Campuchia: Giá giảm liên tục làm cho nông dân trồng hồ tiêu không có lãi

Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia đã được Bộ Thương mại và Bộ Nông Lâm Thủy sản phối hợp thành lập vào tháng trước.

Sản lượng hạt tiêu toàn cầu theo quốc gia – 2017

Nông dân Campuchia trồng hồ tiêu không có chỉ dẫn địa lý (CDĐL – non Geographic Identification – GI) tiếp tục gặp khó khăn do giá thấp trong khi năng suất năm tới dự kiến ​​sẽ sụt giảm, ông Yin Sopha giám đốc điều hành hợp tác phát triển nông nghiệp hồ tiêu Dar-Memot nhận định.

Theo ông Sopha, năm nay giá hạt tiêu không có CDĐL trên thị trường vẫn nằm dưới giá thành sản xuất, nên ngành này dự kiến ​​sẽ không mở rộng trong năm tới.

Kể từ đầu mùa thu hoạch, giá hạt tiêu đã ở mức 2,6 USD/kg, nằm dưới mức có lãi. Giá thấp hơn là do tình trạng chung của thị trường toàn cầu.

Giá tiêu không thể tăng thêm được nữa, vì nguồn cung hồ tiêu toàn cầu đã nhiều hơn nhu cầu – giá không có lãi cho nông dân và diện tích canh tác sẽ không tăng nữa.

Ông Sopha cho rằng lĩnh vực này sẽ không còn là một lựa chọn đầu tư khả thi nếu giá tiếp tục giảm.

Thành lập liên đoàn

Theo báo cáo từ Bộ Nông Lâm Thủy sản, tính đến năm 2016, Vương quốc Campuchia có 5.000ha trồng hồ tiêu, xuất khẩu hồ tiêu của nước này đã tăng từ 1.050 tấn trong năm 2016 lên 2.698 tấn vào năm ngoái.

Chính phủ đã thành lập một liên đoàn mới cho ngành công nghiệp hồ tiêu của Vương quốc để tăng cường thị trường và giải quyết các thách thức trong ngành này, do vụ mùa hiện tại phải đối mặt với giá cả sụt giảm.

Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (The Cambodia Pepper and Spice Federation) đã được Bộ Thương mại và Bộ Nông Lâm Thủy sản phối hợp thành lập vào tháng trước.

Liên đoàn sẽ thúc đẩy giá trị của hạt tiêu và tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là không để nông dân sản xuất hạt tiêu không có CDĐL phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Thái Lan và Việt Nam.

Ông Song Saran, Giám đốc điều hành công ty AMRU Rice Co Ltd của Campuchia, được bầu làm chủ tịch liên đoàn, cho biết đang tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết các vấn đề chính trước khi liên đoàn hoạt động.

Chúng tôi chưa có cập nhật nào về giá tiêu. Trước mắt, chúng tôi phải tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật cho liên đoàn. Chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề chính xảy ra ngay bây giờ và từ đó sẽ có hành động tiếp theo.

Vorn Savourn, một nông dân trồng tiêu ở huyện Memot của tỉnh Tbong Khmum, người sở hữu một trang trại 5ha trồng hồ tiêu, cho biết vẫn bán tiêu cho các thương lái.

Tôi không hy vọng giá tiêu tăng. Hầu hết nông dân trồng tiêu ở đây đang xem xét bán trang trại của họ vì họ không thể trả lại tiền vay, ông nói thêm, trồng tiêu không còn là lựa chọn tốt cho nông dân vì không có thị trường bền vững.

  • Được biết, tiêu GI hiện nay chỉ có tiêu Kampot và tiêu Cùa Quảng Trị

Đọc thêm: >> Campuchia: Triển vọng tiêu cực đối với hạt tiêu

>> Campuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới

Nguồn Mai Vy (giacaphe.vn)

5 phản hồi cho bài "Campuchia: Giá giảm liên tục làm cho nông dân trồng hồ tiêu không có lãi"

Hoàng Hiền Lương

Tiêu chết và mất mùa diện rộng. Vụ 2018-2019 khó khăn rồi. Với giá 60.000vnd trong khi đó nhân công hái 180.000vnd.

Châu Huế

Năm nay nước ta tổng xuất khẩu vào khoảng 230.000 tấn tiêu các loại, trong đó có khoảng 30.000 tấn tiêu đen tái xuất của Cam, Indo, Brazil…
Sang năm 2019, dự kiến cũng tương đương !

Tình hình thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng bà con hãy hết sức bình tĩnh, mức chặn của giá từ 53000 – 55000/kg đã được hình thành và chứng minh trong thời gian qua.
Tháng 1 và tháng 2/2019 lượng hàng sẽ rất ít do chưa vào chính vụ, khả năng giá sẽ vẫn ổn định. Bà con nên bán khi giá lên. Giá xuống thì không bán, giá cả đang nằm trong tay những người có hàng thực sự.
Chúc bà con nông dân vào vụ 2019 bán được giá tốt nhất.

Dan Viet

Bây giờ các doanh nghiệp lo xả hàng tồn để chạy vụ mới, nếu bà con cũng chạy nữa thì giá sẽ giảm sâu. Bà con nên bình để giá không rớt quá nhanh.
Nếu chỉ doanh nghiệp xả mà bà con không xả thì giá sẽ có phần ổn định hơn.

Nguyễn Vịnh

Về giá tiêu hiện nay, tôi có suy nghĩ là :

– Nông dân trồng tiêu đang bị rơi vào thế bí do tiền tệ của nước mình bị mất giá quá mạnh so với USD. Càng mất giá càng bán mạnh, bán nhanh (trừ Việt Nam do đồng tiền được nhà nước neo giá, không do thị trường định giá) nên họ bán hết, tồn kho không đáng kể, gần như bằng 0.
– Trái lại, khách tiêu thụ mua càng chậm giá càng rẻ, vì giá hôm sau thấp hơn hôm trước. Khác với khi thị trường giá tăng, mua càng chậm càng mắc, chưa mua kịp thì giá đã tăng.
Vậy thì lúc nào ta ôm và lúc nào ta xả đây ?!

Trên tất cả là cung – cầu của thị trường. Mức tiêu thụ toàn cầu dường như đã bão hòa với tiêu làm gia vị thực phẩm. Còn tiêu công nghiệp chưa đánh giá được, trong đó mắc nhất là tinh dầu tiêu…
Tôi có so sánh chủ quan : 1 ha cà phê thu 5 tấn nhân x 35tr = 175tr ; 1 ha tiêu thu 4 tấn x 50tr = 200 tr.
Bà con tính toán kỹ năng suất, chi phí đầu tư và lợi nhuận. Từ đó, ta chọn hướng nào ?!
Đôi lời chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *