Diện tích hồ tiêu vượt xa quy hoạch

Theo Bộ NN&PTNT: Tính đến tháng 12/2018, diện tích hồ tiêu đã đạt 152.000 ha, trong khi quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng tiêu của cả nước chỉ ở mức 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm là 47.000 ha. 

Nông dân M’Đrăk, Đăk Lăk thu hoạch hồ tiêu

Đơn cử theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích hồ tiêu Gia Lai là 6.000 ha. Tuy nhiên, số liệu từ “Niên giám thống kê Gia Lai” cho thấy, đến cuối năm 2017, con số này đã lên tới 17.750 ha, vượt quy hoạch gần 3 lần.

Việc diện tích hồ tiêu liên tục gia tăng làm cho giá cả hồ tiêu rơi vào tình trạng mất kiểm soát, kèm theo dịch bệnh bùng phát và lâm vào khủng hoảng như hiện nay.

Dự kiến, năm 2018, sản lượng tiêu toàn quốc đạt 230.000 tấn, tăng so với mức ước tính 210.000 tấn năm 2017 (năm 2016 đạt 175.000).

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA): Trên phạm vi thế giới, trong vòng 5 – 7 năm qua, diện tích hồ tiêu tăng 3 lần (đạt 480.000 ha) nhưng giá trị hạ thấp 4 lần. Giá tiêu khô từ mức 250.000 đồng/kg giảm xuống còn 58.000 đồng/kg.

Tại thị trường nội địa, trong phiên giao dịch ngày 15/12: Giá tiêu trung bình tại các tỉnh trồng tiêu lớn tại Việt Nam (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) đạt 52.800 đồng/kg. Giá tiêu thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai và Đồng Nai với 52.000 đồng/kg; giá tiêu cao nhất tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đạt 54.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, giá tiêu đạt 53.000 đồng/kg.

Về mặt xuất khẩu, báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy: Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu 11 tháng năm 2018 ước đạt 220.000 tấn và 718 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 32,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Tại các thị trường, do giá xuất khẩu hồ tiêu giảm liên tục nên giá trị xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường trong 10 tháng năm 2018 đều giảm so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt, giá giảm mạnh nhất ở thị trường Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (giảm tới 34 triệu USD, tương đương giảm 57,7%).

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến nghị: Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác tốt lợi thế là quốc gia đang nắm trong tay nguồn cung lớn và cần có bài toán kinh doanh tốt để có thể nâng giá tiêu xuất khẩu lên.

Trong năm 2019, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự báo: Tổng sản lượng hồ tiêu trên thế giới ước đạt 4,9 triệu tấn, giảm so với mức hơn 5,2 triệu tấn năm 2018. Đồng thời, theo IPC, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn thế giới cần khoảng 300.000 tấn/năm.

30 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Lấy đâu ra mà sản lượng tiêu lên đến hàng triệu tấn vậy ?!
    Mấy bài báo cóp nhặt lung tung mà chẳng biết gì cả… Đọc phát chán !

  2. Nhu cầu tiêu thụ 300.000 tấn mà sản lượng toàn thế giới 4,9-5,2 triệu tấn. Báo chí viết kiểu gì đây ?

    • Không thể cho là gõ nhầm khi chữ “triệu” rõ ràng chứ không phải là gõ con số !
      Anh @Hoàng chờ xem. Loại viết tào lao này sẽ lan tràn trên các báo net nhanh lắm…

    • Ái zà… @Ngok nói chính xác ! Con số tào lao này đã lan ra trên nhiều bài báo rồi…
      Hóa ra, nhiều anh viết báo chỉ cóp nhặt của nhau mà chẳng biết sự gì..!

  3. Báo chí toàn chiều theo số đông cảm tính để câu view kiếm tiền mà.

    Nếu muốn đẩy cảm xúc về cung vượt cầu đi xa thì họ dùng tựa đề: “Diện tích hồ tiêu vượt xa quy hoạch”. “Diện tích hồ tiêu tăng chóng mặt”. “Nông dân ồ ạt trồng hồ tiêu”…

    Ở chiều ngược lại, muốn đẩy cảm xúc nguồn cung sắp cạn kiệt đi xa thì họ dùng tựa đề: “ tiêu chết hàng loạt”. “Nông dân trắng tay vì tiêu chết”. “Hàng vạn trụ tiêu chết trắng nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng”…

    He he, dân mình hay dựa vào cảm xúc nên nhà báo khai thác thôi.

  4. 4,9 triệu tấn ! Đúng, nhưng sản lượng này họ tính là vào năm… 2118 – 100 năm sau cơ.
    Thế mới gọi là “nhà báo”, phải đi trước… dăm bảy bước. Thật hết chỗ nói.

  5. Vụ mùa này nhà mình 1 ngàn trụ ước tầm 4 tấn. Nếu nhân giá 55 được hơn 200 triệu chút… 4 tấn mới vừa tiền đầu tư ban đầu cách đây 4 năm. Cũng may là có nghề tay trái cộng với thu điều, càfê xen canh nếu không chết chắc…

  6. Mấy bài báo viết thuê cho bọn đầu cơ nước ngoài nhằm gây hoang mang để ép giá tiêu của bà con nông dân. Tin gì nổi mà tin…

  7. Nghe mấy nhà báo tào lao này phán mà phát chán. Ước tính cả thế giới mỗi năm là ăn 300.000 tấn tiêu. Mà thế giới thu hoạch 1 năm đã 4,9-5,2 triệu tấn. Nếu thật sự là thế thì giá tiêu chắc chỉ là vài trăm đồng 1 kg chứ làm gì có giá mấy chục nghìn…

  8. Hàng bao nhiêu năm nay đều thông điệp chuẩn bị thu hoạch đều thông tin xấu cho giá xuống. Cuối năm nào là tiêu chết hàng loạt, cung trong nước tăng… Cả nhà xem cũng nên có chính kiến riêng. Mấy bố làm báo một là không biết gì về tiêu hoặc lương tâm bị tiền mua.

  9. Diện tích tăng nhiều là có nhưng không phải quyết định lượng hồ tiêu. Nhưng năng suất tăng trên gấp 3 lần so với 5 năm trước làm sản lượng tăng. Giá tiêu rẻ, 5 năm trước tiêu còi cọc một trụ giỏi lắm 1kg, bây giờ trụ tiêu hai người ôm không hết, năng suất trên 2kg rất nhiều

  10. Toàn nói không đúng sự thật, làm giá tiêu không phục hồi được. Năm nay ai đến Gia lai mới biết được, diện tích giảm thế nào như YA GRAI. Chỉ cần nhìn theo dọc đường thôi đã hiểu tiêu chết khủng, hộ trồng nhiều đều rơi vào cảnh khó khăn. Khi tiêu đang thịnh thì ha tiêu có trị giá tiền tỉ, giờ tiêu chết hết rao bán một ha 300 triệu cũng ít ai dám mua. Không chỉ riêng 1 huyện mà hầu như cả tỉnh đều bị dịch bệnh tàn phá rất lớn cũng do thời tiết khắc nghiệt.

    • Tiêu chết hàng loạt nhưng nông dân vẫn lạm dụng hóa học, đành chấp nhận thôi chứ sao giờ.. Người mua lại đất này phải đầu tư mạnh tay để xử lý ô nhiễm mới trồng trọt được, tốn kém không ít đâu… Vì vậy nên đất mới rẻ !

  11. Theo Dan Viet thì: “Tiêu chết hàng loat, nông dan trắng tay”… cũng đúng.
    Mà: “Diện tích hồ tiêu tăng chóng mặt” mấy năm trước, …. giờ bắt đầu cho thu hoạch cũng không sai.

    “Tiêu chết hàng loạt” hay “diện tích hồ tiêu tăng chóng mặt” tác động lên sản lượng năm tới nhiều hơn? Sau khi triệt tiêu lẫn nhau một phần thì xu hướng nào sẽ là chủ đạo? Sản lượng tăng lên hay giảm xuống?

    Chỉ những ai đi hết tất cả các vùng tiêu, chúng kiến đầy đủ cảnh tiêu chết trắng vườn ở Chư Sê, Chư Pứh, Đak Đoa, Đak Song…. cũng như thấy cảnh trúng mùa khủng ở Xuyên Mộc, Cẩm Mỹ, Xuân Thọ, Cư Kuin…6-7 kg/trụ thì mới trả lời được tương đối chuẩn.

    Bác nào ngồi một chỗ đọc báo với lại chỉ “nghe người ta nói” e là khó mà thấy được toàn cảnh một cách chính xác.

  12. Vùng nào tự hào trồng hồ tiêu giỏi, năng suất cao như Chư Sê, Chư Pưh, Đăk Song… thì nay phải trả giá là do lạm dụng phân thuốc hóa học quá mức. Các vùng khác có kết hợp với hữu cơ, hữu cơ sinh học, tùy mức độ cây vẫn phát triển… Với mức giá hiện nay bà con nông dân vẫn sống được với hồ tiêu.

  13. Bạn Trần Phương bạn nói “vẫn sống được với hồ tiêu” ? Của tôi 3 tấn/1ha bán 50000$/1kg lời 50 triệu – 3 người sống 1 năm, già khỏe mạnh không nói chi – còn đau yếu… Chắc bạn là cán bộ nhà nước.

  14. Theo quy luật kinh tế cho biết cung thừa giá hạ cung thiếu giá tăng…
    Sản lượng hồ tiêu toàn cầu nay đã cao hơn nhu cầu thì giá hạ chứ sao !

  15. Năm nào vào vụ thu hoạch giá cũng chạm đáy…
    Đa phần bà con không muốn bán ra mức giá hiện nay.
    Chỉ thực sự cần như thanh toán tiền công hái hay trả nợ mới bán…

  16. Có một nông dân mà Dan Viet quen, cứ đến cuối năm lại gọi điện hỏi thăm định của Dan Viet về giá của năm tới từ 2016 đến nay. Vốn ngại nói về tin giá xuống với nông dân nên Dan Viet cứ vòng vo, anh ấy nói thẳng:

    “Chú cứ nói thật với anh đi, giá xuống anh cũng có lời, miễn là chú nhận định chuẩn là được, chú không phải lo cho anh!”

    Dan Viet đành nói rõ theo phân tích của mình thì giá sẽ về vùng đáy như vầy như vầy….Năm nào lên thăm anh ấy, mình cũng đều được thết đãi xôi rượu linh đình không say không về.

    Năm nay,nhậu xong tò mò hỏi: ” Với nông dân thì giá lên mới có lời chứ giá xuống thì anh kiếm lời bằng cách nào?”
    Anh ấy nói: ” Có ông anh hàng xóm, nhà rất có điều kiện nên khi giá xuống, anh ấy một mực ôm hàng chứ không bán. Anh thấy tiêu để không trong kho chẳng sinh lợi được nên tiếc mới hỏi mượn đỡ tiêu của anh ấy để bán trước, khi vào mùa sẽ hái tiêu nhà đem trả lại anh ấy, cộng thêm chút ít tiền lãi “thuê” tiêu nên đôi bên đều vui vẻ”

  17. Thuê nhân công ăn hơn một nửa, nhà vườn còn không được một nửa…
    Thu xong san bằng, trồng chuối cấy mô. Nhưng ai cũng trồng chuối cấy mô nhiều quá xuống giá cũng chết. Không biết trồng cây gì bây giờ !

  18. Những vùng đất không phù hợp với cây hồ tiêu, cho năng suất thấp sẽ chuyển sang trồng cây khác để không bị thua lỗ. Diện tích hồ tiêu sẽ tự giảm về mức hợp lý, khoảng 80-90.000 ha là vừa…

Gửi phản hồi mới

(?)