Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá giảm do đầu cơ thanh lý
Thị trường tiêu ngày hôm qua giảm do các nhà đầu cơ xu hướng giá lên đang nắm giữ nguồn hàng lớn thực hiện việc thanh lý hàng.
Hợp đồng tháng 11 đã gây ra sự bối rối khi chốt phiên với giá giảm mạnh tới 3% trong khi các hợp đồng khác chỉ giảm nhẹ so với ngày hôm trước.
Có 302 tấn tiêu đã được giao hàng, nâng tổng số lượng hàng phân phối qua sàn tăng lên 1.642 tấn.
Theo đó, hợp đồng tháng 11 đã thanh lý 97 tấn khiến giá giảm 1.135 Rupi/tạ. Trong khi giao dịch vẫn tập trung tới 81% vào hợp đồng tháng 12 và vị thế mở chỉ giảm 1 tấn.
Trên thị trường giao ngay, 7 tấn tiêu đã được chuyển đến và có 5 tấn đã được giao dịch.
Trên sàn NCDEX, hợp đồng tháng 11 giảm 855 Rupi và đóng cửa ở mức 39.325 Rupi/tạ. Hợp đồng tháng 12 và tháng 2 đồng loạt giảm 90 Rupi và đóng cửa lần lượt ở mức 39.065 rupi/tạ và 36.280 Rupi/tạ.
Tổng doanh thu tăng 181 tấn lên 3.188 tấn. Tổng số hợp đồng mở giảm 365 tấn xuống 8.164 tấn.
Hợp đồng tháng 11 giảm 399 tấn xuống còn 201 tấn và hợp đồng tháng 12 giảm 1 tấn xuống còn 6.538 tấn, trong khi hợp đồng tháng 2/2013 tăng 28 tấn lên 1.172 tấn.
Chốt phiên thứ Ba 20/11, giá hạt tiêu giao ngay vẫn không thay đổi do các hoạt động bị hạn chế với mức 38.200 Rupi/tạ (tương đương 6.923 USD/tấn) đối với loại tiêu xô và mức 39.700 Rupi/tạ (tương đương 7.195 USD/tấn) đối với loại tiêu chọn. ( 1 USD = 55,1771 Rupi )
Trên thị trường thế giới, loại tiêu Malabar có giá 7.500 USD/tấn, tiếp tục cao hơn gần 1.000 USD/tấn so với tiêu của các nguồn gốc khác. “Thực tế, giao dịch trên sàn đã khiến loại tiêu chọn Malabar trở thành một trò cười trên thị trường thế giới,” các nguồn tin thị trường cáo buộc.
32 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá giảm do đầu cơ thanh lý"
“Giá hạt tiêu giao ngay vẫn không thay đổi do các hoạt động bị hạn chế với mức 38.200 Rupi/tạ (tương đương 6.923 USD/tấn) đối với loại tiêu xô và mức 39.700 Rupi/tạ (tương đương 7.195 USD/tấn) đối với loại tiêu chọn. ( 1 USD = 55,1771 Rupi )” ( theo bài báo trên)
Vậy mà giá tiêu trong nước mấy hôm nay cánh thương buôn ra giá 118.000 đ/kg tiêu đen đầu giá (dung trọng 500 g/l) tương ứng 5.714 USD/tấn, theo đó loại dung trọng 550 g/l giá 6.285 USD/tấn, thật vô lý.
Rõ ràng là giới đầu cơ XNK đang ép giá bà con, hòng mua giá rẻ vào kỳ thu hoạch vụ tiêu 2013. Cuộc chiến thị trường hồ tiêu đang diến ra quyết liệt. Hãy bình tình biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
Bà con nông dân Việt Nam mình chuẩn bị thu hoạch tiêu bán giá rẻ bèo đi thôi. Chuẩn bị tư thế bán giá 100.000đ/kg đi.
Không có gì vô lí ở đây hết, chẳng ai ép giá bà con hết, luật cung cầu hết thôi mà.
Gíá trên sàn Kochi chỉ mang tính chất tham khảo không phải hàng thực, giá cả ép bởi các người mua nước ngoài, các nhà XK chẳng ép nông dân làm gì. Hiện nay theo tôi nghĩ cơ hội giá tăng khó lắm rồi.
Không hoàn toàn như @kienly nói đâu. Trên thị trường Kochi có 2 loại hàng.
1. Hàng giao sau, tức là hàng được giao dịch theo kỳ hạn. Còn được gọi là hàng giấy, hàng ảo vì chủ yếu mua bán trên hợp đồng (chiếm trên 90%). Số hàng này đến kỳ hạn qui định theo quyền chọn có thể trở thành giao hàng thực (chưa đến 10%) hoặc chuyển tháng để duy trì hợp đồng.
2. Hàng giao ngay, là hàng thực, được đưa lên sàn và bán qua đấu giá trực tiếp của người mua. Đây là một kênh mua bán trên sàn tiêu Ấn Độ theo tôi là rất đáng để tham khảo, học tập. Tất nhiên hàng thực này phải đảm bảo chất lượng theo qui định của sàn, có 2 loại: Tiêu xô (FAQ) và tiêu chọn (MG1)
Việc điều tra của Ủy Ban các thị trường Kỳ hạn FMC về hiện tượng đầu cơ đẩy giá tiêu Ấn Độ lên cao ngất ngưởng mất hẳn tính cạnh tranh, có lúc giá tiêu Ấn Độ cao hơn tiêu các nước xấp xỉ 2.000 USD/tấn, đến nay đã có dấu hiệu tích cực.
Kể từ đầu tháng 11, giá tiêu Ấn Độ đã có chiều hướng giảm xuống, và những phiên gần đây là hiện tượng lao dốc rất mạnh. Tuy nhiên theo bài báo trên, vẫn còn cao hơn giá tiêu các nước gần 1.000 USD/tấn. Có thể đến cuối tuần này, giá tiêu Ấn Độ sẽ giảm tiếp xuống còn chênh lệch với giá tiêu VN và các nước ở mức chấp nhận được.
Tuy nhiên cũng không loại trừ nhà đầu cơ trong nước sẽ nương theo sàn Ấn Độ đè giá tiêu xô nội địa xuống sâu để trục lợi.
Diện tích tiêu trồng mới cứ gia tăng như 2 năm gần đây, chẳng bao lâu nữa hạt tiêu sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa và nông dân mình lại một lần nữa kêu TRỜI!
Bác Nguyễn Vịnh nói có lý lắm nhưng thời điểm không đúng. Có một số người lợi dụng chức quyền uy tín cá nhân (gọi nhà đầu cơ – giống như Bác Vịnh nói) thời điểm giá cao tháng 9 hô hào phát biểu, truyền hình phóng sự rằng giá tiêu sẽ tăng ở mức USD 7,000 tương đương 140.000 đ/kg cho loại 500g thử hỏi xem có ai bán được giá này, nông dân nghe vậy giữ hết không bán hàng ra. Nhưng người này (nhà đầu cơ) tranh thủ bán hết hàng đã mua đầu cơ, thậm chí họ bán khống trước, rồi nay giá hạ từ từ thì mua xuất đi. Bây giờ vụ mới sắp vào rồi không ai tiếp tục đầu cơ nữa. Cho nên giá tăng chắc là khó lắm.
Thời điểm T.09/2012 đầu giá đỉnh điểm giá Tiêu (Xô) 500gr đạt mức giá 138.000 – 139.000 đó bạn Thanh.
Rất cám ơn, cám ơn ý kiến của bạn @Thanh vô cùng,
Ý kiến của bạn gợi cho tôi hiểu rất nhiều điều và nhất là hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của nước ta hiện nay.
Cám ơn nhé!
Phóng sự ở VTV1 báo giá tiêu sẽ tăng, sau tuần này ở sóng sự VTV16 báo giá tiêu sẽ giảm từ nay đến cuối năm, tại bạn @ Thanh không theo dõi đấy chứ, tin của VTV16 cũng có trên mạng, phóng sự VTV16 rất chính xác. Khi nghe được phóng sự này 2 ngày hôm sau giá xuống ngay, tôi vội bán 2200k với giá 139đ, tiêu 500/l.
Không biết các bạn nghĩ sao chứ tôi thấy tình hình này giá tiêu chỉ có xuống thôi. Kinh nghiệm cho thấy tiêu Việt Nam đã có giá mấy năm rồi, tôi là đại lí thu mua mà còn không bán hàng kịp nữa. Có lẽ quay lại mốc lịch sử của năm 1998 nữa thôi, mất mấy chuc ngàn 1kg đó, có thể vào mùa vụ tới giá còn khoảng 100.000 thì vừa.
Hôm nay thị trường Long Khánh các thương lái cho giá 118 thôi, sao giá càng ngày càng xuống. Năm nay tình trạng này kéo dài không biết giá về đâu? Sao không thấy VTV làm phóng sự nữa để giá tăng cho nông dân nhờ.
Ở trên thì bác Đại lý Tiêu này nói giá xuống 100.000 đ/kg là giá rẻ như bèo.
Chỉ mới qua 1 ngày sau xuống đây thì bác lại nói giá còn khoảng 100.000 thì vừa.
Đúng là bác này nói dẻo thật!
Mỗi người, đều có nhận định riêng. Theo tôi mọi người nên thông tin chính xác giá cả, sản lượng các vùng miền trồng tiêu trên cả nước, cộng với tìm hiểu thông tin sản lượng tiêu thế giới trên các trang mạng của các nước trồng tiêu. Từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu cho mình để dự đoán xu thế. Điều này là tương đối. Nông dân phải biết chấp nhận xu hướng giá, đừng để mình bị mất nhiều là được.
Cư Kuin nói đúng, mọi người nên cung cấp thông tin chính xác từng khu vực để cho mỗi người nhận định theo cách riêng của mình.
Tôi nói không đúng hay sao các bác. Đối với người nông dân không biết giá bao nhiêu thì đủ với họ. Họ không chấp nhận với một mức giá nào hết. Khi lên cao ngất ngưởng thì không chịu bán còn trông chờ giá lên nữa, để hạ giá rồi bán, kêu giá rẻ không có lãi, 120.000 kg đến 155.000 kg như năm ngoái cũng như nhau thôi. Khi cần tiền thì 100.00kg cũng phải bán. Đã vậy hàng năm cứ trồng thêm nữa chứ, thì sao sản lượng thiếu hụt để tăng giá nữa.
Em xin chào các anh!
Hôm nay em muốn nhờ các anh cho em xin một ít kinh nghiệm ủ phân chuồng, em chưa ủ năm nào nên bỡ ngỡ quá. Năm nay phải học theo các anh ủ phân thôi, em đang phân vân không biết khi ủ em cho vôi vào thì chế phẩm Tricodecma có tác dụng không ạ? Mong các anh giúp đỡ em. Chân thành cảm ơn các anh rất nhiều.
Bạn tham khảo những bài báo này xem. Chi tiết nào chưa rõ thì có thể hỏi Tư vấn của Công ty hay tham khảo ý kiến của bà con trên diễn đàn.
1.>> http://giacaphe.com/10771/quy-trinh-che-bien-phan-huu-co-vi-sinh-tu-vo-ca-phe/
2.>> http://giacaphe.com/9763/ky-thuat-che-bien-vo-ca-phe-thanh-phan-huu-co-sinh-hoc/
3.>> http://giacaphe.com/9220/quy-trinh-xu-ly-vo-ca-phe/
Em xin được cảm ơn anh Nguyễn Vịnh nhiều ạ! Có gì thắc mắc sẽ nhờ các anh tư vấn ạ.
Em chào các anh! Em có đọc 2 bài báo anh Nguyễn Vịnh cho đường link, và em có chút thắc mắc kính mong các anh giúp đỡ em. Trên bài báo viết là hòa chế phẩm tricoderma vào nước cùng với đường và phân urê, em phân vân không biết có phân urê vào thì có làm chết nấm tricoderma không ạ. Vì phân urê là hóa học, xin chân thành cảm ơn các anh rất nhiều!
Câu hỏi của bạn @Xuân lực rất thú vị. Tôi giải thích chung nhé.
Chất hóa học nếu sử dụng đúng liều lượng thì vẫn có ích nhất định. Chỉ có hại khi nó là chất được chỉ định hoặc do con người sử dụng thái quá. Ví dụ chất 2,4D được dùng để kích thích sinh trưởng, nhưng nó chính là hóa chất diệt cỏ, chất khai quang. Phân urea dùng liều lượng thấp là chất dinh dưỡng bón cho cây nhưng nếu bạn thử dùng quá tay thì sao? Nấm là vi sinh vật nên nó cũng cần có thức ăn chứ.
Bạn nhớ cẩn thận về liều lượng theo qui trình đã hướng dẫn. Chúc thành công !
Em cảm ơn anh Nguyễn Vịnh thật nhiều! Theo anh thì sử dụng phân hóa học đúng liều lượng thì vẫn có lợi ích nhất định, nhưng em thấy hướng dẫn sử dụng của các công ty phân bón với liều lượng là rất lớn. Vậy theo anh mình có nên theo đúng liều lượng như vậy không ạ! Em thấy nó hơi nhiều.
Chúc anh thật nhiều sức khỏe, chúc cộng đồng giá tiêu ngày càng phát triển!
Tôi đang nói sử dụng phân urea làm chất phụ gia để ủ phân vi sinh. Bạn lại nói về liều lượng để bón phân.
Tất nhiên xu hướng hiện nay là tăng phân hữu cơ và giảm phân vô cơ. Bạn làm sao để mục đích cuối cùng phải bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây là đúng nhất.
Hôm nay các thương lái ở Long Khánh cho giá 117 nhưng mọi người không bán nhiều, thấy giá không có chiều hướng tốt. Các Kho phát giá mua yếu ớt, họ bảo cũng không mua bán được gì cả. Thị trường tiêu thấy yên lặng.
Gía đó thôi Myhanh ak, khách mua yếu lắm ko mua bán gì được đâu.
Em nghe Tiêu trắng còn thê thảm nữa, không bán được. Những người làm tiêu trắng rên quá trời. Họ cho công nhân nghỉ Tết sớm hết rồi. Những năm trước chuẩn bị vào mùa đông Khách Châu Âu và Mỹ hỏi tiêu trắng tấp nập, mỗi ngày tăng một giá. Năm nay ngồi ngáp hết rồi từ người làm tiêu trắng đến nhà Kho.
Mỹ Hạnh nói đúng rồi đấy, dân Bàu Cá chúng em bây giờ chuyển sang làm việc khác hết rồi, cho công nhân nghỉ Tết hết rồi. Đổ hồ ra bị lỗ, sợ hao hụt đem đi gởi Kho, càng chờ thì giá càng rớt. Giá rớt đã bị lỗ rồi, chốt giá được thì Kho không trả tiền, có trả thì trả nhỏ giọt. Họ bảo chưa bán được… Vì vậy chúng em đành đóng hồ nghỉ Tết sớm.
Sao chị Lan Hương không bán vào các Kho uy tín, giao hàng trả tiền ngay. Những Kho kia họ muốn chiếm dụng vốn của các nhà SX tiêu trắng để đầu cơ. Họ có sức chơi thì phải chịu sao lại chiếm dụng vốn của người khác trục lợi cho mình. Trong khi đấy họ bán cho các XK được trả tiền ngay, thậm chí một số XK còn cho ứng tiền trước nữa.
Dạ em xin lỗi anh! Em đã có chút nhầm lẫn, nhà em năm nào cũng bón phân heo nhưng không qua ủ hoai mục nên mỗi năm chết vài trụ. Đã vậy lại bón quá nhiều phân hóa học, từ năm nay em sẽ thay đổi cách chăm sóc tiêu theo hướng bền vững như cộng đồng giá tiêu đang hướng tới. Em xin được chân thành cảm ơn các anh đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức để cây tiêu Việt Nam ngày càng phát triển!
Không ủ cho hoai mục mà tống hết ra vườn? Vậy mà tiêu “không tiêu” là may cho bạn lắm rồi.
Trộn thêm các loại vi sinh vật vào rồi ủ, cây vừa hấp thu dễ dàng vừa kháng được bệnh hại.
Bạn nên đọc mấy bài viết về phân bón các loại để nâng cao kiến thức và sử dụng phân bón hợp lí hơn. Có điều gì chưa rõ bạn cứ hỏi trên diễn đàn để cộng đồng sẽ cùng nhau chia sẻ.
Mạng Ấn độ rớt thê thảm quá , không hiểu thị trường đi về đâu
Dạ em cảm ơn anh Nguyễn Vịnh thật nhiều! Ở địa phương em nhà nào cũng làm vậy anh ạ. Mua phân về sau đó đào hố bỏ phân vô, mỗi lần đào là đứt rễ. Có nhà bỏ phân gà vào vườn tiêu mùa mưa vừa rồi đi gần hết, hay có nhà chuyên dùng phân hóa học, chưa năm nào bỏ thêm phân chuồng. Năm nay cũng bắt đầu xuống cấp, giờ em mới thấy địa phương em làm tiêu sai hết cả.