Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần III: Tiêu kinh doanh)


tieu-den-dai-dien1Bài viết của bạn Nguyễn Minh Vịnh ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai gửi đến khá dài nên Giatieu.com chia ra làm nhiều phần để bà con dễ dàng tham khảo và đúc rút bài học kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc tiêu..

>>Đọc phần I: Tiêu con
>>Đọc phần II: Tiêu tơ

Phần III: Tiêu kinh doanh

Ở giai đoạn này cây tiêu rất dể nhiễm đủ thứ bệnh. Hầu như bệnh nào cũng có. Bệnh nào cũng biểu hiện ra thấy rõ. Để tôi nói hết về nó là cả một đề tài luận văn. Vì thế tôi chỉ chia sẻ những bệnh nguy hiểm nan y. Do nhiều như thế nên tôi chia ra các loại bệnh như sau: Các loại bệnh do nấm, bệnh do côn trùng chích hút cắn lá, bệnh về gốc rễ, dinh dưỡng và phân bón.

Bệnh do nấm

Ai trồng tiêu mà không sợ bệnh chết nhanh, chết chậm. Nói là chết nhanh chứ biểu hiện cũng rõ ràng cho ta nhận biết. Cách nhận biết như sau: Đầu tiên phải kiểm tra vùng đất canh tác của mình. Thấy có dấu hiệu nhơn nhớt và thúi đất sau một đợt mưa dầm. Vùng đất quá rợp, trũng thấp, đây là điều kiện cho nấm thủy sinh phát triển mạnh. Có bao giờ bà con dùng Trichoderma, hay gọt nấm rơm, nấm mối xong rửa tay chưa? Vùng đất nhơn nhớt đó nó cũng tựa tựa thế. Đây là đặc tính của nấm. Nếu không kịp khơi mương rãnh làm hố rút nước, thì vùng đó thế nào cũng bị đi vài bụi.

Bà con cũng có thể kiểm tra rằng vùng đất đó có nấm Phytophthora hay không bằng cách như sau: Lấy một ít đất vùng đó pha hòa với nước. Để lắng cặn, sau đó rót vào 1 ly nhựa sạch. Sau đó cắt 1 chiếc lá tiêu thành hình tròn gần bằng miệng ly. Để lên trên mặt nước. Nếu có nấm này thì lá tiêu sẽ bị nấm tấn công như thán thư. Bà con có thể thử với 1 ly nước sạch và 1 ly nước vùng tiêu bị chết rũ lá. Ngoài ra cánh một số loại hoa như hoa hồng cũng kiểm tra được. Nấm này nó sẽ làm mất màu hoa rất nhanh. Trồng tiêu nên dùng lá tiêu sẽ hay hơn. Khi nào quen thì việc kiểm tra đất của nhà mình là chuyện quá đơn giản. Nhanh chóng tiện lợi mà còn được uống nước mía nữa. Tôi thường uống nước mía sau đó tận dụng ly nhựa kiểm tra Phytopthora trong đất.

Biểu hiện thứ 2 là đọt lươn sẽ không phát, cùi đọt, rụng đốt. Khi thấy dấu hiệu này bà con nên lưu ý. Không phải tự nhiên cây bị thế đâu. Phạm rễ do phân bón, thối rễ ngập úng, sau đó nấm sẽ xâm nhập vào vết thương.

Bà con có bao giờ thấy mạch gỗ dẫn dinh dưỡng của cây hồ tiêu chưa? Tôi thì tò mò hay nghịch tìm hiểu. Tôi nhận thấy nó là những tấm lá mỏng như lá dừa, xếp chồng lên nhau xoay tròn thành hình trụ. Chia thành khoảng 10 búi như tép bưởi. Vì thế nấm xâm nhập vào làm tổn thương 1 phần là cây tiêu chết ngay. Nó không giống với mạch gỗ của cây. Đặc tính nó là dây leo thân thảo. Do đó bà con cần phải cho nấm có lợi phát triển trước, lúc nào cũng có lính canh có lợi lưu dẫn trong gốc rễ, thân cành lá… nó như là vácxin phòng ngừa vậy.

Ngoài ra bà con thấy với bệnh này nhiều khi vùng rễ vẫn khỏe mạnh. Nhưng phần tiếp giáp giữa mặt đất và cây tiêu. Phần cổ rễ tiêu hay bị thúi. Đó là do sự thẩm thấu, nguyên nhân độ ẩm vườn quá cao. Nấm thủy sinh phát triển thường thẩm thấu từ ngoài biểu bì, sau đó lưu dẫn vào trong thân. Gặp đặc tính mạch dẫn của cây tiêu như tôi mô tả bên trên. Cây tiêu ủ bệnh từ 1 tới 2 tháng sau đó sẽ chết mà ta không hề hay biết. Lúc biểu hiện thành bệnh, có chữa đủ thứ thuốc cũng đã quá muộn màng. Để ngăn ngừa loại này bà con cần quét boócdo cho gốc hoặc các loại thuốc gốc đồng như đồng đỏ… Lúc nào cũng có nấm đối kháng bảo vệ. Nước có tràn mang theo nấm hại xâm nhập vào vùng nhạy cảm này cũng đã được bảo vệ.

Với bệnh này nhiều người rất chủ quan. Nước tràn từ cây này sang cây khác sẽ lây lan ngay lập tức. Đất khó rút nước hoặc rút nước chậm gặp nước tràn coi như xong phim. Để phòng ngừa bà con cần tạo mương rãnh thoát nước tốt. Xem dự báo thời tiết. Trước và sau đợt mưa dầm xịt phòng ngừa. Trichoderma kết hợp phân bón lá định kỳ chính là biện pháp nhanh gọn nhẹ và rẻ tiền nhất. Một công đôi ba việc. Nếu xịt Trichoderma một mình sẽ không hiệu quả. Sử dụng biện pháp sinh học luôn đi kèm với nguồn nuôi mới đạt hiệu quả.

Hiện nay đã có giống tiêu ghép thủy sinh gốc trầu Nam Mỹ, hoặc trầu không (trầu ta) hoặc những giống tiêu như tiêu trâu… Cách ghép cũng rất đơn giản. Vùng đất nào quá trũng thấp, không có khả năng rút nước. Nhưng vẫn có ý định trồng tiêu thì nên xem xét trường hợp này. Khi ghép lưu ý nên chọn giống dể làm bông. Loại nào mà chịu úng tốt thì dĩ nhiên nó chịu hạn sẽ kém. Do đó sẽ không hãm nước làm bông được. (xem thêm kỹ thuật làm bông)

Khi ghép thì nên ghép ác. Hoặc áp dụng kỹ thuật bấm đọt tránh trường hợp tiêu ở truồng. Đã là tiêu ghép mà đôn thì ghép làm gì? Ngay vết ghép ở giai đoạn tiêu kinh doanh cần phải bảo vệ quét gốc như trên tôi chia sẻ. Bệnh này là bệnh nan y nếu phát hiện sớm như mô tả bên trên thì không phải là không thể chữa khỏi như mọi người nghĩ. Chỉ có điều bà con ta không biết được khi cây rũ lá tức là nó đã chết. Cách chữa tốt nhất ở giai đoạn này là cho nó làm bạn với lửa.Với thuốc hóa học áp dụng vào lúc dịch bùng phát. Sinh học không thể ngăn chặn được. Khi bà con dùng nó sẽ tiêu diệt tất cả các loại nấm, vi sinh vật. Cần lưu ý bổ sung lại nấm đối kháng và vi sinh vật có lợi phát triển trước.

Ở đây tôi ít đề cập tới thuốc hóa học, không phải là thuốc hóa học không thể chữa khỏi. Mà tôi muốn mọi người thay đổi tư duy canh tác. Lúc nào phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh. Canh tác bền vững vẫn hơn là chữa cháy, canh tác theo phong trào.

Bà con có thể tham khảo thêm một vài nhóm hoạt chất, biết cách hấp thụ, tác động của thuốc phòng trừ nấm, để sử dụng một cách hiệu quả: hoạt chất Copper Hydroxide (thuốc gốc đồng), hoạt chất Fosetyl Aluminium, hoạt chất Metalaxyl, hoạt chất Phosphorous acid, hoạt chất Mancozeb… Đấy là một số hoạt chất thường gặp. Trên các bao bì của sản phẩm sẽ có ghi rất cụ thể chi tiết. Bà con vào Wikipedia tìm hiểu thêm. Rất bổ ích đấy.

Bệnh vàng lá chết chậm

Bệnh rụng lóng chết chậm do nấm Fusarium gây ra. Tôi có mô tả ở phần tiêu tơ. Tuy nhiên ở giai đoạn kinh doanh, biểu hiện bệnh sẽ rõ rệt hơn, quan sát ta có thể nhận diện ra ngay, không bị nhầm lẫn với các loại vàng lá do tuyến trùng hay rệp sáp. Cây sẽ rụng đốt, thối gốc, phần thân dây sẽ nám đen, đôi lúc có xì mủ, lá vàng rụng quan sát sẽ thấy có chấm đen li ti như rỉ sắt. Khi cây đã rụng lóng sẽ rất khó phục hồi. Mặc dù cây sẽ không chết ngay lập tức.

Nó thường xuất hiện đồng thời với bệnh rụng lóng tháo khớp do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Trong đó có một vài dòng vi khuẩn Pseudomonas gây hại cũng làm cây rụng lóng tháo khớp. Đọc tới phần này chắc không ít bạn trẻ thắc mắc. Tôi xin giải thích luôn là Pseudomonas có rất nhiều dòng. Chỉ có một số ít được ứng dụng cho nông nghiệp. Quan sát bệnh rụng lóng tháo khớp cũng rất dễ nhận diện. Đó là ngay các mắt tay ác, các khớp tay sẽ bị thâm đen. Còn lóng thì vẫn hơi xanh đôi lúc vàng vàng.

Các bệnh nấm lá dể nhận biết như: Thán thư, địa y, nấm hồng, rỉ sắt, đốm lá, nấm mạng nhện, nấm mắt cua,… Các loại nấm lá nói chung rất dễ nhận biết và cũng không phải nan y. Các loại thuốc đang bán ngoài thị trường phòng và trị rất hữu hiệu. Vì thế tôi sẽ không đề cập ở đây. Chỉ lưu ý với bà con là nên phòng bệnh lúc bệnh chớm xuất hiện. Chứ để nặng nó sẽ lây lan, trị bệnh rất tốn kém. Khi ngừa chỉ cần một lần nhưng khi trị bệnh bà con nên làm 2 lần cách nhau 15 ngày, nếu nặng có thể là 3 hoặc 4 lần cho tới khi khỏi hẳn. Xịt đúng nồng độ. Chỉ cần phun sương ướt đều 2 mặt lá. Muốn hiệu quả trong mùa mưa thì nên kết hợp chất bám dính sinh học. Chứ xịt nước chảy ròng ròng là không đúng qui cách. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi phun thuốc quá liều. Bà con cần lưu ý.

Khi phòng trừ nấm, bà con hạn chế phối trộn thuốc. Chỉ phối trộn với những gì nhà sản xuất cho phép. Do nó rất dễ phản ứng hóa học. Mặt khác các hoạt chất tôi mô tả bên trên mỗi thứ có 1 công dụng khác nhau. Khi phối trộn cây bị tác động nhiều thứ một lúc sẽ bị sốc thuốc dẫn đến rụng lá.

Một đặc điểm nữa mà bà con không để ý, đó là trong nhiều sản phẩm có hoạt chất giống nhau. Khi phối trộn 2 đến 3 loại cùng một lúc nồng độ dung dịch sẽ tăng lên gấp bội. Như thế rất nguy hiểm. Để hạn chế vấn đề này, bà con có thể luân phiên bằng 2 loại khác nhau. Thời gian cách ly chính là thời gian có thể sử dụng thuốc khác. Có ghi rất rõ trên bao bì của nhà sản xuất.

 

 

Bệnh do côn trùng chích hút lá

Đây cũng là một loại bệnh rất đau đầu và gây tranh cãi. Ở đây cái khó không phải là cách phân biệt bệnh, nhận diện bệnh. Quan sát lá phồng rộp, côn trùng chích rụng bông, trứng rầy nhỏ li ti bóp rôm rốp, lá bị chích mất sắc tố, hay co nhúm lại, bọ cánh cứng ăn lá non, rầy nâu, sâu cuộn lá non, trứng rầy bám đọt non, rệp sáp lá, bọ trĩ, rệp muội, nhện đỏ, rầy nâu, bọ xít lưới chích rụng bông… Thấy ai mà không biết là do côn trùng sâu hại phá. Nhìn chung các loại côn trùng này đều trị như nhau. Điều gây tranh cãi ở đây là phương pháp điều trị hay phòng ngừa một cách hiệu quả. Việc đấu tranh gay gắt bảo vệ luận điểm của mình ở đây là dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học hay hóa học.

Bà con cần lưu ý một vài đặc điểm của loại bệnh này, tôi xin chia sẻ như sau: Dịch bệnh bùng phát vào giai đoạn cây nuôi lá non và hình thành hoa. Khi dùng thuốc BVTV dù là sinh học hay hóa học thì phải lưu ý thời tiết. Thời tiết mưa dầm xịt sẽ không hiệu quả. Nắng gắt làm cháy lá. Dùng thuốc quá liều rụng lá…Việc kết hợp thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tốt nhất là kiểm tra hoạt chất mình sử dụng bằng từ điển cách khoa toàn thư mở online. Vòng đời của những loại sâu hại chích hút hoa và lá non rất ngắn. Chỉ khoảng 21 ngày. Do đó khi sử dụng nên dùng loại hiệu quả lâu dài. Dùng loại làm ung cả trứng, ức chế trứng không nở được càng tốt. Nó rất mau kháng thuốc, do đó nếu sử dụng thuốc BVTV hóa học thì phải dùng luân phiên. Để hiệu quả lâu dài nên ưu tiên dùng biện pháp sinh học. Nếu không có thì ưu tiên 2 là dùng loại hữu cơ, thân thiện với môi trường. Ta diệt nó một cách khoa học như thế sẽ không ảnh hưởng tới môi trường và ngay chính bản thân ta.

Nhà tôi thì vẫn trồng lạc dại, giữ cỏ, trồng vạn thọ thu hút thiên địch… thêm trong mô hình. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi dịch bùng phát vào thời điểm nhạy cảm. Bà mẹ tự nhiên rất vĩ đại. Nếu ta lạm dụng thuốc, khi kháng thuốc nó đẻ còn nhiều hơn gấp bội. Tôi đã có chia sẻ trong bài viết người trồng tiêu nghĩ về hành tinh xanh.

 Các bệnh về gốc rễ.

Ở sâu trong lòng đất bà con ta không thể biết được dưới đó đang có cái gì. Thứ gì đang diễn ra, tình trạng bộ rễ như thế nào?…

Nhưng ta có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe của cây tiêu nhờ vào đặc tính lá. Cây tiêu khỏe mạnh nhìn giàn lá rất mướt mát. Cây hồ tiêu nó không biết nói dối. Cây bị tổn thương rễ vài hôm sau màu lá sẽ khác liền.

Các bệnh về gốc rễ toàn là bệnh làm đau đầu rất nhiều người trong đó có tôi. Bao đêm trăn trở cũng chỉ vì nó. Nào là tuyến trùng, rầy trắng, sùng, mối, nấm, úng nước, thối rễ, phạm rễ phân bón, dư axít, thừa – thiếu dinh dưỡng, dùng thuốc quá liều… Rất nhiều thứ mà mắt thường không thể thấy được. Chỉ cần bị một trong thứ tôi vừa liệt kê trên là cây tiêu có dấu hiệu liền. Bao nhiêu câu hỏi làm sao và bằng cách nào? Như tôi đã nói ở phần trên. Ta càng đơn giản hóa vấn đề phức tạp chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Mọi thứ đều bắt đầu từ cơ bản nhất. Ở đây tôi muốn nói đến đó chính là phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng. Phân sinh học, hữu cơ vi sinh. Đó chính là chìa khóa của mọi vấn đề. Nghe rất đơn giản nhưng áp dụng đúng sẽ cho ta một kết quả ngoài mong đợi.

Ta sử dụng nấm đối kháng và vi sinh vật có lợi như lính canh, (mắt thường không thấy được) chống lại những vị khách có hại không mời mà tới.

Cho các dòng nấm đối kháng nấm bệnh, vi sinh vật có lợi sử dụng lượng xác bã hữu cơ làm thức ăn, nơi ở. Sau đó chúng sẽ bảo vệ phòng chống nấm bệnh tấn công vào những vùng nhạy cảm.

Sau quá trình phân hủy, phân giải hữu cơ sẽ tạo thành phân Amino sinh học. Những hợp chất mà cây trồng dễ hấp thu.

Ngoài ra khi vi sinh vật hoạt động sẽ tạo độ phì nhiêu cho đất. Có lần tôi trồng lạc dại vào lúc trời mưa. Vì còn một ít nên ráng trồng luôn cho xong. Vô tình cuốc trúng hang trùn đất. Tôi thấy nước rút xuống hang mà như mình đào trúng mạch nước ngầm vậy. Một hố rút nước mini cục bộ không thể hoàn hảo hơn. Tất cả chỉ nhờ sử dụng phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng.

Nhiều người cũng sử dụng nhưng lại không hiệu quả. Là do bà con chưa hiểu được hết công dụng. Khi ủ phân cần đọc kỹ các dòng mình dùng để ủ có công dụng gì?

Có dòng ngừa tuyến trùng, có dòng ngừa rầy trắng, có dòng ngừa nấm, có dòng chỉ phân giải hữu cơ giải độc cho đất, lại có dòng phân giải lân chậm tan và cố định đạm cho đất…

Đa phần trong một gói Trichoderma sẽ có tích hợp nhiều dòng. Nhưng cũng có loại chuyên dùng cho một thứ gì đó. Vì thế cần lưu ý. Cứ định ninh rằng mình đã ngừa bệnh bằng sinh học rồi là chắc ăn. Nó chỉ hạn chế bệnh, giảm bệnh rất nhiều nhưng không phải hoàn toàn. Vì thế đừng vội trách oan là dùng không hiệu quả.

Chỉ cần bị một trong số các bệnh tôi liệt kê phần tôi mô tả bên trên, cây cũng có thể nhiễm bệnh.

Khi đã bùng phát bệnh ở mức đại trà, vì là đối kháng cho nên anh không bảo vệ được, thì tôi sẽ chiếm đóng. Lúc này các tác động hóa học rất cần thiết. (Ưu tiên gốc hữu cơ, thân thiện môi trường). Sau đó ta phải bổ sung lại nấm đối kháng, vi sinh vật có lợi, để tiếp tục bảo vệ cho cây trồng của mình.

Việc chẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng. Các loại thuốc có rất nhiều trên thị trường. Loại nào cũng có công dụng riêng, ta dùng đúng thời điểm, đúng bệnh sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của thuốc. Về đề tài nhạy cảm này có lẽ bà con nên tìm hiểu thêm nhiều. Chỉ có một điều lưu ý là nên dùng đúng nồng độ chỉ dẫn của nhà sản xuất. Phối trộn thuốc nên thận trọng. Đây là con dao 2 lưỡi, người biết dùng thì không sao, nhưng đa phần bà con ta là nông dân thuần túy. Cho nên đó cũng là lý do diễn đàn luôn hướng bà con đi theo sinh học.

Dinh dưỡng và phân bón

Cây hồ tiêu rất cần cân đối dinh dưỡng

Khi ủ phân chuồng hoai mục, nhiệt độ trong đống phân sẽ tăng lên rất cao. Lúc này vi sinh vật có hại trong phân sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng ở nhiệt độ đó thì nấm có lợi, hay vi sinh vật có lợi cũng thất thoát không ít. Quá trình ủ hoàn tất phân chuồng, xác bã hữu cơ trở thành phân hữu cơ vi sinh. Ta bón cho cây muốn đạt hiệu quả cao cần phải bổ sung thêm nấm đối kháng lên phân vi sinh, ta bón cho cây lúc này tác dụng ngừa bệnh mới phát huy mức cao nhất. (xem thêm)

Việc trồng lạc dại, hay cây họ đậu phủ xanh đất, ngoài mục đích là chống rửa trôi xói mòn đất, giữ ẩm cho đất, cố định đạm cho đất. Trong gốc bà con phải cắt tỉa cho thật thông thoáng. Lượng cỏ đó bà con có thể tận dụng chăn nuôi gia súc, cắt ủ phân xanh. Cách ủ cũng vô cùng đơn giản. Sẽ có nhiều người phủ nhận tác dụng của việc giữ cỏ, trồng lạc… Nhưng với những người biết sử dụng nguồn phân xanh này như tôi chẳng hạn. Thì đây là một nguyên liệu cực kỳ quý. Trong số đó có lục bình, bèo dâu, rong biển, các cây họ đậu…

Tại sao tiêu tơ hay tiêu con nếu chăm đạt rất ít bệnh tật nhưng vào giai đoạn tiêu kinh doanh nó nhiễm đủ thứ bệnh? Có bao giờ bà con tự hỏi câu hỏi như thế không? Câu trả lời chỉ đơn giản là do ta sợ nó nhiễm bệnh. Nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hay bón phân không đúng cách làm ảnh hưởng tới cây trồng. Cây bị nhiễm bệnh thường do ta chăm sóc bón phân vô cơ không đúng cách, làm tổn thương rễ. Lúc này nấm bệnh, hay sâu hại bắt đầu theo vết thương xâm nhập, tấn công làm cây mình chết dần chết mòn. Tới một lúc nào đó bùng phát mà ta không hề hay biết. Đặc biệt vào thời điểm mưa dầm. Lúc đó có chữa đủ thứ thuốc cũng là quá muộn.

Khi xử lý thuốc hay nấm bệnh, thuốc BVTV, phân bón vô cơ hằng năm lượng thuốc đó đa phần là gốc axit. Chắc chắn sẽ làm chua đất, đất pH quá thấp cây sẽ mất đề kháng. Cây vàng mà cứ ngỡ là tuyến trùng, rầy trắng, nấm chết chậm… đổ đủ thứ thuốc. Càng đổ càng chết. Vì thế thường xuyên đo độ pH bón phân cân đối là việc vô cùng cần thiết.

Với đạm vô cơ. Nếu dư cây sẽ đề kháng rất yếu. Làm cây hay bị một số bệnh như: Thán thư, nấm lá, cháy lá, phồng rộp đặc biệt nấm Phytopthora phát triển rất mạnh nếu cây dư đạm. Do đó chính là nguồn nuôi của nó. Thiếu đạm cây sẽ thiếu sắc tố mất diệp lục, cây không phát triển được cành nhánh không phát lá và chuỗi tiêu ngắn ngủn…

Dư lân cây sẽ phát tay dài ngoằng nhưng rất yếu ớt. Ngài ra cây sẽ váng lá do thiếu kẽm và một số vi lượng khác. Thiếu lân cây sẽ không hấp thu được đạm.

Dư Kali cây sẽ cùi đọt, cành tay giòn, lá bị nhăn nheo như bị tiêu điên vậy. Cây sẽ thiếu Mg và làm dư axit. Cây sẽ vàng lá nếu ta không kịp thời hạ phèn cho đất. Thiếu Kali cây mất đề  kháng dể bị nấm bệnh tấn công…

Trung và vi lượng cũng rất quan trọng. Nó sẽ góp phần tạo đề kháng cho cây. Mỗi chất có một chức năng khác nhau. Để diễn tả về nó có lẽ một lời không nói hết. Bà con nên tìm hiểu thêm về nó. Đây chỉ là kiến thức phổ thông rất dể tìm.

Người ta vẫn thường đề cập tới việc bón phân cân đối. Nhưng đọc phần tôi viết nghe có mâu thuẫn lắm không? Làm thế nào để có thể bón đúng như cây đòi hỏi được? Đó chính là mấu chốt của vấn đề. Là sự khác biệt giữa canh tác hữu cơ, vi sinh và vô cơ, hóa học. Với phân hữu cơ hay sinh học. Cây ăn không hết sẽ để dành khi nào cần ăn tiếp, do nó tác động chậm nhưng lâu dài. Còn phân hóa học thúc ép cây phải ăn ngay, còn có thể làm tổn thương rễ non nữa.

Mỗi lần bón phân là một lần ngừa bệnh. Như thế sẽ tốt hơn nhiều so với mỗi lần bón phân là một lần lo lắng. Tôi nói đơn giản thế chắc bà con biết phải làm thế nào đúng không?

Bà con tự sản xuất được phân sinh học từ trùn quế, hay cá. Ủ được phân xanh từ lạc dại ta tự trồng. Chỉ kết hợp vô cơ khi thực sự cần thiết, hoặc thay thế luôn bằng phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao. Thì vườn cây của mình sẽ rất đẹp. Khỏi phải bận tâm nhiều bệnh về phân bón, dinh dưỡng. Giảm chi phí đầu vào, lại tăng chất lượng nông sản. Để hàng Việt Nam luôn là hàng chất lượng cao, hướng tới thị trường khó tính hơn. (hết phần 3)

 Giatieu.com

289 phản hồi cho bài "Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần III: Tiêu kinh doanh)"

Nguyễn Vịnh

Bà con lưu ý !
Sau những ngày mưa dầm, hiện nay bắt đầu có nắng khá gay gắt. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm, là cơ hội cho cây tiêu ủ bệnh và bùng phát dịch. Giatieu.com xin nhắc nhở bà con một số biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh như sau:
1. Tăng cường thể trạng, sức đề kháng nấm bệnh cho cây tiêu bằng biện pháp dinh dưỡng: Đây là giai đoạn tuyệt đối không sử dụng phân hóa học. Khi cây đã ủ bệnh mà gặp phân hóa học thì bùng phát rất nhanh, chữa trị sẽ vô cùng vất vả, tốn kém. Bà con chỉ dùng phân đổ gốc sinh học hữu cơ, thành phần hỗn hợp có amino. Xịt phân bón lá có chất điều hòa sinh trưởng + kết hợp cung cấp nấm đối kháng Tricho cho cây… Sử dụng các loại phân ủ men như phân cá, bánh dầu lúc này thì tuyệt.
2.Sử dụng thuốc sục gốc, phun lên thân, lá, vùng quanh gốc khi có dấu hiệu nấm bệnh, tuyến trùng xuất hiện. Đừng để bệnh tràn lan rồi mới phòng chống càng thêm vất vả tốn kém.
3.Thường xuyên thăm vườn, phát hiện và phòng chống côn trùng chích hút bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường, chú ý phun nhắc lại sau 7 đến 10 ngày. Khi thấy có 1 dây tiêu chết, lá tiêu bị nấm tấn công là phải tiến hành phòng chống bệnh cho cả vườn ngay, không được chậm trễ.
4.Khi cây tiêu có biểu hiện khác lạ là nghĩ ngay đến việc bảo vệ bộ rễ như chống úng cục bộ, sục gốc, tăng cường các loại phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh có bổ sung nấm đối kháng, amino, humic, để cây đủ sức chống chịu với dịch bệnh…
-Cân nhắc, thận trọng khi phối trộn nhiều loại phân, thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo của nhà sản xuất.
Đây cũng là những việc làm thường xuyên, quen thuộc nhưng bà con cần lưu tâm, không được chủ quan trong lúc này.
Thân.

hiên chau

Ưu thế tự nhiên về thiên thời, địa lợi cho cây tiêu ở xứ mình là rất tốt, đủ sức cạnh tranh, chứng minh cụ thể là trong khi sản lượng hồ tiêu các nước không tăng, thì ở xứ mình tăng. Phát triển cây nông nghiệp mũi nhọn này, để chiếm lĩnh thị trường quốc tế làm giàu cho nhà, cho nước, là có thể… Nhưng về con người thì than ôi! Đâu có nhiều Nguyễn Vịnh và Nguyễn Minh Vịnh… cần có một tổ chức đủ khả năng, và đầy thiện chí, để thiết lập những mô hình hiệu quả, cải tiến phương pháp canh tác lạc hậu, giúp nông dân, tạo điều kiện bảo vệ và phát triển cây hồ tiêu… Đừng để nông dân lẻ loi bơi trong cái biển sinh học mênh mông với rủi may, được mất…
Vài lời chân tình, chúc cộng đồng vạn sự như ý.

Thành eanhai

Xin cám ơn sự lưu ý của bác.
Hiện nay chõ cháu tiêu chết nhiều lắm, mà chết tập trung nhiều ở tiêu kinh doanh nhiều năm rồi. Còn tiêu tơ thì lại lên rất đẹp, số bị héo, vàng lá rồi chết không đáng kể. Bà con mình hình như không quan tâm chữa trị cho tiêu bệnh, không biết tại sao !

hiên chau

Ủ phân hữu cơ theo cách các bạn hướng dẫn, thì nhiệt độ có khả năng lên đến 70oc. Vậy nấm có hại sẵn có, và nấm có lợi vừa cấy vảo đều chết. Mình thì làm theo cách này: cho nước vào đống ủ, trùm bạc để tăng nhiệt độ, diệt nấm hại nếu có. Sau khoảng 10 ngày, xếp lại đống ủ dày khoảng 4 tất, để giaỉ nhiệt. Khi nhiệt độ còn khoảng 37-40oc (sờ tay thấy vừa đủ ấm) mới cấy nấm có ích vào, ủ lại nhưng đừng cho nhiệt độ tăng cao hơn, sau 1 tuần là sử dụng. Làm như vậy sự phân giải hữu cơ tuy có chậm, nhưng nấm có ích vẫn tồn tại, phát triển, và tăng số lượng trước khi bón vào đất. Các bạn nghĩ sao về cách này, mong nhận được ý kiến…

Nguyen Trung Truc

Chào bác,
Con cũng đã làm thử theo cách bác, đống phân con cao 1 mét, nó chỉ nóng phía trên, còn phía dưới thì nó lạnh tanh, trừ khi đảo trộn cho đều đống ủ.
Bác sợ nấm có ích bị chết, kệ nó. Mình sẽ nhân sinh khối lên để bổ sung khi bón ra vườn mà. Mình cứ ủ phân với nấm để tăng nhanh tốc độ phân giải hữu cơ.
Đấy là ý kiến của con.

hiên chau

Cảm ơn bạn đã quan tâm, làm phân hữu cơ vi sinh tại vườn nhà là cách giải quyết kinh tế nhất, giúp mình tiết kiệm được đầu tư, nhưng làm cách nào để có hiệu quả cao!

Linhtran phạm

Chào diễn đàn, tôi đang tiến hành ủ phân hữu cơ gồm phân bò, rơm, với cây dã quỳ (hoa cúc quỳ) theo như tìm hiểu thì trong cây dã quỳ có tỉ lệ P, Ca, Mg rất cao mà cúc quỳ thì bạt ngàn. Vậy đã có ai từng ủ chưa, và kết quả như thế nào? xin diễn đàn góp ý kiến nhé.

Cường

Rất tốt. Bạn đã có một nguồn hữu cơ dồi dào để làm phân bón. Chúc bạn thành công !

thái Tăngs

Cảm ơn tác giả bài viết rất nhiều ạ !
Và cháu có vài câu hỏi ngoài lề chút ạ. Mong mấy anh, mấy chú tư vấn ạ.
Nhà cháu có vài trụ tiêu trồng năm ngoái nó ko bung ác mà ra lươn thôi ạ (có vài dây dài hơn 2m) nên cháu cuộn tròn để dịp tới cắt để ươm làm giống. Câu hỏi là những dây lươn này đem làm giống có đc ko ạ? Nên xử lí ntn?
Câu hỏi thứ 2, mới vài ngày trước cháu có bón vi sinh (…) với liều lượng là 2 chén/1 hố tiêu con, 5chén/tiêu vừa đôn. 1 chén khoảng 300-400gam. Như vậy đc ko ạ?
Câu tiếp ạ, có vài bụi tiêu đôn bộ rễ bị sưng lên thì mình làm sao bây giờ ạ? Cháu xin hết.
Mong các anh, các chú tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn nhiều. Vì mới bỏ cây bút và cầm cây cuốc nên mọi thứ còn khó khăn nên cháu xin đc nhận ý kiến từ các chú, các anh.

Nguyễn Vịnh

Chào cháu.
1.Cháu áp dụng thủ thuật bấm ngọn để bắt nó phải ra ác. Để làm giống thì không vấn đề gì, miễn là không bị nhiễm bệnh.
2.Tiêu càng lớn bón càng nhiều . Lượng bón như vậy là tạm được, chưa nhiều. Cháu nên tham khảo các bài về trồng và chăm sóc tiêu trên trang web này.
3.Rễ bị sưng chứng tỏ tuyến trùng đã làm tổ. Sục gốc bằng các loại thuốc trị truyến trùng, sau 1 tuần bổ sung thêm nấm Tricho+ Pseud vào vùng rễ cây, thêm nữa thì xịt bón lá + đổ gốc cho cây nhanh lại sức.
Thân.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Ngô Văn Cảnh!
Trộn thuốc diệt kiến chung với đầu cá ruột cá hoặc cá xay hoặc đường. Bỏ gần tổ kiến khi nó ăn nó sẽ tha về tổ diệt tận gốc. Hoặc mua thuốc xịt diệt ruồi muỗi kiến gián xịt trực tiếp lên nó.
Thường xuyên bỏ thuốc kiến vườn sẽ ít bị rầy, rệp.
Thân!

Hoàng đức

Lấy ít mỡ heo hay thịt cá gì đó rồi trộn với thuốc kiến làm bả. Xong bỏ 1 ít bả nơi ổ kiến. Kiến tha xuống ổ ăn chết cả con lẫn chúa.. chết tiệt… Nếu diệt kiến trên cây thì bỏ bả vào 1 chiếc lá rồi mới nhét chiếc lá lên cây cho gió khỏi bay, kiến sẽ tự tìm tới ăn. Ko bỏ trực tiếp bả lên cây vì sẽ làm khô cành, hoặc thân nơi bỏ bả đấy…
Thân!

do minh khang

Tôi là dân kỹ thuật đang làm ở Công ty điện lực tỉnh Đắk Nông, tôi cũng có trồng được cà phê thu hoạch đã được 7 năm rồi, làm cà phê thì không giàu nỗi, chỉ đủ cứu đói thôi. Tôi thấy trồng tiêu thì dễ làm giàu hơn. Cách trồng tiêu trên diễn đàn hướng dẫn thì quá đơn giản, chỉ cần áp dụng theo hướng dẫn của các anh trên diễn đàn là được rồi. Tôi là người rất đam mê làm về cây tiêu, đang tính làm giàu về cây tiêu, tôi cũng trồng xen một ít trụ tiêu vào cà phê, thấy tiêu phát triển rất tốt, do tôi làm rẫy không bao giờ phun thuốc diệt cỏ kể cả thuốc bịnh cho cây cà phê, cây vẫn phát triển tốt.
Tôi có tìm hiểu nhiều về kỹ thuật trồng tiêu ở trên mạng, nhưng tôi thấy đây là diễn đàn tốt nhất để học hỏi về cây tiêu. Bây giờ thì tôi hội đủ tất cả kiến thức về cây tiêu. Tôi xin cảm ơn diễn đàn đã cho tôi những kiến thức này để tôi có thể hướng dẫn cho những người chưa biết và bản thân. Trân trọng cảm ơn các anh.

Nguyễn Đức Thành Công

…Hướng về thị trường khó tính.
Cám ơn những bài viết và hoài bão của Bác trong lĩnh vực nông nghiệp này. Chỉ có yêu nghề bằng tất cả tâm huyết mới viết lên những lời chia sẻ như thế. Cám ơn bác.

Nguyễn Duy Tưởng

Chú Vịnh giải đáp cho cháu thắc mắc này nhé! Axit humat, humic, fimic có tác dụng gì cho cây tiêu mà sao cháu thấy trong thành phần thuốc của một số công ty có cái này. Có đúng là nó chữa được tiêu điên không?
Cháu cảm ơn chú trước nhé!

tieu non

Em chờ bài viết này từ rất lâu, cảm ơn anh Minh Vịnh nhiều.
Em xin hỏi câu hỏi ngoài lề chút. Tiêu khi thu xong bị tháo khớp nhiều, vậy thì có cách nào khắc phục tốt nhất vậy anh.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào tiêu non!
Cách khắc phục tốt nhất là thu hoạch hạn chế gãy tay. Bón phân đầy đủ trước khi thu hoạch. Và chống suy cây sau khi thu hoạch với cây suy.
Tốt nhất nên dùng phân amino sinh học (phân nước đổ gốc). Do thời điểm này vô nắng. Cây trồng rất khó hấp thu phân bón.
Thân!

nguyen hao

Chào anh Nguyễn Minh Vịnh! Xin cho hỏi nguyên nhân và cách chữa trị bệnh “thừa đạm nấm tấn công” trên hồ tiêu như hình ảnh ở trên. Ở chỗ tôi bệnh này mới xuất hiện và lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm. Mong sớm nhận được tư vấn của anh. Chúc anh sức khỏe.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào nguyen hao!
Với cây thừa đạm nấm tấn công. Kiểm tra phân gốc khả năng thối rễ tơ là rất cao. Sau đó Phytopthohra tấn công vào vết thương rồi lây lan theo vết thương. Rất nguy hiểm.
Anh cần khôi phục rễ. Bằng phân sinh học nước đổ gốc kết hợp thuốc trị nấm như: Ridomil gold, hoặc metaxyl. Trên lá xịt auxin kích thích ra rễ mới. Sau đó 7 ngày xịt lại agrifos 400 + ridomil.
Phá ván, xới đất nhẹ, bón lân nung chảy (Văn Điển, Địa Long, Sông Gianh…) + vôi. Vôi sẽ làm mất chất đạm. Khử trùng cho đất.
Sau cùng dùng nhiều phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma ngừa cho cây tránh tái phát.
Trường hợp trị không khỏi nên nhổ bỏ đốt. Xịt thuốc đồng cách ly những cây xung quanh. Tránh lây lan thành dịch.
Chúc anh thành công. Tốt nhất đừng bón phân vô cơ phạm rễ.
Thân!

nguyễn văn lĩnh

Chào diễn đàn
Mình không biết cách nào đo được độ pH trong đất, xin chỉ cho mình làm với.
Cám ơn các bác rát mong hồi âm từ diễn đàn
Thân chào

Phùng Ngọc Tuấn

Chào Nguyễn Văn Lĩnh tôi cũng ở Bưng Kè xã Hòa Hiệp đây, vừa rồi tôi có mua được bộ đo độ pH rồi tiến hành đo thử một số vườn ở ấp Phú Vinh, Phú Tài nhận thấy độ pH rất thấp (từ 3,5 đến 4 độ) anh muốn đo vườn minh thi liên hệ với tôi, tôi sẽ giúp anh, liên hệ thầy Tuấn giáo viên trường Tiểu học Hòa Hiệp (nhà riêng đối diện trường học). Nếu không anh cho tôi địa chỉ, tôi sẽ liên hệ với anh. Thân chào !

nguyễn văn lĩnh

Cám ơn bùi văn đại nhiều nha.
Cho mình hỏi thêm tý. Cái máy đo dó trên thị trường có bán không anh và chổ nào thường bán vì mình xa Sài Gòn quá. Mình ở Xuyên Mộc BRVT
Thân

bùi văn đại

Chào nguyễn văn lĩnh, tôi ở Buôn Ma Thuột còn tính đi Sài Gòn mua về may nhờ có anh Nguyễn Vịnh gửi mua giúp nên không phải đi. Theo tôi biết ở Buôn Ma Thuột không có, còn Vũng Tàu thì thua. Thân chào.

dinh luyen

Cho em hỏi anh Vịnh, tiêu em mới trồng được một năm mà bây giờ bị vàng lá giống như rĩ sắt vậy, kèm theo đó là rụng đốt, bây giờ dùng thuốc gì hả anh? Trước đây em có phun Redomil rồi mà không khỏi anh à.
Các bác nào biết giúp cháu với.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Dinh Luyen!
Bệnh đó vừa do nấm tấn công. Vừa do thối rễ tơ. Thiếu Ca và Si. Thử bón vôi + lân nung chảy xem sao?
Trên lá xịt agrifos 400. Sau 15 ngày xịt lại autonik cho bung rễ non khác.
Sau đó dưới gốc bón phân chuồng hoai mục ủ trichoderma hoặc nhân sinh khối bào tử nấm bằng cám bón cho cây.
Thân!

