Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu giảm trở lại trước áp lực bán hàng vụ mới

Biểu đồ lịch sử giá tiêu ASTA tại New York .
Biểu đồ lịch sử giá tiêu ASTA tại New York .

(25/2) – Áp lực bán hàng vụ mới tiếp tục kéo giá tiêu giao ngay lẫn giá tiêu kỳ hạn giảm xuống cho dù nguồn cung tại thị trường nội địa Ấn Độ vẫn còn hạn chế, theo nguồn tin thị trường trên Business Line.

Các thương buôn đường dài cho biết, hôm đầu tuần hạt tiêu Rajkumari được giao dịch ở mức 647 Rupi/kg và hạt tiêu từ Pulpally thuộc huyện Wayanad bang Kerala có giá 635 Rupi/kg.  Trong khi hạt tiêu loại 500 Gr/l từ các huyện Kollam và Thiruvananthapuram phía nam Kerala giao dịch ở mức giá trung bình 575 Rupi/kg và hạt tiêu chất lượng cao giao dịch ở mức 640 Rupi/kg.

Nhu cầu trong nước cũng chậm lại do các kho sàn giao dịch được phép tiếp tục phát hành số tiêu bị nhiễm độc buộc phải tái xử lý. Những người mua được đã pha trộn nó với tiêu vụ mới rồi tung ra bán với giá 650 Rupi/kg.

Giá hạt tiêu giảm thêm do áp lực bán. Các nhà máy chế biến, các đại lý liên bang và các nhà xuất khẩu đã mua vào. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng đã được cung ứng đầy đủ hàng cho hợp đồng giao tháng Ba nhằm nâng cao dung trọng hạt tiêu Việt Nam.

Hôm qua, thứ Tư ngày 24/2, trên thị trường kỳ hạn đã có 52 tấn tiêu được giao dịch ở mức 635 – 640 Rupi/kg. Trong khi giá tiêu giao ngay giảm thêm 300 Rupi, xuống ở mức 62.200 Rupi/tạ (tương đương 9.069 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 65.200 Rupi/tạ (tương đương 9.506 USD/tấn) cho loại tiêu đã sơ chế.

Trên Sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, hợp đồng tháng Ba cũng giảm 500 Rupi xuống ở mức 64.500 Rupi/tạ (tương đương 9.404 USD/tấn).

Giá tiêu Ấn Độ xuất khẩu có giá 9.675 USD/tấn (c&f) giao châu Âu và giá 9.925 USD/tấn (c&f) giao tại Mỹ, giảm nhẹ 25 USD.

*Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 02/2016 đạt 3.159 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 27,65 triệu USD, giảm 67,16 % về lượng và giảm 68,11 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 8.753 USD/tấn, giảm 4,01 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 01/2016.

* Tỷ giá: 1 USD = 68,5887 Rupi

Nguồn Anh Văn (giacaphe.vn)

8 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu giảm trở lại trước áp lực bán hàng vụ mới"

Lê Trọng Nhân

Sao em cứ nghe nói mãi về số tiêu bị nhiễm độc lưu trữ trong kho của Sàn Hàng hóa được phép bán ra sau khi đã tái xử lý mà mãi vẫn chưa hết? Số lượng này có nhiều không? với lại tiêu này bị nhiễm độc phải tái xử lý vì sao giá lại cao hơn? Như trong bài này tiêu chất lượng cao có giá 640 Rupi/kg mà nó lại tới 650 Rupi/kg? Mong được giatieu.com giải thích, em cảm ơn.

Kim Ngọc

Em cũng có nghe đâu trong khoảng 6500 – 8000 tấn.
Họ dùng dầu khoáng bôi lên bao để bảo quản, chống các loại côn trùng mối mọt.

Châu Huế

Tiêu cũ tồn kho lâu ngày, độ ẩm rất thấp nên giá cao. Tiêu vụ mới chưa khô, độ ẩm còn cao nên giá rẻ hơn. Có nhiều lô tiêu để tới 2-3 năm nên chỉ còn 11 – 11,5 độ, rất nhẹ, trong khi tiêu vụ mới thường mua vào khoảng 15 độ.
Có nhiều lô tiêu mới vừa thu đo được 17-18 độ, nói bà con về phơi thêm cho khô nhưng bà con năn nỉ bán cho bằng được. Không biết các đại lý làm sao với những lô tiêu còn quá ẩm này.

Kim Ngọc

Xuất khẩu tiêu nửa đầu tháng 2/2016 giảm mạnh là do trúng vào kỳ nghỉ Tết Âm lịch.
Thông tin các công ty có dủ hàng để xuất cho hợp đồng tháng 3 rồi cũng đáng lo các bác nhỉ !
Giá tiêu vụ mới còn rớt thêm nữa chăng?

Đoàn Thị hợp

Theo các bác chuyên gia trồng tiêu thì cho em hỏi: giống tiêu Ấn Độ năng suất như thế nào và tuổi thọ ra sao, em ở Bình Phước định trồng giống tiêu này mà còn đang băn khoăn, vì nhà em chỉ có giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Trung thôi. Cảm ơn!

Ngok

Chưa biết gì về giống tiêu này mà đã muốn trồng rồi là sao?

Van Dinh

Hầu hết dân chỉ biết tiêu trồng tại nơi họ sống và không tìm hiểu kỹ trước khi trồng cũng như thổ nhưỡng nơi công tác, cách xử lý đất… Chủ yếu là kiếm đất, đào hố, chôn xuống và chăm sóc, có khi thấy triệu chứng bệnh mà cũng chẳng biết cách xử lý nữa chứ đừng nói là biết gì về giống của tiêu Ấn.

huydung

Thực trạng bây giờ là vậy, trồng theo phong trào thôi ! Thấy cây gì, con gì có giá thì làm theo thôi , từ đó kéo theo một hệ lụy khôn lường được. Như trồng cây hồ tiêu vậy, thời đại này mà hỏi a/c có sử dung nấm trichoderma hay preudomonas hay không ? (trả lời : không biết nó là cái gì ). Nguy hiểm thật !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *