Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu trong nước chịu sức ép giảm

(17/9) – Tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka tràn ngập thị trường đã đẩy giá tiêu Ấn Độ sụt giảm liên tục, theo nguồn tin thương mại trên Business Line.

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá tiêu đen tại thị trường Ấn Độ đã giảm tới 1.600 Rupi/tạ (tương đương giảm 250 USD/tấn) và chưa thấy khả năng sẽ dừng lại.

Hầu hết các trung tâm tiêu thụ hạt tiêu trên khắp Ấn Độ đều tràn ngập hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka được chào bán với giá 400 – 410 Rupi/kg, nhưng các thương nhân trong nước muốn giá thấp hơn, trong khi hạt tiêu Kamataka được chào với giá 450 Rupi/kg nhưng không có khách mua.

Theo các nguồn tin thương mại, trong khi nhiều cảng đang áp dụng mức thuế nhập khẩu 8% trên giá nhập khẩu tối thiểu là 6.000 USD/tấn đôi với tiêu Sri Lanka thì một số cảng phía Nam Ấn vẫn tính trên giá mua thực tế. Điều này đã giúp các nhà nhập khẩu bán tiêu với giá thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên thị trường vẫn không sôi động do thiếu vắng người bán lẫn khách mua

Hôm thứ Sáu cuối tuần, ngày 15/9, chỉ có vài tấn tiêu được giao dịch trên thị trường kỳ hạn với giá 450 Rupi/kg.

Giá giao ngay đã giảm thêm 100 Rupi, xuống đóng cửa ở mức 44.800 Rupi/tạ (tương đương 6.992 USD/tấn) cho tiêu xô và 46.800 Rupi/tạ (tương đương 7.304 USD/tấn) cho tiêu đã sơ chế.

Trên Sàn NCDEX (Kochi), giá tiêu kỳ hạn tháng 9/17 không đổi ở 45.005 Rupi/tạ (tương đương 7.024 USD/tấn), kỳ hạn tháng 10/17 tăng 375 Rupi lên ở mức 44.895 Rupi/tạ (tương đương 7.006 USD/tấn) và kỳ hạn tháng 11/17 đứng ở mức 44.000 Rupi/tạ  (tương đương 6.867 USD/tấn).

Giá tiêu MG1 – Ấn Độ xuất khẩu ở mức 7.550 USD tấn (C&F) giao tại châu Âu và 7.800 USD/tấn (C&F) giao ở Mỹ.

* Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 8/2017 đạt 20.215 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 92,19 triệu USD, giảm 6,1 % về lượng và giảm 4,6 % về giá trị so với tháng trước nhưng lại tăng 23,9% về lượng và giảm 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.561 USD/tấn, tăng 1,58 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 7/2017. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 167.996 tấn tiêu các loại, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 903,36 triệu USD.

*Tỷ giá: 1 USD = 64,0771 Rupi

Nguồn Anh Văn (giacaphe.vn)

34 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu trong nước chịu sức ép giảm"

Châu Huế

Trong vòng 1 tháng tiêu Ấn Độ giảm 250 USD/tấn, trong khi tiêu VN 1 tháng qua cũng giảm 5 triệu đồng/tấn (từ 91 ngàn xuống 86 ngàn/kg), thì cũng bằng nhau…

Cáp tuấn

Vùng Bàu Lâm, Xuyên Mộc, BRVT tiêu đang bị dịch bệnh chết rất nhiều, những vùng khác không biết ra sao!? Nhưng dù sao năm nay sản lượng sẽ giảm. Niềm tin ít ỏi còn lại của người trồng tiêu là chờ giá lên, chứ nếu không bám theo cây tiêu thì biết làm gì đây?! Chiến lược trồng tiêu là bền vững và quyết tâm rồi đó, chỉ cần giá tiêu duy trì bền vững nữa là người nông dân trồng tiêu sẽ vững tâm để vượt qua khó khăn này thôi.
Chúc bà con luôn dồi dào sức khoẻ để làm tiêu sạch để nâng cao thương hiệu tiêu Việt Nam…

trần mình hoàng

Trên Đăk Nông tiêu dịch bệnh còn nhiều gấp nhiều lần tiêu các tỉnh còn lại trong nước. Không phải vì chăm sóc sai kỹ thuật, mà do khí hậu quá mát cộng mưa nhiều đến không tưởng, nên bệnh thối cổ rể là chủ đạo.
Tiêu năm nay thì mất 50% sản lượng so với năm trước, cả trăm vườn, có mỗi vườn mình chăm sóc đúng quy trình nên năng xuất gấp hơn hai lần năm trước, nhưng số lượng cây ít quá. Với giá tiêu này, nếu hộ gia đình dưới một ngàn trụ chỉ đủ ăn.

