Thị trường tiêu Ấn Độ: giá vẫn rất cao

Những nhà đầu cơ sau khi đẩy giá lên cao đã chuyển sang thanh lý hàng để kiếm lời. Việc chuyển vị thế và mua bổ sung vào tuần trước cũng đã diễn ra.

Hiện nay nhà đầu cơ trên thị trường Ấn Độ đang thanh lý hàng ở mức 400-405 rupi/kg.

Nhu cầu hạt tiêu cho mùa đông chỉ còn vài tuần nữa trong khi nguồn hàng ở bang Rajasthan đã cạn kiệt, các nguồn tin thị trường cho biết trên Business Line.

Tại Ấn Độ, mùa thu hoạch mới dự kiến sẽ bắt đầu từ giữa tháng 12, nhưng đã xuất hiện những báo cáo mâu thuẫn về sản lượng thu được. Một số người cho rằng sẽ là một mùa vụ bội thu với khoảng 65.000 tấn, trong khi số khác lại ước đoán sản lượng khoảng 55.000 – 60.000 tấn.

Nông dân trồng tiêu ở một số vùng cho biết số trụ tiêu không gia tăng nhưng cây cho rất nhiều hạt, điều này cho thấy vụ tới sẽ thu được nhiều tiêu hơn.

Ước tính còn khoảng 10.000 tấn hàng thực để đáp ứng nhu cầu hiện nay cho đến giữa tháng 12, và nhu cầu sẽ nhanh chóng tăng lên đến 7.500 tấn/tháng.

Những người nắm giữ hàng dự đoán giá sẽ đạt ngưỡng 500 rupi/kg và sẽ không bán hàng ra cho đến khi đạt được giá đó.

Trên thị trường thế giới, tiêu Malabar vẫn đang có mức giá cao nhất khoảng 8.500 USD/tấn (c&f), trong khi tiêu từ những nguồn khác vẫn ở mức dưới 7.000 USD/tấn.

Tiêu Brazil được đánh giá hiện rất cạnh tranh trong khi tiêu Indonesia và Việt Nam đã giảm xuống dưới 7.000 USD/tấn đối với loại ASTA.

Giá giao ngay vẫn ở mức 40.000 Rupi/tạ (tương đương 7.663 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 41.500 Rupi/tạ (tương đương 7.950 USD/tấn) cho loại tiêu chọn. ( 1 USD = 52,1988 Rupi)

Nguồn Giacaphe.vn

17 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: giá vẫn rất cao"

Phan Phat

Nếu tính như thế thì tiêu xô và tiêu chọn giá đều trên 160.000 đ/kg. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam đâu hết không biết chớp lấy thời cơ. Gía này vét kho là ok phải không bà con.

NguyenVinhBRVT

Đó là giá tiêu nước người ta, còn giá ở mình dưới 7000 USD. Sao tiêu người ta ngày càng lên mà tiêu mình thì giảm dần chán thật. Ko biết giá có lên ko? Ai cho mình ý kiến với.

namBRVT

Mình không hiểu hiện nay các cty XK hồ tiêu VN đang đứng ở vị trí nào trên thị trường hồ tiêu thế giới. Một nước sx hồ tiêu lớn nhất thế giới mà chẳng làm gì được, để cho nước khác khống chế giá đến mức độ dài ngày đến thế. Tôi nghĩ giá tiêu thế này thì trong nước ít nhất cũng 140.000 trở lên chứ.

DUC MINH

Các bạn thân mến !
Năm rồi giá tiêu được tính như thế nầy
Gía hiện tại 422 Rupi /kg x R = 395 vnđ = 166.000 – 10.000 ( chênh lệch giửa tiêu VN và Ấn Độ ) = 156.000 là đúng
Nhưng sao giá tiêu VN quá rẽ trong thời gian dài
Chào các bạn !

honam

Người Ấn độ đi buôn hồ tiêu mà các bạn. Họ mua tiêu Việt Nam qua cái “chợ tạm” của người Ấn ở Singapore với mức giá rẻ. Khi hàng đã có được đầy một chuyến thì họ bán và nhận tiền tại Ấn Độ với cái mác tiêu Ấn và giá Ấn.

Cường

Thương lái Việt thì sức vóc, năng lực đâu mà bắt họ phải thi đua với những nhà buôn gia vị tầm cỡ thế giới như nhà buôn người Ân Độ. Điều này cần cái nhìn chiến lược của những nhà quản lý kinh tế Nhà Nước tầm vĩ mô thì may ra!

Châu Huế

Xu hướng giá tiêu thế giới đang tăng cao để thu hút hàng về cho nhu cầu mùa đông và lễ tết cuối năm. Dù nhà đầu cơ có ra sức dùng sàn SMX để ém giá nhưng chỉ được vài ngày cũng phải tăng theo giá sàn NCDEX thôi.
Cuối tuần là giá sẽ bắt đầu tăng mạnh trở lại. Tiêu xuất khẩu Ấn Độ đã có giá trên $8.500 rồi.

namBRVT

Vậy sao doanh nghiệp xk tiêu của VN không đưa hàng qua Ấn bán, giao dịch trên sán Ấn thì giá cao, sau đó mua hàng thực trong nước giao hàng. Tưởng sinh ra sàn Sing sẽ có lợi cho nông dân VN, ai dè nó đè bẹp nông dân mình luôn. Nếu kg có sàn Sing thì giá tiêu VN cũng tầm 15.000 rồi.

Phạm

Hồ tiêu Việt Nam sang năm 2013 thất thu, bà con cứ yên tâm giữ hàng. Như vườn nhà tôi chỉ bằng 1/3 năm 2012 mà thôi.

Nguyễn Vịnh

@namBRVT !
-Sở Giao dịch hàng hóa Ấn Độ không cho phép khách nước ngoài đặt lệnh trên sàn NCDEX mà chỉ được thị sát và mua bán bên cạnh sàn. Vì thế nên sàn SMX đưa thêm mặt hàng tiêu vào giao dịch để mở rộng cơ hội mua bán tiêu cho các nước ĐNÁ hơn.
-Việc hạn chế khách nước ngoài đặt lệnh trên sàn Ấn Độ nhằm bảo đảm hàng hóa nông dân sản xuất ra được DN trong nước tiêu thụ với giá cả hợp lý và minh bạch,
-Theo tôi, DN VN quen mua bán theo lối truyền thống nên không mặn mà gì với sàn hàng hóa nói chung chứ không riêng gì sàn tiêu đâu. Hơn nữa, khi lượng giao dịch qua sàn nhiều lên (như sàn Mỹ, Anh) thì đòi hỏi sự tính toán, theo dõi để đặt lệnh khá phức tạp mà khoản này ta thường… thua. Thời gian gần đây, thực sự là đầu cơ tài chính đã lèo lái giá cả của các sàn nên kinh doanh hàng hóa thuần túy cũng ngại và quá mệt mõi khi phải chạy theo sàn. Bạn thử hãy suy nghĩ vì sao Vicofa khuyên các DN Cafe hạn chế giao dịch qua sàn.
-Sàn BCEC ở BMT không hoạt động được thì thực sự là quá tiếc !

namBRVT

Chào anh Nguyễn Vịnh,

Em cũng thắc mắc là nếu không giao dịch qua sàn thì doanh nghiệp VN xuất khấu bằng chính ngạch hay tiểu ngạch như trước giờ cũng được, nhưng sao giá thế giới và VN chệnh lệch nhiều quá, nếu vậy tiền lãi này nằm ở đâu. Nông dân mình cứ nhìn giá TG và giá VN thì làm sao bán hàng được.

Thiện

Giá sàn SMX đang chào bán có 6300USD/1 tấn, sao doanh nghiệp ta không mua rồi nhận hàng thật đem xuất khẩu?

BẢO(BRVT)

Giá tiêu nước ngoài tăng cao trong khi giá tiêu trong nước như hiện nay thực sự không có lợi gì cho bà con nông dân. Anh(chị) có nhận định gì về giá tiêu sắp tới không?

Phan Phat

Mỗi lần đọc trang :”Thị trường hạt tiêu” tôi thật sự đau đầu mà phải suy nghĩ những điều bất hợp lý, thị trường lúc lên lúc xuống, lúc thế này lúc thế khác. Ví dụ bài : “Xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ tăng vọt” ra ngày 1/8 (Anh Văn- giacafe). Sản lượng tiêu của Ấn Độ năm nay đạt 43000-45000 tấn so với năm trước 49000 tấn. Đến bài: “Thị trường tiêu Ấn Độ giá vẫn cao” ra ngày 8/10 thì dự đoán sản lượng của Ấn Độ thu khoảng 55.000- 65.000 tấn. Một con số chênh lệch 20.000 tấn quá mức so với một quốc gia làm hồ tiêu. Vậy ngồi quy đổi ra USD = VNĐ. Từ đó giá năm 2013 sẽ thay đổi hoàn toàn cung so với cầu.

quynhduong

Không biết thời gian tới giá có lên không, để đến sang năm thì kẹt lắm. Theo các bạn thì có nên giữ tiêu đến sang năm không?

An Lộc

Kẹt thì không nên để, để thì không nên hỏi, mà hỏi thì không còn kẹt nữa. Đúng không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *