Cách pha chế dung dịch Boóc-đô phòng trừ nấm
Đã từ rất lâu, dung dịch Boóc-đô được sử dụng rộng rãi trong BVTV để phòng trừ các bệnh có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn, rất rẻ tiền và có hiệu quả. Đa số bà con đều nghe nói đến và tự pha chế để sử dụng nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Giatieu.com mời bà con tham khảo và nắm vững qui trình để pha chế.
Dung dịch thuốc Boóc-đô (Bordaux) 1% được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau chủ yếu do nấm hay vi khuẩn gây ra như bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt hại lá cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm, tiêu điên trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét, thối thân, xì mũ trên các cây ăn quả cũng như cây công nghiệp khác…
Nguyên liệu để pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra dung dịch thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm nhưng rất độc với cá (nên không phun xuống ruộng có nuôi cá kết hợp, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ).
Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau. Thông dụng nhất là nồng độ 1% (1:1:100).
Muốn pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô nồng độ 1%, bà con thực hiện theo cách tốt nhất như sau:
Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa (chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng). Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).
Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi, đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được.
Kiểm tra dung dịch vừa pha chế: Lấy một cây đinh khoảng 5 phân, còn mới hoặc đã được mài bóng (cũng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Lấy đinh (hoặc mũi dao) ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh (mũi dao), để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn chua (độ pH thấp) dễ gây hại cho cây trồng. Điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu (có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm là đạt).
Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.
Lưu ý:
-Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.
-Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
-Không nên phun cho những cây mẫn cảm với thuốc…
387 phản hồi cho bài "Cách pha chế dung dịch Boóc-đô phòng trừ nấm"
Có cháu học sinh phàn nàn với tôi rằng khi thấy bố đổ lẫn vôi, sulfat đồng vào chung trong 1 phuy nước rồi lấy cây quậy đều và xịt cho cây hồ tiêu. Cháu nói là bố đã làm không đúng qui trình nên thuốc bị hỏng, vì cách pha chế dung dịch Boóc-đô là cháu đã được học và thực hành pha chế tại trường trong chương trình môn Công Nghệ lớp 10.
Không những bố cháu không nghe cháu mà còn mắng cháu là “trứng mà đòi khôn hơn vịt”…
Chào chú Minh Vịnh. Tiêu nhà cháu bị rỉ sắt, xin chú chỉ giúp thuốc gì trị bệnh này với.
Chào Hữu Nghĩa!
Với bệnh này điều trị không có gì khó. các loại thuốc đồng như: Đồng đỏ, coc 85, boocdo đều trị được.
Hoặc thuốc hoạt chất Aluminium trong Aliete cũng khá hiệu quả.
Hợp chất metalaxyl hay mancozeb trong romil hay metaxyl cũng trị được.
Định kỳ bằng trichoderma hoặc pseudomonas cũng không bao giờ thấy bệnh này.
Điều quan trọng là ta nên phòng ngừa định kỳ. Có dấu hiệu bệnh nên phòng ngừa thì vẫn hơn điều trị. Khi cây có dấu hiệu một số nấm lá này. Đồng nghĩa với một số bệnh nấm nguy hiểm khác tiềm ẩn mắt thường không thấy được như phytophthora … đang ủ bệnh trong vườn mình. Ngừa bệnh không phí chút nào. Cách ngừa của tôi cũng khá đơn giản. Agrifos 400. Nếu tìm không thấy hãy xem hoạt chất của nó. tìm thành phần tương đương sử dụng.
Một khi cây đủ đề kháng tự bản thân cây sẽ chống chịu được với điều kiện bất lợi của môi trường.
Về kỹ năng chữa bệnh tôi cũng như mọi người thôi. Nhưng ít nhất mình cũng phải biết kỹ năng phòng bệnh và ngăn chặn dịch bùng phát.
Đừng quan tâm nhiều đến thuốc gì trị bệnh gì. Mà hãy quan tâm đến hoạt chất gì của thuốc trị bệnh đó.
Thân!
Nguyên nhân kết tủa không tan khi đổ đồng sunfat vào vôi là vì:
Khi đổ vào sẽ tạo kết tủa Cu(OH)2. Do môi trường kiềm của vôi nên lượng kết tủa này sẽ tăng lên để chuyển dịch cân bằng tạo Cu(OH)2 nhiều hơn.
Còn khi đổ vôi vào đồng:
Do môi trường thùng đồng sunfat là acid nên Cu(OH)2 sẽ tạo ra ít hơn. Nó sẽ bị phân ly ra ion. Do đó kết tủa ko tạo thành, nên ta hòa tan được.
Nguyên nhân vì sao nhúng đinh sắt vào thì có lớp đỏ gạch, sau đó hóa đen.
Vì còn dư muối đồng sunfat, nên nó sẽ phản ứng với đinh sắt, tạo ra kim loại đồng màu đỏ gạch bám lên đinh sắt.
Lớp Cu(OH)2 bám lên đinh sẽ hóa đen do mất nước tạo ra đồng oxit màu đen. Điều đó chứng tỏ muối đồng còn dư.
Nên ta phải bổ sung vôi.
Chào bạn ngô xuân phước!
Đọc phản hồi của bạn, tôi thấy có vài điểm bạn nói chưa chính xác lắm. Tôi ko định nói ra nhưng vì giatieu.com là trang thông tin đại chúng, nên những gì được trình bày ở đây bắt buộc phải chính xác. Rất mong bạn thông cảm!
Đồng sunphat CuSO4 là 1 muối trung tính nên dung dịch của nó là trung tính, ko biểu hiện tính bazơ hay axit như bạn nói.
Khi nhúng đinh sắt vào dung dịch thấy xuất hiện đồng kim loại màu đỏ gạch bám lên đinh, chứng tỏ trong dung dịch còn dư đồng sunphat là đúng. Nhưng sau đó vì sao nó hóa đen thì bạn giải thích ko đúng. Đồng kim loại phản ứng với oxy của không khí tạo thành đồng oxyt có màu đen, chứ ko phải do Cu(OH)2 bám lên đinh, sau đó “mất nước” tạo ra đồng oxyt như bạn nói. Cu(OH)2 là hợp chất rất bền vững, nó chỉ bị nhiệt phân tạo oxyt đồng ở nhiệt độ rất cao.
Thông thường, khi pha chế booc do, đồng sunphat luôn bị thiếu, sau phản ứng, lượng vôi Ca(OH)2 còn dư rất nhiều. Nếu có hiện tượng dư đồng sunphat thì chỉ có thể do 1 nguyên nhân duy nhất là vôi kém chất lượng. Phản ứng pha chế booc-đô diễn ra như sau: CuSO4+Ca(OH)2=CaSO4+Cu(OH)2
phân tử gam của CuSO4 bằng 160, phân tử gam của Ca(OH)2 bằng 74. Khi pha chế, ta dùng lượng vôi và muối đồng bằng nhau, giả sử mỗi thứ đều là 100 gam. Theo phương trình phãn ứng trên, để phản ứng hết 100 gam đồngsunphat, thì lượng vôi cần dùng là: ( 100. 74) : 160 = 46 gam
vậy sau phản ứng, lượng vôi còn dư là 54 gam.
Nếu muối đồng còn dư thì chỉ có thể do vôi kém chất lượng mà thôi.
Dung dịch đồng sulfate là một dung dịch có môi trường acid, chứ không phải trung tính như bạn nói, ko tin có thể dùng giấy pH để thử, hoặc đo pH để biết.
Bạn sai rồi nhé, cuso4 có tính H+, nếu không thì làm sao mình cho tay vào cảm thấy rát được ?
Chào chú. Pha thuốc bóc-đô có 2 cách chú ạ. Cách trên rất dễ nhầm vì chỉ cần quên mà đổ ngược lại (đổ vôi sang sunfat đồng) là hỏng. Nên để đỡ nhầm thì pha theo cách 5 lít nước nước vôi và 5 lít nước sunfat đồng rồi cùng đổ vào 1 chậu thứ 3. Vừa đổ vừa khuấy đều. Các này dễ nhớ hơn nhưng lại cần phải có 3 người (2 người đổ, 1 người khuấy đều)
Anh Vịnh ơi! Nhiệt độ không khí dưới 10 độ có phun booc đô được không?
@Hà Thị Nghiên
Phun booc-đô không liên quan gì với thời tiết lạnh. Chỉ không phun lúc trời có mưa hay trời nắng gắt, vì thuốc chưa kịp tác động tới nấm bệnh thì bị hòa tan hay bốc hơi.
Thân !
Bà con lấy dư vôi thì được. Chứ để dư CuSO4 sẽ làm chết cây. Gốc axit SO4 rất mạnh, làm chua đất. Thường khi pha quấy chiều ngược kim đồng hồ.
Bạn M.Vịnh giải thích nguyên nhân quấy ngược chiều này cho biết với !
Trái đất quay theo hướng từ Tây sang Đông.
Khi pha dung dịch với nước, khuấy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ thuận với chiều quay của trái đất tạo nên 1 dung dịch mới. Dung dịch mới này:
-Hấp thụ năng lượng của Vũ trụ
-Gia tăng sự phân cực của các phân tử trong dung dịch, giúp chúng tan tốt hơn.
-Gia tăng năng lượng nội tại của sản phẩm.
Khi ta khuấy ngược chiều kim đồng hồ sẽ tạo một lực tác động vào dung dịch, lực này thuận chiều quay của trái đất tạo cộng hưởng cho các liên kết của dung dịch bền hơn. Do đó khi phun dung dịch đã pha xuống đất, dung dịch này tác động xuống đất cũng mạnh hơn, tác dụng tốt hơn, hiệu quả hơn nhờ các liên kết vừa được tạo.
Chào Cường!
Câu hỏi của Cường là một câu hỏi cực kỳ khó. Có thể nói nôm na là quấy như thế nó sẽ đạt hơn. Nguyên nhân do sự tự quay của trái đất. Cường có thể lên google tìm hiểu về lực Coriolis. Sẽ có điều thú vị đấy.
Thân!
Chào M.Vịnh
Mình vào Google để xem rồi, bất ngờ thật Bạn có học cao nên được biết nhiều chứ mình là nông dân, chữ nghĩa chỉ mới gọi là “đọc thông viết không nhiều lỗi” để nói chuyện với bạn bè, bà con thôi.
Rất vui được trao đổi với bạn. Cám ơn bạn nhiều lắm!
Chúc bạn luôn vui + khỏe. Thân.
Chào bà con chào các bạn !
Nhà tôi nhân lực chỉ có một người rưỡi mà công việc thì nhiều như núi nên phải mướn công làm phụ, trừ những công việc độc hại, nguy hiểm như phun thuốc hay leo hái tiêu cao thì tôi phải tự tay làm, nên tôi luôn tìm những cách làm nhanh gọn mà hiệu quả. Nhân đây tôi xin chia sẻ kinh nghiêm pha dung dịch booc do mà tôi đã làm từ rất lâu.
Dụng cụ cần để pha gồm : 1 phi nhựa 200 L, 2 thùng sơn cũ loại 20 L
Thao tác như sau :
I). Lấy 1 thùng sơn đổ 2,5 kg vôi bột vào thùng (vôi cục đã mở miệng bao từ trước cho rã thành vôi bột), cho nước vào gần đầy thùng, dùng cây quạy cho thật kỹ, từ từ đổ vào phi qua một cái rây bột chừa cặn lại, ta nên làm lại 2 lần nữa sao cho đủ 40 L nước vôi và bỏ phần cặn bã vôi đi.
II). Lấy thùng sơn còn lại đổ 1 kg đồng sulfat vào, để nghiêng trên miệng phi, dùng vòi nước từ trên bồn cao (bồn nước dùng trong sinh hoạt gia đình) cho chảy vào thùng, khi nước đầy thùng sẽ chảy vào phi, một tay ta giữ thùng và vòi nước, một tay ta dùng cây quạy phi cho nước vôi và nước đồng tan đều vào nhau, quay chiều nào cũng được nhưng phải theo một chiều nhất định, (nước chảy vào thùng sẽ từ từ tan đồng ra), tan gần hết kg đồng thứ nhất ta lại đổ kg đồng thứ hai vào, canh sao cho khéo để khi đồng tan hết thì nước vừa đầy phi, như vậy ta đã có 200 L booc đô 1%. Tôi đã thử bằng cách mài sáng đầu đinh nhúng vào dung dịch như hướng dẫn vài lần thấy OK, từ đó về sau tôi cứ làm như thế không cần thử lại nữa.
Còn một góp ý nữa, bà con mua đồng thì nên mua đồng loại I tuy mắc tí nhưng tiền nào của đó, cách phân biệt. Đồng loại I nhìn hạt xanh, trong, sáng, khi hòa nước thấy trong, xanh biếc. Đồng loại II nhìn xanh đục hòa nước thấy xanh đục như có pha thêm nước gạo.
Một chút kinh nghiệm nhỏ bé nếu còn thiếu sót gì mong các chú các anh góp ý bổ sung thêm.
Thân.
Xin chào các bạn! Mình vốn dĩ không phải nghề nông, nhưng cũng có chút ít trụ tiêu. Mình nghe nói dùng boo-đo sẽ phòng bệnh hiệu quả. Thấy mấy ông bạn làm nông “chính hiệu” hướng dẫn cách pha 200 lít dung dịch boo-đo thì phải cần 5kg sulfat đồng và 5kg vôi đã tôi. Không biết tỉ lệ đó có đúng không?
Rất mong được các “bạn” chỉ giúp!
Xin cảm ơn nhiều nhiều!
Hoangly Thân!
Cách pha Booc đô mà mấy anh bạn của bạn hướng dẫn có nồng độ đến 2,5%. Một nồng độ khá đậm đặc rồi đó anh ạ, với nồng độ này thuốc khá nguy hiểm cho người vào vật nuôi, có thể ảnh hưởng đến tiêu gây rụng lá vì nông độ cao làm bít lỗ thông khí trên khắp bề mặt lá.
Thông thường chúng ta nên sử dụng ở nồng độ 1%.
Thân ái!
Chào bạn @hoanhhy
Nếu bạn chưa sành pha chế Booc-đô thì hiện nay các nhà thuốc BVTV có bán loại NORSHIELD (đồng đỏ) là thuốc trừ bệnh phổ rộng, hiệu quả cao với nấm – vi khuẩn gây hại cho cây trồng; hàm lượng hoạt chất cao bảo vệ cây trồng hiệu quả.
Không nên tự pha chế khi mình chưa nắm rõ tỷ lệ, càng nguy hiểm cho cây.
Chào bạn.
Booc-đô là dung dịch hòa tan trong nước của vôi và sulfat đồng. Tỉ lệ thông dụng là 1%, gồm 1:1:100, sử dụng để phòng trừ các loại bệnh do nấm gây ra. Độc với người và gia súc…
Vấn đề bạn hỏi thuộc về tỉ lệ của dung dịch cần dùng, ví dụ : dung dịch 1%, 2%, 3%… số lượng vôi tôi và đồng sulfat càng tăng theo tỉ lệ thì nồng độ độc càng cao, càng nguy hiểm. Tôi chỉ sử dụng ở mức 1 % vì càng đậm đặc sẽ khiến cho lá không hô hấp được do các khí khổng bị thuốc bịt lại, có thể gây rụng lá hàng loạt. Bạn cần cân nhắc, thận trọng khi pha chế và sử dụng nồng độ cao để phun. Thân.
Chào bác Nguyễn Vịnh, cho cháu hỏi nếu mình phun boocđô cho tiêu thì một gốc khoảng bao nhiêu là vừa mà không gây hại cho cây ạ. Còn nếu phun thì mình phun cả gốc lẫn lá hay là mỗi trên lá thôi ạ? Mong bác trợ giúp thêm.
Chào cháu @Nguyễn Thuận ,
Boocdo phun lên cây nồng độ 1,5% trở lên thì cần cân nhắc (bác cũng không khuyên dùng), còn nồng độ 1% thì phun thoải mái tùy thích.
Nếu dùng boocdo để đổ gốc thì cần chú ý vì các vsv hữu ích trong đất cũng sẽ bị diệt sạch. Nên cần cung cấp vsv hữu ích lại cho đất (trichoderma, pseudomonas, và…) sau khi đổ gốc.
Thân
Các thuốc đồng đặc trị nấm rất kị với Trichoderma.
Bệnh vàng lá rụng lóng tháo khớp có rất nhiều nguyên nhân. Để trị nó phải dùng phương pháp điều trị tổng hợp. Xem lại phương thức canh tác của mình. Trồng tiêu bồn quá sâu lại trồng sâu bị úng nước nghẹt rễ cây rất dể bị như thế. Bộ rễ tổn thương là cây biểu hiện lên lá ngay. Có nhiều nguyên nhân gây ra rụng lóng tháo khớp. Trong đó phải kể ra là: Do nấm, ngập úng, thối rễ tơ, phạm rễ cào xới đất, do phân bón làm cháy rễ, tuyến trùng và rầy trắng làm hư rễ cũng gây hiện tượng trên, Ngoài ra còn một nguyên nhân mà bà con ít để ít đó là do tầng đất canh tác nhà mình quá mỏng. Dùng thêm nhiều phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng là cây phát ào ào. Khắc phục các nguyên nhân gây bệnh sẽ hạn chế bệnh. Muốn cây ít bị bệnh phải bảo vệ bộ rễ. Cách tốt nhất là canh tác bằng phương pháp hữu cơ vi sinh. Như thế mới bền vững.
Với những cây này chữa trị như sau:
Khơi mương rãnh tránh nước tàn vào gốc. Xịt Agrifos 400 lên lá 2 lần cách nhau 15 ngày. Nếu vừa bón phân thì chỉ cần bỏ thuốc ngừa tuyến trùng rầy trắng. Còn chưa bón phân gì thì dùng phân amino sinh học hồi phục rễ kết hợp thuốc ngừa tuyến trùng rệp sáp đổ cho cây. Sau đó dùng phân chuồng hoai mục ủ trichoderma bỏ cho cây. Nếu không có phân chuồng hoai mục thì dùng cám ủ với Trichoderma bỏ cho cây. Sử dụng Trichoderma muốn hiệu quả phải có nguồn nuôi. Cuối cùng nếu quá nặng chữa không khỏi thì cho nó làm bạn với lửa. Xử lý đất lại trồng mới.
Thân!
Anh Minh Vịnh cho em hỏi điều này. Tiêu trồng năm ngoái, trồng bằng dây ác nhưng bây giờ biểu hiện tháo khớp rụng đốt như của anh @cua. Khi nhổ lên thì thấy chỉ mỗi bộ rễ cuối cùng phát triển, còn mấy bộ trên bị bó. Có cách nào khắc phục không anh? Tiêu em không bị úng, em có thiết kế rãnh thoát nước. Tiêu không bị theo lối mà cứ xuất hiện rãi rác trong vườn. Nhờ anh chỉ giúp. Em chân thành cảm ơn
@ Nguyễn xuân phước!
Cây biểu hiện thế là do tầng đất canh tác quá mỏng. Ngoài ra đất quá chai sạn nên làm nghẹt rễ. Cây không bung được rễ chùm, rễ ngang mà chỉ phát triển rễ cọc, dẫn đến không hấp thu được dưỡng chất. Làm cho cây còi cọc chậm phát triển cuối cùng suy cây rụng lóng tháo khớp.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón sinh học giúp kích thích bung chùm rễ non. Có thể dùng phân sinh học kết hợp thuốc ngừa tuyến trùng. Hoặc dùng phân hữu cơ khoáng cô đặc cũng được.
Ngoài ra tuyến trùng và rầy trắng cũng làm cho cây cùi rễ. Cần phải phòng ngừa định kỳ. Để cây bị mới chữa rất khó khăn thay vì thế ta phòng bệnh cho chắc.
Cuối cùng một nguyên nhân nữa là do nấm tấn công. Do trong quá trình chăm sóc bón phân ít nhiều gì cũng bị phạm rễ. Vết thương đó làm nấm hại xâm nhập. Để hiệu quả ngoài phòng ngừa tuyến trùng thì ngừa luôn nấm. Phòng trị như tôi hướng dẫn bạn Cua. Đây là phương pháp phòng ngừa trị bệnh tổng hợp áp dụng rất hiệu quả. Kể cả tuyến trùng, chết chậm, chết nhanh, thán thư, địa y, nấm hồng, rỉ sắt,… Ưu tiên dùng sinh học hay gốc hữu cơ. Ta không chữa thì ta ngừa không mất mát đi đâu cả.
@ Nguyễn thành Xuân!
Kết hợp thuốc Agrifos 400 với thuốc đồng cần thận trọng. Nên pha theo sự hướng dẫn của bao bì. Chỉ kết hợp với loại thuốc nào nhà sản xuất khuyến cáo. Đã dùng là phải tin. Mà không tin thì đừng dùng. Kết hợp không đúng cách rất nguy hiểm. Tôi nhớ năm ngoái trên diễn đàn có đăng bài báo về việc kết hợp thuốc, làm lá trong vườn rụng sạch. Nên bạn và bà con lưu ý.
Một vài dòng chia sẻ.
Thân!
Thân chào anh Vịnh,
Tôi đã đọc rất nhiều và rất kỹ các hướng dẫn của anh trong các hướng dẫn làm phân cá, booc-do, tất cả đều dễ hiểu, dễ làm và rất hữu ích cho cộng đồng Việt, trong đó có tôi. Xin chân thành chúc anh và gia quyến nhiều sức khỏe – hạnh phúc và thành đạt.
Tôi bên lĩnh vực trồng cao su, vào mùa mưa có rất nhiều nấm hồng, anh vui lòng hướng dẫn tôi cách pha booc – do theo tỉ lệ 5:5 để trị nấm hồng.
Xin cảm ơn anh!
Chào @Ngọc Tùng.
Qua lời bạn nói và kể cả cách bạn hỏi, tôi chắc rằng bạn đã nắm rõ cách pha chế và tỷ lệ rồi. Vậy thì sao bạn còn hỏi pha tỷ lệ 5:5 nữa ? (5 kg sulfat đồng + 5 kg vôi pha với 100 lít nước).
Tôi chỉ dùng tỷ lệ phổ biến 1 % và luôn nhắc nhở mọi người cần phải thận trọng và hạn chế pha nồng độ cao hơn vì tác dụng không mong muốn. Tỷ lệ 5% bạn hỏi là rất độc hại với môi trường, nguy hiểm với người và vật nuôi. Mong bạn cẩn thận hơn khi sử dụng trên cây. Thân
Dung dịch booc-do 5% được khuyến cáo dùng để bôi trực tiếp lên vết bệnh, như nấm hồng trên cây cao su hay cà phê, bệnh thối thân trên cây sầu riêng….. Cách pha :
1) cho 0,6 kg vôi bột hòa 2l nước quạy kỹ.
2) cho 0,5 kg sulfat đồng, hòa 8 lít nước, quạy cho tan.
3) đổ từ từ nước sulfat đồng vào nước vôi, quạy cho đều là ta có được 10l dung dịch booc-do 5%, sau khi quét xong thì pha tiếp không nên để lâu.
Xin nhắc nhở thêm!
Nếu bà con pha đậm đặc với tỷ lệ 5 % thì chỉ được dùng để bôi trực tiếp lên vết bệnh, tuyệt đối không cho vào bình để phun. Phải chú ý, tránh xa người và vật nuôi, không để vương vải… Thuốc dùng thừa phải xử lý đúng cách, không đổ ra môi trường.
Sau khi bôi, nấm trên vết thương bị tiêu diệt, ngăn ngừa được sự lây lan. Nhưng nồng độ đậm đặc thường gây ra chết cành không mong muốn…
Xin hỏi anh Nguyễn Vịnh tiêu của tôi trồng được hai tháng do mưa nhiều tôi muốn phòng nấm bằng dung dịch boocdo thì có được không và có bị cháy ngọn tiêu non không mong anh tư vấn giúp. Xin cảm ơn anh.
@ Bùi Văn Đại!
Dùng boocdo nên pha đúng theo sự hướng dẫn, pha tới đâu dùng hết ngay tới đó. Khi pha đừng để dư đồng sunfat sẽ làm teo ngọn đọt non, do tính axít trong gốc sunfat rất mạnh. Boocdo là một loại thuốc trừ nấm khá mạnh thường dùng cho tiêu kinh doanh. Tiêu con dùng các loại đồng nano người ta pha chế sẵn thì tốt hơn. Hoặc các loại thuốc hoạt chất Fosetyl Aluminium, Phosphonate… Hoặc anh có thể dùng biện pháp sinh học như nấm đối kháng Trichoderma cũng rất hiệu quả. Tiêu con rất ít bệnh tật nếu không bị ngập úng và thường xuyên bổ xung phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma.
Một vài chia sẻ.
Thân!
Anh Vịnh thân mến! Anh cho em hỏi vườn tiêu em trồng năm ngoái nhưng em đôn sớm không lấy giống, hiện tại đã lên được nửa trụ, do em mới trồng chưa có kinh nghiệm nên chưa phòng tuyên trùng và chết nhanh chết chậm lần nào. Đã hơn một tháng nay một số cây bị vàng lá và rụng đốt từ trên xuống em đã đổ 2- 3 lần thuốc ridomil + Aliete nhưng cây đỡ, cây không, đỡ rồi lại bị lại mà còn lan ra nhiều cây khác. Nhờ anh tư vấn giúp em cách chữa trị với, em cảm ơn anh nhiều.
@ Ba dinh!
Tuyến trùng rầy trắng mà chỉ dùng ridomil + aliete thì làm sao hiệu quả được. Cả 2 loại đó đều ngừa nấm. Mà cả 2 loại đó kết hợp với nhau cũng lãng phí. Vì có thành phân cũng gần tương đương nhau. 1 loại gốc nhôm 1 loại gốc Mn, Zn. Với những cây bị nấm vàng lá chết chậm thì nó khỏi. Còn thằng tuyến trùng rầy trắng dùng không hiệu quả dĩ nhiên nó phải lây lan.
Biện pháp hóa học cũng nên hạn chế. Chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Chủ yếu vẫn là sinh học. Trichoderma và phân chuồng hoai mục.
Đọc kỹ thành phần của thuốc mình đang dùng sẽ biết công dụng của nó. Dùng không đúng mục đích sẽ rất lãng phí.
Thân!
Xin chào cộng đồng giá tiêu.com, cho tôi hỏi:
Các bạn trồng tiêu bày cho tôi pha boocdo để sục gốc ngừa bệnh được 5 ngày rồi, nhưng bữa nay trời mưa nhiều quá tôi muốn mua nấm trico về phun tăng cường ngừa bệnh nữa có được không? Mong được tư vấn, tôi xin cám ơn cộng đồng.
Ea Nam thân ! booc do là thuốc trị nấm còn trichoderma là nấm bạn nghĩ có dùng được không? tốt nhất bạn nên chờ thêm một thời gian nữa. Chúc thành công.
Xin chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi phun boocdo 1% cho cây cà phê ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất ạ.
Cháu nghe nói nếu phun ở giai đoạn tháng 8 (còn 3 tháng nữa là thu) thì quả cà phê sẽ không phát triển to như khi không phun và cà phê sẽ chín muộn hơn không phun 15 ngày phải không ạ. Xin chú tư vấn gúp cháu với. Cháu cám ơn chú nhiều.
Chào cháu @an thuyen
-Cháu nên phun khi trời khô ráo thì thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn, sau 5 – 7 ngày không có mưa chẳng hạn.
-Khi quả cà phê bắt đầu lớn, có hiện tượng rụng quả non.
-Để phòng bệnh thì sau thu hoạch là hợp lí nhất.
Chú chưa nghe xịt booc-do làm quả chín muộn hay quả không phát triển nữa..
Lần sau cháu vào diễn đàn cà phê để hỏi nhé. Đây là diễn đàn hồ tiêu. Thân,.
Dùng vôi tôi (caco3) thay cho ca(oh)2 được chứ há bác Vịnh
Chào Quang Nguyen!
Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi tôi).
Ta ngâm CaO (vôi sống, vôi nung) vào nước sẽ có Ca(OH)2.
Còn CaCO3 nó là đá vôi. Là loại muối không tan. Chỉ tác dụng với axit, không tác dụng với CuSO4.
Bà con lưu ý cách pha chế thế nào cứ áp dụng theo thế đấy. Chứ pha không đúng cách CuSO4 sẽ làm rụng sạch lá. Làm chua đất mà không hiệu quả.
Thân!
Cháu cảm ơn chú nhiều ah.
Chú ơi, cho cháu hỏi thêm một chút ah. Với lượng thuốc pha chế như công thức ở trên cháu có thể phun cho bao nhiêu diện tích khoai tây ah?
Chúc chú một ngày làm việc vui vẻ ah.
Chào cháu.
Pha booc-do 1% theo liều lượng trên là cháu có khoảng 100 lít dung dịch.
Với khoai tây thì cháu có thể phun trên diện tích 0,5 – 1 ha.
Nhờ anh hướng dẫn giúp em cách pha thuốc boocđô để phun cho dưa kim hoàng hậu chứ ở quê em dưa bị bệnh nấm rất nhiều. Mà đọc cách pha như trên em sợ nặng quá cho dưa.
Pha boocdo nồng độ 1% để phun cho bầu dưa bí mướp… là phù hợp.
Pha với nồng độ nhẹ sẽ không diệt trừ được các loại nấm bệnh đâu.
Chú ý cách pha và chất lượng sunphat đồng dùng để pha nhé.
Cháu cảm ơn chú ah.
Chú ơi, đối với khoai tây dùng phân gia súc ủ hoai mục tốt hơn phân gia cầm đúng không ah? Chú giúp cháu giải thích vấn đề này được không ah?
Thanks
Chào cháu.
“Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân”.
Qua đó cho thấy phân gia cầm nhiều chất dinh dưỡng hơn phân gia súc, phân gia súc tốt còn tùy thuộc vào chất liệu độn chuồng. Dùng cho khoai tây thì phân chuồng giúp đất tơi xốp để củ dễ phát triển hơn.
Cháu muốn hỏi lá keo bị bệnh nấm mốc sương có phun được thuốc boocdo nồng độ 1% được không? Bệnh mốc sương còn gọi là bệnh gì?
Theo tôi dung dịch booc-do không nên phun, xịt cho tiêu non và tiêu cắt dây vì gây rụng lá, và nên hòa cho đúng tỷ lệ. Có gia đình ở But So phun với liều lượng nặng quá tiêu bị rụng hết cả tay. Nên phun, xịt cho Tiêu đã vào thu hoạch chính sau khi thu hoạch xong, giúp làm rụng lá bệnh, phòng trừ nấm, sau đó thu gom quét dọn lá rụng ra khỏi vườn tiêu hủy
@Gia Khánh.
Hiểu như vậy là sai. Booc-do là dung dịch phòng trừ nấm rất hiệu quả, rẻ tiền. Lỗi là do người sử dụng, người pha chế không đúng cách. Phun với liều lượng nặng quá làm tiêu rụng hết cả tay sao lại đi đổ lỗi cho thuốc !
Bà con chỉ nên pha booc-do nồng độ 1% để phun cho tiêu. Phải cân nhắc thật kỹ khi pha với nồng độ cao hơn.
Cháu chào bác Nguyễn Vịnh. Nếu xử lý đất bằng booc-do có cần ủ đất sau khi phun thuốc không? Và với bệnh rơm lá thông thì xử lý đất bằng cách nào là hiệu quả nhất?
Chào @khánh vân.
Dùng booc-do sục gốc và phun lên cây tiêu thì không phải ủ.
Bệnh “rơm lá thông” thì những người trồng rừng bên Lâm nghiệp mới rành hơn, còn chú không rõ. Thân
Chào anh Vịnh, cảm ơn anh về nhũng lời khuyên và tư vấn quý giá em thấy tiêu nửa trụ mà phun Booc đô 1% là rất tuyệt vời.
Em xin hỏi anh cái này một tý tiêu lớn nhà em năm thứ ba bây giờ đang kết trái có thể phun Booc đô 1% được không vì thấy đang có cây bị bệnh héo lá phun như vậy có ảnh hưởng trái không. Xin anh trả lời nhanh cho vì đang bối rối, cảm ơn anh.
Boocdo 1% thì phun vô tư, không sao cả !
Không phun Boocdo 2% trở lên khi tiêu đang nuôi bông, sẽ làm rụng chuỗi.
Bệnh này do vi nấm gây ra nên có thể dùng nhiều loại thuốc diệt nấm để phòng trừ. Bạn cần phải đốt bỏ những cây bị bệnh không thể cứu chữa được nữa và cắt đứt nguồn lây lan bệnh.
Bác Nguyễn Vịnh ơi, nếu tiêu bị rụng lóng do phun đồng đỏ thì có cách nào giải độc và phục hồi lại không ạ?
Phát hiện ra sớm thì phun nước vôi pha loãng để rửa cho tất cả trường hợp phun bị nhầm thuốc. Khi đã rụng lá thì… chịu. Rụng cả lóng như của bạn thì bỏtay.com !
Chỉ có thể phun biosol để giúp cây sớm cân bằng và phát triển trở lại.
Bạn khánh vân ! có phải bạn muốn hỏi bệnh rỏm lá thông trên cây ở vườn ươm phải không ? mình thường dùng coc85 phun 2 lần cách nhau 7 ngày là hết, phun thật ướt
Chú Nguyễn Vịnh ơi!
Cho cháu hỏi? Booc đô tưới gốc cháu đọc thì kũg rõ rồi, vậy cách pha chế dể phun lên lá thì pha như thế nào vậy chú.
Phun lên lá thì cháu chỉ cần pha với nồng độ 1%, gồm 1 kg sulfat đồng, 1 kg vôi bột, 100 lít nước sạch, và sử dụng bình thường. Nếu vôi bột không đủ chất lượng thì tăng thên 2-3 lạng nữa. Chú ý cách pha. Thân
Chú Nguyễn Vịnh ơi
Cây cao su mình có thể trồng tiêu vào được không ạ? Vì cây cao su có thể trồng được tiêu hay không cháu còn mơ hồ lắm chú ạ. Cháu mong chú chỉ giúp cháu nhé.
Cây cao su cho tiêu leo cũng được, nhưng có nhiều nhược điểm lớn như cành nhánh khá dòn, hay gãy đổ. Cây lại thu hút nhiều sâu bệnh, thường hay chết sảng, phòng trừ khá mệt nên không được lựa chọn làm nọc tiêu. Thân
Chú Minh Vịnh và bác Nguyễn Vịnh cho cháu hỏi, nếu như trụ tiêu nhà cháu đã bị chết nhanh bây giờ cháu nhỗ lên và dùng booc do 5% để quét lên trụ sau đó đưa trụ xuống trồng lại thì có được không ạ.
Phơi trụ ngoài nắng vài tháng, quét boocdo 5% để diệt mầm bệnh ít nhất 2-3 lần mới đưa xuống. Hố trồng lại phải xử lý sạch nấm bệnh.
Con có pha dd booc đô 5% như thế này, 0.5kg vôi với 2l nước, 0.5kg sunphat đồng với 8l nước! sau đó đổ từ từ sunphat đồng vào vôi khuấy đều theo chiều ngược kim đồng hồ! con có sử dụng đinh 5 mới bỏ vô khoảng 1ph nhưng khi bỏ ra chỉ thấy đinh có màu trắng hơi xanh như màu dd, sau đó không bị đổi màu! Các bác cho con hỏi như thế có đạt chưa, con dùng để quét lên trụ. Con mong được giải đáp.
Bạn xem lại đồng sunfat của bạn có đạt chất lượng hay không, bây giờ đồng kém chất lượng nhiều lắm. Bạn lấy 1 ít đồng sunfat hòa với nước rồi thử với đinh sắt, nếu bám màu gạch đỏ hồng trên đinh là đồng đạt chất lượng.
Khi mùa mưa bắt đầu thì đổ boodo phòng nấm thời điểm nào là hợp lý vậy chú Vịnh.
Chào @nguyen
Muốn dùng boocdo phòng nấm thì chỉ pha với nồng độ 1%. Xịt lên cây và đổ gốc ngay sau khi mưa đã bắt đầu xuất hiện liên tục, đất đủ ẩm.
Nhưng khoảng 3 tuần sau phải bổ sung tricho+pseud để phòng bệnh lâu dài cho tiêu.
Thân
Chào anh Vịnh!
Được sự động viên của các bạn trẻ, tôi đã mua máy tính, nối mạng để cùng anh em trên diễn đàn nghiên cứu về cây tiêu.
Lần đầu tiên tham gia diễn đàn tôi xin chúc chủ diễn đàn cùng toàn thể anh em sức khỏe, thành công, gia đình hạnh phúc!
Tôi hiện ở thị trấn Chư Sê huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. Có 4700 trụ tiêu (để dưỡng già), dịch hại đã tiêu diệt “xong” các vườn xung quanh bây giờ còn 1 đám 1000 gốc cuối cùng, hiện trong vườn đã ủ mầm bệnh rất cao, mong anh em ra tay cứu giúp. Tình trạng thực tế:
Vườn tiêu 10 tuổi, được trồng bằng dây hom ác, năng suất luôn trên 3kg, trong mùa mưa vừa rồi đã chết nhanh hơn 3000 gốc (nó lây bệnh cho vợ tôi cứ như người mất hồn). Tiêu có lá bị rỉ sắt, nấm lá, cành, rễ bị tuyến trùng, rệp tấn công, cây chưa bị vàng nhưng không xanh như một năm trước.
Nam nay tôi quyết định thu hoạch xanh, sớm để tập trung phong trị bệnh cho vườn tiêu, hiện nay tôi đã thu hoach xong.
Tôi xin được anh Nguyễn Vịnh giúp tôi cách cứu vươn tiêu trước nguy cơ mất trắng.
Mong hồi âm của anh và các anh em trên diễn đàn.
Chào anh nguyễn thái bình
Phòng bệnh thì còn giữ được vườn tiêu, để phát bệnh rồi hầu như chữa trị rất khó khăn, tốn kém. Dù sao tôi cũng cố gắng nêu những việc cần thiết, anh cần tập trung vào làm ngay.
Dùng Tervigo hay Marshal đổ gốc và phun Coc 85 hay Metalaxyl lên toàn bộ thân lá tiêu, theo liều lượng trên bao bì.
Khoảng 10 ngày sau đổ gốc Ridomil Gold hay Agrifos 400 nhắc lại và phun bón lá sinh học Biosol để hồi sức cho tiêu.
Khoảng 1 tuần sau nữa đổ gốc phân sinh học Biogel, có trộn thêm nấm Trichoderma + vi khuẩn Pseudomonas để hồi phục rễ, tăng cường khả năng chống bệnh và phun bón lá Biosol nhắc lại.
Trong thời gian này phải tưới nước giữ ẩm cho tiêu để thuốc + phân sinh học phát huy tác dụng ; khoảng 5-7 ngày tưới 1 lần khoảng 10 lít nước, không tưới nhiều ; không dùng thêm bất kỳ phân thuốc gì nữa anh nhé. Anh nhớ báo rõ tình hình và tùy vào mức hồi phục để có hướng xử lý tiếp.
Thu gom lá già rụng và cây tiêu chết lại để tiêu hũy sạch sẽ, không để nguồn bệnh lây lan.
Cố gắng lên. Chúc anh thành công.
Cháu chào chú Vịnh chú cho cháu hỏi là, mình dùng boóc đô để quét gốc, thì mấy phần trăm là hiệu quả nhất và thời điểm nào. Tác dụng của nó được bao lâu, kể từ lúc quét.
Chào @chinhgialai
Dung dịch boocdo để quét vùng cổ rễ cho tiêu hay thối thân, xì mủ cho cà phê, sầu riêng thường pha nồng độ 5 %, rất độc, tuyệt đối chỉ quét không phun. Nên quét vào lúc trời không có nắng gắt, mùa này quét vào buổi chiều là tốt nhất. Hiệu quả tức thì, tác dụng kéo dài khoảng 1 tháng.
Thân
Bác Nguyễn Vịnh cho cháu hỏi là: Cháu phun vôi với sun fats đồng nhưng tỷ lệ vôi hơi nhiều nên lá tiêu hơi bị héo. Bây giờ phải làm cách nào ạ? Cháu sợ tiêu chết quá!
Chào cháu @trần thị hiền
Không rõ cháu pha boocdo có đúng cách không? pha nồng độ bao nhiêu? Mong rằng để được bà con chia sẻ chính xác thì những phản hồi của mọi người cũng cần cụ thể, rõ ràng hơn.
Tạm thời cháu dùng nước sạch xịt lên cây rửa trôi thuốc để ngăn tác hại thêm.
Hay là lá héo vì cháu không duy trì việc tưới giữ ẩm cho tiêu hoặc phun thuốc lúc nắng to?
Chào cháu @Trần Thị Hiền!
Cháu pha vôi với Sun phát đồng, cháu phải nêu rõ tỷ lệ pha cụ thể và cách pha của cháu thì mới có cách giải thích và nêu được nguyên nhân với lại tiêu nhà cháu là tiêu bao năm tuổi. Tiêu héo có thể bị nhiều nguyên nhân như tiêu con, tiêu tơ bị rệp sáp, tuyến trùng nặng, sùng, mối cắn phá rễ tiêu …
Theo chú biết thì tỷ lệ pha boocdo có thể pha 1kg đồng sun phát với 2kg vôi bột vẫn hiệu quả mà không ảnh hưởng gì đến cây tiêu.
Thân.
Chào bạn.
Lấy thừa đồng thì cây sẽ bị cháy đọt non vì dư acid. Nhưng nếu lấy thừa vôi thì lá bị bít lổ thở, có thể gây ra rụng lá hàng loạt. Cần phải thử trên một số cây trước khi dùng đại trà.
Tỷ lệ chuẩn là sulfat đồng 1 vôi 1, nếu chất lượng vôi kém thì có thể tăng lên 1,2-1,3 chứ không lấy dư quá có thể làm thuốc kém tác dụng.
Bà con chú ý. Không nên sử dụng dung dịch có vôi trên 1% để phun lên lá, có thể làm rụng lá hàng loạt. Các dung dịch có vôi trên 1 % thường chỉ dùng để quét gốc, thân cây…
@tiêu lép khuyến cáo đúng, nó sẽ bít lổ thở (khí khổng) , bà con thử sẽ biết ngay.
Tôi thấy phun vôi nhiều trên 1,5 % cũng chẳng sao hết. Nhà tôi xịt trắng phau. Mong cho nó rụng bớt lá mà nó chỉ rụng được vài lá không đáng kể.
Xin chào anh Đỗ Trường Sơn và các anh, cho em hỏi. Có người bảo phun boocdo sẽ làm lá không quang hợp được vì vôi làm bít lổ khí khổng trong khi anh Trường Sơn lại xịt trắng phau. Vậy thì xịt boocdo có ảnh hưởng gì đến cây tiêu không? Em tính dùng boocdo rửa cây mà em còn băn khoăn không biết như thế nào? Mong các anh giúp đỡ. Em xin cám ơn nhiều.
Chào cháu @Hồng Ánh.
-Khí khổng là lổ khí để thở, không liên quan gì đến tế bào quang hợp nằm trên mặt lá, nên mới gọi là… khí khổng !
-Khí khổng có cả mặt trên lẫn mặt dưới, mặt nào nhiều hơn tùy theo loài. Khí khổng trên lá tiêu hai mặt bằng nhau. Phân bón lá thường được khuyến cáo phun cả 2 mặt lá là vì vậy.
-Khí nắng to, khí khổng khép nhỏ lại để hạn chế mất nước, không hấp thụ phân được nhưng vẫn hô hấp bình thường.
-Pha boocdo tỷ lệ không cân đối, thường dư vôi hay đậm đặc trên 1% sẽ dễ bít lổ thở. Nếu pha cân đối (1 sulfat 1 vôi) thì không sao cả, xịt vô tư. Pha dư vôi hay đậm đặc sẽ tạo 1 lớp vôi trên mặt làm hạn chế sự quang hợp của lá.
-Pha cẩn thận, đúng tỷ lệ. Dư đồng thì dễ cháy đọt non, rụng lá. Dư vôi thì hiệu quả phòng trừ thấp.
-Boocdo là dung dịch phòng trừ nấm rất hiệu quả mà chú thường khuyên dùng.
Thân
Xin chào diễn đàn!
Cho cháu hỏi, dung dịch Boóc-đô 1% thì có độ pH bằng bao nhiêu là chuẩn ạ?
Dùng dịch boocdo 1% chỉ dùng phun trên cây, lá, để phòng trừ các bệnh do nấm gây ra.
Không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cây nên không cần quan tâm đến độ pH.
Dung dịch boocdo là sự kết hợp giữa đồng sulfat (tính acid) với vôi (tính kiềm). Nếu dư acid sẽ làm cháy đọt non, nếu dư vôi có thể làm lá nghẹt thở dẫn đến rụng lá khi gặp nắng gắt. Cho nên dung dịch boocdo đạt hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cao nhất khi hòa tan triệt để sulfat đồng với vôi mà không còn thứ nào dư.
Vậy, boocdo có độ pH chuẩn = 7 .
Tôi đọc trên diễn đàn thấy đã có nhiều bạn cứ lấn cấn dung dịch Bordeau, vôi phèn tính %, (?) ngày xưa tôi còn dung hóa học, không hề bao giờ tính % vôi hay phèn, mà có một công thức pha bảo đảm, đó là :
2 kg phèn (phèn xanh) pha 160 lít nước
2 kg 2 vôi (vôi chưa tỏa càng tốt: bỏ vào nước sẽ sôi lên) pha 40 lít nước, sau đó : lấy nước phèn đổ vào nước vôi, khuấy chỉ một chiều duy nhất, nước dung dịch có mầu xanh lơ, rất đẹp, có thể thử lại bằng cách dùng cây đinh bằng sắt mài sáng rồi ngâm vào dung dịch, sẽ thấy mầu vết mài xám lại như bị bao bởi lớp rỉ sắt, đó là dung dịch bordeau, ta sẽ phun thoải mái, không sợ rung lá, chùm tiêu nào cả, phun trên lá hay đổ vao gốc đều tốt.
Con thiếu một chút trong phần bordeau : tuyệt đối không đỏ nước vôi vào nước phèn, không khuấy ngược chiều lung tung. Các bạn dừng thử, sẽ hư ngay, tốn công và tiền mà thôi.
Năm ngoái tiêu nhà chết nhiều trụ, mà vẫn chưa xử lý gốc. Cho em hỏi bây giờ đào hố để chuẩn bị xuống giống mới ngay gốc tiêu chết đó, thì mình phải xử lý như thế nào.
Chào cộng đồng.
Xin mọi người lưu ý, lấy quá thừa vôi so với sulfat đồng khác với pha nồng độ trên 1 %, do đó tác dụng sẽ khác nhau.
-Trường Sơn pha thừa nhiều vôi, nên tác dụng diệt nấm sẽ không cao so với nồng độ 1%, cho dù xịt trắng phau…
-Anh Lập pha đúng quy trình (trên bài báo đã nói rõ) nhưng thực chất vẫn là nồng độ 1 %, nên sẽ không gây ra rụng lá.
-Anh Cường thì nói pha nồng độ cao hơn 1 % để phun sẽ gây rụng lá.
Theo tôi, tác hại của boocdo gây ra còn do thời tiết lúc phun và cây tiêu trồng theo cách nào nữa.
Tôi thấy mọi người chưa hiểu hết ý của nhau.
Đôi lời trao đổi thêm
Thân
Bác Vịnh ơi cháu ở Đaklak, cháu cũng mới học làm tiêu. Hiện cháu cũng có hơn 100 trụ tiêu mà cháu thấy trên thân xuất hiện con rệp màu trắng, có cả kiến đen nữa, với lại vườn tiêu của cháu thấy hiện tượng vàng lá. Xin bác tư vấn giúp cháu nên dùng loại thuốc nào? Giúp cháu với, cháu xin cám ơn.
Chào @ cong nguyen như vậy là tiêu nhà cháu bị rệp sáp rồi, cháu xịt thuốc Rầy USA loại này đặc trị rệp sáp đồng thời sục gốc loại thuốc này luôn thì sẽ hết ngay, con rệp sáp vỏ bọc ngoài nó có lớp đường nên đâu có rệp sáp là đó có kiến, người ta nói rệp sáp và kiến sống cộng sinh là vậy, diệt hết rệp thì cũng hết kiến luôn.
Chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com cho cháu hỏi. Khi cháu đi mua suphát đồng và vôi pha chế booc đô thì người ta bán cho loại vôi nước và khuyến cáo 1 đồng 2 vôi. Không biết tỉ lệ như vậy hay tỉ lệ 1:1 mới đúng. Cháu xin cảm ơn nhiều
Bác Nguyễn Vịnh ơi, xin phép cho Nguyễn Thuận hỏi xíu. Thành phần vôi mà mình pha chế đấy là vôi ăn trầu hay là vôi nông nghiệp hả bác. Và cái sunfat đồng thì mình tìm mua ở đâu mới có ạ?
@Nguyễn xuân phước @Nguyễn Thuận
Để tiện lợi cho người sử dụng, nhà sản xuất đã đưa ra thị trường loại nước vôi đã lọc cặn bả. Bà con sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Tất cả đều có bán tại các cửa hàng thuốc BVTV.
Tỷ lệ 1:1 là boocdo nồng độ 1%, của sulfat đồng và vôi bột (loại tốt, bỏ vào nước sẽ sủi bọt).
-Chú ý, khi tăng nồng độ pha chế lên 1,5% hay 2%, thậm chí cao hơn nữa, bà con phải tăng lượng sulfat đồng và vôi đều nhau.
Chào Hồng Ánh !
Phun boocdo Làm bít khí khổng là quan điểm cá nhân của vài anh em trên diễn đàn. Để giải thích vì sao theo khoa học thì tôi không có khả năng, nhưng theo vài tài liệu tôi đã đọc thì việc phun boocdo rất tốt cho tiêu, ngoài trị những bệnh trên lá còn phòng rất tốt nấm Phytophthora. Trên thực tế thì tôi đã dùng nhiều năm hiệu quả rất tốt.
Trong cách pha chế boocdo có đoạn “Nếu thử bằng đinh thấy chưa đạt thì hòa vôi vào nước và đổ từ từ vào dung dịch boocdo” như thế có nghĩa là nếu dư vôi thì không sao còn dư đồng thì không được. Vì thế đợt vừa rồi tôi pha 2kg đồng 3kg vôi / phuy. Thân.
Xin chào diễn đàn.
Cho cháu 2 câu:
1. Nếu ta pha dung dịch boocdo 10% sao đó hòa loãng với nước sạch để ra dung dịch 1% có được không ạ?
2. Khi pha dung dịch boocdo 1% trong phy 200 lít, thì để lâu cháu thấy có hiện tượng lắng xuống, ở trên mặt nước trong, cháu hay đảo để đều thuốc. Như vậy thuốc có mất tác dụng không?
Xin cám ơn ạ.
Chào bạn.
-Pha đậm đặc rồi hòa loãng là cách pha không phù hợp với phản ứng hóa học của boocdo, do đó hiệu quả của thuốc sẽ không còn.
-Khi thấy lắng cặn là dung dịch bị kết tủa nên thuốc bị hỏng.
Dung dịch boocdo được khuyến cáo sử dụng ngay sau khi pha. Để qua đêm sẽ mất chất.
Chào anh Nguyễn Vịnh!
Anh cho em hỏi liều lượng cần dùng cho 1 ha caphe đối với thuốc boocđo là bao nhiêu? cũng như vậy liều lượng cần dùng cho một trụ tiêu 2 năm tuổi và tiêu kinh doanh là bao nhiêu? mong anh hồi âm sớm. Cám ơn anh nhiều
Pha Boocdo nồng độ 1%, dùng 100 lít thuốc xịt cho 0,5 – 0,7 ha cafe, tiêu kinh doanh.
Xịt kỹ trên cả thân, lá, quả…
Chú Vịnh cho cháu hỏi? Pha dung dịch boócđo có sử dụng được cho cây rau mầu như bầu, bí, dưa leo không? Cách pha chế có khác không? Dàn bí nhà cháu đang bị xoắn lá đọt do nấm và vi khuẩn vậy phun boócđo có hiệu quả không. Cách sử dụng như thế nào?
Cảm ơn chú!
Dung dịch boocdo được khuyến cáo không sử dụng cho các loại rau màu như bạn hỏi vì có thể gây độc hại cho người ăn.
Bạn cắt bỏ những lá bị xoắn, đem đi tiêu hũy, tránh lây lan khắp vườn. Dùng các loại thuốc như kháng sinh Phytomycin hoặc có thể tự chế thuốc kháng sinh thực vật gồm tỏi, ớt, gừng… để phun, như đã trao đổi trên diễn đàn giatieu.com.
Chào các cô, chú trong diễn đàn!
Phía trên cháu thấy có lúc ghi dd boocdo ko độc cho người và ong, chỉ độc với cá, lúc thì lại bảo độc với người nên ko dùng cho cây họ bầu bí do là rau ăn trái, lá…
Vậy nếu với họ bầu bí ta phun hoặc tưới gốc dd boocdo trong giai đoạn cây sinh trưởng thì có được ko? và nếu được thì cách nào tốt hơn, phun, hay tưới? và với nồng độ bao nhiêu 1 gốc.
Mong phản hồi của các cô chú.
Cháu xin cảm ơn!
Trân trọng!
Mức độ gây độc của boocdo tùy vào nồng độ được pha chế. Những thông tin chi tiết kỹ thuật này rất quan trọng. Hy vọng bạn đọc lại một cách kỹ càng, thận trọng và chính xác, không được hiểu nhầm, hiểu sai, rất nguy hiểm. Chỗ nào chưa hiểu có thể nêu câu hỏi để diễn đàn trao đổi thêm.
Cảm ơn bác @tiêu lép đã quan tâm đến câu hỏi của cháu, cháu xin lỗi đã dùng từ sai khiến bác hiểu lầm về câu hỏi, thực ra cháu muốn hỏi là lượng dd tưới bao nhiêu 1 gốc bầu bí / 1 gốc tiêu là đủ (bao nhiêu ml ấy ạ…)? (ko phải nồng độ)
Một điều nữa là khi nghe cháu nói đến dd boocdo có chú làm bên cao su nói bên đó cũng có dd booc đo để quét nấm hồng, nhưng mang về pha với nước thôi. Vậy mình lấy loại này pha loãng hơn 1% chẳng hạn để tưới tiêu hay bầu bí, coi như dd boocdo được không?
Mong các tiền bối giải đáp, cháu xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng!
@thaohieu. Bạn sử dụng boocdo để tưới gốc cũng được, tưới bao nhiêu tùy vào nồng độ pha chế. Nhưng thường chỉ pha nồng độ 1 %, mỗi gốc tưới 4-5 lít. Bên cao su dùng để quét trị nấm hồng là boocdo 5%, không thể lấy loại này pha loãng để tưới, sẽ không còn tác dụng hóa học nên hiệu quả trị nấm sẽ rất thấp.
Cảm ơn tiền bối @Trung Anh đã giải đáp thắc mắc.
Hôm trước cháu đã pha boocdo 1% như hướng dẫn, tưới tay cho cây bầu con – (loại mới có cỡ 3 lá thật), nhưng ko dám tưới nhiều, chỉ khoảng 100l/gốc, ko biết có hiệu quả ko, nhưng giờ nghe tiền bối nói là 4-5 lít, có lẽ là cho cây tiêu lớn phải ko ạ?
Chào mọi người trong diễn đàn ! Cây hồ tiêu nhà cháu bị những đốm vàng nâu trên lá kiểu nấm địa y từ năm ngoái tới giờ vậy cho cháu hỏi bệnh gì và cách phòng tránh cũng như chữa trị giúp cây khỏi bệnh. Cháu xin cám ơn!
Chào chú Vịnh và cộng đồng.
Cam nhà cháu mới trồng khoảng 2 tháng không biết bị bệnh gì mà 1 số cây lá bị chuyển sang màu vàng nhạt gân lá màu xanh, cây không phát triển được.
Xin hỏi chú và cộng đồng là bị bệnh gì và phuơng pháp phòng và trị bệnh.
Chào bạn. Bạn đã kiểm tra độ pH của đất chưa? Theo mình thấy có khả năng đất bị dư acid, làm cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong đất trở nên khó khăn. Bạn có thể sử dụng phân bón lá loại giàu trung vi lượng để phun cho cây, sau đó bạn kiểm tra độ pH và xử lý ngay nhé.
Cũng không loại trừ nguyên nhân vì tuyến trùng, bạn bươi rễ ra xem có nốt sần do tuyến trùng làm tổ không?
Chào bạn @nguyen dung -Cam nhà bạn đã bị bệnh vàng lá gân xanh hay còn gọi là bệnh Greening. Bệnh này hay gặp ở những vườn cây có múi. Tác nhân gây bệnh là do rầy chổng cánh truyền vi rút. Cây mắc bệnh này sẽ phát triển rất kém! Phòng bằng cách phun các loại thuốc trừ rầy cho toàn vườn cây và nên trồng một số cây ổi xen vào vì ổi có tỏa ra mùi làm loại rầy này tránh xa khu vực đó. Khi chọn giống cũng nên chú ý là giống phải rõ nguồn gốc đảm bảo không có mầm mống sâu bệnh. Hiện chưa có thuốc trị bệnh, theo các nhà khoa học khuyến cáo là khi cây đã mắc bệnh nên nhổ bỏ đưa ra khỏi vườn tiêu hủy!
Chào bạn Trang BP
Cho mình hỏi kiểm tra độ pH như thế nào, và bao nhiêu là hợp lý. Còn dùng phân bón lá nên dùng loại gì? Dùng phân đạm lá đầu trâu có đc không?
Chào bạn. Cây hồ tiêu phát triển khỏe mạnh khi đất trồng ở trong khoảng 5,5 – 6,5 độ pH.
Muốn đo độ pH có nhiều cách, bà con hiện nay thường dùng 2 cách: Máy đo điện tử cầm tay hoặc bộ dụng cụ đo độ pH của EFS.
-Tiêu con chưa ăn nhiều nên chưa cần thiết dùng phân bón lá hoặc phân đạm hóa học. Nên dùng phân Biogel hay các loại phân amino đổ gốc để hệ rễ phát triển mạnh thì cây mới khỏe.
-Quan trọng nữa là cần sử dụng nấm đối kháng trichoderma để ngừa các loại bệnh cho tiêu.
Bạn đọc thêm:>> http://www.giatieu.com/tu-do-do-ph-cua-dat-voi-hop-dung-cu-ph-efs/2987/
Chào anh Nguyễn Vịnh! Trước tiên xin cảm ơn những chia sẻ của anh và những người bạn trên diễn đàn!
Xin anh trợ giúp một vấn đề sau: Thường thì chúng ta hay dùng booc do để phun cho cây trồng, với nồng độ 1%. Tuy nhiên, em có một số anh bạn thường hay dùng booc do để dội gốc cho tiêu, với nồng độ 2,5% (tức 5kg đồng, 5kg vôi cho 200 lít nước). Vậy xin hổi cách làm như vậy có đúng hay không? Và nếu dội booc do cho tiêu thì nên dội bao nhiêu lít/1 nọc tiêu? Mong anh cho lời khuyên. Xin cảm ơn anh nhiều!
Chào @ hoanhhy
Pha boocdo nồng độ bao nhiêu để sử dụng là do nhu cầu cần, chứ không thể kết luận nồng độ nào là đúng hoặc sai. Ví dụ : Để trừ bệnh xì mủ trên cây cao su hay bênh thối thân, khô cành trên cây sầu riêng, pha boocdo nồng độ 5 % dùng chỗi (cọ) quét thuốc lên vết thương, hay quét lên gốc tiêu để chống bệnh thối cổ rễ.
Nhưng đổ boocdo 2,5 % vào gốc như bạn hỏi là nặng quá, có thể làm cháy rễ tơ, diệt sạch các vi sinh vật có lợi, ngăn cản cây hấp tụ đạm, rụng lá, rụng chuỗi… nên tôi luôn khuyên bà con chỉ pha nồng độ 1% để phun hay đổ gốc (đổ khoảng 3-4 lít), thật cần thiết mới pha 1,5 % để phun, và pha 2 % để quét gốc, luôn luôn kèm theo lời nhắc nhở phải thận trọng cho người và cả vật nuôi, không pha quá số lượng dự tính sử dụng, không pha dư thừa để qua hôm sau… Mong mọi người lưu ý.
Thân
Chào chú Vịnh!
Cháu là người mới lần đầu tiên trồng tiêu. Tiêu cháu trồng là tiêu lươn ươm bầu và đã trồng được 2 tháng rồi. Nhưng đến nay có 1 số gốc tự nhiên bị thối rễ héo dần rồi chết. Chú Vịnh là người có rất nhiều kinh nghiệm về tiêu, xin cho cháu biết tiêu của cháu mắc bệnh gì và cách điều trị ra sao?
Một điều nữa: Dùng vỏ cà phê để ủ phân hữu cơ bón cho tiêu được không? Ở chỗ cháu nghe mọi người nói nếu dùng vỏ cà phê bón cho tiêu thì tiêu sẽ bị bệnh, vậy có đúng không?
Mong chú trả lời. Chào chú!
Chào cháu @Thành Chung
1. Không rõ cháu đã xử lý hố trồng và khi trồng đã áp dụng biện pháp phòng bệnh nào chưa?
Có thể do mưa nhiều làm thối rễ tơ và nấm bệnh cơ hội tấn công. Phun + đổ thuốc diệt nấm và xử lý chống úng cục bộ. Khoảng 12-15 ngày sau, dùng Biosol+ Biogel hay các loại phân amino để tăng sức và hồi phục rễ.
2. Vỏ cà phê ủ phân vi sinh hữu cơ rất tốt. Vấn đề là phải ủ đúng cách mới diệt sạch mầm bệnh, khi đưa ra bón cần bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh cho tiêu.
Chào bác Vịnh.
Tiêu nhà cháu cũng giống tình trạng như @ Thành Chung. Trên cây tiêu nhà cháu còn có thêm hiện tương vàng lá, đốm đen. Trước khi trồng cháu đã đổ phân bò trộn với vỏ cafê ủ ngoài trời được 3 tháng. Sau đó cháu trộn với vôi và phân lân rồi cách 5 ngày mới đem giống ra trồng. Sau 2 tháng quan sát thì thấy tiêu phát triển chậm và chết nhiều. Cháu là người mới trồng tiêu lần đầu chưa có kinh nghiệm. Mong bác hướng dẫn cho cháu. Cháu xin cảm ơn bác!
Chào bạn. Có thể do bạn ủ vỏ cà phê chưa đúng phương pháp nên chưa hoai và chưa diệt hết mầm bệnh. Ngoài ra, khi mới trồng bạn chưa bón nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh cho tiêu.
Theo mình, bạn cần kiểm tra độ pH của đất trồng, dùng vôi+lân Văn Điển điều chỉnh về mức 5,5 – 6,5 độ để tiêu phát triển thuận lợi. Dùng phân sinh học Biogel đổ gốc để tăng sức cho tiêu con. Phun Metaxyl hay Aliette để diệt bệnh đốm lá.
Bạn cần làm những việc này ngay rồi mình sẽ trao đổi thêm bạn nhé.
Cảm ơn @Trang BP!
Tiêu nhà mình bị đốm đen trên lá tiêu giống như biểu hiện của chết nhanh. Bạn có thể chỉ rõ cách làm từng bước như thế nào đựơc không. Mình không biết nên phun thuốc diệt bệnh trước hay đổ phân trước đây. Mong bạn và cộng đồng chỉ dùm mình
Chào cháu @Huyền.
Sau mấy ngày mưa dầm, khả năng bùng phát dịch bệnh rất cao.
Những đốm đen trên lá tiêu là biểu hiện bệnh nấm Phytophthora đã tấn công lên tiêu nhà cháu rồi.
Dùng thuốc Ridomil hay Romil sục gốc và phun lên cây để chống bệnh. Khoảng 7-8 ngày sau dùng Agri-fos 400 nhắc lại. Sau đó mới dùng phân bón lá và phân đổ gốc giàu chất dinh dưỡng để hồi phục cây.
Chữa bệnh là điều cần thiết phải làm trước, bón phân chậm một tí cũng chưa sao.
Thân
Xin chào bác Vịnh!
Cháu quê ở Đồng Nai, nhà cháu hiện nay đã chuyển hết diện tích đất sang trồng tiêu. Năm ngoái nhà cháu có gần 2000 nọc tiêu kinh doanh mà hiện nay đã chết gần hết do bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng. Chỉ còn lại 1 số thôi mà nó vẫn đang ủ bệnh và chết dần. Cháu đã tham khảo rất nhiều bài viết của bác. Cháu xin được hỏi:
Với tình trạng tiêu chết hiện giờ thì cháu có cần pha dung dịch boocdo để phun xịt hết toàn vườn diệt trừ nấm bệnh hay không? hay là bắt tay vào diệt trừ nấm bệnh bằng tervigo, metalaxyl, ridomil như bác đã nói ở trên luôn ah? Bác cho cháu hỏi luôn là ridomil gold và agifos 400 có cùng công dụng luôn không ah? Ta có thể dùng luân phiên 2 thứ nó chứ?
Dạ bác cho cháu xin địa chỉ mail của bác nhé, cháu có một số hình ảnh vườn tiêu và một số thắc mắc mong bác giải đáp giúp.
Xin chân thành cảm ơn bác!
– Dung dịch Booc-đô 1% có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Bạn có thể thuốc này để khử trùng vườn bị bệnh.
– Còn với những trụ còn lại, bạn có thể dùng các hoạt chất như: Metalaxyl và Fostyl-aluminium (Allitete) phun & tưới, 10-15 ngày xử lý 1 lần, nên luân phiên thuốc.
– Ridomil Gold: là tên thương mại, gồm 4% Meatalaxyl-M (trừ bệnh) + 64% Mancozeb (phòng bệnh). Agrifos-400 là tên thương mại có hoạt chất phosphonate (ức chế sinh trưởng bào tử nấm phytophthora, phòng bệnh). Việc phòng trừ bệnh chết nhanh cần có kế hoạch hợp lý theo thực trạng sâu bệnh từng vườn.
Chào anh Vịnh anh cho em hỏi vườn tiêu nhà em vừa qua mưa nhiều nên vườn tiêu nhà em có một số bị nấm bệnh như bị đen gốc một số bị lụn gốc, em đã sử dụng thuốc biosun phun và sục gốc nhưng thấy không hiệu quả em hỏi thuốc biosun+trichodercma để phun và sục gốc thế có được không?
Chào @hoàng luu. Tiêu bị nấm bệnh rồi thì phải sử dụng thuốc trừ nấm bệnh, bạn có thể đổ gốc bằng Ridomil + phytocide, chứ sao bạn lại sục gốc biosun có công dụng giải chất độc hóa học trong rễ, cải tạo đất bạc màu, còn Trichoderma là nấm đối kháng mình phải phòng khi tiêu chưa có nấm bệnh. Vì vậy bạn thấy không có hiệu quả là đúng rồi. Đau bụng thì uống thuốc, cho ăn cơm không bao giờ khỏi.
Chào cộng đồng
Cháu cám ơn bác Vịnh nhiều
Hôm trước cháu đã đi mua thuốc xịt cho tiêu nhà cháu rồi. Cháu mua thuốc Ridomil không có nên cháu mua thuốc Agrifos 400 đổ cho tiêu rồi. Hôm nay cháu ra mua tiếp thuốc Ridomil Gold 68WG và người bán thuốc đưa cho cháu thêm loại thuốc Mataxyl 500WG. Họ nói cháu hòa chung với nhau rồi tưới cho tiêu được không bác. Cháu mong bác và cộng đồng chỉ giúp cho cháu. Cháu xin cám ơn mọi người. Chúc bác và cộng đồng khỏe
Chào bạn Huyền.
Bạn nói hòa chung Mataxyl 500WG với thuốc gì vậy?
Mà bạn nên nghe lời người bán thuốc tư vấn, không cần lên giatieu.com chi cho mất công.
Nhân tiện đây mình xin nhắc bà con chú ý dùng Ridomil hay Romil sục gốc và phun cho tiêu trước. Khoảng 1 tuần sau phun lần 2 và dùng Agri-fos 400 sục gốc lại như chú Vịnh tư vấn thì mới đạt hiệu quả trừ bệnh cao hơn.
Cám ơn @ Chi Mai
Cháu hòa chung Mataxyl 500WG với thuốc Ridomil Gold 68WG để tưới cho tiêu được không? Vì vừa rồi cháu mua thuốc Ridomil không có nên đành mua thuốc Agrifos 400 đổ gốc trước rồi.
Cháu định làm như lời chú Vịnh chỉ nhưng khi đi mua thuốc thì không có loại Ridomil nên cháu mua Agrifos 400 đổ rồi. Đợt tới cháu lặp lại thuốc Ridomil Gold 68WG + Mataxyl 500WG có được không?
Mong cộng đồng chỉ giúp cháu. Cháu cảm ơn cộng đồng.
Trong thuốc Mataxyl 500WG chủ yếu chứa 1 hoạt chất Metalaxyl, còn trong thuốc Ridomil chứa 2 hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl. Vậy nên bạn không cần phải mua cả 2 loại để trộn chung, chỉ thêm lãng phí. Bạn chưa hiểu ý của @Chi Mai thì phải !
Xin chào anh Vịnh! Xin cảm ơn anh và các bạn về những chia sẻ trên.
Nay xin hỏi anh và các bạn 1 điều sau: Em nghe nói khi phun thuốc phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu (cụ thể là phun thuốc Aliet hoặc Forliet) chỉ nên phun từ 2/3 trụ trở xuống chứ không nên phun trên đỉnh trụ. Vậy việc phun như vậy có đúng không và vì sao lại phải phun như vậy? Rất mong anh Vịnh và các bạn trợ giúp!
hoanhhy xin chân thành cảm ơn!
Aliette, Forliet là thuốc trừ nấm gốc aluminium (nhôm), pha quá liều chỉ định dễ gây ra cháy lá, cháy đọt non. Vì vậy chỉ phun từ 2/3 trụ trở xuống chăng? Loại thuốc này phòng chống bệnh chết nhanh chết chậm đạt hiệu quả không cao bằng thuốc có hoạt chất mancozeb, metalaxyl.
Chào chú Vịnh
Tiêu nhà cháu đang ra trái đang hình thành nhân mà ở vườn có vài cây đang bị bênh chết nhanh, cháu muốn phun boocdo để phòng ngừa cho những cây còn lại có được ko chú, có bị ảnh hưởng tới trái, làm rụng trái ko chú ?
Cháu cám ơn chú Vịnh
P/s:anh chị nào biêt chỉ cho em với, em đang định phun gấp
-Boocdo trị bệnh chết nhanh phải pha với nồng độ 1,5% để sục gốc và phải phun lúc chiều mát để khỏi cháy lá non, bông non (nếu ngừa chỉ pha nồng độ 1%).
Trị bệnh này thường được khuyến cáo phun và sục gốc thuốc trị nấm có các hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb như Ridomil, Romil, Ricide, Vimonyl… nên kết hợp thuốc trị tuyến trùng như Tervigo, Marshal, Cáo sa mạc…
Chú Vịnh ơi, cho cháu hỏi. Cháu mua boocdo của công ty pha sẵn ghi là: sunfat đồng 5%, vôi10%, dung dịch đệm 85%, thì có đổ gốc cho tiêu để phòng bệnh chết nhanh được không chú. Đó có được coi là dd 1% không chú. Cháu xin cám ơn và mong chỉ dẫn sớm của chú.
Dùng nấm đối kháng Trichoderma phòng bệnh sẽ được ít nhất vài tháng, trong khi dùng các loại thuốc hóa học phòng chỉ được vài tuần. Đổ boocdo sẽ tiêu diệt hết vi sinh vật hữu ích trong đất. Chỉ đổ boocdo khi bệnh đã xuất hiện.
Chú Châu Phong oi, tiêu nhà cháu bị vàng lá rồi rụng chỉ còn cành và quả non thì bị bệnh gì vậy chú. Giờ phải xit thuốc gì vậy chú.
Ban @Lâm ĐNông. Theo tôi, tiêu của bạn thiếu dinh dưỡng trầm trọng, lá rụng hết rồi không xịt phân bón lá được nữa, vậy bổ gốc NPK – cây tự cứu bản thân : tự bỏ lá để nuôi trái – cũng có những trường hợp chỉ rụng khoảng trên dưới 1m thôi.
Bạn nào còn kinh nghiệm, xin cho biết thêm.
Chào các Bác trong diễn đàn, nghe nói dd boocdo hiêu quả, giảm thuốc bệnh, tôi cũng muốn pha dung dịch để tưới, tôi mua 1 kg Sun phát đồng của công ty Benfaco, trên bao bì cũng có ghi hướng dẫn pha chế dung dịch booc do,tui làm y chang hướng dẫn, nhưng khi mở túi ra tui thấy màu của sun phát đồng chỉ hơi xanh xanh, có những hạt màu xanh da trời đậm thôi, khi pha xong tôi thấy dung dịch màu trắng, có chút pha xanh, không giống dd tôi đã từng thấy, thử đinh thì không có màu gạch đỏ như các bác hướng dẫn. Vậy tôi có nên sử dụng dd này không? mong các bác cho tôi lời khuyên. Cảm ơn các bác trong diễn đàn rất nhiều!
Vấn đề có thể từ chất lượng gói Sulfat đồng, bạn xem có ghi tỷ lệ Cu nguyên chất bao nhiêu? Màu xanh rất đều, óng ánh chứ không có hạt đậm hạt nhạt.
Cũng có thể dùng được nhưng hiệu quả sẽ không cao.
Chào anh Nguyễn Vịnh tiêu nhà em vừa hái xong cây vàng lá hết bây giờ em đổ thuốc diệt tuyến trùng được không, mong anh trả lời cảm ơn anh.
Bạn đã xác định đúng nguyên nhân làm cho tiêu bị vàng lá chưa?
Sau thu hoạch, phun thuốc để rửa cây, đổ gốc diệt tuyến trùng, bón phân chống suy cây… là những điều cần phải làm.
Chào các bạn, mọi người có thể giúp cháu trả lời hai câu hỏi này không ạ?
– Nếu dd booc đô thu được lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1% thì ta phải làm thế nào?
– Nếu MT pH của dd < 7% thì ta phải làm gì?
Chào các bác, các bác giúp em vấn đề này được không?
Em có trồng hoa cúc nhưng thường hay bị nấm dưới lá nên dùng nhiều loại thuốc nó không hết. Có nên dùng thuốc Boocdo để phun vào đất trước khi trồng không? Nếu được thì có ảnh hưởng gì không a. Em chân thành cám ơn.
Chào bạn Nhung Đào!
Khi dd booc-đô thu được lớn hoặc nhỏ hơn 1% thì ta phải làm gì? Việc này đơn giản thôi bạn, giống như khi pha nước chấm vậy, nếu mặn quá- cho thêm nước. Nếu nhạt quá- cho thêm nước mắm.
Riêng câu hỏi thứ hai của bạn:
“nếu MT pH của dd <7% thì ta phải làm gì". Bạn có thể nói rõ hơn được ko. Tôi biết hàng nghìn câu hỏi hóa học khác nhau, nhưng câu hỏi này của bạn thì tôi chưa từng gặp bao giờ.
Cho em hỏi trị tuyến trùng bằng thuốc gì thì hiệu quả nhất vậy. Em cám ơn.
Bạn sử dụng thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất Carbosulfan để đổ gốc, hiệu quả nhất hiện nay.
Cho cháu hỏi vì sao trong quy trình thực hành pha chế dung dịch boocdo phải đổ từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ca(OH)2 mà không đổ ngược lại.
Đổ dung dịch vôi vào dung dịch đồng sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm vôi bị kết tủa và lắng xuống thành cặn nên sẽ không hòa tan thành thuốc. Nếu đem dung dịch này ra sử dụng sẽ không có tác dụng của thuốc.
Trên bài đã có giải thích và nhấn mạnh rồi, bạn cố gắng đọc kỹ hơn !
Chào bác Vịnh cho cháu hỏi pha dung dịch boocdo 2% là tăng vôi và CuSO4 lên gấp đôi phải ko ạ?
Đúng rồi đó. Nhưng dung dịch boocdo 2% rất độc, khi sử dụng phải thật cẩn thận.
Cũng đừng để gia súc, gia cầm vướng phải hay chảy xuống ao hồ nuôi cá nha bạn.
Chào bác Vịnh cho cháu hỏi bệnh rỉ sắt ở lá tiêu mình dùng thuốc nào để trị hiệu quả ạ. Cháu xin cảm ơn.
Chào @trinhvanhuy
Có thể dùng tất cả các loại thuốc trị nấm có gốc đồng hoặc chứa carbendazim đều hiệu quả.
Thân
Cả nhà cho cháu hỏi là dung dịch booc do có dùng được cho cây cà chua không ạ? Nếu dùng được thì khi quả đang chín dùng trực tiếp phun vào cây thì cần cách ly bao nhiêu ngày mới được ăn quả ạ. Cháu cảm ơn ạ
Chào mọi người trên giá tiêu. Chú Vịnh ơi cho cháu xin hỏi chú một chuyện. Cháu ở Gia Lai. Ở trên cháu bán sunfat đồng một kg giá chỉ 25 ngàn. Cháu sợ đó là hàng giả. Chú Vịnh ơi ở chỗ chú giá bán bao nhiêu vậy chú?
Chào cháu. Cũng không hẳn là hàng giả. Loại cháu hỏi chỉ có 25% đồng nguyên chất, màu xanh như bột phẩm màu để quét vôi, được sử dụng dưới dạng hóa chất công nghiệp. Không dùng làm thuốc mà chỉ cung cấp vi lượng đồng cho đất khi dùng phối trộn trong phân bón.
Loại đồng sunfat có tới 98,5% đồng nguyên chất, màu xanh óng ánh, mới pha dung dịch boocdo làm thuốc được, giá khoảng 80-90 ngàn đồng/kg
Cháu cảm ơn chú tiêu lép ạ. Cháu ở Gia Lai, cháu cũng đi tìm sunfat đồng loại như chú nói mà không thấy. Xin nhờ mọi người trên giá tiêu ai biết xin chỉ dùm. Cháu cảm ơn ạ
Chào bà con trên cộng đồng giatieu, cho cháu xin hỏi là cháu cần pha 200l (1 phi) dung dịch boocdo 1%, vì không có người cùng làm nên cháu có thể pha 20l một, xong đổ chung dần vào phi có đc ko ah, liệu như vậy thuốc có bị ảnh hưởng gì ko ah? Xin mọi người góp ý giùm, cháu xin cảm ơn nhiều.
Chào anh Nguyễn Vịnh qua xem các hướng đãn pha boocdo 1% của anh tôi thấy rất hay và tôi cũng đang áp dụng cho hiệu quả rất tốt. Anh có thể cho tôi hỏi do tôi sử dụng dung dịch 1% rất nhiều cho nên có thể pha 2% hoặc 3% rồi thêm nước để đạt tỷ lệ 1% hay không? Xin cảm ơn anh.
Boocdo là dung dịch thuốc để diệt các loại nấm nên chỉ pha khi cần, pha vừa đủ dùng. Pha xong phải phun ngay và phun hết trong ngày, hạn chế để qua đêm.
Đổ thêm nước hay để lâu sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Cháu chào chú Vịnh ạ. Chú Vịnh ơi chú cho cháu hỏi một việc ạ. Tiêu nhà cháu có 350 trụ năm nay mới thu bói. Tiêu của cháu trồng bằng dây lươn, cháu cũng hãm nước được 30 ngày rồi. Mà trong một bụi có 4 đến 5 dây giờ bị chết một dây. Có nhiều dây rất đẹp mà cũng chết. Ở trong vườn hiện tượng chết dây 22 bụi rồi chú ạ. Chú Vịnh ơi chú cho cháu biết tiêu nhà cháu bị gì ko ạ. Cháu cảm ơn chú ạ
Tiêu bị nấm thối thân làm chết dây hàng loạt đã quá rõ ràng, mau chóng phun thuốc diệt nấm ngay. Khả năng cứu chữa hiện nay rất thấp vì bệnh đã bùng phát và nấm bệnh đã thâm nhập vài tháng trước rồi. Biết sao giờ, còn nước còn tác. Bạn tham khảo những phản hồi gần đây để rút ra cách chữa trị phù hợp cho tiêu của mình.
Không hiểu sao trên diễn đàn luôn nhắc nhở sử dụng nấm đối kháng trichoderma để phòng ngừa sâu bệnh cho tiêu mà hầu như các bạn chưa quan tâm giờ phải chịu hậu quả.
Bác ơi cho cháu hỏi! Khi mình sử dụng chế gốc thì dung dịch boocdo có hàm lượng bao nhiêu và bao nhiêu lít dd/trụ vậy bác, còn khi mình phun trên lá với tiêu phủ trụ thì bao nhiêu lít/ha?
Chào anh Vịnh và diễn đàn, tôi băn khoăn ở chỗ thử dung dịch boocdo bằng đinh sắt nhúng vào dung dịch khoảng 1-2 phút khi lấy ra sẽ có màu gạch cua sau đó chuyển dần sang màu đen là hiện tượng dư sunfats đồng cần bổ sung thêm nước vôi. Nhưng khi tôi pha nồng độ 1% với tỷ lệ 1 sunfats và 1 vôi theo chỉ dẫn, khi thử mũi đinh không thấy đổi màu, khi lấy ra đầu đinh vẫn sáng như vậy đã đạt chưa mong các bác góp ý. Xin cảm ơn
Cần kiểm tra chất lượng (%?) của gói sunfat đồng đã dùng để pha boocdo !
Vâng có thể chất lượng gói sunfats đồng có vấn đề nhưng ở vùng tôi đã đi các đại lý phân bón nhưng chỉ mua được loại 16.000 đồng/kg, làm thế nào để xác định được tỷ lệ % trong sản phẩm này các bác nhỉ?
Kiểm tra chất lương đồng bằng cách nào, ghi trên bao bì ? 8%, 10%, 20%, 25%,… giá 12.000$, 15.000$,…
Đã rất lâu không dùng hóa học ; năm nay rửa vườn mua 25% đồng 16.000%/kg… THUA. Các lá bệnh, lá già, lá vàng, các bông tiêu mới ra : không rụng. Khi trước chưa dùng sinh học, xịt bordaux sau trên 1 tuần, vườn tiêu bỏ áo cũ, hoàn toàn, và bắt đẩu thay áo mới… Còn bây giờ tại đâu !
Còn đồng 80.000$ không đâu có. Xin nêu kinh nghiệm. Cám ơn.
Lập Cây Gáo.
Chào anh.
Trên tôi vẫn có bán sulfat đồng loại xịn 80.000 đ/kg nhưng ít cửa hiệu bán (vì lợi nhuận thấp). Còn loại như bột phẩm màu 15.000-25.000 đ/kg bán tràn lan khắp nơi. Nghe anh nói sao mà khó khăn vậy? không lẽ một huyện lớn như Trảng Bom mà không có cửa hiệu nào bán sulfat đồng loại xịn để pha thuốc boocdo hay sao? Vây thì gây khó khăn cho bà con quá !
Sulfat đồng để làm thuốc cần loại chất lượng, tinh thể màu xanh ngọc, óng ánh như phân đạm SA. Loại kém như bột phẩm màu chỉ để làm phân vi lượng thôi !
Thân
Chào chú @Nguyễn Vịnh. Cháu đang định pha boocđô để phun cho cà. Cháu định pha 2kg vôi với 60 lít nước để trong phuy 200lít rồi pha 0. 3kg sunphat đồng với 20 lít nước rồi lần lượt đổ vào khuấy đều cho đến khi đủ 200lít có được không ạ. Hay cháu pha với nồng độ 2% rồi thêm nước thì cách nào tốt hơn ạ. Mong sớm được hồi âm
Bạn nói rối rắm quá làm mình khó hiểu. Diễn đàn trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm.. nên cần nói ngắn gọn rõ ràng, tuyệt đối không gây sự hiểu nhầm, hiểu sai… rất nguy hiểm.
Cà phê hiện đang có trái non nên bạn chỉ cần pha boocdo nồng độ 1% để phun kỹ là được, không pha nồng độ đậm hơn. Đọc lại cách pha trên bài để áp dụng.
Anh @Châu Phong.
Bác Vịnh bảo em không nên phun boocdo hay các thuốc gốc đồng khi cây có trái non, dễ làm trái bị chai, không lớn được. Mình nên thay thế bằng các loại thuốc có hoạt chất trừ nấm khác như Mancozeb, Melataxyl… anh ạ !
Cám ơn bác Vịnh với em nhiều nhé ! Anh sẽ nhớ.
đồng xịn 24 % tên thương mại “đồng Hóc Môn” có bán tại những cửa hàng thuốc BVTV, nhưng mình tìm hỏi hoặc dặn người bán mua cho mình có giá gần 80.000đ bác Lập tìm mua nhé, cháu mới rửa vườn xong.
Xuân Hòa ơi – Bạn “cứ làm theo cách riêng của bạn” nhưng nhớ pha xong thì đổ bỏ nhé, chứ đừng phun rất nguy cho cà đó bạn ạ.
-Cách pha bordeaux : 02kg phèn trong 160 lit nước – 2kg vôi tốt (nếu vôi nhiều tạp chất thì 2,2kg) quậy cho tan 2 thứ, rồi lấy nước phèn đổ vào vôi vừa đổ vừa quậy theo 1 chiều quay duy nhất. Quậy theo chiều quay của các cơn bão (ngươc chiều quay trái đất)
Cám ơn Giầu, tuy mình đã rửa vườn bằng đồng 15% hiệu quả không đươc nhu ý, nhưng cũng xong rồi.
Có đến 8 năm mình mới lại dung bordeaux, và tiếp tục hữu cơ…
Cách pha này là nồng độ 1%, gồm : 1 kg sunphat đồng + 1 kg vôi + 100 lít nước.
Nhưng bác Lập viết thiếu vì chưa có số lít nước để pha với vôi.
Xin cộng đồng “tha thứ” cho cái tuổi “thất thập nhập đãng trí”.
Cám ơn @Toancf nhé ; 2kg vôi trong 40lit nước (còn theo ngược chiều quay là ảnh hường của lực từ trường quả đất Coriolis…dài dòng lắm)
Kính gửi anh Vịnh cùng toàn thể cộng đồng. Cách pha đồng trong bao bì khuyến cáo là 1kg dồng + 1kg vôi củ, còn mọi người chổ tôi dùng quen thì 1kg đồng + 2kg vôi được tôi rồi nhưng đặc không có nước, còn anh Vịnh nói là vôi bột. Tôi không hiểu thế nào là đúng, mong anh Vịnh cùng cộng đồng chúng ta cùng trao đổi xem nên sử dụng đồng để pha boóc đô thế nào cho đúng để đỡ tốn công. Mong cộng đồng cùng đóng góp ý kiến. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Vôi củ (cục), vôi tôi, vôi bột… về bản chất cũng là CaO. Chỉ khác nhau do cách sản xuất, tập quán quen dùng, nhất là độ ẩm và chất lượng của vôi hàng hóa mà thôi.
Bạn nên làm theo kinh nghiệm của bà con chung quanh mình đã quen làm là đúng đắn.
Chỉ sợ dư acid, dư vôi không sao cả !
Mọi ý kiến khác cũng cần tham khảo để tự rút ra bài học kinh nghiệm
Chào chú Vịnh và chú Lập cùng mọi người trong diễn đàn. Cháu mới pha thử 1 phuy 200 lít, theo đúng hướng dẫn trên 2kg vôi trong 40lít và 2 kg sunfat đồng trong 160lít. Sau khi pha xong cháu thử = đinh sắt thì chỉ thấy nó chuyển thành màu đen ngay chứ ko có màu gạch cua, như vậy là dư sunfat đồng hay sao ạ. Và cháu muốn hỏi khi thử thì đinh sắt đổi màu như thế nào là đúng dung dịch boocđô ạ. Có giống màu gạch đỏ khi nhúng đinh sắt vào dung dịch sunfat đồng không. Chứ cách thử trên bài viết cháu đọc khó hiểu quá
Bạn mua sunphat đồng loại xịn để pha boocdo trị nấm thì thuốc mới hiệu quả. Khi thử đinh sắt có màu gạch cua là thuốc đạt chất lượng, có màu đen ngay là bị dư acid.
Chào anh Châu phong. Theo em được biết thì khi pha dd boocdo từ vôi [Ca(OH)2] và sulfat đồng [CuSO4] sẽ tạo ra dd Booc-đô gồm [CaSO4] và [Cu(OH)2], nếu vậy cả 2 chất này đều không có tác dụng hóa học với Sắt [Fe] thì cách thử trên liệu có đúng không ạ. Hay là kiến thức em có là sai vậy.
Cho em hỏi ngoài lề được không ạ!
Em muốn diệt hiệu quả bệnh (do nấm) xì mủ trên cây. Em đã thử nhiều loại thuốc có giảm nhưng vẫn còn.
Trân trọng!
Do sợi nấm ăn sâu nên bạn phải dùng dao sắc nạo thật sạch vết thương bị xì mủ. Pha thuốc trị nấm với nồng độ đậm đặc gấp 3-4 lần rồi dùng chổi quét thuốc lên vết nạo liên tiếp trong vài ngày sẽ có hiệu quả như mong muốn. Chữa bệnh xì mủ phải kiên trì mới thành công.
Gửi chú Vịnh!
Nhà cháu có trồng ít tiêu. Bây giờ tiêu nhà cháu đang cương nụ (có một số cây ra hoa nhưng rất ít) cháu thấy bảo dung dịch booc do này phòng nấm tốt. Vậy trong thời điểm này có phun được không ạ? Nó có ảnh hưởng gì tới việc ra hoa không? Cháu còn nghe nói dung dịch này có thể đổ gốc phải không ạ?
Cháu cảm ơn
Boocdo có chứa vi lượng đồng sẽ làm ức chế sinh trưởng.
Phun boocdo xong có nhiều khả năng chuỗi bông sẽ bị chai, không phát triển được nữa, hoặc bạn có thể đi kiếm rổ sẵn sàng để đựng bông.
Xin được nhắc các bạn quan điểm của bác Nguyễn Vịnh, thuốc hóa học dùng để chữa bệnh chứ không dùng để phòng bệnh. Đơn giản là chỉ khoảng 7-10 ngày thì thuốc sẽ không còn hiệu quả do sự phân hũy tự nhiên, vì thế thời gian cách ly của thuốc hóa học thông thường chỉ 1-2 tuần là nhiều.
Phòng bệnh phải dùng sinh học, mà không gì hiệu quả bằng sử dụng nấm đối kháng trichoderma, thời gian phòng được vài tháng đến cả năm tùy theo môi trường và cách sử dụng hợp lý của các bạn …
Cháu mua 1 kg đồng CuSO4.7H20 với giá 130.000. Cháu pha dung dịch boocdo 1%. Trên bao bì họ đã chỉ cách pha 100lit boocdo 1% nhưng cuối cùng họ lại nói pha thêm 500 lit dung dịch boocdo 1% rồi phun cho cây. Cháu không hiểu khi pha thêm 500 lit nước vào dung dịch liệu có vấn đề gì không. Mong mọi người chỉ giúp cháu với ạ. Cháu xin cảm ơn.
Không có loại sunfat đồng nào CuSO4.7H2O cả bạn ạ. Chỉ có CuSO4.5H2O thôi nhé. Pha 1% nghĩa là bạn cần 1kg sunfat đồng + 1kg vôi củ (hoặc 1,3kg vôi bột) + 100 lit nước. Nếu bạn muốn pha 500 lít dung dịch boocđô 1% thì cần 5kg đồng + 5kg vôi + 500 lít nước.
Còn bạn đổ thêm 400 lít nước vào 100 lít dung dịch đã pha kia thì chỉ đổ đi thôi. Vì đơn giản nó không có phản ứng nào xảy ra nữa và nếu pha thêm nước vào dung dịch sẽ làm giảm tác dụng và gây hỏng dung dịch.
Chú cho hõi tại sao kiễm tra bang đinh sắt lại không thấy gì (pha bằng vôi cục rã ra)
Mua Sunfat đồng loại xịn 90-100 ngàn đ/kg để pha boocdo làm thuốc trị nấm, sao lại mua loại Sunfat đồng 20-30 ngàn đ/kg để làm phân bón vi lượng mà pha thuốc boocdo ?
Cho tôi xin được hỏi bà con phun dung dịch boocdo 1% trị nấm cho cây tiêu vào trời mùa hè có được không? Vườn tiêu nhà tôi có hiện tượng vàng lá và triệu chứng của bệnh thán thư như vậy có nên phun loai này không hay sử dụng thêm loại thuốc BVTV nào khác nữa để hạn chế bệnh cho tiêu ? Xin cám ơn.
Chào chú Vịnh.
Giờ cháu đang làm dưa hấu mà dưa bị bệnh cháy lá do vi khuẩn, lá bị cháy phần gân lá va lây lan rất nhanh, có nhưng vết màu đỏ của đồng. Vậy mình phun dd boocdo bệnh hết không và có hại gì với dưa không. Còn dd boocdo mình pha và thử độ pH bao nhiêu là chuẩn vậy.
Cho cháu hỏi ? Nơi cháu họ bán boocdo gói bột đã pha sẵn loại 47% giá 120 ngàn 1 kg, theo hướng dẫn được 250-280 lít nước, không biết loại đó có chất lượng không ạ.
Xin anh Vịnh cho biết tiêu vào kinh doanh đang trái nhiều chưa bơm xịt được phải đổ gốc vậy phải đổ bao nhiêu lít dung dịch Boocdo trên một gốc là đủ xin anh cho biết sớm vì tiêu đang nhiễm nấm bệnh.
Chào gia đình giatieu.com! Chất sunphat đồng có phải có trong phân SA đúng không mọi người? mình cần mua nhưng không biết ở đâu bán…
Sunfat đồng, thường gọi là đồng xanh, dùng để pha chế thuốc boocdo trừ nấm.
SA là sunfat đạm, dùng để bón gốc, cung cấp đạm+lưu huỳnh cho cây trồng.
Nếu bạn muốn pha chế boocdo, phải mua sunfat đồng loại tốt pha thuốc mới có hiệu quả trừ bệnh cao.
Cho em hỏi chút ạ.
– Em xem bình luận rồi vẫn không hiểu kiểm tra dung dịch bằng đinh hoặc dao mài, tức là khi có màu gạch cua rồi chuyển đen là không được, vậy được thì nó sẽ như thế nào ạ? đinh không chuyển màu gạch hay màu gạch không chuyển đen ngoài không khí?
– Hiệu quả của Bóc đô có tốt hơn một số loại thuốc trừ nấm trên thị trường không ạ? vì em thấy pha 1 phy 200l thuốc nấm hết tầm 2-300k. Còn pha boc đô 1 phy thì riêng mua 2 kg đồng sunfat cũng tầm gần 300k rồi. Vậy chắc nó phải tốt hơn vì còn pha cầu kỳ nữa chứ nhỉ?
– bệnh thối gốc ở tiêu có đổ boc đô hiệu quả không ạ? em chưa thử nhưng đã đổ noshieu/aliet/ridomin gol mà vẫn cứ thối gốc.
Các bác chỉ cho em với ạ? em chân thành cảm ơn!
Tôi pha boocdo theo tỷ lệ 1% phun vào sáng sớm, nhưng trưa đi làm về thì thấy lá tiêu buồn, lá non bị xám lại, tôi vội vàng phun nước rửa lá, Liệu có chết tiêu không tôi lo quá. Tiêu của tôi năm thứ 2.
Không rõ chất lượng nguyên liệu dùng để pha và cách pha boocdo của bạn như thế nào để góp ý. Dư vôi thì thuốc có hiệu quả thấp, dư acid sẽ gây cháy lá non…!
cho cháu hỏi ở vùng cháu người ta pha booc đô theo tỉ lệ 1:3:100. Như vậy có hiệu quả không so với tỉ lệ 1:1:100. Gói sunphat đồng ghi 98,9% có Cu 5% và phụ gia 95%, như vậy pha booc đô có tốt ko, vôi cháu dùng vôi quét tường dạng kem nhão. Cháu cảm ơn!
@Châu Phong đã trao đổi ở trên rồi sao còn hỏi nữa.
Pha boocdo để làm thuốc chữa bệnh cần theo đúng tỷ lệ. Loại Sunfat đồng vài chục ngàn đ/kg chỉ để làm phân vi lượng bón cho cây trồng, pha làm thuốc trừ bệnh hiệu quả thấp.
Dành thời gian để đọc thêm các phản hồi của cộng đồng sẽ rõ.
Chào chú Vịnh và bà con trên diễn đàn cho cháu hỏi dùng booc-đô để bôi vào gốc tiêu chữa bệnh lở cổ rể ta nên pha với nồng độ bao nhiêu? Cháu chân thành cảm ơn.
Chào cháu @nhân đạo.
Muốn dùng boocdo để chữa bệnh lỡ cổ rễ, cháu pha với nồng độ 4-5%, dùng chổi quét thuốc lên vết thương liên tục trong vài hôm. Tăng cường phun và đổ gốc các loại phân sinh học, vi sinh, để trợ sức cho tiêu.
Không dùng các loại thuốc hóa học để phòng bệnh, vì chỉ hiệu quả trong 1-2 tuần, mà còn gây độc hại cho môi trường, tiêu hao các vi sinh hữu ích, làm xấu đất. Hết thời gian đó thì sao? Dùng sinh học để phòng hiệu quả lâu dài hơn.
Cho nên cháu phải hiểu vì sao chú khuyên dùng tricho phòng ngừa…
Thân.
Chào anh Nguyễn Vịnh!
Thời gian qua tôi theo dõi rất nhiều về diễn đàn trên giatieu.com, cám ơn anh cám ơn tất cả các anh chị, đã có những thông tin thảo luận bổ ích cho người trồng tiêu như tôi. Đã từng thất bại trong vấn đề trồng tiêu trong những năm 90, nay đọc những thông tin trên diễn đàn tôi mới vỡ ra nhiều vấn đề. Tôi đã áp dụng những kiến thức các anh đã đăng tải và trước mắt đã thấy có hiệu quả. Vườn tiêu năm thứ 2 của tôi rất xanh tốt, tuy vây vẫn có độ 2% tiêu mắc bệnh chết nhanh (chết nhánh thôi).
Tôi đã pha Booc đô và sục quanh gốc, bây giờ tôi muốn phun phòng toàn bộ vườn có được không, song song tôi tưới amino có được không. Anh chị nào có kinh nghiệm sử dụng booc đô sục gốc xin mách bảo giùm. Cám ơn!
Bạn không chú ý phản hồi của bác Nguyễn Vịnh ngay bên trên? sao còn hỏi nữa ! Vậy mà nói theo dõi rất nhiều…
Số 2% tiêu bị bệnh thì xử lý cục bộ, khoanh vùng có lựa chọn, không nên đổ thuốc hóa học tràn lan… Sau thời gian cách ly khoảng 2 tuần mới đổ amino.
Chào chú Vịnh.
Cháu muốn hỏi chú Vịnh là tại sao ta phải kiểm tra độ chua ( pH ) của thuốc sau khi pha ạ ? Cháu xin cảm ơn ạ.
Chào cháu @Nguyen loan.
Phải kiểm tra độ pH của dung dịch boocdo sau khi pha để xem dung dịch đã đạt yêu cầu chưa hay dư vôi, dư acid… Dư vôi thì tác dụng thuốc sẽ thấp ; dư acid sẽ gây ra cháy lá non, rụng chuỗi và các phản ứng bất lợi khác. Dung dịch trung tính hay kiềm nhẹ là đạt.
Thân
Cháu cảm ơn chú ạ. Cháu muốn hỏi thêm là sau khi kiểm tra thấy thuốc boocdo có độ pH ở mức axit thì ta phải làm gì ? Tại sao ạ ?
Mính tính trả lời nhưng nội dung bạn muốn hỏi đã thể hiện rõ trên bài rồi.
Tốt nhất là bạn nên tự đọc để nâng cao hiểu biết cho mình nhé !
Cộng đồng sẽ hỗ trợ thêm nếu bạn còn vướng mắc.
Bác Vịnh ơi cháu có câu hỏi cần bác giúp đỡ. Khi mình pha dung dịch boocdo xong lúc mình xịt có cần phải khuấy thuốc liên tục ko. Và như hướng dẫn ở trên để pha 1 phuy thuốc 200L thì pha sunphat đồng vào 160l nước và vôi là 40l nước cháu làm ngược lại có được ko tức là vôi 160l đồng 40l đổ đồng vào phuy khuấy đều là có dung dịch làm cách kia cần có 2 phuy đựng. Xin được bác và mọi người giúp đỡ ạ.
@Lý hiếu. Sao mà khó khăn quá vậy!
Không lẽ khi phun thuốc phải cần thêm 1 người khuấy liên tục? bạn thấy có ai làm vậy chưa?
Sao bạn không lấy 1 lạng sunphat đồng, 1 lạng vôi và 10 lít nước để pha thử trước đã? Khi đã pha thử thành công mới tăng khối lượng lên theo nhu cầu mình cần. Nhưng phải đúng tỷ lệ nồng độ % cần pha.
Dung dịch boocdo chỉ pha vừa đủ sử dụng. Pha xong phải phun ngay, không được để qua đêm, mất chất.
Pha dd boocdo là thực hiện một phản ứng hóa học, cần tuân theo thứ tự từng bước, không tùy tiện thay đổi!
Diễn đàn luôn nhắc nhở cần đọc kỹ nhưng cũng cần sáng tạo cho phù hợp hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình. Các bạn tránh làm theo một các cứng nhắc, máy móc, rập khuôn…
@Duong Tuan: Câu hỏi của bạn, bạn đã tự trả lời. Còn hỏi chi nữa, sao không làm ngược lại quy trình đó !
@Lý Hiếu: Buộc phải có 2 phuy và làm đúng như các hướng dẫn – nếu làm ngược lại sẽ không còn là boocdo, không còn hiệu quả.
Mong tất cả các bạn muốn hỏi, xin hãy đọc các comment trên các bài đã có câu hỏi và các câu trả lời rất nhiều rôi. Vì các câu hỏi cứ lặp đi lặp lại, làm nản lòng những người có thiện chí muốn giúp – trong khi các bạn không có thiện chí muốn đọc và tìm hiểu để tự nâng cao hiểu biết cho chính mình.
Xin lỗi đã chạm tự ái những người làm biếng đọc …
Trước tiên mình xin cảm ơn mọi người đã giúp đỡ. Chẳng là thế này, mình cũng mới về nhà làm vườn vì nghe bác mình và hàng xóm có nói xịt thuốc này phải khuấy liên tục ko thì nó lắng xuống. Còn ko phải là mình ko chịu đọc mà ở trên ko thấy đề cập tới nên mình mới hỏi thôi. Mình xin cám ơn.
@Lý Hiếu. Chắc chắn có nhiều tạp chất trong vôi, ta chỉ cần quậy lúc đầu cho vôi tan – nhớ chỉ quậy theo một chiều duy nhất (không quậy lung tung, nếu không muốn đổ bỏ). Khi đổ phèn vào vôi rồi, không cần quậy nữa (cần tạp chất lắng xuống, để khỏi tắc béc phun), vì phản ứng hóa học đã xong rồi… Chứng tỏ bạn đâu có đọc nhiều, vì trong mục boocdo đã nói rất nhiều !
@Hoàng Văn Lập: Cho em hỏi nếu bón tricho chung với NPK có đc k? Nếu k đc thì cần cách ly bao lâu?
Em muốn hỏi câu nữa là chất bám dính có nên pha với thuốc sâu ko? để tăng khả năng bám dính chẳng hạn…
Chào các bạn ! Nhiều năm nay tôi vẫn sữ dụng 1 số loại NPK + TE + các loại trung vi lượng + tricho để sử dụng, nhằm giảm công lao động, rất tốt.
Ở dạng bào tử các loại nấm, có thể vẫn sống ở điều kiện rất khắc nghiệt.
Trộn chung với phân NPK không nhằm nhò gì. Yên tâm
Chào bác Ba pha NPK với tricho thì liều lượng NPK bỏ mấy kg thì không gây hại đến nấm tricho vậy ạ. Cảm ơn bác
Thân
Bạn hỏi không rõ ràng nên mình cũng trả lời chung.
Theo bác Vịnh tư vấn cho mình nên mình pha 2-3kg NPK trong phuy 200 lít tưới cho 20 gốc, khoảng 40-45 ngày lần, xen kẽ với đổ gốc biogel+tricho. Dùng liều như vậy sẽ ko gây hại tricho và các vsv hữu ích có trong đất.
Các nhà khoa học về nông học đã tính rất kỹ. Ta là người dùng thì đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng ! thấy chưa yên tâm thì có thể tra cứu thêm trên mạng hoặc nhờ cộng đồng. Mọi sự sẽ được như ý !
Đừng tự ý pha chế lung tung kẻo …
@Duong Tuan : Tricho cần đạm để phát triển nhưng là đạm sinh hoc – không trộn chung hóa học – còn lân thì tricho chỉ phân giải lân khó tiêu trong đất thành phân dễ tiêu cho cây – (A,Thắng Lợi nói ngươc lại trong bài “một số hiểu biết……ngày 22-4 -2015). Nhưng hôm qua tôi hỏi một KSu nông nghiệp cũng nói Tricho phân giải lân…Bỏ phân hóa học trước – cách ly từ 10 ngày.
_ Còn chất bám dính nên dùng với thuốc sâu dạng bột , tôi thấy hiệu quả lâu hơn
Chào anh Lập. Diễn đàn nông dân nên tôi không muốn đi sâu vào học thuật…
Riêng với anh, mời anh tham khảo sơ bộ qua bài này. Tuy có hơi cũ nhưng cũng giúp có được 1 số định hướng.
>> http://danviet.vn/nha-nong/ung-dung-cac-san-pham-co-goc-phosphonate-va-phosphate-71113.html
Kính anh Nguyễn Vịnh.
Anh xem xét bài này, nếu có thể thì post cho cộng đồng tham khảo.
Chúc anh sức khỏe. Thân
Chào các Bác! Cho em hỏi muốn xác định độ pH ở vườn thì làm thế nào ah? Tiêu nhà em > 4 tháng lá vàng em nghi dư axit, mọi người chỉ cho em với ah!
Bạn đã lên diễn đàn thì nên cố gắng tự mình tìm đọc để nâng cao hiểu biết.
Vào cửa sổ Trồng và chăm sóc tiêu để tìm những gì mình cần….
Làm sao để biết độ pH vườn thì bạn tham khảo ở bài này:
http://www.giatieu.com/tu-do-do-ph-cua-dat-voi-hop-dung-cu-ph-efs/2987/
>>
@ Thắng Lợi. Mình chỉ là nông dân chân chất, học biết được kinh nghiệm chăm sóc cây tiêu qua nhiều nguồn, vì thế biết tricho phân giải lân cũng từ các lớp IPC – IPM cũng như các đại lý bán phân – thuốc – và hỏi một vài kỹ sư nông nghiệp… Trưa nay đọc bài của bạn, mình điện thoại hỏi GS.TS Nguyễn Thơ (Đđ :0913900376, Email: nguyenthocratt@gmail.com) được trả lời đúng như bạn nói : tricho không phân giải lân khó tiêu trở thành dễ tiêu, để tiêu hấp thụ. Nhưng còn trộn tricho với NPK để bón là không được – NPK cực ít thì được, nhưng cũng không nên. Cám ơn bạn. Thân chào.
Chào bác Vịnh và các bạn trong diễn đàn. Cho cháu hỏi nấm bã trầu thì dùng thuốc gì để trị và nấm bã trầu còn có tên gọi khác là gì ko ạ. Sao cháu tìm trên tất cả thuốc BVTV ko có loại nào trị nó hết vậy.
Cám ơn nhiều!
Chào cháu @Dang To
Theo cháu phản ánh, bệnh này còn gọi là bệnh nấm tảo hay tảo nâu, đốm lá, đốm rong…
Cháu sử dụng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng, nhôm như Đồng đỏ, Aliette…, để phun sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thân
Cháu cám ơn bác Vịnh nhiều. Cháu có câu hỏi mong bác giải thích. Có 2 loại hoạt chất khác nhau ((A và B) nhưng cùng trị một loại bệnh. Pha thuốc theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất thì cháu nghĩ có 3 cách : cách 1 A + B + 20 lít nước, cách 2 A/2 + B/2 + 20 lít nước, cách 3 là hôm nay phun A vài hôm sau phun B. Bác chỉ cho cháu cách nào hiệu quả tốt nhất ạ.
Bạn khoan nghĩ đến cách pha như thế nào mà trước tiên hãy nghĩ 2 loại thuốc đó có được phép pha chung với nhau không? Tuy nhiên, cách mà bà con có thể làm với thuốc hóa học là pha A riêng, B riêng với số lượng nhỏ, khoảng 1 lít nước chẳng hạn. Sau đó, cho A vào B, đổ từ từ, vừa đổ vừa quan sát xem có các phản ứng hóa học xảy ra như bốc hơi, sủi bọt, kết tủa, sinh nhiệt… là không được phép pha chung.
Cách tốt nhất mà bác Vịnh khuyến cáo là nên pha riêng, xịt riêng. Làm nông đừng ngại tốn công mới có hiệu quả. Chỉ khi thật cần thiết bà con mới pha chung sau khi tìm hiểu kỹ
Chào các cháu.
Đúng là các cháu không hiểu hết ý nhau. Còn do @Dang To hỏi không rõ ràng nữa.
-Cháu có thể pha chung theo cháu đã tìm hiểu, nhưng lượng nước không thay đổi.
Ví dụ: khuyến cáo pha với 20 lít nước thì cần lượng thuốc A = 20gr, hoặc lượng thuốc B = 50gr. Khi pha chung A+B thì sẽ pha 20 lít nước = 20gr A + 50gr B, nghĩa là chúng ta không tự ý thay đổi liều lượng.
-Thuốc đặc trị là chuyên trị có hiệu quả cao về một loại sâu bệnh nào đó. Nếu cháu dùng thuốc đặc trị đúng cách mà không có hiệu quả là do nhà sản xuất nói quá để bán, hay thuốc dỏm… , mà loại này trên thị trường có cả ngàn… Cũng còn do nhiều bà con khi mua thuốc thường hay yêu cầu phải là thuốc đặc trị. Nếu nhà sản xuất, kể cả người bán không nói đặc trị thì bà con không mua, nên họ cứ nói để bán cho được hàng đã…
Khi lên diễn đàn, bác mong các cháu thực sự cầu thị, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết, để học hỏi lẫn nhau. Bác cũng còn phải học nhiều các cháu ạ.
Thân
Bạn Trung Anh à. Tất nhiên là pha chung được mình mới hỏi. Nhũng điều bạn nói thi bao bì thuốc bvtv nào chẳng có hướng dẫn. Chứ 1 loại sâu, bệnh mà chỉ cần một loại thuốc đặc trị mà có thể trị được thì mình nghĩ vườn nhà ai cây cối cũng ok hết rồi bạn à. Mục đích lên trang giatieu.com ai cũng mong muốn học hỏi những kinh nghiệm tốt nhất, hiệu quả nhất, kinh tế nhất bạn à.
Chào bác Vịnh. Bố cháu có pha boocdo như hướng dẫn nhưng nhúng đinh vào thử thì không thấy màu gì trên đinh. Bác có thể trả lời cho cháu được không ạ.
Cần xem lại, có 2 khả năng: thừa vôi hoặc gặp sunfat đồng kém chất lượng.
Cho cháu hỏi, nếu pha chuẩn và mua đúng đồng xịn thì thử đinh sắt không có màu gạch cua đúng không? Cháu hơi khó hiểu: phải chăng nguyên tắc pha boocdo khi thử đinh phải có màu gạch cua, còn nếu có màu đen khi rút đinh ra thì thêm nước vôi.
Chú Vịnh cho cháu hỏi là mình có thể pha thêm các loại thuốc BVTV vào dung dịch booc đô được không ạ, ví dụ như thuốc trị tuyến trùng. Cháu dùng để sục gốc cho tiêu, tiêu nhà cháu hiện bị nấm và tuyến trùng, mùa tiêu ra hoa vậy dùng dung dịch booc đô có ảnh hưởng gì cho tiêu không ạ.
Hạn chế phun thuốc BVTV khi tiêu ra hoa, sẽ gây rụng chuỗi, bị bồ cào.
Không phối trộn thuốc gốc đồng với các thuốc BVTV khác, sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Nên xử lý tuyến trùng vào mùa khô, tốt nhất là vào giai đoạn hãm nước làm bông.
Đọc thêm: >> http://www.giatieu.com/pha-tron-cac-loai-thuoc-bao-ve-thuc-vat/6592/
Xin chào mọi người trên Diễn Đàn !
Hiện nay, mình đang có nhu cầu mua một ít cỏ Lạc Dại để về trồng trong vườn tiêu (diện tích vườn 1ha). Các anh chị nào hiện đang trồng loại cỏ này có thể vui lòng chia sẻ cho mình một ít, mình rất cảm ơn.
Số điện thoại của mình 0169 634 9458. Mình đang ở Đồng Nai.
@Việt Phú : Liên lạc 54/3 ấp Trường An – Thạnh Bình – Trảng Bom – Đồng Mai
Dạ, con cảm ơn Bác Lập !
Sáng mai con chạy xuống đó.
Con chào Bác. Chúc Bác một ngày tốt lành !
XIn Chào chú Vịnh!
Nhà mình ở Hải Phòng, có trồng đào để phục vụ tết. Tuy nhiên những cây đào có độ tuổi từ 2 năm trở nên thường bị chẩy nhựa ở gốc, thân và cành. Mình chưa tìm ra nguyên nhân vì sao và dùng thuốc gì.
Nếu mình dùng thử boocdo 1% thì có ảnh hưởng gì không?
Chân thành cảm ơn!
Chào @Bùi Hải.
Bệnh thối thân, xì mủ trên các cây trồng chủ yếu do các chủng nấm Phytophthora sp. gây ra. Đây cũng là nấm gây bệnh héo chết nhanh trên cây hồ tiêu. Xử lý bệnh bằng cách dùng dao sắc nạo thật sạch chỗ xì mủ rồi pha boocdo nồng độ 5%, dùng chổi quét thuốc nhiều lần lên chỗ vết nạo liên tục trong vài ngày. Phòng bệnh này không gì bằng sử dụng vi nấm đối kháng trichoderma sp. bón thường xuyên, định kỳ cho đất trồng.
Nồng độ boocdo 5% là rất độc, cẩn trọng !
Thân
Chào chú Vịnh, chào các cô chú. Năm nay cháu mới trồng tiêu, kinh nghiệm của cháu chưa có nhiều nên vườn tiêu của cháu không được tốt lắm và có biểu hiện của bệnh nhưng cháu cũng không biết là bệnh gì. Vườn tiêu của cháu mới chừng 7 tháng tuổi, tiêu có bộ lá xanh đọt tiêu vẫn phát triển tốt nhưng từ phần gốc trở lên khoảng 30cm thì các lá tiêu có hiện tượng bị vàng lá kèm theo những đốm lá bị cháy rồi từ từ rụng hết. Có những cây khoảng 30 cm trở xuống rụng trơ thân luôn, những phần trên thì lá tiêu và đọt của nó vẫn phát triển xanh tốt, cháu có xịt anvinl+cabendazim kết hợp với phân bón lá mà mãi vẫn không hết. 1 số cây tiêu thì là xoắn có màu hơi trắng trắng, thân bó lại kém phát triển, cháu đang hoang mang quá. Cháu vất vả làm tích góp đc ít vốn trồng được 650 trụ giờ không biết sao nữa. Chú Nguyễn Vịnh và các cô các chú có kinh nghiệm chia sẻ và giúp cháu với.
Không nên kết hợp thuốc BVTV, nhất là các thuốc nấm với phân bón lá mà không được tư vấn sử dụng. Tiêu của bạn có nhiều lý do để vàng lá, rụng lá, cần tiến hành xử lý từng bước. Bạn chụp vài tấm hình tiêu bị bệnh gửi qua email bác Nguyễn Vịnh để bác xem xét và hỗ trợ cho bạn khắc phục một cách cụ thể hơn
Bác Vịnh ơi, Dùng booc đô 1% cho cây hoa phong lan được không ạ, không biết cây lan có phải là loại mẫn cảm với dung dịch này không. Cảm ơn bác!
Xin chào mọi người!
Mình có một ý kiến hơi trái chiều như sau: Nên sử dụng boocdo công nghiệp chứ không nên tự pha sẽ kinh tế hơn.
Lí do: cơ chế bảo vệ của boocđô là sẽ tạo một lớp màn bảo vệ trên bề mặt (đồng thời lớp màn này sẽ hạn chế quang hợp của lá nên ta được khuyên không sử dụng boocdo khi cây có hoa hoặc lá non).
Khi ta tự pha “các phân tử hữu hiệu” được tạo thành sẽ tự liên kết với nhau tạo các hạt lớn hơn (ví dụ một phân tử Cu(OH)2 có kích thước là 1, diện tích tiếp xúc là 1, 100 phân tử diện tích tiếp xúc sẽ là 100, khi ta tự pha 100 phân tử Cu(OH)2 nó sẽ liên kết nhau tạo một hạt có kích thước lớn khi đó diện tích tiếp xúc, bao phủ của 100 phân tử này sẽ nhỏ hơn rất nhiều nên hiệu quả sẽ không cao.
Với cách làm công nghiệp người ta tạo ra boocdo với phương thức hoàn toàn khác và sau khi tạo ra boocdo họ sẽ thêm các chất phụ gia để các phân tử Cu(OH)2 không liên kết với nhau được nên 100 phân tử sẽ có diện tích bao phủ là 100 và độ dày lớp bao phủ này sẽ mỏng hơn cách ta tự pha–>Vì vậy một kí boocdo 50 % có giá gấp đôi cách ta tự pha sẽ có hiệu quả hơn gấp nhiều lần, vì vậy ta nên mua booc đô công nghiệp hơn là tự pha chế.
Vài ý kiến cá nhân, mong anh em trên diễn đàn phản hồi.
1 kg boocdo 50% lại có giá gấp đôi nghĩa là đắt đến 4 lần? Trong khi pha boocdo đúng liều lượng thì lấy chi để thừa vôi che phủ lá, ngăn cản sự quang hợp?
Nói chung bà con biết pha boocdo để dùng sẽ rất kinh tế, nhưng ko biết pha thì thuốc không hiệu quả mà thêm tốn tiền, mua boocdo công nghiệp lợi hơn.
Cảm ơn hai bạn đã cho mình biết về dung dịch booc đô công nghiệp, vì lâu nay mình sợ không dám sử dụng. Rất cảm ơn
Chào anh Nguyễn Vịnh!
Tôi trồng bí xanh nhưng không biết có phun được dung dịch boók đô cho cây bí không?
Nếu phun được thì phun vào thời điểm nào thưa anh?
Bạn có thể phun boocdo nồng độ 1%, phun vào lúc chiều muộn.
Chú ý thời gian cách ly trước thu hoạch khoảng 2 tuần.
Các chú các bác hướng dẫn giúp cháu khi dùng sun phát đồng để chữa bệnh cho cá thì dung như nào là cách tốt nhất. Với diện tích ao của cháu là 7.200m2
Có nên trộn vôi bột với sunfat đồng rồi bỏ gốc cafe có được không ?
Nếu với mục đích cung cấp trung vi lượng cho cafe thì sao cũng được.
Còn trộn vôi bột với sunfat đồng để làm thuốc chắc chắn là không được.
Chào chú Nguyễn Vịnh. Cho cháu hỏi chút và mong chú giúp đỡ.
Cháu phun boocdo 1% theo đúng theo tỷ lệ 2 lạng vôi hòa 4 lít nước, 2 lạng đồng sunfat hòa 16 lít nước và thực hiện đúng theo các bước pha. Cháu phun lên tiêu lúc chiều mát. Sáng hôm sau thi thấy lá non bị đốm cháy như bệnh đốm lá. Dùng tay sờ vào đọt cành non thì bị rụng tháo khớp chỗ đọt non đó luôn. Ngày thứ 2 thì các lá già phía sát gốc có hiện tượng rụng.
Cho cháu hỏi nguyên nhân và cách khắc phục. Có thuốc nào làm hạn chế việc rụng lá do boocdo không ạk. Cháu cảm ơn. may cho cháu là chỉ pha đủ phun 1 bình để thử chứ chưa phun đại trà.
Chào cháu @ Việt Chung
-Chất lượng thuốc booc-do phụ thuộc vào chất lượng Sunfat đồng và cách pha đúng.
-Cháy là do dư đồng hoặc vôi kém chất lượng. Nhanh chóng pha nươc vôi loãng 2% để phun rửa cây, may đỡ được phần nào vì thuốc đã ngấm vào cây lâu rồi.
Thân
Thuốc hóa học trừ nấm bệnh, có lịch sử cổ nhất đó là booc-do.
Nước dừa tươi- muôn đời vẫn nước giải độc tốt nhất. Nhưng với thuốc gốc đồng thì :’Bó tay” !
Chào chú Nguyễn Vịnh.
Tình hình là như thế này ạ. Con muốn pha vôi đã thành phẩm để quét tường bán ở vật liệu xây dựng với sunfat đồng để trừ nấm trên cây sầu riêng. Như vậy có được không ạ và công thức pha thế nào cho đúng cách. Cám ơn chú.
Dùng vôi quét tường phải tăng lượng vôi lên 1,25 – 1,3 so với sunfat đồng mới bảo đảm chất lượng thuốc boocdo.
Chào bác Vịnh chào các anh chị em trong diễn đàn mong mọi người tư vấn cho em cách sử lý đất trước khi trồng và cách sử dụng các nấm có lợi như tricho để phòng bệnh cho cây thời điểm dùng và những lưu ý khi dùng em xin cảm ơn ạ !
Bạn có thể tham khảo cách xử lý đất ở bài này http://www.giatieu.com/phan-i-qui-trinh-ky-thuat-trong-ho-tieu-o-chu-se/424/
-Về nấm trichodema http://www.giatieu.com/mot-so-ich-loi-cua-vi-nam-trchoderma/2832/
Mọi người cho em hỏi tiêu em bị bệnh vàng cây cây chết nhanh. 2 tháng trước má em có đổ thuốc tricho-nl-sc mà không hết, nay bị lan ra thêm 1 đám nữa em định pha boodo 1% để ngừa có được không có ảnh hưởng gì tới trái không. Hay có cách phòng bệnh nào khác hiệu quả hơn chỉ em với. Thấy tiêu chết nhiều quá mà không biết sao.
Bạn cần đọc thêm nhiều kiến thức trồng và chăm sóc tiêu trên diễn đàn giatieu.com để chăm sóc tiêu nhà mình hợp lý hơn.
-Vi nấm đối kháng tricho dùng để phòng bệnh chứ không dùng để chữa bệnh, bạn phải đổ tricho trước khi tiêu nhiễm bệnh. Bệnh đã bùng phát thì phải dùng thuốc hóa học để trị.
-Dung dịch boocdo là thuốc dùng để trị các bệnh nấm chứ không dùng để phòng bệnh.
-Khi tiêu đang nuôi trái, không dùng thuốc gốc đồng bất kỳ để phun xịt, sẽ làm trái bị chai, không phát triển được.
Hy vọng bạn xử lý tiêu nhà mình phù hợp hơn.
Tiêu đang giai đoạn nuôi trái, bà con cần hạn chế phun xịt các loại thuốc hóa học, tránh tồn dư hóa chất trên hạt tiêu làm tổn hại thương hiệu Hồ Tiêu Việt Nam và giá bán xuất khẩu.
Chào bác Vịnh! Cháu ở huyện Cư Kuin Dak Lak. Bác cho cháu hỏi : Ở chỗ cháu ở vài năm lại đây khi vào giữa mùa mưa vườn tiêu thường bị ngập, nhất là những hàng tiêu ở sát đường có mương sâu nên nước đọng nhiều hơn và hầu hết hàng tiêu đó bị chết. Vậy bác cho cháu hỏi nguyên nhân và cách xử lí và phòng ngừa như thế nào? rất mong nhận được sự chỉ dẫn của bác để tránh được thiệt hại cho vườn tiêu nhà cháu và bà con xung quamh.
Có lẽ cách duy nhất là đắp đất tôn vườn cao lên hơn xung quanh để ngăn chặn nước tràn vào, kết hợp với đào mương rãnh để thoát nước nhanh ra khỏi vườn để không đọng lại, giúp vườn khô ráo nhanh hơn. Đồng thời tăng cường chăm bón theo hướng hữu cơ, sinh học để kích kháng cho tiêu có sức chống chịu tốt hơn.
Vậy thì vất vả quá, tốt nhất là nên tránh xa vùng ngập úng hoặc chuyển đổi sang những loại cây trồng khác phù hợp hơn.
Cháu chào chú Vịnh !
Cháu biết đây là diễn đàn về cây tiêu đề cập về cách trị nấm bằng phương pháp pha dung dịch booc đô. Cháu thì lại không trồng tiêu mà chỉ có trồng khoai thôi, đọc trên diễn đàn chú tư vấn hay quá nên cháu mạo muộn đăng lên để nhờ chú tư vấn.
Khoai lang nhật năm về đây nấm chết dây quá nhiều chú ạ. Cháu cũng đã phun dung dịch booc đô tự pha như chú hướng dẫn 2 lần rồi ạ. Về cơ bản thì cháu thấy khá tốt, nhưng tỷ lệ dây chết đen vẫn còn nhiều. Cháu xin hỏi chú là xịt booc đô tỷ lệ 1:1:100 như vậy thì xịt thêm thuốc gì nữa để trị dứt điểm bệnh này ko ạ. Đây là cây ngắn ngày nên mong được sự giúp đỡ của chú.
Cháu cảm ơn chú nhiều!
Chào cháu @Vũ Thành Trung
Boocdo là dung dịch trừ nấm rất hiệu quả, nếu chưa cao thì tăng nồng độ lên 1,5% hoặc 2%. Quan trọng là nguyên liệu sunfat đồng tốt và pha đúng cách thì hiệu quả sẽ cao hơn. Bào tử nấm tồn lưu đầy trong đất chứ không chỉ sống trong dây lang.
Thân
Cháu cảm ơn chú Vịnh rất nhiều !
Cháu có câu hỏi nữa cũng không liên quan đến diễn đàn nhưng nếu được sự tư vấn, giúp đỡ của chú thì tốt quá ạ. Cháu nghe một số người nói là dùng thuốc diệt muỗi có thể phòng và điều trị bệnh sùng (bọ hà) và con nhậy trên cây khoai lang. Đây là câu hỏi nhiều bà con trồng khoai quan tâm vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Cháu chúc chú sức khỏe và có ngày nghỉ vui vẻ !
Chào @Vũ Thành Trung
Quan điểm của chú là thuốc BVTV để chữa bệnh chứ không phòng vì sẽ gây tác hại cho môi trường sống nói chung. Không dùng thuốc khi chưa thấy sâu bệnh cụ thể. Nếu cháu thường xuyên vào viện chích thuốc để phòng bệnh cho mình thì hãy phun thuốc cho cây.
Thuốc diệt muỗi chứa hoạt chất chính là Permethrin, có thể thêm một vài hoạt chất phụ để tăng hiệu quả, được ngành BVTV dùng để trị hầu hết các loại côn trùng nhằm hạn chế việc gây độc hại cho người. Tuy nhiên, chú ý sử dụng luân phiên để tránh hiện tượng nhờn thuốc.
Bà con trồng khoai nên sử dụng vi nấm trichoderma để phòng những sâu bệnh này.
Thân
Mình thấy phân biogel+biosol cũng có các chất kích thích điều hoà sinh trưởng như ric vậy dùng về lâu dài thì cũng không tốt như ric phải không cộng đồng
Bạn nói đúng, vấn đề ở chỗ dùng liều lượng như thế nào là hợp lý. Bất kỳ thứ gì dùng nhiều đều nãy sinh bất lợi, cho dù đó là thực phẩm ta dùng hàng ngày như đường sữa…
Vả lại chất hữu cơ sinh học chắc chắn khác với chất vô cơ.
Cháu cảm ơn chú Vịnh đã bớt chút thời gian quan tâm đến cháu !
Chú ơi chú cho cháu hỏi sâu thêm chút nữa ạ hoạt chất phụ để pha thêm với thuốc muỗi là những hoạt chất gì ạ. Với cả vi nấm trichoderma có trong thuốc thương hiệu tên là gì ạ. Chú thông cảm cho cháu vì năm nay cháu mới làm nông nghiệp nên mù tịt ạ. Cháu xin cảm ơn chú rất nhiều ạ !
Thuốc BVTV thường có 2 loại: Loại đơn chất gồm hoạt chất chính và chất phụ gia. Loại hỗn hợp gồm 2 hay 3 hoạt chất và phụ gia. Trong 2-3 hoạt chất đó có hoạt chất chính chiếm tỷ lệ % nhiều hơn, hoạt chất phụ chiếm % ít hơn. Hỗn hợp gồm các chất gì là do nhà sản xuất chọn phối trộn để tăng hiệu quả của thuốc.
Nấm đối kháng Trichoderma có hàng trăm thương hiệu, chất lượng cũng lung tung lắm, sử dụng loại nào do bạn tự chọn.
Bạn tính làm nhà sản xuất thuốc BVTV hả? Cũng tốt thôi. Nhưng nếu bạn biết thì nên pha chung, nếu không biết thì phản ứng hóa học xảy ra sẽ làm mất chất hết đó !
Cháu chào chú Vịnh !
Chú cho cháu hỏi cháu muốn pha chung thuốc có chứa hoạt chất Permethrin với cả Metalaxyl rồi xịt lá trên cây khoai lang có được không ạ. Hoặc là cháu trộn vi nấm trichoderma với 1bao ure+ 2 bao kali để bón cho 1hecta liệu có làm chết vsv trong thuốc không ạ.
Cháu cảm ơn chú nhiều !
-Không được trộn Metalaxyl với Permethrin sẽ làm mất chất, hư thuốc.
-Tricho tùy theo nhà sản xuất, nhưng nói chung sẽ giảm hoạt lực (yếu).
Chào anh Vịnh.
Xin anh giải thích: Ở địa phương tôi có hai loại vôi. Loại thứ nhứt là vôi ướt đựng trong bao thường dùng để pha vào nước quét tường (gọi là vôi nghêu). Loại thứ hai là vôi bột có lẻ nung từ đá vôi.
Pha dung dịch Bordaux thì dùng loai vôi nào, xin anh hướng dẫn chứ dùng các ký hiệu hóa học nông dân khó hiểu quá. Cảm ơn anh.
Loại nào cũng pha được, hòa tan trong nước và lọc bỏ cặn bã. Nếu vôi bột nông nghiệp thì lấy lên 1,2 – 1,3 kg để pha với 1 kg sunfat đồng loại tốt mới đạt yêu cầu làm thuốc.
Cháu chào chú Vịnh ạ. Chú ơi cháu không trồng tiêu mà trồng cây ăn quả có múi, thì để trị bệnh cho cây có thể dùng booc-do 1% như là với tiêu không ạ? Cháu thấy trang của mình hay quá, mọi người chia sẻ cho nhau rất nhiều kinh nghiệm, cháu không trồng tiêu nhưng hi vọng có thể được mọi người chỉ bảo để có thêm nhiều kiến thức làm vườn. Cháu rất mong nhận được hồi âm từ chú và mọi người ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Dung dịch booc-do trị được hầu hết các bệnh nấm trên cây trồng. Nồng độ pha phổ biến là 1%. Trường hợp đặc biệt mới pha nồng độ cao hơn. Sử dụng cẩn thận, tránh không để rơi vãi…
Cho em hỏi mình dùng thuốc gì để diệt các bệnh nấm này vậy ? Em cám ơn !
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/12/nguyenson1.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/12/nguyenson2.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/12/nguyenson3.jpg
Tiêu bị nấm thán thư, đốm lá (tảo nâu) và nấm gỉ, có thể lây nhiễm từ cây cà phê sang.
Dùng các thuốc nấm gốc đồng, gốc nhôm hay mancozeb, hexaconazole… đều trị được.
Còn có thêm hiện tượng bị côn trùng chích hút nhẹ (nhện đỏ, bọ trĩ..), cần xử lý riêng rẽ…
Xin nhắc, tuyệt đối không sử dụng thuốc gốc đồng để diệt nấm lúc tiêu đang nuôi trái !
Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi chú 1 câu với ạ.
Rất nhiều người trồng khoai nói là bón đồng hoặc xịt thuốc gốc đồng làm khoai củ ko to được và xấu củ. Tại sao vậy chú ?
Cháu cảm ơn !
Chào cháu @Vũ Thành Trung
Đồng thúc đẩy nhanh quá trình già hóa, nhưng còn tùy vào liều lượng dùng. Với tiêu thì làm chai hạt, rụng chuỗi… Với khoai làm củ chững lại, chậm lớn.
Thận trọng, tham khảo kỹ khi dùng vi lượng đồng để bón hay thuốc BVTV gốc đồng
Thân
Cháu cảm ơn chú Vịnh nhiều. Chú ơi cháu bón lót 15kg đồng/1ha vậy có nhiều không chú. Và nếu nhiều thì có cách nào để xử lý? Cháu đang rất hoang mang.
Cảm ơn chú ạ !
Không sao cả ! Loại bạn rải chất lượng rất kém, cây khó hấp thụ, chỉ phí tiền thôi.
Thân chào @Ngok! Hi vọng là thế nhưng dựa vào đâu bạn lại kết luận thế?
Căn cứ vào số lượng bạn bón vi lượng mà tới 15 kg/ha đó.
Loại này bán đầy ngoài thị trường khoảng 15-20 ngàn/kg.
Chào @Ngok ! Tức là 15 kg/ha thì ít nên ko làm ảnh hưởng chứ ạ. Giả sử nếu chất lượng thiệt thì có nhiều ko ạ !
Cảm ơn nhiều !
Vi lượng là lượng cực nhỏ, tính bằng ppm tức là phần triệu gram. Bón tới 15kg/ha thì không còn gọi là vi lượng nữa bạn nhé !
Mọi người cho tôi hỏi, để bớt công lao động thì pha thuốc sâu (trị rệp sáp, tuyến trùng) với phân nước đổ cho tiêu có được không ?
Còn tùy theo loại phân nước cụ thể pha với thuốc BVTV hoạt chất gì. Thông thường nhà sản xuất có khuyến cáo rõ trên bao bì.
Tuyệt đối không pha chung thuốc BVTV với những loại phân có nhiều vi sinh vật hữu ích (EM) như phân sinh học học tổng hợp biogel.
Mọi người cho tôi hỏi, vì lượng thuốc cần dùng nhiều nên tôi pha 1kg đồng với 16lit nước, 2kg vôi với 4lit nước, sau đổ đồng sang vôi và quấy đều cho tan. tôi pha 5 lần như vậy đổ vào phi nước 400lit và khuấy đều thì được 500lit dung dịch. Nói đơn giản ra là tôi pha dung dịch boocdo đặc rồi đổ vào nước thì có được hay ko?
Mọi giải đáp tôi xin chân thành cảm ơn!
Không rõ bạn pha boocdo nồng độ bao nhiêu để góp ý.
Bạn kiểm tra lại theo công thức 1% = 1:1:100 ; 2% = 2:2:100
Nếu pha boocdo theo cách của bạn được thì đã không có công thức như trên.
Do tôi cần phun một lần hơn 1000 lít dung dịch boocdo 1% mà dung cụ để pha không đủ vậy tôi có thể pha tỷ lệ trên 5% sau đó pha vào nước cho loãng để có dung dịch 1% dùng để phun cho tiêu năm thứ 3 được không ?
Pha như vậy sẽ không thành thuốc mà thêm tốn kém, lãng phí.
So với mua sunfat đồng thì mua thuốc nấm cũng không đắt lắm đâu.
Tuy nhiên, vấn đề là cần mua đúng thuốc có chất lượng.
Bà con pha thuốc boocdo rửa cây, trừ nấm bệnh không nên pha quá thừa để qua đêm sẽ làm thuốc giảm hiệu lực.
Chú ý mua sunfat đồng loại óng ánh màu xanh nhạt pha thuốc mới đạt chất lượng. Loại đục như bột màu chỉ để làm phân vi lượng bón cây.
Bác Vịnh cho cháu hỏi xíu. Tiêu nhà cháu trồng được 9 tháng và đang bị nấm hồng và cháu sử dụng thuốc gốc đồng thì có được không bác
Bác nào giúp em cho em hỏi là em pha boocdo 1% khi pha xong em thử thì thấy cây đinh nó bám 1 lớp đen. Em cứ phun lên cây. Bố em có bảo là đồng pha hỏng vẫn phun thì nó rụng hết lá với hỏng cây. Em lo quá bác nào giúp em chỉ cho em biết các tác hại của nó được ko ạ. Em pha 1kg vôi 1 kg đồng 100lit. Chả hiểu sao lại ko đc. Rõ ràng em làm đúng như hướng dẫn mà
Chú ơi cho cháu hỏi nếu pha boocdo 1kg đồng +2kg vôi +100lit nước có được không ạ, bên cửa hàng bán người ta nói nhiều vôi thì mát không sao có phải không chú.
Dư vôi thì tác dụng giảm, dư sunfat thì cháy lá !
Xin Chào các Anh chị. trên diễn đàn vừa đọc vừa ngẫm nghĩ thấy hay quá.
1. Cho mình hỏi boocdo 1% có trị dược bệnh nấm ở cây chanh leo (Chanh dây) không vậy.
2. Đợt vừa rồi mình dùng vôi sống rắc trắng cả cây giờ không còn tý lá nào.
Anh chị có thể chỉ cho em giờ phải làm sao để cây bung nhánh phát triển bình thường
1. Được. Quan trọng là ở nguyên liệu sunfat đồng và cách pha.
2. Đổ phân sinh học biogel kết hợp nấm tricho
Không phun boocdo lên cây chanh dây đang có trái.
Vi lượng đồng sẽ làm trái chai sượng, trái không to, rụng trái non…
Hôm nay em phun sunphat đồng, hôm sau em tưới trichoderma được không bác.
Phải cách ly ít nhất 1 tuần !
Chào anh Vịnh!
Tôi làm bên chăn nuôi, nếu hỏi sang cây trồng nghe ra thì không đúng, nhưng về kiến thức hóa học và nguyên lý chung, tôi nghĩ anh có thể trả lời giúp được:
1.Trong chăn nuôi thướng dùng dung dịch Xút + Nước vôi để quét nền chuồng sát trùng chuồng nuôi.
Nay để diệt Nấm thì tôi cho thêm Sun phát đồng ngậm nước vào thì 3 hóa chất trên có phản ứng nhau làm mất tác dụng không.
Theo anh nếu sử dụng 3 hóa chất trên thì có nên trộn vào thánh 1 dung dịch hay tách riêng như thế nào.
2. Nếu tôi muốn diệt nấm mốc trên trấu không có gà hoặc nền chuồng không có gà thì dùng dung dịch Sunphat đồng như thế nào.
Xin Cảm ơn anh!
Chào bạn!
Xút có tính kiềm mạnh, thường dùng làm chất tẩy rửa trong các ngành công nghiệp. Nước vôi có tính kiềm mạnh, sát khuẩn cao. 2 loại này có thể dùng chung.
Sunfat đồng có tính acid, dùng riêng hiệu quả rất thấp nhưng rất độc với gia súc gia cầm.
Hỗn hợp 3 loại này sẽ gây phản ứng kết tủa, mất chất nên chỉ dùng riêng.
Sunfat đồng + vôi = boocdo diệt nấm rất tốt, nhưng phải pha đúng cách. Cần cách ly ít nhất 2 tuần mới cho gia súc vào.
Thân
Chú ơi dung dịch booxdo có tưới xuống gốc cho cây đinh lăng bị bệnh thối nhũn củ rễ được không ạ (sau khi đã phun thuốc Metalaxyl +Mancozeb)
Được, chỉ pha boocdo với nồng độ 1,5% thôi nhé !
Cháu muốn hỏi, pha thuốc boocdo để trị bệnh nấm trên cây hoa hồng được không ạ? Cháu cảm ơn!
Phun trị nấm rất tốt, chỉ nên pha boocdo với nồng độ 1%. Chú ý cách pha.
Phun vào lúc trời dịu mát. Có thể lặp lại sau 6-7 ngày.
Chào cả nhà!
Em có 1 câu hỏi cả nhà ai biết chỉ giúp em với.
Sau khi phun boocdo1% thì trên lá có bám chất màu trắng đó vôi, vậy có thuốc nào phun vào làm tan chất bám trên lá không cả nhà?
Em xin cảm ơn!
Bạn đã pha boocdo 1% bao gồm những chất gì, sunfat đồng loại chất lượng ntn? Không biết cách bạn đã pha ntn thì khó trả lời chính xác được. Nếu chỉ dư vôi thì bạn rửa nước vài lần sẽ trôi sạch.
Các bác cho em hỏi là em muốn pha 500l dd boocdo vào bể phun thuốc. Cần 5kg đồng xanh và 5kg vôi pha riêng với nước. Nhưng không có đồ để pha sunphat đồng vì lượng nước nhiều. Vậy em pha 5kg vôi với 50l nước rồi đổ vào bể phun. Xong em pha 5kg đồng với 50l nước rồi đổ từ từ vào bể có nước vôi rồi vừa quậy vừa bơm thêm nước vào tới khi đủ 500l được không ạ.
Em muốn hỏi thêm vấn đề nữa xin các bác chỉ bảo. Là em pha dd boocdo xong khi phun nếu không quậy lên thì để lâu nước thuốc dd bị lắng xuống còn nước trong phía trên. Như vậy là do em pha chưa đúng hay sao mà nước đã pha dd lại trong nổi trên còn phía dưới đáy lại xanh.
Chắc chắn là sai nên dẫn tới kết quả 2 dung dịch không trộn lẫn được vào nhau.
Bạn nên chia ra nhiều lần để pha cho dễ khuấy trộn. Tốt nhất là pha làm 5 lần.
-Lấy 1kg vôi hòa tan trong 20 lít nước để riêng. Lấy 1 kg Sunfat hòa tan trong 80 lít nước để riêng.
Sau đó đổ từ từ dd sunfat đồng vào dd vôi, vừa đổ vừa khuấy đều. Không được đổ dd vôi vào dd sunfat. Bạn sẽ có 100 lít dd boocdo để phun. Làm như vậy 5 lần, bạn sẽ có 500 lít dd boocdo.
Khi đã thành 100 lít dd boocdo hoàn chỉnh, có thể đổ chung vào tẹc lớn.
Chú ý, phải tiên liệu để pha và phun hết trong ngày, không pha dư để qua đêm.
Nhớ mua sunfat đồng loại chất lượng (giá trên 100k/kg).
Chúc bạn thành công !
Pha boocdo muốn hiệu quả cũng cần cả hai loại có chất lượng tốt, vôi cũng cần loại vôi tốt để ra sản phẩm tốt. Trên thị trường vôi đầy, cũng có loại kém chất lượng. Pha dung dịch này trị nấm hiệu quả rất tốt, tôi dùng trị thán thư và tảo đỏ trên cây tiêu mỗi năm một lần thấy rất yên tâm.
Kiểm tra lại chất lượng gói sunfat đồng đã mua !
Em muốn pha booc-do để rửa vườn do trời bắt đầu có mưa, vì bà con ở vùng em chuẩn bị tuần sau sẽ làm bông vụ mới. Xin cho em lời khuyên, em cám ơn.
-Lẽ ra bạn nên rửa cây ngay sau khi thu hoạch vừa xong để hỗ trợ cho cây nhanh hồi phục.
-Chỉ nên pha booc do 1% , không pha nồng độ cao hơn sẽ có hại hơn là có lợi.
-Phải cách ly các phân thuốc khác ít nhất 7 ngày …
-Lưu ý, sử dụng nhiều thuốc gốc đồng sẽ làm các loại cây trồng nhanh già cỗi, sớm bị lão hóa, giảm năng suất.
Đồng ý với @ Nam Hai
Bà con hạn chế dùng thuốc gốc đồng khi không thật cần thiết và không có lựa chọn thay thế.
Việc sử dụng nhiều thuốc gốc đồng sẽ làm vườn cây nhanh cằn cỗi, năng suất giảm…
Cho cháu hỏi dung dịch bocdo có dùng được cho hoa lan không vậy chú.
Quá tốt chứ..!
Nhưng không dùng khi đang có bông.
Bác Vịnh chia sẻ cho cách sử dụng bo trên tiêu
Chào @ Lê tùng
Bác không dùng bo, nói đúng hơn là không dùng vi lượng ở dạng đơn chất.
Bác chỉ sử dụng sinh học biogel+biosol là loại tổng hợp đủ các thành phần đa-trung-vi lượng. Nếu cần thì bác tăng cường gói trung vi lượng tổng hợp nữa, theo phương châm tốn 1 lần tiền để mua được nhiều chất hơn là tốn nhiều lần tiền để mua nhiều chất.
Thân
Chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi:
Cháu có 1,4 ha đất đồi + đất ruộng, trồng bưởi Diễn và Da xanh. Cháu muốn trồng theo hướng bưởi sạch, đối với các loại sâu bệnh, nhện thì cháu dùng hỗn hợp Tỏi + ớt + gừng + rượu nghiền nhỏ trộn lẫn nhau ngâm trong 1 tháng rồi phun.
Còn đối với các loại nấm bệnh thì cháu chưa có cách nào khác ngoài dùng các loại thuốc hóa học như Mancozeb, metalaxyl,…
Chú cho cháu hỏi là nếu pha Boocdo như chú hướng dẫn thì có phòng trị được tất cả các loại nấm không ạ? Chú cho cháu chút lời khuyên về trồng bưởi sạch ạ!
Cảm ơn chú nhiều.
Chào cháu @Manh Cuong
-Về sử dụng thuốc sâu sinh học, cháu tham khảo bài này: http://www.giatieu.com/pha-che-thuoc-sau-benh-sinh-hoc-m5/8304/
-Booc-do là thuốc trị nấm gốc đồng, rất hiệu quả nếu pha chế đúng cách và sử dụng nguyên liệu có chất lượng. Nhưng thuốc có những tác dụng phụ gây bất lợi cho cây trồng trong một số trường hợp nhất là khi ở giai đoạn cây ra bông hay nuôi trái.
-Sản xuất sạch nói chung vẫn sử dụng phân thuốc hóa học, nhưng phải biết dùng đúng cách và đúng lúc. Tài liệu về “sản xuất nông nghiệp sạch” khá nhiều trên net, cháu có thể tìm đọc.
-Về thuốc trừ sâu sinh học, có loại thuốc chứa nhiều dòng vi khuẩn kháng sinh nhập khẩu từ Mỹ, cung ứng cho các nhà vườn trồng cây ăn trái xuất khẩu ở ĐBSCL, rất hiệu quả, khoảng 2 triệu đồng/ha cho 1 lần dùng… Hay loại vi khuẩn cố định đạm, lấy nitơ trong không khí đưa vào cây trồng, giúp giảm lượng phân bón hóa học.
-Chú chỉ tư vấn chi tiết qua email vì khá dài dòng, không phù hợp để trao đổi trên diễn đàn.
Thân
Xịt booc đô có ảnh hưởng đến trái cà phê k ạ ?? Trong thời kì tháng 8 trái lớn rồi ạ.
Chỉ sử dụng các loại thuốc trị nấm gốc đồng khi cây không ra hoa, không nuôi trái. Vì sẽ làm rụng bông, rụng trái non hàng loạt hoặc trái bị chai không phát triển…
Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi diễn đàn chăm sóc cây cafe với.
Cháu vào đây toàn thấy hỏi về chăm sóc cây tiêu.
Cho cháu xin link của diễn đàn với. Cháu cảm ơn.
Chào cháu.
Cháu vào theo link này : https://giacaphe.com/
Chúc cháu đạt mong muốn.
Thân
Cháu pha nhầm CuSO4 với vôi CaCO3 và xịt lên cà phê. Cà phê rụng lá nhiều có cách nào khắc phục rụng lá không ạ, mong chú giúp đỡ ạ.
Phun nước thật đẫm lên cây để rửa trôi, hy vọng thiệt hại sẽ dừng lại…
Không rõ cách pha và chất lượng Sunfat đồng đã sử dụng ntn ?!
dạ pha 1,5kg CuSO4 với 5Kg vôi CaCO3 ạ pha với 200l nước. Nếu pha vậy vơi pha Tỉ lệ 1:1 thi cái nào hiệu quả hơn ạ
Chào cháu @ phạm trường
Phản ứng hóa học để thành dung dịch boocdo trị nấm phải được cân bằng theo công thức, chứ không phải mình muốn cho bao nhiêu nguyên liệu cũng được. Vì kết quả sẽ không ra thành boocdo nên không có tác dụng trị nấm.
Vd: pha nồng độ 1% là 1kg vôi 1kg sunfat đồng ; nồng độ 2% là 2kg vôi 2kg sunfat đồng… với 100 lít nước sạch. (nước bẩn cũng không được)
Cháu hiểu mình sai chỗ nào rồi chứ ! Lần sau phải đọc kỹ lý thuyết trước khi thực hành nhé !
Hình như cháu phun đã mấy ngày qua rồi ?!
thân
Xin chào diễn đàn, mình có 1 số thắc mắc cần mọi người giúp đỡ.
1: mình có hỏi mua CuSO4 nhưng người bán nói loại thường không hiệu quả (loại 17k và 22k/1kg) họ nói phải loại 90k/1kg mới hiệu quả. Như vậy có đúng không?
2: boocdo phun lên tiêu đang mang trái sẽ gây rụng, vậy tưới gốc có rụng không?
Mong mọi người giúp đỡ, xin chân thành cảm ơn.
Mình coi lại bình luận trên đã rõ. Loại đồng 90k/1kg mới có hiệu quả vậy mà mọi người nói thuốc boocdo rẻ mà hiệu quả , để ra được 1 phuy thuốc gần 200k. Thêm cách pha phải đúng nữa, sao ko dùng những đồng bán sẵn để rửa vườn như đồng đỏ, hoặc nano đồng. Thảo nào mình mua gói đồng 17k/1kg pha ra thử đinh chẳng thấy đổi màu.
Muốn thuốc tốt phải có nguyên liệu tốt, nhưng tốt thường không đi đôi với rẻ.
Đồng đỏ (oxyt đồng) làm thuốc trừ nấm không hiệu quả bằng đồng xanh (sunfat đồng), còn nano đồng có hàm lượng đồng thấp nhưng có tác dụng siêu dẫn.
Đồng không có tác dụng lưu dẫn, nhưng tưới xuống đất có thể tác dụng lên cả cây do rễ hấp thụ chứ không chỉ tác động trực tiếp làm hư bông và trái non.
Cơ chế tác động của dung dịch Bóoc đô là gì ạ?
Các loại nấm bệnh cũng là (vi) sinh vật, nên cần thực dưỡng để tồn tại. Các oxit đồng (Cu2O) có trong booc-do sẽ gây độc khi nó ăn phải và tiêu diệt nó.
Cháu chào chú Vịnh và bà con ạ. Cháu đã xem qua cách pha chế boocdo để trừ bệnh cho cây tiêu nhưng không biết mua sunfat đòng ở đâu. Kính mong mọi người chỉ giúp cháu với ạ.
Sunfat đồng có bán tại các cửa hàng thuốc BVTV.
Bạn nhớ mua loại tốt (98-99%), giá khoảng 110-120 ngàn/kg
Trừ bệnh phải pha nồng độ 2%, tốn 2kg sunfat đồng…
Mua thuốc trừ nấm của thương hiệu tin cậy cũng không nhiều tiền hơn mà còn hỏi mất công mua phải sunfat loại tốt loại xấu nữa…
Rửa cây sau thu hoạch chỉ cần pha dung dịch booc-do nồng độ 1%.
Tuy nhiên, phần lớn bà con nông dân pha không đúng cách nên hiệu quả không cao, chưa tính đến chất lượng của nguyên liệu mua…
Vâng ạ. Cám ơn bà con ạ.
Chào mọi người cho tôi hỏi sau thu hoạnh thì mình xịt Forge SP để diệt nấm bệnh thì mình có phải xịt mancozeb và melataxyl để giúp cây làm bông không và thời gian cách nhau là bao lâu, xin cám ơn.
Mancozeb+Melataxyl là thuốc diệt nấm, không có tác dụng gì liên quan tới việc làm bông…
Forge SP vừa trị nấm, trị tuyến trùng, vừa giúp cây hồi phục để có sức làm bông.
Suy nghĩ kỹ để lựa chọn !
Chú Vịnh ơi cà phê nhà cháu trồng được 6 năm rồi nhưng gần đây bị bệnh tảo đỏ nhiều lắm. Cho cháu hỏi giai đoạn này mới bắt đầu vào mùa mưa có nên xịt boocdo cho cây cà phê không và nếu pha dung dịch boodo 1% để xịt thì có trị hết được bệnh này không. Cháu cảm ơn chú. Vì bên trang giacaphe.com cháu không tìm được bài nào thích hợp để hỏi chú nên cháu xin phép hỏi trong bài viết này
Chào cháu.
Muốn trị tảo đỏ hiệu quả, nên pha booc-do 1,5%. Quan trọng là tìm mua nguyên liệu sunfat đồng loại có chất lượng mới đạt kết quả cao. Chú ý, phun booc-do dễ làm trái non bị chai.
Tại sao cháu không dùng xạ khuẩn Forge SP cho đỡ ô nhiễm thay vì dùng hóa học.
Thân
Bạn tham khảo bài giới thiệu này :
> http://www.giatieu.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-vi-sinh-cua-cong-ty-tnhh-innolite/9571/
Bác ơi cho cháu hỏi
Tính khối lượng vật liệu và hóa chất đủ để pha chế 200 lit dung dịch borđô nồng độ 0,5%.
Để pha boocdo nồng độ 0,5% bạn cần có 100 lít nước, 0,5 kg sunfat đồng và 0,5 kg vôi.
Nếu muốn pha 200 lít boocdo nồng độ 0,5% bạn cần 200 lít nước, 1 kg sunfat đồng và 1 kg vôi.
Thực hiện theo bài viết đã hướng dẫn. Chúc bạn thành công.
Nồng độ 0,5% thấp quá !
Pha để làm gì mà thấp vậy ?!
Cháu chào chú Vịnh, chào các chú bác trong hội giúp cháu với ạ. Cháu muốn đổ gốc để diệt tuyến trùng rệp sáp cho cả tiêu và cà phê vì cháu trồng xen canh thì nên pha boocdo tỉ lệ nào thì hiệu quả ạ.
Bạn lưu ý, booc-do là thuốc trị nấm, không có hiệu quả gì với tuyến trùng rệp sáp !
Thứ mà bạn cần dùng là vi nấm trichoderma sp.
Bài viết có tựa đề rõ ràng như vậy mà sao vẫn có bạn còn nhầm lẫn pha boocdo để diệt tuyến trùng rệp sáp được nhỉ ?!
Gốc cafe bị lột vỏ, lấy boocdo quét lên được không bác?
Được. Nên quét với nồng độ tối thiểu 2% và quét nhiều lần, mỗi làn cách 4-5 hôm.
@Hoàng
Em có thể dùng boocdo quét lên vết thương ở thân cây để trị bệnh xì mủ cho sầu riêng được không vậy anh ?
Boocdo là thuốc hóa học gốc đồng, chủ yếu trị các loại nấm. Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng cùng loại nấm Phytophthora gây bệnh héo chết nhanh hồ tiêu. Dùng boocdo cũng hiệu quả, nhưng phải cạo sạch vết thương để thuốc tiếp xúc và quét làm nhiều lần…!
Theo tôi, dùng xạ khuẩn streptomyces có trong sản phẩm Forge SP, hiệu quả cao hơn do xạ khuẩn chủ động tấn công vào sâu để tiêu diệt nấm, là thuốc sinh học nên thân thiện với môi trường, an toàn cho người dùng…
Xin cộng đồng cho tôi hỏi vườn tiêu bị chết bằng dung dịch booc-do để trồng lại được không.
Và xử lý ao cá tạp để nuôi cá có được không và nồng độ booc-do bao nhiêu ạ. Cảm ơn gia đình giatieu.com
Sử dụng boocdo để xử lý là bạn có thể diệt luôn các loại vi sinh vật có lợi trong đất.
Xử lý ao cá tạp chỉ pha với nồng độ 1%.
Tại sao bạn không dùng xạ khuẩn trong Forge SP để xử lý vườn tiêu đã chết để trồng lại? Đỡ gây độc hại cho chính bạn và môi trường !
Xin hỏi thêm @Thanh Hà cùng cộng đồng giatieu.com. Tôi có ao cá có nhiều cá tạp quá giờ muốn xử lý cá tạp để nuôi cá giống. Vậy xử lý booc-do tỷ lệ là hợp lý ạ. Cám ơn gia đình giatieu.com
Ngay dưới ý kiến trao đổi việc pha booc-do với nồng độ 1% để xử lý ao cá của @Thanh Hà là câu hỏi của bạn.
Thực sự chưa hiểu nhu cầu chính xác của bạn là gì!
Tới giờ này mà vẫn muốn dùng thuốc hóa học đổ trong vườn thì em cũng chịu thua !
Chào @Thanh Hà và @Senca kkông phải tôi muốn dùng hóa học mà vườn tiêu bị chết hết rồi sợ dùng sinh học không triệt để khi trồng lại vẫn nhiễm bệnh là nguy hại đến kinh tế và công sức của mình.
Có vẻ chú đã hiểu nhầm… Cháu xin trao đổi.
-Nếu chú dùng hóa học, sẽ phát huy hiệu quả trong vòng 1 tuần, rồi sau đó thì sao? Chú có chắc chắn sẽ không tái phát, hay tái nhiễm từ nơi khác lây lan tới. Nhiều chương trình TV thường khuyến cáo, sau 14 ngày phải đổ thuốc lại để phòng ngừa, cháu không nghĩ chú sẽ chọn cách này.
-Dùng nhiều hóa học sẽ làm cây mất đề kháng. Tại sao ta phải chích ngừa cho trẻ con mà ta không để khi nó bị bệnh sẽ đưa đi viện chữa trị, chính là giúp trẻ tăng đề kháng bằng sinh học, bằng vắcxin nuôi cấy.
-Vườn chú chắc chắn đã dùng nhiều hóa học, nhưng cây vẫn chết ?
Cháu không dám dài dòng, chỉ xin được trao đổi để chú hiểu rõ hơn.
Tôi hiểu mối lo của bạn, trong khi giá tiêu đang rẻ mà đầu tư khá tốn kém.
Như @Ngok nói, chắc bạn đã dùng thuốc hóa học nhưng tiêu vẫn chết sao bạn không nghi ngờ. Bạn cũng không có căn cứ nào để cho rằng sinh học không triệt để ?
Thị trường phân thuốc thật giả lẫn lộn tràn lan làm bà con lựa chọn khó khăn chứ không do phân thuốc hóa học hay sinh học bạn ạ…
Anh này hay thật ! Đã trả giá bằng cả rẫy tiêu rồi mà vẫn chưa muốn thay đổi.
Nếu chưa tin cậy loại nào thì nên dùng thử trên diện tích nhỏ để tự mình xem xét…
Đó mới là cách lựa chọn hợp lý nhất !
Chào @Senca, @Ngok, @Thanh Hà… hiểu và chăm sóc cây tiêu… Tôi cũng cố gắng giữ cây tiêu nhưng giờ nó không may bị nhiễm bệnh cứu chữa cũng không giữ được cây nào, xót xa quá diờ muốn trồng lại. Vì chưa biết trồng cây gì và tiếc giàn trụ muồng nên muốn tham khảo cộng đồng góp ý kiến… Bây giờ có còn cây nào đâu mà phòng ngừa bền vững… Tôi muốn xử lý đất để trồng lại thôi.
Tôi không đoan chắc mọi người chưa hiểu hết ý của nhau khi trao đổi.
Tôi xin hỏi anh @trung hiếuvd4.
Anh đã xử lý hóa học nhưng tiêu của anh vẫn chết. Tại sao anh không chuyển qua dùng sinh học xử lý mà vẫn muốn dùng hóa học tiếp? Tất nhiên lựa chọn hóa hay sinh là quyền của anh!
Nói qua lại mới lộ ra là vì anh tiếc mấy trụ muồng… Vậy thì, nếu anh chỉ xử lý đất, ít bữa nữa bào tử nấm trên muồng rơi xuống, hoặc từ nơi khác bay tới tấn công vào tiêu con mới trồng thì anh làm sao ? Anh thấy cái vòng lẫn quẩn này chưa? Mong anh nghĩ kỹ, trồng tiêu không quá khó, nhưng lại rất khó khi chưa hiểu thấu đáo…
Tôi hiểu ý anh @Hoàng
Ý tôi là dùng booc- do xử lý đất có triệt để không thôi mà. Còn khi trồng tiêu con chăm sóc thế nào thì mình đã chia sẻ với nhau rồi…
Sao lại không, nhưng đó là cách hũy diệt môi trường và không lâu dài, sau này phải tốn kém nhiều hơn để tái tạo môi trường. Mọi người nêu ý kiến là vì vậy.
Lưu ý, xử lý dưới đất mà không xử lý trên cây muồng thì cũng bằng không !
Nông dân mình vốn rất bảo thủ. Quen dùng hóa học rồi, không thay đổi được đâu…
Mấy anh hàng xóm chỗ tôi cũng vậy. Nghe nói thì gật gù tỏ vẻ, nhưng đâu lại hoàn đấy !
Vui lòng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Hạn chế, cân nhắc khi tranh luận.
Cám ơn !
Thưa cộng đồng giatieu.com.
Tôi cũng nghe nói dùng booc-do để xử lý ao. Nhưng ao nhà nhiều cá tạp quá, giờ muốn xử lý để nuôi cá giống mà không biết booc-do 1% có nhẹ quá không?
Dung dịch booc-do 1% ít độc với người và gia súc nhưng rất độc với tôm cá, cần thận trọng.
Sau xử lý, cần giữ nước trong ao hồ vài tuần để độc tố tự phân giải trước khi thãi nước ra sông suối tự nhiên, tránh gây tác hại cho môi trường.
Không tiêu thụ tôm cá bị ngộ độc thuốc.
Rẫy tiêu của em có dấu hiệu lây nhiễm bệnh vàng lá chết chậm đã gần tháng nay. Em hoang mang không biết phải làm thế nào. Đổ thuốc sợ tốn kém mà bệnh vẫn không hết. Phá bỏ, thay thế cây trồng khác thì cũng không biết chọn cây gì, phải mất vài ba năm mới có thu hoạch. Vùng em chỉ trồng cây cà phê với tiêu mà cà phê giá hạ quá nhiều bà con đang chán nản…
Bạn hãy tự quyết cho mình, không ai có thể quyết thay cho bạn…
Bạn nên trao đổi cách trị bệnh với cộng đồng trên giatieu.com
Theo cây tiêu thì phải tốn tiền, bỏ thì mất sạch….tùy theo tính toán của bạn thôi.
@Duybao nói chính xác. Không bỏ tiền ra mua thuốc thì lấy gì để hết bệnh.
Quan trọng là bạn phải tìm mua các loại phân thuốc ở chỗ tin cậy để chăm bón cho hiệu quả.
Khuyên bạn phải nhanh chóng quyết định. Để lâu càng thêm tốn kém…
Các bác cho cháu hỏi pha chế boocđô 10% kiểu gì ạ
Booc-đo 10% rất độc hại với môi trường.
Khuyến cáo bà con không nên pha với nồng độ quá cao này !
Bạn có thể chia sẻ dùng booc-đo nồng độ cao để làm gì cụ thể ko?
Muốn pha booc-do cần quan tâm chất lượng của sunfat đồng. Loại tốt nhất hiện nay có giá hơn 100k/kg.
Bà con đừng ham rẻ mua loại 25-30k/kg. Nguyên liệu tốt mới có được thuốc tốt.
Dùng để quét lên vết xì mủ sầu riêng nên pha nồng độ 5% (5:5:100). Lấy 0,5 kg sunfat đồng, 0,5 kg vôi và 10 lít nước thật sạch để pha.
Cẩn thận, thuốc rất độc với người và gia súc.
Tham khảo thật kỹ cách pha nhé, phải pha chế đúng cách thuốc mới có hiệu quả cao !
Trên trang giatieu.com đã giới thiệu thuốc sinh học nhãn hiệu Forge SP xài rất là tuyệt vời, trị tất cả loại nấm. Mình đã xài rất là ok không độc hại mà rất hiệu quả. Nếu xịt ngừa một năm 2 lần thì không phải lo gì nữa. Pha chế booc-do có khi còn đắt hơn mà hiệu quả không bằng, thân chào.
Mình cũng xài giống bạn 2 lần/năm. Trước đây mình thường rửa cây sau thu hoạch bằng booc-do do mình tự pha chế. Về sau thấy mua sunfat đồng có vẻ kém chất lượng nên mình xài Coc 85. 2 năm nay mình chuyển sang sinh học Forge SP vừa rửa vừa phòng 1 lần cho khỏi độc hại, đỡ tốn kém mà thấy cây cũng khỏe hơn !
Ý của bạn rất hay và hiệu quả- An toàn
Xin hỏi anh Vịnh; đối với cây Sầu riêng từ 3 tháng tuổi trở lên thì nên dùng boocdo ở nồng dộ nào tốt nhất
Và khi cây ở năm thứ 3 trở lên thì ta dùng boocdo nồng độ nào.
Xin cảm ơn.
Nồng độ thuốc booc-do để trị các bệnh nấm nặng hoặc nhẹ chứ không theo độ tuổi của cây.
Với tất cả cây trồng các loại nên pha booc-do với nồng độ 2% để phun là vừa.
Cần thiết thì phun lặp lại sau 7 ngày chứ không pha đậm hơn.
Cẩn thận với cả gia súc, gia cầm, không vương vãi xuống ao hồ…
Nhìn chung các thuốc đồng dùng để trị các bênh nấm hại đều có hiệu quả cao nhưng cực kỳ độc hại với người và gia súc, gia cầm… Bà con phải hết sức thận trọng khi sử dụng, tránh rơi vãi lung tung khắp nơi…
Chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi khi pha được booc – đô với tỉ lệ 1% rồi thì liều lượng mình sử dụng như thế bào ạ nghĩa là 1l thuốc thì pha với bao nhiêu lít nước ạ hay là mình để vậy đề phun trực tiếp. Cháu cảm ơn ạ.
Chào cháu. Nồng độ 1% là pha 1kg sunfat đồng với 100 lít nước. 2% là pha 2kg sunfat đồng với 100 lít nước. Pha xong cứ thế mà phun. Nhớ chú ý các biện pháp an toàn lao động vì thuốc gốc đồng rất độc với người và gia súc.
Thân
Vậy khi dung dịch boocđô 1% chuẩn thì nhúng đinh sắt vào sẽ biểu hiện như thế nào. Với theo mình đọc thì thấy khi thí nghiệm pha dd booc đo ng ta nói 10g Đồng sun phat 800ml nc + 15g Vôi 200ml nc. Mà ở đây lại tỷ lệ 1:1