Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu tăng trở lại do nhu cầu cao
Giá tiêu đã tăng mạnh vào những ngày đầu tháng Hai do sức mua tốt trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt. Nông dân trồng tiêu giữ hàng lại và kỳ vọng mức giá cao hơn trong khi nhu cầu đang ở cao điểm từ mùa đông cho tới tháng Ba.
>> Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu tiếp tục sụt giảm khi vào thu hoạch vụ mới
Thương buôn mua trực tiếp từ ngưỡng cửa của những người trồng và từ các đại lý thị trường địa phương ở huyện Idukki trên cơ sở tiền mặt và tự vận chuyển đã ít thấy xuất hiện tại thị trường kỳ hạn.
Hôm thứ Ba, ngày 3/2, chỉ có 15 tấn tiêu chuyển đến và đã được giao dịch ở mức 600 – 610 Rupi/kg. Trong khi đó, các nhà máy chế biến đang phải chạy quanh tìm kiếm hàng để trang trải các hợp đồng.
Nhu cầu tiêu thụ hàng tháng của thị trường nội địa Ấn Độ trong khoảng 4.000 – 5.000 tấn nên ngành công nghiệp tiêu xay thường tập trung hoạt động trong thời gian này để tránh thua lỗ, nguồn tin thị trường cho biết trên Business Line.
Trái với dự đoán của giới thương nhân, nguồn cung thị trường đã trở nên thắt chặt đẩy giá lên cao.
Trên Sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, cả ba hợp đồng hoạt động vẫn không thay đổi. Cụ thể, hợp đồng tháng Hai, tháng Ba và tháng Tư lần lượt ở 65.337 Rupi/tạ, 59.237 Rupi/tạ và 55.136 Rupi/tạ (tương đương 10.582 USD/tấn, 9.594 USD/tấn và 8.930 USD/tấn).
Giá tiêu giao ngay vẫn ổn định ở mức 62.000 Rupi/tạ (tương đương 10.042 USD/tấn) cho loại tiêu xô và ở mức 65.000 Rupi/tạ (tương đương 10.528 USD/tấn) cho loại đã sơ chế.
Giá tiêu Ấn Độ xuất khẩu tăng nhẹ lên mức 10.800 USD/tấn (c&f) cho lô hàng giao nhanh.
*Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp & PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 1/2015 ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị đạt 49 triệu USD, giảm 11,6% về khối lượng và giảm 28,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2014 ước đạt 7.744 USD/tấn, tăng 11,5 % so với năm 2013. Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam năm 2014, chiếm gần 50 % tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
*(Tỷ giá 1 USD = 61,7416 Rupi)
18 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu tăng trở lại do nhu cầu cao"
Giá 155 mà giờ em găm hàng lại. Ở Bình Phước là 165 em ko bán, nó đội giá lên 170k/kg ở chỗ các bác thì sao?
Thông tin của bạn rất khó để bà con tham gia bình luận. Bạn nên thông tin đầu giá mới tham khảo được, còn giá bán còn tùy theo chất lượng của từng lô hàng nữa.
Ngày 6/2 tại Chư Prông GL đầu giá 154.000₫ (đong lon 460gr làm đầu giá)
Vậy thì bạn cho biết tiêu của bạn giá bao nhiêu 1 kg? cám ơn.
Tiêu ở thị xã Buôn Hồ đầu giá 148.000 vnđ. Ở đây gia đình tôi toàn bán tiêu tươi 58.000 vnđ/1kg.
Giá tiêu hôm nay tại Eahleo 154.000d các bậc
Tại Bà Rịa Vũng Tàu . Hôm nay lái vô mua đầu giá 157.000đ
400g/lít. Giá tiêu ở đây vẫn cao hơn các tỉnh ngoài
Ở Châu Đức dùng đong 420g mà bạn. Làm gì có cái đong dung trọng 400g mà bạn nói đâu.
Mình ở Bố Trạch-Quảng Bình. Mình mua được 1kg tiêu đen để dùng Tết, tiêu đẹp, hạt chắc và rất thơm. Nhưng những 250.000 đồng/kg. Sao đắt quá vậy?
Chi phí vận chuyển bạn ơi, ngta mua tại nhà nông đã gần 160 rồi, còn tiền lời của nhà buôn nữa
Ở Cưkuin, Đắc Lắc 154k chưa cộng rem và độ.
Giá cả hôm nay (08/02) ra sao các bác? Chư Prông GL vẫn 154k đầu giá.
Hôm nay, Chủ Nhật, thị trường không có giá mới.
Nhưng nhiều nơi đã xuất hiện việc đẩy giá lên để thu hút nhà vườn bán hàng ra. Thị trường còn thấy có sự tranh mua giữa các thương lái, các đại lý tại chỗ để có hàng giao đúng hạn theo hợp đồng của công ty đặt hàng trước khi mọi người cùng nghỉ tết.
Tại sao giá tiêu ở Chư Sê luôn thấp hơn Bình Phước, Bà Rịa? Đầu giá của Chư Sê lon 500gr, sao Chư Prong lại 460?
Thường thì tiêu Gia Lai phải vận chuyển vào cac tỉnh thành phía nam, như Đồng Nai, Bình Dương, Saigon… tốn thêm tiền chi phí. Nên giá tieu ngoài Gia Lai thường thấp hơn BRVT và Bình Phước.
Mọi người thấy vô lý không? Chi phí vẫn chuyển 1 tấn hàng hóa từ Gia Lai vào TP.HCM là bao nhiêu? Tại sao mặt hàng cà phê chênh lệch chỉ vài trăm đồng/kg thì vẫn đủ chi phí, vậy mặt hàng Hồ tiêu lệch vài ngàn đồng/kg thì một chuyến hàng vận chuyển là quá khủng.
Mình vẫn chưa thấy thuyết phục chênh lệch giá do vận chuyển, bác nào có ý kiến khác không ạ!
Không có chuyện gì mà vô lý cả.
Câu nói kinh điển của luận lý học là “mọi việc xảy ra đều phải có nguyên nhân”.
Chi phí vận chuyển chỉ là yếu tố phụ.
Yếu tố chính là từ dụng cụ cân đong và thói quen mua của thượng lái, đại lý ở mỗi địa phương.
Cụ thể là cái “lon”. Có trời mới biết cái “lon” của thương lái thể tích bao nhiêu ?
Tôi không gọi là cái LÍT vì thể tích cái “lon” không đúng 1 lít.
Do thói quen dung trọng mua đầu giá của Gia Lai 500gr, Đăk Lăk 480gr, Bình Phước 450gr, Bà Rịa 420gr,… nên cái “lon” biến động theo.
Theo tôi, đây là chuyện VPA cần phải để mắt tới.
Ngành Hồ Tiêu VN còn quá nhiều chuyện “cần làm ngay” !
Nói tới cái “lon” chỉ cần hơi móp xíu là thể tích thay đổi, chứ chưa nói tới cái LÍT chuẩn, nhìn cái lon đong của các bà mua tíêu mà chỉ biết lắc đầu, tặc lưỡi… Luật chơi không công bằng, nông dân chỉ là người chịu thua thiệt. Đó là chỉ mới nói thể trọng chưa nói tới độ.