Sử dụng than sinh học giúp tăng năng suất cây trồng
Than sinh học vẫn còn giữ đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu sau quá trình nhiệt phân tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng.
Biocarbon hay Biochar là than sinh học, còn gọi là than đen, có hạt mịn được sản xuất bằng phương pháp nhiệt phân từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh khối thực vật (gỗ, thân, cành, lá và phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ). Than sinh học có nhiệm vụ giữ được độ ẩm cho đất, giúp cây sinh trưởng tốt qua các thời kỳ khô hạn. Quan trọng nhất, than sinh học bổ sung dưỡng chất và duy trì độ phì nhiêu của đất.
Than sinh học có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc lỗ rỗng phức tạp (1g có thể có một diện tích bề mặt hơn 1.000 m2) nên có khả năng lưu trữ các chất dinh dưỡng và giữ nước dưới mặt đất. Than sinh học cung cấp một môi trường sống ổn định cho cây và cho các vi sinh vật có lợi trong đất.
Trong nông nghiệp, than sinh học đã được sử dụng như một loại giá thể trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan, hoa ly… Việc sử dụng than sinh học để làm giá thể, đất nhân tạo và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng hoa, cây cảnh và các loại rau đặc sản đã được áp dụng từ rất lâu nhưng chưa được phổ biến rộng khắp. Ở miền Nam, than sinh học từ mùn cưa, trấu cũng đã được chế biến thành dạng than viên như than tổ ong để đun nấu, vừa tận dụng được phế thải nông nghiệp vừa tránh ô nhiễm môi trường.
Theo các chuyên gia sinh học, than sinh học giữ được các thành phần dinh dưỡng có trong vật tạo ra nó (rơm, rạ, trấu…), có độ phân hủy chậm, làm chậm quá trình thoái hóa đất, giảm bạc màu, chống chua cho đất, giữ ẩm, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển, giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng.
Theo các nhà sản xuất, có thể tạo ra phân than – Biochar từ tất cả các phế phẩm nông sản, rác thãi nông nghiệp như các loại vỏ hạt quả cà phê, điều, ca cao, dừa, kể cả các loại lá cây, cành nhánh hay rơm rạ, rác thãi hữu cơ ở đô thị…Đây là nguồn nguyên liệu rất dồi dào mà hầu như chưa được chú trọng, đặc biệt là nông dân còn lãng phí
* Đọc thêm: >> Giới thiệu công nghệ đốt Flox và Nhiệt phân, đốt phế phẩm Nông nghiệp dùng cho Sấy Nông sản và thu hồi Than sinh học.
12 phản hồi cho bài "Sử dụng than sinh học giúp tăng năng suất cây trồng"
Cho tôi hỏi tro trấu ở nhà máy dưới khu công nghiệp bán ra có làm phân bón sinh học được không? Nếu có thì phương pháp làm như thế nào ? Mong được tư vấn, xin cám ơn.
Tiêu lại hạ giá nữa rồi, nào là bịnh chết nhanh, chết chậm mà giá này làm tiêu lỗ vốn mất.
Theo mình biết trong khu công nghiệp có một số nhà máy đốt tro trấu lấy nhiệt để sấy sản phẩm nhưng họ chỉ mới đốt tồn tính. Bón tro trấu này giúp tăng chất mùn hữu cơ cho đất, có thêm một ít muối kali, nhưng lâu phân hũy. Có thể kết hợp thêm phân chuồng, vỏ hạt điều, cùi bắp,… xác bả nông sản nói chung để ủ thành phân vi sinh vi sinh chất lượng.
Muốn phân ủ có chất lượng cao hơn nữa, phải sử dụng tro trấu các loại được đốt bằng lò nhiệt phân của công ty Viethien sản xuất để sấy nông sản (xem bài đọc thêm). Quy trình này rất mới, hầu như chỉ ai quan tâm vừa lấy nhiệt vừa lấy thêm sản phẩm than sinh học mới sử dụng.
Chỉ lo giá tiêu có thể thấp hơn hoặc kéo dài, chứ chỉ một hai vụ ở mức giá trên dưới 80 ngàn, chăm sóc khoa học (đừng lạm dụng) dù cho sản phẩm nào có tốt đến đâu hay “bổ rẻ” thế nào thì nông dân vẫn có lời. Làm nông nghiệp với cây công nghiệp là phải đầu tư khoa học, kiên trì ! Không thể lên thì trồng, xuống là chặt, mất mùa, bệnh là ngưng đầu tư. Theo cá nhân tôi nên theo tư tưởng đầu tư khoa học kỹ thuật.
Chăm sóc hữu cơ bền vững, năng suất thu hoạch ổn định. Lạm dụng phân thuốc hóa học làm chi phí đầu tư trở nên quá tốn kém. Đừng chạy đua theo năng suất của thiên hạ. Vẫn sống tốt, nhàn nhã. Tích thiểu thành đại, khỏi phải đau đầu…
Tôi tự ủ phân vi sinh, tăng cường thêm một ít phân sinh học và các chất khác khi thấy cần thiết. Thường xuyên bón tricho theo khuyến cáo, chả thấy tiêu bị bệnh hoạn gì…
Đọc bài của các bác chia sẻ về cách làm và bón phân vi sinh cho cây tiêu tôi thấy rất hay và muốn học hỏi, tuy nhiên ở vùng tôi cũng có 1 vài “kĩ sư nhà vườn” đã nghiên cứu ủ phân từ cá, phân bò,… để bón cho tiêu. Lúc đầu tiêu cũng xanh tốt, các bác này ca tụng không ngớt lời nhưng được một thời gian thì tiêu cũng lần lượt rũ áo ra đi hết. Thật là buồn.
Nói tóm lại, theo tôi nghĩ tiêu chết thì có rất nhiều nguyên nhân, mỗi chúng ta cũng cần nghiên cứu kĩ về thổ nhưỡng, thời tiết, và kinh nghiệm của những người làm lâu năm để chăm sóc thì vườn tiêu mới có hiệu quả.
Hiện nay với giá tiêu như vậy thì ai cũng cho rằng bón phân vi sinh tự làm là có hiệu quả. Nếu tiêu lên 2tr lại thì liệu có bón những loại phân này nữa không? Hay tiếp tục chạy theo lợi nhuận rồi lại tiếp tục nhìn những trụ tiêu lần lượt ra đi.
Không hiểu ý bạn ở chỗ này: … ủ phân từ cá, phân bò,… để bón cho tiêu. Lúc đầu tiêu cũng xanh tốt,… nhưng được một thời gian thì tiêu cũng lần lượt rũ áo ra đi hết. Thật là buồn.
Theo bạn tiêu ra đi có lý do từ phân cá, phân bò tự ủ? Như vậy có ý là phân tự ủ gây nguy hiểm, có thể là nguyên nhân làm chết tiêu?
Nếu như vậy thì tôi không đồng ý với bạn ý kiến này. Mong cộng đồng giúp làm sáng tỏ hơn.
Chào bà con, chào các bạn !
Tôi rất vui khi thấy các bạn đã quan tâm canh tác theo xu hướng hữu cơ bền vững.
Tôi trao đổi vài ý các bạn đang thảo luận.
1. Ủ phân là việc nông dân đã làm bao đời nay, nhưng làm theo truyền thống. Thời gian ủ kéo dài, càng lâu càng tốt. Cách ủ này tận dụng các vi sinh vật có lợi, sẵn có trong tự nhiên. Nhưng chất lượng ủ không cao, phân ủ ít dưỡng chất, thậm chí bị mất bớt dưỡng chất trong quá trình ủ do môi trường tự nhiên ngày càng kém. Không loại trừ ủ chưa diệt được hết các mầm mống sâu bệnh hoặc bị tái xâm nhập, đống phân ủ biến thành nơi khu trú cho đủ loại sâu bệnh. Bắt gặp nhiều nhất là sùng đất và các bọ cánh cứng khác. Chính phân ủ này khi đem bón đã gây bệnh cho tiêu.
Ý bạn @sonle và @Nguyễn Thanh Tuấn trao đổi không ngoài vấn đề này.
2. Ủ phân theo cách hiện đại là bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi như nấm tricho, vsv cố định đạm, vsv phân giải lân, xạ khuẩn strept… nhằm diệt sạch mầm mống sâu bệnh, gia tăng khả năng phân hũy hữu cơ, phân giải các chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ theo đúng quy trình và thời gian nhất định. Nhiều bà con đã làm nhưng chẳng theo quy trình nào cả, chủ yếu là do hiểu nhầm, hiểu sai bản chất.
3. Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hữu cơ, sinh học, giúp bà con canh tác bền vững, được quảng cáo theo thị hiếu, tâm lý thị trường. Bà con cân nhắc lựa chọn. Diễn đàn giatieu.com hạn chế trao đổi cụ thể một sản phẩm bất kỳ, vì dễ dẫn tới cạnh tranh tiêu cực.
Vấn đề tế nhị này tôi chỉ trao đổi qua email, bà con và các bạn thông cảm.
Thân
Chào chú Nguyễn Vịnh!
Cám ơn về những chia sẻ của chú.
Nhà cháu cũng trồng tiêu. Cháu cũng rất quan tâm đến việc canh tác theo xu hướng hữu cơ bền vững.
Chú có thể cung cấp giúp cháu quy trình ủ phân hữu cơ một cách cụ thể và chi tiết được không ạ ?
Bạn tham khảo kỹ bài này :
http://www.giatieu.com/u-xac-ba-thuc-vat-phan-chuong-bang-che-pham-trichoderma/3792/
Thưa các bạn !
Thứ này tôi đã dùng rất nhiều năm nay rồi, ban đầu chỉ là để phục vụ cho nhu cầu cải tạo đất / vì mối không xơi được, đa số các loại nấm cũng không xài nên nó tồn tại được lâu, kết cấu đất trồng được cải thiện rất nhanh, giảm được phân bón, số lần tưới, giảm bệnh cũng nhờ nó. Hay ! Tốt !
Tôi đã giới thiệu cho nhiều người dùng. Ai cũng thích !
Nhắn tin:
Chụp vài tấm hình tiêu bị bệnh, dấu hiệu nhận biết thật rõ, gửi về email : nguyenvinh@giatieu.com