Bình Phước: Thiệt hại hàng nghìn trụ tiêu gãy đổ do lốc xoáy
Nếu trong một hai ngày tới không dựng lại được sẽ mất cả vốn và công đầu tư. Tuy nhiên, để dựng lại trụ phải tốn thêm hơn 100 triệu đồng để mua trụ mới và dây kẽm dựng lại vườn hồ tiêu.
Đọc thêm: >> Bình Phước: Gần 15 ngàn trụ tiêu của huyện Bù Đốp bị đổ gãy
Ngày 11/9, huyện Lộc Ninh và Bù Đốp, tỉnh Bình Phước huy động lực lượng bộ đội đóng chân trên địa bàn hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại gãy hàng nghìn trụ hồ tiêu trên “thủ phủ” Lộc Ninh do trận lốc xoáy đêm 9/9 gây ra.
Theo ghi nhận, xã Lộc Điền có ít nhất 12.000 trụ hồ tiêu bị ngã rạp do trận lốc xoáy quét qua vào đêm 9/9; trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là các hộ dân thuộc ấp 7 và ấp 8. Chỉ riêng hộ nông dân Vũ Văn Hạnh, xã Lộc Điền bị lốc xoáy đi qua làm gãy đổ 1.600 trụ hồ tiêu trên một năm tuổi.
Ghi nhận tại hộ nhà nông Nguyễn Thanh Long, xã Lộc Điền là hộ thiệt hại nặng nhất với trên 3.000 trụ hồ trồng nhiều năm nay đã bị cơn lốc quét qua làm ngã đổ hoàn toàn. Ông Long chạy vạy khắp nơi vay mượn 200 triệu đồng dựng lại trụ tiêu bị hư hỏng.
Ban chỉ huy Quân sự huyện Lộc Ninh huy động hàng chục chiến sĩ xuống các hộ dân có vườn tiêu bị hư hại do lốc xoáy để giúp dân dựng lại trụ. Công việc dựng trụ hồ tiêu rất khó khăn do người dân không đủ sức làm nên phải huy động lực lượng quân đội mới hỗ trợ được người dân.
Trận lốc xoáy bất ngờ quét qua địa bàn Bình Phước gây thiệt hại nặng cho huyện biên giới Bù Đốp. Theo thống kê sơ bộ, đến nay hàng nghìn trụ hồ tiêu bị gãy đổ và nhiều ha cao su bị gãy ; bị thiệt hại nhất là hộ ông Trần Quốc Trường, ấp Tân Hội, xã Tân Thành gãy đổ 1.200 trụ hồ tiêu, tương đương hàng trăm triệu đồng. Vườn cao su 500 cây của Trung đoàn 717 bị gãy gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
18 phản hồi cho bài "Bình Phước: Thiệt hại hàng nghìn trụ tiêu gãy đổ do lốc xoáy"
Thiệt đơn vì giá chưa xong giờ lại còn thiệt kép nữa.
Nông dân ta biết khi nào mới hết khổ !
Tội nhất là những bác nông dân mới trồng…
Xin chia buồn với các bác ở Bình Phước !
Năm ngoái bị lóc xoáy rồi mà năm nay ko đề phòng
Xin chia buồn cùng những hộ nông dân, bị thiệt hại nặng nề vì thiên tài. Khó khăn lại thêm khó, mất mùa lại thêm mất gía, nông dân một nắng hai sương thật vất vả quá…
Việt Nam là vậy, nông sản nào rớt giá rồi thì khó có thể lên lại, thật chán !
Nông sản rớt giá thường các nước sản xuất thua lỗ nhiều nhất, nhưng khi được giá thì các nước sản xuất cũng được lợi nhất, không riêng gì nước ta đâu !
Thiên tai dịch bệnh ở đâu cũng có chỉ khác nhau ở mức độ thiệt hại mà thôi !
Đề phòng bằng cách nào hả @ Trương Tài ? bạn chia sẻ giúp bà con.
Đã gọi là thiên tai thì sao mà phòng được. Xin chia buồn cùng bà con trồng tiêu ở Bù Đốp và Lộc Ninh.
Xin chia sẻ cùng nông dân Bình Phước !
Bà con chưa có kinh nghiệm. Trụ sống không nên dằng đầu. Khi lốc tới dễ bị đổ hàng loạt.
@Hoàng Xuân Tam: Bạn có thể nói rõ hơn 2 từ dằng đầu trụ sống rõ hơn không. Mình không hiểu lắm.
Giằng đầu trụ là mình dùng dây kẽm buộc trên đầu từ trụ nọ qua đầu trụ kia, theo hàng ngang và hàng dọc. Cuối hàng mình dùng cọc bê tông hay cọc sắt đóng xuống đất và dùng dây cao su cắt ra từ lốp xe máy cũ, một đầu dây cao su móc vào trụ sắt đầu kia buộc vào dây kẽm mà mình kéo từ đầu trụ tiêu xuống và dùng cây sắt xỏ vào giũa hai dây cao su đó mình quay vòng tròn cho nó xoắn lại để làm căng dây kẽm cho chắc hơn. Tất cả đầu và cuối hàng tiêu đều làm như vậy, kể cả hàng ngang và hàng dọc, chống chịu với gió rất tốt nhưng lốc thì thua. Ngả một cây thì kéo theo cả vùng, vì có dây kèm buộc trên đầu. Giống như ta kéo co vậy ngả một người thì cả đội đều ngả. Giằng đầu trụ là vậy đó…
Nếu là trụ sống thì đâu cần phải giằng đầu làm gì. Trồng trụ sống nên trồng bằng cây con, 3 năm sau là trồng tiêu được. Hơi lâu một chút nhưng chắc ăn hơn. Rể cọc của cây cắm sâu nên không dể bị đỗ. Thích hợp cho các hộ bà con nào mới trồng tiêu. Chiều cao 5m là ok.
cây sống to thì ko nói chứ cây còn nhỏ mà ko giằng thì chỉ cần gió nhẹ là tự ngả hết chứ ko cần phải có lốc, gió thì ngày nào cũng có còn lốc thì năm dc mấy lần và nếu có lốc đi qua dù có hay ko giằng thì cũng là thiệt hại thôi
Vùng em vừa trải qua bão số 10, mưa lớn kéo dài gió giật mạnh nhưng vườn nhà chị bị gãy 3 trụ. Theo em khi đã bị thiên tai thì khó tránh khỏi thiệt hại, nếu như mình có chủ động từ trước thì vẫn hay và giảm thiệt hại đáng kể. Cây lồng mức làm trụ sống rất tốt, thân rất cứng khó gãy đổ, chọn cây to càng tốt, tuổi thọ rất cao, vườn em có rất nhiều trụ trên 30 năm rồi mà cây vẫn xanh tốt đấy.
Cám ơn bạn Phucdo nhiều nhé. Nhờ bạn mình lại biết thêm 1 kiến thức bổ ích.
Mình thấy hình như bà con mình trồng chủ yếu là cây gòn và cây keo dậu, nhưng theo mình thì 2 cây này chống chịu gió không tốt lắm, cây yếu. Mình không biết các bác có trồng được cây trôm hay không chứ mình đây trồng cây trôm thấy được lắm, cây bằng bắp tay nhưng mình có thể leo lên cây được.
Xin chia buồn cùng bà con nông dân Bình Phước.
Nói chung mỗi cây cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó, và hợp theo từng vùng đất. Những vùng gió nhiều có thể lựa chọn cây muồng đen để làm trụ tiêu và lấy gỗ rất tốt. Trồng cây muồng đen ưu điểm lớn nhanh thân thẳng chịu gió lớn, cây ít bị đổ tiêu leo bám tốt không cần giằng đầu. Nhược điểm công tỉa cành nhiều, cũng hay bị bệnh xì mủ…