Dan Viet

Bình tĩnh và khách quan tính toán chứ mấy bác kêu mất sản lượng mà không dẫn chứng con số thì em thấy hơi cảm tính.

VN năm tới sẽ có 110.000 ha cho thu hoạch.
– Khoảng 15.000 ha thu bói mỗi ha cho là 3 tạ
– 50.000 ha tiêu tơ (4-7) tuổi, mỗi cây bèo nhất cũng 2,5 kg, mỗi ha bèo nhất cũng 1.600 trụ x 2,5 kg/trụ ra bao nhiêu hè?
– Còn lại 45.000 ha tiêu già, mất mùa nghiêm trọng thì cũng được 1 kg/trụ, không thể tệ hơn. 1.600 trụ/ha x 1kg/trụ tính ra bèo nhất cũng được 1,6 tấn/ha

Vậy cộng lại nhé:

Tiêu bói: 15.000 ha x 0,3 tấn/ha = 4.500 tấn
Tiêu tơ: 50.000 ha x 1.600 trụ/ha x 2.5 kg/trụ = 200.000 tấn
Tiêu già: 45.000 ha x 1600 trụ/ha x 1 kg/ trụ = 72.000 tấn

Các bác tự cộng xem tổng là bao nhiêu nhé.

Như vậy, cho em hỏi

1. Tính tiêu tơ mỗi trụ 2,5 kg có nhiều quá không? Mấy năm trước mỗi trụ tiêu tơ 4-5 kg là bình thường nhé.
2. Tiêu già mỗi trụ 1 kg đã là tổn thất nặng nề chưa hay thực tế còn nặng nề hơn nữa? Mấy năm trước mỗi trụ tiêu già 2-2,5 kg là bình thường nhé, tính 1kg/trụ đã là tệ lắm rồi.

Theo báo cáo chính thức của Tổng cục Thống kê (thường là ít hơn thực tế chút ít) thì diện tích thu năm tới là 127.000 ha) em tính 110.000 là đã trừ hao chết 17.000 ha do dịch bệnh rồi nhé.

Senca

Kêu là thói quen của nông dân Việt, vì chính họ là lớp người đa số có thu nhập thấp, sống nơi xa phố thị, thường bị cho là có tính bảo thủ theo kinh nghiệm, nên chẳng có gì để phải ngạc nhiên…

Phucdo

Ở vùng tôi giờ người ta trồng sầu riêng và bơ vào vườn tiêu rồi. Hai ba năm sau cây lớn đến đâu chặt dần tiêu đến đó. Giảm chi phí, lợi công, tiện cả đôi đường…

NGUYỄN ĐĂC NHÀN

@ Dan Viet nói đúng. Tôi rất thích phản hồi của bạn, bạn đã chỉ ra bài toán đơn giản để mọi người có thể hình dung được sản lượng hồ tiêu năm nay. Đúng năm này không ai dám khẳng định năng suất bình quân cây không giảm cho dù ở phố hay vùng thiếu ánh sáng. Nhưng sản lượng có thể không giảm là do diện tích hồ tiêu cho thu hoạch mới tăng nhiều. Không biết giá tiêu sẽ trôi về đâu, mong sao giá ổn định ở mức người trồng vẫn có lãi.

Dan Viet

@Phucdo, bác nói không sai nhưng phê phán không làm họ thay đổi.
Cộng đồng này là nơi mọi người đến để trao đổi thông tin, giúp nhau nhìn thấy góc nhìn mà cá nhân mỗi người chưa thấy.
Dan Viet nghĩ rằng sau khi mấy bác đó đọc những gì mình viết thì sẽ không còn khăng khăng là sản lượng năm tới sẽ giảm.

Nếu giúp được người khác, tự mình cảm thấy hạnh phúc, đơn giản như thế thôi.

Yến Hoàng

Em chào anh Dan Viet và các anh chị,
Anh chị ơi em không hiểu về ngành tiêu nên không biết với ảnh hưởng từ mưa bão mà TV đưa tin thì có ảnh hưởng tới sản lượng mùa tiêu sang năm không ạ? Tiêu năm nay như anh Dan Viet nói năng suất có thể giảm nhưng bù lại diện tích thu hoạch mới nhiều nên sản lượng không phải là giảm.
Nếu em hiểu chưa đúng thì nhờ các anh chị giải thích lại giúp em.

Quách đang

Cám ơn anh Dan Viet đã đưa ra những thống kê cụ thể, giúp bà con có cái nhìn chính xác hơn.

Longhoang

Thời buổi công cán khó kiếm, làm các việc khác ít tốn công nên thu nhập cũng khá…

Dương tôn

Ở tỉnh Đồng Nai 2 năm nay dân chúng chặt tiêu để trồng sầu riêng, bơ, nhiều nhất là bưởi. Công nhận nông dân Việt Nam mình rất thích theo phong trào, cái gì được giá là đổ xô trồng. Được vài năm sản lượng cung vượt cầu thì mất giá lại than khổ. Lại chặt đi trồng thứ khác, chặt chặt trồng trồng, cứ như vậy làm hoài. Không biết chừng nào mới theo kịp các nước bạn.

Phucdo

Nông dân mình là vậy, chứ biết sao giờ. Vì diện tích nhỏ lẻ, không được sự bảo hộ của nhà nước. Độc canh một loại cây trồng, khi mất giá thì không đủ khả năng và kiên nhẫn chờ đợi một ngày nào đó giá lên, lấy gì để cầm cự. Nông dân các nước được sự bảo hộ của nhà nước, cho vay không lãi suất để nông dân có vốn đầu tư và chi phí cho cuộc sống, cầm cự chờ giá cả phục hồi. Giống như năm 2013-2014 giá cao su giảm mạnh. Diện tích cao su tiểu điền chặt phá hàng loạt. Nhưng nước Thái Lan vẫn giữ được là nhờ chính sách bảo hộ của nhà nước nên họ vẫn giữ được đến nay giá ổn định họ vẫn sống tốt còn nông dân mình thì bài ca trồng và chặt. Thật khổ cho nông dân mình…

Dương tôn

Bởi vậy mới nói. Chuyện bên bộ nông nghiệp khuyến khích nông dân trồng tiêu sạch nữa. Trồng tiêu sạch sản lượng chỉ bằng 1 phần 3 tiêu truyền thống. Nhưng giá chỉ hơn vài ngàn thì nông dân không đủ tiền vốn xoay sở. Nếu tiêu sạch giá cao thì không cần khuyến khích nông dân cũng tự động trồng rồi.

Thắng Lợi

Không thay đổi nhận thức. Không chuyển đổi cách làm, cách chăm bón lạm dụng phân thuốc hóa học hiện nay bằng các chất hữu cơ, hữu cơ sinh học thì giá tiêu có khả năng còn giảm nữa. Nguy cơ hồ tiêu VN sẽ bị hạn chế, bị mất thị phần là không xa trong khi các nước khác mở rộng diện tích, gia tăng sản lượng, bù đắp nhu cầu và tranh dành thị phần là điều trông thấy nhỡn tiền.
Tôi nghe nói năm nay tiêu Brasil tăng sản lượng, bán ở New York rẻ hơn tiêu VN 300-400 Usd/tấn là nguy cơ rõ nhất. Trong khi đất đai ở Brasil vẫn còn bạt ngàn thì đất nông nghiệp ở VN đã mắc hơn đất nông nghiệp ở Mỹ rồi đó !

Dan Viet

Nói tiêu sạch năng suất bằng 1/3 tiêu lạm dụng thuốc BVTV là không có cơ sở.

Trồng tiêu sạch thì vẫn bón phân bình thường, hà cớ gì năng suất giảm?
Trồng tiêu sạch vẫn được phép dùng thuốc BVTV sạch để bảo vệ cây và mùa màng, hà cớ gì năng suất giảm?

Chừng nào nông dân mới chủ động tìm hiểu cách làm vừa sạch, vừa đảm bảo cây khoẻ, đảm bảo năng suất phù hợp một cách bền vững và thôi than vãn thì mới khá được.

Dan Viet

Còn điều này nữa: câc hộ lạm dụng hoá học để đẩy năng suất giờ nhiều nhà đang méo mặt và mang nợ, trốn nợ vì tiêu đang ra trái bỗng dưng lăn đùng ra chết.

Ở Chư Sê, Chư Pưh nhiều lắm, bác nào thích lạm dụng hoá học thì lên đó xem học hỏi kinh nghiệm nhé !

Senca

Chăm bón hóa học làm tiêu mất kháng thể. Bị nấm bệnh tấn công là không chống chịu nổi, đành ra đi hàng loạt rất đáng tiếc !

ho nam

Cư Kuin mấy chục hộ ở thôn 1 và 4 xã Ea Bhok có vườn tiêu đang bị xóa sổ từ một nửa đến hoàn toàn vì lũ quét từ vùng Trung tâm Huyện xuống ! Nước lũ băng qua một quãng của quốc lộ 27 làm xe máy không qua được.
Tiêu nhà tôi đang bị chết nhiều do lũ về hai đợt nước bùn ngập đến đầu gối.
Đau lòng vì trồng và chăm tiêu 10 năm tốt tươi giờ nó chết trong mấy bữa !

van long

Do quy hoạch khu Trung Tâm huyện quá kém !
Làm người dân hết sức khốn khổ mỗi khi có những trận mưa lớn nước ngập khắp nơi !

Nguyễn đình toàn

Theo tôi được biết và chứng kiến tận mắt thì tại tỉnh Đăk Nông đa số năm nay người dân mất mùa nặng, có những vườn tiêu năm trước thu 5 tấn/1ha nhưng năm nay may mắn thì được 1 tấn/1ha, rất nhiều vườn như vậy. Có nhiều vườn với diện tích 4-5ha chủ là những người làm tiêu có kinh nghiêm lâu năm nhưng cũng bị mất mùa nên theo tôi nghĩ sản lượng năm nay sẽ giảm mạnh. Chưa tính lượng tiêu bị chết nhanh chết chậm tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông cũng chết nhưng không nhiều chủ yếu chết do mưa nhiều thối cổ rễ và tuyến trùng. Không biết là nếu sản lượng giảm mạnh do những yếu tố tôi biết ở trên có đẩy giá lên tý nào không nữa ?

Thanh Hà

Tôi thăm dò ở những vườn tiêu bị chết năm nay gần như không sử dụng nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh. Một số ít cho rằng mình đã dùng nấm trichoderma ủ phân chuồng để bón rồi nên chủ quan không cần bổ sung. Đây là nhận thức nhầm lẫn rất đáng tiếc !

Ngọc Hằng

Nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh cho hồ tiêu trên thị trường có rất nhiều thương hiệu, em không biết chọn thương hiệu nào để mua…!

Phucdo

Không phải bà con không biết nấm trichoderma mà cốt lõi là xem thường nó.
Tôi cũng tư vấn nhiều nhưng tất cả đều nói thuốc BVTV đầy chẳng ăn thua gì, ba cái bột cám đó mà phòng được bệnh, nhảm nhí… đành phải làm thinh không dám nói nữa.
Khi tiêu bật ngửa ra chết thì bảo không có thời, trời không cho ăn…
Tôi thì làm theo diễn đàn một năm 4 lần đổ nấm, đổ 2 lần đầu và cuối mùa mưa, giữa mùa mưa dầm đổ kép 2 lần cách nhau một tháng. Thế là 4 năm nay chưa đi trụ nào và cũng chưa lần nào đổ và phun thuốc hóa học. Vườn đã có nấm mối năm nào cũng mọc…
Còn hàng xóm chung quanh thì khỏi phải nói, thuốc phân tươm đầy vào.
Và công việc hàng ngày là lấy xe công nông chở tiêu đi đổ, có vậy thôi !

Nguyễn Vịnh

@ Phucdo.
Đọc phản hồi của cháu mà chú thấy buồn. Không lẽ nhận thức của người nông dân trồng tiêu một số nơi còn như vậy sao !
-Sử dụng nấm đối kháng trichoderma để phòng các loại nấm bệnh bắt đầu phổ biến tại nước ta từ năm 2008. Đầu tiên là cây lúa rồi đến cây hồ tiêu, sau đó mới phát triển rộng ra cho tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là những cây mẫn cảm với các bệnh nấm. Hiện nay trên thị trường có cả trăm công ty sản xuất tricho… Thế mà nhiều nơi bà con cứ chăm chăm vào thuốc BVTV hóa học, chưa thấy tính ưu việt của nấm tricho trong phòng ngừa. Hết sức đáng tiếc !
-Tiêu chết, chất lên công nông chở đi đổ ?! Đổ đi đâu ? Quả là đáng sợ…! Trong đống tiêu chết đó có bao nhiêu tỷ tỷ bào tử nấm bệnh? Chỉ cần một cơn gió, số bào tử này sẽ bay khắp thôn xóm, khắp làng xã… và sẽ là đại dịch nếu gặp thời tiết thuận lợi. Tại sao bà con không gom lại, ngay trên hố và cho một mồi lửa tiêu hũy, vừa để khử hố, bào tử nấm bệnh nào sống sót được. Một con gà, con vịt bị dịch cúm, cả bầy bị tiêu hũy, cả xóm vội vàng chích ngừa, còn tiêu chết thì sao? Để dây chết khô đu đưa theo gió mà ngồi ngắm, chở đi đổ… Không hiểu ngành Khuyến nông các địa phương và cả Sở NN&PTNT nghĩ gì về hiện tượng này ?!
Đây cũng là lí do làm bệnh lây lan và người trồng tiêu phải dùng nhiều tricho hơn để phòng.
Nấm hại dễ dàng phát triển (như các loài cỏ dại) nhưng nấm có lợi (EM) thì không dễ dàng nên con người mới làm chủ tự nhiên, tác động vào tự nhiên bằng lao động và trí tuệ của mình. Sống phó mặc tự nhiên, để tự nhiên làm chủ ắt con người mãi mãi chỉ biết hái lượm, hưởng thụ những cái do tự nhiên sinh ra mà thôi.
Chú thực sự buồn !

Nguyễn Quốc Tuấn

Nói như @ Dan Viet rất đúng sản lượng không thể giảm. Nếu có thì khoảng 10% cho năm đầu chuyển đổi còn sau đó vẫn ổn định hơn canh tác hóa học. Mình cũng đã thành công, mình xài toàn phân dê hỗ trợ thêm kali và NPK 3 lạng/nọc/năm

NHAN NGUYÊN ĐĂC

Chỗ cháu cũng thế, hai năm nay tiêu hàng xóm chết nhìn mà thảm quá. Họ chẳng thu gom cứ để phơi dây vậy, bây giờ thành vùng dịch. Trị bệnh không đủ liều không hiệu quả. Không phòng bệnh cứ mặc tự nhiên. Ở giữa vùng dịch cũng không ổn, nông dân thường hay bảo thủ mạnh ai nấy làm.

Thắng Lợi

Hạn chế sử dụng thuốc hay không sử dụng thuốc BVTV hóa học để sản xuất tiêu sạch nói riêng các loại nông sản nói chung, làm quen và tiến tới chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, sinh học và sử dụng vi sinh vật trong phòng chữa bệnh là điều xem ra quá khó với nông dân. Nhưng tại sao không nghĩ nông sản VN đang xuất khẩu với giá bèo, chỉ vào được các thị trường giá rẻ…
Nông dân phải tự bơi còn bởi nông dân không thể khuyến cáo được nữa, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại hầu như là xu hướng chung ở nông thôn hiện nay.
Mình thích thì mình làm thôi !

Phucdo

Chào chú. Nông dân mình thì chú cũng biết rồi, tính bảo thủ cứ cho rằng mình trồng trước thì biết trước.
Tụi mày biết gì mà nói…, và còn bị xáo trộn tư tưởng bởi các công ty thuốc BVTV làm hoa mắt. Nào là chuyên dùng, siêu đặc trị, víp, thần dược… Họ tư vấn toàn là hóa học. Chẳng ai nhắc đến sinh học để phòng ngừa, vì tiêu bệnh họ mới bán được thuốc. Mỗi khi dự hội thảo thì cũng có vài chục ngàn đi nhậu. Thế là mỗi người ôm một giỏ, nào phân nào thuốc mang về phun xịt… Với lại kiến thức mỗi người mỗi khác chú à. Họ làm lung tung lắm, nhỡ khi tiêu chết họ bảo mình chơi xỏ.
Ngại lắm, chỉ tư vấn nhẹ tiêu anh bị bệnh rồi lo chữa đi… Chính anh rể của cháu cũng vậy, bó tay.com giờ lây lan khắp vườn… Chết trụ nào cào trụ đó, bảo giá tiêu rẻ nản lắm rồi. Còn các người khác chở tiêu đem đổ thì cứ đổ bừa, chẳng biết làm sao cản được. Vì họ cũng muốn tiêu mình cũng chết như họ mà. Cuộc sống là vậy đó chú. Không thích ai hơn mình…
Chào chú, chúc gia đình sức khỏe !

Gia Bao

Nói chung thì mọi thứ đều tuân thủ theo quy luật của tự nhiên. Rồi xem nông dân trồng tiêu cầm cự được bao lâu. Giá rớt thê thảm, dẩn tới nãn và kết cục ra sao thì có lẽ ai cũng đoán được hồi kết. Sắp tới đây cây nào sẽ lên ngôi vua (tiêu, sầu riêng, bơ, cà phê, điều, cao su…). Ai đi tắt đón đầu sẽ thắng và ai đi sau sẽ thua vậy thôi…

Phucdo

Chào chú và cộng đồng giá tiêu.
Cháu nhờ chú và cộng đồng giá tiêu tư vấn giùm nhà cháu một việc như sau.
Hiện nay gia đình cháu có 4 ha cao su chuẩn bị cuối năm nay là thanh lý. Đất đỏ bazan, tương đối bằng phẳng, độ nghiêng tầm 15 độ. Đất rất đẹp, cao su trồng năm 1990.
Bây giờ gia đình cháu chưa có phương án nào cho phù hợp. Vì cháu thấy hiện nay cây gì cũng phát triển ồ ạt cả rồi. Mà cây cao su đã đến lúc phải thanh lý vì sản lượng kém.
Nên cháu nhờ chú và cộng đồng cho cháu lời khuyên để gầy dựng lại mô hình mới.
Cháu rất mong nhận được lời khuyên từ chú và cộng đồng. Cháu cảm ơn nhiều…

Phú Thịnh

Không rõ bạn ở vùng nào, thời tiết ra sao nên cũng khó góp ý cho hợp lý.
Ý kiến@ Dan Viet cũng nên quan tâm vì nhu cầu thị trường về mặt hàng nông sản này còn rất rộng cửa…

Dan Viet

@ Phucdo: mọi lời khuyên đều mang tính chất tham khảo thôi nhé.
Nếu như gia đình có nhiều nguồn thu khác nhau và muốn thử nghiệm cây trồng mới, có thể cho thu nhập tốt trong tương lai, tôi đề xuất cây mac ca. Nếu tìm hiểu kỹ về giống và các cty uy tín đảm bảo đầu ra, bạn canh tác đúng ngay từ đầu để đảm bảo chất lượng, rất triển vọng đấy.

Phucdo

Cảm ơn @ Dan Viet. Mình ở thị trấn Krông Pẳk, Đăk Lăk. Vùng cao su liên kết chổ mình diện tích hơn 120 ha. Bà con thanh lý chuyển đổi cây trồng và quanh quần cũng các cây trồng hiện nay: cà phê, tiêu, sầu riêng, bơ và một số cây ăn quả khác. Riêng cây mắc ca thì cũng phát triển mấy năm nay rồi. Nhưng đầu ra thì chưa ổn định, chỉ có công ty lớn mới thu mua các đại lý thì chưa thu mua mặt hàng này. Lại có thông tin trồng mắc ca là mắc nợ nên cũng chưa có ai mặn mà với nó… Nay được bạn cho ý kiến tham khảo mình thấy cũng hay. Mình tin tưởng bạn vì bạn đi nhiều, biết nhiều và có tâm với người nông dân. Còn nông dân tụi mình thì ếch ngồi đáy giếng, thấy chung quanh họ làm gì thì mình cũng làm thứ đó. Đến khi cung vượt cầu thì ôi thôi, trâu chậm uổng nước đục. Cảm ơn bạn trước nhé. Mình sẽ đi sâu vào tìm hiểu loại này. Chúc bạn sức khỏe, giúp nông dân mình mở rộng tầm nhìn ra thế giới… À bạn hay thức khuya và dậy sớm nhỉ. Mình xem có lúc bạn gởi phản hồi lúc 1-2 giờ sáng. Hay thời gian đó bạn ở nước ngoài, múi giờ chênh lệch nước mình…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *