Vĩnh Linh: hồ tiêu đồng loạt nhiễm bệnh
Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.
Theo thống kê của Trạm BVTV Vĩnh Linh, chỉ trong 2 năm 2012 và 2013, trong tổng số khoảng 810 ha hồ tiêu của toàn huyện thì đã có đến 690 ha bị nhiễm các loại bệnh khiến diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn huyện giảm mạnh. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có trên 30% diện tích hồ tiêu bị bệnh nặng và chết khô, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nhiều hộ dân trồng tiêu.
Nguyên nhân gây bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu là vào mùa mưa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi nhanh và ẩn sâu trong đất, trong không khí… chờ khi thời tiết thuận lợi thì chúng sẽ bùng phát và gây bệnh hàng loạt. Trong tổng số diện tích hồ tiêu nhiễm bệnh thì có đến 200 ha bị bệnh thối gốc, 210 ha bị bệnh tuyến trùng rễ, 140 ha bị bệnh đốm lá, bệnh thán thư là 140 ha…
Hiện thời tiết vẫn đang diễn biến thuận lợi cho các loại vi rút gây bệnh tiếp tục phát tán mạnh nên nguy cơ dẫn đến số diện tích hồ tiêu nhiễm bệnh nặng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Theo Kỹ sư nông nghiệp của Trạm BVTV Vĩnh Linh cho biết, những loại bệnh kể trên hiện đã có thuốc đặc trị. Tuy nhiên người dân thường chủ quan không phòng bệnh mà chỉ đến khi cây tiêu bị bệnh nặng mới mua thuốc về chữa trị nên hiệu quả trị bệnh cho cây là không triệt để.
Hồ tiêu được xem là loại cây trồng chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao và mang lại thu nhập chính cho nông dân trong huyện. Tuy nhiên những năm gần đây trên cây hồ tiêu đã xuất hiện nhiều loại bệnh khiến diện tích cũng như sản lượng, chất lượng giảm sút, làm cho nhiều gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn.
Tận mắt chứng kiến vườn tiêu trên 2,5 sào của gia đình chị Bùi Thị Bình ở thôn Liêm Công Tây, xã Vĩnh Thành bị các loại bệnh như vàng lá chết nhanh, thối rễ… tấn công làm cho hàng loại gốc tiêu dần dần khô héo và chết rụi mà không khỏi xót xa…
Tình cảnh vườn tiêu của gia đình ông Lê Quang Nga, ở xã Vĩnh Thành cũng tương tự. Với 3 sào tiêu khoảng 350 gốc, tính ra mỗi năm gia đình ông Nga cũng thu được từ 5 đến 6 tạ tiêu hạt, với giá bán từ 15 đến 18 triệu đồng/tạ, ước tính có thu nhập từ khoảng 80 đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây do dịch bệnh bùng phát nên vườn tiêu của ông hiện chỉ còn chưa đến 60 gốc chưa bị bệnh, nhưng trên số gốc tiêu này cũng đã có dấu hiệu nhiễm bệnh…
“Sau khi nghe các cơ quan chức năng hướng dẫn phòng chống các loại bệnh trên cây tiêu, gia đình tôi đã bỏ ra số tiền không nhỏ để mua thuốc xử lý cũng như vệ sinh nhằm cứu vãn vườn tiêu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đã muộn vì vi rút gây bệnh đã thâm nhập vào tận gốc rễ của cây, không thể điều trị được nữa. Chắc phải đợi một thời gian nữa chúng tôi mới dám trồng lại chứ tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn diễn biến phức tạp”, ông Nga cho biết.
Theo anh Trần Văn Vinh, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thành cho biết, toàn xã hiện có khoảng 95 ha tiêu, trong đó có 75 ha đã cho thu hoạch, 20 ha trồng mới.
“Hiện tại, do dịch bệnh trên cây tiêu đang bùng phát mạnh nên trong tổng số diện tích tiêu của toàn xã thì ước tính ít nhất đã có đến hơn 30% diện tích mất trắng hoàn toàn. Việc mất khoảng 5 năm trồng, chăm sóc mới cho thu hoạch và cây tiêu có tuổi thọ thu hoạch kéo dài đến 15 năm thì việc hàng loạt vườn tiêu mới cho thu hoạch vài năm bị nhiễm bệnh chết đã gây thiệt hại rất lớn cho nông dân. Chúng tôi luôn khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng tiêu và canh tác theo hướng bền vững nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến bất thường thế này nên sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn”, anh Vinh chia sẻ…
Trao đổi với chúng tôi về tình hình dịch bệnh, ông Ngô Toàn Thắng, Trưởng Trạm BVTV huyện cho biết, dịch bệnh trên cây hồ tiêu hiện diễn biến khá phức tạp. Thông thường, khi dịch bệnh đã lây lan và phát tán mạnh thì chắc chắn rất khó điều trị, chỉ có phát hiện sớm và điều trị tích cực thì mới phần nào hạn chế được thiệt hại.
Trước tình hình đó, Trạm BVTV huyện đã yêu cầu các địa phương và người dân phải tích cực, chủ động thường xuyên phun thuốc để phòng trước khi dịch bệnh tấn công. Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh vườn tiêu, bổ sung các loại phân bón chức năng để cây có đủ sức đề kháng; về mùa mưa phải đảm bảo việc thoát nước trong vườn không để cây bị ngập úng; thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu phát hiện những cây đã bị nhiễm thì phải cách ly và tiêu hủy ngay để tránh lây lan trên diện rộng.
92 phản hồi cho bài "Vĩnh Linh: hồ tiêu đồng loạt nhiễm bệnh"
Chờ tới lúc bệnh tấn công mạnh thì chữa tri tốn kém mà hiệu quả củng ko cao nhỉ?
Năm ngoái vườn nhà cháu cũng chết mấy chục gốc năm nay mưa ít nên chưa thấy dấu hiệu chết. Cháu đang áp dụng nhân sinh khối nhiều xem kết quả thế nào?
Thử sử dụng nhiều trichoderma ko sử dụng thuốc hoá học trị nấm xem sao…kết hợp với phân cá phục hồi rể và phân chuồng ủ hoai… mong là đạt kết quả tốt.
Đúng là phòng bệnh bao giờ cũng đạt hiệu quả cao, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, cách phòng hiệu quả cao nhất : trừ tuyến trùng ngay sau khi thu hoạch xong, tối thiểu 2 lần, cách nhau 20, 25 ngày, lần 1 con mẹ chết, lần 2 trưng nở, và tốt nữa vào cuối mùa mưa lần 3, nhưng không phải đdã tốt hoàn toàn. Suốt trong năm những cây nào không sinh trưởng bình thường, ta cần sử lý lại cho tới khi thấy sinh trưởng tốt, và mỗi khi sử lý nokap cần + với Agrifoc400 mục đích chinh : trị truyến trùng và trị và phòng phythop, hơn nữa agri còn tăng dinh dưỡng cho cây. Lần thứ 2 có thể + alliet hay ridomil (1 trong 2 thứ), khi sử lý trong đất cần phải có đủ độ ẩm. Nhưng cũng có những cây vẫn không trở lại bình thường là do một số nấm đã thâm nhập trong thân rồi, rất khó trị mà phải lâu dài.
Muốn sử dụng tricho, cần phải đã có nền hữu cơ mới đạt hiệu quả cao, cũng đạt từ từ chứ không như thuốc hóa học. Cần xịt trong gốc và xịt cả trên lá (có thể loại trên lá riêng, tùy cty)
Việc dùng phân cá cần lưu ý, RẤT DỄ sinh ra nhiều nấm bệnh, dĩ nhiên cũng đã ủ với tricho : ĐẠT
Mong góp nhiều kinh nghiệm. Lập cây Gáo, Đồng Nai.
Kinh nghiệm của bác Lập hay quá…vậy vụ này thu hoạch xong cháu sẽ áp dụng theo phương pháp của bác. Hoá học trước diệt nhanh triệt để, đồng thời tăng lượng hữu cơ cho đất để sử dụng tri cho có hiệu quả cao, ưu tiên dòng tricho trị tuyến trùng, bổ sung trichoderma nhiều cho mỗi lần bón phân cá và phân chuồng hoai mục.
Cháu cảm ơn bác. Chúc bác và gia đình giatieu.com luôn khỏe mạnh! Đóng góp nhiều kinh nghiệm hay cho cộng đồng
Thân mến.
Xin lỗi 3 bạn Đức – Phước – Công , ngay khi đọc ý kiến của các bạn là lúc đợi xe đi Bệnh viện, nằm 1 tuần, nên bây giờ mới góp ý. Bạn Đức nói mỗi lần bón phân cá và phân chuồng hoại mục thì thêm tricho? Vậy bạn có ủ tricho trước dó chưa ? Cũng như tôi có nói, dùng phân cá dễ gây ra nhiều nấm bệnh, bạn phải lưu ý diều này. Cần phải ủ trước từ 30 ngày trong dó phải đảo 3 lần, để làm tăng số tricho cho đều, chỗ nào cũng có. Riêng tôi, 1500 bao phân chuồng : 30.000kg + 50kg tricho (hơi ít, nên tôi phải đảo nhiều lần). Khi mưa xuống, tôi cho NPK thêm Kali cùng với bao hạt vàng rồi bỏ ngay phân chuồng 1 lần 30000. Còn xịt trên lá, có những loại bón lá + tricho, tùy vào thời điểm nhu cầu cây cần, để xịt các chất gì.
Ở Đồng nai, khi còn đang hái tiêu, chúng tôi cũng vẫn tưới, nhưng thưa hơn, nên có thể sử lý ngay sau đó hoặc khi băt dầu vào mưa. Nên thời gian hãm nước vẫn đủ lâu để phân hóa mầm hoa (trên dưới 3 tháng) nhiệt dộ 36, 37 dộ và 2 gio trưa xem lá tiêu buồn buồn heo héo, lúc dó tôi mới tưới chút nước, cỡ 10 lít, còn những chỗ cấy cỏ dậu phụng dại, thì hầu như không tưới. Bạn đừng thấy đất bị nứt nẻ mà nói đất khô quá, tôi nói lá buồn buồn, heo héo tức là rất thiếu nước, nhưng không làm chết đáu. Còn bạn Phước nói cả 100 lit, như vậy là trong mùa nuôi hạt chứ không phải mùa hãm nước. Gốc tiêu bạn vét bồn như cafe hử ? Nhắc bạn, tiêu tuyệt đối không được chạm tới bộ rễ, rễ hút dinh dưỡng thường nằm sát trên mặt đất, mà mặt đất thì đầy những nấm bệnh.
Bạn Công nói không đủ thời gian hãm nước, vì tưới ngừa xong, tieu ra bông ??? Bạn ở vùng nào ? Không lẽ mưa sớm vậy ? Năm nay có hơn 3 tháng nắng cơ mà.
Thân chào
Dạ lời đầu tiên cháu xin chúc bác sức khoẻ!
Vừa rồi bón phân chuồng đã ủ tricho xong, cháu có nhân lên khoảng 25kí tricho và cho vào 7 bao phân bò đã ủ hoai còn lại, 12 ngày và hôm qua mưa xuống cháu bỏ cho 1 cây thêm 1 chén phân nấm đó (khoảng 700cây).
Lần sau cháu sẻ ủ tricho trước nửa tháng để bón kết hợp phân cá và phân chuồng luôn.
Chú bác và các anh cho cháu lời khuyên giờ cháu nên làm gì với. Ngày nay tiêu nhà cháu chết mất 2 cây và 1 cây nhìn buồn buồn, cháu moi gốc lên kiểm tra thì 1dây gốc thâm đen vẩn chưa thúi hẳn, vẩn còn được 1 dây. Trụ nhìn buồn thì gốc chưa sao, lá không được cứng như những trụ khác và rể có bị tuyến trùng.
Đầu mưa cháu có rửa cây bằng amino đồng xanh, đổ gốc amino kèm tricho konigii, bỏ phân chăm sóc.
Năm nay ở cháu hạn mưa chưa có nước mà, cháu kòn tuới cho bông trổ với đất nhà cháu sỏi, thoát nước tốt…vậy mà giờ đã chết rồi.
Chiều nay cháu vừa mua agrifos400 định mai phun và đổ gốc hết vườn. phun kèm chỉ có 2kí mancozeb
Mong các bác tư vấn giúp cháu!
Cháu cám ơn nhiều!
Thân mến.
Chú Lập cho cháu hỏi khi phòng thì đất phải đủ ẩm. Mà theo cháu biết sau khi thu hoạch xong phải hãm nước vậy khi mình tưới nước tạo độ ẩm cho đất có ảnh hưởng tới quá trình làm bông không chú. Cháu ở Gia Lai mùa khô khắc ngiệt lắm, tưới gần cả trăm lít nước 1 hố vài ngày sau đã khô rang rồi. Cháu mới làm tiêu ít kinh nghiệm mong chú chỉ bảo thêm. Cháu chân thành cảm ơn
@phước
Tôi cũng có chung ý kiến với bạn. Tháng 3 vừa rồi sau khi thu hoạch tôi cũng đổ thuốc tuyến trùng Tervigo + ridomil và đổ Amino hồi phục rễ rồi tưới. Vậy nên không hãm được tiêu ra bông đợt 1 hơi kém. Đang tích cực kích bông đợt 2 nữa đây.
Bác Công Chưpưh ở chổ nào vậy cháu ở Iale…rất mong được làm quen, tham quan học hỏi kinh nghiệm ở bác, nếu bác vui lòng cho cháu số điện thoại…số của cháu là 01868254147
Canh tác hữu cơ cho tiêu, sự lựa chọn là tất yếu.
…Không ai có thể phủ nhận tiến bộ khoa học của các sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp, trong đó có các loại phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học. Thời hoàng kim của các sản phẩm nói trên tồn tại suốt mấy mươi năm.
Tuy nhiên không phải vô cớ mà các nhà khoa học ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay lại kêu gọi mọi người theo hướng hữu cơ, sinh học, bảo vệ dịch hại cây trồng theo phương pháp IPM, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn GAP mới hội đủ điều kiện xuất khẩu… Vì sao vậy? Vì sức khỏe con người và sức khỏe của đất. Trong quá trình canh tác con người đã đổ xuống đất bao nhiêu thứ độc hại để đòi hỏi đất phải đem lại nhiều của cải vật chất cho mình. Nhưng đã bao giờ con người tự hỏi mình đem lại những gì cho đất, để đất đai luôn màu mỡ như thuở ban đầu chúng ta chưa khai thác, như một lời tạ ơn với đất.
Thế giới bây giờ phẳng rồi. Những thông tin khoa học kỹ thuật trên thế giới được công bố hằng giờ. Người biết sử dụng vi tính muốn tìm kiếm thông tin về kỹ thuật chăm sóc cho cây hồ tiêu trên các trang tài liệu khoa học không khó. Thế nhưng những người trồng tiêu hơn cả chục năm rồi mà trong đầu luôn mãi vang lên câu hỏi vì sao: vì sao tiêu chết? vì sao tiêu không trái? vì sao… và vì sao…?
Tất nhiên là không thể phủ nhận vai trò của phân vô cơ và hóa chất BVTV đối với canh tác nông nghiệp. Nhưng thời gian qua chúng ta đã không sử dụng nó một cách hợp lí mà chúng ta chỉ biết lạm dụng nó để tăng nhanh năng suất. Cái giá chúng ta phải trả bây giờ chỉ mới bắt đầu: Đất đai bị vắt cạn kiệt trở nên cằn cỗi, thoái hóa. Môi trường canh tác bị ô nhiễm nặng nề bởi những chất thải độc hại. Cây trồng giảm sức đề kháng, dễ dàng chết vì lắm bệnh dịch hại. Tái canh cực kỳ khó khăn vì tồn dư hóa chất trong đất…
Và con người, có ai thống kê được số người chết tăng cao vì bị ung thư và những bệnh lạ ngày càng xuất hiện nhiều ở nông thôn? Môi trường trong lành của nông thôn không còn nữa khi mà ra vườn thấy bao bì chai lọ thuốc BVTV tràn lan và bao con thiên dịch có lợi cho đất cho cây không tồn tại nổi…
Canh tác hữu cơ, sự lựa chọn là tất yếu trước khi quá muộn. Xin bà con nông dân sớm nhận thức và chuyển biến.
Ý kiến người trồng tiêu
Nói cho đơn giản dễ hiểu, hữu cơ là các chất có trong sinh vật, (sống hoặt chết) cấu tạo bằng 4 nghuyên tố chính là C H O N, và giới hạn giữa vô cơ và hữu cơ là ure, cây trồng hấp thu được các chất vô cơ nhờ ion hóa, ví dụ phân sulphat” (NH3)2 SO4 ion hoá thành NH3+ SO4– rễ cây hấp thụ được NH3+ (hầp thu đạm) để cấu tạo chất hữu cơ cho cơ thể, khi chết đi hữu cơ trở về vô cơ trong giai đoạn khoáng hóa.
Canh tác hữu cơ là dùng chất thải và xác của sinh vật chết quay về cơ thể sống như một su tuần hoàn (tất nhiên có cộng tác của vô cơ). Sinh hoc là học và hiều biết về sinh vật: trong 1 lit đất có hàng tỷ vi sinh đang sống và làm việc (đất sống) giup cho sự tuần hoàn này hiệu quả và dễ dàng hơn, theo luật cạnh tranh sinh tồn tự nhiên thì quần thể biến thái tự nhiên, con người chỉ cần tạo môi trường ưu thế cho các sinh vật có ích chiến thắng được các sinh vật có hại là đã thành công, chẳng cần dùng chất hóa học độc hại, là canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh học
Trên thị trường hiện nay đã có nhiều sản phẩm sinh học phòng trừ sâu bịnh cho cây tiêu cụ thể là dòng trichoderma phòng trừ tuyến trùng , nấm phytophthora sp và nhiều loài nấm khác …Đã canh tác theo hướng hữu cơ sinh học (HCSH) thì nên theo luôn chứ đừng nên nay sử dụng biện pháp sinh học mai kia lại sử dụng biện pháp hóa học, vô tình chúng ta lại tiêu diệt hết các loài thiên địch và gây nhiều tác hại khác cho môi trường và con người, điều này tôi có khuyến cáo trong các bài viết của tôi. Tiếc rằng hiệu quả của việc canh tác HCSH chúng ta không thể thấy hết được lợi ích của nó trong ngày một ngày hai mà phải tính bằng tháng bằng năm.
Mấy năm nay tôi không sử dụng các sản phẩm độc hại mang gốc hóa học trong vườn của tôi mà vườn tiêu vẫn tốt, có lẽ cả miền Đông Nam bộ chỉ có mình tôi là canh tác theo hướng HCSH.
Xin hoan nghênh ý kiến của Hoàng Lân.
kiến thép xin chào anh và các thành viên trên diễn đàn. Thời gian này tiêu quanh vùng em cũng nhiễm bệnh nhiều, có vườn vàng lá, có vườn héo rũ. Vườn nhà em thì có vài trụ vàng lá, em muốn kết hợp nokap + agrifos + phân amino bón rễ để sục gốc không biết có được không ? Mong diễn đàn góp ý chia sẻ. Thân ái chào diễn đàn.
Có lẽ phải quay về di truyền học, lai tạo, lắp ghép, để có giống tiêu kháng bệnh, trồng càng nhiều thì bệnh tật lây lan theo một cấp số khủng khiếp là C!, các nhà vật tư nông nghiệp tha hồ hốt bạc.
Chào @hienchau.
Về tư duy thì không có gì là giới hạn. Hạn chế nhất của con người là năng lực tư duy.
Những việc @hienchau làm được, tôi nghĩ là chỉ trong qui mô nhỏ nên những trở lực chưa có đủ điều kiện phát huy.
Về lai tạo để có giống tiêu kháng bệnh, tại sao không? Vấn đề nằm ở điều kiện, hoàn cảnh giúp cho mình thành công. Riêng với nhà kinh tế, chi phí để quá trình tạo ra được giống di truyền kháng bệnh mới tốn kém hơn nhiều so với chọn lọc tự nhiên là điều cần phải chú ý. Nếu dành thời gian để di truyền cái trong tự nhiên ta có khả năng tìm thấy thì theo mình nên dành thời gian để nghiên cứu hay tuyên truyền cho những đề tài khác có giá trị thực tiễn với cộng đồng hơn.
Mà điều này tôi tin @hienchau sẽ làm rất tốt. Thân.
Thân chào bạn Nguyễn Vịnh. Mình đang tiếp thu, nói và làm theo 2 theo nguyên tắc quy nạp và diễn dịch, (vì không có điều kiện thí nghiệm, đo lường).
Câu chuyện chọn giống cây trồng trong tự nhiên là vào thời xa xưa, đến thế kỷ 19 khoa di truyền mới dược quan tâm, nghiên cứu và phát triển. Tuy là ngành khoa học non trẻ nhất, nhưng đã đóng góp hết sức to lớn vào lĩnh vực nông nghiệp bằng cách lai tạo, lắp ghép gene và chủ động chọn lựa để có các giống cây trồng vật nuôi, năng suất cao, kháng được bệnh, thích hợp với thời tiết từng vùng… Hiện nay còn mấy ai làm nông nghiệp bằng giống tự nhiên!…
Đối với cây cối thường có 2 cách sinh sản vô tính và hữu tính, thì việc lắp ghép gene chủ động chọn lựa di truyền là điều làm được. và ai làm là chuyện dài dòng… còn việc tuyên truyền thì mình không thể! Vì giá trị thực tiễn cho cộng đồng là kinh nghiệm hiểu biết và khoa học. dt của mình 0984500638
Chào anh @hienchau.
Hình như trong anh vẫn còn nhiều nhiệt huyết và muốn trao đổi, thì tôi cũng xin có đôi lời.
Anh cho rằng tuyên truyền thì mình không thể. Mà phải đem lại giá trị thực tiển cho cộng đồng bằng kinh nghiệm hiểu biết và khoa học. Nhưng điều mà anh nói làm được, và ai làm thì anh cho là… chuyện dài dòng. Vậy thì ta làm chuyện ngắn là chuyện khoa học. Ai bảo nhà nông không làm khoa học được?
Làm khoa học cũng năm bảy đường, ít nhất thì cũng có khoa học phổ cập và khoa học chuyên sâu. Nhưng chuyên sâu thì… dài dòng, cần có điều kiện nghiên cứu mà ta chưa thể. Nên ta chọn phổ cập vậy.
Chuyện phổ cập khoa học đích thị là tuyên truyền, là đưa khoa học tới với bà con nông dân. Đó cũng là điều tôi đang làm nhằm khẳng định nông dân trồng tiêu thời hiện đại phải là nông dân @. Vậy thì sao anh bảo tuyên truyền là anh không thể? Mà không thể thì anh lên đây để nói chuyện gì? Không phải là để chia sẻ, để truyền lại chút kinh nghiệm của mình cho đàn em à !
Rất vui được trò chuyện cùng anh.
Chào anh hienchau và anh Admin!
Anh nói theo nguyên tắc qui nạp. Ý anh là nên áp dụng kỹ thuật gen vào khâu chọn giống. Hiện nay các nước tiên tiến đang đau đầu vì thực phẩm biến đổi gen. Thậm chí họ cho lợn ăn còn sợ biến đổi cấu trúc di truyền, sau đó có thể ảnh hưởng tới con người theo nguyên lý chuỗi thức ăn. Khâu chọn giống bà con ta vẫn thường áp dụng khoa học kỹ thuật đấy thôi. Bằng chứng là giống nào tốt bà con tìm mua và phát huy. Với những vườn trồng tiêu lâu năm họ đi trong vườn là biết đặc tính của giống đó thế nào. Chắc chắn họ sẽ chọn những giống kháng bệnh và năng suất nhất trong chính vườn của họ để nhân giống. Phát huy những giống tốt đặc hữu của địa phương như: Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh, Đất Đỏ BRVT,… Đó không phải là giống đặc hữu tốt của địa phương sao? Nói đến chọn gen Ấn Độ cũng là nước tiên phong trong lĩnh vực này. Họ lai tạo được giống Ấn Độ ba chia và một vài dòng Ấn độ khác, không những năng suất mà là năng suất rất cao. Tuy nhiên tuổi thọ của nó lại không kéo dài. Nhiều phái đoàn qua tham quan Việt Nam họ khâm phục. Mỗi người nông dân Việt Nam là một nhà khoa học. Do nước ta không có điều kiện và cũng không nhiều tổ chức đoàn thể nghiên cứu về cây giống di truyền học. Đặc biệt với đối tượng hồ tiêu càng khó nghiên cứu. Do muốn biết kiểu hình, kiểu gen phải mất thời gian tới 3-4 năm mới biết được. Ngần ấy thời gian cây mới ra trái. Còn phải mất hơn 20 năm để kiểm tra tuổi thọ của giống mình nhân được. Bài học tiêu giống Ấn Độ đã quá rõ ràng. Trong khi giống Việt Nam là giống đã được bà con trồng nhân rộng thể hiện được vị thế trên trường thế giới. Cái cần bây giờ là phát huy và bảo vệ. Năm 2006 Việt Nam đã có người ghép thành công tiêu trên gốc trầu để cây đỡ bị tuyến trùng. Hiện nay cũng có gốc ghép Braxin gì đó “trông giống trầu bà của Việt Nam” để khỏi sợ ngập úng, tăng khả năng kháng bệnh. Ngay cả bản thân tôi trong vườn có giống nào tốt tôi cũng có gắng nhân nó lên. Để sau này có điều kiện thì đưa ra thị trường cho bà con. Hiện nay nhà tôi có một vài giống năng suất khá cao, khả năng kháng bệnh tốt, tuổi thọ cao, dể làm bông. Nhưng vì số lượng ít nên đang nhân giống ra dần. Cái cần bây giờ chỉ là biện pháp phòng ngừa bệnh dịch, thay đổi tư duy canh tác sang hướng hữu cơ vi sinh bền vững, thân thiện với môi trường. Điều này diễn đàn và bà con trồng tiêu đã và đang dần dần hiện thực hóa. Tôi chỉ diễn dịch sơ cái phần quy nạp của anh.
Còn tuyên truyền vấn đề như bón phân tươi. Có thể nó áp dụng tốt với mô hình của anh. Nhưng chưa hẳn là tốt với mô hình khác. Do phân tươi rất dể sinh nấm bệnh. Đặc biệt khi vi sinh vật phân giải phân nó sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Ngoài ra còn rất dễ gây ngộ độc hữu cơ. Những gì bà con chia sẻ tôi đều ghi nhận nhưng tôi ít khi ý kiến lắm. Cho nên những chia sẻ như vậy anh nói anh không thể tuyên truyền thì tôi hiểu anh. Vì có lẽ anh đang trong quá trình thực nghiệm. Cây có chết thì một mình anh chịu. Tôi hiểu và thông cảm, do anh tự nhận làm rất quái lạ khác người mà. Kỹ sư nông nghiệp khuyến cáo như thế anh lại làm gấp đôi, năng suất gấp rưỡi. Đó, thế mới nói. Kiến thức là vô hạn. Nhưng nên tiếp thu kiến thức một cách chọn lọc bà con nhé!
Một vài dòng mạo muội.
Thân!
Khuyến khích sự sáng tạo trong phát triển nông nghiệp là việc đáng hoan nghênh!
Đương nhiên ước vọng điều mới phải dựa trên nền tảng khoa học. Chọn lọc tự nhiên chính là chiếc chìa khóa cho phát triển bền vững! Sản phẩm biển đổi gen chỉ có thể đáp ứng được những điều quá cần thiết và cấp bách để con người làm ra nó, nhưng nó chính là yếu tố phản tự nhiên trong quá trình chọn lọc, hệ lụy xấu gặp phải có thể nhiều hơn điều mong muốn!
Anh Minh Vịnh!
Trồng cây Hông cho tiêu leo có ưu và nhược điểm gì?
cây Hông có hãm ngọn được không?
Hình như cây Hông hay bị chết khô ngọn cây lúc cây đã được 3 năm trở lên? cách khắc phục?
@ Tiêu Tan!
Vùng tôi ít trồng. Nhà tôi không trồng. Tôi cũng ít quan tâm đến nó. Nên tôi không biết gì về nó.
Thân!
Tôi thấy các bạn cũng rất tâm huyết với nghề trồng tiêu. Có thể các bạn là Kỹ sư, chuyên viên nông nghiệp… nhưng những phản hồi của các bạn là chung chung. Tôi nói thật trên diễn đàn này tôi quý mến nhất là các bạn Nguyễn Minh Vịnh, Phan Phát, Nguyễn Vịnh, Tiêu Phong… Tôi cũng là người trồng tiêu trên rất nhiều năm. Nói như anh Trịnh Văn Ba, đâu phải chỉ vì tiền, làm không được cay cú lắm.
Thân chào anh @HienChau!
Theo em được biết thì hiện nay tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, đang thực hiện dự án nhân giống Tiêu bằng phương pháp cấy mô. Anh có thể liên hệ đến Trung tâm để trao đổi thêm.
Cấy mô là phương pháp nhân giống vô tính, con giống hệt mẹ, không thay đổi đươc cấu trúc di truyền, ngày xưa mình cũng thường làm khi ngồi trên ghế nhà trường.
Những gì chúng ta đang thử nghiệm không nên chia sẻ nơi cộng đồng vì đây là hướng của cá nhân. Bà con mình cần chọn lọc, không nên đem tài sản của mình đánh đố. Trân trọng!
Mình đang bón phân cút tươi cho cây trồng, trên diện rộng: cà phê đã làm đạt kết quả trên mức tưởng tượng, cao su sẽ làm, và hồ tiêu dang làm… phân tươi sẽ đạm hóa đất đai tăng hiệu suất dinh dưỡng cho cấy trồng là điều chắc chắn, về việc tuyến trùng gây hại, thì mình chua được đọc tài liệu nào (mong bà con giới thiệu sach tham khảo) có lẽ mình phải đến viện Pasteur để thẩm định yếu tố này…
Chào anh.
Bón phân tươi thực sự là con dao hai lưỡi. Vì trong phân tươi tồn tại rất nhiều chủng vi sinh, có thể tạm chia ra 2 nhóm có lợi và có hại.
Cùng 1 loại phân tươi, khi bón chỗ này thì vi khuẩn đối kháng tồn tại tự nhiên trong đất sẽ ngăn chặn tác hại của nhóm vi khuẩn có hại, trong khi nhóm vi khuẩn có lợi phát huy tác dụng làm cho đất đai màu mỡ cây cối tươi tốt. Khi bón chỗ khác thì sẽ không xảy ra như vậy là tại sao? Chính là do chúng ta bón phân hóa học nhiều năm, dùng thuốc hóa chất chống dịch bệnh nhiều lần và lâu ngày khiến vi sinh vật đối kháng hữu ích tại chỗ bị tiêu diệt hết rồi. Nay bón phân tươi vào thì khác nào gieo rắc thêm vi khuẩn có hại tràn lan ra môi trường, đổ thêm bệnh cho cây. Đây là điều mà ai cũng biết khi dùng phân tươi.
Anh Châu có thể khống chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng bà con nông dân thì không có khả năng, bà con không nên dùng phân tươi chưa qua ủ hoai. Xin bà con lưu tâm
Theo tôi thì không nên dùng phân cút tươi để cho Tiêu. Gia đình tôi từng dùng phân gà tươi bón Tiêu và bị chết sạch. Mong bà con lưu ý.
Thân.
Hiền Châu ơi ! Tôi giật mình khi đọc :”…hồ tiêu tôi dang làm … và tuyến trùng gây hại … chưa đọc tài liệu nào” ! Như vậy bạn chưa có một thứ sách vở nào về tiêu? Hay qua một lớp tập huấn về tiêu ?
Bạn đã dược biết nhiều trong diễn đàn này. Bạn cũng đã có nhiều bài trong diễn đàn này rồi, sao lai làm cho tôi giật mình? Hay là bạn có phương pháp nào tuyệt hảo. Công bố cho mọi người biết với.
Mong.
Vâng! Từ ngày rời khỏi ghế trường cho đến sau 1975 thì mình không còn tham gia hội thảo, thuyết trình, hay tập huấn nào nữa. Với mình thì mỗi kết luận phải được chứng minh, để khỏi bị ám thị của các GIÁO ĐIỀU (phản xạ có điều kiện). Có gì khó đâu! Viện Pasteur sẽ đọc tên các vi sinh vật có trong phân tươi bằng cách làm sinh thiết, soi lên kính hiển vi, nếu các bạn gởi mẫu xét nghiệm, còn việc làm : mình đối chứng cẩn trọng trước khi thực hiện thì an toàn vô hại…
Chào anh hienchau!
Tôi ít khi ý kiến thảo luận trên diễn đàn lắm. Nhưng anh nên thận trọng trong việc dùng phân tươi. Vùng tôi có nhiều người đã phải trả giá đắt. Với phân cút còn nhẹ chứ gặp phân gà thì anh xong lâu rồi. Vì thế anh nên thận trọng. Trong khi việc ủ phân mục đích là diệt vi sinh vật có hại, bổ sung nấm đối kháng. Như vậy không phải một công đôi việc hay sao? Trong khi hàng ngày tôi luôn bị vây bởi vô số câu hỏi vì sao tại sao. Thì câu trả lời cuối cùng của tôi vẫn là: Cuối cùng đùng phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng. Lưu ý phân chưa hoai không nên bỏ.
Chúc anh luôn may mắn.
Một vài dòng mạo muội.
Thân!
Anh (Phan) Phát, xin hỏi hình như đã 1 lần dến thăm mình ở Cây Gáo xã Thanh Bình ? Và có nói về cây tiêu tháp (ghép)? Khi nhìn thấy trong rẫy mình có một vài cây chủ và khuyên mình không nên dùng nó, vì kinh nghiệm bản thân. Mình muốn Bạn đưa kinh nghiệm đó, vì khu mình đang có phong trào, mà 4, 5 năm sau mới thấy hiệu quả, thì ĐAU lắm.
Còn nếu không phải thì xin lỗi. Vì tôi nhớ Anh đó xưng danh là Phát, ở Tân Phú, cũng hay lên mạng.
Đợi nhé !
Cám ơn chú Lập. Chúc chú nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ngày càng có những chia sẻ qúy báu cho bà con trồng tiêu
Chào bác Lập! Lời đầu tiên chúc sức khỏe bác cùng gia đình. Có lẻ bác nhầm, em có điện thoại hỏi thăm bác mấy lần, nhiều lúc muốn ghé thăm và trao đổi học hỏi từ bác nhưng bận quá chưa có dịp. Mong bác thông cảm. Thân chào!
Chào diễn đàn. Cho phép hỏi 1 câu hỏi được không:
Mình trồng tiêu trên cây nọc sống là cây cao su được không?
Sử dụng cây cao su làm nọc sống cũng được, nhưng không thể cho năng suất cao, bởi lẽ:
-Mùi nhựa cây có sức thu hút côn trùng đến cắn phá tiêu.
-Thân cây thường bị bệnh xì mủ, một loại nấm gây hại (dòng Phytophthora).
-Tốn công rong tỉa vì chồi nhánh phát triển nhanh, cây cũng hay chết đột ngột vì bệnh khô cành.
-Thân dòn, dễ gãy đổ khi có gió lớn.
Cạnh tranh dinh dưỡng rất mạnh với cây tiêu.
Nhìn chung, cao su không phải là sự lựa chọn lợp lí.
Rất cảm ơn ý kiến của anh Minh Vịnh… do em đang định phá bỏ cao su, nhưng hơi tiếc.
Chào diễn đàn!
Qua năm tôi định trồng Tiêu (2,5×2,5) ăn thẳng nhưng chưa biết dùng loại cây sống nào cho thích hợp.
Cây Keo : làm chồi nhiều
Cẩm Lai : giòn
Gòn : vỏ trơn,lớn nhanh
Anh Đào:ko có đủ cành để trồng
Muồng Đen: chưa trồng qua (nghe nói trồng trụ Muồng 3×3,ko biết làm chồi nhiều không?)
Lồng Mứt : phát triển chiều cao hơi chậm
Mong các thành viên diễn đàn giúp đỡ.
Cây nào bạn cũng biết tỏng rồi mà hỏi gì nữa
Ban @giakhanh
Nếu chọn như bạn thì hơi khó đáp ứng được đấy, rồi chẳng biết trồng cây nào để vừa ý bạn
Chào chú gia khánh!
Chú đã hiểu biết nêu lên được nhược điểm cuả những loại cây trên, chú đang phân vân chưa biết chọn loại cây nào cho thích hợp thì chú thử xét ưu điểm của chúng xem… chẳng hạn như keo lá nhỏ ánh sáng tán xạ tốt, dòng họ đậu tốt đất, lá làm thức ăn nuôi dê, bò..
Gòn ít làm chồi, dễ rong tỉa, lá chăn nuôi…
Muồng đen làm chồi cực, sau này gỗ có giá trị…
Chúc chú sớm tìm được loại cây ưng ý.
Chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng giatieu.com có thể trả lời giúp cháu 1 vấn đề được ko ạ. Số là gần đây trên thị trường có bán rất nhiều loại tiêu ghép trên gốc trầu nhằm tăng khả năng chống lại tuyến trùng, theo tìm hiểu trên mạng cháu được biết cây đó có tên là trầu Nam Mỹ, trước mới ra có thời điểm nhiều chỗ bán 30 ngàn/1 gốc tiêu đã ghép. Hiện nay có nhìêu nhà vườn chỗ cháu đang nhân giống trầu này để tự ghép trồng, nhưng cũng có nhà vườn thì không mặn mà với loại tiêu ghép này vì nó rất nhanh bị héo, vì cây trầu này ưa nước! Vậy theo chú thì cháu có nên trồng loại này không? Xin chú và cộng đồng giúp đỡ.
Chào @lytinh88
Về giống tiêu ghép trên thị trường hiện nay theo chú nghe nói là có 2 loại.
Một loại ghép trên gốc tiêu hoang dại, mọc lên từ hạt do chim ăn rơi vải được gọi là tiêu rừng Amazon. Chú cũng chưa qua Amazon hay nghe nói rừng Amazon có tiêu hoang dại nhưng chú biết nhiều vùng rừng ở VN từ bắc tới nam đều có, cả ngoài đảo Cồn Cỏ cũng có, rừng Cát Tiên cũng đầy.
Một loại ghép trên cây trầu bà (hoặc giống trầu bà), là loại cây có khả năng thủy sinh. Có lẽ từ đó nên người ta cho là kháng được các bệnh do bị úng nước gây nên.
Dù sao đây cũng là sự tìm tòi rất đáng trân trọng. Tuy nhiên cần phải có thử nghiệm, đối chứng, đánh giá… một cách khoa học thì đến nay chưa thấy cơ quan nào có trách nhiệm khẳng định mà chỉ thấy nông dân tự bơi ! Chú cũng chưa trồng nên không thể cho cháu một kết luận. Chú chỉ khuyên là nên trồng thử nghiệm vài bụi trước đã để coi có thích hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình không rồi tính. Thân.
Dạ! Cháu cảm ơn chú Nguyễn Vịnh và gia đình giatieu.com đã đóng góp ý kiến cho cháu! Hiện tại cháu cũng có trồng thử mười mấy gốc cũng gần được mấy tháng nay, cây phát triển tốt, hiện tại cây chưa có trái nên cũng không biết như thế nào, chỉ thấy nó cũng nhanh héo như nhiều người nói. Chúc chú và cộng đồng nhiều sức khỏe.
chào @lytinh88
Lần đầu vào diễn đàn nên còn bở ngở ,theo tôi bạn nên trồng thử giống tiêu ghép mà bạn mô tả số lượng ít thôi vì hiện nay tôi cũng đang theo dõi một vườn tại Cẩm Mỹ Đồng Nai đã 5 năm nhưng cũng còn nhiều vấn đề chưa kết luận được. Không ai dám kết luận điều gì cả ,chỉ có mấy ông bán giống là mạnh miệng. Nhưng cũng nên kiểm tra giống ghép mà cái này thì nói thiệt bạn may nhờ rủi chịu chớ không ai chịu đâu. Còn nếu nói như bạn để khống chế tt thì còn nhiều biện pháp khác. Vấn đề này, tôi kiểm tra thực tế lại sẽ có phản hồi cho diễn đàn trong thời gian sớm nhất có thể. Thân chào.
Chào cộng đồng. Nếu ghép tiêu trên gốc trầu thành công thì theo Văn Dân có thể là cây tiêu ghép này sẽ hạn chế được bệnh tuyến trùng và chịu được úng, Văn Dân thấy ở quê lụt lội có khi ngập nước cả tuần mà cây trầu vẫn sống tốt.
chào @hoàng minh
không biết phải xưng hô thế nào cho phải phép, thôi thì mạn phép gọi bằng chú vậy vì cháu cũng còn ít tuổi. Theo như chú nói thì còn nhiều vấn đề chưa kết luận được, vậy những vấn đề đó là những vấn đề gì chú có thể nói cụ thể được không ạ? bây giờ điều cháu băn khoăn nhất là liệu ghép vào gốc trầu như vậy thì chất lượng hạt tiêu có được như cây tiêu không ghép không (ý cháu nói về độ cay) sợ sau này phẩm chất nó không được tốt thì giá cả cũng không được cao và gốc trầu thì nó chịu nước, nhưng nếu mưa ngập úng nhiều thì gốc trầu hút nước lên quá nhiều thì liệu cây tiêu nó có chết không. Quả thực như chú nói, họ bán cây giống thì họ phải quảng cáo mạnh thì mới bán cây giống được. Lúc trước cháu cũng có lên mạng xem một video của một trại cây giống ở Phú Lập- Tân Phú- Đồng Nai về cây tiêu ghép trên gốc trầu này, và cũng có quay một vườn tiêu ghép ở Cẩm Mỹ- Đồng Nai đã 3 năm tuổi (hay 5 năm tuổi gì đấy, tại xem lâu rồi nên cũng ko nhớ rõ) và cũng đang cho trái. Nhưng cháu cũng ko biết có đúng như vậy không, cũng không được nhìn tận mắt nên ko biết thế nào, giờ nghe chú nói cháu mới nhớ tới. Có gì chú phản hồi lại cho cháu. Cháu cảm ơn chú và mọi người đã đóng góp ý kiến cho cháu. chúc chú và mọi người thật nhiều sức khỏe.
Theo tôi nghĩ đã ghép được thì chắn chắn trồng được, triển vọng sống và kháng được bệnh là khả quan. Nhưng vấn đề tôi quan tâm là năng suất, nếu mỗi trụ chỉ được 1-2 kg thì tôi tin là sẽ sớm bị đào thãi. Bà con mình chắc là cũng đồng tình với ý kiến của tôi.
Vĩnh Linh là đất trồng tiêu lâu đời, người dân ở đấy lẽ nào không làm công tác ngừa bệnh… vậy tiêu Vĩnh Linh thiếu thứ gì mà chết !? 700/810 ha câu hỏi cần được trả lời là tiêu Vĩnh Linh thiếu thứ gì mà chết!
Nó vừa do chủ quan vừa bị thiếu kiến thức phòng ngừa bệnh dịch mà chết bác à.
Vâng đúng vậy! Chủ quan (còn có từ mới là duy ý chí) bắt nguồn từ độc tôn và bảo thủ, trái với tinh thần khách quan của khoa học là : quan sát- ý tưởng – thử nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm, chứng minh, đôi chứng… để đi đến kết luận và ứng dụng. Người mang tính chủ quan thường không có khả năng suy luận để tìm ra sự liên quan giữa các hiện tượng…, nên làm theo phản xạ có điều kiện, lối tư duy một chiều.
Kiến thức bắt nguồn từ tư duy và sáng tạo, nó dựa vào tinh thần khách quan của khoa học, để tồn tại và phát triển. .. khi xếp đặt thành hệ thống thì đấy là kho tàng kiến thức
Thương thay “cây tiêu” do thừa chủ quan, thiếu kiến thức mà chết!
Chào bác hiên chau!
Tôi thì là dân nông nghiệp nửa mùa nên cái gọi là tinh thần khách quan khoa học tôi thường hay quá độ. Bỏ qua hoặc nhảy cóc các bước… Như bác nói thì nông dân mình toàn là thực nghiệm rồi sau đó mới quan sát. Chưa quan sát bệnh tật, cứ vàng lá là mặc định cho tuyến trùng, Cứ chết là mặc định cho nấm mà không nghĩ tới nguyên nhân khác. Thế làm sao trách được. Bệnh nó na ná nhau. Nhiều khi quan sát rất kỹ mà còn không rõ nguyên nhân nào. Với những bệnh biểu hiện rõ ràng thì quá đơn giản. Còn bệnh nhìn vào không phân biệt được ngay cần phải phòng ngừa tổng hợp. Trước đây tôi học trên ghế nhà trường chỉ có lý thuyết thôi. Khi ra đi làm phải va chạm thực tế mới biết được. Còn bây giờ thì ngược lại. Cho nên đâu phải ai cũng có thể đi theo con đường khách quan của khoa học. Quan trọng là đi sao cho an toàn, dùng hữu cơ vi sinh thì có đi sai nó cũng là phòng ngừa. Còn dùng hóa học đi sai là toi luôn. Do đó bà con nên thận trọng. Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống. Một vài lời chia sẻ.
Thân!
Mình đã làm như mình đã viết trên giatieu.com , chưa có gì vượt ra ngoài dự liệu, cây tiêu bị cấm leo nên đã trưởng thành trước tuổi mọc ra nhiều chồi mới (phản ứng tự vệ sinh tồn). Những dây tiêu mới trồng chết ngọn thì gốc đã mọc mầm non, và chỉ cho chúng leo trụ vào mùa nắng năm sau (đang ứng dụng tính sinh thực và sinh trường). Chúng đang bị cho thức ăn chưa nấu chín (vì nghĩ rằng để bảo toàn sinh chất). Nghe lời bạn Nguyễn Vịnh nhắc nhở mình đã bổ túc vào phân cút tươi hai dòng nấm cơ bản là trichoderma và pseudomonas để tạo điều kiện (phe ta thắng phe địch). Cây muồng vàng đã giúp mình tiết kiệm gần một nửa chi phí trong thời gian qua, mình định viết về : lợi ích cây cây muồng vàng, để “trả lễ” cùng cộng đồng …
Mình viết đề tài này, để xin ý kiến các bạn:
Tại sao dây tiêu của mình bị cấm leo, và phơi nắng nóng dến quá mức cần thiết?
ngoài yếu tố kinh tế( chi phí đầu tư) còn có yếu tố khoa học (lý thuyết) và kỷ thuật ứng dụng, mình lấy yếu tố thứ 2 đế trả lời câu hỏi trên:
Tế bào sinh vật có hai nơi lưu giữ di truyền:
1/di truyền nhiễm sắc thể> theo định luật Manden.
2/ di truyền tế bào chất: sinh vật nhận biết hoàn cảnh như khí hậu, đất đai dinh dưỡng…nhờ RNA của tế bào chất, khi nhận được “thông tin” về hoàn cảnh, tế bào chất ra lệnh thích ứng nghĩa là thay đổi cấu trúc dể tồn tại, (ví dụ: nắng nóng thì lá tiêu nhỏ lại và đốt ngắn hơn) đồng thời gởi thông điệp cho DNA(gene) định liệu. Trong trường hợp hoàn cảnh là năng lượng nguyên tử thì chính gene cũng có thể thay đổi, đây là kỹ thuật biến đổi gene hiện nay mà không qua di truyền lắp ghép lai tạo, theo định luật Manden, rõ hơn là hai nhà khoa học Liên sô Misurin và Lysenco biết về di truyền tế bào chất, nên đưa giống lúa mì cao sản ôn đới vào xứ lạnh, để mong sau nhiều đời thích ứng mà có giống lúa mì cao sản xừ lạnh… việc làm thì dễ nhưng thời gian quá lâu vả kết quả không nhiều…
Vậy mình cấm tiêu leo trụ, và phơi ra nắng nóng quá mức cần thiết, là giảm tính sinh trưởng (giảm leo), mà tăng thêm tính sinh thực (ra hoa, kết trái), được tế bào chất di truyền trong cơ thể cho cả 1 đời tiêu… các bạn, và các nhà khoa học nghĩ gì về đề tài này, mình rất mong nhận được ý kiến.
Anh @hien chau à !
-Hai nhà khoa học di truyền Liên xô đã vận dụng khoa học để cải tạo giống nhưng theo tôi, họ sử dụng khoa học cho mục đích chính trị là để “cải tạo con người” thì đúng hơn, và như vậy là đã rơi vào duy ý chí.
Bản thân cây tiêu là loại thân thảo, quá trình tiến hóa buộc nó phải leo lên cao vì cần nhiều ánh sáng hơn… Giờ ánh cấm leo là anh bắt nó tự biến đổi nhưng là tiến tới hay tiến… lùi ! Hơn nữa, leo cao sẽ chiếm được nhiều không gian để ra nhiều cành (tay), còn cấm leo thì nó sẽ biến đổi theo hướng nào? Anh đã xác định chưa mà đã thực nghiệm? Hồi tôi đi học thì ngoài Mendel tôi chỉ tin và biết Morgan thôi anh à. Với lại, tôi cũng chưa rõ mục tiêu của anh !
Đúng đó bạn, trụ bữa nay đắt lắm, bạn cứ trồng vài sào tiêu khoai lang , lợi nhuận sẽ cao lắm! nó sinh thực chứ không sinh trưởng đâu!
Chào 2 anh!
Em đã viết 1 comment thật dài để nói về vấn đề này. Nhưng nghĩ sao lại xóa hết. Hiểu rõ từng giai đoạn phát triển của cây hồ tiêu sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Với những vườn tiêu già cỗi càng thấy rõ hơn vấn đề này. Từ sinh trường sang sinh thực tới thoái hóa. Cây tiêu ở giai đoạn sinh trưởng từ 3 -5 năm. Sau đó bước vào thời kỳ kinh doanh khoảng 8- 10 năm. Tiếp đến là giai đoạn thoái hóa. Chỉ sinh thực không sinh trưởng. Ở thời kỳ tiền thoái hóa. Nên chuẩn bị cho việc khôi phục vườn tiêu già cỗi là vừa. Nghe đâu đơn giản lắm. Đọc kỹ thuật này nọ thấy cũng không có gì ghê gớm. Nhưng áp dụng nó mới thấy nó là kỹ thuật tuyệt diệu và vô cùng khó.
Tối hôm qua đã có 1 người được tận mắt chứng kiến kỹ thuật nhà em. Chắc là bạn ấy sẽ rất tâm đắc.
Thân!
Thân chào Chú Hiên Châu, anh Minh Vịnh!
Đã lâu rồi hôm nay em mới có thời gian lên diễn đàn, tình cờ đọc được những tranh luận của bác Hiên Châu và anh Minh Vịnh, Em xin góp một ít ý kiến của bản thân.
– Anh Minh Vịnh có nói về dịch bệnh những vườn tiêu ở Quảng Trị bị chết do nguyên nhân chính “Nó vừa do chủ quan vừa bị thiếu kiến thức phòng ngừa bệnh dịch mà chết”. Em rất đồng tình với anh Minh Vịnh về quan điểm này. Có rất nhiều người làm tiêu từ 16 đến 20 năm nhưng vẫn không biết cây tiêu bị chết nhanh là do bệnh gì, nhiều người còn không biết kỹ thuật pha chế thuốc boocdô đễ phòng trị bệnh trên vườn tiêu, có người thì mua vôi về trộn chung với sunphat đồng rồi rãi gốc gọi là boocdô, vườn tiêu bị nước ngoài mương tràn vào chết mới biết là do nước mang mầm bệnh vào vườn (người nhà của em bị mắc phải năm 2012 ở Chư Pưh Gia Lai). Có điều là người ấy làm tiêu được trên 16 năm với trên 10.000 trụ tiêu vẫn sống tốt và cho năng suất cao vì sử dụng phân chuồn hoai mục mỗi năm bón 2 lần đồng thời bón thêm phân lân nung chảy, bón thêm phân vô cơ vào thời điểm cần thiết nhưng với làm lượng vừa phải.
– Bác Hiên Châu có ý tưởng về phương pháp biến đổi gen và bón phân tươi cho cây tiêu em thấy cũng hay nhưng đó là ý tưởng và thí nghiệm, vì vậy để kiểm chứng và đưa vào ứng dụng rộng rãi thì phải mất thời gian rất dài. Riêng phân tươi chưa hoai mục thì em biết rồi lợi thì ít nhưng hại thì nhiều hơn (vườn tiêu của Bác em ở thôn Tam Điệp, xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai), còn biến đổi ghen thì không phải sinh vật nào khi biến đổi ghen cũng mang lại hiệu quả tốt như mong đợi (con người bị thiếu nhiễm sắc thể đã phát triển khác người, con người bị nhiễm phóng xạ cũng phát triển không bình thường …), kỹ thuật biến đổi ghen thì thời buổi này cũng dễ làm nhưng không ai dám làm (có thể dùng một số tia quang học như tia X, tia hồng ngoại, các loại tia quang học khác … cũng gây biến đổi gen), vậy biện pháp an toàn và hiệu quả là hãy chọn lọc tự nhiên như những biện pháp bà con hay áp dụng. Em thấy biện pháp sinh học là một bước phát triển cao của nhân loại, cấp cao của hóa học bác à, sinh học là bước tiến tới cần áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Một ít hiểu biết xin đóng góp.
Thân chào bác!
Cháu xin chào chú Minh Vịnh và toàn thể diễn đàn giatieu.com. Xin chú và mọi người dành chút thời gian tư vấn cho cháu 2 câu hỏi ạ. Tiêu bị quăn lá ngọn còi cọc là do bệnh gì vậy? Chú và mọi người tư vấn cho cháu cách phòng và điều trị bệnh này. Trên diễn đàn có nói đến sản phẩm vi nấm 3 màu, cháu muốn hỏi là trên bao bì sản phẩm này in tên là gì? Cháu đi tìm mua ở rất nhiều đại lý lớn nhưng đều nhận được câu trả lời là không có sản phẩm này. Cháu cũng đặt câu hỏi trên diễn đàn là xin ĐC phân phối hoặc số ĐT của nhưng sản phẩm được bàn luận chia sẻ trên diễn đàn giatieu.com nhưng không được hồi âm. Có lẽ vì lý do nào đó, cháu hy vọng lần này sẽ được hồi âm. Lời cuối cháu xin cảm Ơn diễn đàn, chú Minh Vịnh, chú nguyễn Vịnh, chú TieuPhong và toàn thể mọi người.
@ Nông Văn Thành!
Về bệnh đó bạn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước. Tìm bệnh tiêu điên các nguyên nhân gây ra tiêu điên. Khi nào hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì email tôi. Tôi sẽ hướng dẫn cách phòng và trị. Vì bài viết quan sát hồ tiêu cũng có phần này. Đang hoàn thành. Nếu được chụp một số hình ảnh lá hồ tiêu xấu gởi cho tôi để tôi có tư liệu làm bài viết thêm sinh động.
Thân!
Cháu chào chú Minh Vịnh. Tiêu bị bệnh đó không phải của nhà cháu là tiêu của một người họ hàng ở xa. Tháng trước cháu qua bên đó chơi thấy chú ấy kể là tiêu bị bệnh nhưng không biết bệnh gì chú cũng dẫn cháu đi ra vườn xem, cháu quan sát rất kĩ, chú nói rằng năm đầu thì tiêu phát trển bình thường đến năm thứ 2 thì tiêu đứng lại không hề phát triển lá cứ xù ra ngọn ra được mấy đốt thì rụt lại chú ấy trồng giống tiêu Vĩnh Linh dây ác. Chú ấy cũng đã chưa rất nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, 60% đến 65% tiêu bị bệnh như thế. Cháu cũng đã chụp lại hình nhưng cháu dùng điện thoại nên không gửi được hình và cháu cũng không biết gửi thế nào cả. Mỗi lần viết bài cháu phải mày mò cả tiếng, nhưng cháu vẫn cố gắng tham gia để học hỏi trao dồi kiến thức. Cháu có ý này cháu đăng lên fecafoob rồi chú coppy được không ạ. Tên fecabook của cháu là Văn Thành. Một lần nữa cảm ơn chú rất nhiều.
@Nông Văn Thành
Thấy bạn mô tả như vậy chắc giống tiêu Văn Dân cách đây mấy năm, hồi đầu mới trồng thì vẫn phát triển bình thường, nhưng sang năm thứ 2 thì tiêu đứng lại không hề phát triển lá cứ xù ra ngọn ra được mấy đốt thì rụt lại. Văn Dân làm cách này nhé :
– Thứ nhất là sục mối sâu khoảng 30-35cm dưới gốc tiêu.
– Thứ hai đào xung quanh gốc tiêu sâu khoảng 30 cm , rồi đổ phân chuồng đã ủ trichoderma, cứ một bao phân đổ cho 3 gốc, sau 2-3 tháng tiêu phát triển bình thường lại, xem vậy chứ thằng mối cũng tai hại không thua rệp sáp đâu.
bạn làm như cách của tôi thử xem. Chúc bạn thành công.
Chào Nông Văn Thành ;
Tiêu năm đầu phát triển bình thường như vậy theo tôi là đã chăm sóc đúng, năm thứ hai do bón quá nhiều NPK vào mùa khô cây bị ngộ độc và cháy rễ, nếu tất cả vườn đều bị rụt ngọn lá vẫn xanh dày và nhỏ ở giai đoạn đầu sau đó nếu vẫn bón phân NPK và thuốc BVTV thì một số cây yếu chuyển sang màu vàng cả bụi rồi chết dần, có một vài bụi chết nhanh. Nếu đúng như thế thì giống vườn của tôi rồi, lúc đó tôi cũng chưa biết đến diễn đàn này. Tôi dùng phân sinh học để giải độc một tháng sau cây ra đọt trở lại, phát triển tốt ra đọt đến đâu nở bông đến đó. Thân
@ Nông Văn Thành!
Trồng tiêu con không có phân chuồng hoai mục ủ trichoderma gặp đất chai cứng quá là cây thế đó. Càng dùng thuốc càng chết. Với tiêu con bón lót phân chuồng ủ trichoderma trồng mà cây nào kém phát triển chỉ có nhổ bỏ. Trường hợp bón lót đàng hoàng thì xem lại đất có úng nước không? Đất có phù hợp trồng tiêu không? Tiêu con mà bệnh như thế tiêu kinh doanh chịu sao nổi?
Thân!
Dạ cảm ơn chú, để cháu trao đổi với chú của cháu có gì thắc mắc hay không hiểu thì cháu lại nhờ chú tư vấn thêm. Chú ơi tiêu của cháu trồng được 1 tháng rồi cháu đào xuống để xem rễ thì thấy rễ phát triển rất kém, cháu trồng dây ác. Giờ có cách nào để tiêu phát triển bộ rễ không ạ. Cháu thấy tiêu của hàng xóm cũng trồng dây ác cũng cùng thời điểm những cháu đào kiểm tra tiêu ra rễ và chồi rất đẹp. Cháu hỏi thì họ dấu nghề. Bảo là đó là bí quyết. Chú giúp cháu với được không ạ. Thực sự cháu rất bối rối vì đây là năm đầu cháu làm tiêu.
@ Nông Văn Thành!
Chịu khó quan sát xem họ làm thế nào để bắt chước. Đừng nói là họ làm ban đêm cho người ta khỏi thấy nhé. Tôi cũng hay học lóm lắm. Đâu nhất thiết phải hỏi người ta chỉ. Quan sát xem người ta làm thế nào cũng là một cách học đấy.
Thân!
Nhìn tiêu nhà người leo trụ theo bản năng, mới thương cho “thân tiêu” nhà mình bị “cải tạo” theo lý thuyết di truyền tế bào chất, mà khom lưng cắm đầu xuống đất, nắng nóng có khi lên đến 40oC, được thua chưa biết!
Bạn Nguyễn Vịnh còn viết họ sử dụng khoa học cho mục đích chính trị là để “cải tạo con người” thì quả thật là khủng khiếp… chuyện nuôi ngỗng châu Âu làm mình nhiều đêm mất ngủ!
Xin chào anh Minh Vịnh, cho em hỏi sau khi cắt tiêu giống khoảng bao nhiêu ngày thì bón phân là tốt nhất. Cảm ơn anh
Không biết ý anh Minh Vịnh thế nào ? Tôi được biết sau 15 ngày cây tiêu mới hết chảy nhựa, trong thời gian này không nên bón phân. Thân !
Chào Phạm Ngọc Dung!
Nếu tiêu ươm trong bịch trong vườn ươm đã nảy mầm thì sau khi trồng ra đất 20 ngày cho ăn đợt phân bón đầu tiên. Còn nếu cắt trồng trực tiếp thì đợi nó nảy mầm lớn một tí thì mới cho ăn phân. Dùng phân sinh học hoặc phân hữu cơ. Cho ăn vô cơ nó cháy rễ teo ngọn. Có khi nó nảy mầm chứ rễ chưa nứt đâu. Cây chỉ ăn phân khi có rễ. Nếu dây hom mạnh thì đó đủ sức nuôi chồi rất lâu. Cho ăn phân khi chưa có rễ sẽ thối luôn dây hom.
Thân!
Cảm ơn chú đã dành thời gian tư vấn cho cháu, giờ cháu mới nhớ ra lúc cháu lấy giống về không kịp trồng ngay nên cháu đã giâm xuống đất lúc cháu đem đi trồng rễ tiêu rất nhiều và dài chắc là rễ tiêu đã bị tổn thương, có cách nào khắc phục rễ tiêu khi bị như vậy không hả chú. Cháu chào chú chúc chú và gia đình luôn khỏe.
@nông văn thành.
Mình thích bạn rồi đó. Bạn cho mình sdt để mình nói chuyện trao đổi thêm với nhau. Số của mình là 01868254147
Nếu bạn chưa tin mình về cách bón phân cút tươi, thì nên làm đối chứng sẽ có trả lời nhanh chóng. Cách làm đơn giản, lấy vài nọc tiêu để thử, tiêu 1 năm bón 1/2 ký cho 1 gốc bằng tưới hòa tan hay bón lúc mưa cách gốc 2 tất, tiêu 2 năm bón 1 đến 2 ký cách gốc 3 tất và trải rộng ra phía ngoài, hoặc bón theo hệ thống nước tưới hòa tan, sau 1 tháng nếu cây không héo rũ là đã có kết quả, để đủ tin bón trên diện rộng, và nếu muốn bón nhiều phân tươi ta chia ra 5 lần trong mỗi năm (không trộn thêm phân hóa học khác lúc bón), về tuyến trùng, và nấm gây hại tôi tin rằng rất ít trong phân cút tươi, vì thân nhiệt của gia cầm là 40 đến 41oC, không thuận lợi cho các dòng vi sinh phát triển (thuận lợi là 37,5 oC). Nếu bạn nghi ngờ, có thể bảo vệ cây trồng bằng các dòng nấm đối kháng (trichoderma, pseudomonas), hoặc gởi mẫu đến viện Pasteur xét nghiệm, sở dĩ mình làm việc này vì muốn bảo vệ sinh chất quí giá trong phân cút tươi cho cây trồng, khỏi mất tiền mua các thuốc khác (nước tiểu bò kích thích ra rễ) và các thuốc chữa bệnh cho người có 90% trích từ sinh chất. Muốn hiểu giá trị sinh chất thế nào, mời bạn lên Google đánh vào : nước ép mãng cầu tây, để đọc một công trình nghiên cứu… Trong sản xuất cần thử nghiệm, đối chứng…, có óc quan sát, nhận định, để lựa chọn một phương pháp sx phù hợp với điều kiện của mình
Xin chào toàn thể diễn đàn và A Hoàng Đức, nếu anh thật lòng muốn trao đổi và giúp đỡ em thì xin liên hệ với em theo 2 số 0962417008 và 0924347850 vào 11h30 hoặc buổi tối 19h trở đi, rất hân hạnh được làm quen với anh và mọi người.
Chuyện nuôi ngỗng châu Âu và tiêu xứ mình:
Khi khoa học kỹ thuật phát triển và nhu cầu con người đòi hỏi làm giá cả một loại hàng hóa nào đấy tăng, nhà sản xuất đáp ứng bằng cách áp dụng kỹ thuật đẩy năng suất lên cao. Ngỗng châu Âu, và tiêu xứ mình không ngoại lệ.
Họ nuôi ngỗng để lấy gan làm pate bằng một hệ thống tự động, buột ngỗng hả miệng để nhồi thức ăn (over feeding) có nhiều glucide cho gan ngỗng lớn hơn, thế là năng suất gan ngỗng tăng cao! Họ không cần biết ngỗng nuôi cách này tàn nhẫn đến mức nào! Nay giá tiêu xứ mình cũng cao, cây tiêu được cho ăn đến bội thực, ngộ độc vì quá dưỡng (over feeding), lại còn thiếu kiến thức nên cây tiêu xứ mình cũng “đau khổ” mà chết, là điều tất yếu…
Chào anh Luận (hiên chau).
– Qua điện thoại em được biết anh là người thành đạt trên cây cao su và cafe, là một kỹ sư tuổi đời 65 nếu sống an phận thì có thể nghỉ ngơi vui cùng con cháu nhưng anh vẫn muốn làm một thứ gì đấy nhằm giúp cho gia đình và cộng đồng, cảm phục anh!
Hôm nay tham gia diễn đàn, đọc các bài viết của anh, quả thực cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề em chưa hiểu mục đích cuối cùng của anh để làm gì ? Trong khi Quảng Trị đang rất cần những bậc hiền tài giúp họ qua cơn khốn khó vì dịch bệnh thì anh lại đưa vấn đề thử nghiệm phân cút tươi. Đáng buồn thay nếu những nông dân Quảng Trị làm theo anh thì hậu quả sẽ thế nào ? Các nhà khoa học khuyên “không được bón trực tiếp phân tươi vào đất vì sẽ gây ngộ độc cho cây trồng do trong quá trình phân hủy của phân tươi sinh ra các loại khí độc như mê tan …H2S .. làm cho cây bị ức chế quá trình hô hấp, nặng có thể làm chết cây… ủ phân làm cho các chất khó tiêu, khó hấp thụ trong phân tươi được phân giải thành các chất dễ tiêu làm cho cây trồng dễ hấp thụ, nó là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ sang vô cơ thì cây cối mới sử dụng được, phân phải hoai mục mới tiêu diệt được mầm bệnh… và là biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường…” Đất là mẹ của của cải vật chất lẽ nào một kỹ sư như anh lại cổ súy cho mọi người đầu độc mẹ, đất mẹ chết rồi chúng ta sống với ai ?
Theo em việc anh đã thử nghiệm đồng loạt trên cây tiêu anh nên giữ kín, chỉ khi nào thành công thì hãy đưa ra công luận. Anh nói cháu (hiên chau) vào mục tại sao không dùng phân tươi, tuyến trùng, thế giới côn trùng, nấm… để ôn lại kiến thức giúp anh thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu. Viện Pasteur họ không nghiên cứu phân chuồng, nơi đó chỉ dành cho con người, anh tìm nơi khác để gửi mẫu.
-Em biết anh cũng rất buồn vì hiện nay đất nước chúng ta không ít những kỹ sư, tiến sỹ giấy. Cả đời họ không có một công trình nghiên cứu nào giúp ích cho xã hội, lấy bằng cấp để hưởng lương và chảnh với thiên hạ. Họ có chạnh lòng không khi biết các anh Nguyễn Vịnh, Minh Vịnh, Phan Phát, Tiêu Phong… là những kỹ sư, thầy giáo… tuy không được nhà nước đào tạo những kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp nhưng lại cống hiến rất nhiều cho công chúng. Từ sâu thẳm đáy lòng em và công chúng luôn biết ơn các anh ấy, coi các anh là những nhà nông học chuyên ngành về cây tiêu. Vài lời mạo muội, xin chúc anh và gia đình mạnh khỏe, thành đạt.
Kính chào anh!
@ĐINH VAN CHÍNH:
Ý kiến sâu sắc, thiện chí.
Xin cảm ơn các anh Nguyễn Vịnh, Nguyễn Minh Vịnh, Phan Phát, Tiêu Phong… là những kỹ sư, thầy giáo… tuy không được nhà nước đào tạo những kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp nhưng lại cống hiến rất nhiều cho cộng đồng trồng tiêu. Từ sâu thẳm đáy lòng tôi và Bà con trồng tiêu luôn biết ơn các anh ấy, coi các anh là những nhà nông học có ý thức chuyên ngành về cây tiêu.
Rất hữu ích cho bà con.
Kính.
Đọc phản hồi của bạn mình có mấy lới giải bày:
1/ đánh vào google” tại sao không dùng phân tươi” lật đến 10 trang không thấy ý kiến nhà khoa học nào, và thấy bài: “hãi hùng công nghệ sản xuất rau xanh”, ở đấy nói về người dân đưa trực tiếp nước thải và phân heo ra rau muống, thì rau xanh tốt, chứng tỏ phân heo tươi không hại rau muống mà ngược lại, vậy nông dân giảm đươc gía thành, lại tăng thêm sản phẩm… nhất là giảm thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, độc hại đến mức nào thì chúng ta đã biết, ở đây người nông dân đã áp dụng phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ sinh học đơn giản nên sản phẩm chưa hoàn hảo, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người tiêu dùng. Nhưng bạn ơi! giữa hóa học và sinh học, mình quyết chí đi theo sinh hoc hữu cơ, mặc cho người đời thị phi, vì quá đơn giản quê mùa…
2/ Viện Pasteur là địa chỉ tìm ra các mầm bệnh nhưng tạị sao không tìm trong phân tươi gia súc gia cầm? Câu trả lời của mình là, ở đấy có rất ít mầm bệnh, về ký sinh thì cần 2 ký chủ người – gia súc gia cầm, và những bệnh khác thì thuộc về người quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm. Ban dùng sp chăn nuôi cho bữa ăn, tôi dùng chất thaỉ phân tươi bón cho cây trồng, tôi lạị có lỗi!? nên mới nhận được câu naỳ của bạn tặng tôi trên diễn đàn:
“đất là mẹ, của cải, vật chất lẽ naò một kỹ sư như anh, lại cổ súy cho mọi người đầu độc mẹ, đất mẹ chết rồi chúng ta sống với ai”…
3/ việc mình làm, và kết quả đúng như những gì mình đã nói, nếu bạn không tin thì cứ đối chứng như tôi hướng dẫn thì sẽ biết ngay đâu có khó gì
4/ việc tôi làm mục dích cuối cùng là: giảm tích tụ hữu cơ nơi không cần thiết, tăng hiệu quả tuần hoàn hữu cơ cho cây trồng, vật nuôi, giảm được đầu tư, giam giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh để tồn tại, nên mới tự tìm hiểu, quan sát, đối chứng…
5/ đất mẹ, đang thế nào khi từng triệu lít thuốc BVTV, chất hóa hoc trôi nổi ờ chợ Kim Biên, và những nhà máy lỗi thời đã và đang thải chất độc ngấm vào lòng đất, mạch nước ngầm, vào không khí, vaò thức ăn, lên bầu trời… hôm nay, không còn là đất, mà đang đe dọa trực tiếp đến mạng người… Người trách nhiệm đâu, nhà khoa học đâu?
Chào anh Chính, chaò cộng dồng, chúc vạn sự như ý. Đt của mình 0984500638
Mình còn muốn giải quyết những chuyện botay.com trên cây tiêu như đã kinh nghiệm trên cây cà phê nhưng thời gian không còn nhiều, biết đâu trong ý tưởng của mình còn có người tiếp tục thử nghiệm, đối chứng để có những ứng dụng tốt hơn.
Tôi ở Vĩnh Linh, thấy bà con tham gia trông tiêu nhiều quá, tôi lại thấy lo..tiêu xuống giá. Quê tôi bà con toàn trồng tiêu lâu đời bằng trụ sống chủ yếu là trên cây mớc, mít, muồng,… tiêu leo rất tốt. Ngày nay khoa học hiện đại bà con bón phân hóa học nhiều có loại làm đất nén chặt khó thoát nước sâu bệnh làm tiêu chết. Ngày xưa toàn bón băng phân chuồng ủ hoai mục, tốt nhất là phân chuồng bò, tưới bằng lá sầu đâu, lá đốm đốm ngâm với nước lâu ngày phòng bệnh, tiêu xanh rì. Ngày nay không thấy ai áp dụng nữa, tiêu vàng, bệnh. Theo tôi bà con trồng tiêu nên cẩn thận vì cây tiêu rất kén đất, khó chăm vì dễ mắc bệnh nếu đất trũng thoát nước không tốt 1 vài năm là chết dần hết. Tôi đang không biết có nên trồng thêm vườn tiêu nữa không? Tại vì đầu tư trụ, với giống cao quá.
Trong nhiều ngày qua, mình không nhận được tin tiêu Quảng Bình, Vĩnh Linh chữa trị cách nào, đã khỏi bệnh hay chưa, mỗi thông tin thực tế là một kinh nghiệm giúp cho người trồng tiêu đạt kết quả, mà lại nhận được tin: ở xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, trên một dt 10 ha, chôn chất độc hóa học, hết hạn sử dụng từ 17 năm trước, đã gây ô nhiễm trên diện rộng, nhiều người bị ung thư… Ai thương đất mẹ thế này!? Sao chẳng thấm câu “đất mẹ chết rồi ta sống với ai”…
Mình đã bón trải phân cút tươi cho tiêu 3 tháng tuổi, mổi cây 2 ký cách gốc 3 tấc đạt kết quả, vì đã mở được lớp mặt cho dất thoáng khí dưới độ sâu. Nay tiếp tục đào hố nhỏ như nồi cơm điện cách gốc 5 tấc vùi 5 ký xuống đấy + trichoderma, pseudomonax chờ rễ đến. Những phản ứng hóa, sinh và đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây sau này. Mình cho dây là giải pháp tối ưu, vì là cách tốt nhất giữ được tuần hoàn hữu cơ, và làm dất tơi xốp kiềm tính hơn.
Độ pH của phân (cút) tươi rất lớn, nếu đọc không nhầm thì pH=10, chính độ pH này đã có tính chất sát khuẩn. Vậy vi sjnh vật nào sống ở đây? Rất đáng tiếc là nay mình không còn có điều kiện phân lập chúng trên đĩa thạch nghiêng để ứng dụng cho việc trồng tiêu…
pH cao tiếp xúc với pH thấp của đất (pH=4) tất nhiên sẽ có phản ứng hóa học nhanh chóng và mạnh mẽ, làm thay đổi cấu trúc của dất, cải tạo đất. Để tránh nhửng rủi ro cho cây trồng, nên bón phân tươi, cách gốc cách lá một khoảng thích hợp, vùng ngoại vi của rễ chờ rễ đến.
Ép xanh là cách tốt nhất, giữ tuần hoàn hữu cơ cho cây trồng, nhưng không khéo sẽ làm tổn thương đến rễ, nên mình làm theo cách này: đào một hố nhỏ 3×3 tất ở vùng ngoại vi của rễ, bỏ 1 nắm vôi, chôn đầy cây lá, cỏ vào đấy, bỏ một ít trichoderma + pseudomonax, có trộn thêm một ít cám gạo, rồi lấp dất nhẹ. 1,5 tháng sau làm tiếp hố khác tương tự…
Mình đã nhẩm lẫn, khi viết “độ pH phân (cút) tươi …pH=10”, nay xin đính chính: độ pH của phân (cút) tươi có lẫn tro, và các chất xử lý vệ sinh chuồng trại….pH=10. Sau nhiều lần suy nghĩ mình đã đo lại pH phân (cút) tươi nguyên thì độ pH gần bằng độ pH của cơ thể động vật sống. Xin các bạn thứ lỗi cho sự sai lầm nghiêm trọng này
Chăm sóc cho cây trồng cũng cần nên biết rễ cây phát triển thế nào và đang ở đâu duới dất. Với mình thì chia ra thành 3 vùng: vủng rề nhiều, vùng tiếp cận, và vùng ngoại vi. Khi đã phân định được, thì vùng ngoại vi mình có thể đào xới, ép xanh, bung hố, bỏ phân tươi, hoặc các loại phân hóa học kiềm hay axit. Làm như vậy không sợ gì ảnh hưởng xấu den cây trồng, nhất là cây hồ tiêu, mà ngược lại sẽ sửa soạn môi trường tốt cho rễ cây phát triển. Khi không còn vùng ngoại vi nghĩa là cây đã lớn, thì thực hiện các công việc trên theo từng điểm nhỏ, cách dài thời gian để tránh tổn thương rễ quá mức chịu đựng của cây trồng, đối với vùng tiếp cận và rể nhiều thì nên bón phân, thuốc dễ tiêu, ít xót…
Đọc giatieu.com, và trồng tiêu, nên thời gian gần đây mình nhận ra có sự tương quan, tưong dồng dinh dưỡng giữa cây trồng (thực vật) và vật nuôi (động vật), nhờ năng lượng mặt trời, và môi trường, cây có khả năng tổng hợp C, H, O, N,… thành bột đường lipit, protic, sinh chất vitamin… và tích lũy năng lượng ở đó. Đấy là hiện tượng tự dưỡng của thực vật mà động vật không có. Động vật nhờ các chất hữu cơ trên qua chế biến, tồng hợp của cây cỏ, làm chất dinh dưỡng cho mình. Chất thải động thực vật trở lại làm chất dinh dưỡng cho cây trồng, và tuần hoàn hữu cơ lại bắt đầu cho chu kỳ mới. Trong chu kỳ này có thể mất đi hữu cơ do khoáng hóa, nhưng đựợc tái tạo, bù đắp nhiếu hơn nhờ vào sự tổng hợp C, H, O, N nhiều hơn của cây cỏ, nhờ đây mà có xăng sinh học, hay tích tụ hữu cơ thành dầu mỏ.
Khi khoa học tiến bộ, người ta còn nhận ra rằng cây chẳng những hấp thu, tổng hợp được các nguyên tố C, H, O, N, từ vô cơ mà trong giai đoận cấp bách cây vẫn cần các chất hữu cơ như động vật (cây bắt mồi trên lá và hoa, chế biến protic thành axit amin cho cậy,) và các phân bón lá, bón gốc, (có axit amin, chất hữu cơ ra đời) để tăng thêm năng suất cho cây trồng … và các khả năng phân giải. Cơ nguyên hấp thu các chất hữu cơ này của cây như thế nào mong bà con, cộng đồng giúp mình tìm hiểu tiếp…
Chào thân ái.
Mình đã đi khảo sát thực tế ở địa phương và một số huyện lân cận thuộc tỉnh Gia Lai, gặp phải thực tế đáng buồn, hầu như ai trồng tiêu cũng làm bồn sâu và cây tiêu bị nhiễm tuyến trùng gần như 100%, vườn nhà mình cũng bị tuyến trùng ở mức độ nhẹ, mặc dù đã phòng ngừa định kỳ. Đôi dòng chia sẽ cùng bà con trên diễn đàn./.
Tôi trồng tiêu đã được mấy năm nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm không biết phục hồi vườn tiêu sau thu hoạch như thế nào có ai biết chỉ dùm. Xin cảm ơn
Gửu cộng đồng . Chào các bạn !
Có lẽ tôi nói hơi quá. Nhưng mà tự cầm dao chặt vào tay mình rồi cứ hỏi tại sao. Vườn tiêu làm bồn sâu, thoát nước không tốt tiêu chết là lẽ đương nhiên. Các bạn cứ làm cho vườn tiêu của các bạn thoát nước thật nhanh, làm bồn nổi, trước thời điểm mưa nhiều lấp đất lại. Tiêu các bạn không bao giờ chết, không phải lo, không phải sợ, không tốn tiền thuốc để chữa trị … Các bạn cứ thử làm theo cách này sẽ luôn luôn yên tâm. Kinh nghiệm đã trải qua vườn nhà. Đôi điều chia sẻ .
Thân chào . Xin cảm ơn !
Chú không nói quá ! Cháu ở Long An, đất cát pha. Cách đây hơn 10 năm, mùa mưa mạch nước ngầm cách mặt đất 1 mét nhưng vẫn trồng được tiêu. Trồng tiêu không đào hố mà cào đất xung quanh thành 1 cái mô to hơn cái thúng 1 chút, trồng tiêu lên đó. Mưa bao nhiêu đều khô ráo, hơn 20 năm trồng không chết một cây. Nhưng do trồng trong vườn xoài bị rợp nên năng suất rất thấp.
Cháu góp một điều nữa là lúc đó ông nội trồng tiêu bằng dây lươn, cắt 1 đoạn dài nữa mét, trồng lên cái mô đó nhưng phần măt cắt không lấp đất (mắt cắt lòi ra ngoài như phần ngọn), chỉ lấp phần mắt dây lươn. Có lẻ điều đó làm rễ cái cây tiêu không có, toàn rễ từ mắt lươn nên rễ không đâm sâu xuống đất nên không sợ bị úng nước
Cho cháu hỏi, tiêu bị bệnh đen đầu lá thì nên dùng thuốc gì đặc trị. Một số cây thì bị rụng hết ngọn, rồi không phát triển nữa, hoặc phát triển thành tiêu điên. Cháu nên làm gì để phòng và trị bệnh này ? Cháu xin cảm ơn.