Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là một dạng hợp đồng tài chính phái sinh mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một hàng hóa cơ sở. Hàng hóa cơ sở này có thể là các sản phẩm nông nghiệp (như lúa mì, ngô, cà phê), năng lượng (như dầu thô, khí đốt), kim loại quý (như vàng, bạc), hoặc kim loại công nghiệp (như đồng, nhôm).

Ứng dụng các công cụ hàng hoá phái sinh vào thực tế, chúng ta có thể dùng để phòng ngừa rủi ro, như người Nông dân hoặc những Đại lý Nông sản nói chung mua bán phòng hộ hay những nhà đầu tư tài chính tìm kiếm lợi nhuận dựa trên các biến động giá cả của hàng hóa trong tương lai.

Hàng hóa phái sinh là một dạng hợp đồng tài chính phái sinh mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một hàng hóa cơ sở.
Hàng hóa phái sinh là một dạng hợp đồng tài chính phái sinh mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một hàng hóa cơ sở.

Một số hợp đồng phái sinh phổ biến:

Quyền chọn (options)

Quyền chọn cung cấp cho người mua quyền, nhưng không bao gồm nghĩa vụ, mua hoặc bán một tài sản cơ sở (hàng hoá) ở một mức giá cụ thể vào hoặc trước một ngày cụ thể.

Trong tương lai gần thị trường Quyền chọn sẽ được mở giao dịch bởi  Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Hợp đồng kỳ hạn (futures)

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được tiêu hóa được giao dịch trên các sàn giao dịch, là dạng hợp đồng mua hoặc bán một tài sản cơ sở ở một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể.

Hầu hết các loại Nông sản, như Bắp, Đậu nành, v.v… đặc biệt là cà phê đang được giao dịch theo thể thức của Hợp đồng kỳ hạn thông qua hai thị trường London (cà phê Robusta) và thị trường New York (cà phê Arabica)

Hoán đổi (swap)

Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) là loại hợp đồng ký kết dựa trên thỏa thuận giữa các bên về việc đồng ý chi trả khoản thanh toán định kỳ cho nhau hoặc đồng ý trao đổi các luồng tiền trong khoảng thời gian đã xác định theo phương thức định sẵn. Ngày định giá là ngày hợp đồng có hiệu lực và ngày đáo hạn là ngày hợp đồng hoán đổi hết thời gian hiệu lực.

Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi là công cụ tài chính phái sinh. Trong đó, 02 bên sẽ tiến hành trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia. Các dòng tiền này được gọi là nhánh của hoán đổi và tính bằng cách dựa trên giá trị nguyên tắc danh nghĩa.

Trong hợp đồng hoán đổi, các bên thống nhất với nhau về mặt tự nguyện, bình đẳng và không ép buộc. Đặc biệt, hợp đồng hoán đổi không được sử dụng để mua bán trực tiếp mà là loại hợp đồng cá biệt được thực hiện bởi 2 bên liên quan. Trường hợp muốn hủy hợp đồng này, cả 02 bên phải có sự thỏa thuận rõ ràng.

Mục đích của hàng hóa phái sinh

Phòng ngừa rủi ro giá cả

Nhà sản xuất hoặc người tiêu thụ hàng hóa thường sử dụng hợp đồng phái sinh để bảo vệ khỏi sự biến động của giá cả trên thị trường. Ví dụ, một nông dân có thể sử dụng hợp đồng tương lai để khóa giá bán nông sản của mình trước khi thu hoạch, nhằm tránh rủi ro giảm giá trong tương lai.

Đầu cơ

Nhiều nhà đầu tư không thực sự cần giao dịch hàng hóa cơ sở mà tham gia thị trường phái sinh hàng hóa để kiếm lợi từ sự thay đổi giá của các hàng hóa đó. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao.

Xác định giá

Thị trường phái sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá của các hàng hóa cơ sở bằng cách phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về cung và cầu trong tương lai.

Lưu ý:

Các công cụ phái sinh có thể là một công cụ tài chính mạnh mẽ để quản lý rủi ro và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng cũng có thể có rủi ro, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu những rủi ro liên quan trước khi giao dịch các công cụ phái sinh.

Nguồn Giacaphe.com

Có thể bạn quan tâm:

Giao dịch hàng hóa phái sinh có rủi ro hay không?

Khi tham gia giao dịch vào bất cứ loại sản phẩm / hàng hóa nào trên thị trường tài chính thì đều có cơ hội mang lại lợi nhuận và cả rủi ro tiềm tàng

Giao dịch hàng hóa phái sinh có rủi ro hay không?

Đòn bẩy khi giao dịch hàng hoá phái sinh là gì?

Đòn bẩy (tiếng Anh: leverage) trong giao dịch hàng hoá là tỷ lệ giữa số vốn thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra và tổng giá trị giao dịch mà họ có thể sở hữu.

Đòn bẩy khi giao dịch hàng hoá phái sinh là gì?

Đầu tư phái sinh hàng hóa có ưu điểm gì vượt trội so với các kênh đầu tư khác?

Kênh đầu tư giao dịch hàng hóa được cho là dễ dàng để tiếp cận hơn bởi nó thân thuộc như trong cuộc sống mua bán đời thường

Đầu tư phái sinh hàng hóa có ưu điểm gì vượt trội so với các kênh đầu tư khác?
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *