VPA cảnh báo việc một số doanh nhân Trung Quốc đang có những động thái ảnh hưởng đến thương mại Hồ tiêu trong nước
Giá Hồ tiêu trong nước đang có biểu hiện lên xuống bất thường từ cuối tháng 7 đến nay. Cụ thể ngày 28/7/2017 vừa qua giá tiêu xô loại 500g/l trong buổi sáng đang từ 80.000 đ/kg vụt tăng lên 86.000 đ/kg, sau đó đầu giờ chiều lại đột ngột hạ xuống 82.000 đ/kg. Hiện nay giá vẫn trong tình trạng trồi sụt bất thường.
Theo phản ánh của một số DN hội viên VPA, có bằng chứng cho thấy có một nhóm DN Trung Quốc đang điều khiển thị trường Hồ tiêu của Việt Nam những ngày này. Cụ thể, tại một số công ty XK HT đều có hiện tượng nhóm DN TQ đến DN XK HT của Việt Nam đặt mua Hồ tiêu. Điều bất thường là DN VN đặt giá nào họ cũng đồng ý mua và yêu cầu làm luôn hợp đồng mua bán với họ. Sau đó, họ thuê KS ở gần trụ sở của công ty XK và ngày nào cũng tới công ty này để hối thúc thực hiện hợp đồng. Theo thông lệ thường sau 3 ngày kể từ khi ký HĐ, họ sẽ chuyển tiền đặt cọc nhưng quá hạn 3 ngày họ đều không chuyển và luôn khẳng định là nhất định sẽ mua và giải thích lý do chậm chuyển tiền là do ngân hàng đang kiểm tra hồ sơ v.v. để trì hoãn thực hiện hợp đồng.Việc này họ làm với nhiều công ty XK tạo tín hiệu thị trường đang cần nhu cầu mua với số lượng lớn.
Cùng thời gian này, vì biết các DN XK sẽ phải gấp rút mua gom từ các nhà cung ứng để thực hiện HĐ đã ký với họ nên cũng chính nhóm DN TQ này lập tức toả đi các địa phương giao dịch với các đại lý thu mua Hồ tiêu tại địa phương các vùng trồng Hồ tiêu và hứa sẽ bán cho đại lý (với giá thấp hơn giá thị trường lúc đó). Các đại lý này thấy lời tốt nên sẽ đồng ý mua ngay để bán lại cho các nhà XK. Tuy nhiên, DN TQ chỉ thực hiện bán một phần rất nhỏ với giá thấp trong thời gian rất ngắn, sau đó họ kêu không có hàng rồi đẩy giá thị trường tăng nóng và bán cho đại lý thương mại theo giá cao của họ. Lúc đó vì áp lực hối thúc của các giao dịch đã ký giữa đại lý thu mua với nhà XK và nhà XK với họ, họ sẽ bán Hồ tiêu của họ ra cho các đại lý với giá tăng nóng do họ đặt ra.
Hiện nay một số DN XK khi điện thoại lại với họ thì tất cả đều “không liên lạc được”. Cách làm này không mới nhưng đang trở lại gần đây gây nhiều hệ luỵ cho DN XK:
– Thứ nhất: DN XK VN mải lo thực hiện hợp đồng (thường họ ký với số lượng khá lớn khiến DN thấy lợi nhuận tốt) với DN TQ nên không XK đi các thị trường khác được nhưng sau đó DNTQ lại không thực hiện HĐ khiến DN XK vừa thiệt hại về doanh số vừa bị mất uy tín, mối làm ăn với các DN nhập khẩu ở các thị trường truyền thống khác;
– Thứ hai: DNTQ gây lũng đoạn thị trường, tạo giá cả biến động chồi sụt liên tục khiến các nhà làm tiêu trong nước e dè không dám mua bán, ảnh hưởng đến các giao dịch giữa nhà cung ứng với nhà XK;
– Thứ ba: DNTQ thu lợi lớn từ việc làm giá theo ý đồ của họ, gây thiệt hại cho nông dân và ngành Hồ tiêu Việt Nam bởi việc mua bán đã không theo qui luật thị trường.
Đề nghị các doanh nghiệp thận trọng khi thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp mua bán hạt tiêu của Trung Quốc.
38 phản hồi cho bài "VPA cảnh báo việc một số doanh nhân Trung Quốc đang có những động thái ảnh hưởng đến thương mại Hồ tiêu trong nước"
Những DN nào thấy khách hàng mới béo bở mà bỏ quên bạn hàng truyền thống là những DN tồi.
Chết cũng đáng !
Chiêu thức này họ đã sử dụng cách đây 3-4 năm rồi, không biết đầu nậu nào, lợi ích nhóm nào gây ra, và họ dùng vào cho rất nhiều loại nông sản, thậm chí là cả Tắc Kè nữa. Chính vì vậy mà người nông dân trải qua bao gian khổ vẫn lao đao, chạy đua liên tục với giá cả. Số ít kiên trì cầm cự thì cũng có thể đủ ăn, còn ai nhanh chân nhanh tay nhiều khi lại dính quả đắng.
Tôi thấy giả thiết này là không có cơ sở, phải chăng lại là một đòn tâm lý của các DNXK nhằm dìm giá tiêu đang lên vì khan hàng. Thường bà con nông dân đã có điều kiện giữ tiêu lại đến giờ là những người không thực sự túng tiền và họ sẽ không bán vội khi tiêu chỉ nhích lên vài ngàn đồng. Việc thương lái Trung Quốc gom hàng số lượng lớn sẽ gây sự chú ý trực tiếp với người nông dân. Tôi cho rằng hiệp hội VPA là hiệp hội của các DNXK tiêu vì họ thường đưa ra thông tin bất lợi cho người trồng tiêu mỗi khi giá tiêu nhích lên.
Ô hay ! VPA đưa ra bài này để khuyến cáo các DNXK và các hội viên của họ, liên quan gì bạn mà đồng tình hay phản đối. Họ có nghe được ý kiến bạn nói không?… Bạn cứ việc đọc để tham khảo. Còn quyết định mua bán thế nào, lúc nào, là chuyện của chính bạn !
Giữ tiêu đến giờ này là đã quyết tâm lắm rồi, giá mới nhích được vài ngàn đồng thì có đáng gì đâu. Đã quyết thì phải chờ đến cùng bà con ah! Ai cũng không bán thì chắc chắn giá sẽ lên. Giá sẽ lên lại thôi, tuy không bằng giá năm trước nhưng chắc chắn vẫn sẽ lên cao!
Tôi đồng ý với ý kiến của Nguyễn Nam giá tiêu từ chỗ 140.000 đ/kg xuống ào ạt còn 75.000/kg có ngày xuống 10.000đ/kg giờ khan hàng lên ngày được 1-2.000đ/kg thì lại tung ra chiêu trò này nọ.
Từ ngày có sàn giao dịch hồ tiêu đặt tại TPHCM tôi thấy giá tiêu cứ xuống hoài thua xa khi còn giao dịch qua sàn Ấn Độ. Hy vọng từ nay đến cuối năm giá tiêu sẽ đi lên một cách vững chắc vì nguồn cung không còn nhiều mà sàn lượng vụ sau chắc cũng không cao do năm nay mưa nhiều tiêu ít ra bông đậu trái.
Tiêu là mặt hàng thực có giá trị, khác với lá điều, đỉa, tắc kè hay móng trâu là vô dụng, giá trị ảo. Hơn nữa giá tiêu chỉ nhích lên 5 nghìn, nếu giá tiêu lên nữa khoảng 95 ngàn hay 100 ngàn cũng chưa phải là giá cả kỳ vọng của người trồng tiêu nên việc thao túng giá tiêu không hề dễ như các mặt hàng đó.
Ở đây ta nên đặt câu hỏi VPA đưa ra thông tin này nhằm mục đích gì, họ định có lời khuyên gì cho người nông dân ? Nếu thông tin này là thật thì bà con nông dân nên bán nhanh tiêu trong kho của mình chăng ? Hay tiếp tục giữ lại để đợi giá xuống ? Ai là người được lợi nếu bà con vì sợ mà bán tống bán tháo tiêu ? Trong khi giá tiêu Ấn vẫn là 165.000 đ/kg ? Như tỷ lệ chấp nhận được khí các chi phí phụ trội để xuất khẩu tiêu sang Ấn và các thị trường khác, giá tiêu quy đổi mà các DNXK vẫn có lời là khoảng 110.000 đ/kg, vậy giá tiêu 89.000 đ có phải là giá bị phù phép tăng lên hay không, nó có giống giá đỉa 1 triệu đ/kg không ? .Tôi nghĩ bà con sẽ dễ dàng trả lời được những câu hỏi này và nhìn ra được ai là người hưởng lợi khi đưa ra thông tin này mà không hề có sự kiểm chứng nào.
Chú chỉ ra sự nhầm lẫn của @ Nguyễn Nam nè !
-Nếu vì bài báo này mà nông dân bán tống bán tháo thì ai được lợi ? Thông thường là bên mua, là các nhà XK tiêu.
Nhưng chưa chắc ! Có thể cháu bán ra giá thấp nữa họ cũng không mua. Đơn giản vì họ hết sạch vốn do trước đây đã bỏ tiền ra mua đầy kho rồi. Điều cần nhất của họ lúc này là giá tăng. Vì giá có tăng thì họ mới đòi được giá bán XK cao. Trong khi đối tác của họ không dại gì mua giá cao khi giá đang xuống thấp (do bà con bán tống bán tháo chẳng hạn). Như vậy buộc họ phải ôm hàng. Làm XK mà cứ ngồi ôm hàng thì họ ăn gì ?! Vậy thì họ muốn giá tăng hay ép giá xuống ? Nên nhớ, khi KD thì việc quay vòng vốn nhanh hay chậm chính là sự thành công hay thất bại. Để vốn nhàn rỗi trong két là chết ! Hy vọng cháu hiểu ý này của chú.
Mong mọi người cùng nhau thảo luận nhé !
Thân
Vậy mấy ông cảnh sát kinh tế, quản lí thị trường đang ở đâu sao chưa thấy can thiệp ? Biết rằng những thương nhân Trung Quốc dùng những chiêu trò này không mới !
Mấy bác nói nghe buồn cười thật ! Mua bán là thỏa thuận hai bên, thuận mua vừa bán. Cảnh sát kinh tế hay quản lí thị trường dựa vào đâu để can thiệp ? có ai khiếu nại tới họ không ?
Các bạn có ý tưởng gì mới thì nêu lên cho bà con tham khảo chứ nói vo phỏng có ích gì !
Mình nghĩ giatieu sẽ lên lại trên 100k. Vì tiêu vụ vừa rồi đã xuất khẩu gần hết. Cung mà it lại thì giá sẽ tăng lên thôi.
Đợt này giá lên 95.000 đ/kg sẽ có khối anh xã hàng, không dám neo nữa.
Vì các vùng dọc Đông Trường Sơn sắp thu vụ tháng 8 khoảng 20.000 tấn, không ít đâu…
Theo mình thì tháng 8 này không có nước nào thu tiêu, còn đông trường sơn thuộc nước nào. Còn giá tiêu thì ai chọn điểm rơi đúng lúc, phù hợp với kinh tế. Ở mình có rất nhiều người mua tiêu lúc 110_120 ho không xả hàng mà chờ giá lên chút ít, tệ nhất là 100
Bạn Quốc Tuấn này người ở nước nào mà không biết dãy Trường Sơn ở đâu, Đông Trường Sơn thuộc nước nào mà khẳng định như đúng rồi vậy ?
Mua tiêu lúc 110-120 mà chờ 100 là xả hàng… botay luôn !
Với những người nông dân họ cầm cự tới thời điểm này có thể xã kho, nguồn cung < cầu nên giá HT đang có động thái tăng nhẹ và một phần do ảnh hưởng của thương lái TQ tác động đến giá cả thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp thu gom HT ở Việt Nam kể cả những DN Xuất Khẩu HT do tính tham lam nên người nông dân mới lao đao như vậy. Thử hỏi tại sao HT VN chất lượng không hề thua kém các quốc gia khác, và là một trong những quốc gia cung ứng hàng đầu về thị trường hạt tiêu tại sao giá cả lại là thấp nhất. Mà bà con cứ yên tâm, gần cuối năm tiêu sẽ tăng đột biến trở lại thôi.
Bạn căn vào đâu để nói chất lượng không thua kém.
Ví dụ. Tiêu MG1 Ấn Độ đang xk giá 8.100 USD/tấn, tiêu 550 Gr/l-Asta VN đang xk 4.500 USD/tấn, là vì cái gì ?
Tiêu đen tại chợ Bến Thành 120.000 đ/kg. Tại sao khách du lịch ra Phú Quốc mua tiêu 150.000 đ/kg về ăn ?
Rõ ràng có sự khác biệt rất lớn và ai trả lời bạn ?
Về giá, thử so sánh mặt bằng giá qua ví dụ này nhé: Tại sao dân Ấn phải ăn tiêu với giá 170.000 VNd/kg trong khi người VN chỉ ăn tiêu với giá 120.000 VNd/kg ?
Và tại sao dân Ấn chỉ đi ô-tô 2.0 với giá khoảng 220 triệu trong khi người VN cùng đi ô-tô đó với giá 650 triệu ? Ai trả lời đây !
Giá tiêu lên lại là chuyện bình thường vì đây là thời điểm cuối năm cận tết. Nhu cầu về hàng hóa đang gấp rút chuẩn bị tết là có. Số lượng tiêu dự trữ ko còn nhiều. Nên giá tiêu lên là binh thương
Xin chào các Tiêu dân! Mình cũng trữ tiêu, khi mua là 120k/kg, theo mình nghĩ VPA cảnh báo cho các DN XK và DN thu mua hồ tiêu tại các địa phương cảnh giác với các chiêu trò thu mua của các doanh nhân Trung Quốc là rất đúng đắn. Các doanh nhân Trung Quốc từ xưa đến nay cái mánh lới làm giá của họ ta không lạ gì, hình như những mánh lới này đã ngấm vào máu của họ, nên chúng ta không vì vậy mà không giao thương với họ, chỉ cần chúng ta lúc nào cũng tỉnh táo đừng để họ lợi dụng là chúng ta thắng rồi. Còn riêng về người trữ tiêu thì chỉ khi nào bức bách lắm thì mới bán tháo, chứ mua 120 chẳng ai chịu bán 90 ở đó mà DN Trung Quốc chiêu với trò…
Theo tôi, tôi đồng tình với phản hồi nguyễn nam. Hiện tại là cuộc chiến tâm lý giữa DNXK hồ tiêu với nông dân vì vậy nông dân đừng để lộ thông tin nhé. Thử nghĩ cung – cầu à, quên đi thế giới đang thiếu cung. VN xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới sao mà giá trong nước thấp hơn giá các nước bạn, có lẽ chất lượng hạt tiêu? Coi chừng nó chưa thông dụng, hơn nữa tiêu đang lên giá ? Chiêu bài DN Trung quốc à ? đúng vậy chỉ có DNXK trong nước mới biết vì từng trải mà ?! Tham khảo nhé các bạn đừng để mất thông tin (tâm lý) nhé.
Không sao cứ để nổi trôi đi các bạn .
Hồ tiêu là thực phẩm gia vị, không phải là nhu yếu phẩm, nên cung cầu chỉ chi phối nhất thời. Tiêu dùng có thể gia tăng khi giá rẻ, còn giá đắt sẽ được thay thế bằng gia vị khác, nhất là ở các nước “nghèo”… Tại các nước nhập khẩu chắc chắn giá đắt hơn nước sản xuất còn do khâu kinh doanh và thuế nhập khẩu. Câu bạn hỏi vì vậy không hợp lí !
Bạn Senca vậy tôi hỏi bạn sao mấy năm trước giá tiêu lên 250 .000
Tôi không biết bạn tỏ ra rành rẽ hay bạn chưa biết, nhưng tôi vẫn vui vẻ trao đổi:
-Mấy năm trước giá lên 250.000 (lên ở đâu tôi không thấy, chắc là đồn thổi) vì cung chưa đủ cầu nên “nhà giàu” dành mua, cùng với các nhà đầu cơ bên Dubai đẩy giá lên giúp giá cao.
-Năm nay cung dồi dào, sợ bán không hết, nên tranh nhau bán rẻ giúp cho “nhà nghèo” có cơ hội ăn nhiều tiêu hơn.
Đó cũng là cái lý vì sao giá giảm xuống 75-80.000 mà nhiều bà con mình vẫn bán, chứ không dám ngồi đợi giá 250.000 như bạn nghĩ đâu.
Tôi nói nhiều bà con bán vì tính từ đầu năm tới nay VN đã xk hơn 150.000 tấn rồi. Bà con không bán thì lấy đâu ra để xk ?
Tôi nghĩ đơn giản vậy thôi bạn à !
Tôi thấy giá tiêu thị trường thế giới vẫn rất cao, chỉ có tiêu VN mình là thấp thôi. Vậy nguyên nhân ở đâu, lúc nào cũng nói người VN thông minh. Theo tôi là do cơ chế quản lý của ta không tốt mới dẫn đến việc giá tiêu xuống thấp.
.
Có ba nhóm doanh nghiệp XNK.
1. Những doanh nghiệp “long position” nghĩa là đang trữ hàng giá cao nhưng số hàng này chưa ký hợp đồng bán cho ai. Họ mong nông dân giữ hàng không bán để giá tăng (cho họ bán).
2. Những doanh nghiệp “square position” nghĩa là không trữ cũng không bán khống, họ mua ngay khi bán được. Những doanh nghiệp này đang mong giá giảm để cạnh tranh với Brazil vì Brazil đang chào thấp hơn nên họ khó ký được hđ mới.
3. Những doanh nghiệp “short position” nghĩa là họ ký bán khống khi chưa có hàng, họ mong giá xuống để mua giá thấp và giao hàng.
Lúc nào trên thị trường cũng có 3 nhóm doanh nghiệp như vậy tồn tại đồng thời.
Theo nhận định của Dan Viet thì hiện nay, các doanh nghiệp XNK nhóm 1 và 2 chiếm đa số.
Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ít nhất phải biết hàng của mình bán ra cho đối tác giá thấp và mua lại chính hàng đó với giá cao trong khi hàng đó chưa rời khỏi đất nước.
Theo một số người quen cho biết, công ty XNK không buôn bán làm ăn với những thương lái Trung Quốc. Chủ yếu là do các DN thương mại tư nhân, các công ty kinh doanh ở địa phương và các đại lý thu mua lớn buôn bán tiểu ngạch với họ…
Bạn senca, ở post trước của bạn có nói nếu tiêu giá cao người tiêu dùng sẽ dùng gia vị khác để thay thế tiêu, nên tiêu sẽ không lên được giá cao. Tôi đã đưa ra chứng cứ để phản bác lại luận điểm đó của bạn đó là giá tiêu đã nằm ở mức 230 khá lâu và có lúc lên đến 250k. Đồng thời khi bạn đưa ra luận điểm này người ta phát hiện thêm một điều bạn không phải là người trồng tiêu. Vậy bạn quan tâm đến tiêu và giá tiêu thì bạn phải ở khâu thu mua. Bạn bảo vệ luận điểm của mình là đúng nhưng bạn nên đưa ra những luận điểm có logic một chút, và có cơ sở thực tế, số liệu cụ thể.
Theo cảnh cáo của VPA thì đối với doanh nhân Trung Quốc nếu họ đặt tiêu chỉ cần bảo họ đặt cọc 10% – 20% thì cho dù họ muốn làm giá thì làm. Năm 2016-2017 sản lượng tiêu Việt Nam dự báo là 170.000 tấn, sản lượng tiêu Campuchia khoảng 20.000 tấn. Nếu Việt Nam nhật hết tiêu của Campuchia thì sản lượng của năm 2016 sẽ là 190.000 tấn.
theo thống kê của hải quan trong 6 tháng 2017 Việt Nam xuất 125.000 tấn, tương ứng 1 tháng xuất 20.830 tấn. Đến nay đã tháng 8 thì tống số liệu tiêu đã xuất là: 146.000 tấn. Vậy tổng tồn của tại thì trường Việt Nam dao động khoảng 34.000 tấn đến 45.000 tấn. Số lượng tiêu này đáp ứng xuất khẩu từ tháng 8-12 vậy còn 5 tháng.
Theo như thống kê thì cuối năm đã thiếu hàng để xuất khẩu với khối lượng trung bình 20.830 tấn/tháng.
vậy theo ngu kiến của em cung ở Việt Nam đang không đủ để đáp ứng nhu cầu xuất tiêu của các doanh nghiệp cuối năm 2017. Vậy giá Tiêu ở mức nào hợp lý? Giá tiêu có tăng trong thời gian tới hay không? là nhận xét và quan điểm của mổi người. Nhưng xét trên cung cầu mà dự đoán thì cung trong thời gian tới thấp hơn cầu “xét trong thị trường cung cầu Việt Nam”
Mùa xuất khẩu mạnh thường là tháng 4, 5, 6, 7. Mùa xuất khẩu hẻo chỉ bằng nửa các tháng trên là các tháng 9, 10, 11, 12. Thường hết tháng 7 là đã gần3/4 tổng xk rồi. Cẩn thận, tính bình quân như bạn coi chừng ôm hàng đó.
Bạn muốn con số cụ thể hỏi giatieu.com là biết ngay !
Hình như bạn @ Anh nguyễn cũng có dữ liệu…
Nhưng tính bình quân như bạn là quá chủ quan. Nguy hiễm thật !
Tôi thấy như vậy các bác ạ , vào vụ thu hoạch chính của nước ta có thêm Brazil thu hoạch, nhưng hiện tại chỉ có Indo với Malaya thu hoạch, thiếu đi Brazil mất mùa vì elnino nên nguồn cung tương đối khan hiếm, giá tiêu phục hồi, chứ tôi nghĩ câu chuyện thương lái TQ đâu còn mới mà nxk với thương lái không đề phòng, VPA loan tin để mọi người lo lắng và bán tiêu giá rẻ thôi. Nguồn hàng trong dân ít ra còn chiếm khoảng 50% khối lượng cần xuất đi của nước ta trong những tháng cuối năm. Ít ra giá tiêu còn tăng dài dài đến vụ thu mới.
Brasil vừa có vụ thu hoạch hồ tiêu đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay, vậy mà bạn này nói Elnino làm mất mùa…
Đề nghị quản trị trang Giatieu cần kiểm soát kỹ hơn, không nên có những thông tin thất thiệt gây hoang mang, hiểu sai thị trường, có thể làm hại cho cộng đồng ! Thân
Theo những gì Dan Viet biết (từ những bạn hàng và nhà môi giới Brazil) thì Thanh Điền nói đúng.
Thực tế thế nào thì tháng 9 Dan Viet sang đó sẽ rõ hơn.
Theo báo cáo của nước ngoài, sản lượng tiêu Brasil năm 2017 đạt 64 ngàn tấn, tăng từ 52 ngàn tấn của năm 2016. Như vậy, Brasil, Indonesia, Ấn Độ là 3 nước có sản lượng tiêu tương đương nhau, mối nước chiếm 12% sản lượng tiêu toàn cầu.
Thực tế mà nói cây hồ tiêu cũng đâu phải là dễ trồng. Bệnh tật rồi chết dần chết mòn mà chỉ bán với giá cả như vậy là không mong muốn của người dân mình trong tiêu. Sở dĩ tiêu xuống là điều đương nhiên vì VN có tỉ lệ cung cấp tiêu lớn nhất khiến các doanh nhân nhân nước ngoài ép giá là bình thường. Nếu bà con không bán thì lấy gì mà trả công người làm công và đầu tư, vì vậy phải bán với giá rẻ, chịu thiệt. Tôi cũng mong bà con mình chịu khó làm sao để có tiêu sạch giảm đi thuốc bảo vệ thực vật chúng ta mới cạnh tranh được các nước khác nhé. Tuy nguồn cung nước ta lớn nhất nhưng không đạt tiêu chuẩn cũng có thể họ lấy cớ ép giá và cũng mong giá tiêu sẽ được hơn 100k trở lên.
Cả nhà ơi ! Có ai biết cách tính giá tiêu của san giao dịch trực tuyến, xin chỉ cho tui cách tính với.
Tui xin cám ơn nha !
Đơn vị giao dịch trên sàn trực tuyến NCDEX Ấn Độ là 1 tạ = 100 kg.
Đồng tiền giao dịch là đồng Rupi, được tính theo tỷ giá USD vào cuối phiên.
Ví dụ : giá giao dịch hôm nay là 42.500 Rupi/tạ = 42500 / 64,6320 = 657,569 Usd/tạ = 6.575,69 Usd/tấn (64,6320 Rupi = 1 Usd)
Giờ thì việc Brazil trúng mùa đã rõ ràng và không còn gì để bàn, Dan Viet mong bạn @Minh Cường chia sẽ lúc bạn post comment Brazil mất mùa thì bạn lấy thông tin từ nguồn nào.