Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu

, Khuyến cáo, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 19

thuoc tru sauThuốc trừ sâu được sử dụng để phòng trừ các loại sâu hại cây trồng trên đồng ruộng, nông sản trong kho. Một số ít thuốc trừ sâu cũng có tác dụng phòng trừ  nhện đỏ hại cây.

Đọc thêm>> Hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV

>> Đặc điểm của nhóm thuốc trừ bệnh.

Tác động của thuốc trừ sâu đến sâu hại

Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau:

+ Tác động đến đường ruột, còn gọi là tác động vị độc: Thuốc sâu được phun, rải trên lá, thân cây,… khi sâu ăn thuốc cùng thức ăn (lá cây, vỏ thân cây,…) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá của sâu rồi gây độc cho sâu hại.

+ Tác động tiếp xúc: Khi phun xịt thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển trên thân lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.

+ Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thuốc ở thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi ở điều kiện thường, chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ  thở (qua đường hô hấp) rồi gây độc hại.

+ Tác động thấm sâu: Sau khi thuốc BVTV được phun lên mặt lá, lên thân cây, thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong mô cây. (ví dụ: Sâu non của sâu vẽ bùa hại lá cam quýt).

+ Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Thuốc BVTV được phun lên cây hoặc tưới, bón vào gốc; thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây, gây độc cho những loại sâu chích hút nhựa cây.

Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được > 6 giờ nếu có gặp mưa ít bị rửa trôi, do thuốc đã có đủ thời gian xâm nhập  vào bên trong thân, lá.

+ Tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễm thuốc có tác động gây ngán thì đã ngừng ngay, không ăn. Sau cùng sâu sẽ chết vì đói.

+ Tác động xua đuổi: Thuốc sâu hại phải di dời ra xa các bộ phận có phun xịt thuốc, do vậy không gây hại được cho cây.

Đặc điểm chung của các thuốc trừ sâu

– Đa số những thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp đều là những chất hữu cơ tổng hợp :

Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, thuốc trừ sâu Pyrethroid (Cúc trừ sâu tổng hợp), thuốc điều hoà sinh trưởng côn trùng, (như Atabron, Nomolt…), thuốc trừ sâu Cacbamat, và các hợp chất hữu cơ khác (Padan, Trebon, Confidor, Regent,…).

Một số loại thuốc trừ sâu không phải là những hợp chất hoá học do con người tổng hợp ra, chúng là những chế phẩm chứa những vi sinh vật hoặc những độc tố do vi sinh vật tạo ra có tác dụng trừ sâu: Bacterine, Xentari, NPV, Beauverine,…

Ngoài ra có một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật: Fortenone (Rotenone) chế từ rễ cây ruốc cá, thuốc trừ sâu Nimbecidine chế từ hạt cây Neem (xoan ấn độ).

-Thuốc trừ sâu thường tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non (ấu trùng). Sâu non ở tuổi càng nhỏ càng dễ mẫn cảm với thuốc, dễ bị thuốc gây độc. Trưởng thành của nhiều loại sâu hại cũng dễ bị thuốc gây độc (rầy nâu, bọ xít, bọ cánh cứng,…).

– Thuốc trừ sâu thường ít có hiệu quả đối với giai đoạn nhộng. Đa số các thuốc trừ sâu tổng hợp hữu cơ tác động đến hệ thần kinh côn trùng, có tác động tiếp xúc, vị độc, và cả xông hơi, diệt côn trùng tương đối nhanh: Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, Cacbamat, cúc trừ sâu …

Một số thuốc trừ sâu có tác động chủ ngăn cản sự lột da của sâu non và ấu trùng và hiệu lực trừ sâu thể hiện chậm hơn: Atabron, Nomolt, Applaud…

Có loại thuốc trừ sâu lại tác động chủ yếu đến hệ tiêu hoá, phá huỷ vách ruột côn trùng: Thuốc trừ sâu BT.

Thuộc về nhóm thuốc trừ sâu còn có những hợp chất tuy không gây độc trực tiếp cho sâu hại nhưng lại góp phần hạn chế đáng kể tác hại của chúng đến mùa màng, chất dẫn dụ Methyl Eugenol không gây độc trực tiếp cho côn trùng nhưng có tác dụng thu hút nhiều loại ruồi đục trái cây từ xa di chuyển đến nơi có phun thuốc khiến cho số lượng côn trùng bị nhiễm độc tăng cao (bẫy ruồi đục quả Vizubon D), từ đó mà làm tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu. Hoặc  việc sử dụng những bẫy Pheromone trên đồng ruộng vào thời điểm côn trùng trưởng thành ra rộ sẽ ngăn cản sự ghép cặp để giao phối của chúng, khiến cho chúng không sinh sôi phát triển được. Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc trừ sâu đến sâu hại là cơ sở xây dựng kế hoạch dùng luân phiên thuốc trừ sâu trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.

– Tính độc của thuốc trừ sâu đối với người và động vật có ích thay đổi nhiều tùy theo nhóm thuốc, loại thuốc, dạng thành phần.

Có những thuốc rất ít độc với người và động vật máu nóng: BT, Applaud, Nomolt,… chúng được khuyến khích sử dụng trừ sâu trên rau xanh, trái cây,… có những thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao đối với người và động vật máu nóng: Methomyl,… lại có những thuốc có tính độc cao với ong hoặc đối với cá hoặc đối với thiên địch của sâu hại: Thiodan,… Trước khi quyết định chọn mua một loại thuốc trừ sâu, cần đọc kỹ phần giới thiệu trên nhãn thuốc về những nội dung nêu trên để cân nhắc, lựa chọn được loại thuốc thích hợp.

Giatieu.com (St)

19 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Tôi theo dõi vụ này đã lâu mà không thấy bên nào đưa ra kết luận về nguyên nhân một cách thỏa đáng.
      Tôi còn nhớ có ý kiến cho là không nên pha trộn 2 sản phẩm của 2 nhà sản xuất khác nhau, vì có thể phản ứng sinh ra không phải từ hoạt chất chính để làm thuốc mà là từ các chất phụ gia. Yêu cầu của cơ quan quản lý thuốc là không bắt buộc công bố chất phụ gia, nên có thể lô hàng lần này thay đổi chất phụ gia không còn giống với lô hàng lần trước làm cho nông dân pha trộn lần trước thì không sao cả nhưng pha trộn lần sau lại bị phản ứng gây ra thiệt hại rất đáng tiếc. Xin trao đổi.

    • Vậy thì tốn công quá, mỗi loại mình phải dùng riêng, xa nhau, trước đây tôi hay trộn chung thuốc BVTV với phân bón lá để phun, và hay kết hợp nhiều loại cùng lúc (cũng do đại lý tư vấn). Chắc từ nay không dám nữa!

    • Bạn MUF nói vậy là chưa đúng. Mình có thể phối trộn giữa thuốc sâu và thuốc bệnh, cũng như phân bón lá với nhau nhưng phải có hiểu biết về cách pha thuốc, cái nào pha trộn được với cái nào…Chứ không phải trong tất cả các trường hợp đều không thể phối trộn giữa các loại thuốc lại với nhau như bạn nghĩ.

    • Bạn @Đoàn Văn Hiếu nói đúng. Nhưng bạn biết còn nông dân không phải là nhà thông thái mà “phải có” biết hết như bạn nghĩ.
      Tốt nhất là không nên pha trộn nếu mình không biết.

    • Chào bạn Trang BP và các bạn.
      Mình thấy bài thuốc này cũng hay: chỉ cần nghiền nát tỏi, ớt, gừng, giềng, sau đó đem ngâm với rượu hoặc cồn trong khoảng 15 ngày để cho các chất cay, nóng ngấm đều với nhau. Từ dung dịch này chỉ cần pha loãng với nước là có thể phun lên cây trồng. Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng của ớt, tỏi, gừng, giềng, rượu… nên khi phun thứ dung dịch này, sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt được 85- 90% sâu hại… có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh…; hiệu lực của thuốc kéo dài do thuốc có khả năng diệt trừ được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành; thời gian cách ly ngắn (khoảng 2 ngày);
      Các bạn tham khảo theo link này :>> http://www.baohungyen.vn/nguoi-tot-viec-tot/201306/nguoi-tu-che-thuoc-tru-sau-tu-toi-ot-cho-cay-trong-307787/

      >> http://kinhtemoitruong.vn/news/Cong-nghe/Thuoc-tru-sau-sinh-hoc-1820/

    • Hay quá ! Cám ơn bạn.
      Rất dễ kiếm, dễ làm mà còn thân thiện với môi trường. Mình sẽ làm để phun ngay trong mùa thu hoạch này xem thử có diệt được rầy và kiến nhót không.

    • Bạn @Chi Mai ơi !
      Sao trang kinhtemoitruong.vn lại khó vào vậy? Bạn giúp mình với. Thân ái.

  1. Mình thấy lâu nay bà con ai cũng dùng kết hợp Agrifos 400 kết hợp với Mancozad để ngừa và trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu (Agrifos400 thực chất là phân, Mancozad là thuốc phòng trị nấm) nhưng đến khi thấy bà con nông dân ở Gia Lai gặp phải thì mình sợ rồi, thôi từ nay chịu khó tốn công còn hơn mất của…

  2. Có nguyên nhân sâu xa là chưa thấy lô thuốc BVTV nào được cơ quan quản lý kiểm tra và cho làm kiểm định chất lượng. Do đó không loại trừ nhu cầu cao của thị trường đã thúc đẩy các cty sản xuất hàng không đúng chuẩn công bố. Bà con nông dân muốn tiết kiệm công nên hay trộn nhiều loại vào chung theo cảm tính mà không chú ý đến các phản ứng xảy ra. Thấp nhất thì thuốc mất chất, không còn hiệu quả. Nguy hiểm là cây rụng bông, rụng lá, cháy đọt non… và gây ngộ độc cho người, để lại tồn dư độc hại… ngay cả nhà sản xuất cũng không lường trước được.
    Quan điểm của tôi là luôn luôn dùng riêng rẽ từng loại, không tiếc công và pha đúng theo liều lượng nhà sản xuất ghi trên bao bì.

  3. Chào diễn đàn. Tôi có vài lời chia sẻ mong mọi người ai lướt qua thì tham gia đóng góp ý kiến nhé.
    Năm nay ở chỗ tôi tiêu chết hàng loạt, kể cả những người được gọi là có kinh nghiệm. Có nhà mất bao nhiêu tiền thuốc, một số nhà thuê cả kỹ sư về mà chẳng ăn thua gì. Vì vậy người dân không tin vào thuốc mà rất là hoang mang than thở rằng: chỉ trông vào số trời mà thôi. Nhà tôi mới bị vài trụ, tôi đi mua thuốc gặp ai cũng nói, chỉ phí tiền mà thôi. Mặc kệ, tôi vẫn chữa trị. Tới nay cũng chỉ chết vài mươi trụ. Do tưới phun vào cuối mùa nên tôi cũng không biết là có hiệu quả hay không. Riêng tôi vẫn rất tin vào khoa học. Theo tôi là do thời tiết bất thường nên mọi người trở tay không kip ở vùng tiêu đã nhiễm bệnh.
    Tôi có ý kiến thế này để cùng mọi người trên diễn đàn tham khảo xem được không nhé. Tôi tìm hiểu những nhà tiêu chết nhiều. Có thể là do người làm phòng trị dập khuôn quá vì năm nay thời tiết bất thường. Tới kỳ tưới phun lại mưa nhiều, không tưới được hoặc tưới nhưng không có tác dụng do đất sũng nước. Đã vậy khi phun tưới lại không đúng cách chỗ có bệnh thì lướt qua, chỗ it bệnh thì làm kỹ, những lần phun tưới như vậy cũng tính vào lượt phòng trị. Như vậy thì làm sao mà khống chế được bệnh.
    Rất mong mọi người trên diễn đàn tham gia cùng thảo luận và đóng góp ý kiến nhé !

  4. Mình copy cho các bạn nè :
    “Theo kỹ sư Đỗ Thị Huyền hướng dẫn cách pha chế, để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.
    Bà con giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong qua trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.
    Có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun.
    Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.
    Về cách pha với nước để phun cho rau, liều lượng pha là chúng ta đổ 60ml nước cốt rượu ớt, 60 ml nước cốt rượu tỏi, 60ml nước gừng. Sau đó lấy nước pha thêm 12 lít nước. Trong trường hợp nếu ta ngâm chung vào 1 thùng thì chúng ta sẽ lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước. Mỗi bình 12 lít, dùng phun cho 1 sào rau.” (Nguồn VTC16.vn)

    >> http://agriviet.com/home/threads/144551-Tu-Che-thuoc-tru-sau-sinh-hoc-khong-gay-hai-moi-truong#axzz2mW17g8Em

  5. Chào Trang BP. Trước đây có lần tôi phun aliette + phân bón lá, tôi thấy nổi bọt như có ga. Mà tôi đâu biết là phản ứng hóa học. Sợ thật. Cũng may là chưa thiệt hại gì.

    • Tại sao mình thấy có người vẫn cho rằng nên kết hợp nhiều loại thuốc khi phun để phát huy tác dụng tốt hơn. Ai giải thích cho mình biết với.

    • Các bạn phải tìm hiểu kỹ loại thuốc để kết hợp chứ không phải loại nào cũng được.
      Vụ việc ở Gia Lai là bài học nhãn tiền sâu sắc đó.

  6. Chào bà con. Em có vài lời chia sẻ, mình không nên sục gốc hồ tiêu mà chỉ đổ là dc. Nhà em có 1.100 gốc tiêu thu bói năm đầu đx k còn một trụ nào sống mà nguyên nhân là mua thuốc hội thảo và kết hợp sục gốc bằng quá nhiều loại thuốc cùng một lúc. Dùng cần sục chọc vào rễ làm cho rễ tổn thương nặng nhiều cây khi đào lên bị đâm vào téc làm hai, có đoạn nát luôn nhìn mà sầu. Nhân viên của hội thảo nói sục càng sâu càng tốt, gần gốc tại vì nới đó có nhiều sâu hại rễ. Khi đó nếu như biết đến diễn đàn sớm thì k có hậu quả thương tâm vậy đâu. Bây giờ em và gia đình đang trồng lại trên diện tích khác, làm hoàn toàn bằng sinh học, phân ủ hoai mục…, phân cá, bánh dầu, bả đậu nành tự ủ… cộng tricho, pseud… nói chung mình hài lòng vì tiêu phát triển tốt. Mong mọi người cân nhắc khi sử dụng… Chào thân ái

  7. Chào chú và cộng đồng. Chú và cộng đồng cho con hỏi tiêu nhà con đang ra bông, nhưng mấy bữa nay con thấy xuất hiện rất nhiều trứng nhỏ màu trắng, bóp thì thấy bể và xịt nước. Con không biết là trứng con gì, và dùng thuốc gì để diệt cả. Con xin nhờ chú và cộng đồng tư vấn giúp con. Mong sớm nhận được phản hồi từ chú. và mọi người. Con xin cảm ơn !
    Con xin gửi kèm hình ảnh sau đây:

    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/07/tieu-duy-tu1.jpg

    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/07/tieu-duy-tu2.jpg

  8. Chú ơi, cứu con với.
    Vườn tiêu nhà con dạo này rất nhiều ốc nên con phun thuốc diệt ốc, loại thuốc bột. Nhưng con có kết hợp thêm thuốc nước để diệt côn trùng chích hút như cô bán thuốc BVTV tư vấn cho con. Con mới phun sáng qua nhưng sáng nay hầu hết lá non bị cháy như bị dội nước sôi lên.
    Làm sao bây giờ, chú giúp con với…
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/06/phun-thuoc-qua-lieu.png

    • Chào cháu @Mai.
      Nếu phát hiện sớm, cháu có thể pha loãng nước vôi phun thật đẫm để rửa cây giúp giảm thiểu thiệt hại. Do hầu hết thuốc BVTV có tính acid, nước vôi có tính kiềm sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc. Theo trên hình những lá non đã cháy thì không thể phục hồi.
      Mong cháu lần sau hãy thận trọng khi phối trộn thuốc BVTV hơn.
      Cháu tham khảo : http://www.giatieu.com/pha-tron-cac-loai-thuoc-bao-ve-thuc-vat/6592/
      Thân

Gửi phản hồi mới

(?)