẻ. Vậy có bán cũng không đủ để đầu tư cho tiêu và thuê người làm công. Cái gì mà tiêu sạch hay nhiễm thuốc bảo vệ thực vật ? Tiêu nhà tôi cả năm chỉ phun có một lần vậy không lẽ cũng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hay sao.