Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu giảm do nguồn cung vượt xa nhu cầu

tieu-dai-dien-an-do9Giá tiêu kỳ hạn và giá tiêu giao ngay tại Ấn độ đã có ​​xu hướng suy giảm trong tuần qua sau khi cung-cầu càng chênh lệch vượt xa so với trước đây.

Nhu cầu trong nước yếu đi trong tuần trước do thời tiết quá lạnh tại các bang ở phía bắc.

Trên thị trường quốc tế cũng có thể diễn ra một hoàn cảnh tương tự do thời tiết lạnh khắc nghiệt ở Mỹ và Canada. Hiện tượng này được cho là đã gây ảnh hưởng tiêu cực khiến cho hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ, thị trường Mỹ và Canada lần lượt thu hẹp nhu cầu.

Phần lớn nhu cầu trong nước được các đại lý ở Tamil Nadu đáp ứng, dựa trên những thương nhân đã biến Erode trở thành một trung tâm chính buôn bán hạt tiêu. Việc đóng thuế có lợi hơn ở Tamil Nadu đã tạo điều kiện để thương nhân tích cực mua hạt tiêu bằng tiền mặt và vận chuyển đi từ Kerala. Trong khi đó, có khá nhiều hạt tiêu đã được gửi đi bằng đường sắt đến các thị trường phía bắc Ấn Độ.

Phần lớn hạt tiêu từ Kerala có độ ẩm lên tới 18 % đã được giao dịch ở mức 470 Rupi/kg. Hạt tiêu chất lượng cao hơn được bán với giá 505 Rupi/kg vào đầu tuần trước, nay giảm còn 495 Rupi/kg.

Bình quân có hơn 10 tấn tiêu vụ mới được chuyển ra bằng đường sắt vì thời gian vận chuyển khá lâu. Thời gian tối đa gửi bằng đường sắt khoảng ba ngày. Do hạt tiêu vụ mới có độ ẩm cao, thương buôn muốn mua càng sớm càng tốt để tránh bị nấm phá hoại.

Những thương nhân ở Bihar và Jharkhand cũng đã tích cực bao giá từ các thị trường chính “theo hóa đơn tự mua” bằng tiền mặt và tự chuyển đi, theo nguồn tin thị trường cho biết.

Trên sàn NMCE, hợp đồng tháng Giêng và tháng Hai trong tuần giảm 1.358 Rupi và 1.612 Rupi tương ứng xuống 51.467 Rupi/tạ và 51.200 Rupi/tạ. Doanh thu tăng 31 tấn lên 115 tấn. Hợp đồng mở giảm 7 tấn xuống còn 18 tấn.

Trên sàn IPSTA, hợp đồng tháng Giêng và tháng Hai giảm mạnh 3.500 Rupi và 5.000 Rupi trong tuần xuống đóng cửa ở mức 49.000 Rupi/tạ và 46.518 Rupi/tạ.

Giá giao ngay giảm mạnh tới 1.200 Rupi, đóng cửa hôm thứ Bảy tại 48.900 Rupi/tạ (loại tiêu xô) và 50.900 Rupi/tạ (loại tiêu chọn).

Các nhà chiết xuất tinh dầu phải mua hạt tiêu chưa già đã ngừng lại do hạt tiêu có sẵn từ Sri Lanka và Việt Nam có giá rẻ hơn. Các nhà xuất khẩu cam kết giao hàng trong tháng Giêng cũng đã bị chậm lại.

Trong khi đó, các nhà đầu tư có hạt tiêu được phát hành từ kho đã cung cấp với mức giá giảm nhưng thanh toán tiền trước. Nguồn cung từ các dãy núi cao có khả năng tăng lên. Khi tất cả các yếu tố được cộng chung lại, thị trường có thể có xu hướng dễ dàng hơn trong những ngày tới.

Giá tiêu xuất khẩu Ấn Độ đã ở mức 8.450 – 8.500 USD/tấn (c&f) châu Âu và 8.700 – 8.750 USD/tấn (c&f) đối với Mỹ.

Thị trường quốc tế

Trong những tuần gần đây, thị trường hạt tiêu Việt Nam đã có một sự thay đổi đáng kể. Trong khi các nhà sản xuất khác như Brazil và Indonesia vẫn còn bị thắt chặt và giá cả đã không thấy giảm, giá cả tại Việt Nam đang bị đỗ dốc, theo một báo cáo từ nước ngoài cho biết.

Lý do chính của sự sụt giảm mạnh này có thể được quy cho một số tỉnh trồng tiêu trọng điểm ở miền Nam Việt Nam và tỉnh Đăk Nông ở Tây Nguyên bắt đầu vào vụ thu hoạch. Hầu hết các diện tích của nông dân trồng mới ở các tỉnh trong những năm gần đây đã chuyển sang trồng giống tiêu thu hoạch sớm.

Việc thu hoạch đã bắt đầu từ đầu tháng Giêng, dẫn đến lượng hàng được bổ sung và làm giảm giá. Giá tiêu hiện là rất cao, và rất nhiều nông dân sẵn sàng chuyển đổi cây trồng của họ ngày càng nhiều hơn, vì vậy áp lực bán cũng đã đè nặng.

