Thị trường tiêu Ấn Độ: Thương mại tại cổng trang trại giữ giá tiêu ổn định

Hôm thứ Sáu, lượng hàng được giao dịch sụt giảm 13 tấn đã giữ giá tiêu tại sàn Kochi ổn định, theo tin từ Business Line.

Sàn giao dịch Kochi – Ấn Độ

Thị trường đã chấp nhận mức giá trung bình 309 Rupi/kg với tiêu xô, trong khi giá tiêu chọn MG1 ở mức 329 Rupi/kg. Tiêu vụ mới cũng được chào giá 299 Rupi/kg.

Theo ông Kishore Shamji chủ sở hữu công ty Kishor Spices, nông dân không muốn bán hạt tiêu vụ mới với giá thấp hơn cho dù các đại lý lớn của thị trường đã tìm đến tận cổng trang trại. Các thương nhân có cơ sở chế biến tại Tamil Nadu cũng tìm đến các vùng trồng tiêu chính trong Gudalur và Erode để hoạt động thương mại.

Có thêm báo cáo cho thấy một số đại lý liên bang ở Kerala bắt đầu chuyển cơ sở chế biến sang Tamil Nadu do có sẵn lao động giá rẻ và giá cước vận tải hàng hóa thấp hơn, so với giá cả tại thị trường Kerala, Shamji nói.

Được biết, các cơ sở chế biến hạt tiêu liên bang hiện đang tập trung ở Tamil Nadu vì có các ưu đãi của chính phủ như miễn thuế GST (thuế hàng hóa và dịch vụ) và trợ cấp, Shamji cho biết thêm rằng các thương nhân có trụ sở tại Karnataka phải trả tiền cho APMC cũng đang chuyển theo sau.

Trong khi đó, nhu cầu tại thị trường nội địa tiếp tục ở mức thấp do hồ tiêu Việt Nam nhập lậu. Phần lớn các giao dịch này đã trốn thuế GST, đó là mối đe dọa lớn đối với các cộng đồng hồ tiêu, cả nông dân và nhà sản xuất cũng như giới thương nhân tại các khu vực trồng tiêu chính của Karnataka và Kerala.

Theo báo cáo hàng tuần của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu xô Ấn Độ loại Malabar hiện đang giao động ở mức 4.337 USD/tấn và tiêu đen xô Indonesia ở mức 1.752 USD/tấn, giảm 2% so với tuần trước, trong khi tiêu đen xô Việt Nam có giá 1.635 USD/tấn, hàng giao tại các cảng xuất khẩu.

Theo các nhà quan sát, sở dĩ giá tiêu xô Việt Nam khá thấp do hàng giao chủ yếu là tiêu xô nhẹ.

Nguồn Anh Văn (giacaphe.vn)

8 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Thương mại tại cổng trang trại giữ giá tiêu ổn định"

tay nguyen

Giá cả ở Krôngna hiện nay thấp quá, chắc để luôn thôi.

Senca

Giá tăng giảm diễn ra đều khắp mọi nơi, không chỉ riêng Krông Na chỗ bạn…
Nông sản nào vào thu hoạch vụ mùa chẳng như vậy !

Châu Huế

Lượng cung tăng mạnh vào đầu vụ thường làm giá tiêu giảm. Để tránh cho giá không giảm sâu buộc nhà vườn phải giảm bán, chỉ bán vừa đủ để trang trải nhu cầu cần thiết.
Theo tôi biết, tuy cùng thu hoạch vào thời điểm này nhưng thị trường tiêu ở Brazil không có hoạt động gì đáng kể vì họ đã bán hết hàng, theo phương thức bán trước giao hàng sau cho các công ty kinh doanh trong nước.

Dan Viet

Bác Châu Huế nói đúng, lưu ý thêm bà con là phải thực sự giữ tiêu lại thì mới có tác dụng hãm đà rớt giá chứ đem hàng ra đại lý ký gửi sẽ làm cho giá càng giảm thêm. Tại sao?

-Đại lý sẽ đem hàng hóa đó bán ngay lập tức, dùng số tiền bán hàng đó để cho bà con vay (hoặc bán hàng của người này để cho người khác vay) nhưng bản chất là bà con đang vay vốn của chính mình nhưng phải trả lãi cho đại lý.
-Càng nhiều người gửi hàng thì đại lý càng bán nhiều, giá càng rớt. Khi giá rớt thấp đại lý mua lại lô hàng khác để chốt lời. Nếu giá có lên lại thì cũng chả hề hấn gì.
– Nếu giá rớt tiếp, khi bà con chốt bán thì sẽ nhận được ít tiền hơn so với bán đứt ngay từ đầu+ lỗ tiền lãi phải đóng-trên vốn hàng hóa của chính bà con.

Vấn đề là bao nhiêu % bà con còn đủ khả năng tài chính để trữ HÀNG THẬT. Tình hình tài chính của bà con như thế nào thì chỉ có bà con tự biết thôi.

Thien An

Em nghe nói các công ty xuất khẩu mua mạnh để có đủ hàng giao cho hợp đồng tháng 2, nên không chắc giá này còn kéo dài…

Hòa Đông

Giá tăng chỉ tạm thời khi cần hàng xuất khẩu giao ngay cho khách ngoại.
Thu hoạch vụ mùa đang rộ nên xu hướng giá giảm là chính, nhà vườn cần bán để thanh toán công hái và trang trải công nợ đã trở thành quy luật rồi…
Tôi dự đoán giá tiêu năm nay không dưới mức 35.000đ/kg.

Ánh Ngọc

Giá tiêu 2 tỉnh tăng rồi, 2 tỉnh còn lại cũng sớm tăng theo thôi…

Dan Viet

Dan Viet chỉ luu ý bà con 2 điểm.

1. Giá tăng chỉ có lợi cho ai muốn bán
2. Không nên vay mượn để trữ, không có gì đảm bảo là lợi nhuận sẽ cao hơn lãi suất vay

Một trong những lý do mà nông dân khốn đốn ngày hôm nay là do vay mượn để đầu cơ (trồng tiêu, ôm tiêu). Nếu làm theo kiểu truyền thống (tích tiểu thành đại, dành dụm để phát triển) thì cho dù là giá có thấp như hiện nay thì vẫn có thể tồn tại được.

Đa số những người trắng tay vì tiêu là do đánh bạc với giá tiêu và thua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *