Thị trường tiêu Ấn Độ: Đầu cơ cạnh tranh khiến giá tiêu biến động

Thị trường hồ tiêu tiếp tục để lại ấn tượng có vẻ như thị trường đang bị chi phối bởi các nhà đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. “Dường như không có ai điều tiết thị trường,” các nguồn tin cáo buộc.

Thực tế, những người nắm giữ vị thế mua đang kiểm soát thị trường và đẩy mạnh hợp đồng tháng 12 cũng như nới rộng sự chênh lệch giữa tháng 12 với các hợp đồng đang giao dịch khác.

Họ siết chặt thị trường và buộc những người nắm giữ vị thế bán phải mua lại hợp đồng tháng 12. Do đó, hợp đồng tháng 12 tăng lên đáng kể và đóng cửa với mức giá cao hơn nhiều so với các hợp đồng khác.

Do những người nắm giữ vị thế mua đã giảm mạnh vị thế mua, nên hợp đồng tháng 2 và tháng 3 tiếp tục giảm trong những ngày gần đây. Do đó, sự chênh lệch giữa hợp đồng tháng 12 và tháng 2 trong tuần qua đã lên đến 6.350 rupi/tạ. Ngoài ra, việc giá tiêu sụt giảm thấp hơn đang diễn ra do những người nắm giữ vị thế bán buộc phải làm vậy để thoát khỏi thị trường, các nguồn tin thị trường cho biết trên Business Line.

Cùng với hiện tượng các nhà đầu tư mua lại hợp đồng tháng 12 và thanh lý tiêu của họ trên thị trường, các đại lý giữa các quận đã mua lại số hàng thanh lý này do nguồn hàng tại hầu hết các thị trường nội địa hiện đã cạn kiệt.

Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ tăng lên trong những ngày sắp tới do đã đến mùa đông và mùa cưới hỏi. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cũng đang tăng lên.

Không có lô hàng nào được giao đến từ các thị trường chính. Những người hành hương Sabarimala được cho là đang mua một số lượng nhỏ hồ tiêu từ các quận Pathanamthitta, Kollam, và Idukki. Theo các đại lý tại Parakode (Pathanamthitta) và Punalur (Kollam), ước tính mỗi ngày có khoảng 5 – 7 tấn tiêu được giao dịch và dự kiến sẽ còn tăng do số khách hành hương cũng tăng lên.

Thêm vào đó, lượng khách du lịch tăng cũng hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ tiêu đen tại các vùng sản xuất.

Tiêu đặc chủng Ấn Độ có giá tương đương với giá giao tháng 12 và tiếp tục ở vào khoảng 7.400 USD/tấn (c&f) đối với thị trường châu Âu và 7.700 USD/tấn (c&f) đối với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, theo mức giá hiện hành, hợp đồng tháng 2 và tháng 3 lại có tính cạnh tranh khi ở mức 6.600 – 6.700 USD/tấn (c&f) so với giá tiêu từ các nguồn gốc khác trên thị trường thế giới.

Trong tuần, trên sàn NCDEX, hợp đồng tháng 12 tăng 1.180 Rupi và chốt tuần ở mức 38.980 Rupi/tạ, trong khi hợp đồng tháng 2 giảm 330 Rupi xuống mức 34.065 Rupi/tạ và hợp đồng tháng 3 giảm 5 Rupi xuống mức 33.785 Rupi/tạ.

Tổng doanh thu trong tuần giảm 7.168 tấn xuống mức 16.651 tấn. Tổng số hợp đồng mở giảm 2.433 tấn còn 5.433 tấn.

Cuối tuần, giá tiêu giao ngay song song với xu hướng trên thị trường kỳ hạn và do các hoạt động giao dịch bị hạn chế nên chỉ tăng 100 Rupi/tạ, chốt phiên ở mức 37.200 Rupi/tạ (tương đương 6.794 USD/tấn) loại tiêu xô và 38.700 Rupi/tạ (tương đương 7.067 USD/tấn) loại tiêu chọn MG1. ( 1 USD = 54,7577 Rupi )

Tình hình thế giới

Tính luôn số hàng từ năm 2011, nhập khẩu và lượng tiêu thụ trong nước trong năm 2012, có khoảng 85.750 tấn sẽ được chuyển sang thành hàng cho năm 2013. Lượng hàng tương đối nhỏ khi so với lượng hàng hồi đầu năm ở mức 90.585 tấn, theo Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC).

Ông S. Kannan, Giám đốc điều hành IPC, cho biết: “Lượng hàng chuyển sang năm 2013 dự kiến chỉ đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu trước khi hàng mới của vụ mùa sau được đưa ra thị trường. Theo tình hình này, dự kiến giá tiêu trong những tháng tới sẽ duy trì ở mức cao.

Nguồn Business Line/Giacaphe.vn
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *