Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu tiếp tục tăng nóng do nguồn cung bị thắt chặt
Giá hạt tiêu giao ngay vẫn ổn định cho dù nguồn cung có phần bị thắt chặt. Tuy nhiên khách mua hiện đang quan tâm tìm kiếm hạt tiêu loại có dung trọng thấp hơn.
Trong khi phần lớn hạt tiêu được giao dịch hiện nay là tiêu từ Karnataka được trộn lẫn với tiêu Kerala, nguồn tin thương mại tiết lộ với BusinessLine.
Hôm qua, thứ Ba ngày 15/6, có 46 tấn tiêu được chuyển đến thị trường kỳ hạn và tất cả đã được giao dịch với giá 630 – 640 Rupi/kg. Hạt tiêu Rajkumari (huyện Idukki) đã được giao dịch ở mức 645 Rupi/kg trong khi hạt tiêu ở Dãy núi cao được bán 640 Rupi/kg và tiêu ở Pulpally và Battery (huyện Wayanad) được bán với giá 630 – 635 Rupi/kg. Tiêu đã sơ chế được nhà sản xuất tiêu nghiền chào mua với giá 630 Rupi/kg.
Giá tiêu giao ngay vẫn ổn định ở mức 62.000 Rupi/tạ (tương đương 9.685 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 65,000 Rupi/tạ (tương đương 10.153 USD/tấn) cho loại đã sơ chế.
Trên Sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, hợp đồng kỳ hạn tháng Sáu, tháng Bảy và tháng Tám đồng loạt giảm 1.000 Rupi/tạ, cùng xuống đứng ở 65.506 Rupi/tạ (tương đương 10.232 USD/tấn).
Giá tiêu xuất khẩu Ấn Độ lên ở mức 10.500 USD/tấn (c&f) cho hàng giao châu Âu và 10.750 USD/tấn (c&f) cho hàng đi Mỹ, tăng nhẹ thêm 50 USD/tấn so với tuần trước, chủ yếu do đồng Rupi mạnh lên.
* Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong tháng 5/2015 đạt 18.688 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 173,943 triệu USD, tăng 13,9 % về lượng và tăng 13,9 % về giá trị so với tháng trước và giảm 21,9 % về lượng nhưng lại tăng 2,7 % về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 9.308 USD/tấn, giảm 0,01 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2015.
*Tỷ giá 1 USD = 64,0177 Rupi
5 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu tiếp tục tăng nóng do nguồn cung bị thắt chặt"
Không biết khi mình được thu giá có giữ được như thế này không
Cứ đà phát triển hồ tiêu nóng như hiện nay thì hồ tiêu sẽ theo gót cao su…
Thấy trên TV người ta nói rằng: tiêu VN khi xuất khẩu đã bị dạt về, vì tiêu có nhiều cấn và lép, và giá tiêu rẻ hơn các nước cùng xuất khẩu. Nếu như vậy trong 4 đến 5 năm tới đây nếu ko khắc phục được tình trạng này thì có thể các nước EU sẽ ko nhập khẩu nữa thì người dân sẽ ra sao? Chúng tôi cần các biện pháp của các nhà xuất khẩu hồ tiêu sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào? Làm sao để người dân có được cái giá tốt và được các nước khác coi trọng đây là tiêu VN.
Chưa thấy nhà nông nào khi được hỏi dám nói: Vài ba năm nữa chúng ta sẽ giàu nhờ hồ tiêu. Hiện tại tới đâu hay tới đó. Nông sản nước ta từ xưa tới nay vẫn vậy. Nếu tương lai phía trước là ánh hào quang, thì nhà nông trồng tiêu sẽ là tỉ phú Việt hết…
Từng người nông dân thật thà bán tiêu sạch, chất lượng cho công ty thu mua. Ai ngờ mấy bạn công ty thu mua với số lượng nhiều đã đem hạt trái đu đủ được phơi khô trộn vào hạt tiêu, hoắc trộn tiêu lép vào, chính do sự tham lam nên đã bị bên đối tác phát hiện và trả về lại. Bên đối tác nói tiêu Việt nam kém chất lượng nên mua giá thấp. Và cuối cùng thành phần gánh chịu sự tổn hại cuối cùng chính là người nông dân…