Hiểu biết về phân vi sinh vật

Đó là những chế phẩm chứa các loài vi sinh vật. Bao gồm các nhóm vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v…

Đọc thêm : >> Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp

Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.

Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón.

Phân vi sinh vật cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.

Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.

Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.

Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:

– Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.

– Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.

– Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.

– Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa.

Vi sinh vật hoà tan lân. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.

Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms).

Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân.

Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.

Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ.

Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây. Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v.. Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.

Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.

Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở nước ta, đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết quả khá tốt.

Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật hữu hiệu (Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v.. Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:

– Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.

– Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.

– Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.

– Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.

– Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.

– Góp phần làm sạch môi trường.

Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của phân.

EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.

Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật :

Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.

Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật.

Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.

Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.

Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.

Lưu ý : Bài viết được đăng trên Giatieu.com từ năm 2012 nên có những vấn đề không còn phù hợp. Cộng đồng tham khảo để góp phần nâng cao hiểu biết về các loại phân vi sinh vật.

55 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Các loại phân kém chất lượng (thậm chí giả) buôn bán tràn lan, quảng cảo bốc trời… Khuyên bà con hãy cảnh giác.

    Nhà bán phân phải liên kết với nhà vườn, xây dựng mô hình, quy trình bón phân… và phải chịu trách nhiệm về kết quả bón phân.

    Riêng về phân bón cho cây tiêu, bà con càng phải thận trọng, kẻo tiền mất tật mang. Cây tiêu chỉ bền vững khi canh tác theo phương pháp hữu cơ, nếu lạm dung phân hóa học, thuốc trừ sâu thì một thời gian sau sẽ phải trả giá.

    • Em đọc tài liệu thấy vi khuẩn Pseudomonas có rất nhiều chi gây nên bệnh tật cực kỳ nguy hiểm với con người. Tài liệu trong nước cũng nói đến các chi của vi khuẩn này gây bệnh trên cây cối. http://baovethucvatvn.blogspot.com/2012/04/benh-do-vi-khuan-hai-lua.html
      Xin hỏi là chi vi khuẩn này có tuyệt đối không biến đổi gen để từ có ích sang thành có hại ko? Em cám ơn.

    • Chào bạn @Nga.
      Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về vi sinh vật chủng Pseudomonas của ta lẫn tây trên mạng đều có đề đập đến một dòng Pseudomonas chủ yếu gây bệnh hoại tử, nhiễm trùng mủ xanh trong các cơ sở y tế và nhiều loại bệnh khác nữa. Bài báo bạn nêu trên cũng là một minh chứng.
      Thú thật, để trả lời được câu hỏi của bạn chắc phải cậy tới các nhà di truyền học còn tôi thì…xin chịu, bản thân vi khuẩn này cũng có hàng chục nghìn loại. Khi nó đã biến đổi gen chuyển sang gây hại thì phải tìm cách tiêu diệt nó thôi bạn à. Môi trường đất đai bị nhiễm chất hóa học quá nhiều như hiện nay thì cũng không loại trừ khả năng làm nó biến đổi và kết quả thế nào thì cũng bótay !
      Thân

    • Thế này thì nông dân bó tay!
      Các bác nói sao nghe vậy, hy vọng ko có điều gì xảy ra.

  2. @Kính gửi anh Nguyễn Vịnh !
    Cần có những thông tin như thế này giúp bà con bổ sung thêm kiến thức, hiểu biết hơn về nông nghiệp.
    Cám ơn anh, chúc sức khỏe !

  3. Bác Phan Phát ơi, ở nơi bác có vườn hồ tiêu nào trồng xen cây lạc dại vào không ạ? Em thấy cây lạc dại mà ủ với phân chuồng thì lá rất nhanh tơi.

  4. Chú ơi cho con hỏi. Con muốn làm phân vi sinh từ than bùn nhưng chưa tìm ra được dòng vi sinh phân giải thích hợp ? Chú có thể giúp con được không? Nếu có tên loài thì sẽ giúp cháu được nhiều hơn? Cháu cảm ơn!

    • Chào cháu.
      Chính xác là cháu tìm loại vi khuẩn Bacillus sp, tức là dòng phân giải lân, chất hữu cơ. Tuy nhiên, thị trường thường bán loại sản phẩm tích hợp nhiều dòng nên cháu chỉ cần mua loại Trichoderma tích hợp là được. Thân

  5. Cháu xin chào bác Vịnh và cộng đồng.
    Cháu xin hỏi là vào thời điểm này cháu bón phân hữu cơ vi sinh cho tiêu được không? hay bòn vào thời điểm nào là thích hợp? Cháu xin mọi người tư vấn cho cháu, cháu cám ơn nhiều !

    • Chào cháu@Hồng Vân.
      Giai đoạn này tiêu rất cần hồi phục sức khỏe sau kỳ mưa dầm, tăng cường khả năng phát triển, làm chắc hạt chuẩn bị vào thu hoạch nên nhu cầu phân bón các loại khá cao. Nên chia làm 2-3 lần nhỏ để bón, đổ phân gốc và phun bón lá sinh học hữu cơ, tuyệt đối không để tiêu thiếu dinh dưỡng làm giảm năng suất. Có thể hòa phân vào nước để tưới kết hợp chống hạn cho tiêu.
      -Bón phân hữu cơ vi sinh nên kết hợp Tricho + Pseud để tăng hiệu quả phòng bệnh.
      Thân

  6. Cháu xin chào bác Vịnh và cộng đồng,
    Cháu xin được hỏi là nếu cháu muốn làm phân vi sinh từ phân bò thì cháu có thể sử dụng những loại phế phẩm nào? Cháu xin chân thành cảm ơn ạ.

    • Hình như bạn muốn hỏi dùng chế phẩm gì để ủ phân vi sinh?
      Muốn ủ phân bạn dùng nấm tricho, có bổ sung một số vi sinh vật hữu ích (EM) cần thiết khác như vsv cố định đạm, phân giải lân… Tất nhiên bạn phải chọn chế phẩm của những thương hiệu được bà con tin dùng và giới thiệu cho nhau.

    • Chế phẩm để ủ phân hữu cơ rất nhiều trên thị trường, nhưng để ủ trấu thành công chủ yếu là do phương pháp, các chất phụ gia tăng cường, nhất là cách phối hợp giữa nhiệt độ, ẩm độ và việc phối trộn thêm các vi sinh vật hữu ích khác nữa.
      Chế phẩm tốt mà không nắm vững phương pháp, không biết vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt, thì cũng khó ủ trấu thành công vì vỏ cứng nhiều sợi cellulose !

  7. Chú ơi cho cháu hỏi. Vì sao phân vi sinh vật cố định đạm nên để nơi râm mát tránh ánh nắng mặt trời?

    • Chào cháu @ Mẫn Duy
      Nắng nóng làm bốc hơi nước, mất ẩm, kéo theo Nitơ bay lên trời.
      Nhiều bà con ủ phân để ngoài vườn dài ngày mà quên lý do này, cứ nhầm tưởng ủ càng lâu càng tốt !
      Thân

  8. Chú cho con hỏi:
    Khi ta ủ phân với vi sinh vật xong thì có để lâu được không ạ? Vi sinh vật có chết không khi phân hữu cơ đã hoai mục hết.

    • Không rõ bạn muốn hỏi vi sinh vật nào?
      Nếu là vi nấm tricho thì nó là cây nấm, chu kỳ sống khoảng 12-14 ngày. Sau đó tricho chết và để lại bào tử (có thể gọi là trứng nấm) gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển thành thế hệ thứ 2, rồi thứ 3…
      Khi hoạt động, tricho sẽ tiết ra enzyme gây độc (nên gọi là nấm đối kháng) và sinh nhiệt làm phân hũy chất hữu cơ. Quá trình phân hũy sẽ tỏa nhiệt rất cao, tới hơn 70 độ và nhiệt sẽ đốt chết hạt cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh có trong đống ủ và do đó đốt luôn tricho. Vậy đó !

    • Chào cháu @ Minh Hung
      Có nhiều rồi chứ ! Hầu hết trong các gói vi nấm tricho đều có bổ sung các dòng vi sinh vật có lợi (tiếng Anh: Effective Microoganism – EM). Hay như trong phân sinh học Biogel có 3 dòng vsv cố định đạm, phân giải lân, quang hợp đã có giới thiệu trong bài quảng cáo. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới ở dạng bổ sung, tăng cường…
      Mới đây, có một số trang trại trồng rau sạch, hữu cơ, liên kết với chuyên gia Nhật trực tiếp chăm bón để xuất khẩu sang Nhật. Các bạn làm ở đây cho biết theo định kỳ họ tự tay cho 1 loại thuốc vào ống dẫn nước phân phối đến từng gốc cây và họ bảo là phân bón, nhưng không biết là phân gì ! Họ cũng nói chỉ cho cây ăn thứ này mà không cần phân bón nữa.
      Chú nhận định các chuyên gia Nhật đã dùng phân vsv.
      Vấn đề là các dòng vsv được dùng thay phân hoàn toàn sẽ không được tiết lộ. Mà nếu chỉ là 1 cái tên định danh nào đó thì mình cũng chẳng biết gì hơn nữa cháu ạ.
      Thân

  9. Cháu gửi hình nhờ bác và cộng đồng tư vấn giúp ạ.
    Cháu đã đổ gốc và xịt thuốc 2 lần rồi những vẫn chưa thấy đỡ ạ.
    Cám ơn bác và cộng đồng nhiều ạ !

    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/tuyduc1.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/tuyduc2.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/tuyduc3.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/tuyduc4.jpg

    • Quá thê thảm, không biết khuyên bạn thế nào nữa khi mới vừa xử lý thuốc lần 2.
      Có lẽ cần thêm thời gian để thuốc phát huy tác dụng…
      Cũng có thể chờ thêm thì quá muộn. Ái zà… khó xử thật !

    • Bạn là người quyết định:
      -Quyết tâm chữa cho kịp thời, dùng xạ khuẩn Streptomyces nếu… chưa muộn.
      -Chờ vài hôm để xem tác dụng của 2 lần thuốc hóa học đã dùng, (mặc dù không chắc sẽ khỏi…)
      -Trông chờ vào… may mắn gặp thuốc tốt.
      Thế thôi !

  10. Nhìn hình tiêu của bạn thì ở giai đoạn cuối rồi đã xử lý hai lần mà vẫn vậy, tôi khuyên bạn nên thiêu hủy những cây trên cho đỡ tốn tiền vô ích.

  11. Sáng nay chạy đến trung tâm… để mua mấy gói men đối kháng nấm về để xịt cho vườn, khi nhìn vào hạn sử dụng thấy ghi 18 tháng thay vì trước đây ghi 12 tháng, hỏi cô bán hàng, cô cười cười nói nói: tại anh hay tìm hàng mới nên người ta ghi vậy cho nó mới…bó tay thôi.

    • Vẫn có thể sử dụng được với hạn 18 tháng, nhưng lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ phòng…
      Trong trường hợp này, cần kích hoạt trước (sục khí) để tăng khả năng hoạt động.

  12. Việt Nam là nước có người bị bệnh ung thư vào hàng cao nhất thế giới, chủ yếu là người sống ở vùng nông thôn do sử dụng quá nhiều phân phuốc bvtv hóa học trong nông nghiệp.
    Nghe vậy sợ lắm, phải chuyển qua hữu cơ, sinh học thôi. Không có sự lựa chọn nào khác nữa đâu !

  13. Chỗ tôi đo nước giếng nước sinh hoạt có 90 giếng nước sinh hoạt bị nhiểm, không đạt chỉ số an toàn vệ sinh.

  14. Hy vọng lần sau thông tin của bạn cụ thể hơn như nước giếng bị nhiễm hóa chất hay vi sinh, tỷ lệ số giếng bị nhiễm, ở vùng (địa phương) nào…
    Có thể nêu ra nguyên nhân gây nhiễm và ý kiến của bạn muốn chia sẻ.

  15. Chào @Ngok. Mình cũng nói hơi ngắn mình ở Gia Lai bạn ạ. Đối với nông dân Tây nguyên thì nói về hóa chất thuốc bvtv thì chẳng có mấy ai không biết. Nếu suy xét về lâu dài thì có thể nói rất không tốt tí nào. Lượng phân hóa học bón hàng năm có thể không tăng vượt nhưng thuốc bvtv thì nông dân tiêu thụ tăng lên. Điển hình chỗ tôi cà phê trước đây chỉ phun một đợt thuốc nay có nhiều người phun đến hai ba lần thì hỏi sao nước ngầm không ô nhiểm được. Cũng không hiểu sao những người nông dân chỗ tôi năm nay tái canh cây cà phê lại phải phun thuốc trừ sâu hàng tuần.
    Nói về sinh học thì nông dân luôn bảo thủ. Nhiều khi muốn nói chuyện để dùng thuốc sinh học nhưng nông dân thường không mấy ai tin tưởng, cứ giống như chỉ nói cho mình nghe thôi. Phải nói thật bây giờ nhiều cty thuốc bvtv nông dân chả biết thế nào mà lần, cứ thuốc này không hiệu quả lại đổi thuốc khác, cứ phun thì sâu bệnh lớp này rồi lại lớp khác… một vòng xoay kinh khủng của hóa chất.

  16. Test giếng này là mấy vị bán máy lọc nước đây. 100/100 giếng nào cũng đen ngòm sủi bọt, dân thấy giật mình thế là vay tiền mua máy, có bán trả góp luôn…
    Tôi mang nước đã lọc ra test vẫn đen ngòm… Chịu thua !

  17. Sáng nay có 2 mẹ con nông dân ở cạnh thị trấn được người quen giới thiệu vào nhờ mình tư vấn.
    Mình phân tích các mặt lợi hại của việc dùng thuốc hóa học hoặc sinh học để hai mẹ con lựa chọn.
    Khoảng 2 tiếng sau, 2 mẹ con ghé vào nhờ mình xem loại thuốc mua có hiệu quả không và mở túi xách đưa ra mấy gói thuốc… hóa học, vậy thôi.
    Hay là mình nói chưa đủ sức thuyết phục !

  18. Vi sinh vật là thứ không nhìn thấy bằng mắt thường. Mà đã không thấy thì lấy gì để tin.
    Huống gì thị trường không ít kẻ gian dối, lừa đảo, tràn lan hàng dỏm, hàng đểu…
    Cho nên mọi người cũng đừng trách gì bà con nông dân !

  19. Cho em hỏi giatieu.com là phân vi sinh vật hiệu quả như thế nào ?
    Đã có đánh giá thực tế từ người sử dụng chưa ? Trên loại cây trồng nào ?

  20. Xin trả lời chung cho cộng đồng như sau :
    -Bài viết về phân vi sinh vật ở trên là của Cục Trồng Trọt, cơ quan chức năng hàng đầu của nhà nước hiện nay. Về mặt quản lý, có thể khẳng định không có cơ quan chuyên môn nào hơn nữa !
    -Vì nó quá mới, không chỉ với Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới cũng ở bước đầu sử dụng. Tốt nhất, mọi người nên tự mình sử dụng để đánh giá hiệu quả thực tế.
    -Đã là phân bón nên có thể dùng cho bất kỳ loại cây trồng nào cũng tốt và hiệu quả.
    -Không chỉ là phân bón thuần túy, hệ vi sinh phong phú còn góp phần cải tạo, phục hồi độ phì của đất. Nhất là với đất đai đã thoái hóa bạc màu, lắm sâu bệnh, do thâm canh hóa học quá mức ở nước ta hiện nay.
    Chúc cộng đồng giatieu.com thành công !

  21. Xin giatieu.com cho em hỏi. Em muốn biết hiện nay trên thị trường có bán những loại phân vi sinh vật nào ? Giá trị sử dụng và cách nhận biết từng loại ?

  22. Chào bạn @toanthanh và cộng đồng !
    Nội dung bạn hỏi cũng là điều giatieu.com đang trông chờ từ phía chuyên môn nhưng chưa thấy có thông tin nào rõ ràng. Trước mong muốn hiểu biết của bạn và cộng đồng, cho dù chỉ là 1 trang cộng đồng, giatieu.com xin nêu hiểu biết hạn hẹp như sau:

    Phân vi sinh vật, ít nhất, hiện có 2 dòng sản phẩm:
    -Dòng sản phẩm vsv làm chức năng chính là cung cấp phân bón cho cây trồng.Bao gồm các dòng vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân, phân hũy hữu cơ và các vsv có lợi khác như trichoderma, Pseudomonas… được dùng chung với tên EM (viết tắt của từ tiếng Anh: Effective Microoganism). Mỗi dòng có nhiều chi khác nhau tùy theo nhà sản xuất sử dụng, nhưng bà con không cần quan tâm, phức tạp, mà chỉ biết dòng là được…
    -Dòng vsv làm chức năng chính là bvtv, giúp nhà nông phòng trừ các loại sâu bệnh, thường gọi chung là vsv đối kháng như trichoderma, Pseudomonas, Streptomyces… và một số EM.
    Thị trường có rất nhiều sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào sự lựa chọn, kết hợp các dòng vsv của mỗi nhà sản xuất.
    Cộng đồng cần tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm vsv phù hợp với nhu cầu riêng của mình.

    Cộng đồng cần nội dung chi tiết cụ thể hoặc có những yêu cầu riêng, Giatieu.com có thể hỗ trợ qua email nguyenvinh@giatieu.com hoặc vào ô liên hệ có trên đầu trang.

  23. Giá như người dân trồng tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh không lạm dụng hóa học, chú trọng sinh học thì có đâu nợ nần ngập đầu, thôn xóm xơ xác, hoang tàn như hiện nay…

  24. Thời hoàng kim của Chư Sê, Chư Pưh thì ai có thể nói họ nghe được. Thậm chí có nhiều vị ở đây còn lên mạng rao giảng cho thiên hạ học theo để trồng tiêu mà…

  25. Qúa lạm dụng hóa học khi đầu tư làm tiêu mất sức đề kháng. Khi giá rớt lại bỏ bê khâu chăm sóc để sâu bệnh tấn công. Lại phải tốn tiền cho thuốc nhái, thầy dỏm nữa thì tan tác là đúng rồi…
    Biết trách ai bây giờ đây ?

  26. Dân ta mà các bạn, chưa thấy quan tài thì chưa đỗ lệ… Giá đắt là gì ?
    Thua lỗ, bệnh tật, kể cả bệnh ung thư hiện trước mắt cũng không sợ đâu !

  27. Cho tôi hỏi, nếu mình sử dụng phân bón vi sinh vật này liệu có thay thế hoàn toàn phân bón truyền thống không?

  28. Nếu đất đã bạc màu thì chỉ cần bổ sung các trung vi lượng thôi nhé…
    Bạn cần xem xét kỹ các thành phần đã được NSX công bố.
    Thông thường họ đã bổ sung thành sản phẩm phân bón hoàn chỉnh rồi bạn ạ.
    Lưu ý: Phân vi sinh vật hoàn toàn khác phân vi sinh hay hữu cơ vi sinh

    • Cháu thấy thị trường bán nhiều loại phân bón có ghi rõ phân vi sinh vật. Cho cháu hỏi mình sử dụng cách nào để đạt hiệu quả cao. Cháu cám ơn ạ !

    • Có nhiều thương hiệu phân vi sinh vật, nhưng tùy thuộc vào chức năng có thể chia làm 2 loại chính:
      – Loại chứa các vi sinh vật hưũ ích, tiếng Anh là Effective Microoganism (EM), thường là vi sinh vật phân giải cellulose, cố định đạm, phân hũy hữu cơ… làm phân bón.
      – Loại chứa các dòng vi sinh vật có khả năng trừ sâu bệnh, do nhà sản xuất phân lập, nuôi cấy… như xạ khuẩn streptomyces, vi nấm trichoderma… để trừ sâu bệnh.
      Bạn cần tìm hiểu cụ thể loại mình mua chứa dòng vi sinh vật nào để sử dụng đúng mục đích.

  29. Cháu chào chú Nguyễn Vịnh.
    Chú cho cháu hỏi là cá ủ với EM khi tưới cho hồ tiêu có bị nấm bệnh gì không.

  30. Còn tùy thuộc vào cách ủ, nguyên liệu để ủ, dụng cụ ủ, môi trường ủ… Sức đề kháng của tiêu ?
    Không hề đơn giản đâu nhé !
    Nhiều người ủ nghe mùi không chịu nổi mà vẫn cho rằng mình ủ thành công. Đem tưới cho cây không sinh bệnh mới là lạ.

  31. Mọi người và diễn đàn giatieu.com cho em hỏi ạ…
    Em bón phân vi sinh và cho thêm tricho vào trộn với phân vi sinh được không, vào thời điểm này luôn ạ.

  32. Thêm tricho vào phân vi sinh để bón chung thì tốt quá !
    Nếu bạn áp dụng cách bón lấp nữa thì tuyệt vời hơn.

  33. Cho cháu hỏi làm cách nào để khuyến khích người dân hiểu biết và sử dụng phân vi sinh vật nhiều hơn

    • Có cách nào khác ngoài việc tự mình dùng, khuyến nghị người thân dùng, tuyên truyền bà con lối xóm dùng… Từ đó mới nhân rộng ra… Rất hiệu quả mà giá thành cũng rẻ !

Gửi phản hồi mới

(?)