DUYLINH

Chào @nguyễn văn lĩnh
Linh ở Kim Long- H. Châu Đức- BRVT. Linh đang làm việc ở gần Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón và môi trường Phía Nam – Quận 1 Tp.HCM. Anh có nhu cầu thì điện cho Linh. Linh sẽ mua dùm cho. ĐT: 0903.970.584

nguyễn văn lĩnh

Chào DUY LINH
Cám ơn bạn nhiều. Biết Trung tâm nghiên cứu Đất – Phân bón và môi trường có bán vậy hôm nào có dịp đi Sài gòn mình mua cũng được. Cám ơn nhiều nha. Chào bạn

nguyễn văn lĩnh

Chào diễn đàn.
Có anh em nào biết lò sấy tiêu không chỉ mình với. Vì thời tiết thất thường nên mình cũng có ý định làm một cái để sấy tiêu gia đình, mà khu vực mình thì chưa có nên nhờ anh em nào biết giúp mình với.
Nếu nhà ai có cho mình tham quan học hỏi thì tuyệt vời, mà gần khu vực BR-VT hoặc Đồng Nai có cho mình địa chỉ nha. Cám ơn anh em, chúc anh em trong diễn đàn nhiều sức khỏe, thành công.
Thân

Nông Văn Dân

chào @ nguyễn văn lĩnh
Bạn vẫn làm lò sấy bình thường như lò sấy cà phê, loại lò tĩnh, khi sấy tiêu bạn dùng tấm lưới nhựa (người ta thường dùng làm tấm phơi tiêu) trải lên sàn lưới lò sấy, rồi đổ tiêu vào dàn đều mặt sàn, đốt lò sấy. Nếu như lượng tiêu dày khoảng 10 cm trở lên thì một mẻ chỉ sấy khoảng 4-5h là khô đủ độ luôn, còn nếu lượng tiêu ít và mỏng thì sấy hơi lâu hơn. Chú ý là chất đốt nên dùng củi đừng dùng vỏ cà phê, vì vỏ cà phê nhiều tan lửa sẽ làm cháy tấm lưới nhựa. Mùa tiêu năm vừa rồi cũng có mưa dầm một tuần Văn Dân cũng sấy cho nhiều nhà, bằng cách trên.
Chúc bạn thành công

nguyễn văn lĩnh

Chào Nông văn Dân.
Cám ơn bạn nha, nhà bạn ở đâu cho mình tham quan học hỏi tý. Vì mình cũng chưa biết lò sấy cafe ra sao nữa.
Mình thì ở Bưng Kè, Xuyên Mộc, BR -VT. Thân

ngân

Chú cho con hỏi làm mắt thường mình có thể phân biệt được tuyến trùng, vàng lá thối rể, vàng do thiếu dinh dưỡng, vàng do vi khuẩn không chú? để con biết cách phòng trừ thích hợp để tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả nửa chú !

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @ngân.
Thông thường mình phải tìm thêm các biểu hiện đặc trưng nữa để xác định thật chắc chắn thì điều trị có hiệu quả và đỡ tốn kém. Chẳng hạn như:
-Kiểm tra, nếu thấy nốt sần trên rễ là có tuyến trùng làm tổ.
-Vàng lá thối rễ do có mùi thối đặc trưng khi kiểm tra rễ.
-Vàng lá thiếu dinh dưỡng thì cây èo uột, chậm lớn.
-Thiếu trung vi lượng lá thường ngả sang màu nhạt.
-Bị nấm thường rụng đốt, thối cổ rễ, thối thân, đốm trên lá…
-Vàng lá do đất bị chua (pH thấp) cây vẫn phát đọt non, lá non, có màu vàng úa từ gốc đến ngọn, bông lưa thưa, ngắn chuỗi, cây thiếu sức sống…
Phải quan sát và kết hợp nhiều mới rút ra được kinh nghiệm cho mình, dù sao cũng mong cháu cố gắng thêm chứ không đơn giản như chú nói đâu.
Thân

Nông Văn Dân

Chào @ nguyễn văn lĩnh, hôm nào Văn Dân đưa hình ảnh lên để bạn tham khảo chứ Văn Dân ở xa lắm, tít tận rừng xanh Tây nguyên lận, hè vừa rồi Văn Dân cũng có dịp đi Vũng Tàu đó !

hien

Chú Vịnh, cho cháu hỏi là sau đợt mưa dầm, khi có nắng nhẹ cháu xới lớp đất váng trên mặt cho tiêu thì có ảnh hưởng gì cho cây tiêu không?

Nguyễn Vịnh

Chào cháu.
Rất tốt. Giúp cho đất thông thoáng để trao đổi oxy. Xới xong, cho phủ lên một lớp vôi+lân nung chảy thì tuyệt, khoảng 1 bao/sào. Tuyệt đối không phạm rễ mùa này nhé! Thân

nguyễn văn lĩnh

Chào Nguyễn Vịnh
Cám ơn bạn nhiều nha, mình muốn xem trực tiếp để học hỏi. Bạn có biết ai có lò sấy gần khu vực Long Khánh, Cẩm Mỹ ĐN hay khu vực BR-VT không vậy? Vì gần nhà mình thì quá tuyệt vời. Cám ợn bạn nha, chúc bạn nhiều sức khỏe, thành đạt.
Thân

hien

Cháu ở Gia Lai chú à. Nhà cháu tiêu đang có hiện tượng chết nhanh nên cháu lo quá. Phòng bệnh cho tiêu quanh năm như thế nào, chú chia sẻ cho cháu làm theo với?

Nguyễn Vịnh

Chào cháu.
Chú chẳng có kinh nghiệm gì đâu. Chú chỉ có lời khuyên.
-Trồng cây mình phải chăm sóc, bón phân đầy đủ, hợp lí thì cây mới khỏe mạnh. Cây khỏe thì có sức đề kháng với bệnh tật. Bón phân thiếu thì cây ốm yếu, năng suất kém, bón thừa phân cây cũng sinh bệnh…nên bón theo 4 đúng.
-Chớm có biểu hiện bệnh phải diệt trừ ngay, không để lây lan sang cây khác, nên phải theo dõi thường xuyên, chẩn đoán đúng. Thay đổi thuốc, không dùng 1 loại liên tiếp 2 lần.
-Cung cấp thêm Trichoderma + Pseudomonas trong phân hữu cơ bón gốc, phân sinh học đổ gốc và xịt lên cây mỗi năm khoảng 4 lần.

nguyenthi hue

Chào chú Nguyễn Vịnh, anh Minh Vịnh ! Có thắc mắc này cháu ko hiểu là thường thì tiêu bị bệnh là từ rễ nhưng trên bao bì của thuốc BVTV chỉ hướng dẫn phun lên lá thì làm sao trị nấm ở rễ được vậy?

Tấn85

Chào chú Vịnh và anh Minh Vịnh! Cho cháu hỏi đổ tervigo+ridomil có kết hợp được với phân khoáng hữu cơ sinh học không ạ. Dung dịch boocdo đổ gốc tiêu có được không? Nếu được thì pha tỉ lệ bao nhiêu % ạ! Chúc gia đinh giatieu.com luôn mạnh khoẻ và thành đạt.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Nguyenthi hue!
Đó là tác dụng lưu dẫn của thuốc.
Cũng có thể là cây hấp thụ qua lá rồi tăng kích kháng cây trồng.
Cũng giống như con người ta đau tay, đau chân, đau mắt… mà uống thuốc vẫn khỏi đấy.
Có khi bộ rễ tổn thương bón gốc lại không hiệu quả bằng phun trực tiếp lá. Sau đó cây khôi phục lại mới dùng ở gốc sau.
Vì thế nên kết hợp hài hòa giữa gốc và lá cho cây luôn khỏe mạnh.

Chào Tấn85!
Tervigo+ ridomil tôi chỉ thưởng sử dụng 1 mình nó ngừa tuyến trùng + nấm fusarium.
Rễ u sần cục cục làm sao hút nổi dưỡng chất mà đổ vội thuốc cho phí tiền. Tai sao ta không cho nó ăn qua lá 15 ngày sau khi bộ rễ đã tương đối khỏe thì bổ sung sau. Khi đó hiệu quả hấp thu có phải cao hơn không nào?
Mà lại không phải lo chất này có phản ứng chất khác không nữa.
Tervigo thì tương đối. Chứ ridomil chưa chắc.

Dung dịch boocdo đổ gốc tốt. Tôi vẫn thường sử dụng vào đầu mùa mưa để ngừa nấm.
Nồng độ 1% như nhà sản xuất. Đổ từ 2-5 lít/gốc tùy cây để ngừa, 5-10 lít/gốc để trị.
Đổ gốc khi đất đủ ẩm.
Thân!

Hoa Trang

Xin chào chú Vịnh, anh Minh Vịnh.
Sau đợt mưa dầm này, nhà cháu xịt lá Biosol và đổ gốc Biogel một lượt để tiêu hồi sức. Sau đó mình phải chăm sóc bón phân, thuốc như thế nào nữa cho đến vụ thu hái? Xin chú Vịnh và anh M.Vịnh có ý kiến để cho cháu và cộng đồng tham khảo. Cám ơn chú và anh nhiều !

tiêu lép

Chào bạn, tôi xin góp ý.
-Tiếp tục dùng Biogel, Biosol theo định kỳ. Bón thêm 200-300 gr/NPK chia làm 2 lần cho tiêu kinh doanh, 1 lần cuối mùa mưa và 1 lần trước thu hái, tiêu tơ bón ít hơn.
-Dứt mùa mưa, bón phân chuồng ủ hoai hoặc vi sinh hữu cơ, trộn thêm nấm Tricho + Pseud
Có thể dựa theo thể trạng của cây mà bạn gia giảm cho hợp lí.
Đôi lời chia sẻ. Thân

hùng

Chào anh Minh Vịnh. Mong anh trả lời giúp em thêm hai câu:
-Tiêu nhà em đang ở thời kỳ kinh doanh nhưng một số cây cứ vàng lá, trái ít, cây nhìn xơ xác. Cứ năm này qua năm khác nó vẫn cứ vậy, không thay đổi gì. Không biết nó có phải là bệnh vàng lá chết chậm không. Anh chỉ giúp em cách trị bệnh này với?
-Bệnh vàng lá chết chậm em đọc thông tin “một số giải pháp phòng bệnh ở Bình Phước” thì em thấy người ta toàn dụng thuốc hóa học để trị. Em vừa mới đọc chưa thực nghiêm. Em sợ rằng dùng biện pháp này sẽ làm cho vi sinh vật có lợi bị chết. Mong anh chỉ giúp em cách nào chữa bệnh vàng lá mà không ảnh hưởng nhiều đến vi sinh vật có lợi.
Cảm ơn anh.

Nguyen khanh toan

Anh Minh Vịnh cho mình hỏi, tiêu bấm ngọn cho ra ác khi đọt già, hay đọt còn non mình vẫn bấm được, làm sao khi bấm ngọn mà tiêu ra được nhiều ác vậy, anh tư vấn dùm.

Nguyễn Minh Vịnh

Chào Hùng!
Nó là thiếu độ mùn hóa. Đất cứng như thép cây sống được là may chứ chả bệnh gì đâu. Kiểm tra pH đất, tăng cường phân chuồng hoai mục ủ trichoderma. Đất tơi xốp pH ổn định thì mới nghĩ tới tuyến trùng chết chậm.
Có nhiều cách để trị thứ này. Trong đó dùng trichoderma kết hợp với phân sinh học cũng khá hiệu quả. Loại này không ảnh hưởng gì tới vi sinh vật lẫn môi trường.

Chào Nguyen Khanh Toan!
Bấm lấy tay ác thì bấm khi còn non được. Còn bấm lấy nhiều đọt ác nó phải đủ già. Bấm ngay phía trên tay ác. Có tay ác tự khắc ra đọt tiếp theo vẫn là tay ác.
Thân!

nam cumgar

Chào chú Vịnh ! Chú cho cháu hỏi, tiêu nhà anh bạn cháu một vài trụ tiêu kinh doanh có hiện tượng phần cổ rễ, và vùng sát gốc có xì chất nhầy như mủ màu trong đục. Xin chú và cộng đồng tư vấn giúp là tiêu đang bị bệnh phải không ạ ? Và đó là bệnh gì ạ, dùng thuốc và biện pháp gì để trị, hay nhổ bỏ ? Nhờ chú tư vấn giúp bạn cháu. Cám ơn chú nhiều !

Nguyễn Vịnh

Chào @nam
Nói anh bạn kiểm tra kỹ coi có côn trùng chích hút lẫn trốn dưới đất? kiểm tra chất nhầy đó có phải là nhựa của cây tiêu bị chảy ra không? Nếu là côn trùng chích hút thì dùng Permethrin để phun và sục quanh gốc. Thân

Trọnggl

Chào diễn đàn, cho tôi hỏi : Tiêu kinh doanh của tôi chùm hạt rất nhiều, triển vọng tốt hơn mọi năm, nhưng thời gian gần đây lá hơi vàng, rụng khá nhiều. Tôi cần xử lý thế nào, xin diễn đàn tư vấn. Tôi chân thành cám ơn.

Cường

Chào @Trọnggl.
-Tiêu vàng lá, rụng lá, mùa này ít nhiều là do chuyển biến thời tiết nên rụng lá sinh lý, dự báo mùa khô bắt đầu tùy theo vùng và có khả năng để đất bị khô, thiếu độ ẩm cần thiết.
-Còn do tiêu của bạn có nhiều chuổi hạt hơn mọi năm nên có dấu hiệu bị thiếu dinh dưỡng hay bón phân chưa cân đối, hợp lí theo nhu cầu của cây.
Bạn phải tăng cường giữ ẩm bằng cách tưới nước, phun phân bón lá KNO3 và đổ gốc amino như bánh dầu, phân cá…
Hoặc bạn sử dụng phân hữu cơ sinh học đổ gốc Biogel và phun lá Biosol, để phân này tự phát huy chức năng cân đối, điều chỉnh dinh dưỡng giúp bạn.
Cần kiểm tra rễ để xem nếu có tuyến trùng làm tổ thì cần xử lý ngay.
Thân

hoàng mười

Xin chào anh Nguyễn Vịnh và các anh em cộng đồng giá tiêu. Tôi mới trồng hồ tiêu, xin các anh cho tôi hỏi tiêu của tôi trồng từ tháng 5 nay đã phát dây ác được 3-4 cặp cành, tôi muốn đôn vào thời điểm này có được không? Xin được tham khảo ý kiến của cộng đồng.
Tôi xin chân thành cảm ơn

tiêu lép

Chào bạn. Tôi xin góp ý
-Nếu bạn muốn, mùa này đôn tiêu cũng được.
-Nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, chăm chút cẩn thận hơn.
Sao bạn không để vào mùa mưa rồi đôn. Mùa khô này chăm sóc tiêu đôn cực lắm.

hoàng mười

Xin cảm ơn bạn tiêu lép, ai cũng bảo tôi là để đến đầu mùa mưa thì đôn, nhưng tôi để đến đầu mùa mưa thì tiêu của tôi nó sẽ phát nhiều cặp ác sẽ khó đôn, tôi nghe bạn nói tôi muốn hỏi lại nếu tôi đôn vào mùa này thì khâu chăm sóc như thế nào bạn chỉ tôi với?

Nông Văn Dân

Chào@ hoàng mười .
Đôn tiêu không nhất thiết phải vào mùa mưa hay mùa khô, Văn Dân thường đôn về mùa khô vì mùa mưa nhiều việc phải làm không có thời gian để đôn, do đó phải đôn về mùa khô. Ngày hôm nay Văn Dân cũng vừa đôn được một số cây. Nếu có điều kiện nước thuận lợi thì đôn xong ngày nào thì tưới giữ ẩm ngay cho số cây vừa đôn, còn nếu không thì thì 1 tuần hoặc 10 ngày tưới cũng chẳng sao, sau khi đôn được khoảng 1 tháng đổ phân gốc Biogel.
Chúc bạn thành công.

nguyễn soledad

Chào diển đàn và chú Vịnh. Tiêu nhà cháu đang có dấu hiệu của chết chậm, lá vàng từ trong ra và có đốm nấm nhiều khi đào xuống thì rể non bị thối nhiều hiện tượng tuyến trùng cũng ít k đáng kể. Khi cháu đo pH đất bằng máy Dm15 Thì pH trung bình chỉ có 4,2. Có trụ xuống 3,0. Bây giờ cháu không biết sử lí cho hiệu quả (trước đó 4 ngày tiêu dược bón phân NPK đầu trâu). Cháu không biết nên xử lí thế nào cho hiệu quả và an toàn trong mùa khô này, xin diển đàn và chú giúp đỡ, cháu cảm ơn

Nguyễn Vịnh

Chào cháu.
Không rõ cháu là đồng bào dân tộc nào mà có tên lạ quá? Cháu trồng tiêu ở vùng nào? tiêu trồng bao lâu rồi ? đi vào kinh doanh chưa…? chú và bà con cần biết để tư vấn cho phù hợp. Không lẽ bắt chú làm thêm thầy bói nữa thì gay quá !

Tình hình tiêu của cháu là quá nghiêm trọng. Càng nghiêm trọng hơn nữa vì cháu mới bón phân NPK vài ngày… Cháu email cho chú để trao đổi cặn kẽ hơn. Chú cảnh báo nguy cơ mất vườn tiêu là rất cao rồi đó. Giá như cháu cảnh giác phát hiện sớm hơn.
Thân.

tieuphong

Chào nguyễn soledad.
Tiêu đang chết thì tìm nguyên nhân mà chữa trị, kết hợp với những loại phân amino để phục hồi bộ rễ. pH đất trung bình chỉ có 4.2, có trụ xuống 3.0 là pH thấp rồi mà còn bón phân NPK đầu trâu khi tiêu đang bị bịnh thì chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, nguy quá bạn ơi!

Vương điền

Chào diễn đàn và chú Vịnh. Tiêu nhà cháu có dấu hiệu gốc tiêu chia làm 2 đến 4 dây, khoản 20cm đến 30cm cách mặt đất. 4 đến 5 năm nay có 18 gốc bệnh, năm nay có thêm 2 gốc bệnh mới. Không biết là bệnh gì ? Và nên dùng thuốc gì. Xin diễn đàn và chú giúp đỡ.
Cháu cám ơn diễn đàn và chú.

Trường Giang

Chào các anh chị trên diễn đàn, nhà em có 1000 trụ tiêu vaò kinh doanh năm thứ 3, qua mùa mưa tiêu không có biểu hiện gì bước qua mùa khô, sau khi chấm dứt cơn mưa cuối được nửa tháng thì tiêu bắt đầu chết nhanh sau 1 tháng chết 50 trụ bây giờ thì dừng hẳn (xác định nguyên nhân là chết nhanh và kiểm tra rễ bị tuyến trùng khá nặng). Em đã thu hoạch xong, mới tưới nước chỉ đủ ẩm và đã phun Boocđô rửa lá. chưa áp dụng bất cứ 1 phương pháp trừ bệnh hay đổ, phun thuốc nào khác, em có ra hai tiệm bán thuốc BVTV và đc tư vấn là nên đổ gốc và phun lá ngay bằng Agrifos 400 + Ridolmin, tuy nhiên có ý kiến khuyên em nên để tới đầu mùa mưa phòng sẽ hiệu quả hơn, vậy em xin hỏi:
Bây giờ em nên phòng bệnh chết nhanh như thế nào? có nên phun lá và sục gốc thuốc chết nhanh như cơ sở BVTV nói không, hay để đến đầu mùa mưa mới làm?
Chế độ bón phân của em năm vừa rồi như sau: đầu mùa mưa cho 1 lần phân hóa học là đạm + lân văn điển + Kali 4 lạng/gốc, khi ra bông em cho mỗi gốc 10kg phân vi sinh em tự ủ từ phân bò và vỏ cà phê (có bổ sung thêm tricho ) cuối mùa thấy tiêu hơi vàng em cho thêm mỗi gốc 2 lạng NPK.
Rất mong được sự giúp đỡ của cộng đồng.
Thân!

Nguyễn Văn Chinh

Chào @Trường Giang. Theo tôi thì. Tuyến trùng bị nặng nên tưới để giảm bớt còn chết nhanh bây giờ trị cũng chẳng ăn thua vì gặp khô hạn mùa nay không trị cũng sợi nấm cũng chết. Bào tử nấm cũng không nở để phát triển thành bệnh . Thân!

Trường Giang

Cảm ơn anh Chinh, thời tiết hanh khô thế này xin hỏi anh ta nên trị tuyến trùng thế nào cho hiệu quả ạ.

nguyễn mun

Cho cháu hỏi , vườn tiêu nhà cháu năm nay ăn tiêu kinh doanh mà một số cây bị bệnh rụng lá ở dưới chân , sau đó chết vài dây , lan dần ra chết cả cây tiêu , đổ thuốc gì cũng không hết . Vậy bác có cách nào làm ngăn bệnh ko hả bác.

Trọnggl

Chào bạn. Biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhất sau khi bạn đã dùng đủ loại thuốc mà vẫn bất lực là bạn nhổ bụi tiêu đó đem đi đốt sạch, không để lại bất cứ tàn dư gì có khả năng lây lan qua những bụi khác.

Nguyễn Văn Chinh

Chào @Trường Giang. Trước khi tưới thuốc bạn nên tưới nước đủ ẩm. Tưới thuốc quanh tán cây vào cổ rễ, chủ yếu phần rễ tơ nhiều. Thuốc ngấm sâu khoảng 20cm trở lên. “hiệu quả không cao như mùa mưa nhưng cũng diệt bớt”. Thân

trường giang

Chào anh Vịnh cho em hỏi muốn kết hợp đổ gốc trichoderma3 + amino phân nước thì chọn loại phân có ghi thành phần như thế nào, e có ra tiệm bán thuốc BVTV hỏi mua amino thấy có rất nhiều hãng nhưng người ta nói không nên đổ chung với trichoderma.

Hồng Thắm

Bạn @truong giang có vẻ như nghe lung tung mà cũng sử dụng phân thuốc lung tung nhỉ.
Bạn cố gắng tự trang bị kiến thức cơ bản cho mình. Trên trang giatieu.com, ở phần trồng và chăm sóc tiêu có đầy kiến thức ra đó !

Nguyễn Vịnh

Chào @trường giang
Có thể chỗ bán thuốc bị nhầm lẫn gì đó hoặc có thể bạn cũng nghe nhầm.
Amino là acid amin, những acid cơ bản để hình thành protein, chất nuôi dưỡng sự sống. Cho amino vào chung nhằm làm nguồn thức ăn để trichoderma sống, nhân sinh khối và hoạt động theo chức năng. Khi kích hoạt tricho thường cho một ít phân DAP, Urea, gỉ đường, hay cả nước nắm … Không có amino thì tricho sống bằng gì?…
Còn về loại phân, tôi không khuyên bạn chọn loại nào vì tế nhị và tôi cũng không đủ điều kiện để đánh giá loại nào, bạn thông cảm. Tôi hay khuyên bà con dùng phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol vì tôi đã thực nghiệm hiệu quả, nhằm hạn chế việc dùng phân hóa học không đúng cách khiến cây tiêu bị tổn thương và chết quá nhiều.
Thân

Tuấn BĐ BP

chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com. nhờ chú và cộng đồng giatieu giúp cháu xem là bệnh gì?
Tiêu nhà cháu năm thứ 6 , bắt đầu từ năm ngoái , hiện tượng đen cành , sau đó rụng cành , cách từ đỉnh trụ xuống khoảng 30 đến 50cm. Thường bị đen đều ở giữa cành rồi rụng , nhưng những cành tăm và lá đầu ngoài vẫn xanh.
Chăm sóc : cả vụ năm ngoái cho đến bây giờ, ko phun xịt thuốc trừ sâu hay bệnh = hoá học, chỉ dùng Trico. Những trụ ít và chưa rụng cành lá xum xuê. Những trụ đang rụng cũng không bị vàng hay xoăn gì hết.
Trồng = trụ bê tông có xen thưa dưới tán cây điều.
Những trụ đang rụng và những cành rụng , không bị vàng hay biểu hiện xuôi lá do mất nước. Chỉ ở giữa những cành đang và sắp rụng có màu thâm đen , nhưng không mềm thối hay teo đi, vỏ không bị khô lồi lõm gì.
Vườn tiêu hiện ở xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng BP.
Hiện giờ đang rụng rất nhiều, mong chú và cộng đồng giúp đỡ, cháu xin chân thành biết ơn !

Nguyễn Vịnh

Chào @Tuấn BĐ BP
Có thể tiêu nhà bạn bị lây lan một loại nấm ký sinh chủ yếu trên cây điều+cao su.
Nếu tricho không bảo vệ được thì buộc phải dùng thuốc diệt nấm hóa học, nhưng phải sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn để giảm thiểu tác hại lên môi trường hơn. Chú ý rong tỉa cành cây che bóng để tăng cường thêm ánh sáng, giảm ẩm trong mùa mưa cho tiêu.
Thân

vũ xuân thành

Chào bác Vịnh tôi mới trồng được 100 gốc tiêu cỏ dại mọc nhiều, hôm nay tôi có mua thuốc lưu dẫn về xịt và có tránh gốc tiêu, xin bác cho biết xịt như vậy có ảnh hưởng gì tới tiêu không? Mọi người nói là tiêu mới nhú mầm mà xịt là hơi thuốc cũng làm tiêu chết có phải như vậy không bác, mong nhận được ý kiến của bác.

Trang BP

Chào bạn. Phun thuốc diệt cỏ rất ảnh hưởng vì tiêu là cây thân thảo nên khá mẫn cảm. Nếu bạn chưa phun thì mình khuyên bạn đừng phun, còn phun rồi thì bạn hỏi nữa để làm gì nhỉ?

vũ xuân thành

Cảm ơn bạn TRANG BP. Hôm qua mình xịt cỏ được 4 giờ thì trời mưa nữa, rất tiếc là mình đã không tham khảo trên cộng đồng, bây giờ lỡ xịt cỏ rồi, bạn có cách nào khắc phục được không xin hướng dẫn cho mình với. Rất mong sớm nhận được lời khuyên của bạn.

Tuấn BĐ BP

Cảm ơn chú Vịnh đã hồi âm ! Vườn nhà cháu gọi là dưới tán Điều nhưng chỉ vài cây lưa thưa thôi.
Cháu đã xử lí hóa học, khoảng 2 tuần nữa nếu có kết quả, cháu sẽ hồi âm chú ạ.
Chúc chú và gđ mạnh khoẻ. Chào chú.

tran duc khanh

Cháu chào chú và cộng đồng ! Theo như chú nói thì tiêu nhà cháu bị tuyến trùng. Vậy mong chú chỉ giúp cháu phải dùng thuốc gì và cách dùng thuốc? Cháu mong nhận được câu trả lời của chú và cộng đồng.

Nông Văn Dân

Chào @ tran duc khanh nếu tiêu bị tuyến trùng thì cháu dùng thuốc Tervigo hay Marshal sục gốc là khỏi nhưng phải lưu ý thời gian bị bệnh không bón phân hóa học cho tiêu, nếu bón là tiêu luôn. Đợi 1 tuần sau khi sục gốc cháu hãy đổ phân sinh học Biogel và xịt Biosol.
Lưu ý nếu tiêu kinh doanh hiện nay đang hãm nước rất khó, vì trước khi sục gốc phải tưới có độ ẩm mới hiệu quả, cháu xem cần chữa trị ngay chưa hay đợi khoảng 15 ngày nữa có mưa hãy làm.
thân

ngân

Chú ơi ! tiêu bị vàng lá thối rể với tuyến trùng cùng một lúc thì mình trị cái nào trước vậy chú ? Chú cho biết hoạt chất nào đặc trị, và nếu 2 loại thuốc cộng lại không được thì mình trị cái nào trước vậy chú ?

Trang BP

Chào bạn. Trong trường hợp này, bạn thấy nguy cơ nào dẫn đến hậu quả xấu nhất thì bạn hãy tìm cách ngăn chặn nguy cơ đó trước. Mình mong bạn có suy nghĩ và lựa chọn hợp lý.

Nguyễn Ngọc Trung-Krông Năng-Đắk Lắk

Chào bác!
Tiêu nhà cháu bị cả hai loại bệnh: đốm lá, thừa đạm nấm tấn công.
Bác có thể chỉ cho con cách chữa trị.

tiêu lép

Trước tiên, xới xáo đất mặt cho đạm bốc hơi và rải Lân+vôi để phân hũy đạm, sau đó:
-Đổ gốc Agrifos 400 + Ridomil Gold ngăn chặn các loại nấm tấn công.
-Dùng phân sinh học Biosol và Biogel hay loại có Auxin, amino,… để kích thích ra rễ mới, cây cứng cáp.
-1 tuần sau phun Aliette hay Metaxyl… để diệt sạch nấm bệnh.

Nguyễn Ngọc Trung-Krông Năng-Đắk Lắk

Cháu đã phun Aliette hay Metaxyl + men tricho cho tiêu nhà cháu rồi. Nếu cháu phun thêm thuốc kích thích đậu bông được không?
Tiêu cháu bị đốm lá thì phải trị bằng loại thuốc nào, trong khi tiêu nhà cháu đang ra hoa.

Trang BP

Bạn đã phun Aliette hay Metaxyl nghĩa là sao? hay phun cả 2 loại?
Mà sao bạn phun thuốc trừ nấm cùng với tricho? vậy là nấm tricho bị bạn tiêu diệt hết.
Bạn cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn, tác dụng của thuốc trên bao bì trước khi dùng chứ !

tiêu lép

-Phun Aliette hay Metaxyl là cũng trị luôn bệnh đốm lá.
-Sử dụng Biogel+Biosol thì không cần dùng bất kỳ thuốc ra bông, đậu trái gì nữa, vì trong loại phân sinh học này đã có đủ các chất kích thích sinh trưởng.
-Chú ý phải phun riêng rẽ vào sáng sớm hay chiều mát để khỏi gây tác hại..

Hoàng minh

Chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu. Mong mọi người chỉ giúp là tiêu nhà cháu (tiêu tơ) bị chết một dây, cháu đã đổ aliette cho cội chết và phòng 4 cội xung quanh. Giờ cội đó lại chết nữa, cháu thấy gốc bị thối mà bữa nay mua nhiều quá, cháu có nên phòng cho cả vườn không? và nên dùng thuốc gì để phòng? Mà chết từng dây như vậy có phải bệnh chết nhanh không? Mong được mới người tư vấn. Cháu cám ơn trước ạ!

Trang BP

Bạn nên dùng kết hợp Tervigo + Rdimil Gold để xử lý những gốc xung quanh.
Những gốc còn lại dùng Tricho+Pseud hòa trong phân sinh học biogel hay amino đổ để ngừa.

Nguyễ Ngọc Trung-Krông Năng-Đắk Lắk

Cháu dùng vôi hòa với tricho bôi lên gốc tiêu có ảnh hưởng gì không?

Việt

Chào @Ngọc Trung. Cháu ở Krông Năng hả, còn tôi thì ở Ea H’leo cách nhau cũng không xa mây nhỉ. Cháu xữ lý vậy chú thấy không ổn, vì vôi có tính sát khuẫn cao mà đem hoà với tricho thì nấm tricho còn gì…

cao nguyen

Cảm ơn hai anh rất nhiều về bài viết chia sẻ kinh nghiệm của hai anh. Chúc hai anh sức khỏe và hạnh phúc, và luôn có thêm những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của mình tới những người muốn học hỏi trồng và chăm sóc loài cây khó tính này.

thân đình sơn

Xin chào cộng đồng giatieu.com, tôi có 800 trụ tiêu thu hoạch năm thứ ba rât đẹp nhưng qua đợt mua dầm vừa rồi có khoảng 200 trụ bị bac lá ở giữa và mép lá có đốm màu đen và lá bị xoắn có phải do thiếu vi lượng không hay là bón phân hóa học nhiều bị thừa ka ly chua đất. Xin nhờ cộng đồng tư vấn giúp tôi với, rất mong sự phản hồi của cộng đồng. Xin cảm ơn.

Nguyễn Vịnh

Chào bạn @thân đình sơn
Triệu chứng bạc lá, xoăn lá là do thiếu trung vi lượng, cụ thể là can-xi, kẽm. Lá xoăn cũng có thể do côn trùng chích hút hay với tiêu mới phũ trụ còn là bệnh tiêu điên. Bạn cần đo độ pH đất, dùng vôi + lân Văn Điển để điều chỉnh về mức thích hợp cho tiêu là 5,5 – 6,5 độ. Có thể phun bổ sung các chất này qua lá.
Tôi thường khuyên dùng biogel+biosol vì trong phân sinh học này đã tích hợp rất nhiều chất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là các vi khuẩn hữu hiệu, các chất điều hòa sinh trưởng, đầy đủ đa – trung – vi lượng, góp phần ngăn chặn triệu chứng của bệnh tiêu điên và bệnh ở hệ rễ.
Về đốm màu đen, không thấy nên cũng khó xác định do nấm hay côn trùng. Có thể chụp hình gửi qua mail để tôi xem được rõ hơn.
Thân

Mạnh Cường

Con chào bác Nguyễn Vịnh và toàn thể diễn đàn giatieu.com
Con có chút thắc mắc muốn được giải đáp ạ!
1 : nhà con có 1 số trụ tiêu kinh doanh đang ra bông cũng khá nhiều nhưng cách đây khoảng 1 tuần thì có 1 trụ bị vàng lá 1 vùng, tiếp đến các đầu lá đều bị đen và rụng + thêm cả rụng tay nữa. Nếu đứng gần ngửi mùi rất tanh và khó chịu. Sau đó 3 ngày con có đổ gốc Ridomil Gold và phun lên thân lá Score 250 EC thì 2 ngày kế tiếp thấy có đỡ nhưng hôm nay lại tiếp tục rụng tiếp và lan sang trụ bên cạnh. Vậy đó là bệnh gì vậy ạ? Và cách chữa hoặc phòng những trụ còn lại như thế nào cho hợp lý ạ?
2 : con có thấy nhà bên cạnh cách đây khoảng 1 tháng họ bỏ 2 tạ Super Lân cho 400 trụ tiêu, sau đó tiêu bị vàng hàng loạt vậy bây giờ phải làm sao để khắc phục được ạ?

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @ Mạnh Cường.
1. Khả năng bị nhiễm nấm Fusarium làm thối thân, thối rễ, chết chậm rất cao. Xử lý bằng thuốc Romil. Cháu đổ gốc Ridomil nhưng bệnh chỉ tạm dừng 3 ngày rồi phát triển tiếp có thể do dùng thuốc chưa đúng cách, hoặc do mưa làm loãng thuốc. Nhưng phun Score là chưa đủ đô, sao không phun Ridomil luôn. Rồi khoảng 1 tuần sau phun và đổ gốc Agri-fos 400 nhắc lại. Sau đó dùng phân bón lá và đổ gốc sinh học Biogel+Biosol để hồi phục tiêu.
2. Có thể do đất có độ pH thấp, bón Supe lân càng làm đất chua thêm và còn ngăn cản tiêu hấp thu trung vi lượng nên vàng lá hàng loạt. Xử lý bằng phân bón lá + đổ gốc để kịp thời cung cấp trung vi lượng cho tiêu khỏi suy rồi mới dùng vôi+lân Văn Điển để nâng độ pH lên. Nâng từ từ để tiêu không bị sốc.
Cuối cùng vẫn phải nhắc là dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng bệnh cho tiêu.
Thân

thu nghia

Chào chú Vịnh.
Chú ơi cho con hỏi nhà con trồng tiêu Vĩnh Linh được khoảng 4 năm rồi. Nhưng năm nay hiện tại tới thời điểm này hầu như toàn bộ vườn tiêu nhà con lại không ra bông mặc dù cây lá vẫn phát triển xanh tốt. Ba con sốt ruột quá nên đã mua thuốc về xịt nhưng vẫn không cải thiện được gì. Ba mẹ con hiện đang lo lắng rất nhiều. Chú có cách nào hướng dẫn dùm nhà con được không ạ. Con xin cảm ơn chú rất nhiều.

Châu Phong

Không biết bạn ở đâu, điều kiện thời tiết, khí hậu như thế nào, việc chăm sóc, bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho tiêu ra sao, đã áp dụng những biện pháp gì ngoài phun thuốc kích thích (?)… thì có mà thánh mới trả lời được !
Mong rằng trên diễn đàn không còn những câu hỏi đánh đố kiểu này.
Bà con muốn tư vấn cần cung cấp thật nhiều thông tin chi tiết thì cộng đồng mới có biện pháp hợp lý được. Để xảy ra hiểu nhầm càng gây tai hại thêm.

Chùa bộc

– Năm nay, đa số vườn tiêu thường ít ra bông. Điều này có thể do thời tiết 1 phần. Xét ở góc độ khác, thì có thể do chế độ chăm sóc của chúng ta với cây đa số chưa hợp lý. Tại vì, trên vườn cũng có rất nhiều cây cho bông và trái nhiều.
– Không biết bạn ở đâu, nhưng thời điểm này để xử lý tiêu ra bông thì cũng hơi trễ. Có lẽ, nên để năm sau hoa trái nhiều hơn.

Tăng Việt Thái

Chào tất cả mọi người. Với thời tiết mưa dầm và có vài ngày nắng này, tiêu nhà cháu bắt đầu vàng vài bụi, cháu thử đào lên 1 bụi kiểm tra thì tuyến rễ bị rệp sáp và tuyến trùng nặng (sưng rễ, trong rễ có trứng đen, rệp sáp bu trắng rễ) mặc dù trước bắt đầu mùa mưa cháu đã đổ biogel sau đó đổ agrifos 400.(pH= 6.2, máy đo dinh dưỡng báo 0,15). Với tình hình như bây giờ cháu xin được hỏi mình có thể trị 2 thứ cùng lúc được không ạ. Mọi người xin giúp cháu cách tối ưu ạ. Cháu mong được sự hướng dẫn và góp ý của mọi người.
Xin chào và chúc sức khoẻ tất cả ạ !

Châu Phong

Mặc dù bắt đầu vào mùa mưa bạn đổ biogel, sau đó đổ Agri-fos 400, nhưng hai loại này chẳng dính dáng gì đến tuyến trùng rệp sáp cả !

-Kịp thời phun bón lá biosol để cung cấp dinh dưỡng cho tiêu khỏi suy, sau đó dùng thuốc Marshal hay Tervigo sục gốc trừ tuyến trùng, rệp sáp theo liều chỉ định. Khoảng 10 ngày sau đổ biogel, amino… để hồi phục rễ, đo độ pH để điều chỉnh và bón trichoderma để ngừa bệnh cơ hội vào mùa mưa.

Chùa bộc

– Vườn cây bị vàng lá do tuyến trùng, rệp sáp cần dùng các loại thuốc HÓA HỌC trị tuyến trùng.
– Song song với trị tuyến trùng, thì việc kết hợp sử dụng các thuốc hóa học trị Nấm như Phytophthora, Fusarium,v.v… cũng là cần thiết vì tuyến trùng tạo vết thương cơ giới cho nấm bệnh tấn công tiêu.
Xử lý:
Thuốc có hoạt chất Carbosulfan (trị truyến trùng, rệp sáp), hoạt chất Metalaxyl trị nấm Phytophthora,v.v..

hiển nguyễn

Xin chào anh Vịnh và cộng dồng. Vào mùa nắng tôi thường mua rơm về ủ gốc tiêu dể giữ ẩm. Xin cho hỏi làm như vậy có bị nấm phát sinh trong vườn không. Tôi mới tập làm quen với máy tính nếu sai sót mong cộng dồng thứ lỗi. Xin cám ơn anh Vịnh và cộng dồng. Thân

Trọng

Muốn phòng chống nấm phát sinh gây bệnh cho tiêu thì bạn phải dùng trichoderma tưới gốc cho tiêu, tưới lên trên rơm luôn.
Với lại nấm bệnh thường chỉ phát triển trong mùa mưa, khi có độ ẩm phù hợp thuận lợi.

Lê Thanh Tuấn

Chào chú Vịnh và bà con! Cho cháu hỏi cháu dùng bã mía ủ rồi đem bón cho tiêu có được ko ạ? Vì cháu nghe người ta nói xác bã mía hàm lượng kaly nhiều không được bón nhiều có đúng vậy không ạ? Cháu cảm ơn bà con!

tiêu lép

Bã mía là nguồn rác thãi nông sản giàu dinh dưỡng, cho thêm phân chuồng vào rồi dùng nấm tricho phân hũy để ủ phân hữu cơ vi sinh bón cho cây hồ tiêu thì quá tuyệt vời. Tuy giàu kaly nhưng không nhiều đến mức gây ngộ độc cho cây trồng đâu, bạn không cần lo.

Hoàng Ngọc Điền

Xin chào chú Vịnh và tất cả anh trong diễn đàn, tôi mới bỏ nghề xd mới về làm tiêu, cho tôi hỏi lấy vỏ trái bắp bỏ xung quanh vườn tiêu có được không, cám ơn mọi người nhiều.

Nguyễn Vịnh

Chào @Hoàng Ngọc Điền
Để cho rác thãi nông sản phân hũy tự nhiên sẽ là nơi sinh sôi, trú ẩn, của các vi sinh vật có hại mà tiêu cũng dễ bị nhiễm bệnh. Nên ủ vỏ bắp + phân chuồng + men (phân biogel, nấm tricho) làm phân hữu cơ rồi bổ sung nấm đối kháng trichoderma để ngừa bệnh cho tiêu luôn thì có lợi hơn.
Thân

Quang hoang

Xin chào bác Nguyễn Vịnh, cháu mới bắt đầu trồng tiêu vào năm nay nên còn ít kinh nghiệm. Cháu mới biết đến trang giatieu.com này được một thời gian nhưng nhận thấy đây là một nơi thật sự lý tưởng để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Tiêu của cháu mới trồng vào mùa mưa năm nay, mấy bữa trước cháu ra vườn kiểm tra thì thấy tiêu nhà cháu có nhiều tuyến trùng rễ lắm ạ! Cháu mong bác tư vấn dùm cháu cách trị triệt để căn bệnh này ạ! Mong sự tư vấn của bác.

Chi Mai

Bạn có thể tham khảo thuốc trị tuyến trùng qua những thảo luận gần đây trên diễn đàn.

Hoàng Ngọc Điền

Xin chào chú Vịnh và tất cả anh em. Cho tôi hỏi là bón phân hữu cơ vi sinh có nuôi nấm trico được ko, và bỏ bao nhiêu và thời gian nào trong năm là hợp lý. Thân!

Thắng Lợi

Bạn nên bón phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh… chia làm hai lần. Lần vào đầu mùa mưa và lần vào cuối mùa mưa, trước khi có đợt mưa kéo dài cuối mùa. Mối lần bón khoảng 3-7 kg/gốc tùy loại. Kết hợp bổ sung thêm nấm tricho đối kháng để ngừa bệnh cho tiêu luôn.
Không rõ bạn ở vùng nào chứ ở DakLak tôi bón vào đầu tháng 5 và cuối tháng 10 dương lịch.

trịnh thái hiền

chào bạn Thắng Lợi + bạn Hoàng Ngọc Điền.
Tôi nghĩ Tricho sống tốt với phân hữu vi sinh. Hôm nay tôi nhân sinh khối 7 ký nấm Tricho bằng xác dừa + cám, sau 1 tuần trộn với phân HCVS bón cho tiêu. Tốt nhất là bón đầu mùa mưa, sau khi diệt nấm, bổ sung Amino hoăc dùng Biosol làm bông cho tiêu xong rồi hãy bón Tricho đã ủ cùng phân chuồng hoai mục hoăc HCVS, trị bệnh thì không nên bón Tricho, vì khi trị bệnh là nấm có lợi, có hại đều ra đi hết. một số kinh nghiệm xin được chia sẻ. Có gì xin góp ý thêm.
Thân

Hoàng Ngọc Điền

Cám ơn anh Thắng Lợi ,tôi ở Bà Rịa Vũng Tàu, vì tôi chưa có điều kiện để bỏ phân chuồng. Nên tôi tính bỏ phân hữu cơ vi sinh mà không biết có đủ làm thức ăn cho nấm tricho hay không, thân

xuan thanh

Chào chú Vịnh và mọi người! Chú ơi, thời gian gần đây vườn tiêu 4 năm tuổi nhà cháu thấy rụng nhiều lá xanh, khi nhặt lá và vò thì vẫn thấy giòn, cây vẫn xanh tốt, cây nào bị nặng thì những cành tay rụng hết lá chỉ còn toàn quả, mà rụng lá ở những cành tay từ dưới gốc lên ạ. Vậy tiêu nhà cháu bị bệnh gì vậy chú và cách chữa trị như thế nào ạ. Cháu cảm ơn ạ.

tiêu lép

Tiêu của bạn bị nhiêm bệnh chết chậm, chữa trị vẫn còn kịp.
-Dùng thuốc trị nấm, có hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl phun và sục gốc theo hướng dẫn trên bao bì. Sau đó dùng Agri-fos 400 để nhắc lại. Tùy thuộc mức độ phục hồi, có thể phun, sục gốc thêm một lượt nữa. Sau cùng đổ phân sinh học amino, đạm cá, bánh dầu và phun bón lá để hồi phục cây. Nội dung này đã trao đổi khá nhiều trên diễn đàn rồi, tìm đọc thêm.
-Bạn cố gắng chăm sóc theo lối tổng hợp để hạn chế thiệt hại xảy ra cho tiêu của mình.

Trang Bắp - ĐắkLắk

Chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi: Cháu hòa thuốc Trichoderma với nước tưới vào gốc tiêu để phòng trừ tuyến trùng hại tiêu có được không chú? Cháu nghe người ta nói làm như vậy không có tác dụng phải không chú?
Cháu cảm ơn chú và chúc chú sức khỏe để tư vấn nhiều điều hay cho bà con nhà nông.

tiêu lép

Chào bạn. Được hay không còn tùy vào loại nấm tricho đã mua.
Bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, thường có ghi rõ cách sử dụng trên bao bì của sản phẩm thương mại.

phuoc dap

Chào gia đình giatieu.com. Diễn đàn đúng là đã mang lại những kiến thức rất bổ ích cho những người nông dân như chúng tôi. Rất mong được giao lưu học hỏi nhiều thêm nữa từ diễn đàn.

Hòa Đăk Lăk

Tình cờ tôi đọc được giatieu.com và đọc được những bài viết của những người trên diễn đàn, tôi rất tâm đắc những gì đọc được trên diễn đàn và mong muốn được được giao lưu cùng các bạn trên điễn đàn. Gia đình tôi cũng trồng một số tiêu được 3 năm nhưng chết một số. Tôi đào gốc lên thì thấy bị thối từ mặt đất xuống khoảng 20 phân còn phía dưới vẫn bình thường, vậy tôi mong các bạn tư vấn giúp tôi mình phải xử lý và đổ thuốc gì? rất mong tất cả các anh chị em giúp đỡ, xin chân thành cảm ơn.

Châu Phong

Tiêu bị bệnh thối thân thối rễ do nấm Rhizoctonia kết hợp với nấm Phytophthora tấn công, dùng thuốc có họat chất Metalaxyl + Mancozeb để phun và sục gốc, 7 ngày sau phun lại thuốc gốc đồng như Coc 85, đồng đỏ… hay gốc nhôm như Aliette và sục gốc thuốc Agri-fos 400. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
Khoảng 2 tuần sau phun và đổ gốc phân sinh học để hồi phục và dùng nấm đối kháng trichoderma để ngừa bệnh cho tiêu.

Đinh Thị Oanh

Chào anh Nông Văn Dân! Đọc thông tin đôn tiêu của anh viết vào ngày 26/12/2013 lúc 20:4, tôi rất quan tâm đến kĩ thuật này. Anh có thể trao đồi kinh nghiệm đôn tiêu lươn được không? Nếu có thể, anh có thể gửi email qua địa chỉ oanh.122013@yahoo.com.vn. Cảm ơn anh nhiều.

Văn Dũng

Chào bà con cộng đồng giátiêu.com, hôm nay Văn Dũng ra vườn tiêu phát hiện có hai nọc tiêu bị héo rũ, kiểm tra thấy giây tiêu từ mặt đất lên khoảng 50cm vẫn còn xanh, còn phía trên tiếp đó có dấu hiệu bị bệnh khô cành héo rũ nhất là giữa nách cây và cành bị thối đen rồi rụng cành, tôi đào dưới gốc vẫn thấy bình thường. Xin hỏi nguyên nhân là triệu chứng gì và cách khắc phục ra sao. Mấy tháng gần đây tôi cũng sử dụng biogel kết hợp nấm tricho đổ gốc và biosol phun lá theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và cũng đã thực hiện đào rãnh thoát nước và vun gốc cuối mùa khô, nói chung là cũng tương đối kĩ nhưng không hiểu thiếu sót những gì trong canh tác? Mong cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Xin cảm ơn!

Trọng GL

Nấm đối kháng trichoderma góp phần ngăn ngừa hạn chế nấm bệnh bên cạnh các biện pháp khác. Chưa nói là nấm tricho bạn đã sử dụng thực sự có chất lượng không nữa.
Diện tích trồng tiêu tràn lan như hiện nay thì dịch bệnh cũng tràn lan rất khó để bà con áp dụng biện pháp ngăn ngừa cho có hiệu quả thực sự.
Theo như mô tả thì tiêu đã nhiễm bệnh thối thân do nấm Rhizoctonia tấn công, bạn nhanh chóng dùng thuốc có hoạt chất Metalaxyl+Mancozeb phun và sục gốc đi thôi.

Văn Dũng

Cảm ơn Trong GL, Văn Dũng xin hỏi thêm có nên phun hay sục gốc toàn vườn hay một vùng nhất định có nọc bị chết, có nên đào rãnh khoanh vùng lại hay không? Anh có kinh nghiệm hơn chỉ giúp tôi chi tiết hơn nên sục mấy lần và cách nhau bao nhiêu ngày thì sục lại? Anh hay làm cách nào mình dùng máy tưới trên mặt đất xung quanh gốc hay là dùng vòi bắn xuống đất trực tiếp với rễ, nếu dùng vòi sục xuống rễ thì có ảnh hưởng gì đến rễ hay không? Mong anh tư vấn giúp tôi.

tiêu lép

Bạn sử dụng thuốc diệt nấm để phun+sục gốc loại đúng như bạn @Trọng GL góp ý, có điều kiện nên xử lý toàn vườn vì hiện nay dịch bệnh đã tràn lan… (tham khảo thêm ý kiến của bạn @Châu Phong ở trên). Chỉ cần tưới đều để thuốc tự thấm.
Sau khi xử lý bệnh, bổ sung nấm tricho cho tiêu, cố gắng tìm loại chất lượng được tin cậy.

Văn Thông

Chào cộng đồng !
Trên lá tiêu xuất hiện một lớp giống như rêu, xanh rì, làm lá tiêu đổi màu từ xanh đậm sang xanh nhạt như lá chuối non là bệnh gì, và thuốc trị bệnh như thế nào ạ ?

Hoàng Văn Lập

@Văn Thông. Đó là nấm địa y – mình dùng nước vôi xịt sẽ làm chết. Nấm này làm cho cây thiếu quang hợp … Có bạn nào dùng cách nào khác, xin chia sẻ.

Châu Phong

Cháu chào bác. Nấm địa y thì dùng bất kỳ thuốc gốc đồng, gốc nhôm hữu cơ nào đề diệt đều đạt hiệu quả tốt. Như là thuốc Coc 85, đồng đỏ, Aliette, Eddy,… Vôi pha nồng độ đậm sẽ đóng váng trên lá làm cây không hô hấp hay quang hợp đc.

long nhật

Chào cộng đồng!
Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu bị tháo đốt, nhà cháu đã xịt lần 1 : metalaxyl+mancozeb, 10 ngày sau xịt Aliette. 1 tuần sau cháu xịt Agri-fos 400 + Mancozeb. Tiếp đến cháu muốn bón vôi + lân Văn Điển có được không ạ ? nhờ cộng đồng góp ý cho cháu. Cháu xin cảm ơn !

Hoàng Văn Lập

@Châu Phong không thể dùng trong vừơn tiêu sinh học – Bạn không nhắc , sợ hại cho vườn sinh học, Còn nước vôi thì không hại cho tricho và vsv hữu ích.

Châu Phong

Chào bác. Cháu xin trao đổi:
-Nước vôi có tính sát khuẩn nói chung, nên có thể xịt để diệt nấm địa y. Nhưng sao không hại cho nấm tricho và vsv hữu ích khác? xin bác chỉ giúp cơ chế này để cháu học tập bác nhé.
-Theo chủ quan của cháu, khi có bệnh dùng thuốc hóa học để trị hiệu quả cao và nhanh hơn, cho dù đó là vườn sinh học, vì cháu chưa tìm ra cách nào cả. Sau khi dùng thuốc hóa học, tìm cách bổ sung vsv hữu ích lại cho vườn như một qui trình phải làm nên cháu không cần nhắc nữa, cháu chủ quan bác nhỉ.
.Cháu nghĩ dùng vôi trị sâu bệnh cũng mang bản chất hóa học, nhưng là hóa hữu cơ nên độc tính thấp hơn chứ không thể không hại. Với lại, cháu nói pha nồng độ đậm sẽ đóng váng làm lá ngộp thở khi xịt chứ không nói không dùng, nhưng cháu chỉ nói ngắn gọn làm bác và bà con hiểu nhầm… Cháu xin rút kinh nghiệm để lần sau nói chi tiết rõ ràng hơn nữa.

Bao Ngoc

Tiêu nhà cháu bươi rể non lên thấy nhũng nốt sần. Cháu tách ra thì thấy bên trong có những trứng màu trắng trong như trứng cá, có vài trứng màu đỏ sậm. Cộng dồng giatiêu cho cháu hỏi bị gì vậy, có phải tuyến trùng không? Rất mong mọi người giúp đỡ cháu và cách chữa trị. Thân

Châu Phong

Nốt sần là biểu hiện rõ rệt nhất cho thấy tiêu đã bị tuyến trùng rễ.
Sử dụng thuốc có hoạt chất Carbosulfan để đổ gốc như trên diễn đàn đã trao đổi.

nguyen xuan truong

Nhà cháu trồng tiêu được 8 năm, tiêu bị vàng lá và khô ở phần đầu lá, nghi bị nấm tuyến trùng, bây giờ phải làm thế nào ạ, bị 50% .

Châu Phong

Chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác bệnh gì. Bạn chụp vài tấm hình tiêu bệnh gửi email về để nhờ chú Vịnh chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp.

nguyenxuantruong

Dạ, nhưg có 1 kĩ sư đến tư vấn nhà cháu là bị tuyến trùng, nấm… Người đó kê đơn 4 triệu 2 lần thuốc đổ và xịt, theo bác thì còn cách nào không ạ, cháu muốn hỏi để ghi vào vở làm bí quyết nữa ạ. Cháu xin cảm ơn!

Hoàng Văn Lập

@Xuân Trường: trồng tiêu 8 năm rồi mà kinh nghiệm vất đi đâu hết.
Đó là bênh lá đen (tài liệu: do nấm Lasiodiplodia) hơi bạc – (không có vòng tròn đồng tâm, khác với thán thư). Nó có thể hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm trơ trụi bụi tiêu. Dùng thuốc trừ nấm.
Còn tuyến trùng làm cây không hấp thụ dinh dưỡng, cằn cỗi…, thường biểu hiện vàng lá từ gốc lên – thân tiêu bỏ không bám vào thân nọc (nhẹ), một trong những triệu chứng.
(Ông kỹ sư ngành nào vậy ?)

nguyenxuantruong

Tiêu nhà cháu từ trước rất xanh, nhưng bây giờ tiêu vàng và nhìn cây tiêu yếu, cháu đổ thuốc sâu trị tuyến trùng mà ko hết. Cháu năm nay 20tuổi, còn thiếu kinh nghiệm lắm, cháu thấy chú nói bệnh rất đúng với nhà cháu, như vậy thì mình chỉ cần mua thuốc trị nấm Lasiodiplodia là được ạ.

quanganh_bp

Chú Châu Phong ơi ! Chú cho cháu hỏ́i thuốc trị tuyến trùng có hoạt chất carbosulan. Nhưng sao cháu đọc thấy trong thành phần của tevigo lại khôg có hoạt chất này vậy chú. Mong chú giải thich giùm cháu. Thân chào chú

Châu Phong

Giải thích rất đơn giản : Bởi vì tervigo không được sản xuất từ hoạt chất carbosulfan mà từ hoạt chất khác. Hơn nữa phản hồi của tôi có liên quan gì tới tervigo đâu !
Mong bạn đọc các phản hồi kỹ hơn nữa.

ho nam

Tervigo là loại thuốc của Syngenta trị tuyến trùng. Còn các loại thuốc trước đây có hoạt chất carbofuran do độ độc cao khó phân hủy nên được thay thế bằng các loại thuốc có hoạt chính là carbosulfal. Những thuốc có chứa hoạt chất này thường có chữ G hay H sau tên thuốc.

Lưu Thi Thuỳ

Em cám ơn diễn đàn đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho người nông dân trồng tiêu.
Em mới tập tành làm rẫy và mới mua một mẫu rẫy mà người ta đã trồng sẵn tiêu trên cây dầu. Rẫy tiêu này năm thứ 5, thứ 6 rồi và nhiều cây dầu nên rợp. Năm nay em thu hoạch được hơn 3 tạ tiêu mà tới 130 nọc tiêu trên cây dầu, nọc nào cũng lớn. Mọi người nói do rợp nên cây không phát dẫn tới năng suất thấp. Va do rợp nên cây bị nấm chết vài dây. Sau khi thu hoạch xong em thấy tiêu xơ xác, lá vàng rụng nhiều, đặc biệt những nọc tiêu trồng gần những cây chuối già cấy mô (chủ trước có trồng mấy trăm cây chuối già cấy mô) nhìn nó xơ xác và lá rụng nhiều hơn. Em mới làm rẫy nên kinh nghiệm chưa có. Rất mong diễn đàn giúp em cách phục hồi lại cây và cho em biết bệnh cây tiêu của em đang bị nhiễm và cách trị bệnh.

Trung Anh

Sau thu hoạch phải phun thuốc để rửa cây và xử lý nấm bệnh, đồng thời vẫn tiếp tục chăm sóc, bón+phun phân để hồi sức, chống suy, tưới nước giữ ẩm cho tới khi bước vào giai đoạn hãm nước, tốt nhất là hãm nước trước khi mưa xuống khoảng 40-50 ngày. Tuyệt đối không để tiêu suy mà hãm nước, dễ làm cho tiêu kiệt sức.
Mua khô cứ để cây nọc phát triển tự nhiên, chỉ rong tỉa cành cho thoáng khi đã vào mùa mưa

nhat duong

Chào chú Vịnh, chào cộng đồng giatieu.com
Tiêu nhà cháu năm nay năm thứ 6, trước giờ nhà cháu không biết nên bón rất ít phân chuồng, toàn phân hoá học thôi nên giờ nhìn vườn tiêu thảm lắm: Đất chai, cây có dấu hiệu vàng, vừa rồi lại thêm bệnh chết nhanh nữa nên giờ chỉ còn lại khoảng 500 trụ. Bây giờ cháu muốn khôi phục lại vườn tiêu, cháu định làm thế này chú xem có được không ạ :
-Mua đồng đỏ về đổ gốc để phòng chết nhanh cho những cây còn lại.
-Sau 1 tuần đổ gốc bằng biogel và phun biosol.
-Sau đó bón phân chuồng có ủ trichoderma.
Hiện giờ đang mùa khô nên cháu cũng không biết có nên làm vậy không nữa, mong chú và các anh có kinh nghiệm chỉ cho cháu với ạ.
Chúc chú và diễn đàn nhiều sức khoẻ
Cháu xin cảm ơn ạ

Nguyễn Vịnh

Chào @nhat duong. Cháu thực hiện đúng theo từng bước này nhé.
1. Tưới nước giữ ẩm lần 1 cho tiêu (khoảng 7-10 ngày/lần), mỗi lần khoảng 30-40 lít nước/gốc. Phun bón lá biosol ngay sau khi tưới để chống suy và đổ gốc thuốc có hoạt chất carbosulfan trị tuyến trùng lần 1.
2. Tưới giữ ẩm lần 2, kết hợp đổ gốc trị tuyến trùng lần 2 và phun bón lá biosol.
3. Tưới giữ ẩm lần 3, kết hợp phun và đổ gốc Mancozeb+Melataxyl trị các loại nấm bệnh.
4. Tưới giữ ẩm lần 4, kết hợp phun Mancozeb+Melataxyl lần 2 (hay Aliette, Đồng đỏ…) trị nấm bệnh và đổ gốc phân biogel…
Cháu thực hiện đúng phác đồ này rồi thì báo để chú hướng dẫn tiếp.
Thân

nhat duong

Dạ cháu cảm ơn chú đã giúp đỡ
Sáng nay cháu đi mua thuốc rồi, chiều cháu sẽ tiến hành và sẽ báo với chú sau ạ
Chúc chú và gia đình nhiều sức khoẻ ạ

lê hoàng trung

Chào anh.
Cho em hỏi, Vườn tiêu của nhà anh làm theo các bước trên phục hồi lại chưa ak?

Đặng tỵ

Chú Vịnh cho cháu hỏi. Vườn tiêu cháu năm nay chuẩn bị ra hoa vụ đầu, bị vàng lá rụng đốt cháu đã đổ masan trị tuyến trùng, 2 lần maltaxyl + mancozep rồi ạ. Cháu thấy bệnh ngưng phát triển lá cũng xanh dần… Hiện tại cháu tính dùng phân sinh học phun và đổ gốc. Ko biết có hợp lý ko, mong chú giúp ạ. Thân

Châu Phong

Cần cung cấp dinh dưỡng để hồi phục cây kịp thời sau khi xử lý thuốc bệnh, dùng phân sinh học phun và đổ gốc rất tốt. Phải sử dùng đúng theo tư vấn để đạt hiệu quả cao.
Chú ý tưới nước giữ ẩm mùa khô cho tiêu.

nhat duong

Chú Vịnh ơi cháu đã làm theo hướng dẫn của chú và tiêu đã xanh lại hơn trước rồi. Bây giờ cháu nên làm gì nữa ạ? Mong chú giúp đỡ, cháu cảm ơn chú nhiều ạ!

Nguyễn Vịnh

Chào @nhat duong
Cháu phun 1 lượt biosol nữa và pha 2kg kali đỏ trong 1 phuy nước 200 lít tưới đều cho 20 gốc, kết hợp tưới giữ ẩm lần cuối. Sau đó là bắt đầu tiến hành giai đoạn hãm nước làm bông khoảng 40-45 ngày, ngưng tất cả các loại phân thuốc nhé.
Thân

Dodat

Chú Vịnh cho cháu hỏi bây giờ đổ kali đỏ giữ ẩm lần cuối thì tiêu có bung bông không ạ. Cháu chỉ dùng biogel+biosol để dùng cho tới khi hãm nước không biết đủ dinh dưỡng cho tiêu không ạ.
Thân

Nguyễn Vịnh

Chào @Dodat
Chú không nói cháu đổ kali mà chú nói với bạn @nhat duong.
Tiêu có bung bông hay không còn thêm nhiều yếu tố nữa chứ không đơn giản như cháu nghĩ.
Đủ dinh dưỡng hay không còn tùy vào liều lượng cháu sử dụng.
Cháu cần thận trọng và tìm hiểu mọi việc cho thật kỹ càng, thấu đáo.
Thân

Nguyen Nam

Ở chổ em có người đến cơn mưa thứ hai là họ tưới đẫm theo và bón phân luôn khg chờ tiêu ra lá non như vậy là sai phải khg anh Vịnh ơi.
Vườn tiêu của em thỉnh thoảng nó chết một dây rồi lần lần chết cả bụi, thấy thân gần mặt đất bị thối. Nhờ anh chỉ giúp cách điều trị, cảm ơn anh nhiều

Châu Phong

Tưới theo cũng được, nhưng phải chú ý phân thuốc hợp lý vì tiêu dễ ra lá mà không ra bông. Điều đáng lo nữa là tiêu nở bông khi vẫn còn mùa khô dễ bị bồ cào và chăm sóc vất vả hơn.
Bệnh thối thân, thối cổ rễ, đã trao dổi nhiều trên diễn đàn rồi, bạn cố gắng tìm đọc.

trinhvanhuy

Chào bác Vịnh, cho cháu hỏi. Tiêu nhà cháu gần một năm rồi, đợt rồi bị vàng lá cháu kiểm tra rễ thấy rễ tơ thối ở đầu rễ và bị tuyến trùng cắn nữa, cháu tưới bet tự động vào gốc cách mgày tưới 1 lần khoảng hơn 30 lit, cháu đã rắc thuốc map logic bước tiếp theo chào phải làm sao hả bác, cháu mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm, mong bác tư vấn giúp cháu. Chúc bác sức khoẻ.

Trung Anh

Vừa bị bệnh vàng lá thối rễ, vừa bị tuyến trùng nhưng chỉ thấy bạn dùng thuốc diệt tuyến trùng mà không thấy thuốc trị nấm?
Cách một ngày tưới 1 lần 30 lít nước thì nhiều quá, bạn giảm thưa ra.

trinhvanhuy

Chào bác Vịnh và mọi người, cho cháu hỏi cháu vừa rải thuốc tri tuyến trùng và nấm, giờ cháu muốn rải vôi và lân để nâng độ pH có được không, bao nhiêu ngày nữa thi đổ biogel (cháu sợ vôi làm giảm khả năng của thuốc). Mong mọi người cho cháu lời tư vấn. Chúc mọi người sức khoẻ. Thân

Châu Phong

Bạn đổ biogel sau khoảng 2 tuần là được. Theo tôi, bạn đợi vào đầu mùa mưa mới rải vôi+lân để nâng độ pH, nhờ nước mưa giúp phân tán nhanh và đều hơn.

LêBin

Bác Vịnh! cho cháu hỏi, cây hồ tiêu bị bênh rỉ sắt thì mình dùng thuốc gì để trị hả bác?

Châu Phong

Bạn có thể dùng các loại thuốc diệt nấm bất kỳ có chất Carbendazim để phun lần 1.
Sau 1 tuần dùng thuốc gốc đồng như Coc 85, Đồng đỏ, boocdo 1%,.. hay Aliette, Mexyl, Romil… phun lại lần 2 đều hiệu quả.

nguyêngl

Tiêu em trong thời kỳ ra hoa mà nó bị bệnh đốm lá. Em nên dùng thuốc gì để trị mà không làm tổn thương hoa. Mong các bác tư vấn giúp.

Châu Phong

Dùng thuốc nấm bất kỳ, ngoại trừ thuốc gốc đồng, gốc nhôm, để tránh gây tổn thương hoa.

lam huynh

Bác Vịnh! cho cháu hỏi, quá trình bón phân (liều lượng và thời gian bón) có được không a!

Trung Anh

Vấn đề rất dài, chỉ 1 câu hỏi không thể trả lời được. Bạn vào cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu để tìm đọc các bài viết liên quan và tự rút ra bài học về qui trình và kinh nghiệm bón các loại phân phù hợp với cây tiêu hiện có của mình.
Cũng không biết tình trạng tiêu của bạn thì lấy gì để trả lời đây?

Nguyễn Sáu

Chào chú Nguyễn Vịnh và chào diễn đàn. Con không trồng tiêu, nhưng ở nơi con công tác bà con đồng bào dân tộc đua nhau trồng tiêu mà không biết áp dụng kĩ thuật chăm sóc nên con thấy rất nguy hiểm. Hiện tại hầu hết các nọc tiêu ở đây chậm lớn, bạc lá, lá có đốm giống như bị côn trùng chích hút, lá ở nhiều ngọn hơi quăn, thỉnh thoảng có đầu chóp lá còn bị cháy đen. Bà con ở đây còn có thói quen làm cỏ vườn tiêu thật sạch không còn một cây cỏ nào. Con không có kinh nghiệm gì chỉ đoán là độ pH của đất chưa đạt, cây tiêu dinnh dưỡng không cân đối, thiếu trung vi lượng và các biện pháp sinh học phòng bệnh. Xin đưa lên một số hình ảnh của một số nọc tiêu năm 3 để diễn đàn xem và hỗ trợ một số giải pháp cho bà con nơi đây. Xin cảm ơn chú Vịnh và diễn đàn.

>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/07/tieu-bien-gioi-3.jpg

>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/07/tieu-bien-gioi-2.jpg

>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/07/tieu-bien-gioi-1.jpg

Nguyễn Sáu

Chào chú Nguyễn Vịnh và diễn đàn. Xin chú Vịnh và diễn đàn vui lòng bớt chút thời giờ quý báu hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc cho vườn tiêu của một số hộ dân mà con đã đưa hình ảnh lên ở lần trước. Một số hộ dân nơi đây họ nhờ con hỏi giùm. Bà con đang hoang mang lắm. Mong chú và diễn đàn giúp đỡ. Xin cảm ơn chú và diễn đàn.

Tuan le

Chào @Nguyễn Sáu. Nhìn những hình anh gửi lên diễn đàn thì em xin đóng góp vài ý kiến riêng em. Đầu tiên là đất thiếu nền hữu cơ trước khi trồng. Thứ hai là cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng và tiêu con không được che bóng mát. Những lá có chấm trắng liti có thể là do côn trùng chích hút. Đôi lời chia sẻ cùng anh.

Việt Trung

Chào bạn. Trước tiên tôi thấy là tiêu bị côn trùng chích hút cũng nặng. Bạn nên hướng dẫn họ phun thuốc diệt côn trùng, phun 2 lần cách nhau 7 ngày nhé. Còn phần cháy bìa lá là thán thư bạn có thể sử dụng thuốc diệt nấm để trị. Tiếp đó bạn xem thử tiêu có biểu hiện bệnh tuyến trùng hay nấm không để trị bệnh luôn. Sau đó cách li rồi dùng phân amino, phân cá, bánh dầu để tiêu phục hồi lại , sử dụng biogel và biosol để bổ sung vi lượng cho cây là hết bạc lá. Sau đó sử dụng nấm trichoderma để ngừa bệnh.
Còn về phần cỏ thì bạn có thể sử dụng cỏ lạc dại để phủ xanh đất trồng. Về phần độ pH thấp bạn vó thể sử dụng vôi + phân lân nung chảy để nâng độ pH, bón 1 tấn vôi 1 ha rải đều khắp mặt đất. Nhớ cách li với nấm trichoderma khoảng 2 tuần nhé. Đôi lời chia sẻ cùng bạn. Bạn nên đọc thêm trên diễn đàn để nâng cao kiến thức nhé tất cả mọi ng đều chia sẻ. Chào bạn.

Tài Lê

Các bác cho hỏi tiêu mình bị chết nhanh chết chậm, mình đã dùng hỗn hợp thuốc để sục gốc và phun lên lá, sau bao lâu thì mình có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để bồi dưỡng cho cây? Xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Lệ Hằng

Xin chào toàn thể bà con trên giatieu.com, cho cháu hỏi vài vấn đề:
Vườn nhà cháu trồng nhiều giống tiêu, chủ yếu là Vĩnh Linh, Sẻ. Sẻ thì năm nào cũng ra đều như nhau nhưng năm nay không biết sao cây nào cũng có chuỗi đều nhưng lá lại rụng nhiều, lá vẫn xanh bình thường (tiêu nhà cháu thì trồng cũng lâu – thời điểm thì cháu cũng không rành).
Thứ hai là tiêu Vĩnh Linh lá to bình thường nhưng mọc thưa và mép lá quăn. Ba mẹ cháu không biết tiêu bị vấn đề gì nên cháu lên đây hỏi bà con, nhờ mọi người tư vấn cho ba mẹ cháu. Cháu cám ơn. Rất mong được bà con phản hồi sớm.

Thanh Hà

Bạn kiểm tra lại lượng phân bón các loại cung cấp cho tiêu đã đầy đủ? đặc biệt là các trung-vi lượng? còn có khả năng tiêu bị thối rễ tơ do ngập úng cục bộ làm rụng lá xanh.
Bạn chụp một số hình ảnh nổi bật, thật rõ chi tiết gửi qua email của bác Vịnh để cộng đồng thảo luận nguyên nhân chính xác hơn, chứ kể lại như vậy mình thấy còn mù mờ quá!

Lê Thanh Tuấn

Xin chào chú Vịnh và bà con trên giatieu.com góp ý cho cháu. Vào đầu mùa mưa cháu bón phân chuồng cho tiêu nhưng cháu không đào rãnh mà chỉ bỏ trên mặt, vì sợ đào sẽ tổn thương đến bộ rễ, nhưng có người nói rằng nên đào rãnh bón sẽ tốt hơn chứ bỏ trên mặt lâu ngày tiêu sẽ chết, như vậy thì mình nên bỏ phân chuồng bằng cách nào là hiệu quả nhất? Xin mọi người góp ý giùm cho cháu. Xin cám ơn chú Vịnh và cộng đồng!

Trung Anh

Sao bạn không hỏi người ta nguyên nhân gì rải phân chuồng không lấp lâu ngày dẫn tới việc tiêu chết? Mình chưa hề nghe có chuyện này.
Bạn vào cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu đọc nhiều hơn nữa sẽ tìm ra cho mình cách làm đúng đắn, phù hợp. Nhất là những bài chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến thảo luận của cộng đồng.
Chúc bạn thành công !

PhongH

Các bác ơi, cho em hỏi với !
Sáng nay em vô thăm vườn tiêu kinh doanh. Hiện nay tiêu đã già mà sao có hiện tượng bông rụng quá trời luôn. Em phải làm sao bây giờ, nhờ các bác tư vấn giúp.
Em cám ơn nhiều !

Nguyễn Vịnh

Chào @PhongH.
Tiêu rụng chuỗi bông vào thời điểm này thường do mấy nguyên nhân sau:
– Bị sốc nhiệt do thời tiết chuyển mùa.
– Đất bị thiếu ẩm.
– Bị nấm bệnh làm thối cuốn.
– Bón phân thiếu cân đối.
– Côn trùng cắn phá…
Cần tìm kiểu kỹ theo từng nguyên nhân để có biện pháp thích ứng, phù hợp.
Bà con đã trao đổi, thảo luận nội dung này rất nhiều lần trên diễn đàn rồi.
Cố gắng tự đọc để tham khảo, rút kinh nghiệm chăm sóc thêm cho mình.
Thân

Chu văn linh

Thời điểm này cháu muốn bón kali cho 500 trụ kinh doanh. Theo các bác cháu nên bón thành mấy lần và mỗi lần bao nhiêu ạ. Cháu xin cảm ơn

Thanh Hà

Mỗi gốc 100-150 gam, hòa loãng với nước kết hợp để tưới giữ ẩm cho tiêu luôn là được.
Lần sau thay loại phân khác.

Chi Mai

Tiêu kinh doanh cần bón cân đối 16 loại chất dinh dưỡng đa-trung-vi lượng cơ bản để nuôi hạt.
Bạn nên bón gốc và phun lá những loại phân tổng hợp nhiều thành phần cho tiêu mới đúng. Kali chỉ bón tăng cường trong các thời điểm nhất định khi cây có nhu cầu cao. Không cần thiết phải bón lượng phân đơn nhiều một lần. Cây sẽ không hấp thụ hết thành ra lãng phí.

Thắng Lợi

Tiêu trong giai đoạn làm chắc hạt rất cần kali và nhiều acid hữu cơ tích lũy trong các chế phẩm Humic hiện có trên thị trường. Có thể phun hoặc đổ gốc chung với biosol+biogel để gia tăng hiệu quả của phân bón.

Minh Ngọc

Hôm qua em xịt thuốc trừ rệp sáp, hôm nay ra thăm vườn tiêu non (mới trồng đc 6-7 tháng) thì thấy 1 số đọt tiêu có bụi hột màu trắng li ti bám quanh, cho em hỏi có phải bị nấm gì ko? Chỉ một số đọt bị thôi, có đọt hôm trước bị rệp sáp hôm nay bị vậy, em lo quá, cho em biết với nhé!

Thanh Hà

Bạn xem lại những phản hồi trên chùm bài này để rút ra được nhận xét những hột trắng nhỏ li ti đó là gì và cách xử lý chúng. Chúc bạn thành công.

Tiêu Rớt

Chào bà con trên diễn đàn.
Cho tôi hỏi bà con có nên pha thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp với thuốc trị nấm không? Tại tôi thấy nấm đối kháng có trong trichoderma thì bị các loại thuốc trừ sâu này tiêu diệt mà các loại nấm như chết nhanh, chết chậm… thì tại sao lại không bị chết khi ta đổ các loại thuốc này? Có thắc mắc mong bà con giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn bà con. Chúc cộng đồng giá tiêu được mùa được giá.

Thuy

Tiêu nhà cháu năm thứ 5, 6 rồi mà mấy bụi tiêu nó bị héo lá, có cây thì vàng lá một số dây. Rung lá, rụng đốt và rụng trái nhiều. Môt số lá cháy đuôi giống bị thán thư, môt số dây thì lá héo dần… Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu bị bệnh gì ạ và cách điều tri. Cháu xin cám ơn

thượng thiên bá

Chào @Thuy! Những triệu chứng tiêu của bạn mắc phải là bệnh chết nhánh do nấm phytopthora gây ra. Về cách phòng trị đã được bàn luận rất nhiều trong các bình luận trên, chịu khó tìm đọc lại và chọn ra cách khắc phục bệnh hại.

Mạnh Dũng

Chào cộng đồng giatieu.com. Nhà em trồng muồng, tiêu đang leo thì muồng bị xì mủ, phần trên nốt xì mủ thì muồng chết, phần dưới vẫn sồng và ra đọt non. Cả nhà giúp em với. Em cảm ơn cả nhà ạ.

Ngok

Pha boocdo nồng độ 5% dùng chổi quét lên vết xì mủ liên tiếp trong vài ngày. Cắt bỏ phần đã bị chết để muồng tái sinh chồi mới thay thế. Nhớ xử lý vết cắt bằng boocdo hay nước vôi cẩn thận để ngăn chặn nấm bệnh xâm nhập.

Trọng Nam

Cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu là tiêu kinh doanh năm thứ 3, tiêu hiện nay vẫn xanh nhưng bị chết nhanh chết chậm. Cháu vẫn tưới nước bình thường thì không sao cả nhưng mỗi khi có mưa lác đác là chết vài bụi, chết rải rác không tập trung,.. Bây giờ cháu phải làm sao để cứu vườn tiêu, xin tư vấn cho cháu. Cháu cám ơn.

Trung Anh

Nội dung phản ánh của bạn không đủ cơ sở để kết luận vấn đề gì.
Bạn mau chóng chụp vài tấm hình những trụ tiêu đang bệnh gửi qua email bác Vịnh để cộng đồng xem xét cụ thể, rõ ràng hơn rồi mới góp ý được…

hoàng bảo

Bác Vịnh ơi tiêu sau khi thu hoạch xong thì ta phục hồi luôn hay cho nó nghỉ một thời gian mới phục hồi. Phục hồi tiêu sau thu hoạch thì nên bón phân thế nào ạ, có nên dùng npk ko ạ.

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @hoàng bảo.
-Chuyển sang mùa khô, đồng nghĩa với phần lớn tiêu bị hư rễ tơ do thiếu ẩm. Đó là lí do cần cân nhắc, thận trọng và hạn chế dùng phân hóa học để không gây tổn thương thêm cho tiêu lúc này.
-Tại sao phải đợi, nghỉ để làm gì…? Bất cứ khi nào cháu thấy được, hoặc nghi ngờ tiệu bị suy thì phải phục hồi ngay, ko lẽ để cho tiêu bị xuống sức rồi mới cho ăn, càng tốn kém hơn.
-Vào lúc này chỉ nên dùng các loại phân hữu cơ, vi sinh hay sinh học… nhưng phải thận trọng, coi chừng bị nhầm phân hóa học đội lốt hữu cơ, sinh học đang tràn lan dễ gây hại cho tiêu và môi trường sống của vsv.
Theo báo chí, 40% phân bón trên thị trường là phân giả, phân nhái kém chất lượng, một con số quả là đáng sợ. Bác luôn khuyên dùng loại nhiều thành phần dinh dưỡng như phân sinh học biogel+biosol là vì vậy !
Nếu muốn kết hợp phân NPK thì chỉ với liều lượng nhỏ, rất nhỏ. Mong cháu cân nhắc…
Thân

hoàng bảo

Dạ cháu cảm ơn bác Vịnh nhiều ạ. Cháu mới được nhà cho ít tiêu kinh doanh nên kinh nghiệm chưa có ạ, cháu sẽ dùng phân sinh học biogel+biosol phục hồi tiêu theo hướng dẫn của bác ạ. Chân thành cảm ơn bác.

Phan sanh

Kính chào anh Vịnh. Tôi tên là Phan Sanh 72 tuổi đang ở Gio linh Quảng Trị, hay theo dõi gia đình giátiêu. Hôm nay mình muốn gia đình giatiêu.com chia sẻ cho mình về hiện tượng cây tiêu rụng lá hàng loạt không chỉ riêng nhà tôi mà có lẽ toàn vùng. Hiện tôi chưa rỏ nguyên nhân, qua kinh nghiệm của các anh chị trong đại gia đình giatiêu ai có kinh nghiệm gì xin giúp cho mình với. Mình xin mô tả hiện tượng cây tiêu như sau: Cây xanh bình thường lá có một vài chấm đen có cây rụng lá trên dưới 30% vừa qua vùng nầy có đợt lạnh 8 độ hiện nay đã bớt lạnh thì tiêu bắt đầu rụng lá.
Mình xin cám ơn.

Nguyễn Vịnh

Chào anh @Phan Sanh.
Khi nghe tin ngoài Bắc không khí lạnh tràn về, có thể xuất hiện băng tuyết, là tôi đã nghĩ tới việc cây trồng sẽ chết hàng loạt vì nhiệt độ thấp. Nhưng không chết ngay lúc đó mà chết khi trời bắt đầu ấm lại… Ngưỡng chịu lạnh của tiêu là 7 độ C.
Anh có thể bảo các cháu chụp cho tôi vài tấm hình lá có những chấm đen, chuyển qua email nguyenvinh@giatieu.com để tôi xem xét cụ thể hơn.
Thân.

Long Thanh

Cháu chào bác Nguyễn Vịnh. Chúc bác năm mới An Khang Thịnh Vượng. Cháu muốn hỏi bác là tiêu giờ sau thu hoạch cháu muốn dùng biogel+biosol để phục hồi tiêu được không ạ, liều lượng như thế nào ạ.
Cháu cảm ơn bác.

Thanh Hà

Dùng phân sinh học Biosol+Biogel phục hồi rất tốt, theo liều lượng như sau:
-Pha 1 lít biosol với 800 lít nước, phun liên tiếp 2 lần, cách nhau 7-10 ngày. Sau đó, có thể phun bình quân khoảng 3 tuần/lần để dưỡng cây, chờ hãm nước làm bông.
-Pha loãng 1 hộp bogel với 500-1000 lít nước để tưới đều cho 100 trụ tiêu, nên kết hợp với tưới giữ ẩm. Lặp lại khoảng 4-5 tuần/lần cho tới khi hãm nước làm bông vụ mới.
Nếu thấy cây nhanh hồi phục thì thời gian giữa 2 lần dùng có thể thưa hơn, hoặc ngược lại…
Cố gắng linh hoạt, miễn sao bạn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sống khỏe là được !
Chú ý: Tuyệt đối không để tiêu suy khi vào hãm nước làm bông !

Nguyễn Tấn Dương

Chú cho cháu hỏi . Có người nói sau khi thu hoạch thì phun thuốc gốc đồng rửa cây. Có người lại nói sau khi hãm xong mới phun thuốc đồng để rửa. Cháu ko biết sao nữa cho nên hỏi ý chú.

Ngok

Hãm xong là tiêu sẽ bung cựa non, đọt non, lá non… phun thuốc đồng lúc này cho cháy hết à ! Phải hiểu là phun sau khi bắt đầu hãm, trong khi đang hãm, chứ ko phải sau khi hãm xong.

Tuan le

Đầu mùa mưa thấy cơn mưa đầu tiên rồi hãy phun đồng đỏ

Nguyễn Vịnh

Cháu @Tuan le
Phun đồng giúp cho cây ngủ sâu, chuyển sinh trưởng sang sinh thực, để phân hóa mầm hoa. Cơn mưa đầu tiên sẽ đánh thức cây dậy và đâm chồi nãy lộc, làm bông vào vụ mới. Lúc này phun làm gì nữa hả cháu.
Mong cháu sẽ nhận thức thêm nhiều hơn nữa !
Thân

Mộng Hồng

Chú Vịnh ơi! Tiêu cháu 4 tháng nữa mới thu hoạch. Gời tới đó cháu nên bón phân gì ? trước tết Bính Thân cháu đã bón NPK hàm lượng Kali cao rồi ạ. Mong Chú hướng dẫn dùm cháu !

Hoàng

Còn 4 tháng nữa mới thu hoạch thì vẫn chăm bón bình thường. Dùng Biosol+biogel+NPK mỗi tháng 1 lần theo liều lượng được nhà phân phối tư vấn, đã có trao đổi trên diễn đàn. 3 tháng cuối thêm humic làm chắc hạt nữa. Nếu thay thế thì phải tính liều lượng tương đương.

Đỗ Thành Trung

Theo mình giờ bạn đầu tư thì dùng biogel 1kg cho 100 gốc, biosol phun lên lá 1 lít cho 3 phuy. Cứ 1 tháng thì dùng 1 lần cho tới thu hoạch đảm bảo trái to xanh lá.

ducnguyen

Vườn em còn 5 tháng nữa mới thu hoạch, bây giờ em bỏ 10kg phân chuồng có ủ nấm đối kháng thêm 0,3kg npk 20-20-15, bón cùng lúc có được không?

Châu Phong

Nấm đối kháng ủ với phân chuồng không có nghĩa gì vào lúc này cả, vì số nấm đó đã bị tiêu hao hết trong quá trình ủ rồi. 0,3 kg NPK bón chung với 10 kg phân chuồng cũng tốt, nhưng thận trọng không làm tổn thương rễ lúc bón.
Bạn cần tìm hiểu thêm cách ủ phân chuồng và cách sử dụng nấm trichoderma trên trang giatieu.com.

Duy Duy

Vườn nhà cháu gần thu hoạch xong, nhưng có khoảng 70% số trụ mắt cua đã bong lớp màng, trong đó khoảng 30% đã ra cựa gà 1,5cm. Xin mọi người cho cháu hỏi khi thu hoạch xong (3 ngày nữa) cháu có thể rửa vưởn bằng thuốc gốc đồng để hãm nước làm bông không hay phải tưới nước và bón phân theo cây luôn?
Cháu xin cảm ơn tất cả mọi người và kính chúc sức khỏe!
Thân ái!

Ngok

-Nguyên nhân gì làm nhú cựa gà? Do mưa thì phải tưới theo cho đẫm để bung luôn. Do lỡ tưới nhiều nước thì chậm lại để theo dõi đã.
-Nhú cựa rồi thì hãm nước có nghĩa gì? không hãm thì có cần phun thuốc gốc đồng không? Chỉ để rửa cây không làm bông thì thuốc gì chẳng được… Nhưng có nên phun thuốc hóa học khi tiêu nhú cựa non không? …
Gợi với bạn vài ý, có gì trao đổi thêm nhé !

Duy Duy

Xin cảm ơn mấy anh chị vì đã phản hồi !
Số là trước lúc thu hoạch em có tưới nước chống suy cây nên giờ những cây hái xong đã nhú cựa gà, bữa nay thì được khoảng 40% rồi, còn lại mắt cua cũng bong lớp màng khá nhiều. Vì em muốn làm bông cho ra đồng loạt và rửa vườn diệt nấm bệnh. Nhưng theo góp ý có lẽ em phải tưới nước và phân luôn.
Thân ái !

Ngok

Sai lầm của bạn là tưới giữ ẩm chống suy cây quá nhiều nước, trong khi bạn đã để khô ngắn hạn, làm tiêu nhú cựa gà. Chọn phương án này bạn phải thường xuyên tưới nhiều nước và vất vả hơn do mùa khô năm nay kéo dài.

Duy Duy

Vô cùng cảm ơn anh @Ngok và các chú bác anh chị cộng đồng giatieu.com !
Xin kính chúc sức khỏe và thịnh vượng đến tất cả mọi người.
Cháu mới gắn bó với cây hồ tiêu nên chưa biết gì, kính mong mọi người giúp đỡ !

duychinhpy

Kính chào Chú Nguyễn Vịnh và mọi người trog gđ giatieu.com. Xin tư vấn giùm cháu, hiện vườn tiêu tơ cua cháu vừa xử lý phòg bệnh chết chậm bằng loại thuốc có hai thành phần metalaxyl và mancozed đã xử lý hai lần vưa đổ gốc vừa phun. Vườn tiêu có chuyển biến rất tốt cây xanh và phát triển ngọn mới nhanh. Vậy xin tư vấn giùm là kế tiếp có nên đổ Agri fot 400 để phòng hay nên dùng nấm đối kháng Tricho. Xin cảm ơn !

Hoàng

Bạn kết hợp đổ biogel+tricho cách ly sau dùng thuốc lần cuối 15 ngày là tốt nhất.

Châu Phong

Thuốc có hai thành phần metalaxyl và mancozed dùng để xử lý bệnh vàng lá thối rễ, chết nhanh chết chậm vừa đổ gốc vừa phun 2-3 lần liên tiếp khi tiêu có biểu hiện bệnh chứ không dùng thuốc để phòng bệnh. Dùng thuốc sớm cây sẽ hồi phục nhanh, ít tốn kém. Dùng muộn có thể không cứu được cây vì đã thối rễ, héo lá, rụng lá… tốn tiền mà cây vẫn chết !
Quan điểm của cộng đồng giatieu.com là “trị bệnh bằng hóa hóa học, phòng bệnh bằng sinh học” để hạn chế tồn dư độc hại bảo vệ môi trường sống không chỉ cho cây cối mà ngay cả cho gia đình bạn.
Mong bạn có sự lựa chọn đúng đắn.

duychinhpy

Cảm ơn các anh đã tư vấn.
@Châu Phong đúng là em dùng hai hoạt chất trên để trị nấm chết nhanh, chậm mà chú Nguyễn Vịnh đã hướng dẫn. Còn tiếp theo thì em đã hiểu…

duychinhpy

@Hoàng và @ Châu Phong. Em thấy vườn tiêu của em tuyến trùng cũng khá nặng cả tiêu tơ và tiêu kinh doanh. Có nên xử lý luôn ko ạ. Rồi sau đó mới đổ nấm đối kháng.

Hoàng

Bạn dùng thuốc hoạt chất Carbosulfan đổ gốc xử lý tuyến trùng luôn.
Đổ tricho phòng sau cũng đc.

Nguyễn Hằng Nga

Tiêu cháu trồng mới đc 1 năm hiện giờ bị cùn, vàng đọt. Cháu bón phân hươu hoai mục. Xịt biosol, tưới biogen định kì. Nhờ mọi người tư vấn giùm.

Hoàng

Phân chuồng nào đã ủ hoai thì chất lượng cũng tương đương nhau. Quan trọng là ủ đúng cách để nâng cao giá trị và tiêu diệt hết các mầm mống sâu bệnh.
Bị cùn, vàng đọt… không cụ thể nên khó chẩn đoán.
Bạn chụp vài hiểu hình thật rõ gửi qua email bác Nguyễn Vịnh nhé !

Trần Thị Hồng

Xin cộng đồng cho em hỏi, tiêu nhà em (tiêu tơ) lá đang xanh mà tự nhiên mấy ngày nay em thấy lá vàng bị bệnh rỉ sắt giống hình ảnh trên diễn đàn, mong mọi người chỉ cho em cách trị bệnh. Em xin cảm ơn!

Thạnh

Bệnh này không khó trị nhưng thường hay dai dẳng. Cách duy nhất là phun thuốc trên lá 2-3 lần liên tiếp để diệt trừ.

Phan Anh Lam

Xin cộng đồng cho em hỏi. Tiêu lươn nhà em trồng giờ đến giai đoạn trổ ác, lá già thì vẫn bình thường nhưng lá non và ngọn thì xuất hiện những hạt li ti trong suốt như giọt nước. Sau thời gian thì những hạt dó chuyển sang mau đen rồi chết, ngay chỗ đó xuất hiện đốm vàng trên lá. Mong mọi người chỉ cho em biết dó là nấm hay bệnh gì vậy. Cách chữa và phòng như thế nào. Em xin cảm ơn mọi người.

Hoàng

Trứng côn trùng chích hút, có thể là bọ trĩ hay bọ xít muội…
Phun thuốc diệt côn trùng lúc xế chiều, xử lý kép cách nhau 1 tuần.

Trần Thị Hồng

Cảm ơn bạn Thạnh, vậy bạn chỉ dùm cho mình với là mình có thể phun thuốc gì cho đặc hiệu nhỉ? cảm ơn bạn

Thạnh

Thị trường có khoảng 250 tên thuốc trị bệnh này. Có khoảng gần 100 tên thuốc tương tự nhưng có ghi thêm chữ “đặc trị” và giá bán tăng thêm 30-40%, bạn muốn chọn loại nào?
Sở dĩ mình không nói cụ thể vì loại thuốc mình thường dùng không chắc ở chỗ bạn đã có bán, làm bán mất công tìm ! Tốt nhất là bạn hỏi thử chỗ bán thuốc BVTV gần nhà xem họ có bảo đảm thuốc hiệu quả không thì mua?

Sinh loc

Xin cộng đồng cho em hỏi tiêu nhà em đang bị rụng chuổi bông non giờ em phải làm sao ạ.
Lá tiêu non bị xoăn, lá nhỏ bị những đóm li ti khắp lá cho em hỏi nguyên nhân tại sao ạ. Giờ sợ đất bị chua và dư kali giờ em bón vôi có bị ảnh hưởng gì tới trái non không ạ.
Xin giải đáp giùm em. Em cảm ơn nhiều.

Hoàng

Bạn có thể bón vôi bất kỳ nhưng không nên bón với liều cao quá 2 tạ/sào để tránh gây sốc vì tiêu đang có bông non.
Theo bạn nói, có thể tiêu đang bị côn trùng chích hút làm bị xoăn lá non. Bạn nên phun phân sinh học biosol kết hợp thuốc diệt côn trùng để chống rụng chuổi non mà không sợ những tác hại không mong muốn…

Tuấn Kiệt

Anh Vịnh cho tôi hỏi là có cách nào diệt kiến hiệu quả hơn. Chứ trộn thuốc Regent vô ruột cá, đầu cá và đường tôi thấy kiến chúng nó không thèm để ý gì … Vài lời nhờ anh. Xin cám ơn !

Ngok

Trộn ruột cá, đầu cá, còn thêm đường nên kiến không thèm để ý là đúng, vì nó sợ …đau bụng.
Có thể thay bằng bất cứ thứ gì mà bạn cho là thu hút được kiến đến ăn.
Mình thường trộn thuốc với mỡ heo (lợn) xay nhuyển…

Nguyễn hoàng

Chào tuấn kiệt ! tôi trộn Regen vào cá xay thấy kiến đen ăn dữ lắm, không thấy chết ở ngoài chắc chết trong hang. Quan sát thấy ít hẳn luôn. Cũng hiệu quả.

Tuấn Kiệt

Tôi đã từng trộn Regent vào mỡ heo (mỡ đã rán) nhưng chúng nó không xơi ! Còn vấn đề trộn chung cả đường thì không như vậy. Trộn từng thứ 1. Để tôi thử trộn với cá xay coi ra sao … Cám ơn mọi người nhé.

Trung Nghĩa

Tôi thì dùng cách này cực kì hiệu quả, lấy sữa đặc có đường trộn với thuốc, sau đó cho vào túi nilon chỉ cần vài giọt là xong 1 ổ kiến. Thân !

Le thanh sang

Cho mình hỏi tiêu mà bị rỉ sắt điều trị bằng cách nào ak

Trọng GL

Xịt thuốc BVTV diệt trừ nấm bệnh là được. Nên dùng loại thuốc lưu dẫn, xịt lên lá tối thiểu 2 lần cách 7 ngày. Nếu đổ gốc nữa thì sẽ diệt trừ triệt để hơn.
Quan trọng là phải ngăn chặn được nguồn bệnh lây lan, nhiều nhất là từ cây cafe.

Trịnh Văn Ba

Chào @ Le thanh sang !
Bệnh gỉ sắt – Hoạt chất Difenoconazole + Propiconazole trị rất tốt; lần 2 cách lần 1 từ 5 đến 7 ngày – Tiệt nọc !

thanhtrinhbp

Chào cộng đồng giatieu.com. Cháu có vấn đề muốn mọi người tư vấn ak, lợi ích của giun đất thì mọi người ai cũng biết,nhưng mùa mưa có lên để giun đất sinh sống trong bồn tiêu k. Tại cháu thấy bồn nào có giun đất sinh sống thì bốn đó nhìn rất ẩm ướt kiểu như nước k thoát được, mà mua mưa mà như vậy tiêu dễ bị úng nước chết lắm, mọi người góp ý cho cháu với ak.

Thanh Điền

Bạn không phải lo, khi trời hửng nắng thì những vùng đất có giun sinh sống sẽ bốc hơi, khô ráo nhanh hơn những vùng đất khác, nhờ đất tơi xốp thông thoáng do giun đục lổ, cày xới.

tuanle

Giun dế nhiều sẽ giúp cho đất đai tơi xốp, thông thoáng, khô ráo, nhanh chóng rút nước, chứ sao lại úng ?

nguyen thi cam nhung

Chú Vịnh ơi cháu mới mua mấy sào tiêu chưa biết cách chăm bón nhờ chú giúp, hiện giờ tiêu đang ra bông mình có xịt được thuốc gì không. Người thì bảo được người bảo không chỉ xịt thuốc kích thích ra bông thôi. Giờ cho đến khi thu hoạch cần bón phân gì và xịt thuốc gì ? Nhờ chú chỉ bảo giúp xin cảm ơn chú.

Hoàng

Bạn nhanh chóng đổ gốc và xịt lá phân hữu cơ sinh học tổng hợp biogel+biosol để cung cấp đầy đủ chất cho tiêu ra bông mạnh hơn, liều lượng theo nhà phân phối tư vấn. Không nên xịt thuốc kích thích hóa học, dễ gây rối loạn sinh lý của cây.

Duy Chinh

Xin cộng đồng giatieu.com tư vấn giùm. Hiện nay chỗ Chinh đã vào mùa mưa được gần 1 tháng. Tiêu đang làm ra hoa đợt 1 những tiêu kinh doanh có hiện tượng nhiễm nấm chết nhanh (bị thâm lá, tháo đốt). Vậy có xử lý thuốc được không? Và thực hiện thế nào? Chân thành cảm ơn cộng đồng trước.

Nguyễn Vịnh

Chào cháu @ Duy Chinh
Cháu hỏi gì lạ vậy ! Theo cháu, tiêu đang có hiện tượng chết nhanh. Nhưng tiêu đang ra bông, nếu không xử lý thuốc thì sẽ như thế nào ? Chính cháu mới là người quyết định chứ cộng đồng không lựa chọn thay cháu… Thuốc diệt bệnh này không quá khó, trên diễn đàn đã nói nhiều rồi. Vấn đề là chọn mua loại thuốc có chất lượng đáng tin cậy, có hiệu quả. Thị trường phân thuốc đang làm khó bà con…
Thân

tran van ha

Anh Vịnh ơi, cho em hỏi một tí về cây hồ tiêu. Nhà em có 2000 trụ tiêu và có 1000 năm nay là năm thứ 6 và thỉnh thoảng có nọc vàng lá và chết một dây nguyên nhân bệnh đó la bệnh gì anh cho em biết và khắc phục bằng cách gì.

Hoàng

Tiêu bị bệnh vàng lá chết dây, có lẽ do bạn chưa dùng nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh. Nguy cơ lây nhiễm toàn vườn khá cao, cần xử lý ngăn chặn kịp thời.
Quan trọng là mua đúng thuốc có chất lượng…
Bạn có thể chụp vài tấm hình gửi về email bác Nguyễn Vịnh nhờ bác xem xét, góp ý thêm cho chắc chắn.

Thắng Lợi

Bà con thông cảm, trên diễn đàn rất khó đưa ra ý kiến công khai về các loại thuốc chữa bệnh. Vì sao khuyên dùng loại này mà không khuyên dùng loại khác trong khi hoạt chất, nguyên liệu để sản xuất cũng tương tự. Bà con cần xem xét nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, sự tin cậy… của người đã sử dụng hay của giới chuyên môn để chọn mua.
Tôi thấy bác Nguyễn Vịnh thường tư vấn cho tôi qua email cụ thể hơn.

Lê Tuấn Anh

Kính gửi anh Vịnh và Cộng đồng !
1- Anh Vịnh cho hỏi Tiêu nhà bị bệnh gì (theo các hình đính kèm)
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/11/tuan-anh1.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/11/tuan-anh2.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/11/tuan-anh3.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/11/tuan-anh4.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/11/tuan-anh5.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/11/tuan-anh6.jpg
Tiêu nhà mới năm thứ 2.
Năm nay mưa nhiều nên có xuất hiện tuyến trùng và nấm, trong vòng một tháng lại đây đã đổ thuốc trị nấm+tuyến trùng.
2-Hầu hết phía dưới lá tiêu có hạt nhỏ li ty, trong như hạt đường cát, dùng tay bóp nổ lộp động là hiện tượng gì và cách điều trị thế nào anh ơi.
Chân thành cám ơn anh và cộng động!

Ngok

Tiêu thiếu trung vi lượng và thiếu nền hữu cơ. Bón bổ sung các loại phân hữu cơ ủ hoai, vi sinh hay phân sinh học, trung vi lượng + humic tưới gốc…
Côn trùng chích hút cắn phá như bọ xít lưới, bọ trĩ, rầy nâu, nhện đỏ, khá nhiều. Kết hợp phun bón lá với thuốc diệt côn trùng chích hút, xử lý kép theo “4 đúng”.

Hoàng

Tiêu chưa có biểu hiện gì đáng lo lắng, dấu hiệu nấm bệnh cũng không thấy cụ thể trên hình. Nhưng cần phải chăm sóc tích cực hơn nữa và xử lý đầy đủ các mặt như ý kiến bạn @Ngok là đạt yêu cầu.

Nguyễn văn hòa

Chào chú Vịnh và mọi người.
Cháu mới làm nông nên không biết chăm sóc Và quy trình phòng trừ nấm bệnh tuyến trùng thế nào. Bắt đầu vào đầu mùa mưa đến kết thúc mùa mưa. Nên xịt gì và bỏ gì. Mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ cho cháu biết với. Hiện tại tiêu nhà cháu đã bị vàng lá mất mấy cây rồi. Và cũng chưa biết chữa trị thế nào cho hợp lý nữa. Rất mong được mọi người chỉ dạy.
Cám ơn !

Ngok

-Phòng nấm bệnh tuyến trùng tốt nhất bằng nấm đối kháng tricoderma sp, đổ mỗi năm 3-4 lần khi tiêu có độ ẩm thích hợp. Chỉ dùng thuốc bvtv xử lý khi đã thấy sâu bệnh cụ thể.
-Vàng lá có nhiều nguyên nhân. Nếu bị chết vào thời điểm này là đã bùng phát nấm chết chậm. Có thể đổ gốc boocdo 1% và phun lá hexaconazole, xử lý kép.
Cần tư vấn, tham khảo kỹ các phản hồi khác nữa trước khi quyết định.

Thanh Hà

Nội dung bạn cần hỏi khá rộng, khá dài dòng nhưng chẳng có gì mới, đã được cộng đồng trao đổi rất nhiêu trên diễn đàn rồi. Bạn cố gắng dành thời gian lên diễn đàn tự đọc nhiều hơn nữa để thu thập kiến thức trồng và chăm sóc tiêu cho mình. Rất nhiều điều đặc sắc thú vị đang chờ đợi. Cộng đồng sẽ hỗ trợ giúp bạn những vấn đề cụ thể, chi tiết qua phản hồi một cách thiết thực. Chúc bạn thành công !

Hoàng

Chỉ nên đổ thuốc BVTV khi thấy rõ tuyến trùng làm tổ qua các nốt sần trên rễ để giảm bớt việc gây hại cho các vi sinh vật hữu ích sống trong đất. Thời gian xử lý tốt nhất vào mùa khô hạn như các tháng 3, 4 hay tháng 8 ở tây nguyên.
Phòng tuyến trùng kết hợp phòng chết nhanh chết chậm bằng nấm đối kháng trichoderma giúp môi trường sóng của cây và người bền vững, thân thiện hơn.

pham xuan trung

Xin bác Nguyễn Vịnh và cộng đồng chỉ giúp. Vườn tieu nhà em năm nay bắt đầu có trái bói. Cách đây 5 tháng xuất hiện một số trụ biểu hiện vàng lá từ gốc lên, lá già vàng trước, vàng từ chóp lá vàng vào. Em có xịt thuốc nấm, bệnh không thấy tăng thêm, cũng không thấy giảm đi, lá vàng cứ giữ nguyên như vậy. Đến gần đây lại thấy lá vàng tăng thêm, em thấy phía đuôi của lá có lốm đốm đen thành đám, phía trên của trụ tiêu vẫn phát triển bình thường, bóp lá vàng thấy giòn, để lâu tay ác cũng vàng theo, hiện nay trụ nặng nhất lá bị vàng 1/2 trụ (lá vàng, lá xanh). Qua tìm hiểu các bài viết, em đối chiếu không thấy trùng khớp với bệnh gì. Xin bác và cộng đồng chỉ giúp tiêu của em vàng lá là do nguyên nhân gì, cách xữ lý ra sao? Xin chân thành cám ơn bác và mọi người nhiều !

Hoàng

Bạn chưa nói rõ đã chăm sóc, bón phân như thế nào để tái tạo hệ rễ và lấy lại màu xanh cho tiêu. Theo tôi, sau khi xử lý nấm bệnh, bạn cần phun phân bón lá sinh học để trợ sức và tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ sinh học như các loại phân ủ hoai hay phân biogel+biosol để kích rễ và giúp cây nhanh hồi phục. Nếu có gì băn khoăn, bạn email và gửi hình về cho bác Vịnh xem xét cụ thể, cộng đồng sẽ hỗ trợ giúp bạn chăm sóc.

Thanh Hà

Têu của bạn bị lốm đốm do nhiều lý do, cần thấy cụ thể mới tư vấn chính xác. Tạm thời phun bón lá snh học để trợ sức. Bón phân hóa học lúc này sẽ làm tiêu bị suy thêm, cần chú ý.

Lê hiếu cukuin

Chào @ phan xuân Trung.
Theo mô tả của bạn, đó là bị tuyến trùng và nấm tảo đỏ. Tuyến trùng thường vàng nửa lá, vàng từ gốc lên nửa trụ. Tảo đỏ là những chấm tròn nhỏ sau to dần có lông tơ màu sẫm.

Phan Hà Thanh

Cháu chào Chú Vịnh,
Tiêu của cháu được 3 năm rồi, cây tiêu vẫn xanh nhưng phía trong xuất hiện lá vàng rồi rụng. Chú giúp cho cháu lời khuyên. Cháu chân thành cảm ơn

Hoàng

Biết lý do nào để khuyên bạn trong khi vàng lá có nhiều nguyên nhân.
Trước tiên bạn rà soát lại xem đã bón đủ các chất dinh dưỡng đa trung vi lượng và chất lượng các loại phân hữu cơ lẫn vô cơ đã bón ra sao. Tiếp đến là áp dụng biện pháp phòng bệnh đã hợp lý, đầy đủ chưa. Hiện tượng lá vàng biểu lộ như thế nào, vết tích ra sao…
Tốt nhất là bạn trao đổi trực tiếp hoặc qua email và chụp vài tấm hình để thấy biểu hiện lá vàng thật rõ cụ thể mới có hướng xử lý giúp bạn được. Gửi hình về email Bác Nguyễn Vịnh nguyenvinh@giatieu.com

huynh đến

Chú cho cháu hỏi. Hiện tại vườn tiêu cháu năm nay là vào năm thứ 6. Nhưng bứa nay cây có biểu hiện bệnh… bỏng trái… rụng lá… tháo khớp chân trụ… đặc biệt là bị khoanh vòm… bằng cái nón, dây tiêu ko héo… Vậy chú biết bệnh gì chỉ cháu cách phòng chống với… Xin cảm ơn chú.

Hoàng

Qua miêu tả của bạn không rõ để xác định được điều gì ! Tốt nhất là bạn chụp vài tấm hình tiêu bị bệnh gửi qua email bác Nguyễn Vịnh nguyenvinh@giatieu.com để cộng đồng xem xét cụ thể mới góp ý giúp bạn được chính xác hơn.

trịnh đình thâng

Chào bác Nguyễn Vịnh, cháu nghe nói trên hồ tiêu không có bệnh rỉ sắt, nhưng trong bài viết của bác cháu thấy có hình tiêu bị bệnh rỉ sắt. Trân trọng.

Trịnh Văn Ba

Thân chào @ trịnh đình thâng !
Cây hồ tiêu rất dễ dàng nhiễm các loại bệnh. Nếu tiêu được trồng xen trong vườn cà phê có bệnh gỉ sắt – chắc chắn tiêu sẽ bị nhiễm. Nó còn dễ hơn khi cúm gia cầm nhiễm sang người
Thân !

hunglh

Cháu chào diễn đàn..!
Tiêu cháu trồng tháng 7 dương lịch năm ngoái, giờ bị bệnh chết nhanh, cháu đã xử lý thuốc và sục gốc 2 lần cách nhau 7 ngày theo lời khuyên của bác Vịnh giờ cháu chờ để bổ sung biogen và tricho nhưng mùa khô này tricho có sống được không ạ, và muốn tricho khỏe thì cháu phải làm ntn ạ.. cháu ở Lâm Hà, Lâm Đồng… Cháu cảm ơn !

Hoàng

Muốn tricho khỏe cần có dinh dưỡng để nuôi tricho, nên bạn kết hợp biogel với tricho là rất tốt. Luôn duy trì tưới nước, tủ gốc giữ ẩm mùa khô và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì tiêu sẽ phát nhanh thôi.

kieu xuan hinh

Bác Vịnh ơi tiêu mưa xong bị vàng lá nên đổ thuốc nấm gì.

Ngok

Chưa đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân gì. Cần bươi rễ ra xem và kiểm tra kỹ cổ rễ thấy dấu hiệu bị nấm tấn công gây thối chưa.
Có thể đo độ pH đất để kiểm tra, có khả năng pH thấp, phải dùng vôi+lân để nâng lên.

văn nguyên

Diễn đàn cho mình hỏi. Trên lá tiêu non phát hiện thấy rất nhiều giọt nước nhỉ li ti ở mặt dưới lá. Chạm vào vỡ nghe tiếng giống như trứng côn trùng. Diễn đàn cho mình hỏi đây là gì vậy.

Ngok

Trứng nhện đỏ !
Phun thuốc diệt côn trùng chích hút.
Xử lý kép, lặp lại sau 6-7 ngày.

Thanh Hà

Chuyện đơn giản, tự tay bạn kiểm chứng nhé !
Ngắt vài ngọn lá có “nhiều giọt nước li ti” đó bỏ vào trong cái keo thủy tinh (cái thẩu), đậy nắp nhẹ, để nơi góc nhà chỗ có ít ánh sáng.
Vài hôm kiểm tra 1 lần xem nhưng giọt nước đó thay đổi ra sao thì biết ngay !

Nguyễn Hoàng

Chào Chú Vịnh cùng diễn đàn!Cháu năm nay 34t, sau khi bỏ công việc nhà nước về trồng tiêu để làm kinh tế, giờ thấy cây tiêu cháu thật sự sợ nó vì nó mong manh dễ vở quá. Vườn Tiêu của cháu 1200 trụ bắt đầu vào kinh doanh mà bệnh rồi. Đến bây giờ có khoảng 30% trụ có triệu chứng cụt đọt, cây co lại không vươn cành là do chế độ chăm sóc hay do cây bệnh gì vậy chú. Đầu mùa nắng năm ngoái thấy thời tiết nắng quá cháu đã làm giàn + che lưới (loại lưới che tiêu giảm khoảng 30% ánh nắng) để cây tiêu mát mẻ để vào kinh doanh cho nhiều quả, vậy mà vẫn cụt đọt. Mong chú và diễn đàn cho cháu lời khuyên.
* Chế độ chăm sóc. Sau khi thu hoạch xong cháu tiến hành rửa vườn bằng sản phẩm Đồng đỏ của Hoptri, sau đó cháu đào rạch bón phân chuồng > sau 1 tuần chờ cho rễ tiêu phục hồi, cháu bón 1 bao phân chuồng ủ với vỏ cà phê (không có nấm Tricoderma) cho 2 gốc tiêu. Khi thấy tiêu đã làm bông cháu bón phân trộn (50% ure + 50% kali). Cái này là làm theo cách làm của Pa cháu. Vì mới làm nên chưa biết khi nào thì bón phân, bón thì bón gì ? Giờ ngồi đọc trên diễn đàn thấy nhiều điều hay qua nên ngồi đọc.
Sau thời gian phun đồng đỏ rửa vườn cho đến nay thì nhiều cây tiêu khi ra lá non thì nhạt màu và co lại, nhiều lá thì bị cháy góc. Những lá già bị đốm lá không rụng mà vẫn phát triển. Cho cháu hỏi bây giờ đang vào mùa mua rồi mà cây tiêu vẫn vàng >> cháu nên làm gì lúc này. Cháu bối rối quá. Kính mong chú và diễn đàn giúp cháu với

Châu Phong

Chưa rõ việc chăm sóc, bón phân, phòng bệnh… chi tiết nên chưa nói được điều gì.
Về nhu cầu phân bón cho cây trồng nói chung gồm có 3 nhóm chất:
-Nhóm đa lượng (nhiều): đạm (N), lân (P), kali (K).
-Nhóm trung lượng (vừa): lưu huỳnh (S), vôi (CaO), magie (Mg)…
-Nhóm vi lượng (ít, rất ít): chì (Mo), borac (B), sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu)…
Muốn cây trồng phát triển tốt, có đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cần xem xét kỹ việc bón phân của mình.
Hiện tượng có thể gần giống nhau, nhưng bản chất khác nhau… nên chưa đủ cơ sở để kết luận.
Bạn có thể chụp hình, thật rõ chi tiết, gửi về email bác Nguyễn Vịnh để cộng đồng nhìn thấy cụ thể mới hỗ trợ giúp bạn chính xác hơn.

Ngok

Bị rụng đọt, vàng lá có nhiều nguyên nhân. Nỏi bật 2 nguyên nhân chính là nhiễm nấm bệnh hoặc thiếu trung vi lượng…

Thanh Hà

Không loại trừ nguyên nhân gây ra rụt đọt, xoăn lá, chai lá… làm cho lá không phát triển được nữa là do phun thuốc đồng quá liều…

nguyen minh vinh

Bác Vịnh cho cháu hỏi. Tiêu nhà cháu năm nay vô kinh doanh mà vài ngày nay ra vườn thấy tiêu vàng lá rụng là mà không biết nên phun thuốc gì cho khỏi nhờ bác chỉ dùm cho cháu. Cháu xin cám ơn.

Hoàng

Tiêu bạn bị nhện đỏ chích hút quá nhiều, hỏng hết dàn lá, đáng tiếc… Có thể do mua nhầm thuốc kém chất lượng hoặc phun không đúng lúc nên hiệu quả thấp. Nhện đỏ là loại côn trùng ăn đêm. Chỉ nên phun thuốc vào buổi chiều càng muộn càng tốt. Phun lặp lại sau 7 ngày, không để cách quá xa. Do vòng đời ngắn nên nhện đỏ mau trưởng thành, sinh đẻ rất nhanh.
Tiêu không thấy dấu hiệu nấm bệnh, chắc bạn rửa cây sau thu hoạch khá kỹ lưỡng…

truong son

Bạn phải theo dõi, phòng chống côn trùng chích hút lá non, cắn phá bông non thường xuyên, kịp thời hơn nữa! Tôi cũng thấy tiếc cho dàn lá mới ra mùa này…

Thắng Lợi

Tiêu chăm vậy là đạt rồi, nhưng xử lý côn trùng chích hút cần đúng bài bản. Nhện đỏ sinh con đẻ cháu lan tràn nhanh vô kể. Vườn bên cạnh không xử lý thì vườn mình cũng khó giữ được !

Hong Anh

Cộng đồng cho cháu hỏi. Tiêu nhà cháu thu hái xong cây vẫn xanh tươi, nhưng hiện nay có nhiều cây bị rụng đốt, một số cây bị rất nặng. Bây giờ cháu phải xử lý cách nào, xin tư vấn giúp.
Cháu xin cám ơn cộng đồng ạ.

Thắng Lợi

Có vài nguyên nhân làm tiêu rụng lóng tháo khớp. Theo kinh nghiệm, tôi thấy có 2 nguyên nhân chính:
1.Vì thiếu dinh dưỡng, thường xảy ra do vụ vừa thu cho năng suất cao nhưng bón phân chưa đủ nhu cầu. Có thể do giá tiêu thấp, giảm bớt đầu tư… Quan sát kỹ những đốt bị rụng ở đầu khớp vẫn sạch sẽ, không có gì khác lạ.
2.Vì nấm bệnh, đầu khớp bị nấm ăn thâm đen gây rụng đốt hàng loạt. Phải dùng thuốc trị nấm phun lá và đổ gốc, có thể chọn thuốc hóa học hoặc sinh học. Sau đó bón phân tăng sức giúp tiêu nhanh chóng hồi phục. Lúc này chỉ nên dùng các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học để cây dễ hấp thụ.
Theo tôi, dùng xạ khuẩn streptomyces trong Forge SP để trị nấm và đổ gốc phân hữu cơ sinh học biogel là hiệu quả hơn cả.

Senca

Bệnh này dai dẳng, kéo dài cả năm trời. Thường chỉ xảy ra ở những vườn sử dụng phân thuốc hóa học quá mức làm cây mất sức đề kháng. Thói quen này rất khó thay đổi…

Ngok

Hàng chục ngàn ha hồ tiêu đã phải trả giá.
Thói quen cũng phải thay đổi, nếu không muốn tới lượt mình.
Đó là sự thật. Không có lựa chọn nào khác !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *