Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

Từ đầu năm đến nay, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu đạt 5.005 USD/tấn, tăng 50,1% so với cùng kỳ, kim ngạch thu về 1,04 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên sau 8 năm.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 10 đã vượt 6.500 USD/tấn, tăng nhẹ 0,7% so với tháng trước và tăng 67,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giá xuất khẩu cao nhất đạt được trong gần 8 năm qua, kể từ tháng 3/2017.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu đạt 5.005 USD/tấn, tăng 50,1% so với cùng kỳ. Nhờ đó, xuất khẩu mặt hàng này mặc dù giảm 2,5% về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng mạnh 46,4%, đạt 208.776 tấn với kim ngạch thu về 1,04 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên sau 8 năm.

Xuất khẩu hồ tiêu  chính thức vượt mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên sau 8 năm.
Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên sau 8 năm.

Bên cạnh đó, giá hồ tiêu chịu áp lực giảm trong quý III và đầu tháng 10 khi các công ty nông nghiệp, đại lý và các bên trung gian đang tích cực bán tiêu đen. Hoạt động này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu thanh khoản, khi người bán tìm cách huy động vốn để đầu tư vào cà phê, loại nông sản đang trong mùa thu hoạch. Hiện giá tiêu trong nước vẫn đang cao hơn gần 80% so với đầu năm và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguồn cung hạn chế toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam, sẽ là yếu tố chính hỗ trợ giá tiêu ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, mặt trái của tình trạng này là nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc.

Mặc dù giá hồ tiêu cao mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm sút. Người tiêu dùng, đặc biệt là các hộ gia đình, có xu hướng hạn chế chi tiêu cho mặt hàng này khi giá cả tăng cao.

Thị trường Trung Quốc, vốn là một trong những thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới, đang tỏ ra thận trọng hơn trong việc nhập khẩu. Nhu cầu yếu từ thị trường này đã phần nào kìm hãm đà tăng của giá hồ tiêu.

Về dài hạn, giá tiêu xuất khẩu sẽ vẫn được hỗ trợ do sản lượng hạt tiêu vụ mùa 2025 của Việt Nam dự kiến giảm. Theo dự kiến, vụ tiêu năm 2025 của Việt Nam sẽ thu hoạch gần như toàn bộ vào tháng 2, một số vùng kéo dài đến tháng 3 và tháng 4, chậm hơn 1 – 2 tháng so với những năm trước, do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài, khiến nguồn cung hồ tiêu ngày càng khó khăn.

Điều này dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ giá tiêu ở mức cao trong thời gian tới. Giá hồ tiêu cao tạo ra nhiều cơ hội cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức. Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh linh hoạt để tận dụng tối đa cơ hội này, đồng thời đối phó với những rủi ro tiềm ẩn.

Nguồn Tiểu Vy (VietnamFinance)

Có thể bạn quan tâm:

Lượng hồ tiêu xuất đi Trung Quốc giảm hơn 84%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm 2023

Lượng hồ tiêu xuất đi Trung Quốc giảm hơn 84%

Cảnh báo lừa đảo thương mại đối với xuất khẩu hồ tiêu

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam vừa phát đi cảnh báo các doanh nghiệp trong ngành về tình trạng bị đối tác lừa đảo lấy hàng ra khỏi cảng.

Cảnh báo lừa đảo thương mại đối với xuất khẩu hồ tiêu

Thu hơn tỷ USD từ xuất khẩu tiêu nhờ giá tăng vọt

9 tháng, Việt Nam thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tiêu, riêng tháng 9 đạt 125 triệu USD với giá xuất trung bình 6.239 USD một tấn - cao nhất 8 năm qua.

Thu hơn tỷ USD từ xuất khẩu tiêu nhờ giá tăng vọt
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *