Ấn Độ tạm ngưng nhập khẩu hạt tiêu, cà phê và một số nông sản của Việt Nam
(08/3) – Ấn Độ tạm thời ngưng nhập khẩu hạt cà phê, tre, tiêu đen, quế, sắn và thanh long từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 7 tháng 3 do “lập lại sự ngăn chặn bằng việc kiểm dịch thực vật”, theo thông tin trên Business Line.
Quyết định này được đưa ra sau khi Việt Nam thông báo sẽ đình chỉ nhập khẩu đậu phộng, hạt muồng trâu, hạt cacao, đậu trắng và me từ Ấn Độ sau 60 ngày kể từ ngày 1 tháng 3.
Trong một bức thư của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chính phủ Ấn Độ đã nói rằng “theo quan điểm lặp lại sự ngăn chặn bằng việc kiểm dịch thực vật, NPPO (Cơ quan kiểm dịch thực vật) Ấn Độ buộc phải đình chỉ nhập khẩu” một số hàng hóa.
NPPO Việt Nam cũng được yêu cầu không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho sáu mặt hàng này để xuất khẩu sang Ấn Độ.
Cho dù giữa hai lệnh tạm ngừng không có liên quan, một quốc gia thường không nhân nhượng với đối tác thương mại nếu lợi ích liên tục bị tổn thương.
Việt Nam đã đình chỉ nhập khẩu đậu phộng từ Ấn Độ vào tháng 4 năm 2015. Lệnh cấm được dỡ bỏ vào tháng 1 năm 2016 sau khi một phái đoàn Việt Nam tới thăm Ấn Độ và kiểm tra các cơ sở khử trùng, thủ tục xuất khẩu và hệ thống chứng nhận xuất khẩu.
Việt Nam đã đưa ra lệnh cấm đối với năm sản phẩm sau khi phát hiện ra có côn trùng sống với khoảng 3.000 tấn đậu phộng, 24 tấn hạt muồng trâu mua từ Ấn Độ năm ngoái và đầu năm nay.
Bị nhiễm côn trùng
Cả 5 sản phẩm này đều bị phát hiện là đã bị nhiễm Caryedon serratus Olivier, một loài bọ cánh cứng, thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Cán cân thương mại rất thuận lợi cho phía Ấn Độ khi họ xuất khẩu hàng hoá trị giá 5,26 tỷ USD vào Việt Nam trong năm tài khóa 2015/16 so với trị giá 2,5 tỷ USD nhập khẩu từ nước này.
Nhập khẩu hạt tiêu đen từ Việt Nam chiếm một phần quan trọng trong năm nay. Theo nguồn tin từ Hải Quan Ấn Độ, Kishor Shamji, một nhà xuất khẩu kỳ cựu, đã cho BusinessLine biết Ấn Độ nhập khẩu 10.399 tấn, tăng 33,82% so với năm trước và trở thành nhà nhập khẩu tiêu lớn thứ ba của Việt Nam.
Về tổng thể, Ấn Độ xuất khẩu có thể đạt 11.800 tấn và nhập khẩu đạt 16.500 tấn tiêu.
Ông cho biết thêm, khoảng 90% hạt tiêu xuất khẩu của Ấn Độ vào cuối năm nay là tái xuất khẩu hạt tiêu nhập khẩu sau khi gia tăng giá trị như tinh dầu tiêu, tiêu bột và tiêu khử trùng.
Nhập khẩu sắn của Ấn Độ trong năm 2015/16 đã đứng ở mức 19.405 tấn có giá trị 242,22 triệu Rupi. Nhập khẩu các loại gia vị khác, bao gồm quế, trong suốt thời kỳ này là 11.135 tấn có giá trị 517,71 triệu Rupi.
- Theo báo cáo của Hải Quan Việt Nam năm 2016, Ấn Độ đã nhập khẩu 11.113 tấn tiêu các loại với trị giá 84,24 triệu USD , tăng 35,9% về lượng và tăng 11,3% về giá trị so với năm 2015. Và nhập khẩu 45.790 tấn cà phê các loại với trị giá 79,44 triệu USD, tăng 67,1% về lượng và tăng 63,3% về giá trị so với năm 2015.
22 phản hồi cho bài "Ấn Độ tạm ngưng nhập khẩu hạt tiêu, cà phê và một số nông sản của Việt Nam"
Lại thêm một đòn đau đánh vào ngành hồ tiêu Việt Nam.
Chờ xuống giá doanh nghiệp mua rẻ bán đắt như vậy dân ta mãi khổ thôi
Người dân lại điêu đứng với mức giá tiêu này nữa rồi…
Chờ xem phim kiếm hiệp.
Ấn Độ không nhập thì Sri Lanka sẽ nhập, hai nước đó ký hiệp ước thương mại song phương với nhau nên tiêu các nước sẽ đi đường vòng qua Sri Lanka vào Ấn Độ.
Đúng, nhưng không cần hiệp ước thương mại song phương. Các quốc gia có chung biên giới thường có chế độ biên mậu (buôn bán qua đường biên) hoặc tiểu ngạch nên khá tự do…
thân.
– Chỉ cho @ Dan Viet đường nữa nhé ! Qua ngỏ Pakistan, hay lắm đó.
Theo tôi nghĩ Ấn Độ 1 năm nhập 11 ngàn tấn không phải là nhỏ, nhưng so với 180 ngàn tấn VN xuất khẩu năm 2016 thì cũng chưa có gì đáng lo.
Tuy nhiên, chất lượng hàng nông sản VN lúc này mới là điều cần quan tâm nhiều hơn.
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi phải chịu chết oan !
Cách đây 8 năm, chúng tôi là người dân Đông Nam Bộ chặt điều ồ ạt để trồng cao su vì giá cao. Cách đây 4 năm, chúng tôi lại chặt cao su, điều để trồng tiều ồ ạt. Lúc đó người người, nhà nhà đua nhau mua tiêu giống giá cao, cây gòn để trồng tiêu giá cao, khoan giếng giá cao, đất đai sốt giá leo thang khủng khiếp… kéo theo bao nhiêu hệ lụy.
Bây giờ, sau 3 năm đầu tư, tiêu vừa hái được tưởng đâu đã thoát nghèo, nào ngờ nợ nần chồng chất vì tiêu xuống giá, cao su và điều lên giá, chắc lại phải sử dụng cưa, búa để tiếp tục nghề phát rẫy làm nương nữa đây.
Kết quả của việc làm ăn “mình thích thì mình mần, không thèm nghe ai !” là vậy thôi…
Bình thường thì không có chuyện gì cả. Ngay mùa thu hoạch của nông dân thì Internet xuất hiện nhan nhản thông tin xấu đến thị trường và kéo theo đó là giá tiêu ngày nào cũng rớt… Chỉ có những người có thần kinh thép hoặc trong nhà có của ăn của để mới dám trữ tiêu trong kho… Tình hình này thì những nhà xuất khẩu mới là người có lợi nhất.
Bình thường đua nhau trồng bất chấp cán bộ Khuyến Nông nói gì thì nói.
Nay giá tiêu lao dốc thì ai cũng muốn nêu ý kiến…
Hic, XK nào mà lời ? Khách hàng nào mà chịu mua khi mỗi ngày giảm mấy giá hả mấy bác ?
XK họ kêu gọi mấy bác giữ tiêu lại, họ kêu gọi mấy bác trồng ít ít thôi, trồng xen canh với cây khác để giữ giá mà mấy bác đâu có nghe.
Giá mà giảm thì nhiều nhà XK ôm hàng lúc 160-170k khóc bằng tiếng nước ngoài mấy bác nghe đâu có hiểu được…
Bà con chúng ta bình tĩnh, các nhà đầu cơ đang làm giá tiêu của chúng ta đó.
Đừng để họ chi phối nông dân chúng ta, cùng liên kết để để giữ vững hồ tiêu VN.
Các bác có biết chúng nó nhập tiêu “dỏm” của mình về úm ba la thành tiêu hữu cơ bán bạc triệu trong thị trường EU không…
Công việc mình do đặc thù giao lưu với nhiều khách hàng Ấn, và mình thì rất chi là mất thiện cảm với họ. Có câu trăm nghe không bằng một thấy, làm ăn với Tàu coi vậy chứ nó có tín, gạch đá cứ phang. Tiêu nhà 2 tấn từ năm ngoái mốc meo tới giờ thêm 1 tấn mới thu chưa bán hột nào…
Chỉ cần 50% người trồng tiêu làm như bác Hoàng Trần là giá lên lại ngay.
Thương lái TQ hiện nay đang mua tiêu ở Gia Lai, lợi dụng tiêu đang vào vụ thu nên ra giá rất thấp. Bà con không nôn nóng đi bán rẻ, đại lý đàm phán cũng thận trọng, không để bị ép giá mặc dù nhà vườn đang cần tiền trả cho công hái.
Mình cũng nghe tới tin TQ qua mua nên giá lên trong ngày hiện tại không biết giá xuống chưa..
Tích góp bao lâu được ít tiền cũng bày đặc mua tiêu trữ chờ lên giá bán. Hôm bữa mua 2 tấn giá 120, giờ xuống rồi tèo 30 củ hic hic. Không biết giờ bán chịu lỗ hay dự trữ luôn !
Giá lên rồi xuống cũng là bình thường thôi, làm cái gì cũng phải chung thủy với nó. Quang trọng là phải biết đất của mình phù hợp cây trồng nào tốt nhất? đừng chạy theo giá chặt rồi trồng mãi thì nghèo là phải.
Đua đòi nghe theo trữ hàng đợi lên giá cuối cùng hao hụt mà lại bị giá xuống không biết sao.
Chiêu trò làm giá, nhưng sẽ hù được những ai non gan lo sợ vội vàng bán ra khi giá còn thấp.
Do vào mùa thu hái nên ai cũng cần tài chính nhiều để trang trải…
Lấy tiền NH về mua tiêu cất hết bà con ơi…