Tết Nguyên Đán năm nay sắp bắt đầu, và một số lợi nhuận được dự tính trước đó đang diễn ra trên thị trường. Theo báo cáo, giá cả suy yếu hiện tại có thể không tiếp tục sau khi hàng vụ mới được bán ra dồi dào và có thể có sự kháng giá xuất hiện sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

Giá chưa thể hồi phục trong ngắn hạn, vì hầu hết người mua sẽ chỉ trở lại thị trường vào cuối tháng Hai / đầu tháng Ba. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một số áp lực về giá. Sau đó, thị trường sẽ ổn định vào khoảng tháng Tư, và giống như hầu hết các năm trước, giới hạn phạm vi giá giữa tháng Tư và tháng Sáu có thể được dự kiến.

Ở giai đoạn này, “chúng tôi không nhìn thấy khả năng giảm đáng kể từ mức hiện nay. Vào cuối nửa sau năm 2014, tùy thuộc vào qui mô, sản lượng của Indonesia và các chủ hàng Indonesia sẵn sàng bán, chúng ta có thể thấy vào thời điểm đó giá sẽ giảm trong một thời gian. Chúng tôi, do đó, đề nghị bảo hiểm (lên tới khoảng tháng Sáu) cho khách hàng của chúng tôi ở giai đoạn này. Dựa trên các thông tin về sản lượng Indonesia, việc mua bán giao sau từ tháng Sáu trở đi có thể được lên kế hoạch trong khoảng tháng 4 – 5 của năm 2014”, nguồn tin thị trường ở nước ngoài cho biết.

*Ghi chú: các trang tin điện tử trích đăng lại, vui lòng đừng tự sửa khi chưa hiểu nội dung. Cảm ơn !

Nguồn Giacaphe.vn

6 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu giảm do nguồn cung vượt xa nhu cầu"

tieu cay

Cung vượt cầu tại Ấn Độ theo tôi chỉ là tình huống tạm thời . Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) sản lượng vụ tiêu 2014 ở Ấn Độ chỉ đạt 45.000 tấn/58.000 tấn 2013. Cũng theo thống kê của IPC, diện tích canh tác tiêu và sản lướng thu hoạch tiêu suốt từ 2003 đến nay không tăng , diện tích năm 2006 đạt mức cao nhất là 526.000 ha, năm 2014 ước khoảng 473.000 ha. Sản lượng năm cao nhất 2003 là 378.000 tấn năm 2014 ước 334.000 tấn. Chính vì vậy giá cứ tăng liên tục mấy năm qua, năm sau cao hơn năm trước.

Nếu giá tiêu đen độ ẩm 18% của Ấn Độ hiện bán 470Rs/kg : 60,7 Rs/1USD x 21.110 VND/1USD = 163.000 VND/kg, trong khi thương lái VN hiện đang ra giá mua tiêu đen đầu giá là 138-140-000kg, chỉ nông dân kẹt tiền trả nợ mới bán (! ?)

Các nhà nhập khẩu đang dòm ngó ngõm ngọ vào tiêu VN đang thu hoạch nhằm mua giá rẻ. mọi thông tin xuôi , trái chiều đều phải được phân tích, dự báo tính toán mua bán xuất khẩu sao cho hiệu quả nhất.. VN đã có bài học kinh nghiệm 7 năm qua về vắn đề này.

Tiêu sọ

Xét trong dài hạn, trên phạm vi toàn cầu, nguồn cung hạt tiêu chắc chắn chưa thể đủ cầu trong vòng 10 năm tới…
Nhưng xét trong ngắn hạn, mặt hàng nông sản nào cũng bị sức ép vụ mùa làm cho giá giảm. Hạt tiêu cũng không ngoại lệ. Ấn độ, Việt Nam hay bất kỳ nước nào cũng giống như nhau.
Theo tôi được biết, hạt tiêu là mặt hàng đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho giới thương buôn, các nhà xuất khẩu nông sản trong mấy năm qua.

Nguyễn Văn Chinh

Giá tiêu tăng giảm thất thường chúng ta không kiểm soát được. Nhưng chúng ta đi sâu về kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát tốt sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng thì sẽ vượt qua giá cả.

Tiêu suy chư pưh

Rất đúng! năng suất chất lượng đứng trên giá cả, nông dân trồng tiêu giữ được vườn tiêu không chết do bệnh hại mà năng suất, chất lượng cao. Thì dù giá cả có thấp đến đâu cũng không phải lo nghĩ nhiều như tình hình tiêu chết hiện nay. Ít nhất chúng ta không lo mất vốn hay trắng tay.

Trịnh Văn Ba

Chào Cộng đồng !
Những người có tiêu hãy lật, dỡ những tin và bài viết cùng kì nhiều năm trước đây. Dọng lưỡi tương tự như bây giờ nhằm đánh tụt giá tiêu của Việt Nam xuống cực thấp để họ chuộc lợi trên đầu người trồng tiêu. Vài năm trở lại đây người có tiêu ở Việt Nam rất tỉnh táo không bị mắc lừa.
Duy nhất người có tiêu vài năm trở lại đây đã quá hiểu luận điệu nên rất tỉnh táo, tin rằng năm nay vẫn vậy.
Thân chào !

hiên chau

-Không khéo thì người nông dân mình cũng chỉ làm hàng “gia công” như dệt may, giày da, cà phê (người nông dân được 3-7% thì lủng đoạn, đầu cơ, lưu thông phân phối … được 93-97%) vì không tiếp cận được thị trường cạnh tranh triệt để mà phải qua tay cấu kết độc quyền, trăm nghìn nhiêu khê tieu cực nên hàng VN cạnh tranh yếu, và cung cầu méo mó.

-Muốn bảo vệ quyền lợi cho người (nôngdân) sản xuất, thì cần có tổ chức của người sản xuất + hổ trợ hợp lý của chính quyền.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *