Vì sao giá tiêu sụt giảm bất thường ?
Một số tin đồn Việt Nam được mùa hồ tiêu trong niên vụ 2016/2017 được tung ra vào cuối năm 2016 đang khiến nhiều khách hàng nước ngoài “lợi dụng” để gây áp lực, ép giá hồ tiêu.
Kèm theo đó, ở trong nước, một số người mới trồng tiêu hoang mang với diễn biến thị trường nên xuất hiện tình trạng “bán tháo”. Những điều này đang khiến giá hồ tiêu trong nước sụt giảm sâu một cách bất thường.
Rớt giá vì… tin đồn
Theo dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu trong nước bắt đầu có xu hướng sụt giảm vào năm 2016 khi diện tích trồng hồ tiêu có dấu hiệu tăng trưởng “nóng”. Giữa tháng 3/2016 giá tiêu đen xô xuống chỉ còn 130.000 đồng/kg, sau đó tăng lên 180.000 đồng/kg vào tháng 5.
Tuy nhiên, từ tháng 8 đến cuối năm, giá hồ tiêu luôn xu hướng giảm và có dấu hiệu khó phục hồi được như năm 2015. Đến đầu năm 2017, giá tiêu vẫn còn ở mức 128.000 – 135.000 đồng/kg và chỉ giảm xuống dưới 100.000 đồng/kg từ tháng 4/2017.
Ghi nhận từ một số đại lý thu mua, doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu cho thấy, giá hồ tiêu trong nước trong ngày 18/5 tiếp tục sụt giảm mạnh, dao động từ 79.000 – 82.000 đồng/kg, tùy từng khu vực. Nếu so với cùng kỳ năm 2016, giá tiêu hiện đã sụt giảm tới 50%. Đây được xem là mức giảm kỷ lục của ngành hồ tiêu trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây.
Đã từ lâu, người nông dân Việt Nam coi tiêu như một loại “tiền tệ”, họ thường cất trong kho và chỉ bán khi nào cần. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng từng nhận định, giá hồ tiêu Việt Nam khó có thể sụt giảm thấp, do người trồng hồ tiêu đã có vài năm tích luỹ nên có điều kiện tạm trữ hàng khi giá xuống thấp và ít bị ép giá. Điều này cũng lý giải nguyên nhân thời gian qua dù sản lượng tăng nhưng vẫn điều tiết được thị trường với mức giá bán cao.
Tuy nhiên, thời điểm này giá tiêu rớt nhanh một cách “chóng mặt”. Lý giải nguyên nhân này, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA cho biết, từ cuối năm 2016, giới kinh doanh hồ tiêu thế giới nhận định niên vụ 2016 – 2017 Việt Nam được mùa hồ tiêu lớn nhất kèm theo đó là sản lượng tăng cao. Điều này đã tác động đến tâm lý người mua, dẫn đến việc hạn chế mua vào để ép giá.
Còn trong nước, thị trường hồ tiêu Việt Nam mới đây cũng đã xuất hiện một lượng hồ tiêu khá lớn có nguồn gốc từ Campuchia mang về, khiến nguồn cung vốn đã dồi dào lại càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người mới trồng tiêu khi kết thúc vụ thu hoạch thường đẩy mạnh bán ra để chi trả chi phí đầu tư ban đầu. Những điều này đã tạo ra tâm lý “hoảng hốt” và tranh nhau bán ra dù giá đang giảm thấp.
“Chiếm gần 50% sản lượng hồ tiêu toàn cầu, Việt Nam có nhiều lợi thế để điều tiết thị trường. Vào lúc này, người dân cần bình tĩnh, không nên “bán tháo” thì giá tiêu sẽ tăng trở lại; và cần tranh thủ bán ra khi giá tiêu có dấu hiệu hồi phục trở lại. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay cần dừng lại việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu để tránh nguồn cung dư thừa hơn nữa”, ông Nam nói.
Sản xuất tiêu sạch – lời giải phát triển bền vững
Trong thời gian gần đây, khi diện tích, sản lượng hồ tiêu tăng nhanh, lượng hàng xuất khẩu ngày càng nhiều thì bắt đầu xuất hiện một vài cảnh báo từ các nước nhập khẩu về vấn đề dư lượng hóa chất trong hồ tiêu Việt Nam vượt mức cho phép của nước sở tại. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi giá hồ tiêu trong giai đoạn thoái trào thì vấn đề chất lượng được đặt lên đầu tiên.
Theo ông Đỗ Hướng Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (Maseco), mặc dù chất lượng hồ tiêu vẫn còn một số tồn tại, nhưng thực tế không đến mức như các phương tiện truyền thông đã đề cập.
Hiện giá thành sản xuất của tiêu Việt thấp hơn so với các nguồn cung khác nên những thông tin liên quan đến “chất lượng kém”, “dư lượng hóa chất” sẽ được các đối thủ khuếch tán để “dìm” tiêu Việt Nam.
Đây là sự cạnh tranh không lành mạnh của các đối tác nước ngoài và điều này không chỉ xảy ra trong ngành hồ tiêu mà đã từng xảy ra ở các sản phẩm nông nghiệp khác, nhất là thủy hải sản.
Điều này được dẫn chứng bởi kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vào các thị trường vẫn liên tục tăng trưởng qua các năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước xuất khẩu được khoảng 75.000 tấn và 456 triệu USD, tăng 9% về khối lượng.
Hiện hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 105 nước. Các thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Pakistan, Ấn Độ và Đức với 41% thị phần.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh là Thái Lan (49,6%), Pakistan (37,9%) và Anh (37,2%)… Số liệu này cho thấy chất lượng hồ tiêu Việt Nam đảm bảo được những yêu cầu về kỹ thuật và an toàn thực phẩm khắt khe nhất của những thị trường khó tính hiện nay.
Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện đang thấp hơn so nhiều với nguồn cung hồ tiêu khác, sự chênh lệch này có thể lên đến trên 1.000 USD/tấn. Với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường khó tính là EU, ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã Lâm San (Đồng Nai) cho rằng, để nâng cao giá trị hồ tiêu Việt Nam thì chỉ có cách sản xuất đáp ứng theo những gì thế giới cần.
“Do đặc thù hồ tiêu thuộc ngành gia vị nên chỉ khi người nông dân sản xuất tiêu sạch theo hướng canh tác hữu cơ hoặc đáp ứng chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Gap) thì hồ tiêu Việt Nam mới có thể đứng vững và vươn ra thế giới. Khi có thị trường ổn định thì giá cả hồ tiêu Việt Nam sẽ có giá bán tốt hơn so với hiện nay”, ông Luân cho biết.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay, ngoài việc khuyến cáo người dân nên ngưng trồng mới hồ tiêu, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA cũng cho rằng, người dân cần thay đổi thói quen canh tác, tập trung chăm sóc vườn tiêu hiện có theo hướng bền vững hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh, không để dư lượng trong hạt tiêu. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ.
“Với yêu cầu của thị trường nhập khẩu hiện nay thì những diện tích, sản lượng hồ tiêu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất vượt mức cho phép sẽ bị các doanh nghiệp trong nước tẩy chay chứ không đợi các đối tác nước ngoài lên tiếng”, ông Nam nhận định.
98 phản hồi cho bài "Vì sao giá tiêu sụt giảm bất thường ?"
Chú em nói giá tiêu Fob tại tpHCM bữa nay chỉ 4.000$/tấn. Vì sao mà lại thấp vậy ?
Ba em bảo khóa nhà kho lại, kệ nó trong đó vài tháng nữa rồi tính.
Mong mọi người có cách gì để giá tiêu tăng lên lại ?
Em xin được chia sẻ ý kiến ạ !
Nhà em vẫn đang còn trữ rất nhiều tiêu, và ông già cũng kêu khóa kho lại.
Ra sao thì ra, chứ với giá này thì sao chấp nhận được. Khóa kho lại đi anh em !
Mọi người đều đồng lòng, cung không đủ cầu thì thương lái trong và ngoài nước sẽ lên giá thôi.
Tôi đồng ý với các lý do bài báo đưa ra. Theo chủ quan của tôi cần nhìn thẳng vào 2 mặt của vấn đề giá :
1. Nhà xuất khẩu vẫn bán.. đầu tuần bán 4500$ cuối tuần bán 4200$ thì giá làm sao mà tăng nổi đây ? Bán như vậy nhà xk lời hay lỗ, họ lấy tiêu ở đâu ra để bán nếu không mua được giá rẻ ?
2. Nếu giá hạ mà bà con không bán thì giá sẽ tăng trở lại. Nhưng giá hạ mà bà con vẫn bán, thậm chí còn bán ồ ạt nữa thì ngu gì mà họ không trả rẻ ?
Thương lái trả rẻ, đại lý trả rẻ…, nhà xk trả rẻ, nhà nhập khẩu biết vậy nên càng mặc cả thì giá sẽ tăng hay giảm ? Tôi cho rằng Hiêp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) nói rằng giá cả thị trường là do chính nông dân điều tiết và chi phối quả là không sai !
Đoạn trên thì:
Chủ tịch VPA cho biết, từ cuối năm 2016, giới kinh doanh hồ tiêu thế giới nhận định niên vụ 2016 – 2017 Việt Nam được mùa hồ tiêu lớn nhất kèm theo đó là sản lượng tăng cao. Điều này đã tác động đến tâm lý người mua, dẫn đến việc hạn chế mua vào để ép giá.
Đoạn dưới thì:
Trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước xuất khẩu được khoảng 75.000 tấn và 456 triệu USD, tăng 9% về khối lượng.
Người mua hạn chế mua để ép giá dẫn đến khối lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ? Sáng giờ suy nghĩ nát óc vẫn không thể lý giải được tại sao lại như vậy.
Cháu nghĩ chi cho mệt óc vì lỗi “thằng đánh máy” thêm chữ cho dài.
Sửa lại : Vì dự báo sản lượng tăng nên “Người mua trả rẻ để ép giá”, chứ chẳng phải tác động tâm lý gì cho rườm rà…Nhưng còn “hạn chế mua” mà lại “xuất tăng” thì chú bó tay thật !
Thân
Mình thu được hai năm, vụ trước hơn 400kg vụ này gần tấn.
Mình cũng quyết định để lại hết khi nào giá lên lại mình mới bán
Chúng ta đang dần đoàn kết để có một thị trường tiêu minh bạch hợp lí có lợi cho người dân và thương lái. Năm 2015-2016 giá cao thương lái mua bán cũng dễ dàng hơn. Hãy đoàn kết một người cất kho hai người cất kho… sẽ có rất nhiều người cất kho. Cùng nhau chung sống với hạt tiêu năm này qua năm khác. Hạt tiêu là nguồn sống của cả gia đình. Cần chi tiêu hãy bán lượng vừa đủ để trang trải. Từ việc nhỏ một hai…ba bốn người đoàn kết mới thành việc lớn được. Cố lên cả nhà giatieu. Vững niềm tin nào !
Tiêu ở huyện Cẩm Mỹ năm nay chết nhiều lắm…
Nhà mình mọi năm thu dược mấy tấn nhưng năm nay được 400kg. Không đủ chi tiêu nữa.
Mình nuôi 10 con dê đực 4 con dê cái phân và cành (cành lá mình đã cho vào máy cắt, cắt khoản 2-3 phân rồi cho dê ăn). Mình đem phân ủ để bón cho tiêu, dê đến lứa bán có tiền xài không cần đụng đến tiêu. Mình còn làm thêm cơ khí nữa…
Mọi người ơi cho mình hỏi nếu trữ tiêu lại lâu ngày thì có phải để trong bao nilon không ?
Mình cảm ơn nhiều .
70% nông dân cần tiền để chi tiêu nên đã bán hết chỉ còn lại khoảng 30% những nhà khá giả còn trữ hàng và họ không bán trong khoảng thời gian này… Hỏi tại sao giá vẫn giảm?
Để có tiền chi tiêu mình phải sử dụng tất cả các nguồn tài chính còn lại nhưng cũng chưa biết trụ được bao lâu nữa …
Đại lý thường mua tiêu của mình nói, bà con bán quá trời không có tiền mà mua nè…!
Nước ngoài hạn chế mua mà khối lượng xuất khẩu tiêu lại tăng, bó tay cho nhà báo !
Cháu xin hỏi các chú nhà cháu trồng trụ sống là cây Cẩm lai cho tiêu leo, nay tự nhiên cây bị chết đọt là vì lý do gì, cách phòng ngừa và tên thuốc trị bệnh. Mong các chú các anh chỉ cháu với chứ cháu buồn quá, lên mạng tìm thì ko thấy cách.
Bạn vào các trang về chăm sóc cây rừng, hy vọng sẽ tìm thấy trường hợp cây Cẩm lai chết đọt của bạn.
Trang này chỉ bàn về Hồ tiêu thôi bạn ơi !
Tôi ở Đắk Nông, cách làm tiêu tôi cũng được thấm nhuần kỹ thuật lúc nào bón phân và xịt thuốc vậy mà lúc nào tôi cũng cứ nghe khuyến cáo dư thừa thuốc. Sao không có nhà khoa học nào cũng nông dân chúng tôi làm nên nông nghiệp sạch.
Nhà tôi còn nhiều tiêu trong kho, tôi đóng cửa kho. Tôi đồng ý với mọi người cứ như thế.
Bà con cô bác cứ khóa kho, có bán thì bán chút chút để trang trải cuộc sống thôi. Chứ làm cả năm mà bị ép giá thế này chịu sao nổi. Mọi người cùng khóa kho thì tình hình giá cả sẽ thay đổi khi thiếu nguồn cung để xuất khẩu.
Rất tiếc nông dân Việt không phải ai ai cũng biết vào mạng để thảo luận để giữ giá hồ tiêu. Lái buôn dọa một cái là nơm nớp lo sợ rồi bán tháo.
Nghe họ nói nói bán đi kẻo nay mai giá rớt nữa làm mình mắc cười quá ! Mình hỏi lại sao không đợi giá rớt nữa rồi mua ? Chẳng thấy ai trả lời mình…
Cả nhà cho hỏi. tiêu ươm của tôi mọc rất tốt nhưng gần đây xuất hiện trên đọt non các đốm trắng như con gì bắm vào vậy. Cả nhà cho hỏi nó là gì. Và cần xử lý ra sao ạ.
– Xem phản hồi này sẽ rõ !
http://www.giatieu.com/wp-admin/comment.php?action=editcomment&c=30725
– Nếu bạn cần diễn đàn hỗ trợ chính xác hơn, hãy chụp vài tấm hình vết tích thật rõ gửi qua email bác Nguyễn Vịnh nhé !
Nếu giống như hạt cát có màu trắng đục bám trên đọt non thì đó là nhựa cây bạn yên tâm .
Nhựa của cây như máu của người, bị xì ra vậy chắc là phải đi viện cấp cứu gấp !
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2014/11/trung-nhen-do3.jpg
(phóng thật lớn nhìn mới rõ trứng nhện đỏ…)
Em cũng nghe nói là nhựa cây tiết ra mà người nói tự xưng là kỹ sư, là “bác sĩ” cây trồng nữa chứ… Hết sức phi lý !
Nguy cơ giá tiêu rớt có thể kéo dài vài năm nữa nếu bà con nông dân trồng tiêu không thay đổi cách chăm bón lạm dụng quá nhiều vào phân thuốc hóa chất.
Nên nhớ hạt tiêu là thực phẩm gia vị.
Ai cũng lo ngại cho sức khỏe của chính mình khi ăn phải nhiều loại thực phẩm nhiễm hóa chất.
Tiêu là loại cây trồng làm gia vị, do đó lượng cầu là hạn chế.
Cho nên việc kiểm soát diện tích trồng tiêu, nâng cao giá trị bằng cách tăng chất lượng, thương hiệu thay vì sản lượng là nhưng việc hiệp hội tiêu và bà con nên hướng tới.
Còn với tình hình hiện nay, việc giá tiêu về dưới giá thành sản xuất là việc không thể nào tránh khỏi.
Em mới làm tiêu không biết cách phơi tiêu như thế nào cho hợp lý để có thể bảo quản lâu dài. Mong các anh chị có thể chỉ cách giúp em.
Muốn trữ tiêu thời gian dài, bạn cần làm sạch tạp chất, phơi thật khô (dưới 12 độ thủy phần), dùng bao 2 lớp, lớp trong bằng nilon dẻo, may kín miệng, để các bao tiêu ở nơi khô ráo thoáng mát… được vài năm.
Tiêu nhà mình bị vàng lá tháo đốt là bệnh gì? Nhờ anh chị chỉ giùm cho cách trị bệnh.
Hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân. Bạn cố gắng vào cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu trên trang giatieu.com tự đọc để tìm được câu trả lời. Hoặc bạn thử phun sinh học biosol vài lần lên tiếp hy vọng sẽ cải thiện chăng.
Thiếu trung vi lượng gây ra vàng lá tháo đốt thì xử lý vậy sẽ khỏi ngay.
Sau đó cần bón lân+vôi để nâng độ pH đất.
Tiêu hạ không bán, phơi khô bỏ bị để dành bà con.
Biết là vậy, nhưng tiền chi tiêu, phân gio mùa này, nợ nần vay mượn đến hạn làm thế nào đây !
Trên ngọn có thì dưới lá non cũng có, hái một vài lá dùng tay chẹt nghe tiếng lốp rốp thì đó là trứng nhện đỏ. Bạn có thể hái vài lá có có trứng đưa vào bỏ trong cái cốc thủy tinh để ít hôm trứng có nở hay không thì xác định được thôi mà. Nhưng khó mà nhìn thấy con nhện đỏ bằng mắt thường, chỉ xác định qua vỏ trứng màu đen.
Ra cửa hàng bán dụng cụ học tập mua 1 cái kính lúp, khoảng dăm chục ngàn đồng, để nhìn cho rõ hơn !
Nhờ các bạn giải thích dùm. Tại sao trứng nhện đỏ lại to hơn con nhện. Vì trứng nhện đỏ mắt thường nhìn thấy mà con nhện đỏ thì phải dùng kính lúp mới thấy được. Tôi thấy nghịch lý chỗ này, tôi chưa bao giờ thấy sinh vật nào trứng to hơn con mẹ…
Vùng các bạn năm nay tiêu có ra hoa không? Chứ ở Đăk Nông tiêu năm nay mưa nhiều quá ra toàn là lá không, nhìn cả vườn tiêu không được mấy chuỗi hết.
Ước tính mất mùa khoảng 80% so với năm rồi.
Thời gian đầu vụ mới cũng vào giai đoạn làm bông, tiêu cần hỗ trợ để tăng khả năng sinh thực, trong khi bà con bón nhiều phân hóa học là giúp tiêu tăng khả năng sinh trưởng. Gặp thêm loại phân càng nhiều đạm (hoặc lạm dụng đạm cá, bánh dầu) nên cây ra lá nhiều hơn bông, thậm chí chỉ thấy toàn lá.
Cách xử lý an toàn nhất là dùng phân sinh học tổng hợp biosol+biogel để các chất Auxin, Cytokinin, GA3 và Acid Alginic hỗ trợ kích bông với liều cao.
Hiện nay mưa giông quá nhiều ở một số vùng trồng tiêu nên lượng đạm tự nhiên có trong nước mưa rất dồi dào. Bà con còn bón phân NPK quá sớm, nhất là loại giàu N sẽ làm tiêu ra nhiều lá hơn là đúng rồi.
Đầu mùa là giai đoạn làm bông cho tiêu, phải giảm N tối đa, tăng trung vi lượng và các loại phân hữu cơ, sinh học… làm bông mới có hiệu quả !
Chào Nhân Đạo !
Năm nay mưa quá nhiều – không có mùa khô !
Ở vùng tôi – năm ngoái là trọng điểm của tiêu chết lụt chết úng. Mặc dù đã lên ụ cao 30 – > 40 phân, kêu máy cuốc về đào hào cuốc rãnh – nhưng tiêu vẫn đang chết vì hơn 1 tháng nay hầu như ngày nào cũng mưa, mưa cực lớn kéo dài. Không riêng bạn đâu ! Nhiều bạn ; nhiều vùng đang bị như bạn ! Nhưng như vậy vẫn còn hy vọng cho năm sau. Vùng tôi – giá tiêu sụt giảm – mưa quá nhiều, tiêu vẫn tiếp tục chết. Nóng- nóng như đang trên dàn hỏa thiêu ! Đừng theo đuổi những loại thuốc kích thích tốn tiền, uổng công ! Cây tiêu không dễ như 1 số cây trồng khác.
Thân chào.
Không xử lý gì cả thì năm này lấy gì mà sống hả chú ?! Lá tiêu thì không ai mua…
Có lẽ chú bị nhiều vố gặp thuốc đểu, thuốc kém chất lượng, không có hiệu quả hả chú ?
Loại nào vậy, mong chú chia sẻ với cộng đồng…
Chào chú Ba !
Đầu vụ mưa nhiều, độ ẩm cao, nấm bệnh phát triển mạnh làm tiêu chết, chủ yếu là bệnh chết chậm. Chắc chắn do khâu phòng trừ nấm bệnh chưa triệt để, bào tử nấm bệnh còn trong đất quá nhiều. Có thể còn do sử dụng nấm đối kháng trichoderma không đạt chất lượng !
Thân.
Không biết vùng các chú các bác thế nào chứ khu em năm nay ai cũng trúng mùa, ước tính cả khu tầm 40 nhà năm nay nhà ít nhất cũng 1 tấn nhà nhiều hơn chục tấn, ước cả khu tầm 150 tấn. Nhà nào cũng trữ lại hết hoặc chỉ bán nhỏ giọt vay mượn chịu lãi để chi tiêu chấp nhận nợ nần…
Giá tiêu sẽ còn sụt giảm nữa nếu bà con tiếp tục đẩy mạnh bán ra.
Nên nhớ lượng xuất khẩu năm nay hiện đã tăng xấp xỉ 10% so với năm ngoái !
Tiêu càng ngày càng xuống giá không biết khi nào thì tăng lại. Người làm nông nghiệp nói chung, làm tiêu nói riêng lao đao ; để thoát khỏi vấn đề này cần có những bài viết khách quan trung thực, đánh giá chính xác của nhà quản lý và sự hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, chính sách bình ổn giá của nhà nước … khi đó người nông dân mới bớt nhọc nhằn yên tâm phát triển sản xuất.
Đang có hiện tượng đầu cơ mua bán lòng vòng để đạp giá xuống… Bà con tỉnh táo chớ tham gia
Thị trường đang căng thẳng, chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào” !
Phen này không biết bà con nông dân có trụ nổi không ?!
Tiêu rớt giá vẫn có người mua…. lên giá vẫn có người mua…..
Vậy nhu cầu sử dụng tiêu vẫn còn, không hề dư sản lượng. Nếu dư thì đã ko xuất nhập nữa.
Bà con cứ yên tâm cất kho đi tôi tin chắc giá tiêu sẽ trở lại…
Nụ cười sẽ trở lại với bà con nông dân.
Nếu giá tiêu rớt xuống dưới mức 50.000đ/kg thì tôi nghĩ tâm lý mọi người không biết sẽ ra sao. Sợ lúc này bà con không còn muốn đầu tư cho cây tiêu nữa… dẫn tới đại dịch bùng phát thì khốn khổ. Làm nghề nông không biết đâu mà lần…
Nếu như hồ tiêu chỉ dùng làm thức ăn gia vị và một ít trong làm thuốc đông y thì với trữ lượng lớn sản xuất đầu tư ồ ạt thì giá tiêu cũng ko tăng giá trở lại sớm được. Sao bài báo không đả động gi đến sự đầu cơ của thương lái Trung quốc nhỉ.
Theo mình biết thương lái chỉ là mắc xích mua đầu này bán đầu kia, là trung gian giữa nông dân sản xuất và các đầu mối gom hàng hoặc gom cho các đại lý, công ty lớn… Mình chưa hề nghe nói thương lái đầu cơ ! Bạn biết thương lái TQ đầu cơ vậy sao không nói rõ hơn cho mọi người cùng biết với.
Buồn quá ! Tiêu rớt giá thảm hại, người dân chỉ còn biết ngửa mặt kêu trời. Tại sao một đất nước chiếm 50% sản lượng tiêu của thế giới lại không thể điều tiết nổi thị trường hạt tiêu. Người dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đổ mồ hôi, đến khi thu hoạch thì rơi nước mắt vì giá cả thương lái ép cho lòi họng ra. Tất cả người dân ai còn tiêu chỉ những trường hợp thật cần thiết thì hãy bán ra ít thôi, còn cứ để cho thị trường không có hàng giao, xem thương lái trong và ngoài nước làm gì được nào.
Tất cả đồng lòng ko bán tiêu trong thời gian dài ko có hàng xem thử các doanh nghiệp xuất khẩu lấy gì mà xuất.
Bạn khỏi phải lo ! Theo tôi biết hiện nay các công ty không còn chỗ chứa, mà cũng sạch vốn vì các đầu mối cung ứng hàng nhiều quá rồi.
Bạn Châu Huế nói rất đúng – các cty, đầu mối XNK tiêu, hàng đã đầy kho, mà vốn đã cạn …
Điều cơ bản là không có hoặc phát sinh rất ít những hợp đồng XK lớn nào.
Trừ những hợp đồng đã ký trước đây, của các hội sản xuất tiêu sạch …
Thương hiệu và chất lượng hồ tiêu VN bị các đối tác nước ngoài soi bằng kính hiển vi mất rồi.
Ếch chết tại mồm !
Nhiều báo ta đưa tin bà con thu 1 ha tiêu đạt 4 tấn, 5 tấn… Diện tích tiêu VN đã tăng lên trên 125.000ha, riêng Tây nguyên đã 71.000ha… vậy tổng thu sơ bộ là bao nhiêu?
Trong khi nhu cầu toàn cầu tối đa 480.000-500.000 tấn, mà còn nhiều nước trồng tiêu lớn như Ấn Độ, Mã Lai, Indo, Brasil, vừa như Sri Lanka, Trung Quốc,… hay mới trồng như Cam, Lào, Thái, Phi… nhẩm ra thì biết cung – cầu !
Bạn nói đúng , thông tin mà cánh nhà báo tưởng tượng ra làm nông dân chết đứng…
Trước tới bây giờ nhiều vụ rồi…
Hãy nhìn thẳng vào sự thật :
– Dư cung trên toàn cầu là có thật.
– XK bán rất chậm là có thật.
– Tình trạng nhà nhập khẩu xù hợp đồng, từ chối nhận hàng tăng rất nhiều so với mọi năm là có thật.
Chúng ta sắp phải khóc vì tiêu ! Đầu tiên khóc sẽ là nhà XK, rồi đến các đại lý và cuối cùng là người trồng tiêu vì THAM, đây cũng là sự thật.
Biện pháp :
– Bớt tham, xây dựng lại uy tín cho TIÊU Việt Nan từ chất lượng, diện tích, thái độ…
– Đoàn kết: trên giatieu đã đề cập nhiều là không bán ồ ạt ra, bán đúng bằng 90% lượng mà bà con có của mùa vụ trước (không phải vụ này) và giữ lại trong kho phần còn lại, bán thì chia nhỏ ra và bán dần. Nếu làm cách này thì giá có thể ổn định lại và bà con cũng vẫn có tiền để trang trải chi phí.
Nói vậy nhưng khó thực hiện vì người Việt thường chuộng khôn lõi, kể cả tôi !
Chào cộng đồng giá tiêu cho cháu hỏi tiêu cháu trồng năm 2012 thu hoach đươc 2 mùa rồi, tiêu vừa rồi hái xong nhìn vẫn còn xanh lắm,nhưng do năm nay mưa liên tuc nên bây giờ ra toàn là lá, không có bao nhiêu chuỗi hết.
Có bác nào có cao kiến gì giúp dùm cháu chứ 1 năm mới có 1 vụ mà năm nay mất trắng không biết lấy gì trang trãi đây.Cháu xin chân thành cảm ơn trước
Do mưa nhiều, không đủ thời gian hãm nước, nhất là bón phân hóa học nhiều đạm quá sớm…
Tăng cường sử dụng phân sinh học biogel – biosol, bổ sung trung-vi lượng, nhờ các chất Auxin, Cytokinin, GA3 và Acid Alginic sẽ cải thiện được phần nào…
Bác Châu Huế nói phải, không cần phải lo hộ cty XNK bị thiếu hàng đâu. Có mấy lý do sau:
1. Hàng họ nhận ký gửi lúc 100k khá nhiều, lúc đó tạm ứng 70%, giờ đến tầm này họ lo số hàng đang giữ trong kho không biết bán có kịp không còn chưa xuể.
2. Bạn hàng Trung Đông ký lúc 100k, đặt cọc 10%, giờ đang muốn bỏ cọc vì bỏ cọc thì chỉ mất có 10%, trong khi nhận hàng thì mất tới 25-30%.
3. Lúc giá giảm về 90-95k, nhiều bạn hàng nghĩ là “đáy” rồi nên vay mượn ôm hàng vô khá nhiều để chờ giá, giờ họ vừa lỗ giá, vừa lỗ tiền lãi vay nên họ buộc phải bán.
Giờ thì chỉ nông dân mới có khả năng giữ hàng, tất cả các khâu khác trong toàn bộ chuỗi cung cấp đều là những mắc xích yếu, đứt bất kỳ lúc nào. Dự là năm nay có khoảng 30% đại lý lớn nhỏ bị vỡ nợ, họ buộc phải bán đổ bán tháo để vớt vát và trả nợ.
Nếu nông dân mà đồng lòng giữ hàng thì đà giảm sẽ chậm lại, cả ngành hàng phải tri ân những nông dân tình nguyện này.
Nếu như phân tích của bạn Dan Viet là đúng, như thế có nghĩa cung đã vượt cầu trên thị trường.
Giá tiêu chắc chưa hết đà giảm. Mọi người cho ý kiến nhé.
Theo mình nghĩ : giá tiêu 70 là đã chạm đáy rồi, qua tháng ramadan (ăn chay) các bạn hàng Trung Đông, tiếp tục nhập khẩu hạt tiêu VN.
Một tin tốt lành nữa – sang tháng 7 hiệp hội XNK tiêu của Ấn Độ sẽ tiếp tục
mua tiêu của VN để xuất khẩu ra thế giới … vì giá tiêu VN gần như đang rẻ nhất, so với các nước khác.
Thị trường hạt tiêu , từ giờ đến cuối năm, dần phục hồi giá – khoảng trên dưới 100 là rất khả thi …
Theo bạn @ mạnh hà nói. Từ giờ cho tới cuối năm giá tiêu sẽ tăng. Nhưng chỉ trên dưới 100k thì cũng như không. Chừng nào mới bằng mấy năm trước đây.
Xin mọi người tư vấn giúp em với ạ. Tiêu nhà em mới thu được 2 năm. Bây giờ bị chết nhiều lắm ạ. Chết nhanh có chết chậm cũng có em đã dùng nhiều lọai thuốc khống chế mà cũng ko được ạ.
Bạn liên hệ chú Ri bán phân Biogel+Biosol sđt 0944.3855518 để tìm giải pháp xem.
Vưà rồi tiêu mình bị chết chậm, may nhờ chú ra tay kịp thời.
E sẽ khuyên ba em mùa này giữ lại ko bán giá tiêu có 75 ngàn là quá rẻ.
Giờ mà lên được 100k là cả 1 vấn đề rồi, chứ sao lại nói nhỡ không…
Còn mình nghĩ sẽ lên trên 120k , vì vụ mùa năm nay có thể thất mùa. Tiêu ra lá nhiều hơn ra bông. Ở Ngãi Giao – Châu Đức, BR-VTàu chị mình nói tiêu không cắt nước được nên không ra bông…
Năm nay thời tiết khó làm bông cho tiêu quá. Năm nay tiêu ra lá nhiều hơn bông mặc dù có tiêu nhà mình siết nước khá mạnh. Hi vọng sẽ ra đợt 2 chứ không thất trắng. Mong rằng giá tiêu sẽ phục hồi cho bà con bớt khổ vì diện tích hồ tiêu không phát triển ồ ạt như trước nữa.
Nếu không phun sinh học Biosol để trợ sức thì đợt sau chủ yếu cũng chỉ ăn lá !
Chào cháu.
Siết nước khá mạnh ? Ý này không rõ lắm. Còn về thời gian được bao nhiêu ngày?
Nhiều vườn do thời giam hãm nước quá ngắn, gặp mưa sớm mà còn bón đạm quá mức, nên tiêu chỉ ra lá là phải rồi.
Bài học kinh nghiệm chính là đây chứ ở đâu nữa !
Thân.
Tiêu mình cũng không đến nỗi nào , giảm khoảng 20 phần trăm .
Chú Vịnh cho cháu hỏi, có phải cách đây hơn 2 tháng chú có về tập huấn ở xã bảo quang tx long khánh đồng nai không. Vì đoàn có vô khu vực cháu đo độ ph và hướng dẫn đừng bón có s phải không chú
Chào cháu.
Chắc chắn là không phải ! Vì chú không làm ngành khuyến nông ở chỗ cháu đang nói.
Thân
Bố mình đang trữ 8 tấn tiêu. Nhưng dù tiêu xuống giá nhưng chưa bao giờ bố quan tâm. Bố nói nếu giá lên đến 150000 đồng/1kg thì mới bán. Nếu không vẫn cho nó nghỉ trong nhà.
Vậy cháu xin lỗi vì người ấy rất giống chú nhưng hơi già hơn. Vậy giảm phân bón không có thành phần S đúng không chú
Chào cháu.
Không vấn đề gì ! Tiêu chí của diễn đàn giatieu.com là nơi để mình trao đổi, phản ánh hay tìm kiếm những gì cần thiết chung quanh cây hồ tiêu mà cháu.
Cháu đã biết chú đâu mà bảo giống hay không, trẻ hay già…
S là thành phần trung lượng, cây cần tương đối, căn cứ vào đâu để giảm. Chú không rõ ý này.
Thân
Mấy chú đó nói có thành phần S sẽ tạo độ chua cho đất, hạ độ pH. Chú đó đo ở góc tiêu mới bón phân 5 ngày là 4,5 còn ở ngoài thì 5,6. Còn ở vườn cháu thì 6,8 độ pH
Qua trao đổi của bạn với bác Nguyễn Vịnh mình thấy ý bạn không rõ ràng.
-Bón các loại phân hóa học đều làm đất chua, không riêng gì S. Tại sao không cắt chất gì mà lại cắt S ? Trong khi cây trồng cần S khá nhiều, thậm chí một số nhà nông học đã đề nghị có thể xem xét đưa S lên nhóm đa lượng cùng với N, P, K…
-Các số liệu bạn đưa ra, nếu đúng thì chỉ là cá biệt, không thể lấy đó để kết luận nguyên nhân. Đất vườn bạn pH 6,8 ? Vậy thì đáng lo quá…!
Mình cũng mới làm tiêu 5 năm nay và chỉ bón phân dê cho tiêu, với 400 trụ tiêu một năm 200 kg NPK 16 – 16 – 8 + 13S Phú Mỹ nên mình cũng không quan tâm đến phân hóa học. PH 6,8 là đáng lo thì cần bao nhiêu là đủ.
Bạn muốn liên hệ với bác Nguyễn Vịnh, vui lòng email qua địa chỉ : nguyenvinh@giatieu.com
Vùng em sắp thu hoạch xong, bây giờ dùng EDDY vừa rửa vườn vừa diệt nấm bệnh, thán thư luôn có được không, và phun mấy lần, mong cộng đồng tư vấn giúp em với, vì lâu nay sau thu hoạch chưa phun lần nào…
Rửa vườn sau thu hoạch bằng thuốc gốc đồng rất tốt.
Do vùng bạn đang còn mầm bệnh chết nhanh chết chậm nên cần xử lý kép để phòng trừ luôn.
Hình như bà con trồng tiêu ngoài này ít sử dụng vi nấm đối kháng trichoderma để phòng ngừa nấm bệnh, tuyến trùng nhỉ !
Cảm ơn bác Senca, chào bác Thắng Lợi. Nơi em ít người dùng nấm đối kháng lắm… Em thì đã dùng hơn 2 năm nay thôi, nhưng dường như mua chưa đúng loại có chất lượng, nên hiệu quả không cao. Thị trường thuốc bvtv chổ em cũng rất ít sản phẩm để chọn lựa…
Tiêu trồng lên phủ trụ thì chết, người dân trồng được hạt tiêu đâu dể, mà sao cứ ép dân , muốn dân chịu khổ suốt sao, giá cả thị trường cái gì cũng tăng
Tiêu trồng lên phủ trụ thì mới chết là do nhiều nguyên nhân :
-Phổ biến nhất là nguồn hom giống lấy từ cây đã bị nhiễm bệnh. Hoặc trồng tiêu con cho tới khi bắt đầu ra bông, tức là chuyển trạng thái sinh trưởng sang sinh thực (hay ngược lai) thì bệnh mới bùng phát. Hoặc do khi trồng quá chú trọng hóa học, bỏ qua hữu cơ, sinh học, khiến cây bị mất dần kháng thể mặc dù vẫn phát triển bình thường…
-Do khâu phòng bệnh không hợp lý, nhất là chỉ dùng thuốc BVTV mà bỏ qua nấm đối kháng tricho. Tất nhiên không loại trừ gặp phải nguồn tricho kém chất lượng.
Bà con than thở chả ích lợi gì, cũng chẳng ai giúp được gì cho bà con ngoại trừ chính bà con tự cứu mình.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế là đợt giảm giá này sẽ còn kéo dài, vậy hãy bàn cách làm sao để có thể tồn tại được và giữ được cây tiêu qua cơn bão này?
Hãy trồng xen canh với những cây ngắn ngày, hãy nuôi dê để lấy ngắn nuôi dài, hãy tiết giảm chi phí tối đa….đừng chăm chăm vào kế hoạch ngắn hạn mà hãy cùng nhau nhìn dài hơn, xa hơn.
Các bạn ơi ! Mình trồng khoảng 200 nọc tiêu, đến hôm nay đã gần 1 tháng rồi mà nhiều cây vẫn chưa bung mầm non …
Mình trồng tiêu ác , 3 dây 1 nọc. Người bán dây tiêu giống trực tiếp trồng cho… mà trước khi trồng, họ có nhúng nước pha atonik và nhúng nước pha thuốc trừ nấm của Syngenta. Mình đang nghi ngờ tiêu giống của họ… ?
Chào Mạnh hà !
Hom tiêu – chứ không phải cỏ dại – Đừng nóng – Nội trong 1 tháng nó đang phải ngủ !
Nhất nước ; nhì phân ; tam cần ; tứ giống
Nói vậy – là thời xưa – Bây giờ giống là quan trọng nhất
Mắt thấy, tai nghe, tay sờ… Ưng, lấy liền tay. Bạn đang nghi ngờ chính mình. Đáng tiếc !
@Bảo Trần trường hợp của bạn có thể do bạn cắt tỉa ngọn cây chưa hợp lý. Bạn nên tỉa dần ko nên cắt trụi trong một lần mà phải chia thành nhiều lần. Lúc tỉa lưu ý nên trừa lại một đoạn nhánh ngắn nếu trên đoạn nhánh đó có “mắt”, chồi mới sẽ mọc ra từ “mắt” này. Sau khi chồi mới mọc ra bạn mới tỉa tiếp những nhánh già còn lại. Đừng để nhánh quá già lúc đó khả năng mọc chồi sẽ giảm. Thân!
Trồng tiêu sạch nhưng không có một cơ sở pháp nhân nào đủ uy tín để chứng nhận đó là hàng sạch ; thu mua đổ đồng không phân biệt sạch bẩn như vậy thì rất thiệt thòi cho người sản xuất. Biết bao giờ cơ sở thu mua có máy đo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để có giá cả phù hợp, tránh thiệt thòi cho người dân mà còn thúc đẩy bà con sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng.
Bạn có máy đo đư lượng bvtv không ? Bán cho mình 1 cái !
” Biết bao giờ cơ sở thu mua có máy đo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”…
Có vẻ như bạn đã nằm mơ giữa ban ngày.
Nhưng không sao, đó là thực tế mong muốn không chỉ riêng bạn mà thôi đâu !
Thử 1 chất thì có thể, nhưng vô số chất như thuốc bvtv ở nước ta hiện nay là bất khả, nếu không có phòng thí nghiệm cỡ tiền tỷ !
Biết sao bây giờ…!
Vào mùa thu rộ thì giá phải hạ vì nhu cầu tiền mặt để thanh toán chi phí thuê nhân công hái…
Giá thấp, không ai chịu bán thì giá phải tăng…
Giá hạ, ai cũng muốn bán thì giá càng hạ thêm…
Hạt tiêu là loại thực phẩm gia vị được thêm vào trong món ăn hàng ngày chứ không phải thực phẩm thiết yếu. Cho nên được dùng nhiều khi giá rẻ và chắc chắn sẽ dùng ít khi giá mắc. Thậm chí có thể bỏ hẳn, thay thế gia vị cay bằng ớt. Hiện tại thấy rõ nhất trong mặt hàng nem chả ớt nhiều hơn tiêu…
Các cháu nhà tôi không tin rằng trong các loại nem nổi tiếng trước đây người ta chỉ dùng gia vị hạt tiêu mà không dùng ớt.