Giảm diện tích để phát triển hồ tiêu bền vững

, Thị trường hạt tiêu, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 29

Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững cần giảm dần diện tích hồ tiêu trong những năm tới đây.

Vườn tiêu trồng mới ở Bàu Hàm, huyện Xuyên Mộc

Sản lượng hồ tiêu Việt Nam trong năm 2017 đã tăng gần 25% so với năm trước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu chỉ được khoảng 214.000 tấn hồ tiêu các loại với kim ngạch ước đạt 1,11 tỷ USD giảm 21% so với năm 2016.

Theo nghiên cứu thị trường của một số tổ chức quốc tế, giá hồ tiêu sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Brazil đều tăng. Bên cạnh đó, áp lực tăng hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu như EU, Mỹ ngày càng cao khiến ngành hồ tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Căn cứ vào hiện trạng sản xuất và dự báo cung cầu thế giới, Bộ NN&PTNT đề xuất duy trì ổn định diện tích trồng hồ tiêu ở khoảng 100.000 – 120.000 ha. Đến năm 2025, diện tích trồng tiêu sẽ đạt 110.000 ha còn đến năm 2030, sẽ giữ ổn định diện tích ở 100.000 ha.

29 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Yêu cầu giảm diện tích, chuyển sang canh tác hồ tiêu bền vững là tất yếu. Đặc biệt khi rào cản kỹ thuật ở các thị trường nhập khẩu cao cấp càng gia tăng do không còn thiếu cung.
    Nhưng nói sản lượng Việt Nam năm 2017 tăng gần 25% chỉ là phỏng đoán, không có cơ sở…

  2. Năm 2018 tiêu mất mùa, ít nhất mỗi vườn ở Đông Nam bộ giảm 1 nửa hoặc chỉ thu hoạch được 1/3 so với mọi năm!

  3. Chẳng biết có ai giảm hay không. Người nói giảm thì không trồng tiêu.
    Giảm ai?. Ai giảm mới quan trọng. Mà giảm kiểu gì đây?!…

  4. Thị trường tự đào thải thôi.
    Trồng mà không năng suất, thu nhập thấp so với cây trồng khác thì dân tự phá thôi.

  5. Không biết diện tích mới được thu có nhiều hay không, chứ những vườn đã thu vài năm trở lên năm nay mất mùa nặng. Đa phần = 1/2 năm ngoái, có vườn thì chỉ bằng 1/3 năm ngoái thôi.

  6. Mình ở Đồng Nai. Tháng trước mình có đi lòng vòng các huyện trong tỉnh xem, chổ nào cũng mất mùa. Ai cũng than năm nay sản lượng chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Nhiều vườn tiêu tơ 5 năm tuổi cũng vậy, chỉ lác đác vài chuỗi. Hỏi tới thì đều nói sẽ chặt bỏ hết để trồng thứ khác, chứ mất mùa kèm theo mất giá nên không còn vốn để theo.

  7. Theo quan điểm của cháu thì ngành hồ tiêu phải 10 năm nữa mới có thể phát triển bền vững.
    1. là vì nông dân vẫn giữ quan điểm canh tác của mình mà chưa nghĩ đến canh tác hồ tiêu bền vững vì thực chất họ không làm được.
    2. là tiêu sạch, quy trình không có cụ thể vì hiện tại mạnh ai nấy làm, công ty và nông dân khó mà có tiếng nói chung, phân thuốc thì rất nhiều mà quan lý nhà nước quá lơi lỏng.
    Nông nghiệp Việt Nam khó mà phát triển bền vững với xã hội hiện tại.

  8. Nhà nước có dùng biện pháp gì để đảm bảo quy hoạch được tôn trọng không?

    Nếu tôi có quyền, tiêu không trong vùng quy hoạch sẽ không hỗ trợ ngân hàng nào vay vốn, ngân hàng nào cãi lệnh, cho vay ngoài quy hoạch, tôi sẽ tổ chức các đoàn thanh tra đến viếng cho mửa mật ra. Ngân hàng nào cãi lệnh, lỡ dính nợ xấu cho phá sản luôn chứ không thèm cứu.

    Dân trồng tiêu ngoài quy hoạch, sẽ không có bất kỳ chính sách gì để hỗ trợ (câch đồng mẫu lớn, tạm trữ khi giá thấp…)

    Có như vậy thì mới ép phê.

    • Thực tế một chút đi ông ơi… Đừng ảo tưởng!
      Ông tưởng nông dân xưa nay được hỗ trợ hả?
      Có mà hỗ trợ phân đểu, thuốc giả thì nhiều lắm…

  9. Tôi ở Đắk Nông, những vườn mà năm trước có thu chính rồi thì năm nay chi thu được 1/4 hoặc ít hơn. Vì vụ thu trước thu rất muộn, trời mưa liên tục…

  10. Nhà nuớc có quy hoạch gì dân cũng chẳng tin, nhìn lúa gạo từ trước đến giờ thì biết.
    Còn có hỗ trợ gì cũng chỉ là khẩu hiệu hoặc các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn hưởng lợi mà​ thôi, nông dân đừng mơ được.

  11. Thay vì comment ít hay nhiều, các bác hay thử nêu con số cụ thể hơn được không.

    VD:
    Diện tích: 0,5 ha – trồng năm 2010, thu được 1,5 tấn.
    Diện tích 1 ha – trồng năm 2008, thu được 1,5 tấn.

    => tiêu trẻ 3 tấn/ha
    => tiêu già 1,5 tấn/ha

    Nếu có nhiều thông số như vậy, ta ước lượng sản lượng chuẩn hơn. Ước tính 2018, sau khi đã trừ đi diện tích chết khoảng 117.000 ha, VN có 110.000 ha cho thu hoạch, khoảng 60.000 ha là tiêu trẻ và 50.000 ha là tiêu già.

    Mọi người ai cũng nói là mất mùa 40-50% nhưng không nêu ra con số năng suất cụ thể thì đánh giá sản lượng sẽ không chính xác. NẾU NHẬN ĐỊNH SAI VỀ TỔNG SẢN LƯỢNG, CÓ THỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH SAI DẪN ĐẾN THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ NGHIÊM TRỌNG đấy các bác. Từ 2015 đến giờ số người kiệt quệ vì ôm tiêu cũng khá nhiều rồi đấy.

  12. Theo tôi muốn quy hoạch để giảm diện tích trồng cây hồ tiêu thì nhà nước phải quy định mỗi hộ dân chỉ được trồng 1000 trụ không được trồng quá số quy định, nếu không sẽ bị phạt.

  13. Bạn phucdo ở chỗ bạn không biết như thế nào nhưng ở chỗ tôi thì nhà nhà có tiêu, người người có tiêu. Nhà ít thì vài trăm trụ nhà nhiều thì vài vạn.

  14. chào bạn Dan Viet, đưa ra con số như bạn nói thì rất khó cho tôi. Ở chỗ tôi tiêu chưa nhiều, phần lớn là tiêu nhỏ, mới thu 1.2.3 năm… Tôi năm nay mới có thu, tôi muốn hỏi để tiêu cách nào cho khỏi mốc… Giá tiêu như hiện nay là rất thấp, mọi người đồng lòng giữ lại.

  15. Nông nghiệp Việt Nam là tự phát, nhỏ lẻ. Tất cả các loại cây nông nghiệp đều ổn định giá với canh tác truyền thống của nông dân. Nhưng từ khi có doanh nghiệp ồ ạt lao vào kinh doanh nông nghiệp như trồng hồ tiêu, nuôi bò… thì giá cả mất giá thê thảm. Suy nghĩ xem có đúng không bà con.

  16. Nếu như ai mà cũng có tư duy suy nghĩ như @duy trần thì chắc số người sẽ vỡ nợ, phá sản vì tiêu sẽ còn tăng nhanh và nhiều trong vài năm gần tới. Dự báo tổng sản lượng tiêu cho vụ 2018 của toàn Việt Nam vào khoảng 230.000 tấn, chưa kể lượng hàng tồn trong dân từ những năm trước nữa. Dự báo sản lượng tiêu những năm tới sẽ còn cao do tiêu trồng mới những năm 2015-2016 sẽ tiếp tục cho thu hoạch. Riêng trong năm 2017 lượng tiêu trồng mới trên cả nước đã vào khoảng 9.000 ha. Lượng tiêu trên thế giới sẽ không bao giờ thiếu hụt, khách mua quốc tế có nhiều lựa chọn về nguồn hàng. Không có chuyện VN ôm hàng lại thì giá sẽ tăng được, điều đó chỉ giúp những nước khác bán được hàng trong khi VN không chịu bán hàng. Đến khi VN chịu bán hàng ra thì lúc đó sẽ càng rớt nhanh hơn nữa mà không kiếm được người mua. Hiện giờ tiêu phải theo cơ chế thị trường, đừng có giữ suy nghĩ sản lượng VN nhiều thì có thể khống chế được cả thị trường.

    • Cũng cần phải dự liệu. Nông sản nào cũng vậy, bán ra ồ ạt ngay đầu vụ thu hoạch chắc chắn sẽ làm giá rớt thảm hơn !

  17. Nếu để ý sẽ thấy là ba năm trở lại đây, giá rớt nhẹ vào khoảng tháng 9-11 khi mà Brazil vào vụ. Sau đó đúng yên đến cuối năm thì rớt mạnh. Những gì @Tu Vo phản ánh chính xác. Khi thị trường chờ đợi quá lâu mà giá không lên thì sẽ đồng loạt bán ra, lúc đó giá sẽ rớt mạnh hơn.

    Bác Châu Huế nói cũng không sai, hẹn nhau bán đầu vụ thì giá sẽ rớt thảm hơn.

    Vậy sao ta?

    Nếu như ai có đủ điều kiện trữ tiêu nhiều năm (3-5 năm) thì hãy ôm lại để những ai cần bán sẽ bán được giá tốt, đừng cố vay mượn để đánh quả ngắn hạn, khả năng thua cao hơn thắng.

    Ai dung vốn vay để trồng tiêu thì nên bán sớm, cũng có khả năng là thu hoạch xong giá bật lại đôi chút nhưng khả năng rớt lại sau đó về mức thấp hơn khá cao.

    Phân tích kỹ thuật chỉ ra đáy có thể ở mức 50K và giá tiêu có thể về đáy trong tháng 9-10 năm nay (khi Brazil vào vụ) sau đó nằm ở mức đó ít nhất là 3 năm.

  18. Tiêu ở Châu Đức năm nay mấy nhà quanh nhà tôi khá được mùa, còn lại ở xa tôi không rõ. Đừng nói sản lượng năm nay ai cũng giảm mạnh! Nói vậy để thấy giá tiêu khó mà tăng nổi.

  19. Nông dân mình hay có suy nghĩ là trúng mùa thì dấu bớt, mất mùa thì phóng đại lên, hy vọng là người mua sẽ tin như vậy và mua giá cao.
    Hic, có thể ngắn hạn là đúng như vậy thật, nhưng lâu dài thì khi nhiều nông dân khác cũng tin rằng cung luôn thiếu (vì năm nào cũng nghe mất mùa với sản lượng giảm mà) sẽ chuyển sang trồng tiêu, thảm hoạ sẽ ập đến cho cả người mới lẫn cũ.
    Những cty XNK chuyên nghiệp họ thuê những người như Dan Viet để hiểu và thậm chí là đi guốc trong bụng nông dân thì làm sao mà họ lầm được hè?
    Theo Dan Viet nghĩ, minh bạch thông tin và chia sẻ chính xác, về lâu dài sẽ có lợi cho cả người bán lẫn người mua.

  20. Năm nay mất mùa, đại dịch chết nhiều, do mưa sớm và mưa nhiều. Vùng tôi có nhà mọi năm thu 4 tấn, năm nay không được 1 tấn. Nhà tôi có những trụ già không hãm được nước hầu như mất trắng, tiêu tơ bù vào cũng chưa được 1/3 năm ngoái. Tình trạng chung là vậy, chưa kể có nhà chết 4500 trụ kinh doanh thì xin hỏi các bác có phải là mất mùa không? Bà con đã lên đây thường lấy gan ruột ra nói, các anh không tin thì thôi đừng nói lời cay đắng, chúng tôi khổ lắm rồi.

  21. Đọc hết bài của bâc em vẫn chưa biết là bác thu được bao nhiêu tấn/ha với tiêu tơ và bao nhiêu tấn/ha đối với tiêu già.

    Trong khi em hỏi cụ thể là như vậy mà bác không chia sẻ cụ thể. Hic, chỉ toàn nói mất bao nhiêu phần trăm một cách đầy bức xúc nhưng lại không cung cấp thông tin.

  22. Thứ Hai hái 1 ngày nữa, thứ Ba tập trung phơi và dọn dẹp nhà cửa để ăn Tết được rồi bà con ơi !

  23. Ai quy hoạch, ai kế hoạch… toàn nói cho vui. Với giá cả này thì dân trồng mới không thèm cộng với chết nhanh chết chậm thanh lý dần vậy là diện tích sẽ giảm và sản lượng cũng sẽ giảm trên đơn vị diện tích, vì đầu tư kém và do biến đổi khí hậu

  24. Mọi người bây giờ ai cũng lo làm, lo canh tác sản xuất không còn đất bỏ Hoang như xưa nữa, nông nghiệp gần như bảo hòa rồi. Bây giờ cầu mong ngành công nghiệp sản xuất phải phát triển mạnh bảo hòa để người dân no ấm là được.

Gửi phản hồi mới

(?)